Dự án khu xử lý rác thải ở Long An Tăng trưởng kinh tế: Dự án khu xử lý chất thải có thể đóng góp vào tăng trưởng kinhtế của khu vực xung quanh vì nó tạo ra các hoạt động kinh tế như vậ
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
DỰ ÁN HỘP BÃ MÍA Môn: Quản trị dự án Lớp học phần: 2331101013904 Giảng viên: ThS Trần Nguyễn Kim Đan
Thành viên nhóm 2:
1 Nguyễn Thị Minh Anh 2121001813
2 Lưu Thị Ngọc Chi 2121001696
3 Đặng Thị Chiến 2121007022
4 Trần Dương Hồng Cúc 2121001847
5 Phan Thúy Duy 2121006737
Trang 2TP HCM, NGÀY 24 THÁNG 10 NĂM 2023
BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
DỰ ÁN HỘP BÃ MÍA
BẢNG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ ST
T
1 Nguyễn Thị Minh Anh 2121001813 100%
Trang 34 Trần Dương Hồng Cúc 2121001847 100%
Trang 4MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 4
1.1 Nghiên cứu thị trường 4
1.2 Nghiên cứu tiền khả thi 6
1.2.1 Dự án khu xử lý rác thải ở Long An 6
1.2.2 Dự án sản xuất vớ tái chế từ chai nhựa 6
1.2.3 Dự án gạch không nung 7
1.2.4 Dự án hộp bã mía 8
1.3 Nghiên cứu khả thi 9
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH DỰ ÁN 11
2.1 Mô tả thông tin dự án 11
2.2 Lựa chọn hình thức tổ chức quản lý dự án 13
2.3 Hoạch định và lập tiến độ dự án 13
2.3.1 Xây dựng Cấu trúc phân chia công việc (WBS) 13
2.3.2 Lập kế hoạch tiến độ dự án 14
2.3.3 Điều độ tiến độ dự án: Rút ngắn dự án 10% 15
CHƯƠNG III: TỔNG KẾT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP 17
3.1 Tổng kết 17
3.2 Đề xuất biện pháp cho dự án tốt hơn 17
3.3 Đề xuất biện pháp để kiểm soát dự án 18
Trang 5CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1.1 Nghiên cứu thị trường
Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay đang ở mức đáng báo động, điển hình là những vấn đề sau:
Một là, chất lượng không khí trong các đô thị lớn diễn biến phức tạp, ô nhiễm bụi gia tăng cả về không gian và thời gian Từ đầu năm 2020, tại khu vực miền Nam, trong
đó có Thành phố Hồ Chí Minh, môi trường không khí đã bị tác động do bụi lơ lửng tổng số và tiếng ồn, gây ra bởi hoạt động sản xuất và giao thông trong vùng Tại khu vực miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội, chất lượng không khí hiện tại đang ở diễn biến vô cùng xấu, do những biến động bất thường của yếu tố thời tiết, khí hậu, đặc biệt
là ảnh hưởng của những vụ cháy gần đây Một số khu vực trong nội thành Hà Nội, chất lượng không khí đã ở mức kém và xấu, giá trị chỉ số bụi mịn PM 2.5 đã vượt Quy chuẩn Việt Nam, có thể ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe của con người, đặc biệt là nhóm người nhạy cảm
Hai là, ô nhiễm nước mặt trong các đô thị, khu dân cư và vùng lân cận, nhất là trên các hồ, sông, kênh, rạch vẫn diễn biến phức tạp, chưa có nhiều cải thiện Nước thải sinh hoạt chưa được xử lý, xả thẳng ra môi trường là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước mặt trong các đô thị, khu dân cư và các vùng lân cận Theo thống kê, năm
2020, môi trường phải tiếp nhận hơn 3.650 triệu m3 nước thải sinh hoạt, hơn 144 triệu
m3 nước thải chăn nuôi (từ 3 đối tượng vật nuôi chính là trâu, bò, lợn), hơn 1.524,85 triệu m3 nước thải nuôi trồng thủy sản; chưa kể lượng lớn nước thải từ các làng nghề, các vùng phụ cận chưa được xử lý thải ra môi trường Lượng nước thải y tế phát sinh hàng ngày cũng khá lớn, vẫn còn khoảng 10% nước thải y tế chưa được thu gom xử lý Tồi tệ hơn là ở khu vực nông thôn, thực tế hầu hết các khu dân cư chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tập trung
Ba là, rác thải sinh hoạt đô thị, nông thôn chưa được phân loại, thu gom, xử lý hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh, cảnh quan đô thị, nông thôn ở nhiều địa phương trên cả nước Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) đô thị trung bình
cả nước là 93,7%, nông thôn là 83% Như vậy, còn 6,3% khối lượng CTRSH đô thị và 17% khối lượng CTRSH nông thôn không được thu gom và bị thải bỏ ra môi trường xung quanh Ngoài ra, tại các đô thị, nhiều trạm trung chuyển, một số điểm tập kết còn
có hiện tượng tồn đọng CTRSH kéo dài, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng Hầu hết các địa phương tại khu vực nông thôn còn thiếu thiết bị thu gom và phương tiện vận chuyển CTRSH chuyên dụng Các bãi rác tự phát đã hình thành ở rất nhiều nơi, làm cho tình trạng CTRSH nông thôn trở thành vấn đề nan giải khó quản lý Hiện nay, chôn lấp vẫn là phương pháp được áp dụng phổ biến tại Việt Nam (khoảng 70% khối lượng CTRSH được thu gom được xử lý bằng phương pháp chôn lấp) với khối lượng khoảng 35.000 tấn/ngày nhưng chỉ có khoảng 20% trong số các bãi chôn lấp là bãi chôn lấp hợp vệ sinh, còn lại là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh hoặc các bãi tập kết chất thải cấp xã Phần lớn các bãi chôn lấp tiếp nhận CTRSH chưa được phân loại tại nguồn, có thành phần hữu cơ cao nên tính ổn định thấp, chiếm dụng diện tích đất lớn, gây ô nhiễm môi trường do mùi hôi, khí thải, nước rỉ rác, nhiều trường hợp gây ra sự cố phải xử lý phức tạp và tốn kém Hoạt động tái chế CTRSH còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát Phần lớn các cơ sở tái chế có quy mô nhỏ, mức độ đầu tư công nghệ không cao, đa số công nghệ đều lạc hậu, thiết bị, máy móc cũ, gây ô nhiễm môi trường thứ cấp
Trang 6 Bốn là, vấn đề ô nhiễm nhựa, đặc biệt là ô nhiễm nhựa đại dương đang là vấn đề báo động, đã đang và sẽ gây thiệt hại to lớn cho môi trường sinh thái ở nước ta Thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho thấy hai thành phố lớn là Hà Nội và
Hồ Chí Minh thải ra môi trường khoảng 08 tấn nhựa và túi ni lông/ngày Lượng chất thải nhựa và túi ni-lông của cả nước chiếm khoảng 8-12% trong CTRSH Nếu trung bình khoảng 10% lượng chất thải nhựa và túi ni-lông không được tái sử dụng mà thải
bỏ hoàn toàn, lượng chất thải nhựa và túi ni-lông thải bỏ xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm, đây là gánh nặng cho môi trường, thậm chí dẫn tới thảm họa ô nhiễm trắng Theo Bộ TN&MT, việc tiêu thụ, sử dụng nhựa bình quân trên đầu người tại Việt Nam tăng tương đối nhanh từ 1990 – 2019 là 3,8 – 41,3 kg/người Tại các đô thị của Việt Nam, tổng khối lượng các túi nhựa sử dụng là 10,48 - 52,4 tấn/ngày; chỉ khoảng 17%
số túi này được tái sử dụng, số còn lại là loại dùng một lần và thải bỏ ra ngoài môi trường Nguồn rác thải nhựa tại Việt Nam được thu gom để xử lý hoặc tái chế vẫn còn rất ít (chỉ khoảng 20%) Hoạt động tái chế nhựa tại Việt Nam còn rất sơ khai, một số
cơ sở ngành nhựa đã thực hiện tái chế phế liệu thì quy mô còn nhỏ, hiệu quả tái chế thấp
Năm là, suy giảm đa dạng sinh học và suy thoái các hệ sinh thái trọng yếu Theo số liệu thống kê qua các năm, trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2016 - 2020, chúng ta mất đi 2.430 hecta rừng tự nhiên; trong khi đó diện tích rừng sản xuất lại tăng lên so với trước đây Lý do chính khiến diện tích rừng tự nhiên bị giảm sút là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thác quá mức, đặc biệt là tại 2 khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên Bên cạnh đó, các hệ sinh thái rạn san hô, đất ngập nước cũng
có dấu hiệu suy giảm do tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội Độ phủ hệ sinh thái rạn san hô suy giảm mạnh do các yếu tố môi trường như ô nhiễm dầu, đánh bắt huỷ diệt, bão Các hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên khác ở Việt Nam như rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng gian triều, rừng tràm, hồ tự nhiên… có xu hướng suy giảm diện tích do các hoạt động chuyển đổi diện tích rừng sang sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, quai đê lấn biển, xói lở bờ biển Hệ sinh thái đô thị, khu dân cư tập trung, đặc biệt là diện tích cây xanh hết sức hạn chế và còn thiếu nhiều so với quy định; có đô thị chỉ đạt khoảng 0,5m2/người, nhiều đô thị lớn chỉ đạt khoảng 2m2/ người - 3m2/ người,
so với quy định là 7m2/người khu vực nội thành và ngoại thành phải đạt khoảng 12m2/ người Số loài và số cá thể các loài hoang dã của Việt Nam đang trên đà suy giảm, nhiều loài nguy cấp, quý, hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng
Chính vì nhận thức được tình trạng ô nhiễm trên, nên ngày nay con người đang dần tạo ra cho mình một lối sống xanh – lối sống tích cực để không những bảo vệ môi trường mà còn là bảo vệ chính sức khỏe của con người Thông qua các hoạt động tuyên truyền, họ biết được rằng những đồ vật xung quanh họ đều đã trải qua một quá trình sản xuất gây tác động xấu đến môi trường Vì thế để giảm bớt những ảnh hưởng
đó, người tiêu dùng đang có xu hướng chọn mua những món đồ thân thiện với thiên nhiên được làm thủ công không qua sản xuất đại trà, hoặc đồ vật làm từ những chất liệu dễ tái chế và dễ phân hủy như gỗ, thủy tinh thay cho nhựa
Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh cũng đang có rất nhiều những mặt hàng được sản xuất ra với mong muốn bảo vệ môi trường Điều này tạo sự lựa chọn phong phú cho khách hàng nhưng cũng tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ để tồn tại Tuy nhiên các thương hiệu này vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu vô cùng lớn của khách hàng, đặc biệt là các bạn trẻ và người trung niên Bởi vậy dù ngành sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường đang cạnh tranh mạnh mẽ nhưng cũng vẫn còn nhiều thị trường ngách chưa được đáp ứng nhu cầu
Trang 7 Bên cạnh những cơ hội của thị trường, cùng với sức trẻ, niềm đam mê khao khát kinh doanh và bên trong là một nỗi niềm mong muốn tạo ra được những giá trị mới cho con người Chính vì vậy mà nhóm chúng tôi muốn thành lập doanh nghiệp lấy
ý tưởng từ việc bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ môi trường Trước tiên, chúng tôi đưa ra 4 dự án tiền khả thi để phân tích xem xét, đó là dự án khu xử lý rác thải ở Long
An, dự án sản xuất và phân phối bóng chữa cháy tự động, dự án gạch không nung và
dự án hộp bã mía
Dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với tổng nguồn vốn 1.000.000.000 đồng Chúng tôi mong rằng dự án sẽ đáp ứng thành công những nhu cầu mong muốn bảo vệ môi trường mà khách hàng đòi hỏi, góp phần xây dựng một môi trường xanh và mang lại sức khỏe cho con người
1.2 Nghiên cứu tiền khả thi
1.2.1 Dự án khu xử lý rác thải ở Long An
Lợi ích kinh tế:
Tiết kiệm tài nguyên: Khu xử lý rác thải có thể giúp tái chế và tái sử dụng các tài nguyên từ rác thải, giảm chi phí sản xuất và tiêu thụ mới tài nguyên
Cơ hội việc làm tăng lên: Các nhà máy xử lý chất thải đòi hỏi lực lượng lao động lớn, cả có tay nghề và không có tay nghề, điều này sẽ tạo ra việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cộng đồng địa
Tăng trưởng kinh tế: Dự án khu xử lý chất thải có thể đóng góp vào tăng trưởng kinh
tế của khu vực xung quanh vì nó tạo ra các hoạt động kinh tế như vận tải, cung cấp năng lượng và công nghệ quản lý chất thải
Tăng doanh thu: Dự án khu xử lý chất thải có thể tạo ra nguồn doanh thu mới thông qua việc bán vật liệu tái chế và sản xuất năng lượng từ chất thải
Lợi ích xã hội:
Cải thiện sức khỏe: Dự án khu xử lý chất thải có thể cải thiện đáng kể sức khỏe tổng thể của cộng đồng bằng cách giảm ô nhiễm không khí, nước và đất, điều này có lợi cho sức khỏe cộng đồng
Bảo vệ môi trường: Dự án khu xử lý chất thải cũng có thể giúp bảo vệ môi trường bằng cách giảm phát thải khí nhà kính và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
Cải thiện chất lượng cuộc sống: Dự án khu xử lý chất thải có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng xung quanh bằng cách giảm lượng rác thải trên đường phố, tăng giá trị tài sản gần đó và giảm nguy cơ bệnh tật và ô nhiễm- các bệnh liên quan do chất thải gây ra
Hạn chế: Tuy nhiên, việc xây dựng một khu xử lý rác thải cần một một khoản đầu tư và diện tích đất rất lớn Bên cạnh đó, một số nơi có cơ sở hạ tầng kém khiến cho việc vận chuyển rác đến bãi tập kết gặp khó khăn, tăng chi phí vận chuyển Vẫn còn hạn chế về công nghệ khiến cho việc xử lý một số chất thải không thể thực hiện được Một hạn chế đáng kể nữa là sự phản đối của cộng đồng nếu họ cho rằng rằng dự
án có hại cho sức khỏe, giá trị tài sản hoặc chất lượng cuộc sống của họ
1.2.2 Dự án sản xuất vớ tái chế từ chai nhựa
Lợi ích kinh tế:
Tiết kiệm chi phí: So với việc sản xuất tất thông thường sử dụng nguyên liệu thô mới, việc kết hợp vật liệu tái chế giúp tiết kiệm chi phí nhân công, sản xuất và năng lượng Do đó, nhà sản xuất có thể sản xuất tất với giá rẻ và bán chúng với giá phải chăng cho người tiêu dùng
Trang 8 Tạo doanh thu: Nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm bền vững và thân thiện với môi trường Do đó, các nhà sản xuất có thể tận dụng cơ hội này để tạo ra doanh thu mới và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình
Tạo ra lợi thế cạnh tranh: Việc sản xuất tất tái chế từ chai nhựa mang lại lợi thế cạnh tranh cho nhà sản xuất Bằng cách sản xuất tất tái chế, nhà sản xuất nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh khác và tạo ra thị trường thích hợp cho mình, thu hút người tiêu dùng quan tâm đến quần áo thân thiện với môi trường
Cải thiện danh tiếng thương hiệu: Việc sản xuất các sản phẩm bền vững như tất tái chế biểu thị cam kết của thương hiệu đối với việc bảo tồn môi trường, tính bền vững
và trách nhiệm xã hội, từ đó nâng cao nhận thức về thương hiệu, niềm tin và lòng trung thành của khách hàng
Tạo việc làm: Dự án có thể tạo ra cơ hội việc làm, cả trực tiếp và gián tiếp Từ thu thập và xử lý chai nhựa đến sản xuất và phân phối tất, có thể tạo ra nhiều vai trò công việc khác nhau, góp phần phát triển kinh tế địa phương
Lợi ích xã hội:
Bảo vệ môi trường: Việc thu gom chai nhựa cho sản xuất vớ tái chế làm giảm rác thải nhựa tại các bãi chôn lấp, đại dương và các hệ sinh thái khác Do đó, nó góp phần vào nỗ lực bảo vệ môi trường, giảm ô nhiễm và các tác động xấu đến sức khỏe
Giảm thiểu chất thải: Dự án thúc đẩy khái niệm giảm thiểu chất thải và khuyến khích các cá nhân và cộng đồng áp dụng thói quen tiêu dùng bền vững hơn Nó nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc tái chế và chứng minh cách tái sử dụng các vật dụng hàng ngày, giúp giảm tổng lượng rác thải phát sinh
Trách nhiệm xã hội: Dự án tuân thủ các nguyên tắc trách nhiệm xã hội bằng cách giải quyết các mối quan ngại về môi trường và thúc đẩy các hoạt động bền vững Nó làm gương cho các ngành và doanh nghiệp khác noi theo, khuyến khích họ áp dụng các quy trình và sản phẩm sản xuất thân thiện với môi trường hơn
Cải thiện chất lượng cuộc sống: Việc sản xuất tất tái chế từ chai nhựa giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của con người và môi trường bằng cách giảm ô nhiễm nhựa Điều này làm giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe con người do ô nhiễm môi trường và tăng tính thẩm mỹ của môi trường Sự thay đổi tích cực về môi trường sẽ mang lại lợi ích cho các thế hệ tương lai
Hạn chế: Thành công của dự án phụ thuộc vào việc có đủ số lượng chai nhựa phù hợp để tái chế Nếu xảy ra tình trạng thiếu hụt nguyên liệu có thể hạn chế năng lực sản xuất và khả năng mở rộng của dự án Việc đáp ứng được nguồn nguyên liệu vẫn không đảm bảo được chất lượng của vật liệu tái chế đồng nhất và đáp ứng được các tiêu chuẩn để sản xuất quần áo và phụ kiện Điều này có thể ảnh hưởng đến sự thoải mái tổng thể và tuổi thọ của tất tái chế Ngoài ra, việc sản xuất và bán các sản phẩm tái chế thường yêu cầu các kỹ thuật phức tạp và tuân thủ các quy định, chứng nhận cụ thể Điều này có thể làm tăng thêm độ phức tạp và chi phí bổ sung cho dự án, làm cho giá sản phẩm có thể đắt hơn so với tất thông thường
1.2.3 Dự án gạch không nung
Lợi ích kinh tế:
Tiết kiệm chi phí: Gạch không nung thường được làm từ vật liệu sẵn có tại địa phương, giúp giảm chi phí vận chuyển Ngoài ra, quy trình sản xuất gạch không nung thường tiêu tốn ít năng lượng hơn so với gạch nung truyền thống nên giá thành sản xuất thấp hơn
Trang 9 Tạo việc làm: Dự án gạch không nung có thể tạo cơ hội việc làm, đặc biệt ở khu vực nông thôn, nơi có nguồn nguyên liệu dồi dào Điều này có thể góp phần phát triển kinh
tế địa phương và giảm nghèo
Xây dựng bền vững: Gạch không nung được đánh giá là thân thiện với môi trường hơn vì không cần nung ở nhiệt độ cao, giảm lượng khí thải carbon Điều này có thể dẫn đến khả năng tiết kiệm chi phí về mặt quy định môi trường và các sáng kiến bù đắp lượng carbon
Lợi ích xã hội:
Hạn chế tác động xấu đến sức khỏe: Quá trình sản xuất gạch không nung không sinh
ra chất gây ô nhiễm, không tạo ra chất phế thải hoặc chất thải độc hại Từ đó, thúc đẩy điều kiện làm việc an toàn hơn và môi trường sống lành mạnh hơn
Cải thiện khả năng chi trả nhà ở: Việc sử dụng gạch không nung có thể giảm chi phí xây dựng, giúp nhà ở có giá cả phải chăng hơn cho các cộng đồng thu nhập thấp Điều này có thể góp phần cải thiện điều kiện sống và khả năng tiếp cận nhà ở tươm tất
Phát triển kỹ năng địa phương: Kỹ thuật sản xuất gạch không nung tương đối đơn giản và dễ tiếp cận, cho phép phát triển kỹ năng và xây dựng năng lực trong cộng đồng địa phương Điều này có thể trao quyền cho các cá nhân và cộng đồng tham gia vào các hoạt động xây dựng bền vững
Hạn chế: khó kiểm soát về mặt chất lượng bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của nguyên liệu thô nên không thể đảm bảo tính nhất quán về chất lượng ở mọi thời điểm Vấn đề này có thể tạo ra thách thức cho các nhà xây dựng, đặt ra các vấn đề về xây dựng và lo ngại về an toàn Bên cạnh đó, gạch không nung không phù hợp với một số dự án xây dựng có kết cấu chịu tải hoặc các khu vực có độ ẩm cao hoặc điều kiện thời tiết khắc nghiệt Năng lực sản xuất tổng thể bị hạn chế do thời gian đông kết và sấy khô gạch cứng lại đúng cách khá lâu Mặc dù nguyên liệu thô cần thiết
để sản xuất gạch không nung có sẵn nhưng chất lượng của chúng có thể thay đổi Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến chất lượng của gạch và việc cung cấp nguyên liệu thô chất lượng cao có thể là một thách thức
1.2.4 Dự án hộp bã mía
Lợi ích kinh tế:
Tiết kiệm chi phí: Bã mía là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất mía đường và thường là chất thải Việc sử dụng bã mía để sản xuất hộp giúp giảm chi phí sản xuất do không cần phải mua nguyên liệu thô, từ đó mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp
Cơ hội việc làm: Dự án có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân Dự án thường yêu cầu lao động có tay nghề cao để sản xuất hộp và lao động phổ thông cho vận tải và các dịch vụ hỗ trợ khác, dẫn đến tỷ lệ việc làm cao hơn
Tạo thu nhập: Dự án sản xuất hộp bã mía có thể giúp tăng thu nhập cho nông dân trồng mía bằng cách cung cấp thị trường cho chất thải của họ Điều này làm giảm các hoạt động xử lý chất thải tốn kém và thường không hiệu quả hiện nay, đồng thời góp phần tăng thêm nguồn thu nhập cho nông dân
Tiềm năng xuất khẩu: Sản xuất hộp bã mía có thể mang lại cơ hội xuất khẩu cho người sản xuất Do áp lực trên toàn thế giới và nhu cầu về các sản phẩm thân thiện với môi trường đang gia tăng, hộp bã mía có thể được xuất khẩu trên toàn cầu, nơi có nhu cầu ngày càng tăng về bao bì thân thiện với môi trường
Phát triển kinh tế địa phương: Dự án sản xuất hộp bã mía có thể tạo ra cơ hội việc làm, đặc biệt ở các vùng nông thôn nơi sản xuất mía đường là phổ biến Điều này có
Trang 10thể góp phần tạo thu nhập, giảm nghèo và phát triển kinh tế tổng thể trong cộng đồng địa phương
Lợi ích xã hội:
Lợi ích sức khỏe: Hộp bã mía thường được sản xuất không sử dụng các hóa chất độc hại như nhựa và vật liệu tổng hợp có thể gây hại cho sức khỏe con người Đây là lựa chọn an toàn và lành mạnh để đóng gói các sản phẩm thực phẩm
An toàn thực phẩm: Hộp bã mía được sản xuất từ các vật liệu tự nhiên giúp tăng cường an toàn thực phẩm và giảm rủi ro sức khỏe cộng đồng
Giảm thiểu chất thải: Việc sử dụng hộp bã mía giúp giảm thiểu chất thải và giảm thiểu ô nhiễm môi trường Giảm lượng chất thải được tạo ra trong ngành mía đường thúc đẩy các hoạt động bền vững và thúc đẩy môi trường sạch sẽ, dẫn đến cải thiện sức khỏe và hạnh phúc cho cộng đồng
Nhận thức và giáo dục người tiêu dùng: Dự án có thể nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các giải pháp thay thế bao bì bền vững và khuyến khích họ đưa ra những lựa chọn có ý thức về môi trường Điều này có thể dẫn đến sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng theo hướng ủng hộ các sản phẩm thân thiện với môi trường và giảm rác thải nhựa
Hạn chế: Việc sản xuất hộp bã mía cần có máy móc chuyên dụng và chi phí vốn cao để khởi động một nhà máy sản xuất hộp bã mía Quá trình xử lý trước khi sản xuất hộp bã mía hoàn toàn không thể lấy hết lượng đường tồn tại bên trong Do đó, nếu bảo quản không đúng cách sẽ rất dễ gây ra tình trạng nấm mốc, phân hủy bị gặp phải sự tấn công của các vi sinh vật
1.3 Nghiên cứu khả thi
Thông qua nghiên cứu tiền khả thi, chúng tôi quyết định chọn hai dự án tốt nhất là sản xuất vớ tái chế từ chai nhựa và sản xuất hộp bã mía để tiến hành nghiên cứu khả thi Chúng tôi quy định:
Dự án sản xuất vớ tái chế từ chai nhựa: A
Dự án sản xuất hộp bã mía: B
Dự kiến dự án hoạt động trong vòng 4 năm và dòng tiền thuần của 2 dự án như sau:
Đơn vị: Triệu đồng
Với lãi suất chiết khấu cho 2 dự án là 15%, ta thu được số liệu của các chỉ tiêu tài chính như sau:
Đơn vị: Triệu đồng