1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TRÍ THÔNG MINH CẢM XÚC ĐẾN KIỂM SOÁT SỰ CĂNG THẲNG CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

98 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TRÍ THÔNG MINH CẢM XÚC ĐẾN KIỂM SOÁT SỰ CĂNG THẲNG CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Tác giả Nguyễn Thị Yến
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Ánh Thơ
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,56 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU (9)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (9)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (11)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (11)
    • 1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu (11)
    • 1.5. Khoảng trống nghiên cứu (14)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (14)
    • 1.7. Cấu trúc của nghiên cứu (14)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TRÍ THÔNG MINH CẢM XÚC ĐẾN KIỂM SOÁT SỰ CĂNG THẲNG CỦA NHÂN VIÊN (16)
    • 2.1. Cơ sở lý thuyết về trí thông minh cảm xúc (16)
      • 2.1.1. Định nghĩa trí thông minh cảm xúc (16)
      • 2.1.2. Vai trò của trí thông minh cảm xúc (17)
      • 2.1.3. Các yếu tố thuộc trí thông minh cảm xúc (18)
    • 2.2. Cơ sở lý thuyết về kiểm soát sự căng thẳng của nhân viên y tế (22)
      • 2.2.1. Khái niệm về sự căng thẳng (22)
      • 2.2.2. Khái niệm kiểm soát sự căng thẳng (22)
      • 2.2.3. Vai trò của kiểm soát căng thẳng (23)
    • 2.3. Cơ sở lý thuyết về tác động trí thông minh cảm xúc đến kiểm soát sự căng thẳng của nhân viên ............................................................................................ 16 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TRÍ (24)
    • 3.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu (27)
      • 3.1.1. Các giả thuyết nghiên cứu (27)
      • 3.1.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất (28)
    • 3.2. Thang đo (29)
      • 3.2.1. Thang đo trí thông minh cảm xúc (29)
      • 3.2.2. Thang đo kiểm soát sự căng thẳng (32)
    • 3.3. Quy trình nghiên cứu (33)
    • 3.4. Phương pháp thu thập dữ liệu (34)
      • 3.4.1. Phương pháp chọn mẫu (34)
      • 3.4.2. Kích thước mẫu (34)
    • 3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu (35)
      • 3.5.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số CA (35)
      • 3.5.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (36)
      • 3.5.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA (37)
      • 3.5.4. Phân tích tương quan Pearson (37)
      • 3.5.5. Phân tích hồi quy tuyến tính (38)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TRÍ THÔNG (39)
    • 4.1. Kết quả thống kê mô tả (39)
      • 4.1.1. Kết quả thống kê mô tả mẫu (39)
      • 4.1.2. Kết quả thống kê mô tả thang đo (40)
    • 4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số CA (43)
      • 4.2.1. Thang đo Tính đa cảm (43)
      • 4.2.2. Thang đo Khả năng tự kiểm soát (45)
      • 4.2.3. Thang đo Tính hòa đồng (46)
      • 4.2.4. Thang đo Hạnh phúc (47)
      • 4.2.5. Thang đo KSSCT (48)
    • 4.3. Kiểm định giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA (49)
      • 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập (49)
      • 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc (52)
    • 4.4. Phân tích nhân tố khẳng định CFA (53)
    • 4.5. Phân tích tương quan Pearson (56)
    • 4.6. Phân tích hồi quy tuyến tính (57)
    • 4.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu (62)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KIỂM SOÁT SỰ CĂNG THẲNG CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI THÔNG (65)
    • 5.1. Những đóng góp của nghiên cứu (65)
    • 5.2. Đề xuất giải pháp và khuyến nghị (66)
      • 5.2.1. Khuyến nghị đến Nhà nước và các cơ quan, tổ chức (66)
      • 5.2.2. Khuyến nghị đến bệnh viện và các doanh nghiệp (66)
      • 5.2.3. Giải pháp dành cho nhân viên y tế (67)
    • 5.3. Hạn chế của nghiên cứu và các hướng nghiên cứu tiếp theo (68)
  • KẾT LUẬN (70)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (71)
  • PHỤ LỤC (77)

Nội dung

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TRÍ THÔNG MINH CẢM XÚC ĐẾN KIỂM SOÁT SỰ CĂNG THẲNG CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 8.9 điểm NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TRÍ THÔNG MINH CẢM XÚC ĐẾN KIỂM SOÁT SỰ CĂNG THẲNG CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TRÍ THÔNG MINH CẢM XÚC ĐẾN KIỂM SOÁT SỰ CĂNG THẲNG CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Trong thời kỳ hiện đại, ngành y tế đối diện với một loạt áp lực và thách thức đặc biệt khiến cho các nhân viên y tế thường xuyên phải hoạt động trong môi trường đầy căng thẳng, phải đối mặt với áp lực lớn từ công việc, trách nhiệm chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh họ không chỉ chăm sóc tốt cho bệnh nhân mà còn phải đảm bảo tính an toàn của bản thân và đồng nghiệp. Nghiên cứu của Demiral & đồng nghiệp (2002) đã tiến hành trên một mẫu gồm hơn 300 bác sĩ đến từ các chuyên ngành khác nhau. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ chung về trầm cảm và lo âu trong số các bác sĩ là 18,9% và 27,4% tương ứng. Điều này làm nổi bật vấn đề trầm cảm và căng thẳng trong ngành y tế, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tinh thần của những người làm việc trong ngành y. Nghiên cứu của Shams & El-Masry (2013) tập trung vào nhân viên y tế chuyên ngành gây mê hồi sức và đã ghi nhận tỷ lệ căng thẳng nghề nghiệp lên tới 69,4%. Tuy nhiên trong lĩnh vực y tế chuyên ngành tâm thần tỷ lệ căng thẳng lên đến đến 66,7% (Theo Nguyễn Thu Hà, 2016). Chính những lý do trên cùng tỷ lệ căng thẳng cao khiến cho việc kiểm soát căng thẳng của nhân viên y tế được quan tâm hơn bao giờ hết. Trong môi trường y tế, nhân viên thường xuyên phải đối mặt với những tình huống căng thẳng, đòi hỏi họ phải giữ được bình tĩnh và tập trung. EI giúp họ nhận thức được cảm xúc của bản thân và có những biện pháp điều chỉnh cảm xúc phù hợp. Chính vì vậy mà trí thông minh cảm xúc (EI) đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Trong cuốn “Emotional Intelligence: Why It Can Matter More Than IQ” (1995) bởi Daniel Goleman đã thảo luận về tầm quan trọng của EI trong cuộc sống và công việc. Goleman cũng cho rằng EI có thể quyết định đến thành công nhiều hơn là chỉ số thông minh (IQ). EI đề cập đến khả năng nhận thức, hiểu, quản lý và sử dụng cảm xúc của chính mình và của người khác. Điều này ảnh hưởng đến quyết định, tương tác xã hội và khả năng xử lý căng thẳng. Khả năng này có thể giúp cho nhân viên y tế duy trì sự tĩnh tâm trong những tình huống căng thẳng, giúp họ ra quyết định nhanh chóng và chính xác. Ngoài ra, EI còn giúp họ xây dựng mối quan hệ tốt với bệnh nhân và đồng nghiệp, dự phòng sự 2 căng thẳng và xung đột không cần thiết trong môi trường làm việc. Người có EI cao thường có khả năng xử lý căng thẳng tốt hơn, họ thích ứng tốt hơn với áp lực trong cuộc sống (Schutte & cộng sự, 2002). Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã nhấn mạnh tầm quan trọng của EI trong việc KSSCT và đối phó với các tình huống khó khăn trong công việc và cuộc sống như: Salovey & cộng sự (2002), Lopes và cộng sự (2006), Mikolajczak và cộng sự (2008),… Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh tầm quan trọng của EI đối với quản lý căng thẳng. EI là một yếu tố quan trọng trong quá trình quyết định cách chúng ta phản ứng với căng thẳng (Lazarus & Folkman, 1984). Những nhân viên có EI cao thường có khả năng nhận biết, hiểu và kiểm soát cảm xúc của bản thân tốt hơn. Điều này giúp họ đối phó với căng thẳng một cách hiệu quả hơn, dẫn đến sự hài lòng trong công việc và tăng cường hiệu suất làm việc (Austin & cộng sự, 2007). Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể được thực hiện tại Việt Nam liên quan đến lĩnh vực y tế, mà các nghiên cứu về EI thường tập trung vào các ngành công nghiệp khác. Do vậy, nghiên cứu về tác động của EI với KSSCT của nhân viên y tế là một hướng đi quan trọng và cần thiết. Đặc biệt, những người làm việc trong lĩnh vực y tế đã bị nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ khi dịch Covid-19 xuất hiện. Nhân viên y tế phải đối mặt với một loạt áp lực lớn, từ nhiều nguồn khác nhau. Áp lực lớn nhất đến từ tình trạng căng thẳng và mệt mỏi do thời gian dài chống đối với đại dịch, lo sợ bị lây nhiễm và áp lực công việc. Họ cũng phải đối mặt với gánh nặng tâm lý từ việc chứng kiến sự đau khổ của bệnh nhân thậm chí là đối mặt với việc tử vong. Áp lực còn đến từ tình trạng làm việc quá tải, họ phải thích ứng với nhiều tình huống khó khăn. Kiểm soát áp lực trở thành một thách thức lớn đối với họ. Quản lý cảm xúc và chiến lược đối phó với áp lực trở thành yếu tố quan trọng để duy trì sự cân bằng và giảm căng thẳng. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu tác động của trí thông minh cảm xúc đến kiểm soát sự căng thẳng của nhân viên y tế trên địa bàn Hà Nội” nhằm nghiên cứu chi tiết hơn về vai trò của EI đối với quản lý căng thẳng của nhân viên y tế, và sau đó đưa ra đề xuất và một số khuyến nghị giúp kiểm soát tốt sự căng thẳng thông qua việc nâng cao trí thông minh cảm xúc.

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Trong thời kỳ hiện đại, ngành y tế đối diện với một loạt áp lực và thách thức đặc biệt khiến cho các nhân viên y tế thường xuyên phải hoạt động trong môi trường đầy căng thẳng, phải đối mặt với áp lực lớn từ công việc, trách nhiệm chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh họ không chỉ chăm sóc tốt cho bệnh nhân mà còn phải đảm bảo tính an toàn của bản thân và đồng nghiệp Nghiên cứu của Demiral & đồng nghiệp (2002) đã tiến hành trên một mẫu gồm hơn 300 bác sĩ đến từ các chuyên ngành khác nhau Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ chung về trầm cảm và lo âu trong số các bác sĩ là 18,9% và 27,4% tương ứng Điều này làm nổi bật vấn đề trầm cảm và căng thẳng trong ngành y tế, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tinh thần của những người làm việc trong ngành y Nghiên cứu của Shams

& El-Masry (2013) tập trung vào nhân viên y tế chuyên ngành gây mê hồi sức và đã ghi nhận tỷ lệ căng thẳng nghề nghiệp lên tới 69,4% Tuy nhiên trong lĩnh vực y tế chuyên ngành tâm thần tỷ lệ căng thẳng lên đến đến 66,7% (Theo Nguyễn Thu Hà, 2016) Chính những lý do trên cùng tỷ lệ căng thẳng cao khiến cho việc kiểm soát căng thẳng của nhân viên y tế được quan tâm hơn bao giờ hết

Trong môi trường y tế, nhân viên thường xuyên phải đối mặt với những tình huống căng thẳng, đòi hỏi họ phải giữ được bình tĩnh và tập trung EI giúp họ nhận thức được cảm xúc của bản thân và có những biện pháp điều chỉnh cảm xúc phù hợp Chính vì vậy mà trí thông minh cảm xúc (EI) đóng một vai trò vô cùng quan trọng Trong cuốn “Emotional Intelligence: Why It Can Matter More Than IQ” (1995) bởi Daniel Goleman đã thảo luận về tầm quan trọng của EI trong cuộc sống và công việc Goleman cũng cho rằng EI có thể quyết định đến thành công nhiều hơn là chỉ số thông minh (IQ) EI đề cập đến khả năng nhận thức, hiểu, quản lý và sử dụng cảm xúc của chính mình và của người khác Điều này ảnh hưởng đến quyết định, tương tác xã hội và khả năng xử lý căng thẳng

Khả năng này có thể giúp cho nhân viên y tế duy trì sự tĩnh tâm trong những tình huống căng thẳng, giúp họ ra quyết định nhanh chóng và chính xác Ngoài ra, EI còn giúp họ xây dựng mối quan hệ tốt với bệnh nhân và đồng nghiệp, dự phòng sự căng thẳng và xung đột không cần thiết trong môi trường làm việc Người có EI cao thường có khả năng xử lý căng thẳng tốt hơn, họ thích ứng tốt hơn với áp lực trong cuộc sống (Schutte & cộng sự, 2002) Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã nhấn mạnh tầm quan trọng của EI trong việc KSSCT và đối phó với các tình huống khó khăn trong công việc và cuộc sống như: Salovey & cộng sự (2002), Lopes và cộng sự (2006), Mikolajczak và cộng sự (2008),…

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh tầm quan trọng của EI đối với quản lý căng thẳng EI là một yếu tố quan trọng trong quá trình quyết định cách chúng ta phản ứng với căng thẳng (Lazarus & Folkman, 1984) Những nhân viên có EI cao thường có khả năng nhận biết, hiểu và kiểm soát cảm xúc của bản thân tốt hơn Điều này giúp họ đối phó với căng thẳng một cách hiệu quả hơn, dẫn đến sự hài lòng trong công việc và tăng cường hiệu suất làm việc (Austin & cộng sự, 2007) Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể được thực hiện tại Việt Nam liên quan đến lĩnh vực y tế, mà các nghiên cứu về EI thường tập trung vào các ngành công nghiệp khác Do vậy, nghiên cứu về tác động của EI với KSSCT của nhân viên y tế là một hướng đi quan trọng và cần thiết Đặc biệt, những người làm việc trong lĩnh vực y tế đã bị nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ khi dịch Covid-19 xuất hiện Nhân viên y tế phải đối mặt với một loạt áp lực lớn, từ nhiều nguồn khác nhau Áp lực lớn nhất đến từ tình trạng căng thẳng và mệt mỏi do thời gian dài chống đối với đại dịch, lo sợ bị lây nhiễm và áp lực công việc

Họ cũng phải đối mặt với gánh nặng tâm lý từ việc chứng kiến sự đau khổ của bệnh nhân thậm chí là đối mặt với việc tử vong Áp lực còn đến từ tình trạng làm việc quá tải, họ phải thích ứng với nhiều tình huống khó khăn Kiểm soát áp lực trở thành một thách thức lớn đối với họ Quản lý cảm xúc và chiến lược đối phó với áp lực trở thành yếu tố quan trọng để duy trì sự cân bằng và giảm căng thẳng

Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu tác động của trí thông minh cảm xúc đến kiểm soát sự căng thẳng của nhân viên y tế trên địa bàn Hà Nội” nhằm nghiên cứu chi tiết hơn về vai trò của EI đối với quản lý căng thẳng của nhân viên y tế, và sau đó đưa ra đề xuất và một số khuyến nghị giúp kiểm soát tốt sự căng thẳng thông qua việc nâng cao trí thông minh cảm xúc.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung của nghiên cứu là kiểm tra tác động của EI đến KSSCT của nhân viên y tế trên địa bàn Hà Nội, từ đó dựa trên kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất các khuyến nghị để cải thiện sự căng thẳng của nhân viên y tế dựa trên kết quả nghiên cứu

Mục tiêu cụ thể bao gồm:

Thứ nhất, tổng hợp các nghiên cứu về các chủ đề, khái niệm có liên quan đến

EI, KSSCT và mối tương quan giữa EI và kiểm soát sự căng thẳng

Thứ hai, phát triển mô hình nghiên cứu, thang đo nghiên cứu phù hợp để nghiên cứu tác động của EI đến KSSCT của nhân viên y tế trên địa bàn Hà Nội

Thứ ba, kiểm định các mối quan hệ được thể hiện trong mô hình dựa trên phương pháp nghiên cứu định lượng

Thứ tư, từ kết quả nghiên cứu đưa ra đề xuất và khuyến nghị đối với nhân viên y tế và tổ chức liên quan.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: tác động của EI đến KSSCT của nhân viên y tế trên địa bàn Hà Nội

Về không gian: nghiên cứu tập trung vào nhân viên y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội

Về thời gian: nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 09 đến tháng 11 năm 2023 Dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập từ tháng 9 đến tháng

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Nhiều nghiên cứu đã xem xét tác động của EI đến KSSCT và quản lý căng thẳng Khái niệm EI đã xuất hiện từ khá lâu, nhưng sự quan tâm đối với cách nó ảnh hưởng đến KSSCT đã tăng mạnh trong thời gian gần đây Mặc dù vậy, tại Việt Nam, lĩnh vực này vẫn chưa được khai phá đầy đủ Vấn đề này gây ra một số hạn chế trong việc hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa EI và kiểm soát căng thẳng tại Việt Nam Do đó việc sử dụng cả tài liệu nghiên cứu quốc tế và nghiên cứu trong nước là một phương pháp quan trọng Kết hợp các nguồn tài liệu này sẽ cho phép tác giả có cái nhìn toàn diện hơn cho mối quan hệ này, đồng thời xây dựng cơ sở lý luận vững chắc hơn cho đề tài

Một số nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa EI và kiểm soát căng thẳng tại nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như lĩnh vực y tế, giáo dục, công nghệ…

Ugoji (2012) đã nghiên cứu quản lý căng thẳng và EI trên 350 sinh viên đại học trong lĩnh vực giáo dục Kết quả của nghiên cứu cho thấy EI và quản lý căng thẳng có liên quan và sinh viên có EI cao quản lý căng thẳng tốt hơn và khuyến nghị rằng việc đưa đào tạo EI vào chương trình giảng dạy của trường để học sinh cải thiện nhận thức, góp phần kiểm soát căng thẳng tốt hơn

Nghiên cứu của Ju Eun Song & Hyun Ju Chae (2014) về mức độ căng thẳng và cách sinh viên ứng phó với căng thẳng theo mức độ EI của sinh viên điều dưỡng cho thấy mức độ căng thẳng của nhóm sinh viên có EI thấp thì càng dễ gặp căng thẳng EI không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến căng thẳng mà còn giúp đối phó với căng thẳng một cách hiệu quả Vì vậy, cần xây dựng và cung cấp một chương trình quản lý căng giúp sinh viên giảm bớt căng thẳng do học tập

Trong lĩnh vực công nghệ, nghiên cứu của Rathore (2018) đã nhấn mạnh vai trò giữa EI và căng thẳng tổ chức Dữ liệu được nghiên cứu trên 250 nhân viên trong ngành công nghệ thông tin cho thấy các khía cạnh của EI sẽ giúp nhân viên hiểu bản thân và đối phó với những thách thức như căng thẳng trong tổ chức

Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào việc xác định vai trò của EI làm trung gian trong quá trình kiểm soát căng thẳng như:

Theo nghiên cứu của Lopes và cộng sự (2006) có một mối tương quan giữa EI và KSSCT Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng EI có thể ảnh hưởng tích cực đến kiểm soát căng thẳng thông qua các yếu tố trung gian như tạo môi trường làm việc tích cực và xây dựng mối quan hệ xã hội tốt

Hay nghiên cứu của Joseph và Newman (2010) đã tập trung vào mối liên quan giữa EI và hiệu suất làm việc Nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân viên có EI cao thường có khả năng kiểm soát căng thẳng tốt hơn, dẫn đến hiệu suất công việc cao hơn, giảm bớt áp lực từ công việc hơn Điều này cho thấy rằng EI đóng vai trò gián tiếp trong việc quản lý căng thẳng

Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng có sự đa dạng trong kết quả về mối tương quan giữa EI và KSSCT Nghiên cứu của Cherniss (2010) cho rằng mức độ ảnh hưởng của EI có thể khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh làm việc và yêu cầu công việc cụ thể chẳng hạn sự phức tạp của công việc hoặc mức độ áp lực trong môi trường làm việc

Một số nghiên cứu khác cũng đã nghiên cứu mức độ tác động của EI đến khả năng KSSCT của con người Một số nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố EI như nhận thức cảm xúc và quản lý cảm xúc, có mối liên quan tích cực đến khả năng ứng phó và kiểm soát căng thẳng Nghiên cứu của Salovey & Mayer (1990) đã đưa ra khái niệm EI và mở ra hướng nghiên cứu về cách EI ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát căng thẳng và thích nghi với áp lực công việc

Tại Việt Nam, số lượng các nghiên cứu về tác động của EI đến kiểm soát căng thẳng của nhân viên còn hạn chế Có thể kể đến hai nghiên cứu tiêu biểu sau:

Nghiên cứu năm 2018 của Nguyễn Thị Phương Dung và Võ Hồng Huệ thực hiện đã xem xét tác động của EI đối với căng thẳng trong công việc của những cô gái promoting ở thành phố Cần Thơ Theo nghiên cứu, EI có nhiều lợi ích và là công cụ để đánh giá tiềm năng lãnh đạo của một cá nhân hoặc tổ chức trong học tập và thành công trong nghề nghiệp

Nghiên cứu của Vũ Việt Hằng và Phan Thị Cẩm Linh (2015), thực hiện trên

219 nhân viên kế toán đang làm việc cho các công ty ở thành phố Hồ Chí Minh cũng cho thấy sự cần thiết cần lập các chương trình đào tạo tăng EI, giúp hạn chế căng thẳng

Có thể thấy, tại Việt Nam nghiên cứu về EI và KSSCT còn khá sơ khai và chỉ mới bắt đầu Các nghiên cứu đều cho thấy KSSCT ngày càng được quan tâm.

Khoảng trống nghiên cứu

Mặc dù nhiều nghiên cứu về tác động của EI đối với KSSCT đã được thực hiện, nhưng vẫn còn một số vấn đề chưa được giải quyết hoặc cần nghiên cứu sâu hơn Ví dụ, nhiều nghiên cứu chưa tập trung vào các biện pháp kiểm soát căng thẳng cụ thể có thể được cải thiện dựa trên việc phát triển EI Ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu tập trung vào đối tượng nhân viên trong ngành y tế, mà chủ yếu ở các ngành nghề khác: giáo dục, công nghệ… Đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề KSSCT của nhân viên y tế Trong khi đó, nhân viên y tế là một trong những người chịu nhiều áp lực nhất sau đại dịch Covid-19, bao gồm: áp lực do làm việc quá sức, áp lực sợ lây nhiễm, áp lực về mặt tâm lý…

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu nghiên cứu định lượng Bằng phương pháp tổng hợp, thống kê những nghiên cứu trước đây tác giả tổng hợp cơ sở lý luận, cơ sở lý thuyết nhằm giải thích các khái niệm EI và KSSCT, từ đó so sánh và thảo luận đề xuất mô hình nghiên cứu, thang đo nghiên cứu phù hợp

Bằng phương pháp điều tra xã hội học thông qua bảng hỏi khảo sát để thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu Tác giả sử dụng phần mềm SPSS để thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy tuyến tính và phần mềm Amos để phân tích nhân tố khẳng định CFA.

Cấu trúc của nghiên cứu

Ngoài danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục hình vẽ và sơ đồ, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết luận đề tài được kết cấu thành 5 chương như sau:

Chương 2: Cơ sở lý thuyết nghiên cứu tác động của trí thông minh cảm xúc đến kiểm soát sự căng thẳng của nhân viên

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu về tác động của trí thông minh cảm xúc đến kiểm soát sự căng thẳng của nhân viên y tế trên địa bàn Hà Nội

Chương 4: Kết quả nghiên cứu về tác động của trí thông minh cảm xúc đến kiểm soát sự căng thẳng của nhân viên y tế trên địa bàn Hà Nội

Chương 5: Kết luận và giải pháp nâng cao kiểm soát sự căng thẳng của nhân viên y tế trên địa bàn Hà Nội thông qua trí thông minh cảm xúc

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TRÍ THÔNG MINH CẢM XÚC ĐẾN KIỂM SOÁT SỰ CĂNG THẲNG CỦA NHÂN VIÊN

Cơ sở lý thuyết về trí thông minh cảm xúc

2.1.1 Định nghĩa trí thông minh cảm xúc

Khái niệm về EI được bắt nguồn từ lĩnh vực tâm lý học Năm 1920, Edward L.Thorndike, một nhà tâm lý học nổi tiếng, đã đưa ra khái niệm về “trí tuệ xã hội” (Social Intelligence) Thorndike mô tả Trí tuệ xã hội như sự hiểu biết và quản lý của con người đối với người khác và đối với con người chúng ta thấy hàng ngày, đối với con người chúng ta gặp gỡ và làm việc với, đối với người tham gia cùng chúng ta trong các hoạt động xã hội và công việc Trí tuệ xã hội của Thorndike là một phần của lĩnh vực tâm lý xã hội, mô tả khả năng của con người trong việc hiểu và tương tác với xã hội Mặc dù Thorndike không nghiên cứu sâu về việc phân tích Trí tuệ xã hội, nhưng khái niệm này đã đặt nền móng cho việc phát triển và tiếp tục nghiên cứu về EI (Emotional Intelligence) trong tương lai

Năm 1983, Howard Gardner đưa ra lý thuyết về “Nhiều trí tuệ” (Multiple Intelligences) mô tả khả năng của con người ở nhiều lĩnh vực khác nhau Lý thuyết này đề xuất rằng mỗi người có nhiều hình thức của trí tuệ, gồm: trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ thị giác – hình ảnh, trí tuệ logic, trí tuệ thể chất, trí tuệ giao tiếp và trí tuệ cảm xúc (hay còn gọi là trí thông minh cảm xúc) Nhưng ở giai đoạn này khái niệm về EI vẫn chưa được rõ ràng và phổ biến

EI được coi là một thuật ngữ đã có mặt trong tài liệu một thời gian tương đối dài (Greenspan, 1989; Leuner, 1966) Tuy nhiên đến năm 1990, thuật ngữ này mới thực sự được biết đến sâu rộng qua nghiên cứu của Peter Salovey và John D.Mayer

Họ định nghĩa EI là khả năng nhận biết cảm xúc, hiểu cảm xúc, quản lý và sử dụng cảm xúc một cách hiệu quả để giải quyết vấn đề và thích nghi với xã hội Điều này giúp tạo ra mối quan hệ xã hội tốt đẹp và đạt được mục tiêu Từ năm 1990 trở đi, đã có rất nhiều nghiên cứu về EI, phổ biến hơn cả là trong lĩnh vực tâm lý học và quản lý Các nghiên cứu đã tập trung vào việc đo lường EI trong công việc, học tập và đời sống

Mô hình EI đã nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu khác Bar-

On (1997) tiếp cận EI từ góc độ cá nhân và đưa ra mô hình hỗn hợp về EI, bao gồm các đặc điểm cá nhân và khả năng nhận thức Bar-On đề xuất rằng EI gồm khả năng tự nhận thức về mặt cảm xúc cũng như các kỹ năng, đặc điểm khác nhau có thể xuất phát từ việc sử dụng hoặc điều chỉnh cảm xúc một cách hiệu quả Petrides & Furnham (2001) đã phát triển mô hình EI với 15 khía cạnh khác nhau, chia thành 4 yếu tố chính là: tính hòa đồng, tính đa cảm, khả năng tự kiểm soát và hạnh phúc

EI có thể là yếu tố quyết định thành công cá nhân hơn là chỉ số thông minh IQ trong nhiều lĩnh vực (Goleman, 1995) Goleman đã làm cho khái niệm EI trở nên phổ biến rộng rãi khi xuất bản cuốn sách “Emotional Intelligence” Goleman cho rằng EI chứa đựng nhiều năng lực và kỹ năng quản lý hiệu suất lãnh đạo EI là một loạt các khả năng có thể học được và phát triển thông qua đào tạo, chứ không phải là một tài năng tự nhiên, sinh ra đã có Nghiên cứu này sẽ sử dụng định nghĩa của Mayer, Caruso

& Salovey (2000), theo đó EI là khả năng suy luận và giải quyết vấn đề và hiểu ý nghĩa cảm xúc và các mối quan hệ của chúng EI còn liên quan đến khả năng nhận thức cảm xúc, đồng hóa những cảm xúc, hiểu về những cảm xúc đó và quản lý chúng

2.1.2 Vai trò của trí thông minh cảm xúc

EI đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống và công việc Nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu vai trò của EI trong việc đối phó với áp lực và căng thẳng công việc, đạt được nhiều kết quả quan trọng Người có EI cao ít bị ảnh hưởng bởi căng thẳng nơi làm việc vì họ có khả năng kiểm soát cảm xúc trong những tình huống căng thẳng (Mikolajczak & cộng sự 2007), họ có khả năng tốt hơn trong việc quản lý và giảm căng thẳng (Brackett & Salovey, 2006)

Goleman (1995) đã tuyên bố rằng 80% thành công trong công việc được quyết định bởi trí thông minh cảm xúc và chỉ 20% được quyết định bởi trí thông minh thông thường Năm 1996, Goleman cho rằng EI là một phần quan trọng giúp mọi người giải quyết các vấn đề trong công việc cũng như các tình huống xã hội khó khăn Đến năm

1998, Goleman đã chỉ ra trong nghiên cứu của mình rằng lãnh đạo có EI cao thường dẫn dắt nhóm làm việc hiệu quả hơn Có nhiều nghiên cứu như của Lopes & cộng sự (2006) đã kết nối EI với thành công trong sự nghiệp Kết quả của nghiên cứu chứng minh rằng người có EI cao thường dễ dàng hòa nhập trong môi trường làm việc góp phần giúp hiệu suất làm việc cao hơn EI không chỉ giúp cải thiện tương tác xã hội và quản lý mối quan hệ mà còn có ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất công việc (Averill, 1980; Goleman, 2005; Miners, 2006; Extremera & cộng sự, 2019) và tinh thần làm việc của nhân viên (Wong & Law, 2002; Jordan & Lawrence, 2009)

EI có tác động đáng kể đến nhiều khía cạnh như hiệu suất làm việc, thăng tiến nghề nghiệp, tương tác xã hội trong công việc Tác động của EI không chỉ xuất hiện ở mức cá nhân mà còn lan tỏa đến mức tổ chức (Joseph & Newman, 2010)

Sự thích nghi xã hội bị ảnh hưởng bởi khả năng kiểm soát cảm xúc (Theo Lopes, Salovey & Straus, 2003) Những người có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt thường thích nghi xã hội tốt hơn và có mối quan hệ tốt hơn với người khác Ngoài ra, các nghiên cứu khác đã tiết lộ tác động điều tiết của EI đối với mối tương quan giữa căng thẳng và kiệt sức nghề nghiệp (Szczygiel & Mikolajczak, 2018)

EI đã thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả và là yếu tố quan trọng trong hiểu biết và quản lý cảm xúc Các nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định rằng EI có vai trò tích cực trong quá trình quản lý căng thẳng, nâng cao hiệu suất công việc và xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả EI không chỉ giúp cá nhân hiểu rõ và kiểm soát cảm xúc của họ mà còn giúp tạo môi trường làm việc tích cực và sự hài lòng trong công việc Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ chỉ tập trung vào khía cạnh EI tác động đến quản lý căng thẳng

2.1.3 Các yếu tố thuộc trí thông minh cảm xúc

Việc nghiên cứu các yếu tố thuộc EI vẫn là một nhiệm vụ đầy thách thức, khó nắm bắt (Petrides & Furnham, 2001; Roberts & cộng sự, 2001) Có rất nhiều mô hình được nghiên cứu như: Mayer & Salovey (1990; 1997), Bar-On (1997), Schutte và cộng sự (1998), Goleman (1995; 2001), Mayer & cộng sự (2000), Petrides & Furnham (2001), Wong & Law (2002), Tuy nhiên chỉ có bốn mô hình đo lường sau đây được coi là nổi bật và phổ biến trên khắp thế giới

Mô hình đo lường EI của Bar-On (1997) gồm 5 nhóm yếu tố chính, bao gồm:

• Nhận thức về cảm xúc (Emotional Awareness): Sự hiểu biết về bản thân và khả năng nhận thức cảm xúc của mình

• Hiểu bản thân (Self-understanding): khả năng hiểu bản thân, bao gồm việc biết đánh giá và kiểm soát mục tiêu

• Kiểm soát cảm xúc (Emotional Control): khả năng kiểm soát và quản lý cảm xúc

• Tự thúc đẩy (Self-motivation): khả năng tự động lập kế hoạch, đề ra mục tiêu, và nỗ lực đạt được

• Khả năng thích ứng (Adaptability): Khả năng thích ứng với những thay đổi, linh hoạt và thích ứng khi môi trường thay đổi

Mayer, Salovey, Caruso (2000) đã đóng góp quan trọng vào lĩnh vực phát triển và đo lường EI Trong nghiên cứu này, họ tập trung vào việc xây dựng một công cụ đo lường EI được đặt tên là Multifactor Emotional Intelligence Scale (MEIS) MEIS sử dụng nhiều yếu tố khác nhau để đánh giá khả năng xử lý cảm xúc của một người Cụ thể, MEIS đánh giá các khía cạnh sau:

• Nhận diện cảm xúc (Perceiving Emotions): khả năng nhận biết cảm xúc của bản thân và người khác

Cơ sở lý thuyết về kiểm soát sự căng thẳng của nhân viên y tế

2.2.1 Khái niệm về sự căng thẳng

Khái niệm về căng thẳng đã tồn tại từ lâu trong lịch sử, bắt đầu được nghiên cứu và định nghĩa khoa học từ thế kỷ 20 Năm 1930, Hans Selye, một bác sĩ người

Canada, đã đưa ra định nghĩa đầu tiên về căng thẳng Selye định nghĩa căng thẳng như một phản ứng tự nhiên của cơ thể đối diện với các tác nhân bên ngoài hoặc nội tại Ông đưa ra mô hình lý thuyết về căng thẳng gồm ba giai đoạn quan trọng: giai đoạn gốc, giai đoạn kháng cự và giai đoạn hồi phục Trong cuốn sách “Stress without distress”, ông đã tóm tắt quan điểm và khái niệm của mình về căng thẳng, mặc dù căng thẳng là một phần tự nhiên của cuộc sống nhưng nó có thể ảnh hướng đến sức khỏe nếu không được quản lý một cách hiệu quả

Nghiên cứu của Lazarus & Folkman (1984) đã chỉ ra rằng căng thẳng của cá nhân xuất phát từ cảm nhận sự không cân đối giữa yêu cầu đặt ra bởi môi trường và khả năng để đối phó với những yêu cầu đó Khái niệm này tập trung vào khía cạnh cá nhân hóa sự căng thẳng, nơi mà mỗi người có thể đánh giá và ứng phó với tình huống căng thẳng theo cách riêng của họ

2.2.2 Khái niệm kiểm soát sự căng thẳng

Căng thẳng tác động đến mọi hệ thống trong cơ thể chúng ta (Schooler,

Dougall & Baum, 2000) Căng thẳng cũng liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tâm thần bao gồm mức độ trầm cảm và các triệu chứng lo âu cao hơn

“Lý thuyết tương tác về Stress” của Lazarus & Folkman (1984) đã tập trung vào cách con người thích nghi với căng thẳng Tác giả nhấn mạnh rằng căng thẳng là quá trình tương tác giữa con người và môi trường Nghiên cứu tập trung vào cách con người đánh giá, ứng phó với căng thẳng và quyết định mức độ căng thẳng mà họ trải qua Lazarus & Folkman nêu rõ rằng việc chú ý đến cách con người đánh giá một tình huống và cách họ thay đổi suy nghĩ và hành vi là cách họ kiểm soát căng thẳng

Năm 1994 Skinner và Wellborn đã nói trong nghiên cứu của mình rằng mức độ căng thẳng mà con người trải qua phụ thuộc vào quá trình kiểm soát thích nghi với môi trường để giảm bớt căng thẳng Con người có thể học các kỹ năng kiểm soát căng thẳng thông qua việc thực hành và tương tác với môi trường xung quanh hay kết hợp giữa các yếu tố tâm trạng và môi trường

Con người có thể sử dụng các nguồn lực xã hội, dựa trên các yếu tố văn hóa, xã hội để quản lý căng thẳng (Weisz, 1994) Kiểm soát căng thẳng là một quá trình con người sử dụng kỹ năng để ứng phó với căng thẳng Nó bao gồm các chiến lược và phương pháp nhằm giảm bớt tác động tiêu cực của căng thẳng và duy trì tinh thần tích cực

2.2.3 Vai trò của kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng được xem là một vấn đề khó giải quyết, mức độ căng thẳng giữa người này với người khác là không giống nhau Cuộc sống của con người có thể bị ảnh hưởng bởi căng thẳng theo hướng tiêu cực hoặc tích cực Nếu không được kiểm soát hiệu quả, căng thẳng có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống của con người

Giảm thiểu nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe: Kiểm soát căng thẳng có thể giúp con người giảm thiểu nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần do căng thẳng gây ra, bao gồm: mệt mỏi, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, suy giảm hệ miễn dịch, trầm cảm, lo âu Năm 1985, Cohen & cộng sự đã nghiên cứu về tác động của căng thẳng đến hệ miễn dịch Nghiên cứu được thực hiện trên 249 người trưởng thành gồm 2 nhóm căng thẳng và không căng thẳng Kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ của tế bào miễn dịch thấp hơn ở nhóm căng thẳng so với không căng thẳng Nghiên cứu này đã cung cấp bằng chứng cho thấy căng thẳng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch Điều này có thể giải thích tại sao những người thường xuyên bị căng thẳng, không kiểm soát căng thẳng tố có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cao hơn Năm

1984, nghiên cứu của Lazarus & Folkman kết luận rằng cách con người đối phó với căng thẳng có thể ảnh hưởng đến tác động của căng thẳng đến sức khỏe và cuộc sống của họ Nếu con người sử dụng các chiến lược đối phó tích cực, họ sẽ ít có khả năng bị căng thẳng và các vấn đề sức khỏe do căng thẳng gây ra Ngược lại, nếu con người sử dụng các chiến lược đối phó tiêu cực, họ sẽ có khả năng bị căng thẳng và các vấn đề sức khỏe do căng thẳng gây ra cao hơn

Ngoài ra, kiểm soát căng thẳng có thể giúp con người trở nên bình tĩnh, dễ chịu hơn (Smith & cộng sự, 2004), giảm thiểu các xung đột trong các mối quan hệ (Cohen & cộng sự, 2007) và tăng cường sự tin tưởng trong các mối quan hệ (Kiecolt- Glaser & cộng sự, 2008)

Kiểm soát căng thẳng cũng có thể giúp con người tập trung, suy nghĩ sáng tạo hơn, từ đó tăng hiệu quả công việc và học tập (Smith & cộng sự, 2005) Cohen & cộng sự (2008) đã nghiên cứu trên 200 sinh viên đại học cho thấy nhóm kiểm soát căng thẳng tốt có hiệu quả công việc và học tập cao hơn nhóm không kiểm soát căng thẳng ở khả năng tập trung, khả năng suy nghĩ sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề.

Cơ sở lý thuyết về tác động trí thông minh cảm xúc đến kiểm soát sự căng thẳng của nhân viên 16 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TRÍ

Mối quan hệ giữa EI và căng thẳng đã là một chủ đề nghiên cứu quan trọng trong lĩnh vực tâm lý và quản lý Dựa trên nhiều nghiên cứu, EI đã được xác định là công cụ hữu ích và có tác động mạnh mẽ đến khả năng KSSCT

Khả năng nắm bắt, quản lý cảm xúc của bản thân, sử dụng cảm xúc tốt có vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định và giải quyết vấn đề, dẫn đến sự điều chỉnh tốt hơn, quản lý căng thẳng hiệu quả hơn (Daniel Goleman, 1995)

Siu (2009) đã chứng minh rằng thanh thiếu niên có EI cao hơn ít có vấn đề hơn Cùng năm đó, Schutte, Malouff & Thorsteinsson (2009) đã tìm thấy một mối quan hệ đáng kể giữa EI và khả năng ứng phó với căng thẳng Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những người có EI cao thường có khả năng đánh giá tốt hơn tình hình căng thẳng và sử dụng chiến lược ứng phó tích cực Laborde, Brull, Weber và Anders (2011) nhận thấy rằng các vận động viên có EI cao hơn sẽ có mức độ căng thẳng thấp hơn Do đó, EI cao thúc đẩy khả năng đối phó hiệu quả trong các tình huống

Tăng EI là một chiến lược hiệu quả để giảm căng thẳng và giảm tình trạng kiệt sức (Ekermans & Brand, 2012)

EI có thể ảnh hưởng đến căng thẳng nghề nghiệp Vì căng thẳng được coi chủ yếu là một phản ứng cảm xúc (thường là tiêu cực) đối với kích thích khác nhau của môi trường (Selye, 1956) Trong nghiên cứu của Zeidner, Matthews & Roberts (2009) cũng nhấn mạnh rằng EI có thể giúp cải thiện khả năng kiểm soát cảm xúc của con người, giúp họ đối phó với căng thẳng trong môi trường làm việc một cách hiệu quả hơn

Một số nghiên cứu đã phân tích và xác định mối quan hệ giữa EI và sự căng thẳng trong bối cảnh làm việc trong ngành y tế như: Ogignska-Bulik (2005), Arora & cộng sự (2011), Mikolajczak & Luminet (2007), Landa & cộng sự (2008), Yamani & cộng sự (2014),

Slaski Cartwright (2002) đã phát hiện ra rằng những người quản lý có EI cao thể hiện hiệu quả công việc cao hơn, ít chịu căng thẳng hơn và có sức khỏe thể chất và tâm lý tốt hơn Trong một vài nghiên cứu khác cũng khám phá mối quan hệ giữa

EI và căng thẳng liên quan đến công việc, Bar-On, Brown, Kirkcaldy và Thome (2000) đã nghiên cứu sự khác biệt về EI giữa hai nhóm nghề nghiệp khác nhau, cả hai nhóm đều phải chịu mức căng thẳng cao, gồm sĩ quan cảnh sát và nhân viên trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần và chăm sóc trẻ em Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các sĩ quan cảnh sát đạt điểm cao hơn đáng kể, do các sĩ quan cảnh sát nhận thức rõ hơn về bản thân và người khác khiến họ thích nghi hơn với các sự kiện căng thẳng và có chiến lược đối phó tốt hơn (Bar-On & cộng sự, 2000)

Phần lớn nghiên cứu về EI trong chăm sóc sức khỏe tập trung vào y tá (Birks

& cộng sự, 2009; Marvos & Hale, 2015) Ở sinh viên điều dưỡng, EI cao hơn có liên quan đến kết quả học tập cao hơn (Rankin, 2013), hiệu suất thực hành tốt hơn (Beauvais, 2011) và kết quả chăm sóc bệnh nhân được cải thiện (Quoidbach & Hansenne, 2009) Ở sinh viên đại học nha khoa, EI cao hơn có liên quan đến mức độ căng thẳng thấp hơn (Paul & cộng sự, 2007) đồng thời mức độ hài lòng của bệnh nhân cao hơn (Azimi & cộng sự, 2010)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TRÍ THÔNG MINH CẢM XÚC ĐẾN KIỂM SOÁT SỰ CĂNG THẲNG CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TRÊN ĐỊA

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

3.1.1 Các giả thuyết nghiên cứu

Slaski & Cartwright (2002) thực hiện nghiên cứu với 224 nhà quản lý trong ngành công nghiệp bán lẻ đã đưa đến kết luận: có mối quan hệ tiêu cực giữa EI và áp lực công việc, sự căng thẳng ở nơi làm việc

Dựa trên các lý thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của EI đến kiểm soát căng thẳng, trên cơ sở kế thừa và chọn lọc để tìm ra sự ảnh hưởng của EI đến quản lý căng thẳng của nhân viên y tế, tác giả đề xuất các giả thuyết nghiên cứu như sau:

• Tính đa cảm (Emotionality): cho biết khả năng hiểu, cảm nhận và thể hiện cảm xúc của chính mình và cảm xúc của người khác Hiểu rõ cảm xúc của bản thân giúp ngăn ngừa việc cảm xúc tích tụ và dẫn đến căng thẳng Người có tính đa cảm cao thường dễ dàng nhận biết những dấu hiệu cảm xúc của họ, từ đó có thể ứng phó một cách hiệu quả hơn Ngoài ra, nhân viên có tính đa cảm cao có khả năng đặt mình vào tình huống của đồng nghiệp, hiểu và chia sẻ cảm xúc với họ, từ đó xây dựng mối quan hệ tốt với mọi người Họ có thể đứng ở góc nhìn của người khác mà nhìn nhận, giải quyết vấn đề, giảm bớt các tình huống gây căng thẳng trong công việc Nhân viên có tính đa cảm cao thường có mối quan hệ tích cực, dễ dàng làm việc với đồng nghiệp và cấp trên, điều này giúp cho môi trường làm việc của họ trở nên thoải mái, hạn chế sự căng thẳng Khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và cấp trên có thể giúp ngăn ngừa những mâu thuẫn và căng thẳng không cần thiết trong công việc Từ đó, nghiên cứu đề xuất giả thuyết:

H1: Tính đa cảm tác động tích cực đến KSSCT

• Khả năng tự kiểm soát (Self-control): liên quan đến khả năng quản lý cảm xúc của bản thân, bao gồm việc kiểm soát sự tức giận, lo lắng và căng thẳng Nó cũng đề cập đến việc có khả năng giữ bình tĩnh trong tình huống căng thẳng Nhân viên có khả năng tự kiểm soát tốt có thể điều chỉnh cảm xúc mình một cách dễ dàng, thích ứng linh hoạt với môi trường, kiểm soát được áp lực từ cả bên trong và bên ngoài, và sẵn sàng đối mặt với thách thức và giải quyết nhanh chóng Người có khả năng tự kiểm soát cảm xúc cao thường xuyên giữ được sự chủ động về trạng thái tâm lý của mình, ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực đối với công việc, từ đó tránh được những căng thẳng không cần thiết Dựa trên các điểm này, tác giả đặt ra giả thuyết:

H2: Khả năng tự kiểm soát tác động tích cực đến KSSCT

• Tính hòa đồng (Sociability): là khả năng tạo mối quan hệ xã hội thích hợp và hiệu quả Nó bao gồm khả năng hiểu và đồng cảm với người khác, giải quyết xung đột và xây dựng mối quan hệ tốt với người khác Có thể thấy, những nhân viên hòa thuận với đồng nghiệp thì sẽ cảm thấy hứng khởi hơn khi đến công ty, công việc cũng suôn sẻ hơn và sẽ ít căng thẳng hơn trong công việc Dựa trên các điểm này, tác giả đặt ra giả thuyết:

H3: Tính hòa đồng tác động tích cực đến KSSCT

• Tính hạnh phúc (Well-being): liên quan đến cảm giác của cá nhân về hạnh phúc và sự thỏa mãn trong cuộc sống Tính hạnh phúc đo lường khả năng của một người trong việc tạo ra và duy trì trạng thái tích cực và hạnh phúc Khi một người cảm thấy hạnh phúc, họ sẽ có xu hướng nhìn nhận mọi thứ một cách lạc quan, tin tưởng vào bản thân và khả năng của mình Điều này giúp họ có thể đối phó với những căng thẳng trong cuộc sống một cách tích cực và hiệu quả hơn, từ đó giảm thiểu những lo lắng, phiền muộn không cần thiết Dựa trên các điểm này, tác giả đặt ra giả thuyết:

H4: Tính hạnh phúc tác động tích cực đến KSSCT

3.1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Mô hình nghiên cứu dựa trên lý thuyết mô hình EI của Petrides và Furham (2001)

Mô hình nghiên cứu được đề xuất khai thác bốn thành phần chính của EI bao gồm: (1) Tính đa cảm; (2) Khả năng tự kiểm soát; (3) Tính hòa đồng; (4) Hạnh phúc

Mô hình đề xuất có 4 biến với EI đóng vai trò là biến độc lập, KSSCT là biến phụ thuộc Tính đa cảm, khả năng tự kiểm soát, tính hòa đồng và tính hạnh phúc tác động cùng chiều với biến phụ thuộc

Từ cơ sở lý thuyết về EI và KSSCT, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu được nêu trong bảng 3.1:

Hình 3.1: Sơ đồ mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả đề xuất

Thang đo

3.2.1 Thang đo trí thông minh cảm xúc

Dựa trên phiên bản rút gọn thang đo những nghiên cứu ở trên, tác giả quyết định xây dựng thang đo EI dựa trên TEIQUE_SF (Trait Emotional Intelligence Questionnaire_Short Form) của Petrides & Furnham (2006) Nội dung của thang đo đã được điều chỉnh để phản ánh đúng đối tượng của nghiên cứu

Thang đo TEIQUE_SF (Trait Emotional Intelligence Questionnaire_Short Form) phiên bản rút gọn thang đo của Petrides & Furnham (2006) Thang đo rút gọn này dựa trên nghiên cứu về EI của Petrides & Furnham (2001) Tác giả có điều chỉnh nội dung thang đo cho phù hợp với đối tượng của nghiên cứu

Kiểm soát sự căng thẳng Tính hòa đồng

Khả năng tự kiểm soát

Thang đo được đo lường theo mức độ từ 1 đến 5 theo thang đo Likert: 1 – hoàn toàn không đồng ý, 2 – không đồng ý, 3 – trung lập, 4 – đồng ý, 5 – hoàn toàn đồng ý Nghiên cứu gồm 4 biến bao gồm: Tính đa cảm, khả năng tự kiểm soát, tính hòa đồng và hạnh phúc

Thang đo “Tính đa cảm” gồm 8 biến quan sát (xem bảng 3.1):

Bảng 3.1: Thang đo Tính đa cảm

Nhân tố Biến quan sát Mã hóa Nguồn

Tôi thường gặp khó khăn khi diễn đạt cảm xúc của mình qua ngôn từ TDC1

Petrides & Furnham (2006) Tôi thường gặp khó khăn thì cố gắng nhìn vấn đề từ góc nhìn của người khác TDC2

Những người thân của tôi thường phàn nàn rằng tôi không đối xử đúng cách với họ TDC3

Tôi thường cảm thấy khó khăn khi thể hiện tình cảm của mình đối với những người xung quanh TDC4

Tôi thường gặp khó khăn khi cố đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu họ nghĩ gì TDC5

Tôi thường dừng lại và suy nghĩ về cảm xúc của mình TDC6

Tôi thấy khó khăn trong việc tạo mối quan hệ tốt ngay cả với những người thân thiết với tôi

Nhiều khi, tôi không thể hiểu được cảm xúc mà mình đang trải qua TDC8

Thang đo “Khả năng tự kiểm soát” gồm 6 biến quan sát (xem bảng 3.2):

Bảng 3.2: Thang đo Khả năng tự kiểm soát

Nhân tố Biến quan sát Mã hóa Nguồn

Khả năng tự kiểm soát

Tôi thường cảm thấy khó khăn khi kiểm soát cảm xúc của mình TKS1

Petrides & Furnham (2006) Tôi có xu hướng thay đổi ý kiến thường xuyên TKS2

Nhìn chung, tôi không thể ứng phó đối với căng thẳng trong công việc TKS3

Tôi không thể kiểm soát cảm xúc của mình khi muốn TKS4

Tôi có xu hướng tham gia vào những việc sau đó tôi ước mình có thể thoát ra được

Người khác thường không ngưỡng mộ tôi vì sự thoải mái TKS6

Thang đo “Tính hòa đồng” gồm 6 biến quan sát (xem bảng 3.3):

Bảng 3.3: Thang đo Tính hòa đồng

Nhân tố Biến quan sát Mã hóa Nguồn

Tôi khó có thể đối xử tốt với mọi người THD1

Petrides & Furnham (2006) Tôi thường cảm thấy khó khăn khi đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình THD2

Tôi không có khả năng gây ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác THD3

Tôi thấy mình không là một người đàm phán giỏi THD4

Tôi có xu hướng “nhượng bộ” ngay cả khi tôi biết mình đúng THD5

Tôi dường như không có bất kỳ quyền lực nào đối với cảm xúc của người khác THD6

Thang đo “Hạnh phúc” gồm 6 biến quan sát (xem bảng 3.4):

Bảng 3.4: Thang đo Hạnh phúc

Nhân tố Biến quan sát Mã hóa Nguồn

Tôi thường cảm thấy cuộc sống thú vị HP1

Petrides & Furnham (2006) Tôi cảm thấy tôi có nhiều phẩm chất tốt HP2

Tôi thường có cái nhìn tốt về mọi thứ HP3

Nhìn chung, tôi thấy hài lòng với cuộc sống của mình HP4

Tôi tin rằng tôi có những điểm mạnh HP5

Tôi thường tin rằng mọi việc sẽ ổn trong cuộc sống của mình HP6

3.2.2 Thang đo kiểm soát sự căng thẳng

Tác giả dựa trên thang đo căng thẳng của Sheldon Cohen, Tom Kamarck & Robin Mermelstein (1983) gồm 10 câu hỏi, có chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp với nội dung nghiên cứu

Thang đo KSSCT được đo lường trong một tháng gần nhất và được đo lường qua thang đo Likert 5 cấp độ: 1 – không bao giờ, 2 – gần như không bao giờ, 3 – đôi khi, 4 – khá thường xuyên, 5 – rất thường xuyên

Biến quan sát Mã hóa Nguồn

Bạn có thường xuyên buồn phiền vì điều gì đó xảy ra bất ngờ? CT1

Sheldon Cohen, Tom Kamarck & Robin Mermelstein (1983) Bạn có thường xuyên cảm thấy mình không thể kiểm soát được những điều quan trọng trong cuộc sống của mình? CT2

Bạn có thường xuyên cảm thấy lo lắng và căng thẳng? CT3

Bạn có thường xuyên giải quyết thành công những rắc rối khó chịu trong cuộc sống? CT4

Bạn có thường xuyên cảm thấy rằng mình đang đối phó một cách hiệu quả với những thay đổi quan trọng trong cuộc sống? CT5

Bạn có cảm thấy tự ti về khả năng giải quyết vấn đề cá nhân của mình? CT6

Bạn có thường xuyên cảm thấy mọi việc diễn ra theo ý mình? CT7

Bạn có thường xuyên cảm thấy mình không thể giải quyết được tất cả những việc mình phải làm? CT8

Bạn có thường xuyên kiểm soát được những khó khăn trong cuộc sống? CT9

Bạn có thường xuyên cảm thấy mình đang làm tốt mọi việc? CT10

Nguồn: Sheldon Cohen, Tom Kamarck & Robin Mermelstein (1983)

Quy trình nghiên cứu

Tác giả tiến hành xác định rõ mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, sau đó lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp Mô hình nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết và kết quả của các nghiên cứu trước Tiếp theo tác giả xây dựng thang đo cho nghiên cứu được kế thừa từ những nghiên cứu trước, có điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp với đề tài nghiên cứu

Tiếp theo, tác giả tiến hành nghiên cứu chính thức Dữ liệu khảo sát sau khi được thu thập sẽ được làm sạch và lượng hóa sau đó sẽ được đưa vào phân tích bằng phần mềm SPSS và Amos Dựa trên dữ liệu thu thập được, tác giả sẽ thống kê mô tả mẫu, phân tích CA để loại bỏ biến xấu, sau đó tiến hành phân tích EFA, CFA và hồi quy tuyến tính

Bước 1: Thu thập dữ liệu khảo sát

Bước 2: Phân tích dữ liệu

Bước 3: Thống kê mô tả

Bước 4: Kiểm định độ tin bằng thông qua hệ số Cronbach’s Alpha

Bước 5: Phân tích nhân tố khám phá EFA

Bước 6: Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Bước 7: Phân tích tương quan Pearson

Bước 8: Phân tích hồi quy tuyến tính

Bước 9: Kết quả nghiên cứu

Bước 10: Đề xuất giải pháp

Bước 11: Hạn chế của nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện Đối tượng khảo sát là nhân viên y tế như: y tá, bác sĩ, điều dưỡng,… hiện đang công tác và làm việc trên địa bàn thành phố Hà Nội Tác giả tiến hành khảo sát bằng cách gửi bảng khảo sát online qua Google Form và khảo sát trực tiếp

Kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA là 50 Tuy nhiên, để có kết quả tốt hơn, kích thước mẫu nên từ 100 trở lên (Theo Hair & cộng sự (2014) Tỷ lệ số quan sát trên một biến phân tích là 5:1 hoặc 10:1 Với 36 biến quan sát được sử dụng trong nghiên cứu, kích thước mẫu tối thiểu là 180 để có kết quả tốt nhất

Theo Green (1991) để phân tích hồi quy, cỡ mẫu tối thiểu là 50 + 8m (trong đó m là số lượng biến độc lập) Với 4 biến độc lập, cỡ mẫu tối thiểu cần thiết là 82

Vì vậy, tác giả chọn điều tra với cỡ mẫu tối thiểu là 180 Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành nghiên cứu với 210 mẫu nghiên cứu.

Phương pháp phân tích dữ liệu

3.5.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số CA

Tác giả đã tiến hành phân tích hệ số CA để đánh giá độ tin cậy của các tham số và loại trừ các biến được coi là không đạt yêu cầu vì các biến này có thể tạo ra biến giả

Thang đo có độ tin cậy tốt cần lớn hơn 0,6 Hệ số CA càng cao thể hiện độ tin cậy của thang đo càng cao

Nunnally (1978) đã đề xuất rằng giá trị CA từ 0,7 trở lên được coi là cần thiết để thiết lập thang đo, coi thang đo có ý nghĩa, độ tin cậy cao

Hair & cộng sự (2009) cũng cho rằng, một thang đo cần đảm bảo tính đơn hướng và khuyến nghị độ tin cậy phải từ 0.7 trở lên Thang đo lường rất tốt có CA trên 0.8, thang đo lường tốt có CA từ 0.7 đến 0.8 trên 0.6 là có thể chấp nhận được

Hệ số Cronbach's Alpha càng cao thể hiện độ tin cậy của thang đo càng cao

Các biến quan sát có giá trị Corrected Item – Total Correlation (Hệ số tương quan biến tổng) từ 0.3 trở lên là một thang đo tốt (Cristobal & cộng sự, 2007) Nếu biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 cần xem xét loại bỏ biến quan sát đó Hệ số Corrected Item – Total Correlation càng cao, biến quan sát đó càng chất lượng

Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả đánh giá độ tin cậy của thang đo dựa trên các tiêu chí sau:

1 Hệ số CA cần lớn hơn 0.6

2 Hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3

3.5.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi xác định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, bước tiếp theo tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA) để khám phá các cấu trúc tiềm ẩn trong dữ liệu

Phân tích giúp giảm số lượng biến (hoặc các biến liên quan) trong dữ liệu giúp khám phá cấu trúc ẩn của dữ liệu

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, trị số KMO (Kaiser-Meyer- Olkin) phải nằm trong phạm vi từ 0.5 đến 1 Nếu trị số này dưới 0.5 thì có khả năng phân tích nhân tố không phù hợp với tập dữ liệu nghiên cứu, cần cân nhắc thu thập thêm dữ liệu hoặc xem xét loại đi các biến quan sát ít ý nghĩa

Kiểm định Bartlett đánh giá mối tương quan giữa các biến quan sát Khi giá trị Sig < 0,05 thì kiểm định Bartlett được coi là có ý nghĩa thống kê Điều này chứng có sự tương quan giữa các biến

Trị số Eigenvalue dùng để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA Những nhân tố có giá trị Eigenvalue > 1 sẽ được giữ lại

Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp

Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố Hệ số tải nhân tố càng cao cho thấy mối tương quan mạnh, và ngược lại hệ số tải nhân tố càng thấp cho thấy mối tương quan yếu hơn Theo Hair & cộng sự (2014), trị số Factor Loading từ 0,5 trở lên thì các biến quan sát có ý nghĩa thống kê tốt

Theo Hair & cộng sự (2010), hệ số tải từ 0,5 được coi là biến quan sát có chất lượng tốt và cần đạt ngưỡng tối thiểu là 0,3 để giữ lại biến

Hệ số tải lớn hơn 0.3: điều kiện để biến quan sát được giữ lại

Hệ số tải lớn hơn 0.4 là quan trọng

Hệ số tải lớn hơn 0.5 coi là có ý nghĩa thiết thực

Ngoài ra, nếu một biến quan sát tải lên hai nhóm nhân tố có mức chênh lệch hệ số tải giữa hai nhóm nhỏ hơn 0.3, biến quan sát cần được loại bỏ (Theo Nguyễn Đình Thọ, 2010)

3.5.3 Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Phân tích nhân tố khẳng định CFA nhằm kiểm định sự phù hợp của thang đo Theo Hu & Bentler (1999), một mô hình nghiên cứu được xem là thích hợp khi thỏa mãn:

Chi-square/df ≤ 3: tốt ; Chi-square /df ≤ 5 : chấp nhận được

CFI ≥ 0.9: tốt, CFI ≥ 0.95: rất tốt; CFI ≥ 0.8: chấp nhận được

GFI ≥ 0.9: tốt, GFI ≥ 0.95: rất tốt

RMSEA ≤ 0.08: tốt; RMSEA ≤ 0.03: rất tốt

PCLOSE ≥ 0.05: tốt; PCLOSE ≥ 0.01: chấp nhận được

3.5.4 Phân tích tương quan Pearson

Tác giả tiến hành phân tích tương quan Pearson giữa các yếu tố của mô hình nghiên cứu sau khi đã đo lường mức độ tin cậy bằng hệ số CA và phân tích nhân tố khám phá EFA để loại bỏ biến không đạt yêu cầu ra khỏi mô hình nghiên cứu

Hệ số Pearson (r) dao động trong khoảng từ -1 đến 1 thì tương quan có ý nghĩa thống kê Ngược lại tương quan sẽ không có ý nghĩa Nếu hai biến độc lập có hệ số tương quan từ 0.4 trở lên và giá trị Sig < 0.5 thì rất có thể đã xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến

Nếu hệ số tương quan r càng tiến về gần -1 hoặc 1: điều này cho thấy tương quan tuyến tính càng mạnh, càng chặt chẽ Tiến về 1 cho thấy mối tương quan dương, tiến về -1 cho thấy mối tương quan âm

Nếu hệ số tương quan r càng tiến về 0: tương quan tuyến tính càng yếu

Nếu hệ số tương quan r bằng 0: thể hiện không có mối tương quan tuyến tính Nếu hệ số tương quan r bằng 1 hoặc bằng -1: thể hiện mối tương quan tuyến tính tuyệt đối, các điểm trên đồ thị phân tán Scatter sẽ nhập lại thành 1 đường thẳng

3.5.5 Phân tích hồi quy tuyến tính Để đánh giá tác động của các biến độc lập đối với các biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TRÍ THÔNG

Kết quả thống kê mô tả

4.1.1 Kết quả thống kê mô tả mẫu

Khảo sát thu được 210 kết quả hợp lệ từ các nhân viên y tế trên địa bàn Hà Nội Tiếp theo tác giả sẽ tiến hành phân tích thống kê mô tả các biến liên quan đến thông tin của đối tượng khảo sát và kết quả thống được trình bày trong bảng 4.1:

Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát

Tần số (người) Tỷ lệ (%) % Tích lũy Giới tính

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS

Về giới tính, có 80 nhân viên y tế nam, chiếm tỷ lệ 38,10% và 130 nhân viên y tế nữ, chiếm 61,90%

Về độ tuổi, nhóm tuổi từ 25 tuổi đến 35 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất với 39,05% Chiếm tỷ lệ lớn thứ hai là nhóm tuổi dưới 25 tuổi với 30,00% Thứ ba là nhóm tuổi từ 35 tuổi đến 45 tuổi với 24,76% Nhóm tuổi từ 45 tuổi trở lên chiếm 6,19%, một tỷ lệ nhỏ do phương pháp thu thập khảo sát của tác giả chủ yếu dựa trên phiếu khảo sát online, những người ở nhóm tuổi này khó tiếp cận được khảo sát

Trong 210 mẫu khảo sát, có đủ các trình độ học vấn: từ Trung cấp, Cao đẳng cho đến Sau đại học Do đặc thù ngành y cần những người có trình độ học vấn tốt để thực hiện Trong đó, bậc Đại học chiếm tỷ trọng cao nhất với 40,48% (85 người), tiếp theo là trình độ Cao đẳng với 25,24% Cao thứ ba là bậc Sau đại học với 19,52, cuối cùng là trình độ Trung cấp với 14,76%

Về thâm niên công tác: Thâm niên công tác là yếu tố quan trọng đánh giá mức độ gắn bó của nhân viên với tổ chức, đồng thời phần nào thể hiện trình độ chuyên môn Trong 210 khảo sát, nhóm người chiếm nhiều nhất có kinh nghiệm làm việc từ từ 5 năm đến 10 năm chiếm 37,62% Nhóm có kinh nghiệm làm việc dưới 5 năm chiếm 31,43% và cuối cùng là nhóm có kinh nghiệm làm việc trên 10 năm với 30,95%

Tóm lại, phạm vi mẫu được phân bố rộng rãi và có mức độ đại diện cao

4.1.2 Kết quả thống kê mô tả thang đo

Tác giả tiến hành thống kê mô tả với 36 biến quan sát thuộc 5 thang đo Bảng kết quả được tổng hợp ở bảng 4.2, 4.3, 4.4, 4.5, 4.6:

Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả thang đo Tính đa cảm

Biến quan sát N Min Max Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Tính đa cảm

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS

Qua bảng 4.2, ta thấy tất cả các biến quan sát đều có giá trị nhỏ nhất là 1 và lớn nhất là 5 Nhóm các yếu tố Tính đa cảm, Tính hòa đồng, Khả năng tự kiểm soát, Hạnh phúc đều trên mức trung bình

Với yếu tố tính đa cảm, biến quan sát TDC8 có giá trị trung bình cao nhất 3,40 cho thấy nhân viên y tế đánh giá cao việc hiểu cảm xúc bản thân đã trải qua

Bảng 4.3: Kết quả thống kê mô tả thang đo Khả năng tự kiểm soát

Biến quan sát N Min Max Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Khả năng tự kiểm soát

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS

Với yếu tố Khả năng tự kiểm soát, giá trị trung bình của các biến trong thang đo tương đối cao so với các thang đo khác Tuy nhiên trung bình biến TKS6 là 3,03 có giá trị thấp nhất, điều này cho thấy vẫn có số lượng đáng kể nhân viên chưa đánh giá cao việc được người khác ngưỡng mộ mình vì sự thoải mái so với các biến khác trong thang đo Khả năng tự kiểm soát

Bảng 4.4: Kết quả thống kê mô tả thang đo Tính hòa đồng

Biến quan sát N Min Max Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Tính hòa đồng

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS

Với yếu tố tính hòa đồng, trung bình biến quan sát THD6 có giá trị thấp nhất trong các biến cùng thang đo chỉ 2,98 cho thấy nhiều nhân viên y tế chưa đánh giá cao việc có quyền lực đối với cảm xúc của người khác so với các nhân tố khác

Bảng 4.5: Kết quả thống kê mô tả thang đo Hạnh phúc

Biến quan sát N Min Max Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Hạnh phúc

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS

Thang đo Hạnh phúc có các biến quan sát đều dao động quanh giá trị 3, giá trị trung bình nhìn chung đồng đều hơn so với các thang đo khác thuộc EI Biến HP3 có giá trị trung bình thấp nhất 3,23 và biến HP6 có giá trị trung bình cao nhất 3,39

Bảng 4.6: Kết quả thống kê mô tả thang đo KSSCT

Biến quan sát N Min Max Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn KSSCT

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS

Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số CA

Tác giả sử dụng phần mềm SPSS để tiến hành kiểm định độ tin cậy thang đo Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại bỏ Thang đo phù hợp là thang đo có hệ số CA lớn hơn 0,6

4.2.1 Thang đo Tính đa cảm

Kết quả phân tích cho thấy hệ số CA của biến Tính đa cảm được thể hiện trong bảng 4.7:

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định độ tin cậy CA của thang đo Tính đa cảm

Tính đa cảm (CA = 0,840) STT Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số CA nếu loại biến

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS

Hệ số CA bằng 0,84 khá cao so với mức yêu cầu (0,6) Biến TDC5 có hệ số tương quan biến tổng bằng 0,273 < 0,3 không đạt yêu cầu Vì vậy, biến TDC5 sẽ bị loại khỏi mô hình Các biến còn lại đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 đạt yêu cầu để giữ lại phân tích tiếp Kết quả kiểm định lần hai trong bảng 4.8:

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định độ tin cậy CA của thang đo Tính đa cảm lần 2

STT Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số CA nếu loại biến

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS

Kết quả lần hai cho thấy, hệ số CA bằng 0,857 và hệ số tương quan biến tổng của từng biến đều đạt trên 0,3 Trừ biến TDC1 có hệ số tương quan biến tổng bằng 0,562 các biến còn lại đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,6 Do vậy, các biến TDC1, TDC2, TDC3, TDC4, TDC6, TDC7, TDC8 được giữ lại sử dụng ở các phân tích tiếp theo

4.2.2 Thang đo Khả năng tự kiểm soát

Theo kết quả bảng dưới đây, hệ số CA có giá trị bằng 0,839 Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 Hệ số CA nếu loại bỏ biến không vượt quá hệ số CA Vì vậy, tất cả các biến trong thang đo Khả năng tự kiểm soát đều đủ độ tin cậy và được giữ lại để sử dụng cho các phân tích tiếp theo

Bảng 4.9: Kết quả kiểm định độ tin cậy CA của thang đo Khả năng tự kiểm soát

Khả năng tự kiểm soát (CA = 0,839)

STT Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số CA nếu loại biến

Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm SPSS

4.2.3 Thang đo Tính hòa đồng

Kết quả phân tích hệ số CA của thang đo Tính hòa đồng được trình bày trong bảng 4.10 Theo bảng 4.10, hệ số CA bằng 0,776 (lớn hơn 0,6) Các biến quan sát: THD1, THD2, THD3, THD4, THD5 đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và THD6 có hệ số tương quan biến tổng bằng 0,248 (nhỏ hơn mức yêu cầu 0,3) Do đó biến THD6 sẽ không đủ điều kiện để tiếp tục phân tích

Bảng 4.10: Kết quả kiểm định độ tin cậy CA của thang đo Tính hòa đồng

STT Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số CA nếu loại biến

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS

Kết quả phân tích lần hai được trình bày trong bảng 4.11:

Bảng 4.11: Kết quả kiểm định độ tin cậy CA của thang đo Tính hòa đồng lần 2

STT Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số CA nếu loại biến

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS

Kết quả lần hai cho thấy, hệ số CA bằng 0,806 đạt yêu cầu, tất cả hệ số tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0,3 Vì vậy các biến quan sát: THD1, THD2, THD3, THD4, THD5 là đủ tin cậy và tiếp tục được sử dụng ở bước phân tích EFA

Thang đo Hạnh phúc gồm 6 biến quan sát, hệ số CA bằng 0,849 đạt yêu cầu, không có hệ số tương quan biến tổng nào nhỏ hơn 0,3 cho thấy các biến đều giải thích tốt cho nhân tố nghiên cứu Vì vậy, tất cả biến quan sát đều đủ độ tin cậy để sử dụng cho bước phân tích tiếp theo

Bảng 4.12: Kết quả kiểm định độ tin cậy CA của thang đo Hạnh phúc

STT Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số CA nếu loại biến

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS

Kết quả phân tích kiểm định độ tin cậy được trình bày trong bảng 4.13 Nhân tố KSSCT có hệ số CA 0,834 (> 0,6), hệ số tương quan biến tổng của các biến CT1, CT2, CT3, CT4, CT5, CT6, CT7, CT8 đều lớn hơn 0,3 và hệ số tương quan biến tổng của biến CT9, CT10 lần lượt là 0,274 và 0,226 nhỏ hơn mức yêu cầu 0,3 Do đó, hai biến CT9, CT10 sẽ bị loại khỏi mô hình

Bảng 4.13: Kết quả kiểm định độ tin cậy CA của thang đo KSSCT

STT Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số CA nếu loại biến

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS

Kết quả phân tích lần hai được nêu trong bảng 4.14:

Bảng 4.14: Kết quả kiểm định độ tin cậy CA của thang đo KSSCT lần 2 KSSCT (CA = 0,860)

STT Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số CA nếu loại biến

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS

Nhân tố KSSCT có hệ số CA bằng 0,860 > 0,6, hệ số tương quan biến tổng của các biến CT1, CT2, CT3, CT4, CT5, CT6, CT7, CT8 đều lớn hơn 0,3 nên các biến quan sát này đều đạt yêu cầu, được giữ lại để phân tích EFA.

Kiểm định giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA

4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập

Kết quả phân tích EFA cho thấy:

Hệ số KMO là 0,795 (0,5 ≤ 0,795 ≤ 1) và Mức ý nghĩa (Sig = 0,000) cho thấy dữ liệu tương đối phù hợp để phân tích nhân tố và các biến quan sát tương quan với nhau trên tổng thể Giá trị Eigenvalue bằng 1,821 lớn hơn 1 Với hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5, phương sai trích bằng 58,689% > 50% (đạt yêu cầu) Chứng tỏ mô hình phù hợp để phân tích, 4 nhân tố được trích giải thích 58,689% sự biến thiên của các biến quan sát Kết quả được tổng hợp lại trong bảng 4.15:

Bảng 4.15: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập

Yếu tố Kết quả So sánh với lý thuyết

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS

Kết quả chạy EFA lần đầu với 22 biến quan sát cho thấy, các biến quan sát HP3, TKS2, TDC6 bị loại khỏi mô hình do tải lên hai nhân tố và chênh lệch hệ số tải nhỏ hơn 0,3 Sau khi lần lượt loại bỏ 3 biến quan sát, tác giả thu được bảng 4.16:

Bảng 4.16: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập lần 2

Yếu tố Kết quả So sánh với lý thuyết

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS

Từ bảng 4.16, ra rút ra một số nhận xét:

Hệ số KMO bằng 0,875 (0,5 ≤ 0,875 ≤ 1) đạt yêu cầu, phân tích nhân tố là phù hợp

Mức ý nghĩa trong kiểm định Bartlett (Sig = 0,000 < 0,05) cho thấy các biến có tương quan với nhau

Giá trị Eigenvalue bằng 1,662 > 1 và tổng phương sai trích 56,210% > 50% cho thấy mô hình là phù hợp, 4 nhân tố được trích giải thích 56,210% sự biến thiên của các biến

Kết quả xoay cuối cùng được trình bày trong bảng 4.17:

Bảng 4.17: Kết quả xoay các nhân tố

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS

Kết quả xoay cho thấy 21 biến quan sát được chia thành 4 nhân tố, có hệ số tải Factor Loading lớn hơn 0,5

Nhân tố 1: gồm 6 biến quan sát TDC2, TDC8, TDC7, TDC4, TDC3, TDC1 Nhân tố 2: gồm 5 biến quan sát HP1, HP2, HP6, HP4, HP5

Nhân tố 3: gồm 5 biến quan sát THD1, THD2, THD3, THD4, THD5

Nhân tố 4: gồm 5 biến quan sát TKS1, TKS4, TKS5, TKS3, TKS6

4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc

Kết quả phân tích EFA cho thấy:

Hệ số KMO là 0,902 (0,5 ≤ 0,902≤ 1) và Mức ý nghĩa (Sig = 0,000) cho thấy dữ liệu tương đối phù hợp để phân tích nhân tố và các biến quan sát tương quan với nhau trên tổng thể Giá trị Eigenvalue bằng 4,040 lớn hơn 1 Với hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5, phương sai trích bằng 50,506% > 50% (đạt yêu cầu) Chứng tỏ mô hình phù hợp để phân tích, 4 nhân tố được trích giải thích 50,506% sự biến thiên của các biến quan sát Kết quả được tổng hợp lại trong bảng 4.18:

Bảng 4.18: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc

Yếu tố Kết quả So sánh với lý thuyết

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS

Bảng 4.18 cho thấy một nhân tố duy nhất được trích ra, do đó, tất cả các biến quan sát của thang đo biến phụ thuộc đều nằm trên cùng một nhân tố Tất cả các biến quan sát đều phù hợp và được giữ lại trong phân tích tiếp theo.

Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Theo kết quả tại hình 4.1:

Chi-square/df = 1,181 ≤ 3 (tốt), CFI = 0,969 ≥ 0,95 (rất tốt), GFI = 0,878 ≥ 0,8 được coi là chấp nhận được (theo Doll, Xia & Torkzadeh, 1994), RMSEA = 0,029 0.06 là tốt, PCLOSE = 1 ≥ 0.05 là tốt Vậy, mô hình đo lường là phù hợp

Hình 4.1: Kết quả phân tích CFA

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm AMOS

Sau khi xem xét độ phù hợp tổng thể của mô hình, tác giả đánh giá chất lượng biến quan sát để xem biến quan sát nào phù hợp và biến quan sát nào cần loại bỏ Từ bảng 4.19 cho thấy, toàn bộ các biến quan sát đều có p-value bằng 0,000 < 0,05, cho thấy các biến quan sát đều có ý nghĩa trong mô hình

Bảng 4.19: Trọng số hồi quy

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm AMOS

Các biến quan sát đều có trọng số hồi quy chuẩn hóa từ 0,6 trở lên Do đó, các biến quan sát đều có mức phù hợp cao (Xem bảng 4.20)

Bảng 4.20: Trọng số hồi quy chuẩn hóa

Estimate TDC2 < - TDC 0,685 TDC7 < - TDC 0,671 TDC8 < - TDC 0,661 TDC4 < - TDC 0,703 TDC1 < - TDC 0,638 TDC3 < - TDC 0,628 HP1 < - HP 0,721 HP2 < - HP 0,710 HP6 < - HP 0,650 HP4 < - HP 0,657 HP5 < - HP 0,652 THD1 < - THD 0,709 THD2 < - THD 0,681 THD3 < - THD 0,684 THD5 < - THD 0,634 THD4 < - THD 0,660 CT1 < - CT 0,623 CT7 < - CT 0,647 CT2 < - CT 0,649 CT6 < - CT 0,655 CT5 < - CT 0,625 CT3 < - CT 0,687 CT4 < - CT 0,669 CT8 < - CT 0,707 TKS1 < - TKS 0,651 TKS6 < - TKS 0,609 TKS4 < - TKS 0,648 TKS5 < - TKS 0,692 TKS3 < - TKS 0,710

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm AMOS

Phân tích tương quan Pearson

Trước khi kiểm định giả thuyết bằng phân tích hồi quy tuyến tính, tác giả thực hiện phân tích tương quan để kiểm định mối tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập cũng như mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau Kết quả được tổng hợp trong bảng 4.21:

Bảng 4.21: Ma trận tương quan Pearson

CT TDC TKS THS HP

CT Hệ số tương quan 1 0,571** 0,628** 0,609** 0,543**

TDC Hệ số tương quan 0,571** 1 0,351** 0,414** 0,368**

TKS Hệ số tương quan 0,628** 0,351** 1 0,402** 0,396**

THD Hệ số tương quan 0,609** 0,414** 0,402** 1 0,337**

HP Hệ số tương quan 0,543** 0,368** 0,396** 0,337** 1

** Tương quan có ý nghĩa ở mức 0.01

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS

Biến có tương quan mạnh nhất là biến CT và TKS với hệ số tương quan là 0,628, tiếp đến là THD, TDC tương quan trung bình và CT với HP có hệ số tương quan thấp nhất (r = 0,543) Vì vậy, biến phụ thuộc và biến độc lập có sự tương quan với nhau

Giữa các biến độc lập đều có sự tương quan ở các mức độ khác nhau, với giá trị Sig đều nhỏ hơn 0,05 Vì vậy, tác giả sẽ tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính.

Phân tích hồi quy tuyến tính

Tác giả sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính để đánh giá ảnh hưởng của các biến độc lập gồm: Tính đa cảm, Tính hòa đồng, Khả năng tự kiểm soát, Hạnh phúc đến biến phụ thuộc KSSCT của nhân viên y tế

Bảng 4.22: Tóm tắt mô hình

Mô hình R R 2 R 2 hiệu chỉnh Sai số Hệ số Durbin – Watson

1 807 0,652 0,645 0,37838 1,918 a, Biến phụ thuộc: CT b, Biến độc lập (Hằng số): TDC, TKS, THD, HP

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS

Hệ số R có giá trị 0,807 cho thấy mối tương quan chặt chẽ Hệ số R 2 hiệu chỉnh bằng 0,645 chứng tỏ 64,5% sự biến thiên của biến phụ thuộc CT được giải thích bởi

4 biến độc lập: TDC, TKS, THD, HP Còn lại 35,5% sự biến thiên của biến phụ thuộc là do ảnh hưởng của các biến ngoài mô hình và sai số tự nhiên Hệ số R 2 hiệu chỉnh lớn hơn 0,5 cho thấy mô hình nghiên cứu là mô hình tốt, là mô hình hồi quy tuyến tính đa biến phù hợp Giá trị hệ số Durbin – Watson bằng 1,918 (1,5 ≤ 1,918 ≤ 2,5) nên kết quả không vi phạm giả định tự tương quan chuỗi bậc nhất (Yahua Qiao, 2011)

Giá trị Sig = 0,000 (nhỏ hơn 0,05), bác bỏ giả thuyết H0 Do đó, R 2 # 0 có ý nghĩa thống kê, mô hình hoàn toàn phù hợp Kết quả Sig được lấy từ bảng ANOVA 4.23:

Bảng 4.23: Kiểm định F trong phân tích ANOVA

Mô hình Tổng bình phương Bậc tự do Trung bình phương F Sig

Tổng 84,340 209 a, Biến phụ thuộc: CT b, Biến độc lập (Hằng số): TDC, TKS, THD, HP

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ SPSS

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến trong mô hình đều có giá trị từ 1,302 đến 1,354 (

Ngày đăng: 06/08/2024, 01:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
35. Lopes, P.N., Salovey, P. and Straus, R., 2003. Emotional intelligence, personality, and the perceived quality of social relationships. Personality and individual Differences, 35(3), pp.641-658 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Personality and individual Differences, 35
36. Lyubomirsky, S., King, L. and Diener, E., 2005. The benefits of frequent positive affect: Does happiness lead to success?. Psychological bulletin, 131(6), p.803 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Psychological bulletin, 131
37. Malouff, J.M., Thorsteinsson, E.B., Schutte, N.S., Bhullar, N. and Rooke, S.E., 2010. The five-factor model of personality and relationship satisfaction of intimate partners: A meta-analysis. Journal of Research in Personality, 44(1), pp.124-127 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Research in Personality, 44
38. Maree, J.G. and Ebersửhn, L., 2002. Emotional intelligence and achievement: Redefining giftedness?. Gifted Education International, 16(3), pp.261-273 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gifted Education International, 16
39. Marvos, C. and Hale, F.B., 2015. Emotional intelligence and clinical performance/retention of nursing students. Asia-Pacific journal of oncology nursing, 2(2), pp.63-71 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Asia-Pacific journal of oncology nursing, 2
41. Mikolajczak, M., Menil, C. and Luminet, O., 2007. Explaining the protective effect of trait emotional intelligence regarding occupational stress: Exploration of emotional labour processes. Journal of Research in personality, 41(5), pp.1107- 1117 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Research in personality, 41
42. Muraven, M. and Baumeister, R.F., 2000. Self-regulation and depletion of limited resources: Does self-control resemble a muscle?. Psychological bulletin, 126(2), p.247 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Psychological bulletin, 126
43. Newman, D.A., Joseph, D.L. and MacCann, C., 2010. Emotional intelligence and job performance: The importance of emotion regulation and emotional labor context. Industrial and Organizational Psychology, 3(2), pp.159-164 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Industrial and Organizational Psychology, 3
45. Petrides, K.V. and Furnham, A., 2001. Trait emotional intelligence: Psychometric investigation with reference to established trait taxonomies. European journal of personality, 15(6), pp.425-448 Sách, tạp chí
Tiêu đề: European journal of personality, 15
46. Quoidbach, J. and Hansenne, M., 2009. The impact of trait emotional intelligence on nursing team performance and cohesiveness. Journal of Professional nursing, 25(1), pp.23-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Professional nursing, 25
47. Roberts, R.D., Matthews, G. and Zeidner, M., 2010. Emotional intelligence: Muddling through theory and measurement. Industrial and Organizational Psychology, 3(2), pp.140-144 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Industrial and Organizational Psychology, 3
48. Salovey, P. and Mayer, J.D., 1990. Emotional intelligence. Imagination, cognition and personality, 9(3), pp.185-211 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Imagination, cognition and personality, 9
49. Segerstrom, S.C. and Sephton, S.E., 2010. Optimistic expectancies and cell- mediated immunity: The role of positive affect. Psychological science, 21(3), pp.448-455 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Psychological science, 21
50. Selye, H., 1956. Stress and psychiatry. American Journal of Psychiatry, 113(5), pp.423-427 Sách, tạp chí
Tiêu đề: American Journal of Psychiatry, 113
51. Selye, H., 1974. Stress without distress. In Psychopathology of human adaptation (pp. 137-146). Boston, MA: Springer US Sách, tạp chí
Tiêu đề: Psychopathology of human adaptation
52. Shams, T. and El-Masry, R., 2013. Job stress and burnout among academic career anaesthesiologists at an Egyptian University Hospital. Sultan Qaboos University Medical Journal, 13(2), p.287 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sultan Qaboos University Medical Journal, 13
53. Siu, A. F., 2009, Trait emotional intelligence and its relationships with problem behavior in Hong Kong adolescents. Personality and individual differences, 47(6), pp. 553-557 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Personality and individual differences
54. Skinner, E.A. and Wellborn, J.G., 1997. Children’s coping in the academic domain. In Handbook of children’s coping: Linking theory and intervention (pp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Handbook of children’s coping: Linking theory and intervention
55. Slaski, M. and Cartwright, S., 2002. Health, performance and emotional intelligence: An exploratory study of retail managers. Stress and Health: Journal of the International Society for the Investigation of Stress, 18(2), pp.63-68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Stress and Health: Journal of the International Society for the Investigation of Stress, 18
56. Smith, B.W., Tooley, E.M., Christopher, P.J. and Kay, V.S., 2010. Resilience as the ability to bounce back from stress: A neglected personal resource?. The Journal of Positive Psychology, 5(3), pp.166-176 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal of Positive Psychology, 5

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w