1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề sách phong triều cống trong quan hệ việt nam – trung quốc thời kỳ trung đại khảo sát trường hợp nhà trầ

41 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1 Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí MinhĐại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Thành phố Hồ Chí MinhKhoa Quan hệ Quốc tếTIỂU LUẬN CUỐI KỲMônhọc: Lịch sử Ngoại giao Việt NamĐề tài: Vấn

lOMoARcPSD|38594337 Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh Khoa Quan hệ Quốc tế TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Môn học: Lịch sử Ngoại giao Việt Nam Đề tài: Vấn đề sách phong - triều cống trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc thời kỳ trung đại: Khảo sát trường hợp nhà Trần Đấu tranh ngoại giao là một chiến lược quan trọng xuyên suốt chiều dài lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, góp phần giữ yên bờ cõi, bảo vệ nền độc lập, khẳng định chủ quyền quốc gia Đây là một bài học quý vẫn còn nguyên giá trị, cần tiếp tục được nghiên cứu, vận dụng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 Nghệ thuật đấu tranh ngoại giao của các triều đại phong kiến Việt Nam bắt đầu được đề cập trong bài viết tập trung vào thời kỳ từ khi hình thành triều đại phong kiến tự chủ thời nhà Ngô (938) đến khi có Đảng Cộng sản Việt Nam Với chiều dài lịch sử gần một nghìn năm, trải qua sự trị vì, cai quản của các triều đại phong kiến Việt Nam từ nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần đến nhà Hồ, Lê Sơ, Mạc, Tây Sơn và nhà Nguyễn, nghệ thuật ngoại giao của nước ta được nghiên cứu, phát triển, vận dụng khá hiệu quả, trở thành nội dung cốt lõi, xuyên suốt, đóng góp quan trọng vào bảo vệ, khẳng định nền độc lập, tự chủ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không bị đồng hóa bởi sự thống trị của các nền văn hóa ngoại bang Quan hệ sách phong, triều cống là một hình thức đặc biệt của quan hệ bang giao giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ở thời phong kiến Trong đó, các vương triều Trung Quốc với ưu thế về kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, tự cho mình là thiên triều, thượng quốc, có quyền phong tước cho vua các nước nhỏ Ngược lại, để được phong vương, để thiết lập và duy trì quan hệ với Trung Quốc, để được yên ổn, vua các nước này phải cầu phong và phải thực thi các nghĩa vụ với thiên triều, mà nghĩa vụ quan trọng nhất là phải triều cống định kì Sách phong, triều cống dần dần trở thành mô thức chủ yếu trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ở thời trung đại Mô thức này xuất hiện từ thời Tây Hán, không ngừng được mở rộng thành hệ thống và tới thời Minh (1368 – 1644) thì đạt tới đỉnh điểm của sự phát triển Ở nước ta, đầu thế kỷ III, nhà Trần lên cầm quyền thay nhà Lý, quan hệ đối ngoại với nhà Tống vẫn tiếp tục bình thường, mặc dù có dấu hiệu trục trặc lúc ban đầu Nhà Trần được thiết lập đầu năm 1226 Nhà Tống (Trung Quốc) không chấp nhận quan hệ ngoại giao với nhà Trần, ý muốn kiếm chuyện với ta, nhưng còn do dự vì sự thất bại của nhà Tống thời Lý Thường Kiệt còn ám ảnh vua tôi nhà Tống, chưa quên được 2 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 Năm 1229, Trần Thái Tông1 cho sứ sang Tống cầu phong Nhà Tống không đáp lại Nhà Trần không cần và cũng không có quan hệ gì thêm Nhưng Tống cũng không yên ổn để có thái độ trịch thượng lâu dài đối với ta Đến năm 1232, người Mông Thát xâm lược và thống trị Trung Quốc, lập nên triều đại nhà Nguyên Trước hết họ đánh phá nước Kim – phía Bắc Trung Quốc Năm 1234, Mông Thát bắt đầu đe doạ nước Tống, lúc ấy là nửa phía nam Trung Quốc Cuối năm 1236, nhà Tống phải đặt quan hệ giao hảo với nhà Trần, họ cho sứ mang các thư phong vương cho vua Trần Phong vua Trần Thái Tông làm An Nam quốc vương Sự giao hảo vội vàng của nhà Tống với ta cho thấy những lo ngại của họ trước cuộc chiến trinh xâm lược ồ ạt của Mông thát vào đất Tống và chung quanh đất Tống Cho sứ sang gấp nước ta, nhà Tống muốn tranh thủ quan hệ hữu hảo với ta, phòng trước sự tiếp xúc của Mông Thát với ta có thể bất lợi cho Tống Hành động thân thiện của nhà Tống là một bảo đảm cho ta không có gì phải lo đối phó với Tống mà cái chính phải lo tính lúc ấy là cuộc xâm lược của Mông Thát đang ngày càng mở rộng và tiến sâu xuống phía nam Những biến động trên đất Tống, do sự thâm nhập của quân Mông Thát có thể ảnh hưởng đến nền an ninh biên giới nước ta Cho nên về đối ngoại lúc này, ta phảo lo đối phó với Mông Thát là chủ yếu Cuối năm 1420, giặc cướp trên đất Tống tràn qua biên giới vào vùng Lạng Giang (tức Lạng Sơn) giết người cuớp của Viên quan trấn thủ Lạng Giang đưa tin cấp báo triều đình Đây chưa phải giặc Mông Thát mà là người nước Tống, một nước có quan hệ thân thiện với ta Triều đình nhà Trần có thái độ và phương hướng xử trí thích đáng, cương quyết không dung thứ mọi hành động xâm lấn từ bân ngoàim bất luận là kể xâm lấn là ai Bùi Khâm được lệnh cầm quân lên Lạng Giang dẹp gặc và củng cố biên phòng 1 Vị hoàng đế đầu tiên của Hoàng triều Trần nước Đại Việt Ông giữ ngôi từ ngày 10/01/1226 tới ngày 30/03/1258, sau đó làm Thái thượng hoàng cho đến khi qua đời năm 1277 3 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 Tình hình an ninh ở miền nam nước Tống ngày càng xấu Quan lại nhà Tống vùng này bất lực Quan ta rút về thì giặc cướp lại hoành hành, lại xâm phạm biên giới nước ta Nhà Trần thấy cần phải hành động mạnh mẽ, kiên quyết hơn Năm 1242, vua Trần cho tướng đưa quân lên đóng tại lộ Bằng Tường thuộc đất Tống, cách biên giới nước ta chừng vài chục ki-lô-mét Khi quân của triền đình nhà Tống xuống đảm nhiệm được việc giữ gìn trật tự miền biên giới thì quân ta rút về Do đấy miền biên giới nước ta và Tống tạm yên Nhưng miền biên giới nước ta giáp Vân Nam thì dần dần biến động nghiêm trọng Quân Mông Thát đánh Vân Nam từ năm 1253 Tới năm 1257, vùng Vân Nam về cơ bản đã nằm dưới quyền thống trị của quân xâm lược và nước ta bắt đầu chung đường biên giới với Mông Thát ở mạn tây bắc Ngay năm đó (1257), vừa chiếm đóng được Vân Nam, tướng Mông Thát là Ngột Lương Hợp Thai2 vội cho sứ sang triều đình nhà Trần, lấy biện pháp đe dọa ngoại giao để mở đường xâm lược nước ta Tháng 9 năm 1257, sứ của Ngột Lương Hợp Thai tới trước cửa ải nước ta Sử cũ ghi: “Tháng tám năm Đinh Tỵ (khoảng tháng 9 năm 1257), chủ trại ở Quy Hóa là Hà Khuất cho chạy trạm về triều tâu là có sứ Nguyên tới” Ngột Lương Hợp Thai cho sứ sang nước ta Triều đình nhà Trần cho sứ Mông Cổ vào Thăng Long, nhưng không thỏa thuận điều gì Khi sứ Mông Cổ về, nhà Trần cũng cho một sứ bộ sang gặp Ngột Lương Hợp Thai ở Vân Nam Và mặc dầu hòa hoãn với quân Mông Cổ, nhà Trần vẫn giao hảo với nhà Tống Cùng một lúc với việc cho sứ sang Tống, thông báo cho Tống biết ta đánh thắng quân Mông Cổ, ngăn chặn không cho quân Mông Cổ qua Đại Việt, vào đất Tống, giúp Tống tránh được một mũi tiến công của quân Mông Cổ vào sau lưng họ 2Một chỉ huy quân sự kiệt xuất của quân đội nhà Mông-Nguyên và là tướng chỉ huy quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt lần thứ nhất vào năm 1258 4 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 Quân Mông Cổ ở Vân Nam tiếp tục cho sứ sang ta Ngột Lương Hợp Thai cho sứ đem một bức thư tới nhà Trần Thư viết rất ngạo nghễ, đại ý như sau: “Trước ta sai sứ sang thông hiếu, các ngươi giữ không cho về Ta phải ra quân năm ngoái, Quốc chúa ngươi đã phải chạy ra thảo dã Ta lại sai sứ đi chiêu dụ trả nước cho, ngươi lại trói sứ của ta đuổi về Nay đặc sai sứ sang dụ dỗ: như các người thực tâm nội phụ thì Quốc chúa phải than đến Nhược bằng không sử lỗi, hãy nói ta rõ” Ngột Lương Hợp Thai muốn lấn dần, cho sứ sang đòi vua Trần vào chầu là một hình thức phiên thần lệ thuộc mà các vua Đại Việt không hề làm với bất cứ một triều đại phương Bắc nào Cố nhiên là vua Trần bỏ yêu sách đó Mấy tháng sau, Ngột Lương Hợp Thai lại cho sứ sang Đại Việt lần thứ hai Vua Trần nói dứt khoát rằng vua Trần không sang chào vua Nguyên Các tướng Nguyên ở Vân Nam đành chịu Nhưng chúng vẫn duy trì các quan hệ ngoại giao với nước ta Về phía ta, nhà Trần cũng cho người qua lại giao dịch với Mông Cổ ở Vân Nam, mục đích chủ yếu là để tìm hiểu tình hình nội bộ chúng và theo dõi những diễn biến chiến tranh giữa Mông Cổ và Tống Sau hai lần đưa sứ sang, thấy thất bại về ngoại giao, Ngột Lương Hợp Thai quyết định tiến công quân sự Đại Việt Nhưng, khi đưa quân tới biên giới, Ngột Lương Hợp Thai lại cho sứ sang ta Lần này tập trung quân ở biên giới làm áp lực cho đe dọa ngoại giao, Ngột Lương Hợp Thai tưởng rằng dân tộc ta sẽ phải khiếp sợ, khuất phục, đầu hang Nhưng không, sứ giả của Mông Cổ sang ta lần thứ ba cũng không gì may mắn hơn, cũng bị đưa vào giam trong ngục như những sứ giả của hai lần trước Đe dọa ngoại giao thất bại, không có kết quả gì mà lại mất người, mất cả uy danh, Ngột Lương Hợp Thai đưa quân vượt biên giới Vân Nam đánh sang ta Đối sách ngoại giao của vua Trần Thái Tông dứt khoát và mạnh mẽ với các nước lân bang đặc biệt là phương Bắc Vào khoảng thời gian này, quân Mông - Nguyên đã đánh thắng nhà Tống 5 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 để thống trị Trung Quốc và âm mưu thôn tính Đại Việt không khi nào dứt, vua Mông Cổ có ý bắt nước Đại Việt phải thần phục nên một mặt vừa bắt vua Trần Thái Tông sang chầu ở Bắc Kinh, mặt khác lại sai sứ sang đòi lệ cống Trước yêu sách này, vua Trần Thái Tông đã không chịu sang chầu, cũng không chịu cống hàng năm và ông cũng là vị vua chưa từng đưa thư trước cầu phong với nhà Nguyên Với chính sách ngoại giao tự chủ, độc lập, vua Trần Thái Tông đã tỏ cho vua Mông Cổ thấy được bản lĩnh của nước láng giềng tuy nhỏ bé nhưng đã từng thắng quân Nguyên, vua quan triều Trần cùng nhân dân Đại Việt quyết giữ nền độc lập dân tộc Năm Nguyên Phong thứ 7 (1258) đã đi vào lịch sử dân tộc với những vần thơ bất hủ, đồng thời khẳng định vị thế, chủ quyền và độc lập của Đại Việt Đây cũng là nền tảng cho mọi ứng xử ngoại giao của Trần Thái Tông và vương triều nhà Trần trong các hoạt động bang giao Tháng 6, mùa hạ năm 1260, sứ thần nước Mông Cổ sang Trước đây Hiến Tông nước Mông Cổ sai Nạp Thích Đinh sang dụ nhà vua rằng: "Ngày trước nước Mông Cổ sai sứ sang thông hiếu, thì sứ thần bị bắt không được trở về, vì thế mới có cuộc hành quân năm trước; đến khi sai hai sứ thần sang chiêu an, lại bị trói đưa trả lại, nay đặc phái sứ thần sang hiểu dụ một lần nữa, nếu quyết lòng xin phụ thuộc vào Trung Quốc thì vua phải thân hành sang chầu" Nhà vua tiếp được thư, trả lời rằng: "Đợi khi nào có chiếu chỉ của Thiên tử, lúc ấy sẽ cho ngay con sang làm con tin" Đến đây, Thế Tổ3 nước Mông Cổ mới lên ngôi, lại sai Lễ bộ lang trung là Mạnh Giáp, Viên ngoại lang là Lý Văn Tuấn sang dụ rằng: "Quan lại, sĩ thứ nước An Nam, phàm áo mũ lễ nghi đều được theo chế độ cũ nước mình Trung Triều đã hạ lệnh răn bảo quan lại ở ngoài biên giới không được thiện tiện đem quân xâm nhiễu, vậy hai bên đều nên giữ việc trị an như cũ" Khi bọn Mạnh Giáp đã đến nơi, nhà vua ban yến ở cung Thánh Từ Sau nhà vua sai viên 3 Thế Tổ là miếu hiệu của một số vị quân chủ Những vị vua có miếu hiệu Thế Tổ thường là người khai sáng triều đại, hoặc là trung hưng triều đại, hoặc là hậu duệ của những vị quân chủ đã đặt nền móng cho triều đại mới Lưu Tú đã trung hưng lại nhà Hán (sử gọi là Đông Hán), Nguyễn Ánh trung hưng lại cơ nghiệp của các đời Chúa Nguyễn Tào Phi, Tư Mã Viêm, Bột Nhi Chỉ Cân Hốt Tất Liệt hay Ái Tân Giác La Phúc Lâm thì sáng lập triều đại mới dựa trên nền tảng từ ông cha đã xây dựng trước đấy 6 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 Thông thị đại phu là Trần Phụng Công, viên ký ban các vệ là Nguyễn Thám và Viên ngoại lang là Nguyễn Diễn sang Mông Cổ đáp lễ, vua Mông Cổ ban sách phong và cho ba súc gấm tây cẩm, sáu súc gấm vàng Vua Mông Cổ cho Nạp Thích Đinh sung làm quan Đạt lỗ hoa xích4, đi lại giám sát việc cai trị, nhà vua sai Dương An Dưỡng sang tạ ơn, vua Mông Cổ đáp lại bằng đai ngọc, the lục, thuốc bắc và yên ngựa, cương ngựa Đầu năm 1261, triều đình Mông Cổ chính thức quan hệ với ta Vua Mông Cổ là Hốt Tất Liệt cho một sứ bộ ngoại giao sang ta Sứ bộ đi sáu tháng tới Thăng Long, trao cho vua Trần chiếu thư của Hốt Tất Liệt, đại ý như sau: “… Mới đây, thứ thần ở nước Đại Lý là an phủ sứ Nhiếp Chỉ Mạch Đinh chạy trạm dâng biểu nói nước khanh có thành ý hướng phong mộ nghĩa Nghĩ khanh trước kia, thời tiên triều, đã từng thần phục, từ xa cống phương vật, nên ban chiếu chỉ dụ các quan liêu sĩ thứ nước khanh phải áo mũ, điển lệ, phong tục, vẫn y theo cựu chế của nước mình, không phải thay đổi Cũng như nước Cao Ly mới đây sai sứ sang hỏi, đã xuống chiếu cho hết thảy đến theo lệ ấy Ngoài ra, ta đã cấm các biên tướng ở Vân Nam không được thiện tiện đưa binh lấn cướp biên giới, quấy nhiễu nhân dân nước khanh Các quan liêu sĩ thứ nước khanh cứ yên ổn làm ăn như trước…” Thế của quân Mông Cổ chưa thể xâm lược ta được nên Hốt Tất Liệt phải tiếp tục quan hệ hòa hoãn với ta Nhưng mưu đồ lợi dụng mối quan hệ hòa hoãn để thực hiện dã tâm mua chuộc, dụ dỗ nước ta làm thuộc quốc của chúng đã lộ rõ Dù đuổi được quân Nguyên Mông, các tài liệu sử đều công nhận vua Trần cũng phải nộp cống cho Hốt Tất Liệt Lúc này thế của nước ta là thế một nước nhỏ nhưng mạnh Về quân sự, ta đây đánh thắng một bước quân Mông Cổ Về ngoại giao, ta không nhượng bộ trước những hạch 4 Darughachi, hay Đạt-lỗ-hoa-xích trong lịch sử ban đầu mang ý nghĩa là một chức quan trong Đế quốc Mông Cổ, chịu trách nhiệm về hành chính và thu thuế tại một đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh 7 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 sách, hống hách và mọi mưu đồ của chúng Hốt Tất Liệt muốn lừa ép nước ta làm thuộc quốc, nhưng lại sợ quân dân ta phản ứng, có thể phản ứng cả về quân sự, nên cuối chiếu thư phải lèo thêm một câu là: “đã cấm các biên tướng ở Vân Nam không được thiện tiện đưa binh lấn cướp biên giới…” để xoa dịu sự bất bình của quân dân ta Khi sứ Mông Cổ về nước, triều đình nhà Trần về mặt ngoại giao cũng cho một sứ bộ sang thông hiếu Nhưng về mặt quân sự, triều đình nhà Trần và quân dân ta đã ở tư thế sẵn sàng chiến đấu chống giặc xâm lược Trong khi sứ ta sang Vân Nam thì tháng 6 năm 1962, nhà Tống thấy nhà vua đã được Thượng hoàng truyền ngôi cho rồi, nên nhà Tống cho sứ sang đem chiếu thư phong vua Trần Thánh Tông làm An Nam Quốc vương và phong Thượng hoàng Trần Thái Tông làm Đại vương Có thể nhà Tống biết nhà Trần giao thiệp với Mông Cổ nên vội làm việc này để tỏ tình thân thiện, mong giữ được quan hệ láng giềng tốt với ta Khoảng tháng 9 năm 1262, sứ bộ ta sang kinh đô Khai Bình Lúc này, Mông Cổ chưa mở rộng được cuộc chiến tranh xâm lược của chúng vào Trung Quốc, nên còn đóng đô tại Khai Bình (thuộc khu tự trị Nội Mông ngày nay) Đây là lần đầu tiên sứ bộ ta trực tiếp giao thiệp với triều đình Mông Cổ Buổi đầu, để mua chuộc ta, Hốt Tất Liệt gửi tặng vua Trần ba tấm gấm tây cẩm và sáu tấm gấm kim thục Tháng 10 năm 1262, khi sứ ta trở về, Hốt Tất Liệt cũng cho một sứ bộ sang ta, đem sắc phong vua Trần làm An Nam Quốc vương và đưa chiếu thư đòi hỏi ta nhiều thứ Nội dung chiếu thư như sau: “Khanh đã gửi đồ lễ nhận làm bề tôi, vậy bắt đầu từ năm Trung Thống thứ tư (1263), cứ ba năm một lần, chọn nho sĩ, thầy thuốc cùng người thông âm dương bói toán, các hạng thợ, mỗi loại ba người, đem đến cùng với các thứ: dầu tô hợp, quang hương, vàng bạc, chu sa, trầm hương, đàn hương, tê giác, đồi mồi, trân châu, ngà voi, vải trắng…” 8 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 Hốt Tất Liệt phong vương cho vua Trần là có dụng ý rang buộc vua Trần chư hầu, chịu sự khống chế của hắn về mọi mặt Nhưng đối với nhà Trần, triều Tống hay triều đình Mông Cổ phong vương hầu không có ý nghĩa gì Các vua Trần không bao giờ quan tâm đến việc cầu phong của các triều đình phương Bắc Một nhà sử học thời trước là Phan Huy Chú trong sách Lịch triều hiến chương lại chí đã nhận định: “Các vua Trần được nhường ngôi, chưa từng cầu phong ở Trung Quốc” Và ở một đoạn khác trong sách này, Phan Huy Chú có nhận định: “Đến nay, phong vương thì Mông Cổ phong trước, nhà Tống phong sau Đó cũng chỉ là tùy hai nước ấy tự sai sứ sang, nước ta chưa từng đưa thư trước cầu phong với hai nước ấy” Còn những yêu sách nhũng nhiễu của Hốt Tất Liệt ghi trong chiếu thư thì nhà Trần bác bỏ Tuy vậy, Mông Cổ vẫn tiếp tục quan hệ với ta, giữ thái độ hòa hoãn, nhưng lúc thì yêu sách cái này, lúc lại yêu sách cái khác, hoặc cho sứ sang ta một cách bất thường để thúc ép, dọa dẫm, muốn gây cho ta một tâm lý hoang mang, khiếp sợ chúng Về phía ta, yêu sách nào, sứ nào của chúng, ta cũng không quan tâm Sứ sang rồi sứ lại về Nhà Trần không giải quyết bất cứ việc gì theo ý muốn của chúng Nhà Trần chỉ trích, bắt bẻ cả những hành động bất nhất của Hốt Tất Liệt Đối với sứ Mông Cổ, vị nào tỏ ra biết điều, ta tiếp đãi mềm dẻo, ân cần, tên nào vô lễ ngông nghênh, hống hách, ta thuyết phục; thuyết phục không nghe thì ta thẳng tay răn đe, làm cho chúng mất ngông nghênh, hống hách Tháng 3 năm Bính Dần (1266), vua Nguyên cho sang giục cống nạp Nhân có sứ Mông Cổ sang ta trở về nước, ta cũng cho một sứ Dương An Dưỡng sang đáp lễ và đem thư sang Mông Cổ: 1) Xin định lại những phẩm vật địa phương phải cống nạp; 2) Xin miễn việc phải nộp học trò, thầy thuốc và thợ thuyền; 3) Xin cho Nạp Thích Đinh làm Đạt lỗ hoa xích dài hạn và từ chối đặt quan giám trị của Hốt Tất Liệt Hốt Tất Liệt đành chịu Nhưng chỉ sau ba ngày sau khi sứ ta về nước, Hốt Tất Liệt lại đưa sang ta sáu yêu sách nặng nề hơn Theo sử liệu Trung Hoa, việc 9 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 cống “người vàng thế thân” trong quan hệ bang giao Việt - Trung bắt đầu xuất hiện từ thời Nguyên Khởi nguồn, để lấy cớ chèn ép và nô thuộc An Nam (tức Đại Việt), nhà Nguyên (Chí Nguyên năm thứ 4 – 1267) đã đưa ra yêu sách 6 việc, đó là: 1 Vua Trần phải sang chầu 2 Vua Trần phải cho con hay em sang ở tại triều đình Mông Cổ làm con tin 3 Phải kê khai dân số nộp cho Mông Cổ 4 Phải chịu các quân dịch của Mông Cổ 5 Phải nộp phú thuế cho Mông Cổ 6 Phải để cho Mông Cổ đặt đạt lễ hoa xích – tức đặt quan lại người Mông Cổ để thống trị nước Đại Việt Những yêu sách thật là hống hách Hốt Tất Liệt muốn bằng uy hiếp ngoại giao biến nước ta thành thuộc quốc, hoặc hơn thế, thành một địa phương trong lãnh thổ thuộc quyền thống trị của hắng Hai tháng sau, Hốt Tất Liệt lại gửi một chiếu thư khác, đòi vua Trần phải nộp những lái buôn người Hồi Hột5 ở nước ta, lấy lý do là “muốn hỏi về tình hình Tây Vực” Gần một năm sau, tức tháng 10 năm 1268, Hốt Tất Liệt cho Hốt Lung Hải Nha – người Mông Thát đi sứ sang thay Nạp Thích Đinh làm Đạt lỗ hoa xích, cho tên Trương Đình Trân – người Hán, làm phó sứ Bọn Hốt Lung Hải Nha đem chiếu thư một lần nữa đòi vua Trần phải nộp lái buôn Hồi Hột, và chúng còn đòi một điều không ghi trong chiếu thư là ta phải nộp mấy con voi lớn Khi tới Đại Việt, viên phó sứ người Hán là Trương Đình Trân ngạo nghễ đòi vua Trần phải tiếp theo lễ đối với “vương ân”, tức là tiếp theo lễ như đối với người ngang hàng vua Nhà vua nhận tờ chiếu, không lạy, bảo bọn Đình Trân rằng: "Các ông làm quan một triều, tôi đây là vua một nước, có lẽ nào các ông làm lễ ngang hàng với tôi được?" Đình Trân nói: "Sứ thần của thiên vương dầu nhỏ, nhưng theo thứ tự, được đứng trên hàng các vua chư hầu" Sau việc 5 tức người Uigua – Một dân tộc ở Trung Quốc 10 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com)

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:03