NGUYỄN CÔNG ĐỊNH NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐỀ ÁN THẠC SĨ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN Bình Định - 2023... Mục t
Trang 1NGUYỄN CÔNG ĐỊNH
NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH
ĐỀ ÁN THẠC SĨ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Bình Định - 2023
Trang 2NGUYỄN CÔNG ĐỊNH
NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các
dữ liệu, số liệu được xử lý, hình ảnh tham khảo được trích dẫn rõ ràng, đảm bảo nguồn gốc và trung thực
Học viên
Nguyễn Công Định
Trang 4quý thầy cô giáo, các nhà khoa học, đồng nghiệp, bạn bè và những người thân Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lương Thị Vân là Cô giáo đã trực tiếp dìu dắt, chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành đề án
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cô giáo trong Bộ môn Địa lý – Quản lý Tài nguyên Môi trường và Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Quy Nhơn đã tạo cho tôi một môi trường học tập và nghiên cứu tốt nhất
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý Lãnh đạo Phòng Sau Đại học, Phòng Kế hoạch – Tài chính Trường Đại học Quy Nhơn, quý Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Bình Định đã tạo cho tôi những điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình thực hiện công trình
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cơ quan ban ngành chức năng: Sở Du lịch tỉnh Bình Định, Phòng Thống kê huyện Phù Cát, chính quyền địa phương thị trấn Ngô Mây, thị trấn Cát Tiến, các xã Cát Khánh, xã Cát Hiệp, 50 khách du lịch, 30 cô chú, anh chị kinh doanh hoạt động du lịch tại điểm du lịch Trung Lương, Vĩnh Hội
và suối khoáng Hội Vân… đã giúp đỡ tận tình, hiệu quả trong quá trình thu thập tài liệu và khảo sát điều tra, khảo sát, thực địa
Xin được cảm ơn các bạn đồng nghiệp, anh chị và các bạn học viên lớp Cao học Địa lí tự nhiên K24B đã giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình thực hiện Cuối cùng, tôi xin được tỏ lòng biết ơn với những tình cảm và sự động viên tốt nhất về vật chất
và tinh thần mà gia đình, người thân đã ủng hộ trong suốt thời gian nghiên cứu của mình
Bình Định, tháng 11 năm 2023
Học viên
Nguyễn Công Định
Trang 5MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
DANH MỤC HÌNH ẢNH
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Nội dung nghiên cứu 3
5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 3
5.1 Quan điểm nghiên cứu 3
5.2 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Đóng góp của đề tài 7
7 Cấu trúc của đề tài 7
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 9
1.1.1 Trên thế giới 9
1.1.2 Ở Việt Nam 10
1.1.3 Ở tỉnh Bình Định và huyện Phù Cát 11
1.2 Cơ sở lý luận 12
1.2.1 Một số khái niệm liên quan 12
1.2.2 Vai trò của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển du lịch 16
1.2.3 Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho PTDL 17
1.2.4 Phương pháp nghiên cứu, đánh giá ĐKTN, TNTN cho phát triển du lịch tham quan và du lịch nghỉ dưỡng 18
Chương 2 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TỰ NHIÊN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH 28
2.1 Các nhân tố tác động đến tiềm năng du lịch huyện Phù Cát 28
Trang 62.2 Tiềm năng phát triển du lịch tham quan và du lịch nghỉ dưỡng huyện Phù
Cát 44
2.2.1 Tiềm năng du lịch tự nhiên 44
2.2.2 Tiềm năng du lịch văn hoá 54
2.3 Đánh giá tiềm năng tự nhiên cho phát triển du lịch tham quan và du lịch nghỉ dưỡng huyện Phù Cát 57
2.3.1 Đánh giá tiềm năng tự nhiên cho phát triển du lịch tham quan 57
2.3.2 Đánh giá tiềm năng tự nhiên cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng 66
2.4 Hiện trạng phát triển du lịch huyện Phù Cát 71
2.5 Hiện trạng phát triển du lịch tham quan và du lịch nghỉ dưỡng huyện Phù Cát 72
2.5.1 Khai thác thế mạnh để phát triển du lịch tham quan và du lịch nghỉ dưỡng ở huyện Phù Cát 72
2.5.2 Sản phẩm du lịch tham quan và du lịch nghỉ dưỡng 75
2.5.3 Hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật DL tham quan và DL nghỉ dưỡng 76
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH 78
3.1 Cơ sở khoa học của định hướng phát triển du lịch tự nhiên 78
3.1.1 Cơ sở pháp lý về quy hoạch và phát triển du lịch 78
3.1.2 Cơ sở thực tiễn 81
3.2 Định hướng cho phát triển tiềm năng du lịch tự nhiên huyện Phù Cát 85 3.2.1 Cơ chế, chính sách trong phát triển du lịch huyện Phù Cát 85
3.2.2 Đa dạng các sản phẩm du lịch và cải thiện chất lượng dịch vụ du lịch 85
3.2.3 Liên kết khai thác các loại hình và sản phẩm du lịch 86
3.2.4 Đào tạo nguồn nhân lực 89
3.2.5 Nâng cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 89
3.2.6 Giải pháp khác 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC
Trang 7STT Chữ viết tắt Nội dung
Trang 8quan và du lịch nghỉ dưỡng 24
2 Bảng 1 2 Bảng đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên cho PTDL 25
3 Bảng 1 3 Phân hạng mức độ đánh giá tiềm năng tự nhiên cho phát triển LHDL tham quan 26
4 Bảng 1 4 Phân hạng mức độ đánh giá tiềm năng tự nhiên cho phát triển LHDL nghỉ dưỡng 26
5 Bảng 2 1 Thống kê diện tích và tỷ lệ các nhóm đất ở huyện Phù Cát 35
6 Bảng 2 2 Các chỉ tiêu thành lập bản đồ sinh khí hậu tỉnh Bình Định 49
7 Bảng 2 3 Mười (10) di tích lịch sử cách mạng được xếp hạng ở huyện Phù Cát đến năm 2022 55
8 Bảng 2 4 Các làng nghề truyền thống được công nhận ở huyện Phù Cát tính đến năm 2022 56
9 Bảng 2 5 Thống kê diện tích và số lần xuất hiện loại SKH huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định 59
10 Bảng 2 6 Diện tích của các loại SKH theo tiểu vùng và tỷ lệ % so với diện tích tiểu vùng ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định 60
11 Bảng 2 7 Kết qủa đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN và phân hạng mức độ thuận lợi cho phát triển du lịch tham quan theo tiểu vùng ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định 64
12 Bảng 2 8 Kết qủa đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN và phân hạng mức độ thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng theo tiểu vùng ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định 69
13 Bảng 2 9 Cơ sở lưu trú huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định 71
14 Bảng 2 10 Kết quả khảo sát mục đích du lịch của du khách 74
15 Bảng 2 11 Kết quả khảo sát thế mạnh của điểm du lịch 75
16 Bảng 3 1 Mức độ hài lòng 50 du khách sau khi đến du lịch tại Phù Cát 83
17 Bảng 3 2 Ý kiến của 50 du khách sau về định hướng đẩy mạnh phát triển du lịch tại huyện Phù Cát 84
Trang 92 Hình 2 2 Cơ cấu lao động làm việc phân theo ngành kinh tế ở huyện Phù Cát năm 2015 và 2022 39
3 Hình 2 3 Bản đồ một số điểm tài nguyên du lịch tự nhiên huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định 47
4 Hình 2 4 Bản đồ sinh khí hậu cho phát triển du lịch huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định 50
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Điều kiện tự nhiên (ĐKTN) và tài nguyên thiên nhiên (TNTN) là một trong những tiền đề quan trọng có vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) nói chung và phát triển du lịch (DL) của một lãnh thổ nói riêng Do vậy, việc nghiên cứu, đánh giá mức độ thuận lợi của ĐKTN, TNTN để phục vụ phát triển DL luôn được các nhà khoa học và nhiều địa phương quan tâm đầu tư khai thác nhằm hướng đến việc phát triển KT-XH
ổn định và bền vững
Ở Việt Nam, với nguồn tài nguyên du lịch (TNDL) phong phú, đa dạng và phân bố rộng khắp cả nước đã tạo điều kiện cho hoạt động DL phát triển khá mạnh mẽ với nhiều loại hình du lịch (LHDL) hấp dẫn gắn với từng đặc điểm không gian, lãnh thổ như DL biển, DL núi, DL vùng đầm hồ hoặc các sản phẩm
DL tham quan, nghỉ dưỡng, thể thao, DL sinh thái, DL cộng đồng Đẩy mạnh phát triển DL đã được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước Gần đây, trong Báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Chính phủ đã khẳng định
“Đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng cơ bản các mục tiêu phát triển bền vững Hình thành các trung tâm du lịch quy mô lớn, có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế” Định hướng này là cơ sở quan trọng để các địa phương nghiên cứu đánh giá và đầu tư khai thác TNDL nhằm phát huy những giá trị tiềm năng, hình thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn nhất theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững
Phù Cát là một huyện của tỉnh Bình Định thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Phù Cát là lãnh thổ chuyển tiếp từ vùng núi – trung du ra biển với
Trang 11quan rất đa dạng, đặc biệt là cảnh quan núi, đồng bằng và vùng ven biển với nhiều điểm tài nguyên tự nhiên nổi bật Cùng với đó là hệ sinh thái (HST) rừng phòng hộ, rừng sản xuất khá đặc trưng Các điểm tài nguyên này có giá trị lớn
để khai thác, phục vụ phát triển các loại hình du lịch, nhưng hiện nay, việc khai thác các tiềm năng này vẫn chưa đúng mức, chưa đem lại hiệu quả cao, khả năng liên kết các điểm tài nguyên cho phát triển DL để hình thành các sản phẩm đặc trưng còn đơn điệu, một số điểm DL hoạt động còn mang tính tự phát,… ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng, phát triển huyện Phù Cát nói chung và ngành Du lịch nói riêng
Do vậy, “Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục
vụ phát triển du lịch huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định” có ý nghĩa về mặt lí luận và thực tiễn nhằm phát huy lợi thế sẵn có, góp phần vào phát triển KT -
XH của địa phương nói riêng và của tỉnh Bình Định nói chung
2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được cơ sở khoa học về tiềm năng, mức độ thuận lợi của ĐKTN, TNTN cho phát triển DL tham quan và DL nghỉ dưỡng và đề xuất một số giải pháp cho phát triển DL tham quan và DL nghỉ dưỡng huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Điều kiện tự nhiên và TNTN cho phát triển DL tham quan, DL nghỉ dưỡng huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
Đề án tập trung nghiên cứu, đánh giá tiềm năng tự nhiên cho phát triển DL tham quan và DL nghỉ dưỡng
Trang 12hợp lý TNDL tự nhiên cho phát triển DL tham quan và DL nghỉ dưỡng dưới góc độ của học viên cao học chuyên ngành Địa lí tự nhiên Các giải pháp có thể chưa chi tiết, cụ thể và chuyên sâu theo yêu cầu của ngành DL
- Về không gian: Nghiên cứu toàn huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, diện tích tự nhiên khoảng 680,7 km2, gồm 02 thị trấn và 16 xã được xác định theo Quyết định số 4389 – QĐ/UBND về “Phê duyệt đề án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phù Cát đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050” [25]
- Về thời gian: Các dữ liệu thống kê tập trung trong giai đoạn 2015 – 2022
và số liệu điều tra, khảo sát thực tế từ 12/2022 đến 8/2023
4 Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan và xác định cơ sở lý luận
về ĐKTN, TNTN cho PTDL để vận dụng vào nghiên cứu, PTDL huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
- Phân tích các nhân tố tác động đến phát triển DL tham quan và DL nghỉ dưỡng huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
- Nghiên cứu hiện trạng và đánh giá tiềm năng du lịch tự nhiên cho LHDL tham quan, DL nghỉ dưỡng và một số vấn đề đặt ra cho khai thác, phát triển DL huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
- Đề xuất một số giải pháp phát triển DL tham quan và DL nghỉ dưỡng huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1 Quan điểm nghiên cứu
5.1.1 Quan điểm hệ thống
Đây là quan điểm được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu địa lí tự nhiên nhằm phục vụ phát triển KT - XH Theo quan điểm này, mỗi đối tượng nghiên cứu được coi là một hợp phần trong hệ thống được cấu thành bởi nhiều yếu tố
Trang 13tượng hợp phần thì phải đặt nó trong mối quan hệ tương tác với các đối tượng, hợp phần khác trong hệ thống cao hơn và cả ở các phân vị thấp hơn
Vì vậy, khi nghiên cứu tiềm năng DL tự nhiên huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định thì về mặt lãnh thổ nó có mối quan hệ trong hệ thống lãnh thổ DL của cả tỉnh Bình Định, về khía cạnh ngành thì nó là một bộ phận và là một ngành kinh
tế của tỉnh Bình Định
5.1.2 Quan điểm tổng hợp
Nghiên cứu, đánh giá ĐKTN, TNTN cho phát triển DL là quá trình phân tích tổng hợp của các yếu tố cấu thành Hơn nữa, du lịch được hình thành dựa trên nhiều yếu tố tự nhiên, văn hóa, con người có mối quan hệ qua lại gắn bó với nhau Do đó, việc đánh giá về nguồn tài nguyên này phải được đặt trong mối quan hệ tổng hợp của các yếu tố hình thành Từ quan điểm tổng hợp mới
có thể nhìn nhận một cách đầy đủ và đồng bộ đặc điểm của TNTN làm cơ sở cho việc khai thác có hiệu quả và bền vững những giá trị tài nguyên đó trong mối quan hệ về KT - XH và môi trường
Vận dụng quan điểm này khi nghiên cứu tiềm năng tự nhiên cho phát triển
DL tham quan và DL nghỉ dưỡng huyện Phù Cát phải xem xét, đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN để xác định mức độ thuận lợi cho khai thác tài nguyên Quan điểm này còn định hướng cho tác giả trong việc phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và đưa ra giải pháp dưới góc nhìn của các nhà Địa lí tự nhiên
5.1.3 Quan điểm lãnh thổ
Quan điểm này cho rằng các đối tượng nghiên cứu được phân bố trên phạm vi không gian lãnh thổ nhất định và có đặc điểm riêng Xem xét các hoạt động DL trong mối quan hệ với đặc điểm lãnh thổ nhằm khái quát đặc trưng trên từng địa bàn nghiên cứu để mang lại hiệu quả tổ chức kinh doanh DL, cần
Trang 14du lịch (SPDL) tham quan, nghỉ dưỡng đặc trưng, khai thác thế mạnh mà địa phương đang có để phát huy một cách tối đa nhằm hạn chế mức thấp nhất những khó khăn sẽ gặp phải
Vận dụng quan điểm này, nghiên cứu tiềm năng tự nhiên phát triển DL tham quan và DL nghỉ dưỡng huyện Phù Cát cần lưu ý đến sự phân hoá các yếu
tố tự nhiên theo tiểu vùng, đồng thời khi phân tích đánh giá cần đặt lãnh thổ huyện có sự tương quan và là một bộ phận hợp thành của tỉnh Bình Định 5.1.4 Quan điểm phát triển bền vững
Quan điểm này đòi hỏi sự phát triển phải được bền vững (PTBV) về cả 3 mặt gồm: kinh tế, xã hội và môi trường Theo đó, việc khai thác nguồn tài nguyên, tổ chức các hoạt động DL đạt hiệu quả kinh tế đòi hỏi phải quan tâm đến lợi ích của cộng đồng dân cư bản địa Cần có những biện pháp tổ chức, quản lí chặt chẽ để ngăn ngừa những hình ảnh tiêu cực đến môi trường tự nhiên,
và văn hóa – xã hội của địa phương từ hoạt động DL
Đối với nghiên cứu tiềm năng phát triển DL tham quan và DL nghỉ dưỡng huyện Phù Cát phải lưu ý đến mục tiêu PTBV vì đây là yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay, đánh giá mức độ khai thác, các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất định hướng, giải pháp cần làm rõ các khía cạnh KT, XH và môi trường 5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu
Đây là một trong những phương pháp chính được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài với hai giai đoạn thu thập và xử lí tài liệu Phương pháp này được tác giả thực hiện dựa trên việc kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan Nguồn tài liệu sử dụng gồm các, tài liệu, báo cáo, bài viết về khái quát ĐKTN cùng các văn bản pháp luật, nghị quyết, nghị định, số liệu thống kê từ các cơ quan ban ngành chức năng, một số đề án, đề tài nghiên cứu của các tác
Trang 15còn sử dụng số liệu thông tin từ quá trình điều tra khảo sát thực địa của chính tác giả
5.2.2 Phương pháp điều tra, thực địa
Đây là phương pháp truyền thống luôn được sử dụng trong các nghiên cứu, đặc biệt các nghiên cứu về địa lí Việc áp dụng phương pháp sẽ có cái nhìn trực quan, xác thực và toàn diện về vấn đề để từ đó tránh đưa ra các kết luận chủ quan, thiếu cơ sở thực tiễn Đồng thời, qua phương pháp điều tra, thực địa cho phép so sánh, kiểm tra được độ chính xác của các tài liệu thu thập từ sách
vở, tài liệu
Quá trình thực hiện đề tài này, tác giả đã thực hiện 03 đợt thực địa đến các địa điểm DL, qua đó trực tiếp thu thập thông tin, kiến thức từ người dân địa phương, du khách và các cơ quan quản lý liên quan
Tác giả đã thành lập 02 loại phiếu điều tra và đã phỏng vấn trực tiếp 50
du khách cùng 30 cô chú, anh chị kinh doanh hoạt động du lịch tại địa bàn nghiên cứu
- Thời gian điều tra: Chia thành 03 đợt gồm tháng 4, 7, 9 năm 2023 Đây
là khoảng thời gian du khách tham quan nhiều nhất ở Phù Cát
- Địa điểm điều tra: Khu du lịch nghỉ dưỡng biển Trung Lương, điểm DL biển Vĩnh Hội và suối nước khoáng Hội Vân
- Nội dung điều tra: Thông tin về cảm nhận của du khách về độ hấp dẫn, tiềm năng DL tự nhiên của các điểm tài nguyên; Một số ý kiến về giải pháp khai thác TNDL tự nhiên của huyện cho PTDL
5.2.3 Phương pháp bản đồ và hệ thống tin địa lí (GIS)
Bản đồ là điểm khởi đầu và cũng là điểm kết thúc của các hoạt động nghiên cứu, cho phép khai thác thông tin trên hệ thống bản đồ đã được xây dựng Việc
áp dụng phương pháp này cho phép nghiên cứu đối tượng trong mối quan hệ
Trang 16dựng, biên tập các bản đồ chuyên đề và bản đồ kết quả nghiên cứu ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp biểu đồ để trực quan hóa nội dung nghiên cứu
5.2.4 Phương pháp nghiên cứu, đánh giá ĐKTN, TNTN cho phát triển du lịch tham quan và du lịch nghỉ dưỡng
Vận dụng phương pháp nghiên cứu địa lí tự nhiên tổng hợp cho phát triển nông – lâm – ngư nghiệp và du lịch Phương pháp nghiên cứu, đánh giá ĐKTN, TNTN cho PTDL tham quan và DL nghỉ dưỡng huyện Phù Cát được thực hiện kết hợp giữa định tính và bán định lượng theo thang điểm tổng hợp có trọng số Mức độ thuận lợi, khả năng khai thác TNDL tự nhiên cho phát triển LHDL tham quan và DL nghỉ dưỡng được thể hiện bằng điểm số theo các tiểu vùng
- Xây dựng chỉ tiêu, tiêu chí nghiên cứu, đánh giá tiềm năng tự nhiên và một số định hướng phát triển DL tham quan, DL nghỉ dưỡng ở huyện Phù Cát nhằm cung cấp thêm thông tin cho huyện Phù Cát quy hoạch, khai thác có hiệu quả các tiềm năng này
7 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, cấu trúc nội dung của
đề án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
Trang 17Cát, tỉnh Bình Định
Chương 3: Định hướng giải pháp phát triển du lịch huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
Trang 18Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Trên thế giới
Nghiên cứu, Đánh giá ĐKTN, TNTN cho phát PTDL đã được quan tâm
từ lâu nhiều bởi các tổ chức nghiên cứu và nhà khoa học trên thế giới Cuối thế
kỉ XIX, đầu thế kỷ XX được xem là giai đoạn đặt nền móng cho hướng nghiên cứu đánh giá ĐKTN, TNTN phục vụ PTDL Phần lớn các công trình giai đoạn này đều đánh giá tổng hợp các hợp phần tự nhiên và dựa trên nền tảng cảnh quan học với 2 trường phái chính
- Trường phái Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu: Điển hình có các nhà khoa học như V.Tauxkat (1969), Mukhina (1973) đã xây dựng các chỉ tiêu đánh giá mức độ đa dạng của cảnh quan (đánh giá kỹ thuật) cho việc dạo chơi ngắm cảnh (dẫn theo [4],[12]) I.Pirôgiơnic (1985) đã đề xuất đánh giá tổng hợp thành phần của hệ thống lãnh thổ DL như TNDL, cấu trúc của các luồng khách và sơ
sở vật chất phục vụ DL theo các vùng và các đới DL nghỉ dưỡng (dẫn theo [4],[11],[12])
- Trường phái Mỹ và các nước Tây Âu: Tuy ra đời muộn hơn các nước Liên Xô (cũ) và Đông Âu nhưng phát triển độc lập và hoàn thiện hơn về phương pháp luận Các học giả E.Inskeep (1991) (dẫn theo [28]); B.Boniface, C.Cooper (1993) (dẫn theo [29]); C.Gunn (1994) (dẫn theo [30])… đã coi đánh giá ĐKTN
và tài nguyên là bước cơ bản trong quy hoạch phát triển DL địa phương
- Riêng các nước Châu Á, trong những thập niên gần đây, du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, tiêu biểu như Trung Quốc, Thái Lan, Singarpore… Tác giả Liu Xiao của Trung Quốc đã đánh giá TNDL theo mô hình chất lượng, môi trường, vị trí và giá trị cộng đồng cho 41 điểm DL nổi bật
ở Bắc Kinh thông qua 7 tiêu chí đánh giá (dẫn theo [31]) Một số học giả Ấn
Độ thì tập trung nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu sinh khí hậu đối với con
Trang 19người Các học giả Thái Lan thì chú ý phát triển DL văn hóa, giải trí và sinh thái, còn Singarpore thì thành công đối với phát triển DL bền vững và hợp tác toàn cầu trong DL
1.1.2 Ở Việt Nam
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tự nhiên, kiểm kê tài nguyên DL của lãnh thổ thông qua công tác phân vùng ĐLTN, phân vùng sinh thái cảnh quan, nghiên cứu cấu trúc, TNTN và đặc điểm đới bờ biển, đánh giá ĐKTN cho phát triển KT - XH (bao gồm du lịch) của một số tác giả tiêu biểu như: Phạm Hoàng Hải [15], Đặng Duy Lợi [14],[12], Phạm Trung Lương [8],[9], Trần Đức Thạnh [5], [4]… Các công trình này đã xác định cơ sở khoa học của việc phân loại TNTN, định hướng khai thác tự nhiên phục vụ mục đích sử dụng hợp lý, hiệu quả TNTN, phát triển KT - XH và phát triển DL BVMT cho PTBV các vùng miền trên cả nước
Trong nghiên cứu ĐKTN, đánh giá tổng hợp tài nguyên phục vụ PTDL, nhiều tác giả đã có những công trình tổng quan về lịch sử hình thành, các xu hướng PTDL trên thế giới, các quan điểm, phương pháp nghiên cứu, phân loại tài nguyên DL, đánh giá tài nguyên cho PTDL (đánh giá theo từng dạng tài nguyên và đánh giá tổng hợp), phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động
du lịch, quy hoạch lãnh thổ du lịch như: Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Phạm Trung Lương; Trương Quang Hải; Trần Đức Thanh [4], [5],[8],[14], [15] Những nghiên cứu này đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn nảy sinh trong PTDL liên quan tới ĐKTN và TNDL Những nội dung được
đề cập đến nhiều là ĐKTN, đặc điểm TNDL; ảnh hưởng của TNDL đến tổ chức lãnh thổ du lịch; cách đánh giá tài nguyên phục vụ PTDL, xây dựng tiêu chí đánh giá TNDL, các LHDL, phân loại TNDL
Ngoài ra, còn có một số luận án tiến sĩ nghiên cứu, đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNDL phục vụ PTDL ở các địa phương như Đánh giá ĐKTN, tài
Trang 20nguyên thiên nhiên thành phố Đà Lạt và phụ cận phục vụ phát triển một số loại hình du lịch (Nguyễn Hữu Xuân - 2009) [15], Đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ Việt Nam (Hoàng Thị Kiều Oanh - 2019) [12]; Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bình Định theo hướng bền vững (Vũ Đình Chiến – 2021) [4]; Đánh giá ĐKTN, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Phú Yên phục vụ phát triển du lịch (Nguyễn Thị Ngạn - 2022) [11]… Các đề tài nghiên cứu trên đã vận dụng các cơ sở lý thuyết và thực tiễn với một số chỉ tiêu, phương pháp đánh giá ĐKTN, tài nguyên để phục vụ PTDL trong lãnh thổ nghiên cứu cụ thể, trong
đó có đánh giá riêng cho phát triển LHDL tham quan, nghỉ dưỡng Các phương pháp và kết quả nghiên cứu được dựa trên cơ sở những nét đặc thù của từng lãnh thổ về các nhân tố ảnh hưởng đến sự PTDL (tự nhiên, KT - XH, thực tiễn PTDL ) Chính vì vậy, việc xây dựng các tiêu chí đánh giá và đề xuất giải pháp gắn với lãnh thổ cũng có những lưu ý riêng và cách tiếp cận phù hợp 1.1.3 Ở tỉnh Bình Định và huyện Phù Cát
Từ trước đến nay đã có một số công trình của các đơn vị, cá nhân nghiên cứu, đánh giá ĐKTN, TNNT phục vụ phát triển DL trên địa bàn tỉnh Bình Định
và huyện Phù Cát nhưng các công trình trên chưa được thực hiện chuyên sâu
mà chỉ có những công trình nghiên cứu mang tính khái quát hoặc ở tầm vĩ mô Các công trình tập trung phân tích các ĐKTN và TNTN phục vụ phát triển KT – XH địa phương, đề xuất giải pháp khai thác và bảo vệ tài nguyên Một số công trình khác nghiên cứu về Địa lí tự nhiên và dân cư, xã hội trong Địa chí Bình Định; Các nghiên cứu về điều kiện khí hậu, thuỷ văn và tác động của thiên tai đến đời sống và sản xuất ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh cũng được nghiên cứu bởi một số cơ quan như Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh, Viện Nghiên cứu phát triển KT – XH tỉnh Bình Định, Trường Đại học Quy Nhơn và các tác giả như Nguyễn Tấn Hưng, Phan Thái Lê, Ngô Anh Tú, Nguyễn Hữu Xuân
Trang 21[15], Đỗ Ngọc Mỹ [10]…
Nghiên cứu giới thiệu một số danh lam thắng cảnh, di tích cho phát triển
du lịch của tỉnh Bình Định như Vũ Minh Giang (2000) với công trình Bình Định - Danh thắng và di tích; Lê Đình Phụng (2002) Di tích văn hóa Chămpa
ở Bình Định; UBND tỉnh Bình Định (2008) Cẩm nang du lịch Bình Định… Dưới góc nhìn về khía cạnh kinh tế trong đánh giá sản phẩm du lịch nhóm nghiên cứu của tác giả Đỗ Ngọc Mỹ với công trình Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 – 2030, đề tài đã đánh giá hiện trạng phát triển SPDL đề xuất và một số giải pháp phát triển SPDL đặc trưng của tỉnh Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả được Hội đồng nghiệm thu đánh giá vào loại xuất sắc (6/2027)
Ở góc độ Địa lí tự nhiên, luận án Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bình Định theo hướng bền vững của Vũ Đình Chiến (2021) đã xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá ĐKTN, TNTN
và phân vùng thích hợp, mức độ thuận lợi của các điểm tài nguyên cho khai thác DL theo hướng bền vững Trong đó đề tài cũng có đề cập đến việc đánh giá cho phát triển LHDL tham quan và DL nghỉ dưỡng theo các vùng và một
số điểm DL nổi bật trên phạm vi toàn tỉnh Bình Định
Như vậy, có thể thấy các công trình nghiên cứu nêu trên đã có ý nghĩa nhất định trong việc cung cấp cơ sở khoa học quan trọng và phương pháp nghiên cứu để tác giả vận dụng vào thực hiện đề tài, xây dựng các chỉ tiêu, tiêu chí cụ thể đánh giá ĐKTN, TNTN cho phát triển DL tham quan và DL nghỉ dưỡng theo các tiểu vùng trên địa bàn huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
1.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Một số khái niệm liên quan
- Điểm du lịch: Là nơi có TNDL được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch [7]
Trang 22- Tuyến du lịch: Là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không” [7]
- Loại hình du lịch: Là các hình thức du lịch được tổ chức nhằm thỏa mãn mục đích du lịch của khách du lịch [7]
Theo Nguyễn Văn Đính và cộng sự (2008) cho rằng “LHDL được hiểu
là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc chúng có cùng một cách phân phối, một cách
tổ chức như nhau, hoặc được xếp chúng theo một mức giá bán nào đó” (dẫn theo[4], [11]) Các LHDLrất phong phú và đa dạng, tuỳ theo yêu cầu và mục đích mà loại hình đó được hiểu và phân loại khác nhau Có thể phân loại theo theo TNDL, tính chất/mục đích, nhu cầu của du khách, theo vị trí địa lý, theo thời gian của hành trình, theo việc sử dụng phương tiện giao thông… Trong đề
án này, tác giả tham khảo cách phân loại LHDL của Tổ chức UNWTO như sau:
Hình 1 1 Phân loại loại hình du lịch theo UNWTO [9]
Trang 23Tác giả cũng đã kế thừa và có quan điểm cá nhân liên quan tới việc phân loại LHDL dựa theo các vấn đề nghiên cứu như sau: Ngoài việc được xếp vào LHDL theo sở thích, ý muốn thì Du lịch sinh thái, Du lịch cộng đồng cũng có thể được xếp vào LHDL nghĩa vụ, trách nhiệm Hiện nay, các chương trình mục tiêu Quốc gia về PTBV được chú trọng, các tour DL sinh thái, DL cộng đồng ngày càng nâng cao vai trò nhận thức người dân, xã hội trong việc bảo vệ môi trường
Việc phân chia các LHDL giúp cho việc tiếp cận, quản lý, khai thác được thuận lợi hơn, từ đó có thể đánh giá vai trò, mức độ ảnh hưởng của từng LHDL đối với phát triển KT – XH và môi trường của lãnh thổ Mặt khác, đây còn là
cơ sở cho việc quy hoạch, định hướng, quảng bá điểm đến và phát triển các hoạt động tiếp thị đến du khách trên cơ sở khai thác có hiệu quả các thế mạnh, tiềm năng mà TNDL đó mang lại
+ Loại hình du lịch tham quan: Là loại hình mà du khách tới thăm nơi có TNDL với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của TNDL
Phạm vi tiếp cận về LHDL tham quan trong đề tài này được hiểu là hoạt động du lịch của du khách đến các điểm du lịch để khám phá, thưởng thức những giá trị độc đáo, hấp dẫn của tài nguyên bãi biển, thắng cảnh, tài nguyên tổng hợp khác…
+ Loại hình du lịch nghỉ dưỡng: Là loại hình DL giúp cho con người phục hồi sức khoẻ và lấy lại tinh thần sau những ngày làm việc mệt mỏi, những căng thẳng thường xảy ra trong cuộc sống Du lịch nghỉ dưỡng được tiếp cận trong
đề án này gắn với giá trị tài nguyên bãi biển, suối nước khoáng, hồ nước…
- Sản phẩm du lịch: Là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên DL để thỏa mãn nhu cầu của du khách [7]
Có thể nhận thấy SPDL là sự kết hợp của nhiều yếu tố nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách, trong đó cấu tạo chính là TNDL cùng các thành phần, dịch
Trang 24vụ tạo điều kiện khai thác các TNDL ấy
- Điều kiện tự nhiên: Theo Đặng Duy Lợi và cộng sự (2005), ĐKTN bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật và những mối quan hệ tác động qua lại, chi phối giữa chúng, từ đó có ảnh hưởng khác nhau đến đời sống cũng như các hoạt động sản xuất của con người Các yếu tố của ĐKTN trong hoàn cảnh nhất định, khi được con người khai thác
để phục vụ cho hoạt động KT – XH thì sẽ trở thành TNTN, tương tự nếu khai thác cho phát triển du lịch thì sẽ trở thành TNDL [4], [11]
- Tài nguyên thiên nhiên: Là toàn bộ giá trị vật chất của thiên nhiên cần thiết cho sự tồn tại và hoạt động kinh tế của xã hội loài người như: khoáng sản, đất đai, động thực vật và các ĐKTN như: khí hậu, không khí, ánh sáng, nguồn nước Danh mục các loại TNTN cũng thường xuyên được mở rộng, tùy vào những tiến bộ của xã hội, vào trình độ khoa học - kỹ thuật của con người
- Tài nguyên du lịch: Là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hoá làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch” [7]
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: Bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu
tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, HST và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích DL [7] Tài nguyên DLTN gồm tài nguyên đang được khai thác cho DL và tài nguyên chưa được khai thác cho DL Như vậy, TNTN hay ĐKTN được con người khai thác và sử dụng phục vụ cho mục đích
DL hoặc đã đưa vào quy hoạch sử dụng cho PTDL trở thành TNDLtự nhiên + Tài nguyên du lịch văn hóa: Gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian
và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch [7]
Trang 25Trong phạm vi đề tài, tác giả sẽ không nghiên cứu sâu TNDL văn hóa mà chỉ đề cập một cách khái quát loại TNDL này để làm cơ sở phân tích, đánh giá khả năng liên kết, hình thành các tuyến DL cũng như các nội dung ở phần giải pháp
1.2.2 Vai trò của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển
du lịch
ĐKTN, TNTN là yếu tố quan trọng để hình thành và phát triển du lịch,
để kinh tế du lịch có thể hình thành và phát triển phải dựa vào việc khai thác thành phần tự nhiên như địa hình, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật, khoáng sản và các dạng tài nguyên, điểm tài nguyên tự nhiên
- Địa hình: Địa hình là thành phần nền tảng của tự nhiên tạo nên cảnh quan để hấp dẫn du khách Đặc điểm và hình thái địa hình có ý nghĩa quyết định đến LHDL nào được hình thành Có những LHDL chỉ được phát triển trong điều kiện địa hình đặc thù như du lịch leo núi, chèo thuyền vượt thác, tham quan địa hình karst
Các quá trình địa mạo cũng có vai trò quan trọng trong việc tạo lập nên các dạng địa hình để khai thác, sử dụng cho du lịch
Ngoài ra, bề mặt địa hình là nơi diễn ra các HĐDL của con người, đồng thời cũng là địa bàn để xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ HĐDL Đặc điểm hình thái và trắc lượng hình thái địa hình có thể tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho việc xây dựng các công trình này [12] Đây là cách sử dụng gián tiếp để phục vụ cho hoạt động du lịch
- Khí hậu: Cũng là tiền đề quyết định cho các hoạt động du lịch, xác định
sự phù hợp và thời gian khai thác cho DL của TNDL Ảnh hưởng của nhân tố khí hậu thể hiện rõ nét ở các LHDL tham quan và DL nghỉ dưỡng vùng biển, đảo và vùng núi về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, hướng gió, sương mù…
Trang 26- Thuỷ văn: Liên quan đến mặt nước sông, hồ, mặt biển, đầm, vịnh, và các yếu tố động lực của môi trường nước như sóng, thác, ghềnh có ý nghĩa lớn cho PTDL, nhất là du lịch tham quan và DL nghỉ dưỡng
- Sinh vật: Có vai trò rất lớn trong việc hình thành LHDL Chính tài nguyên sinh vật đã hình thành nên các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan Đây là nguồn TNDL quan trọng đặc biệt đối với du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học Tài nguyên sinh vật là cơ sở để tạo nên các địa điểm tham quan hấp dẫn du khách, như các vườn bách thú, các bảo tàng sinh vật, các công viên, các vườn hoa, các HST rừng ngập mặn, HST thực vật trồng, các HST rạn san hô, Tài nguyên sinh vật còn cung cấp nguồn thực phẩm, nguồn dược liệu tự nhiên quý hiếm, hấp dẫn đối với nhiều du khách có nhu cầu ẩm thực, chữa bệnh
- Khoáng sản: Nguồn nước khoáng, nước nóng thiên nhiên được coi là dạng tài nguyên khoáng sản có giá trị rất lớn đối với du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh Hiện nay, LHDL này đang ngày càng phát triển, được mở rộng và đa dạng hơn
Ở những khu vực có nguồn nước khoáng, nước nóng thiên nhiên đạt tiêu chuẩn sẽ được kết hợp với các tài nguyên du lịch khác và cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật để tạo nên các địa điểm du lịch hấp dẫn du khách
1.2.3 Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho PTDL
Đánh giá ĐKTN, TNTN là sự xác định các giá trị của tự nhiên đối với một yêu cầu KT- XH cụ thể nhằm xác định mức độ thuận lợi của tự nhiên cho một hoạt động kinh tế, dựa trên cơ sở đó để tiến hành đầu tư cho hoạt động kinh tế
đó đạt hiệu quả cao
Theo GS Phạm Hoàng Hải, “Bản chất của đánh giá ĐKTN và TNTN là
so sánh, đối chiếu các tính chất của môi trường tự nhiên và các nhân tố hợp
Trang 27phần của chúng với những đòi hỏi, những yêu cầu các mặt khác nhau của đời sống và các hoạt động kinh tế - xã hội của con người” [5], [11]
Đánh giá ĐKTN, TNTN cho PTDL là sự so sánh, đối chiếu các đặc điểm của TNTN với những yêu cầu của HĐDL, LHDL và xác định được mức độ phù hợp cỉa TNTN với các HĐHL, LHDL đó
1.2.4 Phương pháp nghiên cứu, đánh giá ĐKTN, TNTN cho phát triển du lịch tham quan và du lịch nghỉ dưỡng
Sau khi xác định các điểm tài nguyên cho DL tham quan và DL nghỉ dưỡng, phương pháp này được thực hiện theo quy trình và triển khai cụ thể như sau:
- Xác định tiêu chí và đánh giá mức độ thuận lợi của tiềm năng du lịch TN cho phát triển LHDL tham quan và du lịch nghỉ dưỡng
- Xác định điểm số, trọng số cho các tiêu chí, các mức độ theo hai loại hình nghiên cứu và theo kết quả tham vấn ý kiến chuyên gia, khảo sát, thực địa
- Xác định tiểu vùng tiềm năng tự nhiên và tiến hành đánh giá tiềm năng
du lịch tự nhiên theo tiểu vùng
- Đánh giá tổng hợp, xác định mức độ thuận lợi cho phát triển DL tham quan và DL nghỉ dưỡng
1.2.4.1 Xác định tiêu chí và mức độ đánh giá
Theo các tác giả và các chuyên gia Đặng Duy Lợi, Phạm Trung Lương, Đào Ngọc Cảnh, Nguyễn Hữu Xuân, Vũ Đình Chiến, Nguyễn Thị Ngạn, các tiêu chí được lựa chọn để đánh giá cho LHDL tham quan là: thắng cảnh, địa hình, sinh vật, khí hậu
Trong phạm vi huyện Phù Cát, ứng với các tiểu vùng để có thể khai thác
có hiệu quả tiềm năng DL, đề tài nhận thấy việc đầu tư cơ sở hạ tầng (CSHT) phục vụ phát triển DL cũng như khả năng liên kết hình thành các tuyến DL có vai trò rất quan trọng đối với địa phương Do đó, đề tài xem xét kết hợp với
Trang 28tiêu chí CSHT và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Từ đó, nghiên cứu, đánh giá tiềm năng DL tự nhiên cho phát triển LHDL tham quan có 4 tiêu chí được lựa chọn: (1) Thắng cảnh; (2) Địa hình; (3) Sinh vật; (4) Khí hậu
Đối với LHDL nghỉ dưỡng có 5 tiêu chí được lựa chọn đánh giá là: (1) Thắng cảnh; (2) Địa hình; (3) Bãi biển; (4) Khí hậu; (5) Suối nước khoáng
a Các tiêu chí và mức độ đánh giá tiềm năng tự nhiên cho PTDL tham quan
- Tiêu chí thắng cảnh:
Thắng cảnh là phong cảnh đẹp, nổi tiếng được mọi người cảm nhận và đánh giá bằng thái độ, tình cảm, cảm nhận thẩm mĩ cá nhân Để định nghĩa một thắng cảnh đẹp, hấp dẫn vẫn còn mang tính chất tương đối Hiện nay, danh lam thắng cảnh các cấp hay di sản thiên nhiên thế giới là những thắng cảnh hấp dẫn, nổi tiếng được đánh giá một cách đầy đủ nhất
Di tích thắng cảnh hay danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học Như vậy, một khu vực được coi là thắng cảnh phải hội tụ nhiều yếu tố tự nhiên hoặc kết hợp yếu tố tự nhiên và văn hoá trong phạm vi không gian nhất định tạo nên độ hấp dẫn đối với du khách Độ hấp dẫn là tiêu chí quan trọng trong đánh giá cho LHDL tham quan Tiêu chí thắng cảnh trong đánh giá cho LHDL tham quan ở Phù Cát được phân chia thành 4 mức độ như sau:
+ Rất thuận lợi: Thắng cảnh đa dạng, độc đáo, mật độ tập trung cao, có giá trị cấp quốc tế, chứa các di tích có ý nghĩa quốc gia đặc biệt
+ Khá thuận lợi: Thắng cảnh đa dạng, độc đáo, mật độ tập trung khá cao,
có giá trị cấp quốc gia, chứa các di tích có ý nghĩa quốc gia
+ Thuận lợi: Thắng cảnh đẹp, mật độ tập trung ít, có giá trị cấp tỉnh, chứa các di tích có ý nghĩa cấp tỉnh
+ Ít thuận lợi: Thắng cảnh đơn điệu và chỉ có ý nghĩa địa phương
Trang 29- Tiêu chí địa hình:
Đối với LHDL tham quan, hình thái độc đáo của các kiểu địa hình sẽ tạo nên sự hấp dẫn khác nhau Các kiểu, dạng địa hình đặc biệt như ven bờ biển, đảo thường có giá trị lớn cho tham quan Đồng thời các dạng khác như núi, hồ, thác, suối, ghềnh, bãi biển, mũi đá, đồi cát cũng có giá trị cho PTDL tham quan Ngoài ra, đánh giá cho LHDL tham quan còn lưu ý đến độ dốc địa hình
vì liên quan đến sự di chuyển của du khách và xây dựng CSHT, cơ sở vật chất phục vụ du lịch (theo GS Lê Bá Thảo khu vực có độ dốc từ 350 trở lên thì thường xảy ra sạt lở, ở 120 được xem là độ dốc giới hạn) Như vậy có thể nói ngoài kiểu, dạng địa hình độc đáo thì độ dốc nhỏ cũng thuận lợi cho PTDL tham quan Tổng hợp từ các nguồn tài liệu và kết quả thực tế, tiêu chí địa hình cho PTDL tham quan huyện Phù Cát được phân thành các mức độ như sau: + Rất thuận lợi: Kiểu địa hình đặc biệt (ven bờ và đảo) với nhiều dạng địa hình có giá trị cho tham quan, độ dốc dưới 50
+ Khá thuận lợi: Kiểu địa hình đồi và đồng bằng với trên 3 dạng địa hình
có giá trị cho DL tham quan, độ dốc từ 50 - 80
+ Thuận lợi: Kiểu địa hình núi và đồi với dưới 3 dạng địa hình có giá trị cho DL tham quan, độ dốc từ 80 - 150
+ Ít thuận lợi: Kiểu địa hình núi và đồi với dưới 3 dạng địa hình có giá trị cho DL tham quan, độ dốc trên 150
- Tiêu chí sinh vật:
Là yếu tố cấu thành nên độ hấp dẫn của TNDL tự nhiên Các tiêu chí lưu
ý để đánh giá tài nguyên sinh vật cho PTDL tham quan đó là HST phong phú,
đa dạng, độc đáo; có loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm; có loài đặc sản phục vụ nhu cầu của khách du lịch… Các mức độ của tiêu chí sinh vật trong đánh giá cho PTDL tham quan ở Phù Cát như sau:
Trang 30+ Rất thuận lợi: Kiểu HST phong phú, độc đáo (đầm phá), rạn san hô hoặc HST rừng kín thường xanh, có từ 2 khu bảo tồn/khu dữ trự thiên nhiên/khu bảo
vệ cảnh quan trở lên, có trên 5 sinh vật đặc hữu hoặc quý hiếm
+ Khá thuận lợi: Kiểu HST phong phú, độc đáo (đầm phá), rạn san hô hoặc HST rừng kín thường xanh, có từ 1 - 2 khu bảo tồn/khu dữ trự thiên nhiên/khu bảo vệ cảnh quan trở lên, có từ 3 - 5 sinh vật đặc hữu hoặc quý hiếm + Thuận lợi: Kiểu HST thứ sinh hoặc rừng tre nứa, các thảm cỏ, có từ 1 -
3 sinh vật đặc hữu hoặc quý hiếm
+ Ít thuận lợi: Kiểu HST nông nghiệp/đô thị, không có sinh vật đặc hữu hoặc quý hiếm
- Tiêu chí sinh khí hậu:
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, tiêu chí khí hậu được xác định là khoảng thời gian thuận lợi để tổ chức khai thác, đầu tư hoạt động du lịch Thời gian hoạt động du lịch lệ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm khí hậu, tập quán sinh hoạt,
lễ hội của cộng đồng địa phương nơi tổ chức hoạt động du lịch Thời gian hoạt động của địa bàn du lịch được xác định bởi khoảng thời gian thích hợp về các điều kiện khí hậu và thời tiết đối với sức khoẻ và đảm bảo an toàn cho khách
du lịch cũng như thời gian thuận lợi để đưa khách đi du lịch
Đề tài kế thừa và thành lập bản đồ SKH thông qua các yếu tố về nhiệt độ, lượng mưa, số ngày, tháng lạnh, số ngày chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng Xác định mức độ thuận lợi của từng loại SKH cho phát triển du lịch tham quan
và du lịch nghỉ dưỡng
Việc xác định loại SKH phù hợp với từng tiểu vùng được thực hiện qua việc chồng xếp bản đồ SKH với tiểu vùng và xác định diện tích loại sinh khí hậu chiếm ưu thế Theo các tài liệu nghiên cứu, đánh giá lựa chọn SKH phù hợp, chiếm ưu thế theo tiểu vùng, nếu diện tích loại SKH đó chiếm từ 50,0%
Trang 31trở lên gọi là chiếm ưu thế và căn cứ vào yếu tố này để xác định bậc, thang đánh giá cho phát triển loại hình du lịch phù hợp
Các loại SKH cho phát triển du lịch cũng được phân thành 4 mức độ và được trình bày cụ thể ở các mục đánh giá liên quan trong chương 2
b Các tiêu chí và mức độ đánh giá tiềm năng tự nhiên cho phát triển LHDL nghỉ dưỡng
- Tiêu chí thắng cảnh:
Thắng cảnh đẹp, độc đáo kết hợp với yếu tố môi trưởng sẽ tạo sức hấp dẫn
du khách đối với LHDL nói chung và nghỉ dưỡng nói riêng Tiêu chí này được phân tích, đánh giá tương tự như ở LHDL tham quan
- Tiêu chí địa hình:
Đối với du lịch nghỉ dưỡng, tiêu chí địa hình có vai trò tạo phong cảnh, cảnh quan và tạo điều kiện cho tiếp cận khai thác, đồng thời là yếu tố tạo nên đặc điểm khí hậu, vi khí hậu khu vực Địa hình vùng biển - đảo, núi trung bình thường thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng vì cảnh quan, khí hậu mát mẻ, trong lành Tuy nhiên xét về yếu tố CSHT và cơ sở vật chất kỹ thuật thì khu vực biển
- đảo thường thuận thuận lợi hơn cho nghỉ dưỡng
+ Rất thuận lợi: Có kiểu địa hình đặc biệt (ven bờ và đảo) với nhiều dạng địa hình có giá trị cho du lịch nghỉ dưỡng, độ dốc dưới 50
+ Khá thuận lợi: Kiểu địa hình đồi và đồng bằng với trên 3 dạng địa hình
có giá trị cho DL nghỉ dưỡng độ dốc từ 50 - 80
+ Thuận lợi: Kiểu địa hình núi và đồi với dưới 3 dạng địa hình có giá trị cho DL nghỉ dưỡng, độ dốc 80 - 150
+ Ít thuận lợi: Kiểu địa hình núi và đồi với dưới 3 dạng địa hình có giá trị cho DL nghỉ dưỡng, độ dốc trên 150
- Tiêu chí bãi biển, bãi tắm:
Trang 32LHDL nghỉ dưỡng tại các bãi biển, bãi tắm là hoạt động mang tính đặc thù, phụ thuộc chặt chẽ vào ĐKTN của địa phương Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tiêu chí bãi biển, bãi tắm thường được xem xét là thành phần và độ mịn của cát, diện tích và độ thoải của bãi biển… [4], [11] Các đặc điểm này tác giả tham khảo tài liệu kết hợp khảo sát thực tế và đo trên Google Earth Tiêu chí này được phân chia thành 4 mức độ:
+ Rất thuận lợi: Thành phần cát mịn, bãi biển rộng trên 50 m, dài trên 5
+ Ít thuận lợi: Thành phần cát bùn có pha hạt thô hoặc sỏi, cuội, rộng dưới
20 m, dài dưới 1, bờ biển khá dốc
- Tiêu chí suối nước khoáng:
Đây cũng là tiêu chí đặc thù trong đánh giá tiềm năng tự nhiên cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng vì trực tiếp liên quan đến sức khoẻ của con người Để đánh giá tiêu chí suối nước khoáng cho PTDL nghỉ dưỡng, đề tài tham khảo cách nghiên cứu và kế thừa kết quả một số công trình có trước để xác định các đặc điểm, công dụng của nguồn nước như nhiệt độ, điểm xuất lộ, công dụng [4]… Tiêu chí này được phân chia thành 4 mức độ:
+ Rất thuận lợi: Có nhiệt độ nguồn nước nóng trên 700C, có từ 2 yếu tố đặc hiệu trở lên, có tác dụng chữa nhiều loại bệnh hoặc an dưỡng; có trên 2 điểm xuất lộ
+ Khá thuận lợi: Có nhiệt độ nguồn nước nóng từ 40 - 700C, có từ 1 - 2 yếu tố đặc hiệu trở lên, có tác dụng chữa nhiều loại bệnh hoặc an dưỡng; có 2 điểm xuất lộ
Trang 33+ Thuận lợi: Có nhiệt độ nguồn nước nóng từ 30 - 400C, có 1 - 2 yếu tố đặc hiệu, ít có tác dụng chữa bệnh hoặc an dưỡng; có 1 - 2 điểm xuất lộ
+ Ít thuận lợi: Có nhiệt độ nguồn nước nóng dưới 300C, có 1 yếu tố đặc hiệu, ít có tác dụng chữa bệnh; có 1 điểm xuất lộ
1.2.4.2 Xác định điểm cho các bậc và trọng số cho các tiêu chí
Để thể hiện sự phân hóa cũng như mức độ thuận lợi của tiềm năng tự nhiên cho phát triển DL, tương ứng với 4 bậc đã xác định thì điểm số là 4, 3, 2, 1 Phương pháp đánh giá trung bình cộng theo thang điểm tổng hợp, đặc biệt trong đánh giá TNDL thì các tiêu chí khác nhau sẽ có mức độ ảnh hưởng không giống nhau đối với chủ thể trong khai thác, kinh doanh du lịch Chính vì vậy việc xác định trọng số cho từng tiêu chí là việc làm cần thiết, điều này sẽ cho kết quả khách quan và chính xác hơn khi nói về lợi thế so sánh giữa các điểm tài nguyên cũng như định hướng đầu tư hình thành các SPDL tại đó
Việc xác định trọng số cho từng tiêu chí là việc làm rất khó khăn vì tùy vào mức độ cảm nhận của du khách đối với sự thuận lợi hoặc khó khăn của điểm tài nguyên, cảnh quan và dịch vụ đi kèm tại đó Để làm được việc này người đánh giá thường căn cứ vào các kết quả nghiên cứu, khảo sát, điều tra hoặc bằng trực giác trên cơ sở tích lũy các kinh nghiệm để xác định các hệ số Tiếp cận phương pháp nghiên cứu và kế thừa các công trình đánh giá TNTN cho phát triển các loại hình DL cũng như kết hợp khảo sát, thực địa, đề tài xác định trọng số là những số nguyên (3, 2, 1) tương ứng với các mức độ ảnh hưởng, quyết định đối với hoạt động khai thác, kinh doanh DL Các tiêu chí được xây dựng theo các trọng số như sau:
Bảng 1 1 Trọng số các tiêu chí đánh giá tiềm năng tự nhiên
cho PTDL tham quan và DL nghỉ dưỡng
LHDL tham quan LHDL nghỉ dưỡng
Trang 341 Thắng cảnh 3 2
1.2.4.3 Tiến hành đánh giá
Phân tích đặc điểm của điểm tài nguyên, so sánh, xác định các bậc tương ứng và cho điểm từng tiêu chí
1.2.4.4 Tính tổng điểm và phân hạng kết quả đánh giá tổng hợp
Điểm đánh giá bao gồm số điểm đánh giá riêng của từng tiêu chí và số điểm đánh giá tổng hợp tất cả các tiêu chí Điểm đánh giá 01 tiêu chí là tích của trọng số với điểm của bậc đánh giá Như vậy, điểm đánh giá riêng cao nhất của một tiêu chí đối với cấp cao nhất (4) và có hệ số cao nhất (hệ số 3) sẽ là: 4 x 3
= 12 điểm, điểm đánh giá riêng thấp nhất là các cấp thấp nhất của tiêu chí có
hệ số thấp nhất sẽ là: 1 x 1 = 1 điểm
Điểm đánh giá tổng hợp là tổng số các điểm đánh giá riêng của từng tiêu chí Trong trường hợp đánh giá tổng hợp các tiêu chí theo 3 hệ số như đã nêu trên thì tổng số điểm cao nhất đối với LHDL sẽ như sau:
Bảng 1 2 Bảng đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên cho PTDL
Trang 35Phân cấp đánh giá Rất thuận
lợi
Khá thuận lợi Thuận lợi
Ít thuận lợi
Giả sử trong trường hợp R 1 : trọng số 1; R 2 : trọng số 2; R 3 : trọng số 3
Căn cứ vào tổng điểm tối đa và tối thiểu mà điểm tài nguyên đạt được sau khi đánh giá các tiêu chí ở 2 LHDL, phân hạng kết quả đánh giá theo mức độ thuận lợi được áp dụng công thức [(Điểm cao nhất - Điểm thấp nhất)/4]với khoảng cách giữa các hạng đều nhau (D)
Như vậy, đối với LHDL tham quan điểm cao nhất là 36 điểm, thấp nhất là
9 điểm, vì vậy khoảng cách các bậc là 6,75 điểm Kết quả phân hạng như sau:
Bảng 1 3 Phân hạng mức độ đánh giá tiềm năng tự nhiên
cho phát triển LHDL tham quan
Đối với LHDL nghỉ dưỡng, điểm cao nhất là 48 điểm, thấp nhất là 12 điểm, vì vậy khoảng cách các bậc là 9,0 điểm Kết quả phân hạng như sau:
Bảng 1 4 Phân hạng mức độ đánh giá tiềm năng tự nhiên
cho phát triển LHDL nghỉ dưỡng
Trang 364 Ít thuận lợi Dưới 21,0 điểm
Trang 37Chương 2 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TỰ NHIÊN
CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1 Các nhân tố tác động đến tiềm năng du lịch huyện Phù Cát
2.1.1 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Phù Cát là một huyện ven biển của tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 36 km về phía Bắc, có toạ độ địa lí từ 13054’ - 14012’ vĩ độ Bắc và từ 108055’ - 109015’ kinh độ Đông Phía Bắc giáp huyện Phù Mỹ và huyện Hoài Ân, phía Nam giáp huyện An Nhơn,Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Tây Sơn và huyện Vĩnh Thạnh, phía Đông giáp Biển Đông
Tổng diện tích tự nhiên (DTTN) toàn huyện là 680,7 km2, chiếm 11,2% DTTN tỉnh Bình Định, gồm 18 đơn vị hành chính với 02 thị trấn( Ngô Mây, Cát Tiến) và 16 xã (Cát Chánh, Cát Hải, Cát Hanh, Cát Hiệp, Cát Hưng, Cát Khánh, Cát Lâm, Cát Minh, Cát Nhơn, Cát Sơn, Cát Tài, Cát Tân, Cát Thắng, Cát Thành, Cát Trinh, Cát Tường) (Hình 2.1.)
Huyện Phù Cát có trục đường giao thông quan trọng đi qua là Quốc lộ 1A cùng các tỉnh lộ (DT638, DT634, DT639), đường sắt Thống nhất Bắc – Nam nối liền các địa phương trong và ngoài tỉnh Đặc biệt, địa bàn có sân bay Phù Cát với các tuyến bay thẳng đến Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và ngược lại Trong tương lai sẽ có các chuyến bay đến Vinh, Hải Phòng, Cần Thơ và quy hoạch các chuyến bay quốc tế đến các quốc gia trong khu vực Ngoài ra, huyện còn
có cửa biển Đề Gi, là nơi neo đậu tàu thuyền đánh cá của ngư dân trong vùng
và là cảng cá vận chuyển thủy sản lớn của tỉnh
Với đặc điểm như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi để huyện Phù Cát có thể phát triển toàn diện về KT - XH, trong đó có du lịch nói chung và LHDL tham
Trang 38Hình 2 1 Bản đồ hành chính huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
Trang 39quan, nghỉ dưỡng nói riêng trên cơ sở của nhiều tiềm năng, thế mạnh DL để địa phương có thể khai thác tài nguyên phục vụ du khách
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
2.1.2.1 Địa hình
Địa hình của huyện Phù Cát tương đối đa dạng với 4 dạng chính: Đồi núi,
gò đồi, đồng bằng và vùng cát ven biển
- Địa hình đồi núi: Độ cao trung bình từ 400 – 700 m so với mực nước biển, chiếm gần 37,0% DTTN của huyện, tập trung chủ yếu ở phía Bắc và Tây Bắc huyện Phù Cát Về phía trung tâm có dãy Núi Bà (cao trung bình 400 m)
và nằm lệch về phía Đông Có thể coi đây là ranh giới tự nhiên phân chia huyện Phù Cát thành 04 tiểu vùng có địa hình khác nhau: Vùng đồi thấp và đồng bằng cao phía Bắc, vùng đồi núi phía Tây, vùng đồng bằng phía Nam và vùng cát ven biển phía Đông
Dạng địa hình đồi núi còn có các nhánh thuộc dãy Núi Bà chạy dài, đâm ngang ra biển ở khu vực xã Cát Hải và Cát Tiến
- Địa hình gò đồi: Độ cao trung bình từ 20 – 60 m so với mực nước biển, chiếm khoảng 20,0% DTTN của huyện, phân bố rải rác toàn huyện và tập trung nhiều nhất ở phía Bắc huyện Phù Cát
- Địa hình đồng bằng: Độ cao trung bình từ 6 – 20 m so với mực nước biển, chiếm khoảng 35,0% DTTN của huyện, phân bố xung quanh trục đường giao thông thuộc các xã Cát Chánh, Cát Thắng, Cát Trinh, Cát Hanh và một phần nhỏ hẹp phân bố dọc theo các triền sông và ven biển
- Địa hình vùng cát ven biển: Là vùng cát ven biển, vùng hạ lưu các sông tạo thành dải đất trũng, đất ngập nước ven biển và đầm phá thường xuyên chịu ảnh hưởng của thuỷ triều, chiếm khoảng 8% DTTN của huyện, thuộc các xã Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải, thị trấn Cát Tiến Trong phạm vi dạng địa hình
Trang 40này có các bãi tắm đẹp, thoải, điển hình là bãi tắm Trung Lương (Cát Tiến), Vĩnh Hội (Cát Hải)
Nhân tố địa hình huyện Phù Cát khá đa dạng đã tạo nhiều tiềm năng phát triển DL tham quan và DL nghỉ dưỡng cho địa phương Đặc biệt là vùng ven biển với dạng địa hình cát thoải và bãi biển đẹp đã tạo thuận lợi rất lớn cho các
xã ven biển đầu tư khai thác tài nguyên vùng biển để phục vụ phát triển LHDL tham quan, nghỉ dưỡng, thu hút nhiều du khách
độ tối thấp tuyệt đối là 15,20C Tổng lượng nhiệt hàng năm 9.7000C, số giờ nắng trung bình là 8 giờ/ngày
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình từ 1.800 – 2.000 mm/năm, phân bố không đều giữa các vùng và các mùa trong năm Mùa khô kéo dài 7 tháng (tháng 2 đến tháng 8), lượng mưa rất thấp, chiếm 10 – 15% mưa cả năm, trong khi đó lượng nước bốc hơi cao, chiếm 65 – 68,0% tổng lượng bốc hơi cả năm Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, trong đó tập trung chủ yếu vào tháng
9, 10, 11 và chiếm 85 – 90,0% tổng lượng mưa năm
- Chế độ nắng: Tổng số giờ năng trong năm hơn 2.500 giờ Các tháng có
số giờ nắng cao nhất từ tháng 3 đến tháng 9, trung bình 260 giờ/tháng; tháng