lượng trong và ngoài ngành để ngăn chặn, điều tra, khám phá, xử lý nghiêm minh kịp thời tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người dân tộc ít người gây án
Sự phối hợp giữa các lực lượng nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong phát hiện, điều tra tội phạm ma túy, như trao đổi thông tin về hoạt động của tội phạm, hoặc phối hợp truy bắt các đối tượng phạm tội.
Thực tiễn cho thấy sự phối hợp còn ở mức độ hạn chế, chưa thường xuyên, liên tục, hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân trước do hết khác nhau về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức, bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác như về chuyên môn, nghiệp vụ; về thẩm quyền...
Theo Điều 111 BLTTHS, các cơ quan Hải quan và Bộ đội biên phòng trong khi làm nhiệm vụ phát hiện tội phạm (tội phạm ma túy nói riêng) nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành các hoạt động điều tra ban đầu và chuyển cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Như vậy mối quan hệ này đã được pháp luật xác định. Ngoài ra, ngày 09/10/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 133/2002/QĐ-TTg ban hành quy chế phối hợp giữa lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên biển.
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đấu tranh chống tội phạm ma túy là người dân tộc ít người, trong thời gian tới mối quan hệ phối hợp giữa LLCSĐTTP về ma túy Công an Điện Biên với Hải quan và Bộ đội biên phòng cần có những đổi mới cả về nội dụng và hình thức phối hợp, đó là: phải xây dựng quy chế phối hợp; tổ chức giao ban
định kỳ để thông báo cho nhau về âm mưu, thủ đoạn, tình hình hoạt động của tội phạm trong khu vực biên giới, cửa khẩu và trong nội địa; LLCSĐTTP về ma túy có trách nhiệm tổ chức tập huấn trao đổi kiến thức, kinh nghiệm trong công tác điều tra cơ bản, cung cấp các thông tin, tài liệu trong nội địa liên quan đến tội phạm ma túy ở khu vực biên giới, cửa khẩu, phương pháp xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật, điều tra trinh sát và các hoạt động điều tra tố tụng mà Luật tố tụng hình sự giao thẩm quyền cho Hải quan và Bộ đội biên phòng; Bộ đội biên phòng có trách nhiệm giúp đỡ CSĐTTP về ma túy và Hải quan trong thu thập thông tin, tài liệu, phối hợp đấu tranh chuyên án, hoặc truy bắt các đối tượng trong khu vực biên giới; Hải quan có trách nhiệm giúp đỡ trong khâu phát hiện ma túy qua cửa khẩu và khu vực kiểm soát của Hải quan khi có yêu cầu phối hợp của CSĐTTP về ma túy hoặc Bộ đội biên phòng.
- Phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát ngay từ ban đầu, đối với những vụ việc phức tạp cần tổ chức đánh giá tài liệu ban đầu để xác định có hay không có sự việc phạm tội xẩy ra để quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án; bổ sung tài liệu, chứng cứ trước khi kết thúc điều tra. Trong giai đoạn điều tra tố tụng, khi có vướng mắc cần tổ chức họp liên ngành để đánh giá chứng cứ trước khi ra quyết định, có như vậy mới hạn chế tình trạng oan, sai. Phối hợp giữa 3 ngành tiến hành điều tra, truy tố xét xử một số vụ án điểm, xét xử lưu động phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức phòng, chống tội phạm ma túy trong vùng đồng bào dân tộc ít người.
Xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện quy chế phối hợp với các lực lượng PC13;PC14;PC15;PC16;PC21;PC26;PC35;PA23;PV27 thông qua hoạt động nghiệp vụ của mình để nắm bắt tình hình và cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động của tội phạm ma túy người dân tộc ít người; phối hợp trong công tác điều tra khám phá án, như kiểm tra an toàn giao thông; tăng cường công tác nghiệp vụ cơ bản; giám định kỹ thuật; hoạt động các loại hình nghiệp vụ kỹ thuật như nghe, kiểm tra bí mật... nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch tổng thể phòng chống ma túy.