Trong đó, ngành nội thất đã đóng góp không ít giá trị vào tổng sản phẩm quốc nội và thị trường xuất khẩu ngành đang diễn ra vô cùng sôi nổi, chinh phục được các thị trường yêu cầu tiêu c
Trang 1CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
MỤC LỤC
MỤC LỤC I BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC II DANH MỤC BẢNG BIỂU III
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tổng quan tình hình xuất khẩu 2
1.1 Tình hình xuất khẩu 2
1.2 Cơ cấu ngành hàng 4
\ TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1-1: Giá trị xuất khẩu mặt hàng mã ngành 94 Việt Nam giai đoạn 2017 - 2021 3
Bảng 1-2: Giá trị xuất khẩu mã ngành 94 giai đoạn 2017 - 2021 (đơn vị: nghìn USD) 5
Bảng 3-1: Tiêu dùng thực của người dân Hoa Kỳ so với tháng 2 năm 2020 21
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập kinh tế sâu rộng, mọi quốc gia đều phát huy tối đa hóa sức mạnh nội tại của mình để có thể chủ động tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hóa hợp tác quốc tế Việt Nam cũng không ngừng theo đuổi nhịp phát triển chung này của thế giới với việc đổi mới đường lối chiến lược phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh hoạt động giao thương nước ngoài và thể hiện tích cực trong các hiệp hội thương mại tự do
Với những bước đi đó, kim ngạch xuất khẩu các ngành hàng Việt Nam đã khởi sắc cùng những con số đáng chú ý Trong đó, ngành nội thất đã đóng góp không ít giá trị vào tổng sản phẩm quốc nội và thị trường xuất khẩu ngành đang diễn ra vô cùng sôi nổi, chinh phục được các thị trường yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế, tiêu biểu là Hoa Kỳ và Nhật Bản Song, ngành đang phải đối mặt với thách thức do chính các thị trường này đặt ra là hàng rào phi thuế quan Nhằm đề xuất các giải pháp tối ưu nguồn lực sẵn có và cải thiện tình trạng khó khăn của ngành do cản trở thương mại, nhóm chúng em quyết định thực
hiện đề tài: “Phân tích khó khăn và triển vọng phát triển xuất khẩu của ngành hàng nội thất (HS94) tại thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản”.
Trang 31 Tổng quan tình hình xuất khẩu
1.1 Tình hình xuất khẩu
Với sự tiến bộ trong chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế, Việt Nam gia tăng khai thác các thị trường tiềm năng và tận dụng hiệu quả các FTA thế hệ mới để liên tục khẳng định vị thế với thị trường thế giới Điều này giúp kim ngạch xuất khẩu nước ta đạt mức tăng trưởng dương và đặc biệt tăng tốt ở các thị trường có FTA với Việt Nam Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2012-2021 tăng trưởng cao, giá trị xuất khẩu tăng gần 3 lần, từ 114,6 tỷ USD (2012) lên 336,31 tỷ USD (2021); và tính chung 7 tháng đầu năm
2022, kim ngạch vượt 200 tỷ USD (216,35 tỷ USD) và tăng tới 16,1% so với cùng kỳ năm trước (theo Tổng cục thống kê) Các mặt hàng xuất khẩu cũng tương đối đa dạng, từ sản phẩm thô đến sản phẩm chế biến, công nghệ cao Trong đó, ngành hàng nội thất (HS94) - một trong những nhóm ngành hoạt động sôi nổi với lịch sử sản xuất và phân phối lâu đời trên đấu trường thương mại - có kim ngạch xuất khẩu ít biến động, tăng mạnh qua các năm Những sản phẩm nội thất của nước ta đã được hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu, chinh phục được các thị trường khó tính như Mỹ, Anh, Nhật Năm 2016, Việt Nam có 6 thị trường lớn bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn, Anh, Úc và Canada Trong đó, Mỹ là thị trường có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất (chiếm 51,2%), theo sau là Nhật Bản với tổng kim ngạch nhập khẩu chiếm 10,2% Đến 2 quý đầu năm
2022, mặc dù có sự thay đổi trong tỷ lệ nhưng nhìn chung Mỹ vẫn chiếm vị trí đầu tiên với tổng kim ngạch là 77,1%, tăng 25,9%, trong khi tỷ lệ này ở Nhật Bản có sự giảm sút 5,2% xuống còn 5% Ngoài ra, ngành nội thất Việt Nam còn được thị trường Châu Âu chấp nhận, tiêu biểu là Anh và Đức, với giá trị nhập khẩu đều không dưới 100 triệu USD/năm
Trang 4Bảng 1-1: Giá trị xuất khẩu mặt hàng mã ngành 94 Việt Nam giai đoạn 2017 - 2021
Nguồn: Trademap
Giai đoạn 2017 - 2019, giá trị xuất khẩu ngành nội thất tăng từ 6,6 tỷ USD lên hơn 9,4
tỷ USD, tăng 43,04% và liên tục đứng thứ 7 trên bảng xếp hạng thế giới Đến 2020-2021, mặc dù đối mặt với hậu quả nặng nề từ dịch bệnh, ngành hàng vẫn đạt mức tăng trưởng ấn tượng khi thành công vươn lên vị trí thứ 4 trong tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia, chiếm 4,6% giá trị quốc gia và mang về hơn 19 tỷ USD Điều này giúp Việt Nam xuất sắc vượt qua Ý và Ba Lan trở thành nước xuất khẩu nội thất thứ 3 thế giới với gần 6% thị phần, chỉ sau Đức và Trung Quốc - 2 cường quốc nhiều năm liền giữ vị trí đầu xuất khẩu nội thất Năm 2022 là một năm phát triển hơn của ngành hàng nội thất của Việt Nam khi chỉ mới 2 quý đầu năm tổng kim ngạch xuất khẩu đã đạt hơn 11 tỷ USD; đặc biệt gần 6 tỷ USD trong quý 2, tăng hơn 7,8% cùng kỳ năm ngoái Bên cạnh Mỹ và Nhật Bản, bảng xếp hạng giờ có sự vượt lên của Đức và Pháp - thứ hạng vốn dĩ thuộc về Hàn và Úc
Lý giải cho sự tăng trưởng này là vì trong thời gian dịch bệnh diễn ra, các biện pháp giãn cách xã hội khiến người lao động phải làm việc tại nhà nên tăng cao nhu cầu mua sắm, trang bị nội thất tiện nghi, phù hợp Cùng với đó, ngành hàng nội thất Việt Nam cũng thích ứng tình hình mới, giữ được lợi thế nhất định để duy trì ổn định sản xuất và xuất khẩu Đến khi dịch bệnh ổn định, các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU…
Trang 5bắt đầu thực hiện phương án mở cửa, tổ chức lại hoạt động kinh tế, Việt Nam nhanh chóng nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, tăng cường dây chuyền sản xuất đẩy mạnh xuất khẩu
1.2 Cơ cấu ngành hàng
Ngành hàng đồ nội thất được chia thành 6 nhóm chính theo mã HS, gồm:
9401: Ghế ngồi (trừ các loại thuộc nhóm 94.02), có hoặc không chuyển được thành giường, và bộ phận của chúng
9402: Đồ nội thất trong ngành y, giải phẫu, nha khoa hoặc thú y (ví dụ: bản mỏ, bàn khám, giường bệnh có lắp các bộ phận cơ khi, ghê nha khoa); ghế cắt tóc và các loại ghế tương tự, có thể xoay, ngả và năng hạ; bộ phận của các mặt hàng trên
9403: Đỗ nội thất khác và các bộ phận của chúng
9404: Khung đệm; các mặt hàng thuộc bộ đồ giường và các loại tương tự (ví dụ, đệm, chăn bông, chân nhồi lông, nệm, đệm ghế loại dài và gối) có gần lò xo hoặc nhồi hoặc lắp bên trong bằng vật liệu bất kỳ hoặc bằng cao su xốp hoặc plastic xốp, có hoặc không bọc
9405: Đèn và bộ đèn kể cả đèn pha và đèn rọi và bộ phận của chúng, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; biển hiệu được chiếu sáng, biển để tên được chiếu sáng và các loại tương tự, có nguồn sáng cố định thường xuyên, và bộ phận của chúng chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác
9406: Nhà lắp ghép
Trang 6Bảng 1-2: Giá trị xuất khẩu mã ngành 94 giai đoạn 2017 - 2021 (đơn vị: nghìn USD)
Nguồn: Trademap
Trong suốt 2017 - 2021, mặt hàng 9403 liên tục tục giữ vị trí chủ chốt trong giá trị xuất khẩu toàn ngành và tăng trưởng ổn định qua các năm Đặc biệt năm 2021 khi tình hình dịch bệnh đã ổn định, tỷ lệ xuất khẩu mặt hàng này đã tăng trưởng 54,6% so với năm
2020, chiếm hơn 50% tổng giá trị xuất khẩu chung của ngành Việt Nam nắm giữ thị phần ngành hàng này đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Trung Quốc, với các đối tác lớn nhất là Mỹ và Nhật Bản Đứng ở vị trí số 2 tổng ngành và đứng thứ 3 so thế giới là sản phẩm mã 9401 nắm giữ hơn 37% thị phần (2021) Theo sau là sản phẩm mã HS 9405 có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm Cuối cùng là 3 ngành với vị trí lần lượt là 9404, 9606 và 9602 tuy
có sự biến động trong giá trị tăng trưởng qua các năm nhưng đã mở rộng được thị trường xuất khẩu như Nigeria, Qatar, Ireland…
Trang 7Trong những năm qua, các doanh nghiệp sản xuất đồ nội thất đã có thể nới rộng thị trường xuất khẩu khi chú trọng hơn đến đầu tư công nghệ, dây chuyền sản xuất, tăng cường giao thương với nước ngoài nhờ nắm bắt được nhu cầu tăng cao từ các khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á - Thái Bình Dương, cả các quốc gia Trung Đông, Ấn Độ và từng bước bắt kịp tiêu chuẩn thế giới Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cập nhật mẫu mã theo xu hướng và nhu cầu người tiêu dùng, linh hoạt phương thức bán hàng, tiếp thị sản phẩm nhằm đa dạng hóa tệp khách hàng của mình Đặc biệt, việc ký kết thành công hiệp định thương mại tự do (FTA) và mới đây nhất là (EVFTA) là bước đệm để Việt Nam đề ra những chính sách tháo gỡ khó khăn thương mại cho các doanh nghiệp Đây là cơ hội cho các nhà sản xuất đồ nội thất củng cố lợi thế cạnh tranh và tăng cao doanh thu
Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu ngành nội thất Việt Nam đang vướng phải những thách thức lớn như tình trạng thiếu nguyên liệu trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên đang bị tàn phá nghiêm trọng và việc gia tăng các biện pháp phòng vệ từ đối tác cạnh tranh Điển hình, Hoa Kỳ rất quan tâm tới hoạt động đầu tư có dấu hiệu gian lận thương mại, giả mạo xuất xứ Vì vậy Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp này phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về chứng nhận xuất xứ, không tiếp tay cho hành vi gian lận, lẩn tránh phòng vệ thương mại, để không gánh chịu tổn thất nặng nề khi bị khởi kiện Đáng chú ý, ngành nội thất nửa đầu năm 2022 đối mặt với giảm tốc giá trị và tình trạng thiếu đơn hàng xuất khẩu Đặc biệt, hai thị trường lớn của nước ta (Mỹ, Trung Quốc) đều giảm nhập khẩu rất mạnh Do tác động của chính sách “Zero Covid” tại Trung Quốc, các doanh nghiệp gặp nhiều bất lợi trong quá trình thông quan khiến mức xuất khẩu giảm đến 21% Tới thời điểm hiện tại, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine khiến cước vận chuyển tăng phi mã, chi phí đầu vào, tình trạng lạm phát tăng cao (nhất là thị trường Hoa Kỳ) Trong bối cảnh đó, người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu, giảm nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng không thiết yếu, bao gồm mặt hàng nội thất Không chỉ Hoa Kỳ, tình hình xuất khẩu sang các thị trường lớn khác như EU, Hàn Quốc… cũng có dấu hiệu khó khăn do lạm phát
1.2.1 Đề xuất giải pháp cho các khó khăn
a Đối với Nhà nước
Trang 8Ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản nên cần sự quan tâm và khuyến khích của chính phủ nhiều hơn
Thứ nhất, Nhà nước cần có các chính sách và quỹ hỗ trợ nhằm đầu tư cho các dự án
sản xuất, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nội thất Bên cạnh đó, Nhà nước nên tập trung nghiên cứu hoàn thiện các chính sách và văn bản pháp luật để tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước và đồng thời, chú trọng xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại, mở rộng hợp tác quốc tế để tiếp cận được với công nghệ hiện đại trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nội thất
buổi tọa đàm, hội thảo khoa học liên quan đến nội dung và tác động của hiệp định CPTPP đối với sản xuất và xuất khẩu mặt hàng nội thất cũng như những thay đổi về mặt chính sách của hoạt động nhập khẩu sản phẩm của nước bạn để các doanh nghiệp có thể thích ứng và có những biện pháp kịp thời Đồng thời, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, khóa đào tạo cung cấp kiến thức cho doanh nghiệp về thương mại quốc tế
Thứ ba, Nhà nước cần chú trọng gia tăng hoạt động ngoại giao kinh tế Việt Nam - Nhật
Bản Thông qua đó có thể đạt được thỏa thuận song phương về các kỹ thuật đối với hàng xuất khẩu giữa hai nước, đạt được sự tin cậy giúp thủ tục cấp chứng nhận JIS, JAS, GE… thuận lợi hơn, kích thích vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là FDI của Nhật Bản Hơn thế nữa, cần khuyến khích xây dựng các trung tâm kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng sản phẩm để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với sự kết hợp chuyên gia giữa hai quốc gia
Thứ tư, phía Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện về mặt pháp lý và chuẩn bị các nguồn
lực cần thiết, xem xét, khai thác tốt nhất cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, tích cực
sử dụng các kênh đối thoại song phương, đa phương để xử lý vụ việc bất hợp lý đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
b Đối với Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng nội thất của Việt Nam cần nỗ lực trong việc thích nghi, đổi mới phù hợp với các yêu cầu của thị trường Nhật Bản
Trang 9Thứ nhất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chú trọng nhập khẩu máy móc, các thiết bị
công nghệ tiên tiến hiện đại, đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao để có thể sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu khắt khe liên quan đến quá trình nhập khẩu Luôn có các phương án dự phòng để nâng cao khả năng ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại từ Nhật Bản để giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành khác hoặc đầu tư phân xưởng sản xuất ngay tại Nhật Bản để kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trường và gia tăng khả năng cạnh tranh
Thứ hai, doanh nghiệp cần chủ động trong việc tìm hiểu và nắm bắt thông tin thị
trường Đó là thường xuyên có trao đổi về tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu với các cơ quan chức năng, chủ động cập nhập thông tin điều chỉnh các hàng rào phi thuế quan đối với mặt hàng của mình thông qua các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước như Cục Xúc tiến Thương mại, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản JETRO Từ đó, doanh nghiệp có thể kịp thời giải quyết những khó khăn trong quá trình sản xuất, có kế hoạch điều chỉnh quy trình, kỹ thuật công nghệ tránh ảnh hưởng đến chất lượng xuất khẩu
và gây tổn hao chi phí sản xuất sản phẩm không đạt chuẩn
Thứ ba, các doanh nghiệp có thể tận dụng các chương trình hỗ trợ của Nhật Bản đối
với các nước đang phát triển trong việc đổi mới công nghệ, thiết bị, giảm giá thành sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, kinh nghiệm quản lý (chương trình JODC - Japan Overseas Development Corporation), nghiên cứu phát triển sản phẩm và thị trường, phát triển nguồn nhân lực (chương trình JESA-I), hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp và bảo
vệ môi trường (chương trình JESA-II) Trong đó có những chương trình phía Nhật Bản chịu một phần chi phí hoặc toàn bộ chi phí
Trang 102 Triển vọng phát triển ngành hàng
2.1 Hoa Kỳ
2.1.1 Tình hình thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong những năm qua Tính riêng trong 2 quý đầu năm 2022, theo số liệu của Tổng cục hải quan, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa trị giá 56,6 tỷ USD sang thị trường Hoa Kỳ, trong khi lượng hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ là 7,55 tỷ USD Nhờ vậy, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường lớn nhất mà Việt Nam xuất siêu hay thặng dư trong 2 quý đầu năm 2022, đạt 49,05 tỷ USD Việt Nam do đó trở thành một trong 6 quốc gia mà Hoa Kỳ có mức thâm hụt thương mại lớn nhất
Trong bối cảnh chính phủ Hoa Kỳ đã nỗ lực tìm cách giảm thâm hụt thương mại, Việt Nam đã trở thành quốc gia được Chính phủ Hoa Kỳ quan tâm lớn, đặc biệt về các mặt hàng xuất khẩu như hàng điện tử, may mặc, giày dép và trong đó có đồ gỗ và hàng nội thất Riêng đối với các mặt hàng nội thất, thặng dư thương mại của Việt Nam tại thị trường này đạt trên 2 tỷ USD mỗi năm Mức thặng dư này, cộng với luồng đầu tư từ Trung Quốc vào ngành chế biến gỗ của Việt Nam sẽ có thể tạo ra những mối quan tâm đặc biệt đối với các mặt hàng từ gỗ của Việt Nam từ Chính phủ Hoa Kỳ
Việt Nam hiện đang được hưởng lợi lớn trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ do có giá trị xuất siêu lớn sang thị trường này Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong tháng 12/2021 cũng đạt 834 triệu USD, tăng 13,9% so với tháng 11/2021, tăng 4,6% so với tháng 12/2020 Trong năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Hoa Kỳ ước đạt 8,8 tỷ USD, tăng 22,4% so với năm 2020 Như vậy có thể thấy, Hoa Kỳ là một thị trường xuất khẩu vô cùng quan trọng cho các mặt hàng nội thất nói riêng và nhiều mặt hàng quan trọng khác của Việt Nam nói chung Chính điều này đã mở ra khá nhiều cơ hội cho triển vọng xuất khẩu mặt hàng nội thất của Việt Nam sang thị trường tiềm lực này