1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài tập thảo luận môn luật môi trường chương i những nguyên tắc của luật môi trường

37 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Nguyên Tắc Của Luật Môi Trường
Tác giả Nông Lê Hương Liễu, Nguyễn Thị Loan, Lê Thị Trà My, Huỳnh Trần Gia Ngân, Phan Thị Kim Ngân, Lê Thị Hồng Nghi, Trương Thị Loan Nhi, Trần Huỳnh Như, Nguyễn Thị Ngọc Nhung
Chuyên ngành Luật Môi Trường
Thể loại Bài Tập Thảo Luận
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 91,35 KB

Nội dung

Biện pháp kinh tế chỉ có thể được thực hiện khiNhà nước thông qua các văn bản quy phạm pháp luật ban hành và và tổ chức thựchiện những sắc thuế, phí và lệ phí về môi trường cũng n

Trang 1

BÀI TẬP THẢO LUẬN MÔN: LUẬT MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG I: NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT MÔI TRƯỜNG

LỚP: HÌNH SỰ 42A2

NHÓM 6

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6

1 Nông Lê Hương Liễu 1753801013100 HS42A2

2 Nguyễn Thị Loan 1753801013107 HS42A2

3 Lê Thị Trà My 1753801013120 HS42A2

4 Huỳnh Trần Gia Ngân 1753801013127 HS42A2

5 Phan Thị Kim Ngân 1753801013132 HS42A2

6 Lê Thị Hồng Nghi 1753801013133 HS42A2

7 Trương Thị Loan Nhi 1753801013147 HS42A2

9 Nguyễn Thị Ngọc Nhung 1753801013157 HS42A2

Trang 2

A CÂU HỎI LÝ THUYẾT

1 Phân biệt khái niệm môi trường theo nghĩa rộng và theo Luật Bảo vệ môi trường Ý nghĩa của việc xác định phạm vi điều chỉnh của Luật từ cách tiếp cận này.

Trả lời:

a/ Về khái niệm môi trường:

Theo nghĩa rộng, môi trường bao gồm toàn bộ nói chung những điều kiện tự

nhiên và xã hội bao quanh con người hay một sự vật, hiện tượng

Theo Luật Bảo vệ môi trường (BVMT), cụ thể tại khoản 1 Điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường 2014: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” Theo quy định

này, môi trường được giới hạn là những yếu tố tự nhiên (đất, nước, không khí, sinhvật, khoáng sản…) và yếu tố vật chất nhân tạo (di tích lịch sử văn hóa, các công trìnhbảo vệ môi trường…) có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người vàsinh vật

Như vậy ta có thể thấy, môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên

thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chấtlượng cuộc sống con người Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầygiáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường,

tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm vớinhững quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thihành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định.b/ Ý nghĩa của việc xác định phạm vi điều chỉnh của Luật từ cách tiếp cận này:

Việc xác định phạm vi điều chỉnh của Luật từ cách tiếp cận này giúp chúng ta cóthể xác định đúng và rõ ràng đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh củaLMT, từ đó có hướng giải quyết và biện pháp xử lý phù hợp

2 Chứng minh biện pháp pháp lí là biện pháp bảo đảm thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác.

Trang 3

Với các đặc trưng như mang tính quy phạm phổ biến và được đảm bảo thựchiện bằng sức mạnh cưỡng chế và các hoạt động khác của Nhà nước, pháp luật đãvà đang khẳng định vai trò không thể thiếu trong hoạt động bảo vệ môi trường hiệnnay.

Có thể nói, các biện pháp pháp lý chính là biện pháp bảo đảm thực hiện các biệnpháp bảo vệ môi trường nói trên Các cam kết về mặt chính trị, chính sách bảo vệ môitrường của đảng cầm quyền, chỉ có thể đi vào thực tiễn khi nó được thể chế hóadưới dạng các quy định pháp luật Biện pháp kinh tế chỉ có thể được thực hiện khiNhà nước thông qua các văn bản quy phạm pháp luật ban hành và và tổ chức thựchiện những sắc thuế, phí và lệ phí về môi trường cũng như các thành tựu của khoahọc – công nghệ trong lĩnh vực môi trường thường chỉ được triển khai áp dụng khiviệc áp dụng này trở thành giải pháp bắt buộc để đáp ứng các yêu cầu của pháp luật

về môi trường với ý nghĩa là điều kiện để được phê duyệt dự án đầu tư, để tiếp tụcđược tồn tại hoạt động hoặc như một giải pháp để giảm bớt chi phí về môi trường qua

sự tác động của pháp luật về thuế, phí

Pháp luật thông qua các hệ thống quy phạm để điều chỉnh hành vi xử sự của conngười và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước sẽ có tác dụng rất lớntrong việc bảo vệ môi trường, cụ thể:

- Pháp luật là cơ sở pháp lý quy định các quy tắc xử sự cho con người khi tác độngđến môi trường

- Pháp luật quy định các chế tài ràng buộc con người thực hiện những đòi hỏi củapháp luật để bảo vệ môi trường

Trang 4

- Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan quản lýnhà nước về bảo vệ môi trường.

- Pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các viphạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường

- Pháp luật là cơ sở pháp lý cho xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường

3 Phân tích nguyên tắc phát triển bền vững và cho ý kiến bình luận về sự thể hiện của nguyên tắc này trong các quy định của pháp luật Việt Nam.

Trả lời:

a/ Phân tích nguyên tắc phát triển bền vững:

Về khái niệm, theo khoản 4, Điều 3, Luật BVMT, phát triển bền vững được định nghĩa là: “phát triển để đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và BVMT” Nói cách

khác, phát triển bền vững chính là phát triển trên cơ sở duy trì được mục tiêu và cơ sởvật chất của quá trình phát triển Muốn vậy cần phải có sự tiếp cận mang tính tổng hợpvà bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu: kinh tế - xã hội – môi trường

Về cơ sở xác lập: Dựa vào tầm quan trọng của môi trường và phát triển và mối

quan hệ tương tác giữa môi trường và phát triển

Về yêu cầu của nguyên tắc:

Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và BVMT (báo cáo Brundland, nguyên tắc 13 của tuyên bố Stockholm, nguyên tắc 5 của tuyên bố Rio

De Janeiro) Muốn vậy, chúng ta cần phải loại trừ xu hướng quá coi trọng một trong hai mục tiêu môi trường hoặc phát triển

Hoạt động trong sức chịu đựng của trái đất, lấy đó làm cơ sở giới hạn hoạt động của con người Ví dụ: trong khai thác, đối với những loại tài nguyên vĩnh viễn (như ánh sáng mặt trời, gió, ) thì con người có thể triệt để khai thác, ngược lại, đối với các loại tài nguyên không thể phục hổi hoặc có thể phục hồi, thì con người cần khai thác trong giới hạn của sự phục hồi để tài nguyên có thể tự tái tạo lại kịp thời

Trang 5

b/ Bình luận về sự thể hiện của nguyên tắc này trong các quy định của pháp luật ViệtNam:

Trong thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, Việt Nam đã đạt được những tiến bộđáng kể trong lĩnh vực cải cách chính sách và phát triển các cơ quan BVMT Báo cáocủa Việt Nam tại Hội nghị môi trường và Phát triển ở Rio, năm 1992, đã liệt kê nhữngmong muốn của đất nước Năm năm sau, Báo cáo của Việt Nam tại hội nghị quốc tếtiếp theo tại New York, nhằm kiểm điểm các tiến bộ đạt đượctrong thực hiện Chươngtrình Nghị sự 21, đã trình bày danh sách những cải cách chính sách được thực thi.Ngay từ năm 1986, Chiến lược bảo tồn quốc gia được soạn thảo và 5 năm sau,vào năm 1991 Việt Nam đã thông qua Kế hoạch Hành động Quốc gia về Môi trườngvà Phát triển bền vững (NPESD), ngay trước khi Hội nghị Rio diễn ra Bốn năm tiếptheo, hai kế hoạch được soạn thảo, đó là Kế hoạch Hành động Môi trường Quốc gia,đón trước các yêu cầu bắt buộc của Ngân hàng Thế giới (WB); và Kế hoạch Hànhđộng Đa dạng sinh học (BAP) sau khi Việt Nam phê chuẩn Công ước Đa dạng Sinhhọc, năm 1993 Ngoài ra, nhiều chương trình cải cách luật pháp và thể chế về môitrường đã được thực hiện

Trong những năm qua, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạmpháp luật về bảo vệ môi trường Mặc dù còn cha đồng bộ, nhưng các văn bản này đãgóp phần tích cực vào hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường

Luật BVMT có hiệu lực từ ngày 10/1/1994 Có thể nói đây là thời điểm mà côngtác BVMT của Việt Nam đã chuyển sang một giai đoạn mới, phát triển cả về chất vàlượng Lần đầu tiên, các khái niệm cơ bản có liên quan tới bảo vệ môi trường đã đượcđịnh nghĩa, được xác định một cách chuẩn xác làm cơ sở cho việc vận dụng vào hoạtđộng quản lý môi trường; các nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm bảo vệ môi trườngcủa Nhà nước, cá nhân và các tổ chức được ràng buộc bằng pháp lý

Cùng với Luật bảo vệ môi trường, và một loạt các văn bản pháp luật quan trọng

đã được ban hành từ trước 1990 như: Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân (1989), Pháplệnh về thu thuế tài nguyên (1989), Pháp lệnh Bảo vệ đê điều (1989), Pháp lệnh bảo vệnguồn lợi thuỷ sản (1989); từ năm 1991 đến nay Nhà nước Việt Nam đã ban hànhthêm nhiều bộ luật, pháp lệnh khác có liên quan đến công tác BVMT, đó là:

Trang 6

- Hiến pháp sửa đổi (2001)

- Bộ Luật Hình sự sửa đổi (1999)

- Luật Khoa học và Công nghệ

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng (1991)

- Luật Đất đai (1993)

- Luật Dầu khí (1993)

- Luật Khoáng sản (1996)

- Luật Tài nguyên nước (1998)

- Luật Đầu tư nước ngoài (1997)

- Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (1999)

- Pháp lệnh Thú y (1993)

- Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật (1993)

- Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ (1996)

- Pháp lệnh Phí và lệ phí (2001)

Để thúc đẩy quá trình pháp chế hoá công tác bảo vệ môi trường và phát triển bềnvững, sau Luật BVMT, hàng loạt các Nghị định, Chỉ thị, Thông tư cấp Bộ và liên Bộ,và các Quyết định liên quan, đã được ban hành, tạo thành một hệ thống các quy địnhdưới luật, phục vụ việc thực hiện Luật BVMT

Nghị định 175/CP năm 1994 của Chính phủ đã cụ thể hoá trách nhiệm của chínhquyền trung ương và địa phương trong việc thực hiện Luật BVMT; lần đầu tiên đưavào áp dụng một loạt các quy định liên quan đến công tác đánh giá tác động môitrường (ĐTM), kiểm toán đối với các cơ sở mới của quốc gia và áp dụng kiểm soátxuất, nhập khẩu và vận chuyển các loài quý hiếm Đồng thời, Nghị định này đã đề xuấtquyền thanh tra và áp dụng các khoản lệ phí và phạt hành chính môi trường, tuy nhiênkhái niệm này vẫn còn gây tranh cãi và khó đưa vào áp dụng

Nghị định 26/CP, ban hành năm 1996, đã nâng khung phạt hành chính đối vớicác vi phạm pháp luật môi trường liên quan đến những lĩnh vực: ĐTM và kiểm soátmôi trường; bảo tồn tài nguyên thiên nhiên; buôn bán các loài quý hiếm; khai thác mỏ;cũng như hàng loạt những hành vi vi phạm gây ô nhiễm

Trang 7

Tháng 6 năm 1998, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 36-CT/TƯ về Tăng cườngbảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Chỉ thị phảnánh mức độ cam kết cao của Nhà nước đối với BVMT Chỉ thị đề ra một Chương trìnhhành động bao gồm: xây dựng chiến lược quốc gia về BVMT và phát triển bền vữngthời kỳ 2001-2010; hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về BVMT; đưa cácvấn đề môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân; xây dựng Nghị định của Chínhphủ về đa dạng hoá đầu tư cho công tác BVMT; xây dựng kế hoạch giải quyết cácnguyên nhân sâu xa của ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do các xí nghiệp côngnghiệp gây ra; và sửa đổi Luật BVMT, góp phần quan trọng trong nỗ lực bảo vệ môitrường của quốc gia.

Cùng với Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 và các văn bản hướng dẫn thi hành,nhiều đạo luật khác cũng chứa đựng các quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.Ngoài các văn bản pháp luật quy định trách nhiệm của cá nhân, pháp nhân trongviệc bảo vệ môi trường, còn có chế tài hình sự, hành chính, dân sự đối với những hành

vi gây tác hại môi trường Đồng thời, Việt Nam đã ký kết trên 20 điều ước quốc tế vềbảo vệ môi trường

Tuy nhiên, pháp luật về bảo vệ môi trường còn một số hạn chế sau đây:

- Thiếu các quy định khuyến khích phòng ngừa ô nhiễm môi trường, thiếu quy địnhkhuyến khích sử dụng vật liệu tái sinh, các quy định về nghĩa vụ làm sạch nước,khí trước khi thải vào nguồn nước, vào không khí Thiếu các quy định về giới hạnđược phép thải các chất khí, chất lỏng và chất rắn có hại vào không khí, nước vàđất và sự công bố công khai nhưng giới hạn này cũng như về trạng thái môi trườngtrong từng khu vực và vào những thời điểm nhất định

- Chưa có cơ quan giám sát tác động môi trường từ hoạt động của các cơ sở sản xuấtkinh doanh với tính chất là một cơ quan độc lập Chưa có các quy định về các tổchức kiểm toán môi trường hoạt động độc lập, có chức năng đánh giá tác động môitrường

- Chưa cụ thể hoá quy định về nghĩa vụ đóng góp của các tổ chức, cá nhân có sửdụng bộ phận cấu thành của môi trường

- Các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia chưa được nội hoá, chuyển tải thành

Trang 8

pháp luật trong nước và chưa được hướng dẫn thi hành.

Từ đó ta có các định hướng hoàn thiện sau:

- Khuyến khích áp dụng các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm và sử dụng công nghệkhông gây ô nhiễm

- Quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trách nhiệm phục hồi môi trường trongtrường hợp gây ô nhiễm, làm thiệt hại tới môi trường, quy định các hành vi viphạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và hình phạt đối với từng loạihành vi vi phạm

- Quy định tổ chức, chức năng, quyền hạn của cơ quan giám sát tác động môitrường, cho phép ra đời các tổ chức đánh giá tác động môi trường độc lập

- Ban hành, công bố công khai và cập nhật thường xuyên các giới hạn các chất thảiđược phép thải vào môi trường

- Chuyển hoá các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường mà Việt Nam đã ký kếtthành luật trong nước Nghiên cứu các điều ước quốc tế về môi trường mà ViệtNam cần tiếp tục ký kết

4 Phân tích yêu cầu của nguyên tắc môi trường là thể thống nhất và bình luận về

sự thể hiện của nó trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường

ở Việt Nam.

Trả lời:

a/ Phân tích yêu cầu của nguyên tắc môi trường là thể thống nhất:

Về khái niệm sự thống nhất của MT:

- Sự thống nhất về không gian: MT không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia, địa giớihành chính

- Sự thống nhất nội tại giữa các yếu tố cấu thành MT: Giữa các yếu tố cấu thành MTluôn có quan hệ tương tác với nhau, yếu tố này thay đổi dẫn đến sự thay đổi củayếu tố khác

Về yêu cầu:

- Việc BVMT không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia, địa giới hành chính Điềunày có nghĩa là trên phạm vi toàn cầu các quốc gia cần phải có sự hợp tác để bảo vệmôi trường chung Trong phạm vi quốc gia, việc khai thác, bảo vệ môi trường phải

Trang 9

đặt dưới sự quản lý thống nhất của TW theo hướng hình thành cơ chế mang tínhliên vùng, bảo đảm sự hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương.

- Cần phải bảo đảm có mối quan hệ tương tác giữa các ngành, các văn bản quy phạmpháp luật trong việc quản lý, điều chỉnh các hoạt động khai thác và BVMT phù hợpvới bản chất của đối tượng khai thác, bảo vệ, cụ thể:

 Các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường như Luật BVMT, Luật bảo vệ vàphát triển rừng, Luật tài nguyên nước, phải đặt trong một chỉnh thể thống nhất

 Trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước giữa các ngành, lĩnh vực phải đảmbảo phù hợp với tính thống nhất của nôi trường theo hướng quy hoạt động quản lý

về môi trường về một đầu mối dưới sự quản lý thống nhất của Chính phủ Vì vậy,khi phân công trách nhiệm quản lý giữa các cơ quan nhà nước nên tập trung về cho

cơ quan quản lý trung ương và nên có cơ quan quản lý mang tính thống nhất để giảiquyết việc đồng bộ các yếu tố cấu thành môi trường

b/ Bình luận về sự thể hiện của nó trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước vềmôi trường ở Việt Nam:

Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay bao gồmnhững nội dung sau:

1 Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quyphạm pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹthuật môi trường

2 Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quyhoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường

3 Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc; định kỳ đánh giá hiện trạngmôi trường, dự báo diễn biến môi trường

4 Xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường; thẩm địnhbáo cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tácđộng môi trường và kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường; tổ chức xácnhận kế hoạch bảo vệ môi trường

Trang 10

5 Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạng sinhhọc; quản lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm; cải thiện và phục hồi môi trường

6 Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về môi trường

7 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; thanh tratrách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo vềbảo vệ môi trường; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

8 Đào tạo nhân lực khoa học và quản lý môi trường; giáo dục, tuyên truyền, phổbiến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường

9 Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo

vệ môi trường

10 Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện ngân sách nhà nướccho các hoạt động bảo vệ môi trường

11 Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Về hệ thống, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở Việt Nam:

Về tổ chức bộ máy quản lý môi trường, năm 1992 Bộ Khoa học, Công nghệ vàMôi trường được thành lập, mà tiền thân của nó là Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhànước, với chức năng là quản lý Nhà nước về môi trường Các sở Khoa học - Côngnghiệp - Môi trường các địa phương sau đó được thành lập với chức năng là quản lýNhà nước về môi trường ở địa phương Do yêu cầu nhiệm vụ của công tác quản lýnguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường phù hợp với xu thế phát triển củađất nước trong thời kỳ mới, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt nam khoá XI, ngày 05 tháng 8 năm 2002 đã quyết định thành lập Bộ tàinguyên và môi trường trên cơ sở 3 đơn vị chủ yếu hiện có gồm cục môi trường; tổngcục địa chính và tổng cục khí tượng thuỷ văn Cho đến nay, ở Việt Nam đã hình thành

hệ thống tổ chức Quản lý Nhà nước về Môi trường từ trung ương đến địa phương

Ngoài ra, những hạn chế trong công tác quản lý môi trường ở Việt Nam hiện

nay:

Trang 11

Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường tuy đã được hình thành về cơ bảnnhưng vẫn còn nhiều bất cập, nhiều quy định còn chung chung, mới mang tính nguyêntắc Còn thiếu hoặc đã có quy định nhưng chưa đầy đủ về bảo vệ môi trường đất, nước,không khí, về tái chế chất thải, về khắc phục ô nhiễm, cải tạo, phục hồi môi trường, vềtiêu dùng bền vững

Chưa tạo ra hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi để khuyến khích phát triểnngành công nghiệp, dịch vụ môi trường và sản phẩm thân thiện với môi trường Thiếucác cơ chế về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra, giải quyết tranh chấp,xung đột về môi trường Mặc dù đã có các quy định về tội phạm môi trường trong Bộluật Hình sự nhưng chưa đầy đủ và cụ thể nên khó thực hiện trên thực tế Nhiều quyđịnh về xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường mới chỉ dừng lại ở nguyên tắc, thiếu

cơ chế phù hợp để thực hiện nên chưa phát huy được hiệu quả

Cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường chậm đổi mới, chưa đồng bộ với thể chếthị trường Các loại thuế, phí về môi trường mới chỉ bước đầu tạo nguồn thu cho ngânsách mà chưa phát huy được vai trò công cụ kinh tế điều tiết vĩ mô, hạn chế gây ônhiễm môi trường, thúc đẩy các hoạt động kinh tế - xã hội theo hướng hài hòa vớithiên nhiên, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững

Bộ máy quản lý nhà nước về môi trường dù đã được kiện toàn nhiều lần nhưngvẫn chưa đồng bộ và thống nhất từ Trung ương đến địa phương, chưa tương xứng vớichức năng, nhiệm vụ được giao, chưa giải quyết hiệu quả các vấn đề liên ngành, liênvùng, xuyên quốc gia, chưa ngang tầm với yêu cầu bảo vệ môi trường trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu.Việc phân công nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường còn phân tán, chồngchéo và chưa hợp lý, nhất là trong quản lý chất thải và đa dạng sinh học

Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thiếu về sốlượng, yếu về chất lượng, chưa theo kịp các yêu cầu mới đặt ra, nhất là ở các địaphương, cơ sở, còn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực

Đầu tư, chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước, huy động các nguồn lực trong

xã hội còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu; sử dụng nguồn lực tài chính dàn trải, thiếutrọng tâm, trọng điểm nên hiệu quả thấp

Trang 12

Chi thường xuyên cho sự nghiệp môi trường đã đạt 1% tổng chi ngân sách nhànước hằng năm, nhưng còn dàn trải Tại một số địa phương việc sử dụng nguồn chithường xuyên cho sự nghiệp môi trường chưa đúng mục đích, chưa hiệu quả Tỷ lệ đầu

tư trở lại cho bảo vệ môi trường từ các nguồn thu liên quan đến môi trường còn thấp.Nguồn vốn ODA cho bảo vệ môi trường còn thấp, phân tán và đang có xu hướng

giảm dần “Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả chi phí xử lý, khắc phục, cải tạo môi trường”, “người hưởng lợi từ tài nguyên, môi trường phải trả tiền” chưa được áp

dụng triệt để, mức chi chưa đúng, chưa đủ

Ô nhiễm môi trường nhiều nơi đang có nguy cơ vượt ngưỡng chịu đựng của các

hệ sinh thái, ảnh hưởng đến nhiều mặt đời sống kinh tế - xã hội, điều kiện sống và sứckhỏe của nhân dân Các nguồn gây ô nhiễm môi trường gia tăng nhanh về số lượng,quy mô và mức độ tác động xấu lên môi trường, làm cho môi trường đất, nước, khôngkhí nhiều nơi bị ô nhiễm, có nơi đã đến mức nghiêm trọng Cho đến nay, tiến độ xử lýtriệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa đạt mục tiêu đề ra Tỷ lệcác dự án đầu tư được kiểm tra, xác nhận tuân thủ báo cáo đánh giá tác động môitrường trước khi cho phép vận hành còn thấp

Ô nhiễm ở các làng nghề tồn tại từ rất lâu nhưng chưa có biện pháp khắc phục vàgiải quyết hiệu quả Một số kết quả đạt được còn mang tính cục bộ, thiếu bền vững vàchưa được nhân rộng Nhìn chung, ô nhiễm làng nghề đã và vẫn là nghiêm trọng, gâynhiều bức xúc trong xã hội

Quản lý chất thải rắn còn nhiều hạn chế Hầu hết chất thải rắn sinh hoạt ở đô thịvà nông thôn chưa được phân loại tại nguồn Vẫn còn trên 60% số xã ở khu vực nôngthôn trên cả nước chưa tổ chức thu gom rác thải Hoạt động tái chế còn manh mún,chưa có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, đang phát triển tự phát ở các làng nghề, vớicông nghệ thủ công, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường Chất thải rắn vẫn chủ yếu đượcxử lý bằng chôn lấp, trong khi đó có hơn 80% các bãi chôn lấp không bảo đảm yêu cầu

kỹ thuật, vệ sinh môi trường Chất thải nguy hại chưa được quản lý tốt, thiếu côngnghệ, thiết bị nên xử lý kém hiệu quả, tiêu hủy chưa an toàn Nhiều loại chất thải côngnghiệp, hóa chất nguy hại, bao bì thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu, chất thải y tế nguy hại

Trang 13

chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu Việc nhập khẩu các công nghệ cũ, rácthải dưới nhiều hình thức vẫn chưa được kiểm soát, ngăn chặn triệt để.

Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường còn lạc hậu, yếu, không đồng bộ Hầu hếtcác đô thị trên cả nước và khoảng hơn 35% khu công nghiệp, khu chế xuất chưa có hệthống xử lý nước thải tập trung hoặc có nhưng không đáp ứng yêu cầu Hiện nay, trên60% trong số 1 triệu m3 nước thải/ngày/đêm từ các khu công nghiệp xả thẳng ra cácnguồn tiếp nhận, không qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng ở nhiều nơi

Về giải pháp, giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý nhà nước bảo vệ môi trường:

- Nhóm giải pháp về luật pháp và chính sách

- Nhóm giải pháp về kỹ thuật – công nghệ

- Nhóm giải pháp về kinh tế

- Nhóm giải pháp về tuyên truyền – giáo dục

Kết luận, vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi

trường là vô cùng quan trọng Mô hình và cơ cấu hệ thống các cơ quan quản lý nhànước về môi trường ở Việt Nam có những nét tương đồng và cũng có đặc thù riêng sovới một số quốc gia trên thế giới Công tác bảo vệ môi trường của Việt Nam hiện đangcòn nhiều bất cập phát sinh từ chính nội tại của quá trình quản lý, cũng như từ kháchquan của hiện trạng xã hội Để góp phần giải quyết vấn đề này, đòi hỏi các cơ quanquản lý nhà nước cần áp dụng tổng hợp và linh hoạt các nhóm giải pháp có liên quanđến các vấn đề như: luật pháp – chính sách, kỹ thuật – công nghệ, kinh tế và tuyêntruyền – giáo dục

5 Phân tích các hình thức thực hiện nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” trong pháp luật môi trường Việt Nam.

Trả lời:

Về khái niệm nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền có nghĩa là người gây ônhiễm (doanh nghiệp, cá nhân, hay chính quyền) phải trả hoàn toàn các chi phí về sựphá hoại môi trường do hoạt động của họ gây ra Nguyên tắc này khuyến khích conngười giảm vác hoạt động phá hoại môi trường vì hoạt động nào gây tổn hại đến môitrường đều phải trả giá bằng túi tiền của họ

Các hình thức phải trả tiền theo nguyên tắc đó là:

Trang 14

- Thuế tài nguyên được quy định trong Luật Thuế tài nguyên, thu vào các hành vikhai thác tài nguyên quốc gia của các chủ thể:

Thuế này là sắc thuế áp dụng cho tất cả các cá nhân, tổ chức có khai thác tàinguyên thuộc diện chịu thuế tài nguyên theo quy định pháp luật của một quốc gia.Loại thuế này được dùng để tăng cường quản lý của Nhà nước đối với các tài nguyênquốc gia; Thêm nguồn thu cho NSNN, qua đó tạo điều kiện để Nhà nước có kinh phícho công tác bảo vệ, tái tạo, tìm kiếm, thăm dò các nguồn tài nguyên của đất nước;Khuyến khích khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên;Góp phần đảm bảo công bằng xã hội giữa các đối tượng có khai thác và sử dụng tàinguyên của đất nước

Về lịch sử hình thành thuế tài nguyên của Việt Nam và văn bản pháp quy hiệnhành thì loại thuế này được hình thành từ những năm 1990, nhưng đến năm 1991 Nhànước chính thức ban hành Pháp lệnh tài nguyên 1990 để thay thế cho các khoản thu tàichính đối với các hoạt động Ngày 25/11/2009, Luật Thuế tài nguyên số45/2009/QH12 được thông qua Đến ngày 26/11/2014, Luật 71/2014/QH13 có sửa đổi

bổ sung 1 số điều về thuế tài nguyên Hiện tại, các thông tư hướng dẫn chi tiết gồm có:Thông tư số 152/2015/TT-BTC; thông tư số 12/2016/TT-BTC và thông tư số174/2016/TT-BTC Thuế tài nguyên đánh vào hoạt động làm phát sinh các tác độngxấu đối với môi trường Hoạt động khai thác khoáng sản là hoạt động vừa tác độngtrực tiếp đến nguồn tài nguyên khoáng sản vì làm suy giảm trữ lượng tài nguyên vừaảnh hưởng trực tiếp nặng nề đến đất, nước, môi sinh, môi trường tại khu vực diễn rahoạt động khai thác khoáng sản Đối tượng nộp thuế là chủ thể tiến hành khai thác ( cánhân, doanh nghiệp, ) và những đối tượng này nộp thuế như phí bảo vệ môi trường

căn cứ theo Điều 113 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005: “Tổ chức cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường” Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khai

thác khoáng sản là: đá, fenspat, sỏi, cát, đất, than, nước khoáng thiên nhiên, sa khoángthan, các loại khoáng sản kim loại, quặng apatit, dầu thô và khí thiên nhiên

Với cách tính để thu phí được quy định đơn giản, dễ dàng cho chủ thể tiến hànhkhai thác khoáng sản có thể tự mình tính được số tiền phí phải nộ p, cụ thể là: số phíbảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp trong kỳ nộp phí được tínhdựa vào số lượng từng loại khoáng sản khai thác nhân với mức thu tương ứng

Trang 15

- Thuế bảo vệ môi trường, Luật Thuế bảo vệ môi trường quy định thu vào hành visản xuất các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường:

Đây là thuế gián thu, thu vào sản phẩm hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấutới môi trường.Đặc điểm thuế bảo vệ môi trường là: Đây là một loại thuế gián thu, cóđối tượng chịu thuế là hàng hóa có tác động xấu với môi trường, là loại thuế áp dụngthuế tuyệt đối Thuế bảo vệ môi trường chỉ điều tiết một lần vào khâu đầu tiên hìnhthành nên hàng hóa chịu thuế trên thị trường nội địa và mục tiêu quan trọng nhất củathuế bảo vệ môi trường là tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời góp phầnbảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững

Những sản phẩm chịu thuế bảo vệ môi trường đó là: Nhóm 1: Xăng, dầu, mỡnhờn, bao gồm:a) Xăng, trừ etanol; b) Nhiên liệu bay; c) Dầu diezel d) Dầu hỏa, Dầumazut; e) Dầu nhờn,g) Mỡ nhờn Nhóm 2: Than đá, bao gồm:a) Than nâu;b) Than an-tra-xít (antraxit); c) Than mỡ;d) Than đá khác Nhóm 3: Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (Dung dịch HCFC) Nhóm 4: Túi ni lông thuộc diện chịu thuế Nhóm 5:Thuốc diệt cỏ, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho, thuốc trừ mối thuộc loạihạn chế sử dụng Đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường Về đối tượng khôngchịu thuế bảo vệ môi trường được chia làm 2 nhóm: Nhóm 1 là tất cả các hàng hóangoài 8 loại hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường; Nhóm 2 là các sản phẩm hàng hoáthuộc đối tượng chịu thuế môi trường nhưng không được sử dụng ở Việt Nam baogồm: Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu biên giới ViệtNam theo quy định của pháp luật; Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạntheo qui định của pháp luật; Hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủythác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình,

cá nhân mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu Đốitượng nào nộp thuế bảo vệ môi trường: Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức,

hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế

Theo quy định này, các tổ chức, cá nhân có hành vi sau đây sẽ trở thành ngườinộp thuế bảo vệ môi trường: Hành vi nhập khẩu hàng hóa thuộc diện chịu thuế bảo vệmôi trường.Hành vi sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường

- Phí bảo vệ môi trường, phí bảo vệ đối với đất đai, đối với nước thải, đối với khaithác khoáng sản:

Trang 16

Phí bảo vệ môi trường là khoản phí mà tổ chức, cá nhân phải trả do hoạt độngcủa họ hoặc sản phẩm họ dùng có ảnh hưởng bất lợi cho môi trường, làm phát sinh tácđộng xấu đối với môi trường Nhà nước sẽ dùng khoản phí này vào việc bảo vệ, cảithiện môi trường Nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường được sử dụng cho hoạt độngbảo vệ môi trường Mức phí này được quy định dựa trên cơ sở là: a) Khối lượng chấtthải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu đối với môi trường; b) Mức độđộc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường; c) Sức chịu tải của môitrường tiếp nhận chất thải Đối tượng chịu phí đối với nước thải gồm: nước thải côngnghiệp và nước thải sinh hoạt Nước thải công nghiệp: được quy định là nước thải của

15 nhóm ngành nghề cơ bản có phát sinh nhiều nước thải Nước thải sinh hoạt: Ngoàicác đối tượng như hộ gia đình, tổ chức, cơ quan nhà nước; đơn vị vũ trang nhân dân(trừ các cơ sở sản xuất, chế biến thuộc đơn vị vũ trang nhân dân); trụ sở điều hành, chinhánh, văn phòng của các tổ chức, cá nhân không gắn liền với địa điểm sản xuất, chếbiến là đối tượng phát sinh nước thải sinh hoạt

Về đối tượng không phải chịu loại thuế này là nước làm mát thiết bị, máy móckhông trực tiếp tiếp xúc với các chất ô nhiễm, có đường thoát riêng với các nguồnnước thải khác và nước mưa tự nhiên chảy tràn và nước thải sinh hoạt của hộ gia đìnhtại các xã thuộc vùng nông thôn, các xã thuộc hải đảo.Đối tượng chịu phí bảo vệ môitrường đối với hoạt động khai thác khoáng sản là: Đá, tràng thạch, sỏi, sét, thạch cao,cát, đất, than, nước khoáng thiên nhiên và sa khoáng titan (ilmenet) Đối tượng nộp phíbảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là các tổ chức, cá nhân khai thác cácloại khoáng sản trên

- Tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ thu gom rác, dịch vụ quản lý chất thải nguyhại:

Nhằm giảm gánh nặng ngân sách và thực hiện chủ trương chung người gây ônhiễm phải trả tiền thì có quy định giá tối đa đối với dịch vụ thu gom rác bằng phươngpháp thủ công là 364.000 đồng/tấn (tương đương 364 đồng/kg), nếu thu gom bằngphương tiện cơ giới thì giá tối đa là 166.000 đồng/tấn Đối với dịch vụ vận chuyểnchất thải rắn sinh hoạt, giá tối đa là 247.000 đồng/tấn Còn giá dịch vụ xử lý chất thảirắn sinh hoạt sử dụng ngân sách Nhà nước tối đa là 475.000 đồng/tấn Hộ gia đình vàcác tổ chức, cá nhân là đối tượng phải chi trả cho số tiền này Quản lý chất thải là quá

Trang 17

trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng,tái chế và xử lý chất thải

Các loại rác thải có chứa thành phần nguy hại khi không được quản lý chặt chẽ sẽdễ dẫn đến các nguy cơ về cháy nổ, các tác dụng hóa lý khi tiếp xúc với người, nghiêmtrọng hơn chúng còn có thể làm biến đổi hệ gen của con người, động thực vật, gây 1 sốbệnh ung thư, các bệnh về hô hấp, hệ thần kinh và các cơ quan chức năng khác nếuchứa các chất có tính độc cao Quá trình quản lý, xử lý loại chất thải này khá là phứctạo và nguy hiểm nên người sử dụng dịch vụ phải trả một số tiền khá lớn tương xứngvới quá trình Hiện nay giá trả cho dịch vụ này còn chưa được quy định cụ thể tuỳthuộc vào doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nên còn nhiều bất cập và khó khăn

- Tiền phải trả cho việc sử dụng cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp: Khi sử dụng

cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp thì phả trả số tiền cho việc sử dụng, số tiềnnày nhằm để phục vụ việc duy tu, bảo dưỡng những hạng mục trong khu do sửdụng lâu ngày xuống cấp như đường sá, cây xanh, hệ thống chiếu sáng công cộng,thuê bảo vệ khu công cộng, phòng cháy chữa cháy, hệ thống cấp nước ngoài, xử lýcác chất thải,

- Chi phí phục hồi môi trường trong khai thác tài nguyên:

Khai thác tài nguyên ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường có thể làm cạn kiệt tàinguyên và gây ô nhiễm môi trường nên việc phải trả tiền để phục hồi dần môi trườnglà điều tất yếu Các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ tạiquỹ bảo vệ môi trường địa phương hoặc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam Số tiền kýquỹ phải được tính toán bảo đảm đủ kinh phí để cải tạo, phục hồi môi trường căn cứvào các nội dung cải tạo, phục hồi môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phêduyệt Tiền ký quỹ được hưởng lãi suất bằng lãi suất cho vay của quỹ bảo vệ môitrường nơi ký quỹ và được tính từ thời điểm ký quỹ.Tổ chức, cá nhân chỉ được rút tiềnlãi một lần sau khi có quyết định đống cửa mỏ khoáng sản

Hình thức của nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” không mâu thuẫn vớiphạt vi phạm hành chính về môi trường Theo đó các hành vi theo nguyên tắc là hành

vi hợp pháp, gây tác động trong phạm vi, mức độ cho phép của pháp luật Còn đối vớiphạt vi phạm hành chính về môi trường là phạt những hành vi trái phép, gây tác độngquá mức cho phép, không được chấp nhận

Trang 18

Nguyên tắc này được thể hiện thông qua điều luật: khoản 7, 8 Điều 4 Luật bảo vệmôi trường 2014.

6 Nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” trong pháp luật các nước - Kinh nghiệm cho Việt Nam.

Trả lời:

Nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” xuất phát từ pháp luật nước ngoàivà tên tiếng Anh là “The Polluter - pays principle” Nó chính thức được thể hiện vàchấp nhận vào 1972 bởi Hội đồng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).Hiện nay, nguyên tắc Người gây ô nhiễm phải trả đã được áp dụng theo nhiều công cụquốc tế như một cơ chế quản lý và được hơn 175 quốc gia toàn cầu phê chuẩn

Một số văn bản Luật quốc tế có chứa đựng nguyên tắc này: Chương trình nghị sự

21, Tuyên bố Rio 1992 về Môi trường và Phát triển (Nguyên tắc thứ 16), Công ướcquốc tế về chuẩn bị, ứng phó và hợp tác về ô nhiễm dầu, Công ước về tác động xuyênbiên giới của các tai nạn công nghiệp, Hiệp định Paris Trong đó, hầu hết các quốc giathuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Cộng đồng Châu Âu (EC)ủng hộ Nhiều nước trên thế giới áp dụng nguyên tắc thứ 16 trong Tuyên bố Rio năm1992

Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền được áp dụng vào Nghị định thưKyoto, các bên đã được áp đặt giảm phát thải khí nhà kính và chịu chi phí giảm (phòngngừa và kiểm soát) các khí thải gây ô nhiễm để bảo vệ môi trường

Nguyên tắc này đã được triển khai và áp dụng trong hệ thống pháp luật các quốcgia Có thể thông qua luật quốc gia bằng cách nội luật hoá các quy định trong Tuyên

bố, Điều ước quốc tế về môi trường có chứa nguyên tắc mà mình là thành viên Đặt racác quy định liên quan đến trách nhiệm, thuế

Nguyên tắc này được áp dụng trong tất cả các luật kiểm soát ô nhiễm chính củaHoa Kỳ: Đạo luật Không khí Sạch, Đạo luật Nước sạch, Bảo tồn và Phục hồi Tàinguyên (quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại), và Superfund (dọn sạch bãi thải

bỏ hoang)

Một số thuế sinh thái được củng cố bởi nguyên tắc trả tiền của người gây ônhiễm bao gồm: các thuế Guzzler khí cho xe cơ giới Corporate Average Fuel

Ngày đăng: 06/08/2024, 14:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w