biên giới) và tỉnh Vân Nam - Trung Quốc để nâng cao hiệu quả công tác điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án
Dựa trên cơ sở các quy định của Luật Phòng, chống ma túy (của Việt Nam) và các Điều ước quốc tế mà Việt nam, Lào và Trung Quốc ký kết tham gia để thực hiện các chương trình hợp tác về phòng, chống ma túy như hỗ trợ cung cấp thông tin, truy bắt tội phạm, đào tạo cán bộ, hỗ trợ công cụ, phương tiện, kinh phí phục vụ công tác phòng, chống ma túy giữa Điện Biên với các tỉnh của Lào và Trung Quốc.
Trong thực tiễn đấu tranh cho thấy nguồn ma túy chủ yếu từ Lào và Trung Quốc thẩm lậu vào Điện Biên và không ít tội phạm sau khi bị phát hiện đã sang Lào lẩn trốn. Thuốc phiện và hêrôin vào qua biên giới Việt Nam – Lào một số được vận chuyển qua Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh tiêu thụ tại Trung Quốc; ma túy tổng hợp phần lớn có nguồn gốc từ Trung Quốc vào Việt Nam qua cửa khẩu Lào Cai. Vì vậy, cần phải có sự phối hợp thường xuyên giữa lực lượng phòng chống ma túy của các nước mới có thể ngăn chặn tội phạm ma túy, nhất là đối với đối tượng người dân tộc ít người. Đây là nhóm đối tượng có quan hệ họ hàng, làm ăn kinh tế liên quan đến 3 nước.
Trước hết phải thực hiện nghiêm quy chế biên giới giữa Việt Nam với Lào và Trung Quốc. Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các dân tộc Điện Biên với nhân dân các nước có chung biên giới, và giữa các lực lượng phòng, chống ma túy của các nước. Thường xuyên trao đổi thông tin về hoạt động của tội phạm ma túy.
Đối với các tỉnh của Lào: Thực hiện có hiệu quả Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHDCND Lào, ký ngày 06/7/1998 "Về hợp tác kiểm soát ma túy, các chất hướng thần". Duy trì đều đặn chế độ giao ban, tiến hành hội đàm thường niên. Thực hiện các hiệp định và biên bản thỏa thuận đã ký giữa Công an Điện Biên với Công an các tỉnh Bắc Lào trong phòng, chống ma túy.
Công an Điện Biên có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng, chống ma túy và điều tra tội phạm ma túy cho bạn nhất là 2 tỉnh Phong Sa Lỳ và Luông Pha Băng.
Tổ chức xây dựng cơ sở bí mật trên đất bạn để ngăn chặn, phát hiện tội phạm ma túy trước khi thẩm lậu vào Điện Biên.
Hỗ trợ các công cụ, phương tiện giúp bạn phòng, chống ma túy có hiệu quả nhằm ngăn chặn ngay từ nguồn không để ma túy thâm nhập vào nước ta qua địa bàn Điện Biên.
Đối với tỉnh Vân Nam – Trung Quốc: Tăng cường kiểm soát việc vận chuyển và buôn bán ma túy ở khu vực biên giới 2 nước, sớm thiết lập chế độ liên hệ giữa 2 tỉnh, và tổ chức giao ban định kỳ, tiến tới giao ban thường niên giữa chính quyền 2 tỉnh để trao đổi thông tin về tình hình tội phạm ma túy và đưa ra các giải pháp cụ thể để phối hợp kiểm soát ma túy.
Kết luận
Tội phạm ma túy đang có những diễn biến hoạt động phức tạp. Trong đó tình trạng các đối tượng người dân tộc ít người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy đang có chiều hướng gia tăng. Tính chất hoạt động của chúng ngày càng tinh vi xảo quyệt kèm theo các hành vi phạm tội khác hết sức manh động, tàn bạo. Hoạt động của chúng là nguyên nhân gây ra nhiều tội phạm khác, làm hủy hoại đạo đức, sức khỏe, ảnh hưởng đời sống cộng đồng. Liên quan đến tội phạm ma túy đã có không ít nhân viên nhà nước hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau đã bị thoái hóa, biến chất. Tội phạm ma túy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trong cho xã hội, làm cho trật tự xã hội luôn không được ổn định.
Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp luật, các tài liệu lý luận và tổng kết các hoạt động thực tiễn, đề tài góp phần làm rõ những lý luận cơ bản của hoạt động điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án những năm qua tại Điện Biên, cũng như những chỉ dẫn về phát hiện, điều tra loại tội phạm này trên một số nội dung sau:
Phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về ma túy, tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy; Những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội phạm ma túy; trình bày những vấn đề cơ bản về hoạt động phát hiện đấu tranh chuyên án, khởi tố điều tra, những vấn đề cần chứng minh trong quá trình điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án.
Luận văn trình bày khái quát những vấn đề có liên quan đến tình hình, diễn biến tội phạm ma túy nói chung, tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép các chất ma
túy do người dân tộc ít người gây án tại Điện Biên nói riêng; làm sáng tỏ thực trạng công tác phát hiện, điều tra loại tội phạm này từ năm 2002 đến tháng 6/2006 của lực lượng CSĐTTP về ma túy Công an tỉnh Điện Biên. Đồng thời phân tích rõ những ưu điểm cũng như những khó khăn, tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trong công tác điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Trên cơ sở lý luận chung cũng như tình hình hoạt động của tội phạm ma túy; thực tiễn công tác phát hiện, điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án tại Điện Biên, chúng tôi đưa ra dự báo tình hình tội phạm ma túy trong phạm vi toàn quốc nói chung, và tại tỉnh Điện Biên nhất là trong vùng đồng bào dân tộc ít người nói riêng; đưa ra những giải pháp, những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả điều tra loại tội phạm này trong thời gian tới cho lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy. Đó là:
Tập trung, chủ động làm tốt công tác nắm tình hình phát hiện tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án.
Nghiên cứu, tổ chức thực hiện các chiến thuật điều tra có hiệu quả hơn, phù hợp với đặc tính của tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy là người dân tộc ít người trên cơ sở tuân thủ pháp luật; điều tra khai thác khám phá, bóc gỡ triệt để các ổ nhóm, đường dây tội phạm ma túy. Nghiên cứu, tổ chức thực hiện các chiến thuật điều tra có hiệu quả hơn, phù hợp với đặc tính của tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy là người dân tộc ít người trên cơ sở tuân thủ pháp luật; điều tra khai thác khám phá, bóc gỡ triệt để các ổ nhóm, đường dây tội phạm ma túy.
Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, đầu tư trang bị phương tiện cho LLCSĐTTP về ma túy của Công an tỉnh Điện Biên đảm bảo góp phần thực hiện thắng lợi chương trình quốc gia về phòng, chống ma túy. Thiết lập chặt chẽ, hiệu quả hơn mối quan hệ phối hợp với các lực lượng trong và ngoài ngành để ngăn chặn, điều tra, khám phá, xử lý nghiêm minh kịp thời tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án.
Mở rộng quan hệ hợp tác 6 tỉnh Bắc Lào (nhất là 2 tỉnh có chung đường biên giới) và tỉnh Vân Nam - Trung Quốc để nâng cao hiệu quả công tác điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bộ luật Hình sự – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 1997 2. Bộ luật Hình sự – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 2000
3. Chuyên đề về Bộ luật Hình sự – Tạp chí Dân chủ và Pháp luật – Bộ Tư pháp. Hà Nội năm 2000
4. Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng Hình sự – Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. 1995
5. Bộ luật Tố tụng Hình sự – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 2004 6. Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004
7. Quyết định số 1165 và 1173 ngày 01/4/2005 của Tổng cục trưởng Tổng cục xây dựng lực lượng Bộ Công an
8. Kế hoạch tổng thể phòng, chống ma túy đến năm 2010. Nhà xuất bản CAND
9. Ba Công ước của liên hợp quốc về kiểm soát ma túy – Văn phòng thường trực phòng, chống ma túy. Nhà xuất bản Công an nhân dân 2005
10. Nguyễn Xuân Yêm – Trần Văn Luyện – Hiểm họa ma túy và cuộc chiến mới. Nhà xuất bản CAND. Hà Nội 2002
11. Trần Văn Luyện – Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma túy. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội 1998
12. Phan Quốc Kinh – Các chất ma túy ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội 1995
13. Bộ Nội vụ – Từ điển các chất ma túy. Nhà xuất bản Công an nhân dân – Hà Nội 1998 14. Học viện Cảnh sát nhân dân – Giáo trình, những vấn đề cơ bản trong phòng, chống
tội phạm về ma túy. Hà Nội 2005
15. Học viện Cảnh sát nhân dân – Giáo trình, hoạt động phòng ngừa và điều tra các tội phạm về ma túy của lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma túy. Hà Nội 2002
16. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - 2006.
17. Cấn Văn Chúc. Hoạt động nghiệp vụ trinh sát đấu tranh chống băng nhóm tội phạm hình sự trong tình hình hiện nay. Nhà xuất bản CAND
18. Học viện Cảnh sát nhân dân - Giáo trình hoạt động nghiệp vụ trinh sát của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Hà Nội 2004
19. Đại học Luật Hà Nội - Giáo trình khoa học điều tra hình sự. Nhà xuất bản Công an nhân dân. Hà Nội 2002
20. Trường đại học Cảnh sát nhân dân. Giáo trình lý luận và phương pháp luận của khoa học điều tra hình sự. Hà Nội 1998
21. Sổ tay công tác dân tộc và miền núi – ủy ban Dân tộc và Miền núi và Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương. Hà Nội 2000
22. Từ điển tiếng Việt – Viện ngôn ngữ học. Nhà xuất bản Đà Nẵng 2001 a. Từ điển bách khoa CAND – Nhà xuất bản CAND. Hà Nội năm 200
23. Quyết định số 156/2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng “Về việc thành lập lực lượng chuyên trách phòng. Chống ma túy thuộc Bộ đội biên phòng”
24. Tạp chí CAND số 6/2006
25. Tạp chí thông tin, lý luận CSND số 2/2006
26. Báo cáo tổng kết các năm: 2002; 2003; 2004; 2005 và Sơ kết 6 tháng đầu năm 2006 của Công an tỉnh Điện Biên.
27. Tài liệu Hội nghị Giao ban tấn công tội phạm ma túy trên tuyến Tây Bắc. 28. Hồ sơ các vụ án về tội phạm ma túy lưu trữ tại Công an tỉnh Điện Biên.