Để hình thành và phát triển năng lực lịch sử cho học sinh, cần thông qua việc tổ chức dạy học lấy học sinh làm trung tâm.Theo đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh đọc, h
Trang 1MỤC LỤC
1 MỞ ĐẦU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
2 NỘI DUNG 2
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN DẠY HỌC THEO ĐỊNH HUỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH (PTNLHS) 2
2.1.1 Khái niệm dạy học PTNL 2
2.1.2 Vai trò của giáo viên môn lịch sử trong dạy học PTNLHS 2
2.1.3 Phần mềm Padlet 3
2.2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
2.2.1 Thuận lợi 4
2.2.2 Khó khăn 4
2.2.3 Tiến hành khảo sát thực trạng 4
2.3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHẦN MỀM PADLET TRONG DẠY LỊCH SỬ 6
2.3.1 Hướng dẫn cho giáo viên và học sinh sử dụng phần mềm Padlet 6
2.3.2 Sử dụng Padlet chuẩn bị bài ở nhà 9
2.3.3 Sử dụng padlet khi dạy Hoạt động khởi động: 10
2.3.4 Sử dụng Padlet sau giờ học ( luyện tập, vận dung) 14
2.3.5 Sử dụng Padlet trong các tiết thực hành 15
2.4 Hiệu quả khi áp dụng sáng kiến: 16
2.4.1 Mục đích khảo nghiệm 16
2.4.2 Chuẩn bị khảo nghiệm đề tài 17
2.4.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 17
3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 18
3.1 KẾT LUẬN 18
3.2 KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 21 MỞ ĐẦU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Lịch sử là môn học có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và phát triển năng lịch sử, đồng thời góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong chương trình tổng thể Để hình thành và phát triển năng lực lịch sử cho học sinh, cần thông qua việc tổ chức dạy học lấy học sinh làm trung tâm.Theo đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh đọc, hiểu, giải mã các văn bản lịch sử, từ đó tái hiện quá khứ, nhận thức sự thật lịch sử, đưa ra suy luận, phân tích, đánh giá về quá trình phát triển của lịch sử học sinh có thể vận dụng sáng tạo hiểu biết về lịch sử, văn hóa xã hội của Việt Nam và thế giới vào các tình huống học tập cũng như thực tiễn cuộc sống
Hiện nay với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, học sinh tiếp cận với mạng internet vô cùng nhanh nhạy cho nên việc sử dụng một số kĩ thuật dạy học thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm vào giảng dạy là điều hết sức cần thiết và hữu ích Điều này không những phát triển năng lực công nghệ thông tin, phát triển năng lực tự học, tự quản cho học sinh mà còn tạo hứng thú cho các em trong học tập, mang lại kết quả học tập cao trong công việc giảng dạy, đáp ứng tinh thần đổi mới trong công tác của ngành Đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học sao cho phù hợp với tình hình của đất nước, phù hợp với mục tiêu, chương trình giáo dục, phù hợp với đặc thù bộ môn và phù hợp với từng đối tượng học sinh Trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học là thay đổi lối dạy truyền thụ một chiều sang lối dạy tích cực có sự hướng dẫn giúp đỡ của người dạy nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen
và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, có niềm vui và hứng thú trong học tập
Muốn tạo cho học sinh sự khám phá tìm tòi tri thức qua các ứng dụng hiện đại thì trước hết người giáo viên phải làm chủ được công nghệ Hiệu quả dạy học môn Lịch sử hiện nay chưa cao, nhiều giáo viên còn lúng túng khi sử dụng công
nghệ thông tin và kĩ thuật dạy học hiện đại vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài Ứng dụng phần mềm Padlet trong dạy học Chủ đề 4 - Lịch sử 11: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam để phát triển năng lực cho học sinh tại trường THPT Tĩnh Gia 4 với mong muốn đóng góp một phần
nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng bộ môn, hiệu quả khi dạy học và phần nào đó góp phần vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học lich sử
Rèn luyện cho học sinh có thái độ đúng đắn trong việc tự học, phát huy tính
tự giác, ý thức trách nhiệm của học sinh đối với môn học
Và quan trọng hơn cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới
Trang 3học tập thụ động Bên cạnh đó thế giới đang bước vào cuộc cách mạng 4.0, rất nhiều thành tựu khoa học công nghệ hiện đại được sử dụng cuộc sống Vì vậy, tôi muốn đem công nghệ ứng dụng vào dạy học nhằm đem lại sự hứng thú và kích thích tư duy của học sinh khi đó giáo viên sẽ đóng vai trò như người hướng dẫn
và các em học sinh là những người chủ động khám phá những điều thú vị trong từng tiết học
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Ứng dụng phần mềm Padlet trong dạy học Chủ đề 4 - Lịch sử 11: “Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam” để phát triển năng lực cho học sinh tại trường THPT Tĩnh Gia 4
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Thu thập và xử lí tài liệu để chọn lựa (các phầm mềm, các website, ) phù hợp với đối tượng HS mà mình đang giảng dạy để giao nhiệm vụ, định hướng phù hợp với HS
Sưu tầm và tham khảo tư liệu về phương pháp dạy học
Thống kê, so sánh
Tổng kết, đánh giá kết quả
2 NỘI DUNG 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN DẠY HỌC THEO ĐỊNH HUỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH (PTNLHS)
2.1.1 Khái niệm dạy học PTNL
Dạy học theo định hướng PTNL là dạy học định hướng kết quả đầu ra, chú
trọng NL vận dụng tri thức vào thực tiễn Dạy học theo định hướng PTNL là mô hình dạy học nhằm phát triển tối đa năng lực của người học, trong đó người học
tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người dạy.[1]
Trong dạy học theo định hướng PTNL môn lịch sử thường sử dụng các phương pháp dạy học như: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, dạy học nêu vấn đề, dạy học theo dự án, phương pháp tự học của học sinh, dạy học gắn liền di sản, dạy học hợp tác, dạy học tích hợp [1]
2.1.2 Vai trò của giáo viên môn lịch sử trong dạy học PTNLHS
Trong chương trình dạy học theo định hướng PTNL hiện nay, hoạt động
dạy học lấy “học sinh làm trung tâm” nhưng giáo viên đóng vai trò là người định
hướng và tổ chức cho HS các hoạt động liên tiếp nhau sáng tạo, phù hợp và hấp dẫn để học sinh chiếm lĩnh tri thức và phát triển các năng lực tư duy, trí tuệ Như vậy sản phẩm đầu ra quan trọng của giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông trong thời đại ngày nay không chỉ là những thế hệ trẻ “biết được gì” mà còn phải
“làm được gì”, nghĩa là coi trọng ở tiêu chí năng lực Giáo viên bộ môn Lịch sử cũng đóng vai trò chủ đạo trong dạy học góp phần hình thành những năng lực cho học sinh.[1]
Trang 4Bằng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, giáo viên giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức bộ môn từ đó góp phần hình thành phát triển những năng lực chung cũng như những năng lực chuyên môn đặc thù
Dạy học theo định hướng PTNL cho học sinh là một quá trình diễn ra thường xuyên, liên tục; các năng lực học sinh THPT sẽ được tích lũy qua nhiều bài học trong chương trình lịch sử phổ thông Tuy nhiên có những bài học lịch sử
mà ở đó sau khi học xong và hoàn thành tốt các nhiệm vụ, học sinh sẽ phát triển
được nhiều năng lực Chủ đề 4 - Lịch sử 11: “CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM” là một bài học quan trọng trong sách giáo khoa lịch sử 11 Bài học
đề cập đến nhiều nội dung, sự kiện lịch sử quan trọng trong giai đoạn lịch sử Việt Nam từ thời Bắc thuộc đến nữa sau thế kỉ XIX Tuy nhiên thực tế dạy và học bài này đang có nhiều hạn chế Vậy nên việc giáo viên vận dụng các Phương Pháp dạy học để tổ chức tốt các hoạt động học tập cho học sinh để nâng cao hiệu quả
bài học và PTNL là một yêu cầu cấp thiết
2.1.3 Phần mềm Padlet
Padlet là một bức tường ảo cho phép người dùng bày tỏ ý tưởng về một chủ
đề nào đó một cách dễ dàng Padlet hoạt động giống như một trang giấy nơi mà
mọi người có thể trình bày bất kì nội dung gì (VD: hình ảnh, video, tài liệu, văn bản, link trang web) bất kì vị trí nào trên đó, cùng với bất kì ai cũng như từ bất kì
thiết bị nào Giao diện “đẹp mắt”, dễ sử dụng Ứng dụng phù hợp cho mọi độ tuổi, nhất là các bạn học sinh, sinh viên, giảng viên thường sử dụng nó để tương tác trước, trong và nhất là sau giờ học Đây là một công cụ rất hữu ích trong việc giảng dạy Giáo viên có thể sử dụng Padlet như một nơi để thu thập bài làm từ học sinh và lưu trữ những sản phẩm này để như minh chứng của quá trình dạy và học của thầy và trò, giáo viên có thể đánh giá được kết quả học tập của học sinh bất cứ thời điểm nào, Padlet còn khuyến khích việc tương tác tức thì trên màn hình máy.[2]
Ưu điểm: Có thể tích hợp các hình ảnh minh hoạ, sơ đồ, video … được tải
từ máy tính hoặc từ Internet giúp tạo sự chú ý, tạo hứng khởi cho người học hơn Người học có thể làm việc trực tiếp trên bức tường ảo hoặc có thể viết ra giấy rồi sau đó chụp ảnh để đăng lên
Mọi người (cả giáo viên và học sinh) đều nhìn được sản phẩm của cả lớp Cho phép tương tác ở góc độ bình luận sản phẩm
Phần mềm này được sử dụng thường xuyên trong việc giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà, nộp bài tập ở hoạt động luyện tập và đặc biệt trong tiết luyện tập
Hạn chế: Bản miễn phí chỉ được sử dụng 5 Padlet/tài khoản email đăng kí
Học sinh bình luận những điều không phù hợp trên Padlet
Nhiều học sinh chụp bài còn mờ, khó nhìn, giao diện nhỏ
Nhiều học sinh không có phương tiện để học tập
Trang 52.2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thuận lợi
Đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử trong trường có nhiều năm kinh nghiệm, có chuyên môn tốt và có tâm huyết với nghề Thường xuyên học hỏi
và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
Phần đa học sinh trong trường hiếu học, có tinh thần ham học hỏi Học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức về các website có liên quan đến các phần mềm và
hoàn thành nhiệm vụ được giao
2.2.2 Khó khăn
Các sản phẩm học tập này chủ yếu là dựa vào các công cụ trên mạng có nhiều em chưa biết cách sử dụng và rất ít bạn có máy tính để thực hiện nhiệm vụ Một số học sinh còn chưa tự giác, còn thụ động trong việc thực hiện nhiệm vụ, giáo viên chưa kiểm soát được số học sinh này vì các bạn làm việc tại nhà Với những học sinh có học lực yếu, trung bình, vận dụng kĩ năng đã học vào việc xử
lý yêu cầu của đề kiểm tra còn chưa nhanh nhạy, thực hiện các bước làm bài chưa đảm bảo theo quy trình đã học Học sinh sống trong thời đại công nghệ 4.0 có quá nhiều cám dỗ dẫn đến lơ là trong học tập, không đặt mục tiêu học tập lên hàng đầu
Sự quan tâm đổi mới ở giáo viên vẫn chưa đồng đều, chưa thực sự đi vào chiều sâu; đôi khi còn hình thức Việc thực hiện tiết dạy của giáo viên vẫn chưa thật sự hấp dẫn, lôi cuốn học sinh; còn nhiều học sinh thụ động trong việc tiếp thu kiến thức
Trình độ công nghệ của giáo viên còn hạn chế nên thiết kế bài dạy còn sơ sài, thiếu hình ảnh trực quan sinh động Đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và nghiên cứu kỹ càng các website có liên quan đến các phần mềm để hướng dẫn học sinh hoàn thành nhiệm vụ
Lớp học đông cũng là thách thức đối với người dạy khi muốn triển khai kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực Tốn thời gian và dễ cháy giáo án: các kĩ thuật dạy dạy học tích cực đòi hỏi rất nhiều thời gian chuẩn bị, đôi lúc còn tốn nhiều cơ sở vật chất
Số lượng học sinh
Tỉ lệ
%
Ghi chú
Trang 6các bài tập khi được
ưu cầu không?
và phát triển các kĩ năng của người học Từ thực tiễn đó để tạo ra môi trường học tập sôi động vui vẻ cho học sinh giúp các em nắm được kiến thức, vận dụng thực tiễn cuộc sống, đồng thời giúp các em có thể phát huy hết năng lực, sở trường của mình, tôi đã ứng dụng các phần mềm công nghệ và các kĩ thuật dạy học vào bài dạy của mình
* Về kiến thức:
Khi làm đề tài này tôi đã tiến hành khảo sát ở 2 lớp 11A7, 11A8, thông qua
một bài kiểm tra năng lực trong 20 phút
Kết quả đạt được sau khi khảo sát 83 học sinh:
Trang 7
Qua bảng thống kê kết quả trên cho ta thấy câu hỏi mang tính nhận biết, thông hiểu (những nội dung kiến thức có trong sách giáo khoa) thì đa số các em đều nắm và làm được còn câu mang tính chất vận dụng đòi hỏi sự tư duy kiến thức sâu rộng thì đa số các em ít làm được bài Các kĩ năng ghi nhớ sự kiện, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực tự học, giải quyết vấn đề của các em còn yếu
Xuất phát từ thực tiễn, tôi đã cố gắng tìm tòi và đưa ra các biện pháp tích cực trong dạy học và tìm thấy một số giải pháp phù hợp để góp phần nâng cao
hiệu quả giảng dạy và PTNL cho học sinh khi dạy Chủ đề 4- Chiến tranh bảo vệ
Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước cách mạng tháng Tám năm1945) Lịch sử 11 ở trường THPT Tĩnh Gia 4 nơi tôi công
tác
2.3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHẦN MỀM PADLET TRONG DẠY LỊCH SỬ
2.3.1 Hướng dẫn cho giáo viên và học sinh sử dụng phần mềm Padlet
a Mục tiêu của giải pháp
- Giúp học sinh nắm được các bước thực hiện, cách nộp bài trên tường của Padlet
- Biết cách bình luận, nhận xét, đánh giá, tham khảo bài của các bạn trong nhóm và các nhóm khác
- Biết đưa các video, hình ảnh, tài liệu liên quan đến bài học
- Làm cho bài học trở nên phong phú, sinh động, hấp dẫn
b Cách thức thực hiện giải pháp
Padlet là một trang wed ứng dụng cung cấp bức tường ảo để người dùng cùng nhau tương tác Nói một cách dễ hiểu Padlet là một tờ giấy, và một điều đặc biệt ở đây là giáo viên và học sinh có thể đăng tải văn bản, hình ảnh, âm thanh, đường dẫn…lên tờ giấy này cho tất cả mọi người cùng xem và làm việc với nhau Với giao diện dễ dùng và đẹp mắt, phần mềm pallet phù hợp trong các lớp học để tăng sự tương tác và kích thích trí sáng tạo của người dùng khiến lớp học trở nên thú vị Các bước thực hiện để tải phần mềm này như sau [2]
- Bước 1: Vào google bấm Padlet hoặc dash board padlet.com
- Bước 2: Chuyển trang từ tiếng Anh sang tiếng Việt, sau đó bấm đăng kí
miễn phí để tạo tài khoản Có thể đăng ký với tài khoản Google, Microsoft và Apple Để tiện lợi trong dạy học, thầy cô hãy chọn Google hoặc Microsoft
Trang 8Bước 3: Có thể chọn các gói đăng kí theo số tiền khác nhau, song thông
thường, chúng ta nên trải nghiệm gói Neon (miễn phí) trước để xem có phù hợp
với mình không Nhấn “Let’s go” để hoàn tất đăng ký
- Bước 4: Hoàn thành đăng kí
- Bước 5: Có thể tuỳ ý lựa chọn để phù hợp với bài giảng của mình Các
loại định dạng chỉ khác nhau về bố cục nội dung
Định dạng Bức Tường thường được sử dụng như một bản tin tức chia sẻ
tài liệu đa phương tiện Nêu vấn đề bàn luận, thu thập ý tưởng,…
Định dạng Lưới và dạng Kệ tủ cũng có thể sử dụng cho các mục đích
trên Ngoài ra nó còn cho phép các nội dung được sắp xếp và phân chia theo hàng theo cột Nên nó sẽ rất phù hợp với mục đích chia nhóm, phân chia nội dung
học,…
Định dạng Khung Nền Canvas thường được sử dụng với mục đích lập
Mindmap - sơ đồ tư duy, tạo các hệ thống sơ đồ,…
Chọn một định dạng ngẫu nhiên (nếu sau này thấy không phù hợp thì có thể thay đổi định dạng
- Bước 6: Bật chế độ riêng tư: cung cấp cho học sinh mật khẩu hoặc đường
link vào lớp học theo danh sách học sinh của lớp [2]
CÁC CHẾ ĐỘ RIÊNG TƯ
CHỌN LOẠI ĐỊNH DẠNG CHO PHÙ HỢP
Trang 9- Bước 7: Thêm bài đăng mới cho bức tường, mình chọn biểu tượng dấu
cộng phía góc dưới bên phải màn hình
- Bước 8: Thêm các tính năng nổi bật cho bài đăng sinh động, in đậm, in
nghiêng, canh lề, tải lên file, chèn vị trí bản đồ…
CHỌN DẤU CỘNG BÊN PHẢI
THÊM CÁC TÍNH NĂNG CHO BÀI SINH ĐỘNG
Trang 10- Bước 9: Sau khi đăng chúng ta vẫn có thể chỉnh sửa bài đăng bằng cách
nhấp chuột phải vào bài đăng sau đó chọn chỉnh sửa ở các hạng mục cần sửa
SAU KHI ĐĂNG CÓ THỂ CHỈNH SỬA BÀI ĐĂNG
2.3.2 Sử dụng Padlet chuẩn bị bài ở nhà
a Mục tiêu của giải pháp
- Học sinh nghiên cứu trước, hình dung được tiến trình bài học, nắm được kiến thức cơ bản
- Giáo viên nắm được công việc cần làm và thực hiện tiến trình dạy học một cách lôgic, khoa học
b Cách thức tiến hành
Bước 1: Hoạt động của giáo viên
- Thiết kế Padlet và ghi tên học sinh (tổ, nhóm) trên từng sheet
- Chuẩn bị tư liệu bài giảng (video,bài giảng Power point, bài giảng Word)
có liên quan đến nội dung bài học
- Đưa tư liệu bài giảng và giao nhiệm vụ học tập cho học sinh trên Padlet
- Chia sẻ đường link Padlet lên zalo nhóm cho học sinh và yêu cầu hạn thời gian nộp bài
Bước 2: Hoạt động của học sinh
- Truy cập Padlet bằng đường link của giáo viên đã gửi để chuẩn bị bài từ những tư liệu có trên Padlet
- Hoàn thành nhiệm vụ học tập của giáo viên giao cho: hoàn thành trực tiếp trên Padlet hoặc viết trên phiếu học tập/vở
- Đưa sản phẩm lên Padlet đúng giờ qui định
Bước 3: Kiểm tra kết quả tự học của học sinh trên Padldet
- Giáo viên truy cập vào Padlet để kiểm tra kết quả và thái độ tự học của học sinh