1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp quân đội cn xuân thủy

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Để khắc phục được tình trạng đó, các ngân hàng luôn phải đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụngđối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.Với vị trí là một ngân hàng đã hoạt động và p

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-*** -BÁO CÁO CUỐI KỲ

MÔN: PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌCNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNGDOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN

ĐỘI - CN XUÂN THỦY

Hà Nội, tháng 5 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 5

1.Tính cấp thiết của nghiên cứu: 6

2.Mục tiêu nghiên cứu 6

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4.Phương pháp nghiên cứu 7

5.Kết cấu bài nghiên cứu 7

6.Thời gian nghiên cứu dự kiến 7

Chương I: Tổng quan về ngân hàng TMCP Quân đội MB và quá trình thực tập tại NHTM MB – Chi nhánh Xuân Thủy 7

1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Xuân Thủy 7

1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 7

1.1.1 Giới thiệu chung 7

1.1.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Ngân hàng Quân đội Ngân hàng TMCP Quân Đội MBBank - Chi nhánh Xuân Thủy: 8

1.2 Cơ cấu tổ chức 9

1.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu 10

2 Tổng quan về tín dụng ngân hàng 11

2.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng 11

2.2 Phân loại tín dụng ngân hàng 11

2.3 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng 12

2.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng 13

3 Tổng quan nghiên cứu 14

Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Quân đội – CN Xuân Thủy 15

1 Tình hình hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Quân đội – CN Xuân Thủy 15

1.1 Công tác huy động vốn: 15

1.1.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động của MB Xuân Thủy 15

1.1.2 Nguồn vốn huy động từ DNVVN của MB Xuân Thủy 16

1.2 Tình hình dư nợ tín dụng: 17

1.2.1 Tình hình dư nợ tín dụng của MB Xuân Thủy 17

1.2.2 Tình hình dư nợ DNVVN tại – CN Xuân Thủy 19

2 Thực trạng chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Quân đội – CN Xuân Thủy 20

2.1 Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn 20

2.2 Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu 21

2.3 Chỉ tiêu tỷ lệ sinh lời của tín dụng 22

Trang 3

2.4 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn 23

3 Đánh giá chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Quân đội – CN Xuân Thủy 24

3.1 Kết quả đạt được 24

3.2 Hạn chế 24

3.3 Nguyên nhân 24

3.3.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng: 24

3.3.2 Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp: 25

3.3.3 Nguyên nhân khách quan: 25

Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Quân đội - CN Xuân Thủy 26

1 Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp 26

2 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng: 26

3 Chú trọng công tác tiếp thị, tìm nguồn khách hàng mới và tiềm năng 26

4 Nâng cao chất lượng thông tin 27

5 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát khoản vay 27

KẾT LUẬN 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MB Xuân Thủy Ngân hàng Quân đội - CN Xuân Thủy

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂ

Bảng 2.1 Kết quả huy động vốn của MB Xuân Thủy trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 15Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của MB Xuân Thủy theo đối tượng khách hàng trong năm 2021và 6 tháng đầu năm 2022 16Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động từ DNVVN 16Bảng 2.4 Tình hình dư nợ tín dụng của MB Xuân Thủy trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 17Bảng 2.5 Cơ cấu dư nợ DNVVN theo loại hình doanh nghiệp 19Bảng 2.6 Chỉ tiêu nợ quá hạn đối với DNVVN của MB Xuân Thủy, trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 20Bảng 2.7 Chỉ tiêu nợ xấu đối với DNVVN của MB Xuân Thủy, trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 21Bảng 2.8 Bảng số liệu về chỉ tiêu tỷ lệ sinh lời của tín dụng 22Bảng 2.9 Bảng số liệu về chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn 23

Trang 6

1 Tính cấp thiết của nghiên cứu:

Trong nền kinh tế thị trường kinh tế quốc tế hiện nay, hoạt động ngân hàng có tác động mạnh mẽ đến đời sống của xã hội và con người Đặc biệt là sự ra đời và phát triển của NHTM cả về lượng và chất Nền kinh tế thị trường phát triển đang đóng vai trò thúc đẩy quá trình xâm nhập và phát triển cả về tư tưởng, tác phong kinh doanh mới trong ngân hàng được thể hiện bằng sự có mặt của tất cả các chi nhanh trong và ngoài nước Trong các hoạt động của Ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản, tạo ra nguồn thu lớn nhất cho ngân hàng và cũng là là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất Tín dụng ngân hàng giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ kịp thời tận dụng được những cơ hội kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp, qua đó giúp các doanh nghiệp này ngày càng phát triển mạnh mẽ Do vậy, sự hoàn trả đầy đủ và đúng hạn khoản vay của khách hàng vay vốn có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của mỗi ngân hàng Nó đảm bảo cho quá trình luân chuyển vốn của ngân hàng được tuần hoàn, liên tục, sinh lời và còn là cơ sở để đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng Chính vì lẽ đó, việc nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề cốt yếu nhất trong hoạt động quản trị - kinh doanh của các ngân hàng, đặc biệt là chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi dư nợ của khối doanh nghiệp này luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng dư nợ của mỗi ngân hàng Tuy có nhiều tiềm năng phát triển với nhu cầu về vốn lớn, nhưng khối doanh nghiệp vừa và nhỏ còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khiến chất lượng tín dụng đối với bộ phận này chưa được cao Để khắc phục được tình trạng đó, các ngân hàng luôn phải đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụngđối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Với vị trí là một ngân hàng đã hoạt động và phát triển gần 30 năm, đã đạt được những bước tiến mạnh mẽ, toàn diện vầ đang dần khẳng định vị trí của mình là một trong những NHTM lớn và uy tín của Việt Nam, NHTMCP Quân đội cũng đặc biệt quan tâmvà chú trọng công tác nâng cao chất lượng tín dụng Tuy nhiên với đặc điểm khác nhau về hình thái kinh tế, thu nhập, văn hóa và tập quán ở mỗi địa phương đòi hỏi từng chi nhánh và Chi nhánh của Ngân hàng Quân đội trong đó có CN Xuân Thủy cần tiến hànhnâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt với khách hàng SME, một cách sáng tạo dựa trên định hướng của MB để đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Báo cáo sẽ phân tích, đánh giá thực trạng tín dụng của doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tại Ngân hàng Quân đội Việt Nam – CN Xuân Thủy từ đó đề xuất ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN.Mục tiêu cụ thể: Dựa trên những thông tin, số liệu thu thập được từ PGD CN Xuân Thủy, báo cáo sẽ tiến hành phân tích chi tiết, cụ thể tinh hinh tín dụng của các DNVVNcó quan hệ tín dụng với PGD CN Xuân Thủy thông qua các chi tiêu như doanh số cho

Trang 7

vay, doanh số thu nợ, dư nợ tín dụng, nợ quá hạn Qua đó đánh giá về thực trạng tín dụng của DNVVN có quan hệ tín dụng với PGD CN Xuân Thủy cũng như những hạn chế, nguyên nhân còn tồn tại Ngoài ra báo cáo sẽ đưa ra những giải pháp khắc phục cho Ngân hàng Quân đội Việt Nam – CN Xuân Thủy như về nghiệp vụ, nhân sự, nguồn vốn, Cuối cùng sẽ là kiến nghị đối với Nhà nước, Ngân hàng Quân đội Việt Nam – CN Xuân Thủy, các DNVVN nói chung.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Phạm vi nghiên cứu

Không gian Các số liệu trong báo cáo là kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tin dụng, thông tin trên website của Ngân hàng Quân đội Việt Nam – CN Xuân Thủy, cũng như những thông tin liên quan thu thập từ cán bộ nhân viên phỏng tín dụng và phòng kế toán của Ngân hàng Quân đội Việt Nam – CN Xuân Thủy

Thời gian Các số liệu phân tích trong báo cáo được thu thập từ Ngân hàng Quân đội Việt Nam – CN Xuân Thủy trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022

 Đối tượng nghiên cứu: chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu bằng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và đánh giá sốliệu tại CN Xuân Thủy kết hợp với lý luận đã học và thông tin thu thập qua sổ sách, tài liệu, báo cáo của ngân hàng hàng hóa và thực tế tại ngân hàng

5 Kết cấu bài nghiên cứu

Chương I: Tổng quan về ngân hàng TMCP Quân đội MB

Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Quân đội – CN Xuân Thủy

Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Quân đội - CN Xuân Thủy

6 Thời gian nghiên cứu dự kiến

Thời gian nghiên cứu dự kiến trong vòng 3 tháng (từ 15/02/2023-15/05/2023)

Chương I: Tổng quan về ngân hàng TMCP Quân đội MB và quá trình thực tập tạiNHTM MB – Chi nhánh Xuân Thủy

1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Xuân Thủy

1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển1.1.1 Giới thiệu chung

Ngân hàng TMCP Quân đội được thành lập theo Quyết định số 00374/GP-UB ngày 30/12/1993 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và hoạt động theo Giấy phép số

Trang 8

0054/NH-GP ngày 14/9/1994 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với thời gian hoạt động là 50 năm Ngày 4/11/1994 Ngân hàng chính thức được thành lập với tên đầy đủ là Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, tên giao dịch quốc tế là Military Bank (MB) Hiện nay Ngân hàng có trụ sở chính tại số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, sau nhiều lần tăng vốn đến nay vốn điều lệ của ngân hàng là 7.300 tỷ VND MB có mạng lưới rộng khắp bao phủ khắp cả nước Đến thời điểm 30/06/2011, hệ thống của MB bao gồm: 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 1 chi nhánh tại Lào, 150 chi nhánh và các điểm giao dịch, 327 máy ATM, 1.328 máy POS phân bổ ở 24 tỉnhthành kinh tế phát triển trên cả nước, 5 công ty con và 3 công ty liên kết Đến cuối năm 2011, MB nằm trong danh sách 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trên thị trường tài chính Việt Nam, tốc độ tăng trưởng mạnh và ổn định qua các năm.

Giữ vững phương châm hoạt động “VỮNG VÀNG – TIN CẬY”, qua 17 năm xây dựng và trưởng thành Ngân hàng TMCP Quân đội đã có những bước phát triển vững chắc vàtrở thành một địa chỉ tin cậy về hoạt động tài chính cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước Với mục tiêu kinh doanh an toàn, tuân thủ, tiệm cận với thông lệ quốc tế về hoạt động tài chính – ngân hàng đã tạo cho Military Bank một sự ổn định, hoạt động minh bạch, hiệu quả và liên tục tăng trưởng, điều này luôn được các cơ quan quản lý, các đối tác cũng như khách hàng đánh giá cao Với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, Ngân hàng TMCPQuân đội liên tục được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng A và trao tặng nhiều bằng khen cho những thành tích xuất sắc; nhiều năm liền nhận được các giải thưởng thanh toán quốc tế do các ngân hàng uy tín quốc tế trao tặng như HSBC, Standard Chartered Bank, UBOC, được người tiêu dùng bình chọn là Thương hiệu mạnh liên tục trong hai năm liền 2005 và 2006, đạt cúp vàng Top ten thương hiệu Việt ngành Ngân hàng – Tài chính năm 2006 và nhiều giảithưởng có uy tín, giá trị khác.

MB cũng là một trong những ngân hàng đi đầu về công nghệ của Việt Nam với việc đã nối mạng trực tuyến toàn hệ thống với phần mềm Globus của Temenos vào cuối năm 2003 Hệ thống quản lý chất lượng 9001: 2000 đã được thiết lập và cấp chứng chỉ tại Hội sở ngân hàng vào tháng 9 năm 2004 và hiện đang được triển khai tại các chi nhánh Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nhiều đề án đào tạo nhân viên, quản trị quan hệ khách hàng, phát triển dịch vụ ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản đang được nghiên cứu và triển khai trên toàn hệ thống

1.1.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Ngân hàng Quân đội Ngân hàng TMCP Quân Đội MBBank - Chi nhánh Xuân Thủy:

NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – MB XUÂN THỦY:

 Địa chỉ: Tòa nhà Bảo Anh, số 85 Trần Thái Tông, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

 Số điện thoại: 024.6251.5566 Số Fax: 024.6251.5588

Trang 9

 Website: www.mbbank.com.vn

Chi nhánh Xuân Thủy được thành lập vào ngày 10/07/2010, trực thuộc chi nhanh Trần

Duy Hưng Đến tháng 11/2016 theo quyết định số 816/QĐ-MB-HĐQT của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Quân đội thì Chi nhánh Xuân Thủy được tách ra khỏi chi nhánh Trần Duy Hưng và trở thành một đơn vị trực thuộc Hội sở.

1.2 Cơ cấu tổ chức

Ngân hàng Quân đội – CN Xuân Thủy được tổ chức hoạt động theo sơ đồ sau:

Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của MB CN Xuân Thủy

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Xuân Thủy)

 Giám đốc chi nhánh: bà Nguyễn Thị Bích Ngọc Tiếp theo là các Cán bộ Quản lý 3 line:

 Phòng dịch vụ khách hàng: Giám đốc Dịch vụ - bà Đặng Thị Thuo Sàn giao dịch: Kiểm soát viên – bà Ninh Thị Việt Hào Ban chuyên viên UB: Giám đốc UB – bà Trần Thị Thúy

 Phòng Khách hàng Cá nhân: Trưởng phòng KHCN – bà Trần Thị Thanh Xuân Phòng Khách hàng Doanh nghiệp (SME): Trưởng phòng KHDN – ông Phạm

Văn ChiếnChức năng:

 Giám đốc chi nhánh: Vạch ra chiến lược, lập kế hoạch triển khai kinh doanh, chịu trách nhiệm về chỉ tiêu, doanh số kinh doanh trong thời gian nhận chức trước ban

Giám đốc chi nhánh

Phòng Kinh doanh

Phòng KHDNPhòng KHCN

Phòng Dịch vụ KH

Kiểm soát viên

Sàn giao dịchGDVCVTV

Bộ phận hỗ trợChuyên viên

HTKH (UB)Bộ phận hành

chính

Trang 10

giám đốc Điều hành chi nhánh, đưa ra các quyết định đúng pháp luật, điều lệ của chi nhánh về công tác quản lý, chỉ đạo công tác tuyển dụng, nhân sự, chi phí, hànhchính, Đồng thời điều hành trực tiếp hoạt động của Phòng KHDN.

 Trưởng phòng KHCN và KHDN: Trực tiếp phụ trách việc vạch ra chiến lược, lập kế hoạch phát triển kinh doanh, và chịu trách nhiệm hỗ trợ giám đốc chi nhanh trong các hoạt động kinh doanh, quản lý của toàn chi chánh

 Giám đốc dịch vụ: Trực tiếp giám sát hoạt động của bộ phận hành chính, bộ phận sàn giao dịch và bộ phận hỗ trợ

 Kiểm soát viên: Trực tiếp phụ trách kiểm soát, điều khiên và phân phối công việc tại sàn giao dịch Kiểm tra và phê duyệt tất cả các giao dịch của giao dịch viên được chuyển đến trong ngày, kiểm tra và ra soát chất lượng của các hoạt động giao dịch đối với khách hàng Giải quyết vướng mắc tồn đọng, phát sinh liên quanđến nghiệp vụ hoặc là thao tác mà giao dịch viên thực hiện.

 Phòng KHCN và KHDN: Đây là hai phòng quan trọng và lớn nhất của đơn vị, chuyên sâu về nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng, thanh toán quốc tế Đây là nơi mang lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng.

- Phòng KHDN: Duy trì và phát triển mối quan hệ với các KHDN, thiết lập mối quan hệ với các khách hàng mới Phân tích tín dụng, kiểm soát khách hàng mới và khách hàng hiện có Phân tích và dự báo tình hình tài chính Thực hiện tất cả các hoạt động liên quan đến KHDN.

- Phòng KHCN: Duy trì và phát triển mối quan hệ với các KHCN, thiết lập mối quan hệ với các khách hàng mới Phân tích tín dụng, kiểm soát khách hàng mới và khách hàng hiện có Phân tích và dự báo tình hình tài chính Thực hiện tất cả các hoạt động liên quan đến KHCN

 Khối Dịch vụ KH:

- Thực hiện công tác phát triển kinh doanh tại sàn giao dịch và quầy khách hàng Ưu tiên của chi nhánh (UB): tư vấn và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ của MB cho Khách hàng cá nhân bao gồm: chuyển tiền quốc tế, huy động vốn, tài khoản thanh toán, thẻ, ngân hàng điện tử.

- Thực hiện cung cấp dịch vụ tại Chi nhánh.

- Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, thắc mắc của khách hàng, hỗ trợ khách hàng; chào đón, phân luồng và tư vấn khách hàng

1.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu

- Huy động vốn: Nhân tiền gửi tiết kiệm của khách hàng với nhiều hình thức khác nhau Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm bảo hiểm,… và các chương trình tiết kiệm siêu lãi suất.

Trang 11

- Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ Thấu chi, cho vay tiêu dùng Đầu tư ở thị trường vốn và thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế Tài trợ và cho vay hợp đồng vay vốn đối với những dự án lớn và thới gian hoàn thành dài hạn Liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế trong nước và quốc tế.

- Bảo lãnh: bảo lãnh và táu bảo lãnh trong nước và quốc tế: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán,…

- Kiều hối: là tiền bạc được di chuyển từ những người đang trú ngụ hay là lao động ở nước ngoài đến thân nhân của họ tại quê hương

- Dịch vụ ngân hàng điện tử: App MBBank được triển khai vào năm 2018 với hàng loạttính năng và tiện ích hiện đại Với tính năng chuyển tiền liên ngân hàng hoàn toàn miễn phí, App MBBank thu hút được số lượng lớn khách hàng đến đăng ký và sử dụng

- Một số hoạt động khác: Bancas, dịch vụ thẻ,…

2 Tổng quan về tín dụng ngân hàng

2.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng

“Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển giao quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định.” Cũng như các quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng bao hàm ba yếu tố cấu thành

 Nội dung: Có sự chuyển giao quyền sử dụng vốn từ chủ sở hữu sang người sử dụng

 Việc chuyển giao này có thời hạn hoặc tạm thời;  Chuyển khoản này đi kèm với một khoản phí

(TS Nguyễn Minh Kiều – Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại)2.2 Phân loại tín dụng ngân hàng

Cũng như các hình thức vay khác, vay tín dụng ngân hàng cũng có nhiều loại khác nhau căn cứ vào thời gian, đối tượng, mục đích,…

 Phân loại theo thời gian tín dụng

Căn cứ vào thời hạn tín dụng sẽ có 3 loại cơ bản sau:

 Tín dụng ngân hàng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng Loại

này thường được dùng để cho vay với mục đích bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp hoặc nhu cầu thanh toán cho việc sinh hoạt của cá nhân.

 Tín dụng ngân hàng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60

tháng Mục đích của loại này là để doanh nghiệp vay vốn mua sắm tài sản cố định

Trang 12

hoặc cải tiến, đổi mới kĩ thuật, mở rộng quy mô nhỏ doanh nghiệp Còn đối với cá nhân, vay tín dụng ngân hàng thường được cho vay với mục đích xây dựng nhà ở, mua sắm hàng tiêu dùng có giá trị lớn.

 Tín dụng ngân hàng dài hạn: Đây là loại tín dụng có thời hạn vay trên 60 tháng Đặc

biệt loại tín dụng này thường được cho doanh nghiệp vay để đầu tư xây dựng mới, cảitiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn.

 Phân loại theo đối tượng tín dụng

Nếu căn cứ đối tượng tín dụng, thì sẽ được chia thành hai loại:

 Tín dụng vốn lưu động: Đây là loại tín dụng với mục đích cấp vốn lưu động cho các

doanh nghiệp hoặc các chủ thể kinh tế.

 Tín dụng vốn cố định: Tín dụng vay vốn cố định thường được cấp cho mục đích hình

thành vốn cố định của các doanh nghiệp Loại tín dụng này cũng thường được thực hiện dưới hình thức vay vốn trung hạn và dài hạn.

 Phân loại theo đối mục đích sử dụng vốn tín dụng

Dựa vào mục đích sử dụng tín dụng ngân hàng sẽ được phân thành 2 loại:

 Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng cấp cho các doanh nghiệp

hoặc chủ thể kinh tế để sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

 Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng cấp cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

của người vay.

 Phân loại theo chủ thể tín dụng

Tín dụng ngân hàng cũng được phân loại dựa trên chủ thể quan hệ tín dụng, cụ thể:

 Tín dụng thương mại: Là mối quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và tổ chức cho vay

dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa hoặc ứng tiền trước khi nhận hàng hóa.

 Tín dụng ngân hàng: Là mối quan hệ giữa ngân hàng (bên cho vay) và các doanh

nghiệp, cá nhân, tổ chức (bên đi vay).

 Tín dụng nhà nước: Là hình thức tín dụng giữa Nhà nước với các doanh nghiệp, cá

nhân, tổ chức xã hội Lúc này, nhà nước có thể vừa là người đi vay, cũng vừa có thể làngười cho vay.

 Phân loại theo tính chất bảo đảm tiền vay

 Tín dụng đảm bảo bằng tài sản: Là loại tín dụng đòi hỏi khách hàng, bên bảo lãnh

phải có các loại tài sản đảm bảo hoặc hình thành vốn vay.

 Tín dụng đảm bảo không bằng tài sản: Là loại tín dụng đòi hỏi người đi vay phải

được đảm bảo dưới hình thức tín chấp Việc cho vay sẽ được thực hiện theo chỉ định

Trang 13

của Chính phủ và hộ nông dân vay vốn và được bảo lãnh của tổ chức đoàn thể hoặc chính quyền địa phương.

 Phân loại theo lãnh thổ hoạt động tín dụng

 Tín dụng nội địa: Quan hệ tín dụng phát sinh chỉ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia

được gọi là tín dụng nội địa.

 Tín dụng quốc tế: Quan hệ tín dụng được phát sinh giữa các quốc gia với nhau hoặc

của một tổ chức tín dụng quốc tế và một quốc gia.

2.3 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng

Trong nền kinh tế, ngân hàng đóng vai trò là định chế tài chính trung gian nên trong mối quan hệ tín dụng với doanh nghiệp hay cá nhân, ngân hàng vừa là người đi vay và vừa là người cho vay.

Với tư cách là người đi vay, NH nhận tiền gửi của doanh nghiệp, cá nhân hoặc có thể phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, để huy động vốn trong xã hội Còn với tư cách là nguời cho vay, NH sẽ cấp tín dụng cho người đi vay.

Nhìn chung, tín dụng ngân hàng có một số ưu điểm nổi bật như:

 Hình thức phổ biến của tín dụng ngân hàng là cho vay tiền tệ, rất linh hoạt và đáp ứngđúng nhu cầu của mọi đối tượng trong nền kinh tế Vì thế nên phạm vi hoạt động cũng rất lớn.

 Cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần trong xã hội chứ không phải là vốn thuộc sở hữu hoàn toàn của một cá nhân, tổ chức như tín dụng thương mại. Thỏa mãn gần như tối đa về vốn trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốn

bằng tiền nhãn rỗi trong xã hội

 Thời hạn vay phong phú, có thể là ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn đều được.

2.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng

Sản xuất phát triển mạnh sẽ thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển ở mỗi quốc gia trên thế giới Song để cho quá trình sản xuất được mở rộng và ngày càng hoàn thiện phải nói đến vai trò to lớn của tín dụng Ngân hàng.

 Tín dụng Ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế là người trung gian điều hoà quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế, hoạt động tín dụng đã thông dòng cho vốn chảy từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn.

Ngân hàng ra đời gắn liền với sự vận động trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá Nền sản xuất hàng hoá phát triển nhanh chóng đã thúc đẩy hàng hoá - tiền tệ ngày càng sâu sắc, phức tạp và bao trùm lên mọi sinh hoạt kinh tế xã hội Mặt khác, chính sản xuất và lưu thông hàng hoá ra đời và được mở rộng xã kéo theo sự vận động vốn và là nền tảng tạo nên những tổ chức kinh doanh tiền tệ đầu tiên mang những đặc trưng của một ngân hàng.

Trang 14

Vì vậy, chúng ta thấy rằng còn tồn tại quan hệ hàng hoá tiền tệ thì hoạt động tín dụng không thể mất đi mà trái lại ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ Bởi trong nền kinh tế, tại một thời điểm tất yếu sẽ phát sinh hai loại nhu cầu là người thừa vốn cho vay để hưởng lãi và người thiếu vốn đi vay để tiến hành sản xuất kinh doanh Hai loại nhu cầu này ngược nhau nhưng cũng chung một đối tượng đó là tiền, chung nhau về tính tạm thời và cả hai bên đều thoả mãn nhu cầu và đều có lợi Ngân hàng ra đời với vai trò là nơi hiểu biết rõ nhất về tình hình cân đối giữa cung và cầu vốn trên thị trường như thế nào.Và với hoạt động tín dụng, ngân hàng đã giải quyết được hiện tượng thừa vốn, thiếu vốn này bằng cách huy động mọi nguồn tiền nhàn rỗi để phân phối lại vốn trên nguyên tắc có hoàn trả phục vụ kịp thời cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh

 Tín dụng ngân hàng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình sản xuất được thực hiện bình thường liên tục và phát triển nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình tái ẩn xuất mở rộng, đầu tư phát triển kinh tế, mở rộng phạm vi quy mô sản xuất

Hoạt động tín dụng ngân hàng ra đời đã biến các phương tiện tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong xã hội thành những phương tiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả, động viên nhanh chóng nguồn vật tư, lao động và các nguồn lực sẵn có khác đưa vào sản xuất, phục vụ và thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hoá đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng Mặt khác việc cung ứng vốn một cách kịp thời của tín dụng ngân hàng để đáp ứng được nhu cầu về vốn lưu động, vốn cố định của các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục tránh tình trạng ứ tắc, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có vốn để ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng từđó thúc đẩy nền kinh tế phát triênr nhanh chóng.

Quá trình hạch toán kinh tế là quá trình quản lí đồng vốn sao cho có hiệu quả Để quản lí đồng vốn có hiệu quả thì hạch toán tinh tế phải giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn để nó được sử dụng đúng mục đích, tạo ra doanh lợi cho doanh nghiệp Điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn quá trình hạch toán của đơn vị mình.

 Tín dụng Ngân hàng tạo điều kiện mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại.

Trang 15

Ngày nay sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn luôn gắn quan hệ kinh tế với thị trườngthế giới, nền kinh tế “đóng” tự cung tự cấp trước đây nay đã nhường chỗ cho nền kinh tế “mở” phát triển, mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới.

Một quốc gia được gọi là phát triển thì trước hết phải có một nền kinh tế chính trị ổn định, có vị thế trên thị trường quốc tế, có một lượng vốn lớn trong đó vốn dự trữ ngoại tệ là rất quan trọng Tín dụng ngân hàng trở thành một trong những phương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau bằng các hoạt động tín dụng quốc tế như các hình thức tín dụng giữa các chính phủ, giữa các tổ chức cá nhân với chính phủ, giữa các cá nhân với cá nhân Sự phát triển ngày càng tăng trong hoạt động ngoại thương và số thành viên tham dự hoạt động ngaỳcàng lớn làm cho nhu cầu về hoạt động tài chính càng trở nên cần thiết Vì vậy việc tạo điều kiện thuận lợi về tài chính là một công cụ cạnh tranh có hiệu quả bên cạnh các yếu tố cạnh tranh khác như giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thương mại đã vượt ra khỏi phạm vi của một nước ra phạm vi của thế giới có tác dụng thúc đẩy nền sản xuất mang tính quốc tế hoá, hình thành thị trường khu vực và thị trường thế giới, tạo ra bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác và cạnh tranh giữa các nước với nhau Như vậy các hình thực thanh toán cũng sẽ đa dạng hơn như thanh toán qua mạng SWIFT, thanh toán LC mỗi hình thực thanhtoán đòi hỏi hình thức tín dụng phù hợp và đảm bảo cho nó an toàn và hiệu quả Chất lượng của hoạt động tín dụng ngoại thương là cơ sở để tạo lòng tin cho bạn hàng trong thương mại,tạo điều kiện cho quá trình lưu thông hàng hoá, thắng trong cạnh tranh về thanh toán sẽ dẫn tới thắng lợi của mọi cạnh tranh khác trọng hoạt động ngoại thương.

3 Tổng quan nghiên cứu

Qua tham khảo các công trình nghiên cứu, em nhận thấy rằng hướng nghiên cứu chuyên về phân tích CLTD trong NHTM hầu như rất ít so với các nghiên cứu chuyên về nâng cao CLTD Phần lớn, các nghiên cứu về phân tích trong NHTM đa phần xoay quanh các đối tượng phân tích như phân tích tài chính, phân tích hiệu quả kinh doanh Tuy vậy, các nghiên cứu này đã phần nào giúp tác giả hình dung được công tác phân tích trong NHTM hiện nay được thực hiện như thế nào Thuộc các nghiên cứu này có thể kể đến như: Tác giả Lê Thị Xuân (2002) đã cho rằng đánh giá hoạt động tín dụng là một trong những nội dung được quan tâm nhất trong công tác phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của các NHTM Tác giả Nguyễn Mạnh Cường (2013) đã nêu rõ quy trình phân tích tài chính trong NHTM bao gồm 3 bước: lập kế hoạch phân tích, thực hiện phân tích, kết thúc phân tích Tác giả Hồ Thị Thu Hương (2012) đã cho rằng khi đánh giá CLTD, cần tiến hành đánh giá theo các nội dung sau: (1) xem xét cơ cấu các nhóm nợ (cách phân loại nhóm nợ giống với NHTM), (2) tỷ lệ nợ quá hạn, (3) tỷ lệ nợ xấu, (4) cơ cấu nợ theo thời gian, theo khách hàng.Ngoài ra, trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu có đề cập đến chỉ tiêu phân tích CLTD trong ngân hàng, tiêu biểu như: Mô hình phân tích CAMELS, Standard & Poor’s (S&P), Moody’s và Fitch, tác giả Judijanto và Khmaladze (2003) trong nghiên cứu phá sản của 213 ngân hàng tại thị trường Indonesia trong giai đoạn 1994-1996 Thông qua các công trình nghiên cứu kể trên, tác giả luận án nhận thấy rằng để phản ánh đầy đủ các khía cạnh của CLTD trong NHTM thì cần phải có các nhóm chỉ tiêu phân tích về tăng trưởng tín dụng,

Ngày đăng: 04/08/2024, 23:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w