Kết quả công tác điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển,mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án tại địa bàn tỉnh Điện Biên, từ năm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Công tác điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án tại địa bàn tỉnh Điện Biên - Thực trạng và giải pháp potx (Trang 50 - 75)

phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án tại địa bàn tỉnh Điện Biên, từ năm 2002 đến tháng 6 năm 2006

2.2.2.1. Kết quả công tác tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác và phát hiện tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án

Thực tiễn đấu tranh chống tội phạm ma túy chứng minh thông tin về các vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do đối tượng người dân tộc ít người cũng được ghi nhận từ các nguồn: công khai và bí mật. Các nguồn tin này do các đối tượng khác nhau cung cấp cho các lực lượng phòng, chống ma túy. Số liệu nghiên cứu các vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do đối tượng người dân tộc ít người gây án tại Điện Biên từ năm 2002 đến tháng 6/2006 cho thấy:

- Tin từ quần chúng nhân dân cung cấp 168 vụ, chiếm 12,4%;

- Tin từ đơn vị ĐTTP về TTATXH; ĐTTP về TTQLKT và CV; ĐTTP về ma túy 925 vụ, chiếm 68,47%;

- Tin từ công tác tuần tra, kiểm soát và biện pháp quản lý hành chính công khai 183 vụ, chiếm 13, 56%;

- Tin của Hải quan, Bộ đội biên phòng và các tổ chức xã hội khác 75 vụ, chiếm 5,57%.

Thống kê trên phản ánh, tin báo tố giác về tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do đối tượng người dân tộc ít người gây án có nguồn chủ yếu từ các hoạt động của các lực lượng nghiệp vụ phòng, chống tội phạm trong lực lượng Công an. Tin từ quần chúng nhân dân chiếm tỷ lệ không đáng kể. Trên thực tế vấn đề không phải người dân không biết nhiều về hoạt động của tội phạm ma túy, nhưng phần nhiều họ sợ bị trả thù hoặc do quan hệ họ hàng, dòng tộc, quan hệ bản làng nên không báo hoặc không dám báo cho các lực lượng phòng, chống ma túy.

Thực tế cán bộ tiếp nhận đã chú ý làm rõ những vấn đề cơ bản sau: Nhân thân người cung cấp tin? Người đó cung cấp tin về vấn đề gì? Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hay sản xuất... Đối tượng nào thực hiện hành vi đó? Hoặc căn cứ vào đâu để nghi vấn đối tượng đó liên quan đến tội phạm ma túy? Làm sao anh (chị, ông, bà...) biết được nguồn tin này, biết trong hoàn cảnh nào, trực tiếp hay gián tiếp, ngoài ra còn ai biết không, người đó ở đâu ? Xem xét động cơ, mục đích báo tin; Xác minh làm rõ quan hệ của người báo tin với đối tượng nghi vấn, đối tượng phạm tội như thế nào ?

Trong thực tế hiện nay vẫn có trường hợp nhiều đơn vị Công an các cấp thường bố trí những cán bộ kém năng lực ở khâu trực ban hình sự. Vì vậy, việc tiếp nhận và xử lý tin báo tố giác tội phạm nói chung và tội phạm ma túy nói riêng chưa được đảm bảo yêu cầu như không ghi nhận, hoặc ghi nhận hời hợt không phản ánh đầy đủ nội dung sự việc được báo tin, hách dịch, sách nhiễu làm cho người dân cảm thấy bị xúc phạm dẫn đến hình thành tâm lý ngại ngùng khi báo tin tội phạm cũng như tiếp xúc lực lượng Công an. Cũng có trường hợp nhận tin báo nhưng do nhiều lý do khác nhau nên không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời lên cấp trên để xử lý... ở một số nơi trụ sở của lực lượng Công an không thuận lợi cho người dân đến báo tin.

2.2.2.2. Kết quả xác lập và đấu tranh chuyên án

Từ năm 2002 đến hết tháng 6/2006, LLCSND Công an tỉnh Điện Biên đã lập và đấu tranh 133 chuyên án đấu tranh chống tội phạm ma túy (108 chuyên án trinh sát và 25 chuyên án truy xét); 307 đối tượng. Trong đó có 97 chuyên án; 224 đối tượng là người dân tộc ít người. (Xem bảng 4 phần phụ lục).

Trong số 97 chuyên án được xác lập có 84 chuyên án trinh sát (chiếm 86,6%); 13 chuyên án truy xét (chiếm 23,4%). Công an cấp huyện xác lập 26 chuyên án trinh sát với 43 đối tượng và 3 chuyên án truy xét với 5 đối tượng. Các phòng cấp tỉnh lập 58 chuyên án trinh sát với 149 đối tượng và 10 chuyên án truy xét với 27 đối tượng. Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy xác lập 55 chuyên án trinh sát: 148 đối tượng và 8 chuyên án truy xét: 21 đối tượng.

Các chuyên án đấu tranh chống đối tượng người dân tộc ít người phạm tội ma túy được xác lập dựa vào các thông tin, tài liệu do LLCSĐTTP về ma túy phát hiện hoặc thu nhận từ các lực lượng nghiệp vụ và quần chúng cung cấp. Kết quả xử lý cho thấy, sau khi phát hiện hoặc tiếp nhận thông tin, tài liệu, LLCSĐTTP về ma túy đã tổ chức kiểm tra, xác minh, sàng lọc và thu thập thêm những thông tin khác từ các nguồn công khai và bí mật để xác định rõ về đối tượng của chuyên án. Các chuyên án được xác lập đều đảm bảo căn cứ theo Quyết định số 362/2003/QĐ-BCA(C11) quy định. Các thông tin, tài liệu này được lực lượng trinh sát kiểm tra và xác minh xác định có thật, nhưng nếu áp dụng các biện pháp nghiệp vụ điều tra đơn thuần thì việc chứng minh tội phạm khó có thể đạt kết

quả. Để triệt phá các đường dây, ổ nhóm tội phạm ma túy này lực lượng phòng, chống tội phạm ma túy phải sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, có sự chỉ huy, chỉ đạo tập trung thống nhất của Ban chuyên án.

Thông tin, tài liệu phản ánh về vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án được lực lượng trinh sát thu thập từ các nguồn:

+ Từ công tác sưu tra, xác minh hiềm nghi, công tác đặc tình, cơ sở bí mật, cộng tác viên và các hoạt động trinh sát khác, hoặc từ các hoạt động nghiệp vụ khác chiếm 76% căn cứ để xác lập chuyên án.

+ Thông tin, tài liệu do các đơn vị nghiệp vụ khác và tin báo, tố giác của quần chúng nhân dân, của các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội chiếm 24% căn cứ để xác lập chuyên án.

Về tổ chức đặc tình trong chuyên án:

Hiện nay mạng lưới bí mật của LLCSĐTTP về ma túy Công tỉnh Điện Biên có 426 người, bao gồm: 99 đặc tình; 321 cơ sở bí mật; 03 cộng tác viên và 03 hộp thư. Mạng lưới bí mật được bố trí chủ yếu trên các tuyến và địa bàn trọng điểm như tuyến Điện Biên – Hà Nội; Tuyến biên giới Việt Nam – Lào và các địa bàn: thành phố Điện Biên Phủ; huyện Điện Biên và huyện Tuần Giáo. Trong năm 2005 và 6 tháng đầu năm 2006, mạng lưới bí mật đã cung cấp 486 nguồn tin có giá trị phục vụ công tác phòng, chống tội phạm ma túy có hiệu quả.

Thực tiễn đấu tranh chống tội phạm ma túy, nhất là trong đấu tranh chống tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án, thời gian qua LLCSĐTTP về ma túy Công an tỉnh Điện Biên phần lớn sử dụng đặc tình theo chiến thuật đánh vào. Đặc tình loại này chủ yếu được xây dựng từ những đối tượng có tiền án, tiền sự về tội phạm ma túy hoặc các tội phạm khác đã được giáo dục. Ưu điểm của chiến thuật này là khi đặc tình đã vào được chuyên án thì đối tượng thường mất cảnh giác và khó hoặc không chú ý phát hiện đặc tình hay nói cách khác không đề phòng việc bị lực lượng phòng, chống ma tuý "cài". Do đặc tình là người có tiền án, tiền

sự nên trong tiếp xúc với đối tượng chuyên án thường có cùng ngôn ngữ, hòa nhập nhanh vào các hoạt động của đối tượng chuyên án... nên có điều kiện nắm bắt được nhiều thông tin cung cấp cho ban chuyên án. Nhờ đó các chuyên án có đặc tình loại này xâm nhập thường thu được những kết quả to lớn khi phá án.

Một số chuyên án điển hình như: Ngày 13/9/2004 Phòng PC17 phối hợp với Phòng PC26 và Công an thị xã Mường Lay phá chuyên án 904H bắt quả tang Tẩn Sếnh Chiêm – sinh năm 1972 – dân tộc Dao, trú tại thị trấn Sìn Hồ – Lai Châu, vận chuyển 10 kg thuốc phiện. Đây là đối tượng trong đường dây mua bán trái phép chất ma túy từ Lào đưa vào Điện Biên vận chuyển về Lai Châu, Lào Cai tiêu thụ. Trong chuyên án này trinh sát đã đánh đặc tình mang bí danh Thu - Dân tộc Dao - với vai trò vận chuyển, khi phá án Thu đã chạy thoát theo kế hoạch trinh sát xây dựng. Ngày 10/12/2004, Phòng PC17 phối hợp đồn biên phòng 425 Bộ đội biên phòng tỉnh Điện Biên phá chuyên án 1104P bắt quả tang Tòng Thị Phượng – sinh năm 1982, trú tại Mường Mày – Phong sa lỳ(Lào) thu giữ 57,73 gam hêrôin. Số ma túy này được Phượng giấu trong đế dép để vận chuyển qua biên giới vào Việt Nam. Chuyên án này trinh sát đánh đặc tình Đào để giúp Phượng giấu hàng khi mang vào Việt Nam. Ngày 22/3/2006, Phòng PC17 phá chuyên án 206-H bắt quả tang Ly Thị Dua – sinh năm 1983, trú tại Na Ư - Điện Biên vận chuyển 3 bánh = 1.050 gam hêrôin... Đây là một số trong nhiều chuyên án chống tội phạm ma túy mà đối tượng gây án là người dân tộc ít người gây án, được các đơn vị thuộc Công an tỉnh Điện Biên tiến hành trong thời gian qua sử dụng đặc tình theo chiến thuật đánh đặc tình vào.

Ngoài ra, LLCSĐTTP về ma túy Công an tỉnh Điện Biên còn sử dụng phương pháp kéo ra nhằm bổ sung lực lượng đặc tình phục vụ điều tra các chuyên án lớn. Điển hình như: Ngày 22/11/2005, Phòng PC17 phá chuyên án 105M bắt quả tang Lò Văn Mậu – sinh năm 1962, trú tại Thanh Chăn - Điện Biên, thu giữ 352,72 gam hêrôin. Trong chuyên án này, lực lượng trinh sát đã kéo đối tượng Lò Văn T – đối tượng giữ vai trò thứ yếu để khống chế và xây dựng. Tháng 02/2005, sau khi xác minh nguồn tin về đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam do các đối tượng ở 2 bên biên giới gây án, trinh sát phòng PC17 bắt khống chế đối tượng Tòng Văn B về hành vi sử dụng chất ma túy (B là đối tượng được thuê vận chuyển trong đường dây), và xây dựng thành đặc tình trong

chuyên án 205T. Ngày 05/3/2005, phá án bắt quả tang Lò Thị Tiên – sinh năm 1977, trú tại Thanh An - Điện Biên, thu giữ 1 bánh hêrôin...

Khi tiến hành phương pháp kéo ra, LLCSĐTTP về ma túy Công an tỉnh Điện Biên đã làm tốt khâu tuyển chọn. Trong thời gian qua các đối tượng kéo ra đều là các đối tượng không giữ vai trò tổ chức, cầm đầu, hoặc đối tượng có hành vi phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, nhưng bản thân họ đều là người đã thu nhận và phản ánh những thông tin, tin tức, tài liệu quan trọng về đối tượng đấu tranh cho ban chuyên án.

Ngoài ra, Công an tỉnh Điện Biên đã sử dụng nhiều đặc tình trong một chuyên án. Như phá chuyên án 904X, bắt giữ Lò Văn Xoan thu giữ 4 bánh hêrôin. Kết thúc điều tra có 7 bị can bị truy tố về tội mua bán trái phép chất ma túy. Quá trình đấu tranh chuyên án đã sử dụng 5 đặc tình vừa sử dụng phương pháp đưa vào, vừa kéo ra, vừa sử dụng đặc tình để thu thập thông tin, tài liệu vừa sử dụng đặc tình để kiểm tra đánh giá nguồn tin do đặc tình (khác) cung cấp...

Trong đấu tranh chuyên án chống tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy LLCSĐTTP về ma túy Công an tỉnh Điện Biên thường sử dụng các chiến thuật sau để rút đặc tình khỏi chuyên án:

Chiến thuật tạo điều kiện cho đặc tình chạy trốn: đây là chiến thuật nghiệp vụ thường được sử dụng ở giai đoạn phá án, bắt giữ các đối tượng phạm tội và chỉ áp dụng trong tình huống đặc tình và đối tượng không biết, hoặc biết không rõ về nhau, không biết tên tuổi, địa chỉ, nơi sinh sống, làm việc hoặc các quan hệ xã hội khác của đặc tình. Để áp dụng chiến thuật này, trước khi tiến hành bắt giữ đối tượng, trinh sát đã có kế hoạch rút đặc tình ra khỏi chuyên án bằng cách tạo ra các tình huống rất tự nhiên, khéo léo để đặc tình chạy trốn, tránh sự phát hiện của đối tượng trong chuyên án.

Chiến thuật tách hồ sơ vụ án: Chiến thuật này chỉ sử dụng trong trường hợp đặc tình và đối tượng biết rõ về nhau, trinh sát không thể áp dụng chiến thuật bố trí cho đặc tình chạy trốn. Chiến thuật này được thực hiện bằng hình thức ngay từ khi các đối tượng trong chuyên án bị bắt, trinh sát phải chủ động khai thác các tài liệu tập trung phản ánh hành vi phạm tội của các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự. Riêng đối với đặc tình cũng phải chủ động thu thập các thông tin, tài liệu, chứng

cứ chứng minh vai trò thứ yếu, cũng như thái độ ăn năn hối lỗi, lập công chuộc tội, tự thú... nhằm tạo nhiều tình tiết giảm nhẹ, và trong nhiều trường hợp phải đề xuất VKS, TA trong quá trình truy tố, xét xử phải chú ý để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự...

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua công tác xây dựng, sử dụng đặc tình của Công an tỉnh Điện Biên vẫn còn có những sơ hở, yếu kém nhất định. Đó là mạng lưới bí mật còn quá mỏng, số lượng ít, chất lượng chưa cao vì thế chưa đáp ứng được yêu cầu chủ động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm ma túy. Trong lãnh đạo, sử dụng đặc tình của lực lượng trinh sát còn nhiều vấn đề phải sớm khắc phục như tuyển chọn đặc tình yếu về khả năng thu thập thông tin, xây dựng nóng vội, xây dựng chưa qua thử thách nên kém hiệu quả, hoặc sử dụng đặc tình đánh nhiều chuyên án trong một địa bàn hẹp. Có trường hợp để lộ đặc tình gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án như vụ Nguyễn Thị Hoa – Thanh Yên vận chuyển 2 bánh hêroin; hoặc vụ Giàng Pả Sình vận chuyển 5 bánh hêrôin; hoặc vụ Lò Thị Vinh do phối hợp phá án giữa trinh sát và đặc tình không thống nhất nên 1 bánh hêrôin phải chấp nhận hàng vô chủ và làm lộ đặc tình. Công tác hồ sơ đặc tình chưa được chú trọng đầy đủ, vẫn còn hiện tượng sử dụng đặc tình không đăng ký hồ sơ.

Lực lượng trinh sát chưa mạnh dạn xây dựng, sử dụng đặc tình loại 3, đặc tình ngoại biên, đặc biệt là việc xây dựng và cài cắm đặc tình ở những địa bàn trọng điểm, địa bàn giáp ranh biên giới, địa bàn đồng bào dân tộc ít người sinh sống, do vậy việc phát hiện tin tức cũng như ngăn chặn tội phạm ma túy trong đồng bào dân tộc ít người còn gặp nhiều khó khăn.

- Trinh sát ngoại tuyến:

Thực tiễn công tác đấu tranh chống tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người phạm tội của lực lượng Cảnh sát - Công an tỉnh Điện Biên đã tổ chức 145 lượt trong quá trình đấu tranh ở các chuyên án. Các chuyên án có sử dụng biện pháp trinh sát ngoại tuyến và đã thu thập được nhiều tin tức, tài liệu quan trọng góp phần phá án thắng lợi.

Đặc điểm địa bàn Điện Biên đã bộc lộ rõ đối tượng người dân tộc ít người gây án thường có địa bàn mua bán, trao đổi và tuyến vận chuyển tương đối cố định. Vì vậy, trước khi tiến hành biện pháp trinh sát ngoại tuyến, cán bộ trinh sát đã nghiên cứu kỹ,

nắm vững tuyến, địa bàn hoạt động của các đối tượng chuyên án; nắm vững mục đích,

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Công tác điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án tại địa bàn tỉnh Điện Biên - Thực trạng và giải pháp potx (Trang 50 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)