1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài phân tích và đề xuất biện pháp phòng chống các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường sản xuất và sức khỏe người lao động

43 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Và Đề Xuất Biện Pháp Phòng Chống Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Môi Trường Sản Xuất Và Sức Khỏe Người Lao Động
Tác giả Huỳnh Trần Thảo Ngân, Lê Đăng Phong, Lương Hồng Anh, Nguyễn Tiểu Băng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Ngọc Hoài
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Tp. HCM
Chuyên ngành An Toàn Lao Động Trong Thủy Sản
Thể loại Bài Tập Cuối Khóa
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 2,34 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI (15)
    • 1.1. Vi khí hậu (15)
    • 1.2. Tiếng ồn và chấn động (15)
      • 1.2.1. Tiếng ồn (15)
      • 1.2.2. Chấn động( rung động) (17)
    • 1.3. Điều kiện chiếu sáng (ánh sáng) (18)
    • 1.4. Bụi (19)
    • 1.5. Bức xạ, phóng xạ (19)
      • 1.5.1. Bức xạ (19)
      • 1.5.2. Phóng xạ (20)
  • CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CÁC YẾU TỐ CÓ HẠI ĐẾN MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG (20)
    • 2.1. Tác hại của vi khí hậu (20)
      • 2.1.1 Cơ chế tác động (20)
      • 2.1.2 Biểu hiện của sự rối loạn các chỉ tiêu sinh lý (21)
    • 2.2. Tác hại của tiếng ồn và chấn động (rung động) (22)
      • 2.2.1. Ảnh hưởng của tiếng ồn kéo dài (22)
      • 2.2.2. Chấn động (rung động)-----------------------------------------8 2.3. Tác hại của chiếu sáng không hợp lý ( sáng quá (23)
    • 2.4. Tác hại bụi công nghiệp (24)
      • 2.4.1. Nguyên nhân tạo ra bụi (24)
      • 2.4.2. Tác hại của bụi (25)
    • 2.5. Tác hại của bức xạ - phóng xạ (25)
      • 2.5.1. Tác hại của bức xạ nhiệt (26)
      • 2.5.2. Tác hại của phóng xạ (27)
  • CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CÁC YẾU TỐ CÓ HẠI ĐẾN MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG (32)
    • 3.1. Các biện pháp kiểm soát vi khí hậu xấu (32)
      • 3.1.1. Biện pháp kiểm soát tác hại của vi khí hậu nóng (33)
      • 3.1.2. Biện pháp kiểm soát tác hại của vi khí hậu lạnh (34)
    • 3.2. Biện pháp chống tiếng ồn (35)
      • 3.2.1. Biện pháp giảm tiếng ồn tại nguồn (35)
      • 3.2.2. Biện pháp giảm tiếng ồn trên đường lan truyền (35)
      • 3.2.3. Biện pháp giảm ồn bằng phương tiện bảo vệ cá nhân (36)
      • 3.2.4. Biện pháp giảm tiếng ồn bằng tổ chức lao động khoa học (37)
    • 3.3. Điều kiện chiếu sáng (ánh sáng) (38)
      • 3.3.1 Biện pháp kỹ thuật (38)
      • 3.3.2 Biện pháp cá nhân (38)
      • 3.3.3 Biện pháp quản lý tổ chức (39)
    • 3.4. Bụi công nghiệp (39)
      • 3.4.1 Biện pháp kỹ thuật (39)
      • 3.4.2 Biện pháp cá nhân (40)
      • 3.4.3 Tổ chức lao động (40)
  • CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CÁC YẾU TỐ CÓ HẠI ĐẾN MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG Bảng 1.3: Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc (0)
  • CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CÁC YẾU TỐ CÓ HẠI ĐẾN MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNGY Hình 1.2: Nhiệt kế đo thân nhiệt (0)

Nội dung

HCMKHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨMBÀI TẬP CUỐI KHÓA MÔN AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THỦYSẢNĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CÁCYẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT VÀ SỨCKHỎE N

MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI

Vi khí hậu

Vi khí hậu là tổng hợp các yếu tố môi trường khí quyển xảy ra ở nơi làm việc,bao gồm: nhiệt độ không khí ( 0 C), Độ ẩm (%) tốc độ gió (m/s), bức xạ nhiệt (cal/cm2/ phút) thân nhiệt luôn được giữ ở 37 ± 0,5 0 C thông qua quá trình điều nhiệt ở vỏ não người Khi vi khí hậu đạt ngưỡng chỉ số quá cao hay quá thấp mà cơ thể con người có thể chịu đựng được sẽ gây nhiều tác hại đến sức khỏe của con người.

Tiếng ồn và chấn động

Tiếng ồn trong sản xuất công nghiệp là sự tích tụ của tiếng ồn do máy móc, thiết bị, va chạm,… phát ra trong quá trình hoạt động sản xuất gây khó chịu cho người lao động và ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động khi làm việc trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn lâu dài.

Hình 1.1 : Sơ đồ các tác nhân gây hại từ môi trường đối với người lao động

Hình 10.1: Nhiệt độ thay đổi qua các môi trường

Theo đặc tính của nguồn ồn có thể phân loại thành:

Tiếng ồn cơ học do chuyển động của các bộ phận máy.

Tiếng ồn va chạm như quá trình rèn, dập, tán.

Tiếng ồn khí động do hơi chuyển động với tốc độ cao: Tiếng động cơ phản lực, tiếng máy nén hút khí.

Tiếng nổ hoặc xung khi động cơ đót trong hoặc diesel làm việc.

Hạ âm có tần số dưới 20 Hz (tai người không nghe được).

Siêu âm có tần số trên 20 kHz (tai người không nghe được). Phân loại Nguồn tiếng ồn Điển hình Mức ồn

Sinh ra do sự chuyển động của các chi tiết máy hay bộ phận máy móc có khối lượng không cần bằng.

Sinh ra do một số quy trình công nghệ Rèn, tán

Hình 11.1: Tiếng ồn ảnh hưởng đến người làm việc

Hình 12.1: Hình minh họa tác hại tiếng ồn ảnh hưởng đến tai động động với vận tốc cao. phản lực, máy nén khí,

Sinh ra khi động cơ đốt trong hoạt động.

Rung động là dao động cơ học được tạo ra bởi chuyển động tuần hoàn đều đặn hoặc biến thiên của một vật xung quanh vị trí của nó Máy móc, thiết bị và dụng cụ sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau, tất cả các quá trình làm việc đều tạo ra các dao động cơ học dưới dạng dao động Rung động là một yếu tố vật lý hoạt động thông qua việc truyền năng lượng từ nguồn rung động cho người Khi làm việc trong môi trường có nhiều rung động gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cho người lao động Rung động được chia thành rung động toàn thân và rung động cục bộ

Rung động toàn thân: nói chung là các dao động cơ học tần số thấp được truyền đến cơ thể người qua chân, mông, lưng hoặc hai bên sườn khi đứng hoặc ngồi; hướng truyền dao động thường theo mặt phẳng thẳng đứng từ bên dưới.

Hình 13.1: Ảnh hưởng của rung động từ thiết bị lên người lao động

Rung động cục bộ: nói chung là dao động cơ học tần số cao tác động cục bộ qua bàn tay hoặc cánh tay, hướng lan truyền của dao động dọc theo bàn tay hoặc cánh tay.

Điều kiện chiếu sáng (ánh sáng)

Ánh sáng là một dạng năng lượng bức xạ điện từ có bước sóng 380.760 nanomet mà mắt chúng ta không thể nhìn thấy, và nó truyền trong không gian dưới dạng sóng điện từ (đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím) Ánh sáng Nhu cầu phụ thuộc vào thị lực của từng người và từng hoạt động, đơn vị đo độ rọi là lux.

Hình 14.1: Ánh sáng ảnh hưởng đến năng xuất làm việc của người lao động

- Ánh sáng tự nhiên (mặt trời) có quang phổ phù hợp hơn với sinh lý của mắt , bớt mệt mỏi, đau đầu ,… thích hợp với hoạt động và điều tiết của mắt người

- Ánh sáng nhân tạo (đèn điện, đèn dầu, ).

Bụi

Bụi là một chất rất nhỏ bay lơ lửng trong không khí trong một thời gian nhất định, bụi có ở khắp mọi nơi, nhưng trên các công trường xây dựng, trong các nhà máy, xí nghiệp thì bụi tập trung nhiều hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mọi người từ xung quanh nhà máy Bụi được xếp vào các cách khác nhau:

Bụi hữu cơ: do động vật hoặc thực vật tạo ra như bụi lông vũ, bụi xương, bụi bông, bụi gỗ…

Bụi vô cơ: được tạo ra do quá trình khai thác kim loại hoặc khoáng chất hoặc quá trình xử lý của chúng.

Bụi có thể nhìn thấy bằng mắt thường

Bụi có thể nhìn thấy qua kính hiển vi

Bụi chỉ nhìn thấy được qua kính hiển vi điện tử

Bức xạ, phóng xạ

Hình 15.1: Bụi ảnh hưởng với người lao động

Mặt trời phát ra bức xạ hồng ngoại, tử ngoại Hồ quang, hàn cắt kim loại, nắn đúc thép phát ra bức xạ tử ngoại Người ta có thể bị say nắng, giảm thị lực do tia hồng ngoại, đau đầu, chóng mặt, bỏng do bức xạ tử ngoại và dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Là dạng đặc biệt của bức xạ Tia phóng xạ phát ra do sự biến đổi bên trong hạt nhân nguyên tử của một số nguyên tố và khả năng ion hóa vật chất Những nguyên tố đó gọi là nguyên tố phóng xạ Các tia phóng xạ gây ra tác hại đến cơ thể người lao động

ẢNH HƯỞNG CÁC YẾU TỐ CÓ HẠI ĐẾN MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG

Tác hại của vi khí hậu

Hình 16.1: Người lao động làm việc trong môi trường bức xạ cao

Hình 20.1: Phóng xạ ảnh hưởng đến môi trường và người lao động

Khả năng thích nghi của mỗi người có khác nhau, nhưng vượt quá khả năng thích nghi đó đều có thể dẫn đến rủi ro sức khoẻ Khi nhiệt độ môi trường trên 330C (nhiệt độ da) cơ thể đã phải điều hoà thân nhiệt bằng thải mồ hôi để cân bằng nhiệt, cứ 1gr mồ hôi thải ra 0,67 Kcalo, nhiệt độ trên 370C, độ ẩm trên 80%, tốc độ gió thấp làm giảm khả năng bay mồ hôi sẽ gây rối loạn các chỉ tiêu sinh lý của cơ thể đưa đến bệnh lý Môi trường làm việc nóng lại lao động nặng nhọc thì nguy cơ càng cao Khi nhiệt độ môi trường thấp dưới 200C người có cảm giác rét, cơ thể đã phải bù nhiệt Nếu nhiệt độ quá thấp, cơ thể không còn khả năng bù trừ được thân nhiệt nữa sẽ gây ra bệnh lý.

2.1.2 Biểu hiện của sự rối loạn các chỉ tiêu sinh lý

Hệ thần kinh trung ương nhạy cảm sớm nhất Người lao động làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao thường thấy người mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt Nếu làm việc trong điều kiện nhiệt độ thấp thường thấy người rét mướt, nổi da gà, hắt hơi, sổ mũi

Làm việc trong môi trường nóng bức mồ hôi phải thoát ra kéo theo muối, nước và các vi chất sẽ gây mất cân bằng các chất điện giải (ion K, Na, Ca, I và vitamin nhóm B, C trong cơ thể) Điều kiện làm việc nặng nhọc có thể mất trên 1 lít nước, thậm chí mất tới 4-5 lít trong một ca làm việc.

Hình 7.2: Ảnh minh hoạ nhức đầu, sổ mũi,…

Hệ tuần hoàn cũng bị tác động là do lượng mồ hôi mất đi, máu quánh lại, độ nhớt kém làm cản trở sự lưu thông máu, tim phải làm việc quá tải (140 lần/phút) để đưa máu ra ngoại vi gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch Tỷ lệ người bị bệnh tim mạch làm việc trong điều kiện vi khí hậu nóng tới 4% Làm việc trong điều kiện giá lạnh mạch máu co lại gây cản trở lưu thông máu ra ngoại vi làm cho cơ thể mất cân bằng nhiệt dẫn đến nhiễm lạnh cấp tính (cảm lạnh).

Thận có thể bị suy do cơ thể mất nước, nước tiểu đặc lại gây cản trở đến sự bài tiết, ta thấy nước tiểu ít, có màu nâu (hồng cầu), ngoài ra còn mất các sinh tố, trụ niệu, anbumin (bình thường mỗi ngày nước tiểu thải ra từ 1,5 đến 2 lít)

Chức năng co bóp của dạ dày cũng bị rối loạn, axit clohydric trong dạ dày bị giảm làm mất khả năng diệt khuẩn có thể gây bệnh viêm dạ dày, viêm đại tràng, thức ăn khó tiêu gây táo bón, bị bệnh trĩ Điều kiện vi khí hậu xấu không những gây ốm đau, bệnh tật mà còn có thể gây tai nạn lao động, giảm năng suất, chất lượng sản phẩm tới 25%.

Tác hại của tiếng ồn và chấn động (rung động)

2.2.1 Ảnh hưởng của tiếng ồn kéo dài

Thính lực giảm dần, độ nhạy của thính giác giảm rõ rệt Nếu tác động kéo dài các hiện tượng mỏi mệt thính giác không có khả năng phục hồi và phát triển biến đổi bệnh lý.

Với âm tần số 2000- 4000Hz, mệt mỏi bắt đầu từ 80dB; 5000- 6000Hz từ 60dB.

Giai đoạn đầu có cảm giác đau đầu và ù tai, đôi khi chóng mặt và buồn nôn Sau đó xuất hiện nặng tai, màng nhĩ dầy lên và dây thần kinh thính giác biến đổi, trung tâm thính giác dưới não điều hoà dinh dưỡng của tai rối loạn.

Tiếng ồn cường độ cao và trung bình kích thích mạnh hệ thần kinh trung ương, gây rối loạn nhịp tim Bệnh cao huyết áp cũng bị ảnh hưởng của tiếng ồn.

Tiếng ồn làm rối loạn chức năng bình thường của dạ dày, giảm tiết dịch vị, giảm độ toan, ảnh hưởng tới co bóp của dạ dày.

Tiếng ồn che lấp các tín hiệu âm thanh, giảm sự tập trung, giảm năng suất lao động.

Mức âm liên tục hoặc mức tương đương Leq dBA tại nơi làm việc không quá 85dBA trong 8 giờ.

Nếu thời gian tiếp xúc với tiếng ồn giảm 1/2, mức ồn cho phép tăng thêm 5dB.

Thời gian còn lại trong ngày làm việc chỉ được tiếp xúc với tiếng ồn dưới 80dBA.

Mức áp suất âm cho phép đối xứng với tiếng ồn xung thấp hơn 5dB so với các giá trị nêu trên.

Mức tiếng ồn cao có thể góp phần gây các bệnh tim mạch ở người như bệnh động mạch vành.

- Tiếp xúc với rung tần số cao gây tổn thương cơ bắp, tác động đến thành mạch, ngăn cản sự lưu thông máu, lâu dài có thể gây tổn thương mạch máu trong cơ thể.

- Rung toàn thân gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là hệ thần kinh thể dịch, tiếp xúc lâu dài sẽ gây biến đổi các tổ chức tế bào và rối loạn dinh dưỡng Rung ở tần số cao 30-80Hz tác động đến thị giác làm thu hẹp thị trường, giảm độ rõ nét, giảm độ nhạy cảm màu và gây tổn thương tiền đình.

- Rung còn tác động hiệp đồng với ồn, hoạt động tĩnh của cơ bắp và môi trường lạnh

- Tác động của rung cục bộ gây tổn thương xương và các khớp xương, bệnh nhân thấy đau các khớp xương, cử động hạn chế ở cổ tay, khuỷu tay thường xuất hiện sau buổi làm việc hoặc bắt đầu làm việc Nặng có thể gây viêm xương, tổn thương khớp, bệnh nhân có thể bị mất sức lao động hoàn toàn.

- Gây rối loạn tuần hoàn mao mạch ở đầu chi, ngón tay có cảm giác tê cứng, ngón tay trắng bệch rồi xanh nhợt, sau một thời gian đau dấm dứt có thể đau dữ dội.

- Làm tổn thương gân cơ, thần kinh, có thể gây teo cơ Đối với lao động nữ còn tác động đến cơ quan sinh dục, lệch tử cung, sa âm đạo.

2.3 Tác hại của chiếu sáng không hợp lý ( sáng quá hoặc chói quá) Ánh sáng thấp làm cho người lao động căng thẳng thần kinh, người mệt mỏi, đau đầu, căng mắt, giảm thị lực Làm việc lâu dài có thể gây cận thị, loạn thị. Ánh sáng quá cao gây chói mắt, tổn thương giác mạc, võng mạc, màng tiếp hợp, có thể gây đục nhân mắt, còn làm môi trường nóng lên, tiêu hao nhiều năng lượng gây thiệt hại đến kinh tế của doanh nghiệp. Ánh sáng không phù hợp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đến năng suất lao động.

Ngoài tác hại làm tăng phế phẩm, giảm năng suất lao động…

Về mặt kỹ thuật an toàn còn thấy rõ: khả năng gây tai nạn lao động tăng lên do không nhìn rõ hoặc chưa đủ thời gian để mắt nhận biết sự vật (thiếu ánh sáng); do lóa mắt (ánh sáng chói quá).

Tác hại bụi công nghiệp

2.4.1 Nguyên nhân tạo ra bụi

Bụi sản xuất thường tạo ra nhiều trong các khâu thi công làm đất đá, mìn, bốc dỡ nhà cửa, đập nghiền sàng đá và các vật liệu vô cơ khác, nhào trộn bêtông, vôi vữa, chế biến vật liệu, chế biến vật liệu hữu cơ khi nghiền hoặc tán nhỏ.

Khi vận chuyển vật liệu rời bụi tung ra do kết quả rung động, khi phun sơn bụi tạo ra dưới dạng sương, khi phun cát để làm sạch các bề mặt tường nhà. Ở các xí nghiệp liên hiệp xây dựng nhà cửa và nhà máy bê - tông đúc sẵn, có các thao tác thu nhận, vận chuyển, chứa chất và sử dụng một số lượng lớn chất liên kết và phụ gia phải đánh đóng nhiều lần, thường xuyên tạo ra bụi có chứa SiO2.

Tác hại đối với con người:

- Đối với da và niêm mạc: bụi bám vào da làm sưng lỗ chân lông dẫn đến bệnh viêm da, dị ứng da.

- Đối với mắt: các bệnh về mắt như viêm màng tiếp hợp, viêm giác mạc Nếu bụi nhiễm siêu vi trùng mắt hột sẽ gây bệnh mắt hột. Bụi kim loại có cạnh sắc nhọn khi bám vào mắt làm xây xát hoặc thủng giác mạc, làm giảm thị lực của mắt Nếu là bụi vôi khi bắn vào mắt gây bỏng mắt.

- Đối với tai: bụi bám vào các ống tai gây viêm, nếu vào ống tai nhiều quá làm tắc ống tai.

- Đối với bộ máy tiêu hoá: bụi vào miệng gây viêm lợi và sâu răng Các loại bụi hạt to nếu sắc nhọn gây ra xây xát niêm mạc dạ dày, viêm loét hoặc gây rối loạn tiêu hoá.

- Đối với bộ máy hô hấp: vì bụi chứa trong không khí nên tác hại lên đường hô hấp là chủ yếu Bụi có thể gây ra viêm mũi, viêm khí phế quản, loại bụi hạt rất bé từ 0.1-5mk vào đến tận phế nang gây ra bệnh bụi phổi.

- Đối với toàn thân: nếu bị nhiễm các loại bụi độc như hoá chất,chì, thuỷ ngân, thạch tín…khi vào cơ thể, bụi được hoà tan vào máu gây nhiễm độc cho toàn cơ thể.

Tác hại của bức xạ - phóng xạ

2.5.1 Tác hại của bức xạ nhiệt

Làm việc dưới ánh nắng mặt trời hoặc với lò nung kim loại, lò nấu kim loại nóng chảy, hàn điện người lao động sẽ chịu tác động của tia hồng ngoại, tia tử ngoại.

Tia hồng ngoại có khả năng đâm xuyên qua hộp sọ vào não làm não bộ nóng tới 41o - 420C, ngoài ra còn gây bỏng da, rộp da, đục nhân mắt, tiếp xúc lâu dài có thể gây mù mắt.

Tia tử ngoại gây bỏng da tới độ 1, độ 2, gây viêm màng tiếp hợp mắt cấp tính, làm giảm thị lực, thu hẹp thị trường thường gặp ở người nấu kim loại, thợ hàn, ngoài ra còn gây suy nhược cơ thể, người mỏi mệt, chóng mặt, đau đầu, kém ăn, kém ngủ.

* Tiếp xúc với nhiệt độ cao, độ ẩm lớn và tốc độ gió thấp:

Say nắng, thường gặp ở người làm việc ngoài trời do tia bức xạ mặt trời chiếu vào hành tuỷ, bệnh rất nặng có thể bị đột quỵ

Say nóng gặp ở người làm việc trong nhà xưởng hoặc dưới bóng râm, đôi khi phối hợp cả say nóng và say nắng, các triệu chứng khởi phát say nắng và say nóng thường giống nhau: người mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, có thể bị nôn mửa, khát nước, tim đập nhanh , nếu không kiểm soát được để cấp cứu kịp thời nạn nhân có thể bị hôn mê, co giật, thậm chí gây tử vong.

Tiếp xúc với môi trường nóng, độ ẩm cao còn làm giảm khả năng miễn dịch có nguy cơ gây bệnh nhiễm trùng.

* Tiếp xúc với nhiệt độ thấp (giá rét):

Hình 17.2: Thần kinh trung ương bị ảnh hưởng có nguy cơ đột quỵ

Người lao động làm việc trong dây chuyền đông lạnh, ngâm mình dưới nước lâu hoặc làm việc ngoài trời phải tiếp xúc với đợt không khí lạnh từ phía Bắc tràn xuống nước ta mang theo độ ẩm lớn hoặc mưa dầm sẽ gây rét buốt làm cho cơ thể giảm nhiệt mạnh, nếu không kiểm soát được, người lao động có thể bị nhiễm lạnh cấp, biểu hiện nhẹ.

Người rét run, môi thâm, lập cập, lạnh nổi da gà, sổ mũi, nếu không xử lý kịp thời bệnh sẽ nặng lên làm rung tâm thất, tinh thần chậm chạp, mạch yếu hoặc không bắt được, tim loạn nhịp, huyết áp hạ, độ quánh của máu tăng lên, nạn nhân có thể tử vong do rung tâm thất hoặc ngừng tim.

Nguy cơ gây bệnh mạn tính:

Viêm tắc tĩnh mạch các ngón chi, viêm họng, viêm khớp, viêm phế quản, bệnh cước, bệnh bợt ngón chân, ngón tay, viêm thần kinh ngoại biên Môi trường làm việc lạnh còn làm giảm sức đề kháng, giảm miễn dịch của cơ thể một số bệnh mạn tính có cơ hội phát triển nặng lên như hen phế quản, viêm dạ dày, thấp khớp, dị ứng thời tiết lạnh, và còn có thể gây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

2.5.2 Tác hại của phóng xạ

Phóng xạ có khả năng phá hủy cơ thể ở cấp độ tế bào Phóng xạ sẽ làm hư hại phân tử AND Các tế bào có AND bị hư hại sẽ chết đi hoặc diễn ra quá trình sửa chữa Khi đó những sai lầm trong quá trình sửa chữa tự nhiên cũng có thể xảy ra, dẫn đến sự hình thành của các tế bào ung thư Ở các cấp độ khác nhau, cơ thể chúng ta sẽ bị ảnh hưởng khác nhau Mức độ tác hại phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc và cường độ của phóng xạ.

Tác hại đối với môi trường sản xuất bao gồm:

- Ảnh hưởng đến môi trường đất: Các hạt nhân phóng xạ tự nhiên sinh ra do sự tương tác của các tia trong Vũ Trụ và các bức xạ khác với khí quyển và ngưng đọng lại ở các lớp đá Các chất phóng xạ tồn tại trong môi trường đất chủ yếu ở dạng các đồng vị nguyên tử Các đồng vị này gây nên sự ô nhiễm phóng xạ trong đất, giảm chất lượng đất Hàm lượng các đồng vị này lại phụ thuộc vào độ sâu so với mặt đất Thông thường ở độ sâu 45cm - 55cm thì không thấy tồn tại các đồng vị phóng xạ nhân tạo.

Hình 18.2: Chùm tia gamma phát sinh trong một cơn bão Ảnh: NASA.

Hình 19.2: Tác hại của phóng xạ lên môi trường đất

- Ảnh hưởng đến môi trường nước: Một số loại phóng xạ được tìm thấy trong nước chủ yếu là Ra và K40, có nguồn gốc tự nhiên, đặc biệt là qua thấm lọc từ khoáng chất Những chất khác đến từ các nguồn ô nhiễm, chủ yếu từ các nhà máy sản xuất năng lượng hạt nhân và các vụ thử vũ khí hạt nhân Các chất phóng xạ này gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi có sự tiếp xúc với các nguồn nước bị ô nhiễm phóng xạ Các loại động vật dưới nước có thể sẽ chết khi môi trường nước nhiễm các chất phóng xạ, nếu không cũng sẽ bị nhiễm xạ và trở thành thức ăn của con người đia vào cơ thể con người, gây nên các bệnh nguy hại khác.

- Ảnh hưởng với không khí: Các nguồn phóng xạ nguy hiểm nhất trong không khí là từ các vụ nổ thử vũ khí hạt nhân theo đó tạo ra rất nhiều chất phóng xạ hình thành đám mây phóng xạ Theo như nghiên cứu cường độ phóng xạ của Cs137 và Ba137 sau chừng 100 năm vẫn không giảm Gây hại cho sức khỏe con người khi hít phải bầu không khí bị nhiễm xạ Các hoạt động sản xuất trong các nhà máy nhiên liệu hạt nhân, các hoạt động nghiên cứu về các phản ứng hạt nhân, các nhà máy hạt nhân thường phát tán các chất phóng xạ làm ô nhiễm môi trường.

Hình 20.2: Tác hại của phóng xạ lên môi trường nước

Hình 28.2: Tác hại của phóng xạ lên

Tác hại đối với con người:

- Khi con người bị tác động bởi các bức xạ ion ở mức thấp thì việc gây tác hại không thể nhận biết ngay được, nên phải sau một thời gian chứng bệnh mới biểu hiện Tuy nhiên nếu chiếu lên cơ thể một liều lượng quá lớn so với giới hạn tối đa cho phép thì chỉ sau 7 đến 10 ngày, bệnh trạng đã xuất hiện rõ Nguy hiểm nhất đối với những người thường xuyên tiếp xúc với các bức xạ ion là dẫn đến ung thư.

- Da, tóc: Rụng tóc, ung thư da.

- Mắt: Đục thủy tinh thể.

- Tuyến giáp: Cường giáp, ung thư tuyến giáp.

- Huyết học và miễn dịch: Số lượng tế bào lympho của máu sẽ giảm đi, dễ bị nhiễm trùng hơn.

- Tiêu hóa: Buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy.

- Thần kinh: Bức xạ giết chết các tế bào thần kinh và mạch máu nhỏ, có thể gây co giật và chết ngay lập tức.

- Tim mạch: Làm hủy hoại trực tiếp đến các mạch máu nhỏ, có thể gây suy tim và tử vong.

- Sinh dục: Suy thoái tiền liệt tuyến, tinh hoàn, buồng trứng, ung thư vú.

- Tủy xương: Ảnh hưởng trực tiếp tới tủy xương nơi sản xuất ra các tế bào máu dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh như máu trắng, ung thư máu.

Bảng 1.2: So sánh mức độ nguy cơ khi tiếp xúc phóng xạ Đơn vị: Sv

Mức độ bình thường: Không triệu chứng, không có nguy cơ bị ung thư

0,0004 Chụp X-quang nha khoa, y khoa.

0,0024 Bức xạ tự nhiên mỗi người chịu được trong một năm.

0,01 Chụp CT toàn cơ thể trong y học.

Triệu chứng không có ngay lập tức, tăng nguy cơ bệnh tật nghiêm trọng sau này trong cuộc sống

0,1 Giới hạn cho những người làm việc trong môi trường có phóng xạ mỗi 5 năm.

0,35 Độ phát hiện trong thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina bị nổ.

0,4 Độ phát hiện phóng xạ trong sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau trận động đất và sóng thần Sendai 2011.

1 Có thể gây ra bệnh tật và buồn nôn bức xạ.

Có khả năng gây tử vong bệnh bức xạ, nguy cơ cao hơn bị ung thư sau này trong cuộc sống

2 Bệnh bức xạ cấp tính.

5 Một liều duy nhất có thể giết chết một nửa số người tiếp xúc trong vòng một tháng.

6 Mức độ tiêu biểu của công nhân trong thảm họa

Chernobyl đã chết trong vòng một tháng.

10 Gây tử vong trong vòng vài tuần.

Bảng 2.2: Mối liên quan giữa triệu chứng, mức độ tiếp xúc và thời gian để khởi phát triệu chứng

Thường bệnh bức xạ cấp tính có biểu hiện khi tiếp xúc phóng xạ với một liều lượng lớn trong một thời gian ngắn Tình trạng cũng xảy ra với tiếp xúc lâu dài Triệu chứng sớm

Buồn nôn 6 giờ 2 giờ 1 giờ 10 phút

Tiêu chảy 8 giờ 3 giờ 1 giờ Đau đầu 24 giờ 4 giờ 2 giờ

Mất phương hướng 1 tuần Ngay lập tức Yếu đuối

Mệt mỏi 4 tuần 1-4 tuần 1 tuần Ngay lập tức Rụng tóc

Nôn ra máu và tiêu ra máu

Nhiễm trùng Chậm lành vết thương

1-4 tuần 1 tuần Ngay lập tức

BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CÁC YẾU TỐ CÓ HẠI ĐẾN MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG

Các biện pháp kiểm soát vi khí hậu xấu

Giá trị giới hạn tiêu chuẩn cho phép của các thông số vi khí hậu tại vị trí làm việc (Theo TCVN 5508-2009 và quyết định 3733/2002/QĐ-BYT).

Yêu cầu về điều kiện vi khí hậu tại nơi làm việc phân theo từng loại lao động được quy định:

Bảng 1.3: Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc

Khoảng nhiệt độ không khí (°C) Độ ẩm không khí (%)

Tốc độ chuyển động không khí (m/s)

Cường độ bức xạ nhiệt theo diện tích tiếp xúc (W/ m 2 )

80 0,1 đến 1,5 35 khi tiếp xúc trên

50% diện tích cơ thể người.

70 khi tiếp xúc trên Trung bình 18 đến 32 40 đến

80 0,2 đến 1,5Nặng 16 đến 30 40 đến 0,3 đến 1,5 tích cơ thể người.

100 khi tiếp xúc dưới 25% diện tích Đối với điều kiện lao động nóng, độ ẩm cao thì tốc độ chuyển động không khí ở nơi làm việc có thể tăng đến 2 m/s. Đối với điều kiện làm việc trong các phòng có điều hòa nhiệt độ, tốc độ chuyển động không khí có thể dưới 0,1 m/s đối với lao động nhẹ, dưới 0,2 m/s đối với lao động trung bình và dưới 0,3 m/s đối với lao động nặng nếu thông gió trong phòng đảm bảo nồng độ khí CO2 đạt tiêu chuẩn cho phép.

Chênh lệch nhiệt độ theo độ cao vị trí làm việc không quá 3°C. Chênh lệch nhiệt độ theo chiều ngang của vùng làm việc không quá 4°C đối với lao động nhẹ, không quá 5°C đối với lao động trung bình và không quá 6°C đối với lao động nặng Nhiệt độ chênh lệch trong nơi sản xuất và ngoài trời không vượt quá 5°C.

Yêu cầu về điều kiện vi khí hậu theo nhiệt độ cầu ướt (WBGT) được quy định:

Bảng 2.3: Giá trị giới hạn cho phép theo nhiệt độ cầu ướt

(WBGT). Đơn vị tính: độ Celcius (°C)

Thời gian tiếp xúc với nguồn nhiệt

Loại lao động Nhẹ Trung bình Nặng

3.1.1 Biện pháp kiểm soát tác hại của vi khí hậu nóng

Cơ giới hoá, tự động hoá các quá trình lao động ở vị trí nhiệt độ cao, bức xạ nhiệt cao.

Cách ly các nguồn nhiệt đối lưu và bức xạ ở vị trí lao động bằng các vật liệu cách nhiệt thích hợp.

Dùng màn nước để hấp thụ các các tia bức xạ ở trước cửa lò nung.

Bố trí sắp đặt hợp lý các lò luyện và các nguồn nhiệt lớn cách xa nơi công nhân thao tác.

Thiết kế, sử dụng, bảo quản hợp lý hệ thống thông gió tự nhiên và cơ khí.

Cần qui định chế độ lao động và nghỉ ngơi thích hợp.

Tổ chức nơi nghỉ cho người lao động làm việc ở vị trí có nhiệt độ cao.

Tổ chức chế độ ăn, uống đủ và hợp lý.

Cần trang bị đủ phương tiện bảo vệ cá nhân chống nóng hiệu quả.

Tổ chức khám tuyển và khám định kỳ hàng năm để phát hiện người lao động mắc một số bệnh không được phép tiếp xúc với nóng: bệnh tim mạch, bệnh thận, hen, lao phổi, các bệnh nội tiết, động kinh, bệnh hệ thần kinh trung ương.

3.1.2 Biện pháp kiểm soát tác hại của vi khí hậu lạnh

Tổ chức che chắn, chống gió lùa, sưởi ấm đề phòng cảm lạnh Trang bị đầy đủ quần, áo, mũ, ủng, giày, găng tay ấm cho người lao động.

Quy định tổ chức chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lý.

Khẩu phần ăn đủ mỡ, dầu thực vật (35- 40% tổng năng lượng) Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân: Kính, mặt nạ cho công nhân hàn điện, hàn hơi, công nhân luyện kim, găng tay chống lạnh, mũ bảo vệ đầu,…

Hình 8.3: Hệ thống thông gió và cửa sổ trời

Ví dụ: Trồng cây xanh xung quanh nơi làm việc giúp giảm nhiệt độ môi trường

Biện pháp chống tiếng ồn

3.2.1 Biện pháp giảm tiếng ồn tại nguồn Đây là biện pháp chủ động, tích cực, giảm tận gốc nguồn ồn.

Có thể giảm tiếng ồn ngay từ nguồn phát sinh bằng cách thay đổi dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị cũ, có mức tiếng ồn cao bằng dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị mới, tiên tiến có mức tiếng ồn thấp hơn Đối với hệ thống thiết bị, máy cũ có thể giảm mức tiếng ồn bằng các biện pháp như:

- Biện pháp công nghệ: thay đổi qui trình công nghệ, vật liệu.

Thí dụ: thay một số chi tiết có độ chính xác chưa cao, bị mòn, rơ , thay bánh răng thẳng bằng bánh răng nghiêng, thay các chi tiết kim loại bằng các chi tiết phi kim loại

- Biện pháp cô lập nguồn ồn: trang bị thêm cho thiết bị vỏ bao cách âm, cabin cách âm để cô lập nguồn ồn Biện pháp này đem lại hiệu quả cao khi áp dụng với các động cơ, máy phát điện, máy nén khí

- Biện pháp cách rung: thiết kế bệ giảm rung, gối giảm rung cho thiết bị nhằm giảm tiếng ồn sinh ra do rung động Biện pháp này áp dụng đối với hệ máy bơm, quạt cao áp, máy giặt công suất lớn

Gắn thêm ống giảm âm cho thiết bị khí nén, quạt cao áp Đối với hệ thống thông gió, nên thay loại quạt có mức tiếng ồn thấp hơn, cần tính toán, thiết kế để vận tốc lưu chuyển khí trong hệ thống đường ống tương đối thấp (v < 5 m/s), xử lý bề mặt bên trong hệ thống đường ống bằng các vật liệu hấp thụ âm và lắp thêm bộ tiêu âm cho hệ thống thông gió. Đối hệ thống băng chuyền, cần giảm đến tối thiểu chiều cao rơi của sản phẩm, nên dùng thiết bị chuyền tải bằng băng chuyền thay vì bằng trục lăn.

3.2.2 Biện pháp giảm tiếng ồn trên đường lan truyền

Trên địa bàn vùng, cũng như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực nhà máy, xí nghiệp có thể áp dụng biện pháp giảm tiếng ồn trên đường lan truyền như:

- Biện pháp sử dụng màn chắn âm.

- Biện pháp hấp thụ âm trong gian sản xuất.

- Biện pháp sử dụng cabin cách âm, bao cách âm

- Biện pháp trồng các dải cây xanh dày cành, lá vừa tạo cảnh quan, đảm bảo trong sạch môi trường vừa có thể giảm được một phần sự lan truyền tiếng ồn đến khu vực cần yên tĩnh hơn.

3.2.3 Biện pháp giảm ồn bằng phương tiện bảo vệ cá nhân

Không phải với mọi vị trí lao động có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát tiếng ồn như đã trình bày ở trên (do tính chất lưu động của công việc, do luôn cần phải điều khiển, vận hành qui trình sản xuất ) thì người ta sử dụng các PTBVCN chống ồn. Đối với một số thiết bị như máy khoan đá, khoan than, máy tán rivê, máy rèn, máy đột dập, máy cưa thì việc sử dụng các PTBVCN là thuận tiện và kinh tế hơn cả Các phương tiện cá nhân chống ồn gồm có: nút tai, bao tai, mũ chống ồn Các loại bao tai chống ồn của

Mỹ, Nhật, Đức, có thể giảm mức ồn ở tần số cao từ 20 - 30 dBA.

3.2.4 Biện pháp giảm tiếng ồn bằng tổ chức lao động khoa học Định kỳ tổ chức khám bệnh điếc nghề nghiệp: Bên cạnh các biện pháp kỹ thuật trên, cần tổ chức khám bệnh điếc nghề nghiệp định kỳ cho người lao động nhằm phát hiện sớm những người mắc bệnh cũng như mức độ bệnh để các nhà quản lý, các bác sỹ có kế hoạch, biện pháp chữa trị kịp thời, có hiệu quả.

Hạn chế thời gian tiếp xúc với tiếng ồn cao: Giảm thời gian tiếp xúc với tiếng ồn cao bằng cách thay đổi, luân phiên vị trí làm việc cũng là một biện pháp được áp dụng nhằm bảo vệ sức nghe của người lao động.

Giáo dục nâng cao nhận thức về tác hại của tiếng ồn: Thông qua các lớp huấn luyện định kỳ về an toàn lao động hàng năm, người sử dụng lao động, cũng như người lao động sẽ nâng cao nhận thức về tác hại của tiếng ồn trong sản xuất, đồng thời cũng nắm vững được một số biện pháp tối thiểu nhằm tự bảo vệ thính lực của mình trong quá trình tham gia các hoạt động sản xuất, đặc biệt trong môi trường lao động có mức tiếng ồn cao.

Hình 9.3: Các loại bảo vệ cá nhân chống ồn

Ví dụ: Lắp đặt tường cách âm để hấp thụ âm thanh chống tiếng ồn

Sử dụng các thiết bị giảm sốc chống chống cho các máy móc làm việc

Điều kiện chiếu sáng (ánh sáng)

Lắp đặt các loại đèn chiếu sáng phù hợp với môi trường làm việc.

Thực hiện lau chùi thường xuyên các bóng đèn tránh bị bám bụi làm giảm năng xuất chiếu sáng

Mở cửa sổ, kính phản chiếu,… tận dụng ánh sáng từ thiên nhiên.

Sơn tường nền trắng để phản chiếu tốt ánh sáng.

Bố trí đèn chiếu sáng phù hợp nơi làm việc

Hình 17.3: Ảnh minh họa điều kiện chiếu sáng thích hợp

Sử dụng đồ bảo hộ mũ bảo hiểm có trang bị đèn khi làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng

Sử dụng kính mát, kính râm, kính chống tia uv,… khi làm việc nơi có độ chiếu sáng cao, ngoài trời,…

Tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn sáng mạnh quá lâu.

3.3.3 Biện pháp quản lý tổ chức

Thực hiện bố trí nơi làm việc có ánh sáng hoặc được chiếu sáng thích hợp.

Phân công công việc phù hợp với tình trạng sức khỏe thị lực của người lao động

Thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người lao động để phát hiện sớm tình trạng thị lực để được phân công công việc hợp lý

Thường xuyên theo dõi, tiếp thu ý kiến từ người lao động để khắc phục sớm

Ví dụ: Thay đổi sử dụng đèn sợi tóc sang đèn led để nâng khả năng chiếu sáng và tiết kiệm năng lượng.

Bụi công nghiệp

Thay thế: thay đổi qui trình công nghệ, thiết bị, nguyên liệu bằng loại ít độc hơn hoặc không độc.

Hình 21.3: Mũ bảo hộ tích hợp đèn chiếu sáng

Hình 22.3: Hệ thống thông gió

Biện pháp che chắn, cách ly: Những nguồn phát sinh bụi cần được che chắn hoặc sản xuất trong chu trình kín có hệ thống xử lý bụi tại chỗ Cách ly vật liệu dự trữ, thiết bị, quá trình sản xuất phát sinh bụi nhiều.

Hệ thống thông gió, hút bụi: Tăng cường thông gió chung, thông gió cục bộ Lắp đặt hệ thống xử lý lọc, thu giữ bụi.

3.4.2 Biện pháp cá nhân Đeo khẩu trang thích hợp, bán mặt nạ, mặt nạ.

Làm việc xong tắm rửa thay quần, áo. Ăn uống đủ các chất dinh dưỡng.

Tổ chức dây chuyền sản xuất họp lý Bố trí nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp Vệ sinh nhà xưởng.

Tổ chức dịch vụ y tế Tăng cường truyền thông, giáo dục vệ sinh an toàn lao động Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ.

Ví dụ đeo khẩu trang khi làm việc những nơi bị ô nhiễm bởi

Hình 29.3: Khẩu trang và mặt nạ phòng độc

Các biện pháp phòng chống:

- Các biện pháp về tổ chức nơi làm việc: quy định chung, đánh dấu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng.

- An toàn khi làm việc với nguồn kín: thực hiện việc che chắn an toàn, tránh các hoạt động trước chùm tia, tăng khoảng cách an toàn, giảm thời gian tiếp xúc, dùng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.

- An toàn khi làm việc với nguồn hở: tránh chất xạ vào cơ thể, tủ hút ngăn cách, sử dụng đầy đủ các trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, tổ chức thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hợp lý, kiểm tra cá nhân sau khi tiếp xúc, tổ chức kịp thời việc tẩy xạ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Việc thực hiện tốt an toàn vệ sinh lao động thực sự rất cần thiết và quan trọng đối với người lao động và chủ doanh nghiệp Ngoài việc thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh còn phải thực hiện các khảo xát tiếp thu ý kiến của người lao động để có các biện pháp xử lý kiệp thời và nâng cao chất lượng công việc Nhà nước ta cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho người tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp và rất nhiều phúc lợi từ các doanh nghiệp.

Tuy có nhiều chính sách đãi ngộ và hỗ trợ từ các doanh nghiệp và nhà nước cùng với các biện pháp thực hiện an toàn lao động Song số vụ tai nạn hằng năm vẫn cao và tiếp tục tăng trong những năm vừa qua Vì vậy, rất cần thêm những biện pháp khắc phục để giảm số vụ tai nạn lao động hằng năm và bệnh nghề nghiệp Sau đây là một số biện pháp nhóm chúng em đề xuất khắc phục:

Thực hiện giáo dục lao động nhằm nâng cao nhận thức tầm qua trọng của an toàn lao động cho người lao động.

Thường xuyên thực hiện rà xót các chủ doanh nghiệp có thực hiện tốt an toàn lao động.

Nặng tay xử phạt các chủ doanh nghiệp lơ là thờ ơ với việc an toàn lao động cho người lao động.

Tạo nhiều điều kiện bảo hộ cũng như hỗ trợ cho người lao động

Nâng cao cải tiến công nghệ kỹ thuật thay thế 100% sức người thành máy móc và dây chuyền sản xuất

Cơ giới tự động hóa và khai thác an toàn với các ngành công nghiệp nặng hay thực hiện điều khiển máy móc khai thác từ xa không cần sự tham gia của sức người

Tuyên truyền tầm quan trọng của an toàn lao động cho người dân lao động nói riêng và tất cả mọi người nói chung.

Trên là những lời kiến nghị của nhóm chúng em để góp phần có thêm những biện pháp giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

3 Bài học kinh nghiệm cho nhóm

Qua việc nghiên cứu an toàn vệ sinh lao động từ các nhân tố gây ảnh hưởng đến người lao động và sản xuất nhóm em đã rút ra được bài học đó chính là cần nên phòng tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hơn là khắc phục và chữa trị bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động Việc thực hiện tốt các biện pháp an toàn vệ sinh lao động sẽ góp phần lớn vào việc tránh tai nạn lao động, bảo vệ tính mạng và khả năng phụ hồi của người lao động sau tai nạn An toàn vệ sinh lao động thực sự cần thiết trong lao động và sản xuất.

Ngày đăng: 06/08/2024, 09:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Thư Viện Pháp Luật (2016), QUY ĐỊNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ VI KHÍ HẬU - GIÁ TRỊ CHO PHÉP VI KHÍ HẬU TẠI NƠI LÀM VIỆC, tại https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-26-2016-TT-BYT-quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-gia-tri-cho-phep-vi-khi-hau-tai-noi-lam-viec-318346.aspx Link
5. Nguyễn Văn Thích (2019), Bụi và biện pháp phòng chống tác hại của bụi, tại http://cdcdongthap.gov.vn/tin-tuc/chi-tiet/bui-va-bien-phap-phong-chong-tac-hai-cua-bui/1932 Link
6. Nilp (2014), Tiếng ồn trong sản xuất lao động, tại http://vnniosh.vn/phuongtienbvcn/details/id/2747/Tieng-on-trong-san-xuat Link
7. Nilp (2014), Rung động trong sản xuất, tại http://vnniosh.vn/phuongtienbvcn/details/id/2746/Rung-dong-trong-san-xuat Link
8. Bs.Trịnh Văn Nghinh (2017), TÁC HẠI CỦA PHÓNG XẠ VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG, tại http://dichvu.nioeh.org.vn/ve- sinh-an-toan-lao-dong/tac-hai-va-cac-bien-phap-phong-chong Link
1. Báo tuổi trẻ (2013), Hà Nội: Một công nhân thiệt mạng nghi ngạt khí CO, Thành Đoàn TP.HCM Khác
w