ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ VẤN ĐỀ SÁCH PHONG - TRIỀU CỐNG TRONG LỊCH SỬ QUAN HỆ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC THỜI KỲ TRUNG Đ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
VẤN ĐỀ SÁCH PHONG - TRIỀU CỐNG TRONG LỊCH SỬ QUAN HỆ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC THỜI KỲ TRUNG ĐẠI:
Trang 2Giới thiệu vấn đề
Việt Nam, Trung Quốc là cặp quan hệ điển hình giữa nước nhỏ và nước lớn, giữa David
và Goliath, giữa châu chấu và chiếc xe Không ai nghĩ rằng David nhỏ bé sẽ chiến thắng ngườikhổng lồ, hay châu chấu sẽ ngã khi đá chiếc xe nhưng điều ngược lại đã diễn ra Việt Nam với cảchặng đường dài lịch sử của nó là sự đấu tranh bảo vệ đất nước, bảo vệ danh tính Việt của mìnhtrước mối hiểm họa Trung Hoa Thế nhưng, một điển tích Kinh thánh hay một câu tục ngữ lạikhông thể miêu tả hết những thực tế trong cuộc sống Về cuối cùng, Việt Nam vẫn là một nướcnhỏ hơn so với Trung Quốc còn câu chuyện chiến công của David biến chàng thành một “ngườikhổng lồ” thì vẫn là một huyền thoại Thế cục nước lớn, nước nhỏ này giữa Việt Nam và TrungQuốc gần như trở thành một sự thật hiển nhiên, một chân lý bất biến cho dù tình hình của hainước có ra làm sao Trước tình cảnh như vậy, Việt Nam không có lựa chọn nào khác ngoài việchọc cách sống chung với Trung Quốc, thích ứng với Trung Quốc Đổi lại, các nhà lãnh đạoTrung Hoa qua nhiều thời kỳ cũng mong muốn nuốt trọn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồngnhưng cuối cùng cũng thất bại Trung Quốc đã bị ta buộc phải học cách sống cùng với Việt Nam,chấp nhận một sự thật khác nữa đó là Trung Quốc không thể khuất phục Việt Nam Từ hai sựthật hiển nhiên này, một câu hỏi được đặt ra là hai nước sẽ phải sống chung như thế nào, lốitương tác nào có thể tồn tại bền vững và là một giải pháp hữu hiệu thay thế việc binh đao Đó làkhi hai bên thực hiện nghi lễ ngoại giao sách phong, triều cống Đây là một nghi lễ ngoại giaolâu đời trong chính trị Đông Á và mới chỉ bị thay thế bằng hệ thống Westphalia từ thế kỷ 19 chođến nay Hệ thống này bắt đầu được hình thành rõ rệt từ thời nhà Chu và được duy trì suốt hàngnghìn năm lịch sử Nó không chỉ là nghi lễ ngoại giao mà đã trở thành một nét văn hóa chính trị,một chính sách đối ngoại truyền thống được vua chúa qua nhiều đời, nhiều triều đại của các quốcgia kế thừa Việc sách phong, triều cống này lại trở nên hết sức đặc biệt dưới triều đại nhà Trầncủa Đại Việt Đây là triều đại đã chứng kiến ngôi vương Trung Quốc đã đổi chủ đến hai lần, với
ba triều đại Tống, Nguyên, Minh nối tiếp nhau Một điểm khác làm cho vấn đề sách phong, triềucống thời nhà Trần trở nên thú vị đó là mối quan hệ của triều đại này với triều đình Nguyên củaTrung Quốc, một triều định không phải của người Hán Tuy rằng Trung Quốc giai đoạn nàyđược cai trị bởi ngoại tộc nhưng truyền thống sách phong, triều cống vẫn được tiếp tục giữaTrung Quốc và Đại Việt Cũng chính vì sự đặc biệt này mà nhà Trần đã để lại cho hậu thế nhữngbài học về quan hệ quốc tế hết sức quý báu Do đó, bài tiểu luận này sẽ tập trung vào nghiên cứu:
Trang 3“Vấn đề sách phong, triều cống thời nhà Trần”
Việc nghiên cứu này giúp tìm ra những điểm khác biệt trong lối ngoại giao của nhà Trần so vớicác triều đại khác Qua đó, ta có thể rút ra những bài học quý báu về sau
Bố cục
Tiểu luận sẽ bao gồm sáu mục lớn: (1) mở đầu; (2) tổng quan nghiên cứu; (3) phươngpháp luận; (4) phân tích dữ liệu; (5) hàm ý cho ngày nay; (6) kết luận Trong phần “phân tích dữliệu” bài viết sẽ phân tích dựa trên tương tác giữa nhà Trần với các triều đại phong kiến TrungHoa đương thời
Trang 4Tổng quan nghiên cứu
Nguồn tài liệu nước ngoài
Bài nghiên cứu của Feng Chao đã giúp tổng hợp một cách đầy đủ lịch sử nghiên cứu sáchphong, triều cống Việc nghiên cứu vấn đề sách phong, triều cống như là một chủ đề trong lĩnhvực quan hệ quốc tế đã diễn ra khá lâu, từ khoảng đầu thập niên 1940 với người tiên phong làJohn K, Fairbank, Đặng Tư Vũ (Teng Ssu-yü) và những đồng sự Họ cũng là nhóm học giả đãđưa ra thuật ngữ “hệ thống triều cống” cho việc nghiên cứu quan hệ quốc tế Đông Á tiền hiệnđại Tuy nhiên, một số học giả Trung Quốc sau này đã cho thấy mô hình “Tác động – phản ứng”của “hệ thống triều cống” đã được nghiên cứu phần nhiều qua nhãn quang mang tính phươngTây Một cách giải thích khác của các học giả Trung Quốc như Xing Yitian, Huang Zhilian, HeFangchuan và Sadao Nishijima về vấn đề này dựa trên học thuyết “Hoa – Di”, “Trung tâm –ngoại vi” và tiếp cận vấn đề theo hướng văn hóa – lịch sử Theo đó, Trung Quốc trong lịch sửkhu vực Đông Á luôn đóng vai trò trung tâm quyền lực, một “cực” luôn đứng vững trong hệthống quan hệ quốc tế Vị thế chí tôn của Trung Quốc được cho rằng đến từ nền văn minh Khổnggiáo của Trung Quốc chứ không hẳn là sức mạnh quân sự đơn thuần Ngoài ra, chỉ ở Trung Quốcmới có nền văn minh, những xứ sở ngoài Trung Hoa đều bị xem là man di, mọi rợ Các nướcxung quanh do ảnh hưởng từ Khổng giáo, tạo thành nền tảng nhận thức rằng bản thân họ cũngphần nào cũng chịu sự cai trị của Hoàng đế Trung Hoa Từ đó, lệ triều cống có từ thời nhà Chuđược các nước khác noi theo, tạo thành truyền thống ngoại giao và giữ được tính ổn định của trật
tự thế giới Các học giả Nhật Bản cũng đã mở ra một trường phái nghiên cứu mới, phê phántrường phái “Âu tâm” và “Hoa tâm” và hướng đi mới này tập trung vào góc độ kinh tế của sáchphong, triều cống Những học giả mở đường cho hướng nghiên cứu này đó là TakeshiHamashita Ông cho rằng việc sách phong, triều cống có liên hệ mật thiết với thương mại trongkhu vực Tuy nhiên, những lý thuyết mới nổi ngày nay đã dần chỉ ra nhiều vấn đề của ba cáchtiếp cận trên Hạn chế lớn nhất có thể kể ra đó là những học thuyết này chỉ tập trung vào TrungQuốc và quan điểm của nước này về thế giới xung quanh mà không kể đến góc nhìn của nhữngnước than gia và vào hoạt động sách phong, triều cống Người ta bắt đầu giải thích sự hình thànhcủa hệ thống sách phong, triều cống dưới góc nhìn địa chính trị Li Yunquan cho rằng, yếu tốđịa lý của khu vực Trung Nguyên đã góp phần vào tính ổn định thường xuyên qua các triều đạicủa hệ thống triều cống Trong khi đó, sử gia người Mỹ Peter C Perdue đã cho biết những quốc
Trang 5gia đi triều cống luôn có cách giải thích về nghi lễ này rất khác so với Trung Quốc Ngoài ra,chuyên gia về quan hệ Việt – Trung Brantly Womack cũng đã góp phần sáng tỏ bản chất của hệthống triều cống qua lý thuyết quan hệ bất cân xứng Bên cạnh lý thuyết của Womark, ZhouFangyin cũng đưa ra mô hình miêu tả chu kỳ chiến tranh và hòa bình giữa Trung Quốc và nướcláng giềng Tuy nhiên, nó chỉ có thể áp dụng tốt trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nướcphương nam Bên cạnh đó, đóng góp của James A Anderson cho việc nghiên cứu quan hệ Việt –Trung rất đáng giá cho đề tài này Nghiên cứu thực nghiệm của ông đã vẽ nên một bức tranh toàncảnh miêu tả sự thay đổi về sức mạnh của Việt Nam và Trung Quốc Đặc biệt phải kể đến đónggóp các nhà nghiên cứu như David C Kang và Ji-Young Lee trong việc định nghĩa hệ thốngtriều cống, định nghĩa bản chất quan hệ quốc tế Đông Á tiền hiện đại, cũng như là những tư liệulịch sử đáng quý
Nguồn tài liệu trong nước
Những nghiên cứu về bang giao Đại Việt nói chung và vào thời nhà Trần nói riêng cũngrất phong phú, đóng góp to lớn để hoàn thiện bài nghiên cứu này Tiến sĩ Trần Nam Tiến đã cungcấp thông tin liên quan đến văn hóa ứng xử của Đại Việt với Trung Quốc trong vấn đề sáchphong, triều cống, Qua bài nghiên cứu của mình, tiến sĩ đã cho biết các vua chúa Việt Nam đãluôn thực hành lối ứng xử mềm dẻo để duy trì hòa bình với Trung Quốc nhưng cũng rất cứng rắnkhi an ninh quốc gia bị đe dọa Ngoài ra, nhà nghiên cứu Vũ Đức Liêm cũng đã đào sâu vào khịacạnh kinh tế của hệ thống triều cống nhưng đã thông qua góc nhìn của những nước Đông Nam
Á Ông cho thấy rằng việc đi cống, với các nước Đông Nam Á thì là đi sứ, cũng mang lại những
cơ hội làm ăn, buôn bán lớn Khi nghiên cứu bang giao của Đại Việt, tác phẩm “Lịch triều hiếnchương loại chí” của Phan Huy Chú Ông đã nắm rất rõ tinh thần chung của góc nhìn về bản chất
“sách phong, triều cống” qua góc nhìn của một nước nhỏ như Đại Việt Ngoài ra, tiến sĩ NguyễnThị Mỹ Hạnh cũng đã cho ta thấy một bức tranh toàn cảnh về “sách phong, triều cống” trong mốibang giao Việt – Trung qua góc nhìn của Đại Việt Bên cạnh đó, những tư liệu lịch sử quý giánhư “Đại Việt sử ký toàn thư” hay “An Nam truyện” cùng những nguồn tài liệu thứ cấp khác đãcung cấp nguồn tư liệu phong phú để thực hiện bài nghiên cứu này
Trang 6Phương pháp luận
Về vấn đề nghiên cứu, bài tiểu luận sẽ tập trung vào những thông tin cần thiết để thựchiện Trước hết, ta cần phải nhận rõ bản chất của quan hệ Việt – Trung thời kỳ tự chủ của ViệtNam, triều cống Nó giúp bài viết có nền tảng chắc chắn để thực hiện nghiên cứu Ngoài ra, bàiviết này cũng cần một bối cảnh lịch sử phù hợp giúp giải thích về bản chất mối quan hệ kể trên.Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng sẽ giải thích nghĩa của hai từ khóa chính đó là sách phong vàtriều cống Việc phải nêu ra những yếu tố chính trị cấu tạo nên quan hệ sách phong, triều cốngcũng quan trọng không kém
Bản chất của quan hệ Việt – Trung thời kỳ tiền hiện đại
Để hiểu được bản chất của quan hệ Việt – Trung, ta cần phải đặt nó trong một khungcảnh toàn diện hơn đó là trật tự quan hệ quốc tế của Đông Á tiền hiện đại Từ những nghiên cứulịch sử và quan hệ quốc tế, ta có thể bắt đầu bằng việc đưa ra những nhận định cơ bản: (1) TrungQuốc luôn ở thế bá quyền Đó là vì địa lý, Trung Nguyên rất rộng lớn và những thế lực chính trịnào kiểm soát được vùng này giúp họ sỡ hữu sức mạng vật chất lớn lao Dù phần đất này có bịcai trị bởi ngoại tộc như người Mông Cổ hay người Nữ Chân thì trật tự thế giới ở Đông Á cũng
sẽ không thay đổi (2) Quan hệ giữa Trung Quốc với các nước bên ngoài là bất đối xứng trên hầuhết khoảng thời gian Có một vài thời điểm hay một vài mối quan hệ mà ở đó, chúng ta thấy có
sự ngang hàng, hoặc Trung Quốc đóng vai trò là nước yếu thế hơn nhưng những trường hợp đặcbiệt này có quy luật riêng của nó (3) Các triều đại Việt Nam luôn thực hiện chính sách nước đôitrong – ngoài như sau: “ngoại Vương – nội Đế” Ở trong nước, các Vua Việt Nam luôn tự xưng
là Hoàng đế, khẳng định quyền cai trị của mình là do Thượng đế chỉ định, chứ không phải từ mộtnước ngoại bang và luôn cố gắng khẳng định tính ngang hàng trong mối quan hệ Việt – Trung.Nhưng bên ngoài, Việt Nam vẫn thực hiện lễ triều cống và vua Việt Nam vẫn phải luôn nhậnsách phong từ chính quyền phương Bắc Qua những tiền đề trên, ta có thể thấy, mối quan hệ giữaViệt Nam và Trung Quốc là mối quan hệ bất đối xứng, Việt Nam luôn ở vị thế nước nhỏ vàTrung Quốc ở vị thế nước lớn Trong các cuộc chiến tranh giữa hai nước, ta luôn thấy rằng quyếttâm giành chiến thắng của Việt Nam luôn lớn hơn Trung Quốc Đó là vì với mỗi cuộc chiến, ViệtNam luôn phải cố gắng để sống sót còn với Trung Quốc đó là cuộc chinh phục một vùng lãnhthổ to bằng một quận nhỏ Không chỉ trong chiến tranh mà trong thời bình, Việt Nam dành sựquan tâm đối với Trung Quốc nhiều hơn so với mối quan tâm mà Trung Quốc dành cho Việt
Trang 7Nam Nước ta luôn hiểu được sức mạnh hủy diệt của Trung Quốc và chưa bao giờ thách thứcnước này Còn với Trung Quốc, quyết định xâm lược Việt Nam chưa bao giờ là trọng tâm chínhsách đối ngoại của một triều đại hay nhiều triều đại liên tiếp mà là ham muốn của một vị vua duynhất
Quan hệ Việt – Trung trong thời kỳ tự chủ của Đại Việt (938-1858)
Nước Việt ta từ sau khi đánh đuổi quân Nam Hán đã trở thành một quốc gia độc lập thựcthụ Đại Việt đã thành công trong việc tạo nên một chính quyền trung ương tập quyền vững chắcxuyên suốt qua các nền quân chủ của họ Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần và Hồ Nhà nước của riêngngười Việt trong thời kỳ này không chỉ có thể tự chủ đối với chính trị nội bộ của mình mà còn có
sự tương tác với các nhà nước có chủ quyền khác ở bên ngoài Đại Việt đã tiến hành giaothương, thiết lập mối quan hệ bang giao với các nước khác và thậm chí tiến hành chiến tranh đểbảo vệ lợi ích cho riêng mình Riêng về mối quan hệ Việt – Trung, Đại Việt đã chứng minh được
sự độc lập của mình trước các triều đại của đế chế Trung Hoa nối tiếp nhau như Tống, Nguyên
và Minh Mối quan hệ này thường diễn biến phức tạp, nó chuyển đổi liên tục giữa hòa bình, hiếuthuận với chiến tranh và quấy phá biên cương Kể từ khi chính trị nội bộ của Đại Việt dần ổnđịnh, tức vào thời Tiền Lê, nước ta bắt đầu đối phó với nạn ngoại xâm từ phương Bắc Khởi đầu
là cuộc chiến chống Tống xâm lược lần thứ nhất do vua Lê Hoàn lãnh đạo; sang đến triều Lý thìcuộc chiến chống Tống xâm lược lần hai được lãnh đạo bởi Thái Phi Ỷ Lan, bà thay mặt vua LýNhân Tông nhiếp chính vì vua còn nhỏ, cùng với đó là sự phò tá của hai đại thần Lý ThườngKiệt và Lý Đạo Thành; đến khi nhà Trần lãnh đạo quốc gia thì Đại Việt chứng kiến vó ngựaMông Cổ khét tiếng xâm lược nhưng đều chiến thắng đến ba lần; khi nhà Hồ phế ngôi của họTrần thì Đại Việt ta mới chịu khuất phục trước sự xâm lăng của nhà Minh, lý do một phần là docha con Hồ Quý Lý không thể khẳng định tính chính danh của mình trong mắt dân chúng ĐạiViệt Bên cạnh đó, chính sử của Trung Quốc, lẫn Việt Nam cũng đều ghi nhận những vụ xungđột biên giới giữa hai nước trong suốt thời kỳ này Thế nhưng, không thể vì những cuộc binh đao
đó mà ta lại xét rằng quan hệ Việt – Trung thời kỳ này luôn mang thế đối đầu Thực tế lịch sử đãchứng minh điều ngược lại, hầu hết các cuộc chiến tranh kể trên đều diễn ra trong thời gian ngắn,chiếm khoảng thời gian cực kỳ ít so với mối quan hệ Việt – Trung kéo dài 500 năm Phần còn lạicủa 500 năm này đó là giao thương, buôn bán giữa hai nước, những chuyến đi sứ, những nghi lễngoại giao quan trọng được tiến hành như hoạt động sách phong, triều cống Nhìn chung, quan
Trang 8hệ Việt – Trung trong thời kỳ tự chủ của nước ta diễn ra khá ổn định, mối quan hệ đều được cácbên cố gắng kiểm soát nhằm tránh né xung đột Riêng với nhà Trần, do tính đặc biệt của nhàNguyên, một triều đại phi Hán, nên hai bên ban đầu gặp khó khăn trong việc hiểu nhau, vì đó màxung đột xảy ra
Sách phong là gì?
Theo Từ điển Hán Việt từ nguyên của Bửu Kế, sách phong là một đặc quyền của nhàvua, việc nhà vua ra lệnh ban tước hiệu, đất đai cho thần tử của nhà vua là đặc quyền như thế.Sắc lệnh này của vua còn giúp xác định địa vị của người được sách phong Từ “sách phong” làmột từ ghép gồm hai tiếng là “sách”, có nghĩa là “mệnh lệnh của nhà vua” và “phong”, có nghĩa
là “ban cho tước hiệu” để tạo nên từ ghép “sách phong” Ngoài ra, “sách phong” là một hành vichỉ xuất hiện trong chế độ phong kiến, mang tính nghi thức, có sự tham gia trực tiếp hay giántiếp của nhà vua
Tuy nhiên, ta cũng cần phải phân biệt giữa “sách phong” và “sắc phong” vì hai từ nàycũng dễ bị nhầm lẫn trong diễn ngôn và văn ngôn Việt Nam Trích từ từ điển của Bửu Kế, ta thấyrằng “sắc” có nghĩa là “văn bản được ban hành bởi vua” và “phong” vẫn có nghĩa là ban chotước hiệu Như vậy, “sác phong” là một chiếu dụ, một văn bản cụ thể do vua đưa ra, đóng vai trònhư là vật bảo chứng cho việc “sách phong” của minh “Sắc phong” thường ở dạng là vải hoặcgiấy đặc biệt, trong đó ghi rõ tên, họ của người được phong, tước hiệu được phong và lý do đượcphong Riêng trong vấn đề sách phong, triều cống, thì vật bảo chứng cho lệnh phong của Hoàng
đế Trung Hoa đó là chiếc ấn bằng vàng Ngoài ra, Hoàng đế Trung Hoa còn trao cho Vua nướcViệt bộ lịch của Trung Quốc như là cách nhắc nhở Vua Việt về vị trị của Trung Quốc
Trong xã hội phong kiến, sách phong là hành động thể hiện sự tưởng thưởng của chúacông cho kẻ dưới quyền Vua thường sách phong cho quý tộc, hay người có công, nhằm vinhdanh họ trước công chúng Giá trị của nó nằm ở tính nghệ thuật khi những sắc phong được lưugiữ và truyền đời cho thế hệ mai sau Nó không chỉ mang ý nghĩa cho người nhận sách phong mà
nó cũng là một cách nhà cai trị thể hiện quyền uy của mình Tuy nhiên, xét vấn đề sách phongtrong quan hệ quốc tế Đông Á trung đại thì ý nghĩa của nó lại mang chút khác biệt Việc sáchphong trong bối cảnh này không hề mang ý nghĩa ban thưởng mà là sự công nhận tính chínhdanh của một vị vua mà Hoàng đế Trung Quốc sách phong Nói một cách khác, nó tương tự như
Trang 9tiêu chí “có thiệt lập quan hệ ngoại giao với các nước khác” để trở thành một một nhà nướcchính thức
Triều cống là gì?
Triều cống, theo dự án tiếng Việt miễn phía của Hồ Ngọc Đức, có thể được hiểu
là việc các vua chúa dâng lễ vật, dù là trực tiếp hay gián tiếp lên cho thiên tử Triều cống cũng làmột từ ghép: “triều” có nghĩa là “triều đình” và “cống” có nghĩa là “dâng lên, dâng biếu” Bêncạnh đó đó, học giả Fairbank, Tsiang, cũng được cho là nhóm đã khai sinh ra thuật ngữ “hệthống triều cống” dành cho chuyên ngành lịch sử quan hệ quốc tế Đông Á Theo đó, hệ thốngtriều cống miêu tả sự thống trị của hoàng đế Trung Hoa lên toàn thiên hạ, hoàng đế là thiên tử,tức là con trời được đưa xuống để cai trị muôn dân, và muôn dân này bao gồm cả trong và ngoàilãnh thổ Trung Quốc, đều ở dưới cái bóng của tiên đình mà hoàng đế là đại điện Những vị vua
và thần dân của ông ta bên ngoài lãnh thổ Trung Hoa đều được xem là “phiên dậu”, “chư hầu” vàluôn phải thần phục Trung Hoa Việc triều cống trong quan hệ quốc tế Đông Á do đó không chỉ
là một nghi thức ngoại giao mà còn là chỉ dấu của sự thần phục, các quốc gia ngoại vi công nhận
vị thế tuyệt đối của Trung Hoa Ngược lại, Trung Hoa sẽ chấp nhận cống phẩm, ban tặng quà cápcho sứ thần và sách phong vị vua mới cho nước phiên thuộc Ít nhất đó là nghĩa triều cống theoquan điểm từ Trung Hoa Một học giả khác là David C Kang cũng đưa ra một định nghĩa tương
tự về hệ thống triều cống nha sau:
“Hệ thống triều cống là một tục lệ được hệ thống hóa, được thiết kế thành một khungchương trình cho các hoạt động ngoại giao giữa các chủ thể chính trị ở Đông Á nhằm quản lýmối quan hệ giữa nước lớn và nước nhỏ Những nguyên tắc của hệ thông phát triển theo thờigian và điều tiết mối quan hệ song phương, những tương tác kinh tế, xã hội và thể hiện một trật
tự trong quan hệ quốc tế một cách tường minh”
Học giả Yuen Foong Khong đã tổng hợp những gì diễn ra trong nghi lễ triều cống Nóđược cấu thành từ những việc sau: (1) Nước cầu phong phải cử phái bộ đến Trung Quốc, mộtđoàn này bao gồm rất nhiều tham gia nhưng quan trọng nhất vẫn là Chánh sứ và Phó sứ; (2) khivào diện kiến Hoàng đế, chỉ có Chánh sứ và ông ta phải bái lạy Hoàng đế, thể hiện sự quy phục,
tự ám chỉ nước mình ở vị trí thấp hơn so với Trung Quốc; (3) sau đó, lễ vật sẽ được dâng lên.Cống phẩm cho nhà vua Trung Quốc thường là những sản vật quý hiếm của địa phương, con vật,những người giỏi, những cung nữ,…; (4) đổi lại, Hoàng đế cũng sẽ biếu tặng lại rất nhiều quà
Trang 10cáp, giá trị của chúng thường lớn hơn cống phẩm của nước đi cống rất nhiều Đó cách mà thiêntriều chứng tỏ sự thịnh vượng của mình và cũng là một cách “mua chuộc” lòng hiếu thuận củachư hầu; (5) tiếp đến, một đoàn từ Trung Quốc sang thăm lại nước đi cống và thay mặt Hoàng đếsắc phong cho vị Vua địa phương; (6) cuối cùng, sau khi hai nước công nhận vị trí cao thấp củanhau thì những hoạt động như giao thương và trao đổi văn hóa sẽ được tiến hành
Vì sao lại xuất hiện hệ thống sách phong, triều cống?
Lịch sử quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Á khác với châu Âu khá nhiều Tại châu Âu,quan niệm chung về chính trị quốc tế đó là các chủ thể, tức các nhà nước, đều bình đẳng vớinhau Quan niệm này nổi lên khi các nước châu Âu dần hình thành sau sự sụp đổ của Đế chế Tây
La Mã vào thế kỷ V Ở Đông Á, ta chứng kiến sự tồn tại của cả hệ thống kiểu Westphalia và hệthống thứ bậc đặc trưng của khu vực này Một điều đặc biệt nữa về trật tự quốc tế ở Đông Á đó
là những hệ thống nói trên không thường biến ở mọi nơi cũng như mọi thời điểm Nhưng nếu xétriêng mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc thì hệ thống thứ bậc luôn tồn tại xuyên suốt vàViệt Nam luôn là nước nhỏ còn Trung Quốc luôn là nước lớn Chính hệ thống thứ bậc này đã sảnsinh ra tục lệ ngoại giao sách phong, triều cống của Việt Nam Nhà khoa học chính trị David C.Kang đã phân tích khá chi tiết về hệ thống thứ bậc, vị thế và bá quyền Đây là những yếu tố liênquan đến quyền lực, tạo nên hệ thống sách phong, triều cống như nhiều người biết
Theo học giả Kang, định nghĩa của hệ thống thứ bậc là: “sự xắp xếp theo thứ hạng củacác chủ thể dựa trên một số quy chuẩn nhất định.” Một học giả khác là David Lake đã cung cấpmột định nghĩa khác gắn liền với xã hội hơn: “một sự thỏa thuận giữa nhà cai trị và kẻ bị trị, dựatrên tiền đề rằng bên mạnh hơn phải cung cấp một hệ giá trị, xã hội phù hợp với bên yếu thế hơn
để bù trừ cho sự mất tự do của bên yếu” Nhà xã hội học Max Weber lại định nghĩa hệ thống thứbậc là một chuỗi những mệnh lệnh liên kết với nhau Nói cách khác, đó là việc một nước nàychấp thuận nhượng những quyền, hay sự kiểm soát về một vấn đề nào đó cho nước khác Chủ thểtrong hệ thống thứ bậc này có thể là cá nhân hoặc những định chế xã hội Khi một chủ thể tỏngbảng xếp hạng chiếm vị trí cao thì đương nhiên những chủ thể khác phải vào vị trí thấp hơn Hệthống thứ bậc có thể bị áp đặt bởi nước lớn lên nước nhỏ hoặc tự nước nhỏ chấp nhận sự tồn tạicủa hệ thống thứ bậc Tiến sĩ Kang với cách tiếp cận theo chủ nghĩa kiến tạo đã giải thích sự hìnhthành của hệ thống thứ bậc như sau: “Hệ thống thứ bậc chỉ xuất hiện nếu con người ta công nhận
sự tồn tại của nó và định nghĩa nó như thế nào, các chủ thể sẽ tương tác ra sao Hệ thống thức
Trang 11bậc hoàn toàn là một hiện tượng xã hội” Ông cũng lưu ý rằng việc nghiên cứu hệ thống thứ bậc
từ góc nhìn của các nước nhỏ trong hệ thống cũng quan trọng không kém việc nghiên cứu từ gócnhìn của nước lớn Vì với mọi quốc gia, việc xác định thứ bậc của mình trong môi trường quốc
tế không chỉ là một nhu cầu mà là một việc cần phải thực hiện Áp dụng vào nghiên cứu vấn đềsách phong, triều cống, nghiên cứu dựa trên tư liệu lịch sử cho thấy tục lệ này cho thấy hệ thốngquan hệ quốc tế ở Đông Á tiền hiện đại mang tính thứ bậc
Tiếp đến là vấn đề vị thế, đây là một chủ đề thú vị khi nghiên cứu động cơ cho các hành
vi của một quốc gia Điều gì khiến các nước lớn ép buộc các nước nhỏ triều cống trong khi xét
về mặt vật chất, nước lớn luôn phải tặng nước triều cống những món đồ quý giá hơn? Vai trò của
vị thế trong hệ thống thứ bậc nói chung và tục sách phong, triều cống nói riêng là gì? Việcnghiên cứu vấn đề theo lối thực nghiệm cho thấy động cơ hành động của con người thường là:vật chất (sự giàu có), quyền lực và địa vị (vị thế) Ông định nghĩa vị thế là: “thứ bậc của một cánhân trong một tổ chức và được xác định bởi uy tín, danh dự và sự tôn trọng.” Những yếu tố kiađều mang tính quan hệ Tức rằng vị thế của một người phụ thuộc vào sự cách những người xungquanh nhìn nhận người đó Từ lập luận này, ta có thể khẳng định rằng vị thế và thứ bậc có liên hệmật thiết với nhau Khi bàn về chủ nghĩa hiẹn thực, các nhà nghiên cứu thường chú ý đến nhữngđộng cơ mang tính vật chất hoặc cấp thiết như của cải, đất đai và an ninh; nhưng bên cạnh đó, vịthế cũng được xem là một tác nhân đáng chú ý thúc đẩy các quốc gia hành động Tuy nhiên, tùyvào bối cảnh khu vực mà liệu các quốc gia sẽ trân quý danh dự của mình đến mức nào Một ví dụđiển hình đó là chiến tranh Pháp – Phổ Sau tin giả do phía Phổ tung ra có nội dung rằng Thủtướng nước này, Otto von Bismark, đã sỉ nhục nước Pháp trong cuộc trò chuyện bí mật với đại
sứ Pháp, người dân nước này đã rất tức giận và gây sức ép khiến Hoàng đế Pháp phải tuyênchiến với Phổ Sự khác biệt của vị thế so với sức mạnh quân sự hay sự thịnh vượng khiến nó đặcbiệt đó là vị thế mang tính quan hệ Sức mạnh quân sự hay kinh tế có thể tự thân mình tạo dựngnhưng vị thế cần có sự công nhận Vị thế được tiến sĩ Kang phân làm hai loại đó là chính thức vàphi chính thức Vị thế chính thức thể hiện rõ qua thứ bậc trong một tổ chức Ngũ cường Mỹ,Anh, Pháp, Trung, Nga trong Hội đồng Bảo an thường trực của Liên hiệp quốc là một ví dụ điểnhình Đây là vị trí cao nhất trong tổ chức, quyết định của Hội động sẽ cho biết hành vi của mộtnước này với nước khác có hợp lẽ phải hay không Vị thế phi chính thức đến từ sự kính trọng vàảnh hưởng Như việc Ấn Độ không phải nước lãnh đạo chính thức nào trong các tổ chức đaphương nhưng sẽ thật sai lầm nếu xem Ấn Độ ngang hàng với các khác Ngoài ra, một tính chất
Trang 12khác của vị thế đó là “được và mất”, sự cộng nhận vị thế của một nước lớn đồng nghĩa với việccác nước khác phải chấp nhận mình ở vị thế nhỏ hơn Đây là điểm kết nối chặt chẽ nhất giữa vịthế và hệ thống thứ bậc Tuy nhiên, việc nghiên cứu tầm quan trọng của vị thế gặp một khó khănlớn đó là việc xác định mối liên kết giữa vị thế và sức mạnh vật chất Học giả Ian Hurd từngnhận xét: “Mối liên hệ giữa sự cưỡng ép, tư lợi và vị thế thật phức tạp vì ta khó mà xác địnhđược chúng nếu phân tích các yếu tố này một cách độc lập” Như vậy, làm sao ta có thể giảithích việc các vua Trung Quốc tặng những món quà có giá trị gấp nhiều lần so với cống vật?Cách giải thích khả dĩ nhất đó là vì hoàng đế Trung Hoa không quan tâm đến vấn đề thua thiệttrong trao đổi này Cái ông ta muốn đó là sự công nhận của các nước chung quanh về vị thế chítôn, thiên tử của mình, Nhiều lần Trung Quốc đã khai quân thảo phạt, không phải để xâm lấn,
mở rộng lãnh thổ mà để khuất phục các bộ lạc ở phương bắc, hay những cướp phá từ phươngnam, ép họ không quấy nhiễu biên cương nữa Ngoài ra, Trung Quốc cũng cần phải yên chí rằngnhững nước xung quanh không có âm mưu thay thế họ làm chủ Trung Nguyên Tuy nhiên,những chiến dịch này rất đắt đỏ, hao binh và tốn nhiều thời gian, công sức Nhà vua cũng khôngthể giải quyết việc này bằng cách dời đô đến vùng biên giới thảo nguyên vì kinh đô cần phải làtrung tâm kinh tế của quốc gia, nó quan trọng đến sự sống còn của đế quốc hơn là những kẻ cướp
ở vùng biên và đương nhiên việc vi hành thường xuyên cũng rất bất tiện Do đó, việc triều cống,sách phong thường xuyên phải diễn ra vì chừng nào tập tục đó còn duy trì thì cả Trung Quốc, lẫnnhững nước đi cống ý thức được rằng Trung Quốc còn mạnh và không nên bị khiêu khích Bêncạnh đó, việc sách phong cũng là lời đảm bảo của Trung Quốc rằng nước này sẽ để yên, côngnhận tính chính danh cho các chính quyền lân bang Với các nước lâng bang, việc triều cống vànhận sách phong như là cam kết của họ khôn chống lại Trung Quốc Đặc biệt hơn, các nước đicống phần nào tự xem mình có vị thế ngang hàng với Trung Quốc mặc dù vẫn ý thức rõ sự bấtcân xứng về sức mạnh và công nhận vị thế của Trung Quốc với tư cách là nước mạnh hơn Điềunày thể hiện qua thuật ngữ “nội Đế, ngoại Vương”, quốc gia đi cống vẫn tự xem mình là chủnhân của chính mảnh đất của mình nhưng mặt ngoài vẫn tỏ vẻ thần phục Trung Quốc, nhận sắcphong vương Từ đây, ta cũng có thể kết luận rằng vấn đề kinh tế không phải yếu tố chính màcác nước triều cống quan tâm mà là sự sống còn của nó Như vậy, việc triều cống, sách phong,đóng vai trò như là là một công cụ nhắc nhở các quốc gia về vị thế của nó trong hệ thống thứbậc
Trang 13Hệ thống thứ bậc, vị thế và bá quyền đều có liên hệ mật thiết với nhau Những quốc gia
có vị thế lớn trong hệ thống thứ bậc luôn là những nước bá quyền Trong trường hợp của Đông Átiền hiện đại, các triều đại phong kiến Trung Hoa hầu như luôn nắm thế bá quyền Vậy bá quyềngiúp ta hiểu được gì thêm về tục sách phong, triều cống? Đầu tiền, David C, Kang cho đã tríchdẫn một định nghĩa về bá quyền như sau: “có quyền để nhào nặn luật lệ trong chính trị quốc tếnhằm phục vụ lợi ích riêng của mình” Bên cạnh đó, ông cũng lưu ý rằng bá quyền không đồngnghĩa với sự thống trị tuyệt đối, quan niệm của chủ nghĩa hiện thực về bá quyền Mà ông chorằng bá quyền có mặt xã hội của nó, nói cách khác là “vị thế xã hội hoặc vị thế được công nhận
là bá quyền” Bá quyền theo ông không hoàn toàn dựa trên khả năng cưỡng ép mà nó cần có cả
sự công nhận từ đối phương về thế bá quyền của mình Một nước, nếu muốn được công nhận thế
bá quyền của mình, phải có uy tín riêng, phải đảm bảo rằng nó sẽ không trục lợi từ sự công nhậnnày Bên cạnh đó, việc nước A công nhận thế bá quyền của nước B cho thấy A phần nào kínhtrọng B, sự kính trọng đó cũng là chỉ dấu cho thấy B có quyền lực lên A Dựa trên những phântích trên, ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng Trung Quốc trong thời kỳ tiền hiện đại là một báquyền Thứ nhất, hệ thống chính trị quốc tế tại khu vực khi đó là hệ thống thứ bậc, có vị thế caothấp khác nhau, không phải bình đẳng như hệ thống ở châu Âu Thứ hai, Trung Quốc là nướcđược công nhận vị thế cao nhất trong hệ thống, thiên tử, khi xét về mặt ngoại giao giữa các nướcvới nhau Cuối cùng, Trung Quốc đã ép đặt lên hệ thống này thứ luật lệ duy nhất mà được đôngđảo các quốc gia chấp nhận và làm theo đó là nghi lễ sách phong, triều cống Trung Quốc cũng
đã sử dụng vị thế của mình để áp đặt những luật lệ vô lý và gặp sự chống trả từ nước nạn nhân.Trường hợp đó là chiến tranh thôn tính Đại Ngu của nhà Minh khi Minh Thái Tông (hoặc MinhThành Tổ), lấy danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ” để xâm lược nước ta Nhưng dù sao đi nữa, tục lệsách phong, triều cống là minh chứng rõ ràng, khẳng định thế bá quyền của Trung Quốc
Khi nghiên cứu về sách phong, triều cống theo lối thực nghiệm, các học giả đã rút ra kếtluận rằng mô hình này thường không cố định về mặt hình thức và dễ thay đổi theo thời cuộc.Ngoài ra, dữ liệu lịch sử còn cho thấy mối quan hệ sách phong, triều cống không hoàn toàn hiệndiện ở tất cả quan hệ đối ngoại của Trung Quốc Không những thế, ở một số thời điểm, TrungQuốc đã phải đóng vai trò là nước triều cống nhưng chưa từng có trường hợp vua Trung Quốcphải nhận chiếu sắc phong từ ngoại quốc Xét riêng về vấn đề sách phong, triều cống trong triềuđại nhà Trần, nó mang những sắc thái riêng, khác với quan hệ giữa Trung Quốc với các nướckhác thời bấy giờ và cũng rất khác so với các triều đại khác của Việt Nam Chính vì thế bài tiểu
Trang 14luận sẽ tiếp cận chủ đề nghiên cứu theo cả hai hướng thực nghiệm và diễn giải Về phần lý thuyếtđược áp dụng để nghiên cứu vấn đề, tác giả nhận thấy có ba lý thuyết về quan hệ quốc tế phù hợp
để giải quyết câu hỏi nghiên cứu Lần lượt là: lý thuyết quan hệ bất đối xứng của BrantlyWomark; mô hình chu kỳ quan hệ giữa Trung Quốc với các nước bên ngoài của Zhou Fangyin;
ba trạng thái cân bằng trong mối quan hệ Việt – Trung của James A, Anderson Từ những lýthuyết đã liệt kê, bài nghiên cứu mới quyết định được những công cụ cần có để hoàn thiện bàilàm cũng như xác định phạm vi nghiên cứu
Lý thuyết chính: lý thuyết về quan hệ bất đối xứng của Brantly Womark
Lý thuyết này được Brantly Womark xây dựng nhằm giải giải thích sự vận động của quan
hệ các nước có tiềm lực không cân xứng với nhau Tác giả của lý thuyết chỉ ra rằng, không nhưchủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự do đã tiên đoán, các nước lớn có thể sống chung với cácnước nhỏ trong trạng thái vừa hòa bình, vừa mâu thuẫn Lý thuyết của Womark chứng tỏ chủnghĩa hiện thực thất bại khi cho thấy các nước bá quyền không thể thống trị toàn bộ khu vực vàcũng cho thấy giữa các nước không dân chủ thì hòa bình vẫn diễn ra Ông cũng cho thấy cácnước nhỏ cũng không nhất thiết phải liên minh với nhau, cân bằng sức mạnh với nước lớn để duytrì hòa bình Ông cũng đồng thời bác bỏ ý niệm của Kenneth Waltz rằng chiến tranh là điều tựnhiên trong xã hội Lý thuyết này của ông cũng được Thạc sĩ Nguyễn Đình Sách đặt cho cái tênkhác đó là Chủ nghĩa Hiện thực biện chứng Đó là vì cốt lõi của lý thuyết vẫn mang rất nhiềunhững tiền đề của chủ nghĩa hiện thực như quốc gia là chủ thể duy nhất, các nước đều duy lợi
Brantly Womark định nghĩa lý thuyết bất cân xứng của mình như sau: “Một cặp quan hệsong phương là bất cân xứng khi có sự khác biệt rõ ràng về tiềm lực giữa hai quốc gia và sự khácbiệt này không quá lớn.” Theo đó, bên nhỏ hơn, yếu thế hơn trong quan hệ dễ bị ảnh hưởng trongtương tác song phương với bên lớn hơn bởi sự chênh lệch về tiềm lực nhưng bên còn lại cũngkhông thể đơn phương định đoạt mối quan hệ này Nước nhỏ không thể thách thức vị trí củanước lớn, luôn phải lo lắng về nước lớn ngay cả khi hai nước không xuất hiện mâu thuẫn nhưngcũng có khả nămg chiến thắng nước lớn trong trường hợp chiến tranh nổ ra Điểm đặc biệt của lýthuyết này đó là nó đưa ra một miêu tả mới về quan hệ nước lớn – nước nhỏ Trong mối quan hệgiữa hai nước này, cả hai đều đang chơi hai ván cờ khác nhau với những mục tiêu cũng khácnhau Ví dụ như trường hợp các cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam Trung Quốcđang chơi trò chơi bành trướng lãnh thổ hay vì mục tiêu chính trị, chiến lược nào đó còn Việt
Trang 15Nam thì chơi trò chơi sống còn Trung Quốc coi thương mại với Việt Nam là một cách giúpphong phú thị trường của mình hơn còn với Việt Nam đó là cơ hội để làm giàu Lý thuyết nàycũng phát biểu rằng một trong hai rất khỏ để tiêu diệt bên còn lại, chuyện này càng bất khả thiđối với nước nhỏ Do đó, hai nước cần phải duy trì hòa bình để tối đa hóa lợi ích từ quan hệ bấtcân xứng này Một điểm thú vị nữa về lý thuyết đó là nó phát biểu rằng quan hệ bất cân xứngkhó thay đổi Tức là nước lớn thì vẫn sẽ tiếp tục là nước lớn còn nước nhỏ thì vẫn sẽ là nướcnhỏ, hai nước cần học cách tồn tại chung với nhau Nếu không, cả hai sẽ không được lợi Trongtrường hợp của Việt Nam và Trung Quốc, ta dễ dàng nhận thấy rằng Việt Nam luôn ở trong thế
là nước nhỏ và Trung Quốc luôn ở thế nước lớn Vào thời kỳ Trung Đại, điều này hiện rõ quahoạt động sách phong, triều cống giữa hai nước Việt Nam đem sứ đoàn, cùng cống phấm đếndâng tặng Hoàng đế Trung Hoa theo định kỳ còn Trung Hoa sẽ cứ sứ đoàn mang theo sắc phong
và ấn đến làm lễ sách phong cho Vua Việt Nam Đây là chỉ dấu cho thấy hai nước đã thành côngtrong việc kiểm soát mối quan hệ bất cân xứng Chiến tranh, ngược lại, cho thấy nỗ lực đã thấtbại và Trung Quốc luôn là nước chủ động gây hấn Ngay cả trong việc sách phong, triều cốngnày, ta cũng sẽ thấy sự mâu thuẫn, tranh chấp giữa hai nước về mặt hình thức, lễ nghi Hiệntượng này được quan sát rõ nhất vào thời Trần
Lý thuyết bổ trợ: ba trạng thái cân bằng của James A Anderson
Qua nghiên cứu thực nghiệm lịch sử quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, sử gia Andersonnhận thấy có một tục lệ ngoại giao được thực hành xuyên suốt nhưng không cứng nhắc tronghình thức đó là quan hệ triều cống Điều này thể hiện tính bền vững trong mối quan hệ Việt –Trung Nó cũng cho thấy có một quy luật chung cho mối quan hệ này đó là ba trạng thái cânbằng trong quan hệ Việt – Trung: Hoa thịnh/Việt suy; Hoa suy/Việt thịnh và Hoa thịnh/Việtthịnh Các yếu tố thịnh/suy này không nhằm ám chỉ tổng quan về cán cân sức mạnh của hai nước
mà là tình hình nội bộ của nước đó Do đó, ba trạng thái cân bằng không mâu thuẫn với lý thuyết
về quan hệ bất cân xứng Anderson chia các trạng thái theo các thời kỳ như sau:
Tiền Chu, trước
Chưa thiết lập quan hệ chính thức, các tộc người Việt
có sự tự chủ và ít tương tác với Hoa tộcChu – Hán, 221
TCN – 220
SCN
Hoa thịnh/Việtthịnh (207 – 111
Nam Việt tự trị nhưng vẫn yếu hơn Đế quốc Hán (bắtđầu xuất hiện tục triều cống), trao đổi, buôn bán làyếu tố chính trong mối quan hệ