1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN: Công tác điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án tại địa bàn tỉnh Điện Biên - Thực trạng và giải pháp potx

102 1,9K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 779,14 KB

Nội dung

LUẬN VĂN: Công tác điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án tại địa bàn tỉnh Điện Biên - Thực trạng giải pháp Mở đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài Từ lâu, ma túy đã trở thành hiểm họa của loài người. Các hoạt động sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy, chất hướng thần đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đến sức khỏe hạnh phúc của con người, cản trở sự phát triển lành mạnh đối với kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đe dọa sự ổn định về an ninh chủ quyền của các quốc gia. Các hoạt động buôn bán ma túy trái phép mang lại lợi nhuận rất cao, tạo điều kiện cho các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia thâm nhập, làm ô nhiễm phá hoại bộ máy nhà nước; làm phát sinh tội phạm, nó là con đường chính lây lan HIV/AIDS Nhận thấy sự cần thiết phải huy động sức mạnh của các quốc gia cùng tham gia phòng, chống kiểm soát ma túy, Liên hợp quốc đã ban hành 3 Công ước (1961;1971 1988) để phòng, chống kiểm soát ma túy. Nhận thấy sự cần thiết phải kịp thời đấu tranh ngăn chặn kiểm soát ma túy, ngay sau khi giành được độc lập, bên cạnh việc tập trung sức người, sức của kháng chiến chống thực dân Pháp, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm đến việc ngăn chặn thuốc phiện. Ngày 05/3/1952, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 150-TTg quy định việc xử lý đối với những hành vi vi phạm thể lệ quản lý thuốc phiện. Bộ luật Hình sự năm 1985 nhất là Bộ luật Hình sự năm 1999 của nước ta, đã hình thành hệ thống các quy định tội phạm về ma túy. Ngày 09/12/2000, Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống ma túy. Ngày 01/9/1997, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Quyết định số 789/QĐ-CTN tham gia 3 Công ước của Liên hợp quốc về kiểm soát ma túy. Ngày 28/5/1997, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 686/TTg thành lập ủy ban quốc gia phòng, chống ma túy (nay là ủy ban quốc gia phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm). Ngày 10/3/2005, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 49/2005/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phòng, chống ma túy đến năm 2010, với mục tiêu đến năm 2015 cơ bản thanh toán tệ nạn ma túy trong cả nước Tất cả các chủ trương, chính sách các văn bản quy phạm pháp luật này đã góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh phòng, chống ma túy. Từ năm 2002 đến nay LLCSND nhất là LLCSĐTTP về ma túy đã phát hiện, điều tra triệt phá nhiều ổ nhóm, đường dây tổ chức tội phạm ma túy có quy mô xuyên quốc gia quốc tế, bắt giữ nhiều tên tội phạm đặc biệt nguy hiểm như Trịnh Nguyên Thủy, Nguyễn Văn Cẩn, Nguyễn Văn Tám (Tám Phong), Sùng Giống Sếnh góp phần làm ổn định tình hình an ninh tật tự, đem lại lòng tin cho nhân dân về công tác phòng, chống ma túy. Kết quả điều tra tội phạm ma túy phản ánh, hiện nay nguồn ma túy chủ yếu được thẩm lậu từ nước ngoài vào nước ta bằng nhiều đường khác nhau. Phần lớn các vụ án ma túy đều có sự tham gia của các đối tượng người dân tộc ít người (như Sùng Giống Sếnh -dân tộc Mông trong vụ Chu Văn Hiếu, giữ vai trò mua bán, vận chuyển ma túy từ Lào vào nước ta; hoặc vụ Trịnh Nguyên Thủy - câu kết với Triệu Văn ấu dân tộc Dao nhiều đối tượng dân tộc Mông ở Mộc Châu - Sơn La gây án; vụ Nguyễn Văn Tám (Tám Phong) cùng nhiều đối tượng dân tộc Mông ở Na Ư- Điện Biên gây án ). Trong các vụ án đó họ giữ vai trò tạo nguồn. Điện Biên là một tỉnh miền núi Tây Bắc của Tổ quốc, có đông đồng bào dân tộc ít người sinh sống. Điện Biên luôn được xác định là tuyến, địa bàn trọng điểm về ma túy của cả nước, vì Điện Biên có các yếu tố: địa bàn sản xuất ma túy; tuyến thẩm lậu ma túy từ nước ngoài vào; địa bàn trung chuyển cũng là địa bàn tiêu thụ lớn. Từ năm 2002 đến tháng 6/2006, Cơ quan CSĐT nhất là Phòng CSĐTTP về ma túy Công an tỉnh Điện Biên phát hiện, điều tra làm rõ nhiều ổ nhóm, đường dây tội phạm ma túy có quy mô lớn về nhiều mặt như các đường dây của Lý A Va; Lường Văn Lợi; Lăng Văn Tôn; Trần Thị Nhàn; Lường Thị Trưởng chúng đã vận chuyển, mua bán hàng trăm kg ma túy các loại. Khảo sát, nghiên cứu hồ sơ các vụ án tội phạm ma túy tại Công an tỉnh Điện Biên cho thấy: tình trạng người dân tộc ít người phạm tội chiếm tỷ lệ rất cao trong số các vụ án cũng như đối tượng phạm tội được phát hiện hàng năm. Mặc dù LLCSND Công an tỉnh Điện Biên luôn chủ động phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm ma túy. Nhiều đường dây, ổ nhóm tội phạm ma túy hoạt động liên tỉnh, xuyên quốc gia, nhiều địa bàn nóng bỏng về ma túy được phát hiện, điều tra triệt phá, nhất là các địa bàn đồng bào dân tộc ít người sinh sống như các bản của xã Na Ư; bản Pa Xá - Lào; bản Nà Ngum nhưng do đặc điểm địa lý phức tạp, đối tượng phạm tộingười dân tộc ít người có những phong tục, tập quán sống đặc thù làm cho công tác phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trong đồng bào dân tộc ít người luôn gặp khó khăn. Trong khi chưa có lý luận chỉ dẫn cụ thể cũng như công tác tổng kết rút kinh nghiệm còn nhiều hạn chế làm cho công tác phòng, chống tội phạm ma túy trong đồng bào dân tộc ít người chưa đạt hiệu quả cao. Từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài "Công tác điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án tại địa bàn tỉnh Điện Biên - Thực trạng giải pháp" để nghiên cứu là vấn đề cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Đấu tranh phòng, chống ma túy từ lâu đã mang tính toàn cầu cả mặt lý luận thực tiễn. Để tổng kết thực tiễn, bổ sung lý luận nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm ma túy. Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nhiều luận án tiến sĩ, nhiều luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu tội phạm ma túy. Như tiến sĩ Trần Văn Luyện với đề tài: Phát hiện điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy của LLCSND; Thạc sĩ Lê Mộng Điệp với đề tài: Công tác phát hiện, điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy có yếu tố nước ngoài của LLCSND; Thạc sĩ Trịnh Xuyên với đề tài: Điều tra tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên tuyến biên giới Thanh Hóa - Hủa Phăn (nước CHDCN Lào) của lực lượng CSĐT tội phạm ma túy Công an tỉnh Thanh Hóa Tuy nhiên, các công trình này thường được các tác giả nghiên cứu ở các cấp độ phương diện khác nhau như: Tội phạm học; hình pháp học trên phạm vi rộng. Cũng có những đề tài chỉ nghiên cứu ở một số địa bàn nhất định. Vì vậy, việc áp dụng kết quả nghiên cứu vào từng địa phương, từng đối tượng chưa thật phù hợp. Vì ngoài đặc điểm chung thì ở mỗi địa phương, mỗi loại đối tượng lại có những đặc điểm riêng như địa lý, kinh tế, xã hội, tập quán, lối sống, phương thức thủ đoạn phạm tội Hơn nữa, Điện Biên là một địa bàn nóng bỏng, phức tạp về tội phạm ma túy. Nhất là tình trạng người dân tộc ít người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, nhưng công tác tổng kết rút kinh nghiệm chưa được tiến hành một cách đầy đủ, khoa học. Vấn đề người dân tộc ít người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy tại địa bàn tỉnh Điện Biênvấn đề rất đáng quan tâm nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ, toàn diện. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài sẽ có ý nghĩa thiết thực trong công tác phòng, chống tội phạm ma túy. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là tổng kết thực tiễn công tác điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án tại tỉnh Điện Biên. Đánh giá những ưu điểm, những tồn tại, hạn chế nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác đấu tranh chống tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án tại địa bàn tỉnh Điện Biên. Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án tại địa bàn tỉnh Điện Biên nói riêng toàn quốc nói chung. Nhiệm vụ nghiên cứu: -Phân tích làm rõ đặc điểm pháp lý của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. -Phân tích làm sáng tỏ lý luậnbản về điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. -Làm rõ một số nhận thứcbản về dân tộc ít người đặc điểm của người dân tộc ít ngườitỉnh Điện Biên liên quan đến công tác điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý. phạm-Khảo sát, phân tích khái quát tội phạm về ma túy nói chung, tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy nói riêng tại địa bàn tỉnh Điện Biên. - Khảo sát, phân tích đánh giá kết quả công tác điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án tại địa bàn tỉnh Điện Biên. Đánh giá ưu điểm, tồn tại hạn chế của công tác điều tra, rút ra nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó. - Đưa ra dự báo tình hình tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong những năm tới. - Xây dựng, đề xuất các giải pháp thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh ĐiệnBiên. 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận thực tiễn của công tác điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép các chất ma túy do người dân tộc ít người gây án tại địa bàn tỉnh Điện Biên, những yếu tố tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến kết quả công tác điều tra. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu kết quả tiến hành các biện pháp nghiệp vụ điều tra trinh sát điều tra theo luật tố tụng do lực lượng CSĐTTP về ma túy Công an tỉnh Điện Biên thực hiện từ năm 2002 đến tháng 6 năm 2006. 5. Phương pháp luận phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận Mác – Lêin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng ngành Công an về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Khảo sát; tọa đàm chuyên gia; thống kê so sánh; phân tích tổng hợp; khái quát hóa. 6. ý nghĩa lý luận thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận, luận văncông trình chuyên khảo trong khoa học pháp lý về điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án, góp phần bổ sung lý luận nhằm chỉ dẫn công tác điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy học tập trong các trường CAND; bổ sung vào các phương pháp, chiến thuật điều tra áp dụng vào thực tiễn đấu tranh chống tội phạm ma túy trong tình hình mới. 7. Những điểm mới trong kết quả nghiên cứu của luận văn - Rút ra đặc điểm, nguyên nhân, điều kiện về vấn đề người dân tộc ít người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. -Xây dựng phương pháp, chiến thuật điều tra đề ra biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tình trạng người dân tộc ít người phạm tội ma túy. - Đưa ra những chỉ dẫn để áp dụng vào thực tiễn tiến hành điều tra tội phạm về ma túy do người dân tộc ít người gây án. 8. Bố cục của luận văn Luận văn gồm: Phần mở đầu; Phần nội dung gồm 3 chương các tiết trong chương; Kết luận đề tài danh mục tài liệu tham khảo. Chương 1 nhận thứcbản về công tác điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án 1.1. Một số đặc điểm cơ bản của người dân tộc ít ngườiĐiện Biên, có liên quan đến công tác điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy Nước ta có 54 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh chiếm số đông nên gọi là dân tộc đa số; các dân tộc khác ít người hơn nên gọi là các dân tộc thiểu số nay gọi là dân tộc ít người. Các dân tộc anh em đều thống nhất một lòng, đoàn kết xây dựng bảo vệ Tổ quốc, bình đẳng, tương trợ lẫn nhau cùng phát triển. Theo Từ điển tiếng Việt xuất bản năm 2001 của nhà xuất bản Đà Nẵng thì "Dân tộc ít người (dân tộc thiểu số) là dân tộc chiếm số ít, so với dân tộc chiếm số đông nhất trong một nước có nhiều dân tộc". Như vậy, dân tộc ít người ở đây được hiểu là các dân tộc không phải là dân tộc Kinh. Điện Biên là một tỉnh có 18 dân tộc khác nhau cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái là dân tộc đông nhất chiếm 40%; Dân tộc Mông chiếm 30,9%; Dân tộc Kinh chiếm 20,5 %; Các dân tộc ít người khác chỉ chiếm 8,6% dân số toàn tỉnh. Các dân tộc luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, không có tình trạng cưỡng bức, kỳ thị, chia rẽ hoặc đồng hóa, thôn tính giữa dân tộc đa số với dân tộc ít người. Các dân tộc luôn được đảm bảo phát triển tự do mọi mặt nhằm nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của dân tộc mình cũng như toàn thể cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh nói riêng cả nước nói chung. ở một số vùng chỉ có một dân tộc cư trú tương đối tập trung như dân tộc Mông ở xã Na Ư - Điện Biên, Tỏa Tình, Tênh Phông - Tuần Giáo; dân tộc Hà Nhì ở xã Xín Thầu – Mường Nhé. Song, cũng như trong cả nước, các dân tộcĐiện Biên sống xen kẽ, không có " lãnh thổ " riêng biệt. Người Thái người Kinh phần lớn sống ở vùng thấp, vùng gần sông suối nơi có điều kiện sản xuất lúa nước thuận lợi. Người Mông các dân tộc khác chủ yếu sống ở vùng núi cao, gắn liền với tập quán sản xuất trên nương rẫy. Tình trạng cư trú phân tán, xen kẽ giữa các dân tộcđiều kiện để các dân tộc tăng cường hiểu biết, hòa hợp, giúp đỡ xích lại gần nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu phát triển kinh tế – văn hóa cũng như tăng cường an ninh, quốc phòng Địa bàn cư trú của các dân tộc ít ngườiĐiện Biên có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, môi trường sinh thái, đặc biệt về quốc phòng an ninh. Các địa bàn giáp biên giới, sự sinh sống của đồng bào được xem là "phên giậu" của Tổ quốc để ngăn chặn tội phạm các hành vi xâm nhập khác gây mất ổn định tình hình trong nước. Địa bàn đồng bào dân tộc ít người sinh sống, gần khu vực Tam giác vàng - nơi xuất ma túy lớn của thế giới - thuận lợi cho tội phạm ma túy hoạt động. Bên cạnh đó, đồng bào các dân tộc ít người có phong tục trồng thuốc phiện. Hiện vẫn còn nhiều đối tượng sống ở vùng sâu, vùng xa lén lút trồng (sản xuất) để bán cho các đối tượng thu gom (trong nước) ma túy. Tuy sống xen kẽ nhưng mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, lâu đời, phản ánh truyền thống, lịch sử niềm tự hào của mỗi dân tộc. Các dân tộc có những phong tục, tập quán, tín ngưỡng được hình thành từ lâu đời đến nay phần lớn vẫn được gìn giữ. Tuy nhiên cũng có không ít những phong tục, tập quán mang tính hủ tục lạc hậu chưa được xóa bỏ làm cản trở sự phát triển nói chung. Đódo phần lớn đồng bào dân tộc ít người vẫn còn nhiều hạn chế về kiến thức văn hóa, khoa học hiện đại. Nhiều vùng đồng bào vẫn tin có các lực lượng siêu nhiên ở trên trời thường xuyên tác động vào đời sống con người. Vì vậy, không ít đồng bào dân tộc ít người tin thần thánh, các thuật mê tín, dị đoan hơn các kiến giải khoa học về các sự việc, hiện tượng có ảnh hưởng đến cuộc sống của đồng bào như khám chữ bệnh, phát triển sản xuất Đây là tâm lý kẻ xấu triệt để lợi dụng để tuyên truyền đạo trái phép lợi dụng các tập tục như "cài lá xanh, cấm cửa người lạ" để hoạt động phạm tội, gây rất nhiều khó khăn cho LLCSĐTTP về ma túy nói riêng lực lượng công an nói chung, tiếp cận để tiến hành các hoạt động nghiệp vụ cơ bản nhằm đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả. Một nét đáng chú ý trong đời sống của một số dân tộc ít ngườido tập quán, lối sống dòng họ nên họ không có khái niệm lãnh thổ hành chính. Vì vậy, việc họ qua lại biên giới trái phép để thăm thân, gặp gỡ họ hàng họ cho là bình thường. Phần lớn các dân tộc ít ngườiĐiện Biên có họ hàng, dòng tộc sinh sống ở các nước láng giềng. Nhiều dân tộc còn tình trạng du canh, du cư, hoặc di dịch cư trái phép, kể cả di cư ra nước ngoài với nhiều lý do khác nhau. Tội phạm ma túy không bỏ lỡ đặc điểm này để thuê mướn, lôi kéo một bộ phận đồng bào tham gia hoạt động phạm tội như thuê vận chuyển qua biên giới, hoặc mua gom ma túy (từ ngoài vào) qua mỗi lần qua lại thăm thân từ đó hình thành nên nhiều đường dây, ổ nhóm tội phạm về ma túy trong khu vực sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Đó cũng là những vấn đề khó khăn cho công tác quản lý nhân, hộ khẩu của các cấp các ngành cũng như công tác phát hiện điều tra tội phạm. Trong những năm qua, tuy được sự đầu tư đáng kể của nhà nước cho chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đối với Điện Biên nói chung đồng bào các dân tộc ít ngườiĐiện Biên nói riêng, nhưng tình hình kinh tế - xã hội của Điện Biên còn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo trong nhân dân chưa giảm đáng kể. Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Điện Biên, thu nhập bình quân đầu người năm 2005 của tỉnh mới đạt 257,79 USD/người, chỉ số này chưa bằng một nửa chỉ số thu nhập bình quân của cả nước. Kinh tế của đồng bào dân tộc ít người chưa phát triển, sản xuất vẫn mang nặng tính tự cấp, tự túc. Sản phẩm lao động chưa đủ trang trải đời sống hàng ngày của bà con. Do kinh tế khó khăn cộng với trình độ dân trí kém phát triển, hiểu biết pháp luật thấp nên không ít đồng bào dân tộc ít người đã xem vận chuyển, mua bán ma túy như một hoạt động kinh tế. Do vậy, trong những năm qua tình trạng đồng bào các dân tộc ít người phạm tội về ma túyĐiện Biên chiếm tỷ lệ lớn trong số tội phạm ma túy bị phát hiện, bắt giữ. Nhiều nơi hình thành nên xã hoặc bản phạm tội về ma túy như xã Na Ư - Điện Biên; bản Nà Ngum - Thanh Yên; bản Na Hai - Sam Mứn Vì vậy, việc phát hiện điều tra tội phạm ma túy ở những địa bàn này chưa có các giải pháp mang tính khoa học, đồng bộ mới chỉ dừng lại ở mức độ giải quyết vụ việc điều đó đã làm cản trở các mục tiêu phòng, chống ma túy đã đề ra. Mặc dù được nhà nước quan tâm về các mặt như y tế, giáo dục nhưng thực chất trình độ nhận thức của đồng bào các dân tộc ít ngườiĐiện Biên còn rất hạn chế. Công tác chăm sóc y tế vẫn còn chưa đầy đủ kịp thời do vậy nhận thức của đồng bào về tác hại do tệ nạn ma túy gây ra cho xã hội chưa đầy đủ. Khi trong nhà có người bị ốm đau, do kém hiểu biết, hoặc do không có thuốc men chữa trị phần nhiều vẫn quen dùng ma túy để chữa bệnh Đây là thói quen trong lối sống, sinh hoạt của đồng bào dân tộc ít người ở [...]... thứcbản về tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy 1.2.1 Khái niệm về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trong Bộ Luật hình sự Việt Nam Bộ luật hình sự 1999 đã quy định: "Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy " tại Điều 194, cụ thể là: 1 Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, thì bị... vụ án ma túy nói chung các vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án nói riêng là những quy luật hình thành thông tin về thủ phạm vụ án, được phản ánh ở môi trường vật chất trong quá trình thực hiện tội phạm, cơ quan điều tra có thể thu thập được Trong quá trình điều tra vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc. .. tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án 1.3.1 Khái niệm hoạt động điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy Công tác điều tra tội phạm bao gồm hoạt động phát hiện tội phạm hoạt động điều tra vụ án hình sự Phát hiện tội phạm là quá trình lực lượng CSND tiến hành các biện pháp công khai, bí mật theo quy định của pháp luật... can, Cơ quan điều tra tiến hành các biện pháp điều tra theo quy định của LTTHS - Bắt đối tượng là người dân tộc ít người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy: Tội phạm phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án cũng có đặc điểm chung của tội phạm ma túy đó là: thường hoạt động theo đường dây, ổ nhóm, tổ chức có mối quan hệ... giá thực trạng tội phạm này diễn ra ở địa bàn tỉnh Điện Biên, cũng như kết quả thực tiễn công tác điều tra loại tội phạm này do người dân tộc ít người gây ra Qua đó có cơ sở khoa học để đánh giá đúng đắn về những mặt đã đạt được, chưa đạt được có phương hướng khắc phục Chương 2 Thực trạng công tác điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án. .. nguyên nhân, điều kiện người dân tộc ít người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy để đưa ra biện pháp phòng ngừa điều tra có hiệu quả 1.3.2.1 Tổ chức các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án Đặc điểm chung của tội phạm ma túy là hoạt động kín đáo, bí mật Do đó,... người gây án nói riêng Đây là cơ sở để cơ quan Công an nói chung LLCSĐTTP về ma túy nói riêng, có được những thông tin phản ánh để phát hiện tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do đối tượng là người dân tộc ít người gây án Hoạt động điều tra đối với các đối tượng người dân tộc ít người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy thường được bắt đầu dựa trên... phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy như các hoạt động điều tra trinh sát, hoạt động phát hiện tội phạm, tiếp nhận xử lý tin báo tố giác về tội phạm ma túy do người dân tộc ít người gây án tại địa bàn tỉnh Điện Biên; các hoạt động điều tra theo luật tố tụng hình sự để chứng minh tội phạm ma túyngười dân tộc ít người Đây là những lý luậnbản để trên cơ sở đó xem xét, đánh... nhóm tội phạm ma túy, lập hồ sơ đưa người phạm tội ra xử lý trước pháp luật 1.3.2.2 Phương pháp điều tra xác minh, thu thập các thông tin, tài liệu về tội phạm tàng trữ, vận chuyển ,mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án - Trinh sát xác minh: là một trong những hoạt động phổ biến trong điều tra tội phạm nói chung, trong chuyên án trinh sát điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển,. .. nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm 1.2.2 Đặc trưng pháp lý của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy - Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy là vi phạm chế độ độc quyền thống nhất quản lý của Nhà nước đối với chất ma túy Đối tượng của tội phạm này là các chất ma túy các tiền chất ma túy được quy . LUẬN VĂN: Công tác điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án tại địa bàn tỉnh Điện Biên - Thực trạng và giải pháp . pháp công tác điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án - Hoạt động phát hiện tội phạm: Hoạt động phát hiện tội phạm tàng trữ, vận. học pháp lý về điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án, góp phần bổ sung lý luận nhằm chỉ dẫn công tác điều tra tội phạm tàng trữ,

Ngày đăng: 27/06/2014, 20:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
23. Quyết định số 156/2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng “Về việc thành lập lực lượng chuyên trách phòng. Chống ma túy thuộc Bộ đội biên phòng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc thành lập lực lượng chuyên trách phòng. Chống ma túy thuộc Bộ đội biên phòng
1. Bộ luật Hình sự – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 1997 2. Bộ luật Hình sự – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 2000 Khác
3. Chuyên đề về Bộ luật Hình sự – Tạp chí Dân chủ và Pháp luật – Bộ Tư pháp. Hà Nội năm 2000 Khác
4. Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng Hình sự – Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. 1995 Khác
5. Bộ luật Tố tụng Hình sự – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 2004 6. Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 Khác
7. Quyết định số 1165 và 1173 ngày 01/4/2005 của Tổng cục trưởng Tổng cục xây dựng lực lượng Bộ Công an Khác
8. Kế hoạch tổng thể phòng, chống ma túy đến năm 2010. Nhà xuất bản CAND Khác
9. Ba Công ước của liên hợp quốc về kiểm soát ma túy – Văn phòng thường trực phòng, chống ma túy. Nhà xuất bản Công an nhân dân 2005 Khác
10. Nguyễn Xuân Yêm – Trần Văn Luyện – Hiểm họa ma túy và cuộc chiến mới. Nhà xuất bản CAND. Hà Nội 2002 Khác
11. Trần Văn Luyện – Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma túy. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội 1998 Khác
12. Phan Quốc Kinh – Các chất ma túy ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội 1995 Khác
13. Bộ Nội vụ – Từ điển các chất ma túy. Nhà xuất bản Công an nhân dân – Hà Nội 1998 14. Học viện Cảnh sát nhân dân – Giáo trình, những vấn đề cơ bản trong phòng, chốngtội phạm về ma túy. Hà Nội 2005 Khác
15. Học viện Cảnh sát nhân dân – Giáo trình, hoạt động phòng ngừa và điều tra các tội phạm về ma túy của lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma túy. Hà Nội 2002 Khác
16. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - 2006 Khác
17. Cấn Văn Chúc. Hoạt động nghiệp vụ trinh sát đấu tranh chống băng nhóm tội phạm hình sự trong tình hình hiện nay. Nhà xuất bản CAND Khác
18. Học viện Cảnh sát nhân dân - Giáo trình hoạt động nghiệp vụ trinh sát của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Hà Nội 2004 Khác
19. Đại học Luật Hà Nội - Giáo trình khoa học điều tra hình sự. Nhà xuất bản Công an nhân dân. Hà Nội 2002 Khác
20. Trường đại học Cảnh sát nhân dân. Giáo trình lý luận và phương pháp luận của khoa học điều tra hình sự. Hà Nội 1998 Khác
21. Sổ tay công tác dân tộc và miền núi – ủy ban Dân tộc và Miền núi và Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương. Hà Nội 2000 Khác
22. Từ điển tiếng Việt – Viện ngôn ngữ học. Nhà xuất bản Đà Nẵng 2001 a. Từ điển bách khoa CAND – Nhà xuất bản CAND. Hà Nội năm 200 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w