1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài vấn đề sách phong triều cống trong quan hệ việt nam trung quốc thời hậu lê 1428 1527

15 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Tài Vấn Đề Sách Phong Triều Cống Trong Quan Hệ Việt Nam Trung Quốc Thời Hậu Lê 1428 1527
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 47,55 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tàiSách phong, triều cống được xem là những mô thức phổ biến và được tận dụng trong cácmối quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng, trong đó c

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

1 Tính cấp thiết của đề tài 2

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 4

6 Bố cục tiểu luận 4

CHƯƠNG 1: SÁCH PHONG – TRIỀU CỐNG, SỰ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MÔ THỨC NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC 5

1 Khái niệm và sự ra đời của mô thức sách phong – triều cống 5

1.1 Quan hệ Sách phong – triều cống 5

1.2 Sự ra đời của mô thức ngoại giao Sách phong – triều cống 5

2 Quá trình phát triển của mô thức sách phong – triều cống 6

CHƯƠNG 2: GIAI ĐOẠN PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SÁCH PHONG – TRIỀU CỐNG DƯỚI THỜI HẬU LÊ (1427 – 1528) 9

1 Giới thiệu về thời Hậu – Lê (1428 – 1527) 9

2 Quan hệ sách phong – triều cống trước thời Hậu Lê (1428 – 1527) và quá trình khôi phục 10

2.1 Nguyên nhân của sự ổn định sách phong – triều cống thời Hậu Lê 10

2.2 Quá trình ổn định của quan hệ sách phong – triều cống thời Hậu Lê (1428 -1527) 11

KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

1

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sách phong, triều cống được xem là những mô thức phổ biến và được tận dụng trong các mối quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng, trong đó có Việt Nam Trong quan hệ ngoại giao giữa nước ta và đất nước láng giềng này, Trung Quốc đã nhiều lần sử dung mô thức sách phong – triều cống để tiến hành các hoạt động ngoại giao với đa phần các triều đại nước ta, từ thời Lý, Trần, Hậu Lê đến thời Nguyễn, Lê – Trịnh

Có thể thấy mô thức này dần trở thành hình thức ngoại giao quan trọng được các triều đại Trung Quốc, xuất hiện từ thời Tây Hán, và không ngừng phát triển, duy trì đến giai đoạn nhà Minh thì đạt mốc đỉnh cao trong quá trình hình thành và xây dựng mạnh mẽ

Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, có lúc ổn định, có khi biến động, nhà Minh trở thành một quốc gia hưng thịnh và dần mở rộng sức ảnh hưởng của mình không chỉ trong khu vực mà còn cả hệ thống thế giới, đưa Trung Quốc phát triển đến một địa vị đáng mơ ước Lúc ấy, việc quan hệ ngoại giao cũng là nhân tố mang tính quyết định thiết yếu đến vận mệnh quốc gia và củng cố địa vị trên thế giới Do tọa lạc tại vị trí láng giềng với Trung Quốc, lại còn là khu vực giao thoa về mặt văn hóa và đời sống, quan hệ sách phong – triều cống giữa Đại Việt ta và Trung Quốc luôn được duy trì ổn định và trở thành phương sách ngoại giao thiết yếu trong thời phong kiến

Có thể thấy được vai trò quan trọng của mô thức sách phong – triều cống trong quan hệ Việt – Trung, đồng thời đây cũng là mối quan tâm lớn của học giả trong và ngoài nước khi bàn đến các chính sách đối ngoại trong lịch sử Hiện nay cũng có không ít học giả đã

đề cập và nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề này và đã để lại những tư liệu vô cùng quý báu Tuy nhiên, theo đánh giá chung, các công trình nghiên cứu đa phần chỉ tập trung cụ thể vào từng quốc gia chẳng hạn như dựa vào từng thời đại được ghi chép trong thông sử Việt Nam hay Trung Quốc Hiện tài nguyên nghiên cứu theo mặt tổng thể giữa hai nước vẫn còn hạn chế Vì thế, với đề tài “Vấn đề sách phong triều cống trong quan hệ Việt Nam -Trung Quốc thời Hậu Lê (1428-1527)”, em muốn tìm hiểu rõ ràng và cụ thể hơn về vấn

đề sách phong – triều cống ở giai đoạn nhất định trong thời phong kiến dựa trên cả hai chủ thể là Việt Nam và Trung Quốc – cụ thể ở đây là vào giai đoạn thời Hậu Lê Bài luận

sẽ hướng tới việc tìm hiểu về các cơ sở hình thành, quá trình phát triển của sách phong – triều cống; những đặc điểm của mô thức ngoại giao này vào thời Hậu Lê

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trên thế giới và trong nước hiện nay, đã có không ít học giả và nhà nghiên cứu dành thời gian và đặt mối quan tâm của mình đến vấn đề sách phong – triều cống Vì thế, ngày nay nhân loại được thừa hưởng rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, không chỉ đến

từ ngoài nước mà khoảng thời gian gần đây Việt Nam ta cũng đón nhận nhiều công sức

2

Trang 3

nghiên cứu từ các nhà nghiên cứu với thành quả mang tính đóng góp vô cùng to lớn Dưới đây là một số tác phẩm, đầu sách nghiên cứu nổi tiếng trong nước và quốc tế về vấn đề sách phong – triều cống

Công trình của tác giả Phạm Hoàng Quân – “Minh Thực lục: Quan hệ Trung Hoa – Việt Nam thế kỷ XIV-XVII” đã mang đến cho độc giả cái nhìn rõ ràng và cụ thể về mối

quan hệ giữa phương Bắc và Việt Nam trong suốt giai đoạn phong kiến Công trình cho thấy về giá trị của quyển sách “Minh Thực lục: Quan hệ Trung Hoa –Việt Nam thế kỷ XIV-XVII” trong quá trình nghiên cứu về mặt lịch sử quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc – Việt Nam Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập đến những đặc điểm, sự hình thành của mô thức sách phong – triều cống Có thể thấy đây là quyển sách nền tảng về ngoại giao của nước ta với nhà Minh thế kỷ XIV – XVII nhằm hiểu rõ hơn về mô thức ngoại giao phổ biến thời gian này

Công trình tiếp theo mang tên “On the Ch’ing tributary system” được trình bày bởi hai

nhà nghiên cứu J.K.Fairbank và S.Y.Teng vào năm 1941 Công trình cũng đặt mối quan tâm đến vấn đề triều cống nhưng chủ yếu tập trung vào nhà Thanh Hai tác giả này phân tích rõ ràng và chi tiết về nguồn gốc hình thành và quá trình tồn tại của mô thức ngoại giao này Ngoài ra điểm đặc biệt của công trình là luận điểm về sự gắn bó giữa chính trị

và kinh tế trong hệ thống triều cống

Ngoài ra, nhân loại còn đón nhận một số công trình nghiên cứu về vấn đề này như “The early treaty system in the Chinese World Order”, “The Tributary system – Pacific Century”, “The Tributary System in China’s Historical Imagination” Các công trình trên

đã để lại những đóng góp cho nhân loại không chỉ về mặt nghiên cứu mà còn tạo nền tảng

cơ bản giúp cung cấp thêm kiến thức dành cho những người chuyên môn và cả cho những

ai dành mối quan tâm đến ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Vấn đề ngoại giao luôn là những vấn đề được đặt lên hàng đầu khi đề cập đến quan hệ quốc tế Đối với Việt Nam, trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, việc tiến hành các bước giao lưu, hợp tác quốc tế luôn trở thành mối quan tâm đối với những ai theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học Vì thế, với đề tài về vấn đề sách phong, triều cống, thông qua bài luận này em muốn trình bày về nguồn gốc hình thành, quá trình phát triển của mô thức ngoại giao đặc biệt trên Ngoài ra, bài luận chủ yếu tập trung vào việc ứng dụng mô thức này vào quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc thời Hậu Lê Qua đó, em mong muốn được trình bày về những đặc điểm, tính chất và cả những sự kiện quan trọng khi hai nước tiến hành ngoại giao theo cách thức độc đáo như trên của phương Bắc nhằm lý giải về sự bền vững của sách phong – triều cống khi đưa vào quan hệ giữa hai nước láng giềng

Nhiệm vụ nghiên cứu

3

Trang 4

Nhiệm vụ nghiên cứu của bài tiểu luận này nhằm hướng tới mối quan hệ Việt – Trung giai đoạn Hậu Lê từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XV Ngoài ra tiểu luận này hướng đến việc đánh giá, khai thác các thông tin cơ bản từ các nguồn tài liệu, công trình có sẵn để tạo nên cái nhìn tổng quan nhất sau khoảng thời gian tự nghiên cứu, tìm hiểu Thông qua đó có thể nghiên cứu tình hình và thực trạng mối quan hệ Việt – Trung khi tiến hành áp dụng

mô thức ngoại giao sách phong – triều cống Cuối cùng, tiểu luận cũng mang đến những góc nhìn của các nhà học giả, nghiên cứu thời đại mới về vấn đề ngoại giao trong sử học xưa thông qua chủ thể là sách phong – triều cống

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được mở đầu bằng phương pháp nghiên cứu từ những khái niệm, bản chất và đặc điểm chung để hiểu rõ về vấn đề đang tìm hiểu Sau đó tiểu luận áp dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để tìm hiểu và nghiên cứu về các giai đoạn sử dụng mô thức ngoại giao sách phong – triều cống, các sự kiện tiêu biểu xảy ra trong giai đoạn Hậu

Lê Ngoài ra, đề tài hướng đến sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử vì những tu liệu, nội dung được trình bày sắp tới đây đều thuộc cột mốc thời điểm trong quá khứ Biện pháp logic và phân tích cũng được vận dụng để hiểu được bản chất của vấn đề và rút ra bài học, kiến thức cho riêng bản thân

5 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

Ý nghĩa lý luận

Bài tiểu luận nghiên cứu và khẳng định vai trò ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc trong suốt giai đoạn thời phong kiến, cụ thể là thời Hậu Lê từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XV Tiêu biểu là đề cập đến mô thức sách phong – triều cống thông qua các ghi chép từ sử liệu Việt Nam và Trung Quốc Từ đó giúp cho độc giả hiểu rõ hơn về hình thức ngoại giao này cũng nhưng những quá trình áp dụng, hiệu quả mà nó mang lại cho cả hai chủ thể ngoại giao

Ý nghĩa thực tiễn

Bài tiểu luận giúp làm nền tảng cho các bạn học sinh, sinh viên đánh giá được hiểu biết của mình về lịch sử ngoại giao Việt Nam Đối với những ai dành sự quan tâm đến Việt Nam – Trung Quốc thời xưa, đây cũng là một bài tổng hợp những hoạt động ngoại giao tiêu biểu của nước ta với quốc gia hùng mạnh này

6 Bố cục tiểu luận

Ngoài mục lục, lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bài tiểu luận bao gồm 2 chương và được chia thành 4 tiết

4

Trang 5

CHƯƠNG 1: SÁCH PHONG – TRIỀU CỐNG, SỰ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH

PHÁT TRIỂN CỦA MÔ THỨC NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC

1 Khái niệm và sự ra đời của mô thức sách phong – triều cống

1.1 Quan hệ Sách phong – triều cống

Quan hệ sách phong – triều cống là hệ thống truyền thống của Trung QUốc để quản lý quan hệ đối ngoại Bằng cách thiết lập các quy tắc và kiểm soát các hình thức ngoại giao

mà các quốc gia khác sử dụng để tham gia và tiến hành mối quan hệ của những nước này với Trung Quốc Người Trung Quốc đã tìm thấy một cơ chế hiệu quả buộc các quốc gia

và dân tộc láng giềng phải tuân theo những vấn đề quan trọng của đất nước cường quốc này như về mặt chính trị, phòng thủ, kinh tế,

Một nước nhỏ đồng ý chịu “sắc phong” tức là họ sẽ tiến hành ngoại giao với Trung Quốc với vị thế như một nước chư hầu Họ phải công nhận uy đức của Thiên triều, và hàng năm phải tiến hành nộp cống Cống, được hiểu là sự lệ thuộc, nhằm chỉ việc các nước chư hầu phục tùng cho Thiên triều Trong quan hệ ngoại giao, sách phong – triều cống còn được xem là phương thức duy trì ổn định chính trị của chính quốc gia đó

1.2 Sự ra đời của mô thức ngoại giao Sách phong – triều cống

Sách phong là một trong những cơ sở chủ yếu trong quá trình xây dựng quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc trong suốt giai đoạn phong kiến Có thể nói đây là một trong những bước đệm khởi đầu cho những đường lối quan hệ ngoại giao giữa nước

ta với đất nước láng giềng này Thuở xa xưa, khi Trung Quốc dần chứng minh vị thế và tầm quan trọng của mình trong khu vực và cả thế giới, Việt Nam – đôi khi đã phải chịu những sức ép từ những hoạt động của nước này đưa ra Thế nên, trước “con cá lớn” là Trung Quốc, Việt Nam đã linh hoạt áp dụng các biện pháp ngoại giao khác nhau nhằm có thể duy trì mối quan hệ này nhưng vẫn không đánh mất cái tôi của mình Điều này có nghĩa là chúng ta sẵn sàng tiếp đón Trung Quốc, tuy nhiên khi nước láng giềng này có những hoạt động thiếu tôn trọng, Việt Nam ta sẵn sàng đấu tranh lại, sau đó là những phương thức ngoại giao mềm mỏng để các vương triều Trung Quốc vẫn dành sự tôn trọng

cho nước ta Có thể nói sách phong là “một kiểu quan hệ đặc biệt, kinh nghiệm trên thế

giới chỉ thấy có trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng mà Việt Nam thường được xem là một thí dụ điển hình, với tất cả tính chất phức tạp, nhiều mặt của nó“ 1

Cùng với sách phong, triều cống cũng là một hình thức ngoại giao đóng vai trò quan trọng Đây là hình thức ngoại giao phổ biến và cần thiết trong các mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng vào thời phong kiến, Việt Nam là một trong các số đó Như

1 Nguyễn Thế Long, Bang giao Đại Việt triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2005.

5

Trang 6

đã đề cập nhiều lần trước đó, Trung Quốc đã chứng minh vị thế và sức ảnh hưởng của mình trên thế giới về nhiều mặt như chính trị, kinh tế, văn hóa, Vì thế họ tự cho mình là

có quyền hành và tự phong cho mình quyền phong tước cho các vị vua nước nhỏ Vì thế

để có thể phong vương, các nước nhỏ phải thiết lập và duy trì mối quan hệ với các vương triều Trung Quốc qua các giai đoạn khác nhau Một trong những cách duy trì trên chính là triều cống, ngoài ra vua các nước còn cần phải cầu phong và thực thi các nghĩa vụ riêng với “thiên triều”

Thông qua các tư liệu sử, ta có thể thấy rằng, Trung Quốc là một cường quốc lớn về nhiều mặt Vì thế, để có thể duy trì mối quan hệ với các vương triều của quốc gia này, không ít các nước nhỏ đã phải tiến hành nhiều phương pháp Đại Việt ta cũng thế, đứng trước việc hòa hợp rất nhiều yếu tố để đưa đất nước đi lên, nước ta đã phải cân nhắc kỹ lương để đưa

ra những tính toán chính xác và hợp lý nhất Phan Huy Chú đã nói rằng “Nước ta từ thời

Hùng Vương mới bắt đầu thông hiếu với Trung Quốc, nhưng danh hiệu còn nhỏ, không được dự vào hàng chư hầu triều hội của nhà Minh đường Rồi bị Triệu Đà kiêm tính, nhà Hán phong Đà làm Nam Việt Vương, chỉ được sánh với chư hầu của Trung Quốc, chứ chưa từng được nêu là một nước Đến sau nội thuộc vào nhà Hán nhà Đường, bèn thành quận huyện Đến khi Đinh Tiên Hoàng bình định các sứ quân, khôi phục mở mang bờ cõi, bấy giờ điển lễ sách phong của Trung Quốc mới nhận cho đứng riêng là một nước“.2Thực

tế cho thấy, trải qua các triều đại khác nhau, nước ta luôn có những bước đi cụ thể và hợp

lý trong việc duy trì mối quan hệ với Trung Quốc, đó chính là làm thế nào để có thể sống hòa hợp với một quốc gia láng giềng lớn mạnh như thế nhưng vẫn giữ được trọn vẹn những nét riêng của quốc gia về ngoại giao, văn hóa, kinh tế, chính trị, đồng thời vẫn duy trì được đoàn kết toàn dân tộc, cuộc sống người dân ấm no và ổn định Nguyên nhân Việt Nam xin sắc phong từ Trung Quốc là do ta chỉ là một nước nhỏ, Trung Quốc lại lớn hơn gấp ba, bốn lần tính về cả địa lý lẫn kinh tế, chính trị Thế nên cái lý ở đây là do ta đang nằm cạnh một cường quốc lớn như thế, nên không thể tránh khỏi những mưu đồ thôn tính, xâm lược Vậy làm thế nào để có thể ổn định lòng dân ở trong nước nhưng vẫn duy trì được quan hệ hòa hữu với cường quốc này? Các vua Việt ta đã tiến hành đường lối quan hệ ngoại giao “lấy nhu, thắng cương”, xin sách phong Trung Quốc

2 Quá trình phát triển của mô thức sách phong – triều cống

Từ những các lý do thực tiễn trong quan hệ ngoại giao lịch sử, ta có thể hiểu được vì sao việc xin sắc phong lại được nước ta kéo dài từ thời Ngô ( từ Ngô Xương Ngập3) đến tận thời Nguyễn Ngay từ khi lên ngôi, đa phần các vị vua thời phong kiến đều tiến hành xin phong vương từ Trung Hoa Ngay từ những giai đoạn các triều đại giành độc lập, nước ta

đã bắt đầu việc Từ thế kỷ thứ X dưới thời Ngô qua các nhà Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần đến

chung đó là thời Hậu Ngô Vương.

6

Trang 7

tận thời Nguyễn, hầu như không một triều đại nào bỏ qua việc tiến hành sách phong khi ngoại giao với Trung Hoa

Trong suốt quá trình tiến hành mối quan hệ sách phong – triều cống, nước ta đã đôi lần trải qua những bước ổn định, đôi lần đứng chững lại do những hành động sai lệch trong quan hệ ngoại giao với Trung Hoa Khởi đầu từ Triều Ngô, khi ấy Ngô Quyền chưa sang Trung Hoa xưng vương Mãi đến năm 954, Ngô Xương Ngập cho Lưu Xưởng (sứ vua Nam Hán thời bấy giờ) sang xin phong vương với vị trí là Tĩnh hải quân tiết độ sứ Đây cũng là cột mốc đánh dấu bước khởi đầu của quan hệ sách phong Việt Nam – Trung Quốc Nối tiếp từ thời Ngô, Đinh Tiên Hoàng ở thời Đinh cũng hai lần sang xin phong vương vào năm 972 và năm 975, cùng con trai là Đinh Liễn Sau đó, triều Lê cũng nhanh chóng tiến hành mô thức ngoại giao sách phong Trong suốt thời gian tồn tại và hoạt động đến năm 980, triều Lê đã nhiều lần cử các sứ sang Trung Hoa để xin phong vương Tuy nhiên, vào các triều đại trên, quan hệ sách phong – triều cống giữa hai bên chưa thật sự đạt được sự ổn định lâu dài và phát triển bền vững Do lúc ấy, nước ta cần phải cân đo giữa lòng dân trong nước, ổn định xã hội và quan hệ ngoại giao Trung Hoa, nên việc xin sách phong đã đôi lần không thỏa lòng dân Mãi đến thời Lê Sơ cùng với nhà Minh – Trung Quốc (1428 – 1527), ta mới thấy được giai đoạn ổn định lâu dài nhất của quan hệ sách phong – triều cống giữa Việt Nam và Trung Quốc Có thể đánh giá rằng đây là giai đoạn quan hệ ngoại giao hai nước diễn ra ổn định nhất, những vấn đề gây xung đột trước đây cũng không còn là điều đáng kể trong quá trình hai quốc gia thiết lập quan hệ

Tuy nhiên, đến thời Mạc Đăng Dung dưới triều Mạc, quan hệ sách phong – triều cống trở thành vấn đề bị phản đối gay gắt vì những đường lối không mang đến kết quả ổn định cho

cả hai phía Năm 1527, Mạc Đăng Dung lên ngôi vua sau khi lật đổ được Triều Lê, mở ra một vương triều mới trong giai đoạn phong kiến Việt Nam – vương triều Mạc Hành động của Mạc Đăng Dung đã nhận phải những phản kháng gay gắt không chỉ đến từ nhân dân

mà còn cả các cựu thần triều Lê và Thiên triều Trung Hoa Trước đây, Mạc Đăng Dung là nhân vật đã gắn bó hầu hết với khoảng thời gian triều Lê tồn tại, nên những việc làm này của ông đã không nhận được sự hài lòng và ủng hộ từ nhiều phía Thiên triều Trung Hoa cũng không đồng ý với việc này, vì thế, họ chưa chính thức thừa nhận sự tồn tại của vương triều Mạc Điều này dẫn đến việc quan hệ ngoại giao giữa hai bên cũng dẫn đến những vấn đề mâu thuẫn đáng kể Nhà Mạc luôn vấp phải sự phản kháng, chống đối quân

sự của vua quan nhà Minh Mãi đến 23 năm sau, Mạc Đăng Dung mới cho người sang Yên Kinh cầu pphong Tuy nhiên, lần này triều đình Mạc và Mạc Đăng Dung lại tiếp tục vấp phải những đấu tranh từ nhân dân nước Việt ta Các vương triều trước đó, dù tiến hành quan hệ sách phong – triều cống, nhưng hầu hết các vị vua phong kiến đều chủ trương quan hệ ngoại giao mềm dẻo Tức là ta thần phục Thiên Triều, nhưng khi Trung Hoa có những hành vi xâm lược tổn hại đến nước ta, ta sẽ sẵn sàng “tiễn chúng đi” Nhờ vào đó, không chỉ giữ được cái tôi của riêng mình, mà Trung Hoa còn giữ được sự tôn trọng dành cho nước Đại Việt Không giống như thế, Mạc Đăng Dung lại đi theo con

7

Trang 8

đường “hạ thấp cái tô của mình” Trong tờ biểu được nhà Mạc mang sang Yên Kinh để xin sách phong, có đoạn:

“Thần là tiểu dân ở xa, trí thức chưa được mở mang Nhưng mỗi khi núp ở phương Nam, trông về phương Bắc, thấy trời quang đất tĩnh, biển lặng sông trong, biết là Trung Quốc

đã có thánh nhân Huống chi oai hùng của nhà vua đã vang vọng khắp thiên hạ và lòng nhân huệ của nhà vua lại như khí hòa mùa xuân, tấc lòng vừa mừng vừa sợ, không thể nói lên hết được Thần nghĩ: Dòng họ Lê là quốc vương của thần trước, vận nước đã suy, ngày càng chìm đắm Đến khi quan trị lên nối ngôi, coi việc nước chưa được mấy ngày, thì lại bị bệnh chết Trong khi thảng thốt, tạm theo tục rợ, giao phó việc nước cho thần Thần lại giao cho con là Đăng Doanh Chưa kịp thỉnh mệnh tâu lên, thực đã tự chuyện phạm tội Tuy cửa khuyết cách xa muôn dặm khôn nỗi tỏ bày, nhưng tội lớn tày trời, thế nào giấu nổi 4

Chúng ta thấy từ những ngôn từ như trên, nhà Mạc đã sử dụng những lời lẽ nhún nhường,

và hạ thấp giá trị của mình để đề cao công lao của Thiên Triều So với các lần phong vương của những triều đại trước, nhà Mạc được xem là một bước lùi trong quan hệ sách phong – triều cống của phong kiến Việt Nam Qua đó ta có thể hiểu rõ được lý do vì sao hành động xin sách phong của triều Mạc đã bị lên án gay gắt và là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử ngoại giao của dân tộc

Sau khi nhà Mạc sụp đổ, về sau các hoạt động sách phong – triều cống dần trở lại ổn định

và được kéo dài đến tận thời Nguyễn Có thể thấy, các vua nước ta đã nhiều lần nhún nhường bằng cách đón tiếp sứ bộ Trung Hoa, thực hiện nghi lễ long trọng với mong muốn được nhận sắc phong từ Trung Hoa Tuy nhiên sự nhún nhường này cũng nhằm duy trì quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, lại còn đảm bảo quyền hành quốc gia để phục vụ cho các giai cấp về sau Tuy các vị vua phong kiến đều lựa chọn sách phong – triều cống để duy trì ngoại giao với Trung Quốc, nhưng vào các giai đoạn và hoàn cảnh khác nhau đều dựa vào sự tương quan về tiềm lực và vị thế của hai bên Cụ thể hơn, trong suốt quá trình lịch

sử, không phải chỉ có mỗi Việt Nam ta mới sang Trung Quốc xin phong vương, mà nhiều lần dưới thời Đinh Tiên Hoàng, Quang Trung, Thiên triều Trung Quốc đã chủ động gửi sứ sang sách phong cho các vua nước Việt Như vậy vào mỗi thời kỳ khác nhau, mức độ tương quan lực lượng có tác động không hề nhỏ đến quan hệ bang giao giữa hai bên

4

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Hoạt động sách phong, triều cống trong quan hệ bang giao giữa triều Mạc (Việt Nam) và triều Minh (Trung Quốc) – Hệ quả và thực chất, Khoa Việt Nam học – Đại học Sư phạm Hà Nội, 21/11/2012

8

Trang 9

CHƯƠNG 2: GIAI ĐOẠN PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SÁCH PHONG –

TRIỀU CỐNG DƯỚI THỜI HẬU LÊ (1427 – 1528)

1 Giới thiệu về thời Hậu – Lê (1428 – 1527)

Nhà Hậu Lê – kéo dài từ năm 1428 và kết thúc vào năm 1789 – được xem là một triều đại phong kiến Việt Nam tồn tại sau thời Bắc thuộc lần 4 Năm 1428, nghĩa quân Lam Sơn giải phóng dất nước, khôi phục độc lập nước nhà, sau đó Lê Lợi lên ngôi vua tại kinh thành Thăng Long, lập ra triều Hậu Lê Theo thực tế lịch sử, nhà Hậu Lê được chia thành hai giai đoạn: Lê sơ (1428 – 1527) và Lê Trung Hưng (1532 – 1789)

Khởi đầu là giai đoạn Lê sơ, kéo dài 99 năm từ khi khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi đến khi sụp đổ dưới tay Mạc Đăng Dung Đây được xem là giai đoạn mà trong đó chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền lần đầu tiên chạm mốc đỉnh cảo trong lịch sử Việt Nam Thời Lê sơ có 10 vị hoàng đế, hầu hết các vị này đều nắm trọn quyền hành Đại Việt dưới thời các vị vua này phát triền rực rỡ, biên giới phía Bắc được giữ yên và lãnh thổ nước ta cũng được mở rộng kéo dài tới Bình Định

Dưới thời Lê sơ, việc phục hồi và phát triển nông nghiệp đóng vai trò quan trọng và được đặc biệt quan tâm Ngay khi lên ngôi, Lê Thái Tổ đã cho tiến hành chế độ quân điền bằng cách kiểm kê hộ khẩu, sổ điền Về mặt giáo dục, nhà Lê sơ đặc biệt chú ý đến việc tuyển chọn nhân tài Ngoài cách tiến cử, Lê sơ đã bắt đầu mở các khoa thi Thời ấy, lựa chọn

các nhân tài của quốc gia được coi là công việc cần thiết “Hiền tài là nguyên khí của

quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết” 5

Về mặt đối ngoại, dưới thời vua Lê Thái Tổ, đã nhiều lần Đại Việt ta sang Trung Quốc để đặt bang giao với nhà Minh, cùng nhau giải quyết những vấn đề còn tồn đọng Cũng trong khoảng thời gian này, mối quan hệ sách phong – triều cống lại được hồi sinh và Hậu Lê được xem là giai đoạn mà mối qquan hệ này được duy trì ổn định nhất trong thời phong kiến Việt Nam

9

Trang 10

2 Quan hệ sách phong – triều cống trước thời Hậu Lê (1428 – 1527) và quá trình khôi phục

2.1 Nguyên nhân của sự ổn định sách phong – triều cống thời Hậu Lê

Giai đoạn Hậu Lê được đánh giá là thời kỳ tiến hành quan hệ bang giao với Trung Quốc theo phương thức ổn định và duy trì lâu dài nhát, thậm chí những vấn đề giữa hai nước cũng không trở nên đáng kể Vậy, cần tìm hiểu xem vì sao mãi đến tận thời Hậu Lê, cụ thể là vào giai đoạn Lê sơ (1428 – 1527) thì quan hệ sách phong – triều cống mới ổn định Dựa theo thực tiễn lịch sử, ta có thể thấy rằng vào giai đoạn này, nhà Minh đang đối mặt với sự bất ổn tình hình chính trị tại Trung Quốc, bên cạnh đó là những sức ép từ phía lực lượng phòng thủ biên giới Từ thời Minh Tuyên Tông (1425), tình hình chính trị Trung Quốc đã không còn ổn định như trước Nguyễn Trãi từng nói: “So trước với giờ, mạnh hay yếu thì biết rõ được Huống chi ở nước ngươi, quốc chúa liền năm tử táng, cốt nhục tàn hại lẫn nhau Bắc khấu xâm lăng, đại thần lấn át; gia dĩ mùa màng mất luôn, thổ mộc làm mãi, chính lệnh hà khác, giặc cướp như ong” Thật mà nói, tình thế của ta lúc bấy giờ, theo Nguyễn Trãi, là vị trí của người chiến thắng Thời ấy, Trung Quốc còn phải đối mặt với nạn hoạn quan hoành hành quanh năm Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, nạn hoạn quan hay còn gọi là nạn thái giám xuất hiện ở hầu hết các triều đại, một trong số các hiện tượng ấy đã gây nên thảm kịch “họa quốc ương dân” Do vậy, đứng trước một hiện tượng xấu hoành hành như thế, lại có số lượng tăng nhanh và thế lực cũng theo chiều đi lên, các thái giám thời Minh đã liên kết với nhau nhằm thâu tóm quyền lực Đặc biệt, dưới thời Minh Thành Tổ (1402), các thái giám do được bảo bọc và trưng dụng bởi các hoàng

đế trong triều, nên đã cùng nhau lên kế hoạch giết hại những quan lại, làm cho nhà Minh rơi vào cảnh hỗn loạn Có thể thấy việc sụp đổ của nhà Minh cũng bắt nguồn từ nguyên nhân là do sự cấu kết của các thái giám thời bấy giờ Trong tình thế đó, nhà Minh tiếp tục đối mặt với các vấn đề về an ninh biên giới, đó là những cuộc xung đội với các bộ tộc, tiếu quốc Chẳng hạn như bộ tộc Maw Shan ở Lộc Xuyên, dẫn đến việc nhà Minh phải đưa quân sang tận tiểu quốc này để tấn công Đứng trước sự tấn công bởi kế hoạch “chia

để trị” của nhà Minh, bộ tộc Maw Shan vẫn không từ bỏ và từng bước đấu tranh khôi phục lại độc lập Đến năm 1436, nhà Minh bị tấn công bởi kế hoạch xâm lược của người Maw Shan Cuộc tấn công kéo dài khiến cho nhà Minh loay hoay tìm kiếm sự giúp đỡ từ các tỉnh khác, thậm chí còn đến cả Miến Điện Sau hơn một thập kỉ, nhà Minh giành thắng lợi nhưng lại đối mặt với sự mất mắt lớn về quân sự và cả những bất ổn chính trị chưa thể giải quyết được Trước sự suy yếu như thế, nhà Minh đã tăng cường các hoạt động bang giao, trong đó với Đại Việt ta nhằm khôi phục lại tình thế đất nước

Cũng trong thời kỳ ấy, Đại Việt ta lại chứng kiến một sự phát triển vượt bậc, cường thịnh dưới các đời vua Lê Nước ta được khôi phục và phát triển về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục, trong đó một số lĩnh vực đã chạm đến cột mốc đỉnh cao trong suốt giai đoạn thời phong kiến Kinh tế theo Lê sơ chủ yếu chạy theo nền kinh tế phát triển toàn diện về nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp Nhờ vào những chính sách

10

Ngày đăng: 21/05/2024, 16:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w