Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, đầu tư trang bị phương tiện cho LLCSĐTTP về ma túy của Công an tỉnh Điện Biên đảm bảo góp phần thực hiện thắng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Công tác điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án tại địa bàn tỉnh Điện Biên - Thực trạng và giải pháp potx (Trang 92 - 95)

LLCSĐTTP về ma túy của Công an tỉnh Điện Biên đảm bảo góp phần thực hiện thắng lợi chương trình quốc gia về phòng, chống ma túy.

Điện Biên được xác định là một trong những địa bàn trọng điểm đấu tranh chống tội phạm ma túy của cả nước, địa bàn có các yếu tố như địa bàn sản xuất; tuyến thẩm lậu ma túy từ nước ngoài vào; địa bàn trung chuyển; địa bàn tiêu thụ lớn.

Công tác điều tra tội phạm về ma túy trong những năm qua cho thấy: số vụ án cũng như đối tượng phạm tội phát hiện hàng năm lớn (trung bình 280 vụ, gần 400 đối tượng), địa bàn đấu tranh rộng, nhiều vụ án lớn, phức tạp... trong khi đó LLCSĐTTP về ma túy hiện nay mới có 22 điều tra nên chưa đáp ứng được về số lượng và sẽ có những ảnh hưởng nhất định làm hạn chế chất lượng điều tra.

Thực tiễn cho thấy với quân số hiện nay LLCSĐTTP về ma túy Công an tỉnh Điện Biên khó hoàn thành nhiệm vụ nhất là thực hiện công tác điều tra cơ bản; hoặc mở rộng điều tra vụ án. Việc bổ sung đủ lực lượng là yêu cầu cấp thiết, trong đó cần coi trọng bổ sung đủ điều tra viên cho Đội CSĐTTP về ma túy cấp huyện nhằm củng cố tổ chức, nghiệp vụ để đến năm 2009 Cơ quan CSĐT cấp huyện đảm nhận điều tra các vụ án có mức án từ 15 năm trở xuống. Chú trọng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, pháp luật phục vụ công tác đấu tranh chống tội phạm ma túy ngày càng có hiệu quả hơn.

- Tăng cường trang bị phương tiện, đầu tư kinh phí: phương tiện, kinh phí cho lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy nhất là tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án. Để thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm, trong quá trình điều tra, trinh sát viên, điều tra viên phải tiến hành nhiều hoạt động điều tra khác nhau từ thu thập thông tin, tài liệu ban đầu về hoạt động tội phạm đến các hoạt động khác như bắt, khám xét, và các hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ khác để chứng minh tội phạm... đây là các hoạt động rất khó khăn không đơn giản có sức người là làm được mà nhiều khi đòi hỏi phải có sự trợ giúp của các công cụ, phương tiện khác để đảm bảo an toàn, khách quan trong hoạt động điều tra. Sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật trong theo dõi đối tượng cũng như phát hiện, thu thập chứng cứ hết sức quan trọng trong quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy hiện nay. Vì vậy, theo chúng tôi hiện nay lực lượng phòng, chống tội phạm ma túy nói chung và phòng, chống các đối tượng người dân tộc ít người phạm tội về ma túy nói riêng cần được bổ sung, tăng cường các loại công cụ phương tiện sau:

+ Phương tiện giao thông: ô tô, xe máy. + Phương tiện thông tin liên lạc.

+ Các loại phương tiện phục vụ công tác bắt, khám xét, thu thập tài liệu, chứng cứ: Camera ghi âm, ghi hình; Mẫu thử nhanh chất ma túy...

+ Các loại vũ khí và công cụ hỗ trợ, kho bãi bảo quản vật chứng và các loại tài sản có liên quan đến tội phạm (được thu giữ).

+ Chó nghiệp vụ, nhất là chó phát hiện ma túy.

+ Kinh phí phục vụ các hoạt động nghiệp vụ: cần có sự thay đổi về mức và thẩm quyền chi, bổ sung theo chiều hướng tăng lên về mặt kinh phí, đảm bảo chi phí trong điều tra cũng như đảm bảo cho công tác hoạt động nghiệp vụ. Thực tế hiện nay với mức chi 20.000 đ/1 buổi làm ngoài giờ không còn phù hợp. Với kinh phí hạn hẹp, và mức chi thấp như hiện nay thì việc đầu tư có chiều sâu cho công tác nắm tình hình, phát hiện tội phạm ma túy rất khó thực hiện.

- Tổ chức đào tạo bồi dưỡng: Cần có kế hoạch đào tạo dài hạn để có cán bộ chuyên sâu về nghiệp vụ điều tra trinh sát, kiến thức pháp luật trong điều tra theo tố tụng. Về lâu dài đào tạo thành những cán bộ cốt cán chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm ma túy. Chú trọng đào tạo cán bộ địa phương, cán bộ người dân tộc ít người để họ yên tâm công tác lâu dài. Kết hợp đào tạo theo hình thức vừa học, vừa làm để chuẩn hóa và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ. Cần đề ra kế hoạch đến năm 2012 số cán bộ chiến sĩ có trình độ đại học đạt 100%. Coi trọng công tác đào tạo lại và bồi dưỡng chuyên đề để nâng cao kiến thức, nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ.

- Coi trọng đầu tư kinh phí cho công tác tổng kết các chuyên án lớn để phân tích làm rõ những âm mưu, thủ đoạn phạm tội mới, các chất ma túy mới. Trao đổi kinh nghiệm hay trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy nói chung và đối tượng là người dân tộc ít người nói riêng.

- Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ phòng, chống ma túy kết hợp nâng cao hiểu biết và nhận thức về phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc ít

người nhằm phục vụ cho công tác phòng, chống ma túy trong địa bàn các dân tộc ít người sinh sống.

- Thực hiện chế độ khen thưởng vật chất để động viên khích lệ tập thể, cá nhân tích cực chủ động đấu tranh chống tội phạm ma túy trong địa bàn đồng bào dân tộc ít ng- ười.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Công tác điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án tại địa bàn tỉnh Điện Biên - Thực trạng và giải pháp potx (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)