1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Địa lý tự nhiên: Nghiên cứu biến động và đề xuất mô hình bảo tồn, phát triển rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng tại Đầm Nha Phu, tỉnh Khánh Hòa

122 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu biến động và đề xuất mô hình bảo tồn, phát triển rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng tại Đầm Nha Phu, tỉnh Khánh Hòa
Tác giả Trần Thị Thu
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hữu Xuân
Trường học Trường Đại học Quy Nhơn
Chuyên ngành Địa lý tự nhiên
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Định
Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 7,79 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN TRẦN THỊ THU NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI ĐẦM NHA PHU, TỈNH KHÁNH HÒA ĐỀ ÁN THẠC SĨ ĐỊA LÝ TỰ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

TRẦN THỊ THU

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI ĐẦM NHA PHU, TỈNH KHÁNH HÒA

ĐỀ ÁN THẠC SĨ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

Bình Định - Năm 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

TRẦN THỊ THU

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI ĐẦM NHA PHU, TỈNH KHÁNH HÒA

Ngành: Địa lý tự nhiên

Mã số: 8440217

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Hữu Xuân

Bình Định - Năm 2023

Trang 3

Trong quá trình học tập và làm đề án, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp

đỡ, khích lệ của quý Thầy, Cô giáo, bạn bè và người thân

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy

giáo, TS Nguyễn Hữu Xuân là người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng,

chỉ bảo nghiên cứu để đề án được hoàn thành một cách tốt nhất

Tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả quý Thầy, Cô giáo trong Bộ môn Địa lý - Quản lý Tài nguyên Môi trường và Khoa Khoa học Tự Nhiên, Trường Đại học Quy Nhơn đã động viên, chỉ dẫn, đóng góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành đề án

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến một số cơ quan ban ngành của tỉnh Khánh Hòa, thị xã Ninh Hòa như: Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Hải Dương Học Nha Trang, phòng Kinh tế, Hạt Kiểm Lâm Ninh Hòa, Cục Thống kê thị xã Ninh Hòa, UBND xã/phường Ninh Ích, Ninh Hà đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tư liệu, số liệu cho việc thực hiện nghiên cứu này

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến gia đình, người thân, các bạn đồng nghiệp, anh chị và các bạn học viên lớp Cao học Địa lý tự nhiên K24 đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua

Bình Định, tháng 10 năm 2023

Học viên Trần Thị Thu

Trang 4

Tôi xin cam đoan đây là đề án nghiên cứu của riêng tôi, các dữ liệu, số liệu, hình ảnh và kết quả nghiên cứu ghi trong đề án là trung thực, được trích dẫn rõ ràng, đảm bảo nguồn

Học viên

Trần Thị Thu

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

MỞ ĐẦU 1

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

4.2 Giới hạn nghiên cứu 3

5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN 4

5.1 Ý nghĩa khoa học 4

5.2 Ý nghĩa thực tiễn 4

6 QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

6.1 Quan điểm nghiên cứu 4

6.1.1 Quan điểm hệ thống 4

6.1.2 Quan điểm tổng hợp 4

6.1.3 Quan điểm kinh tế - sinh thái 5

6.1.4 Quan điểm phát triển bền vững 5

6.2 Phương pháp nghiên cứu 6

6.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu, phân tích tổng hợp 6

6.2.2 Phương pháp thực địa, điều tra, khảo sát 6

6.2.3 Phương pháp phỏng vấn nhanh nông thôn (PRA) 7

Trang 6

7 CẤU TRÚC LUẬN VĂN 8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 9

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 9

1.1.1 Những nghiên cứu về rừng ngập mặn trên thế giới 9

1.1.1.1 Nghiên cứu về thành phần loài thực vật ngập mặn 9

1.1.1.2 Nghiên cứu diện tích và đặc điểm phân bố rừng ngập mặn 9

1.1.1.3 Mô hình, dự án bảo tồn rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng đã được triển khai 10

1.1.2 Nghiên cứu về rừng ngập mặn Việt Nam 11

1.1.2.1 Những công trình nghiên cứu về thành phần loài thực vật ngập mặn 11 1.1.2.2 Những công trình nghiên cứu về diện tích và đặc điểm phân bố RNM 13

1.1.2.3 Nghiên cứu về kĩ thuật trồng rừng ngập mặn 13

1.1.2.4 Mô hình bảo tồn, phát triển rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở Việt Nam 14

1.1.3 Nghiên cứu rừng ngập mặn ở địa phương 15

1.2 Hệ sinh thái rừng ngập mặn 15

1.2.1 Khái niệm 15

1.2.2 Đặc trưng hệ sinh thái rừng ngập mặn 16

1.2.2.1 Hệ thực vật rừng ngập mặn 16

1.2.2.2 Hệ động vật rừng ngập mặn 18

1.2.2.3 Điều kiện cho hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển 19

1.2.3 Diễn thế rừng ngập mặn 21

1.2.4 Chức năng, vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn 22

1.2.4.1 Trực tiếp cung cấp các tài nguyên của rừng 22

1.2.4.2 Vai trò đối với môi trường sống, khí hậu, phát triển kinh tế 23

Trang 7

1.3.1 Khái niệm, đặc trưng của cộng đồng 25

1.3.1.1 Các khái niệm 25

1.3.1.2 Mục đích quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng 26

1.3.1.3 Đặc điểm quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng 26

1.3.1.4 Một số tiêu chí của mô hình quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng 27

1.3.2 Quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng 28

1.3.3 Vai trò của cộng đồng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học rừng ngập mặn 28

1.3.3.1 Vai trò của cộng đồng trong việc khai thác bền vững rừng ngập

mặn 28

1.3.3.2 Truyền thống bảo vệ tài nguyên ven biển của các cộng đồng 29

1.3.3.3 Vai trò của cộng đồng trong giải quyết xung đột môi trường ven

biển 29

1.4 Về mô hình bảo tồn đa dạng sinh học rừng ngập mặn 29

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN RỪNG NGẬP MẶN TẠI ĐẦM NHA PHU TỈNH KHÁNH HÒA 31

2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội địa phương 31

2.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên đầm Nha Phu 31

2.1.1.1 Vị trí địa lý 31

2.1.1.2 Địa chất - địa hình 31

2.1.1.3 Khí hậu 32

2.1.1.4 Thủy văn, hải văn 33

2.1.1.5 Thổ nhưỡng 35

2.1.1.6 Tài nguyên sinh vật 36

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 36

Trang 8

2.1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội địa phương 37

2.1.2.3 Hiện trạng sử dụng đất vùng đầm Nha Phu 38

2.2 Thực trạng rừng ngập mặn đầm Nha Phu 38

2.2.1 Thực trạng tài nguyên rừng ngập mặn đầm Nha Phu 38

2.2.1.1 Về diện tích, độ phủ, phân bố rừng ngập mặn đầm Nha Phu 38

2.2.1.2 Thành phần loài thực, động vật rừng ngập mặn đầm Nha Phu 40

2.2.1.3 Đánh giá đa dạng sinh học rừng ngập mặn đầm Nha Phu 42

2.2.2 Thực trạng khai thác, quản lí, bảo tồn đa dạng sinh học rừng ngập mặn 43

2.2.2.1 Thực trạng khai thác hải sản trong rừng ngập mặn 43

2.2.2.2 Thực trạng quản lí, bảo tồn đa dạng sinh học 44

2.3 Biến động rừng ngập mặn đầm Nha Phu giai đoạn 2000-2020 45

2.3.1 Biến động về diện tích rừng và độ phủ phân theo địa phương giai đoạn 2000 - 2015 45

2.3.2 Biến động về diện tích rừng và độ phủ phân theo địa phương giai đoạn 2015 - 2020 47

2.3.3 Tình trạng suy giảm đa dạng sinh học/loài rừng ngập mặn đầm Nha Phu 48

2.4 Kết quả điều tra, khảo sát thực trạng, biến động rừng ngập mặn tại xã Ninh Ích và đầm Nha Phu thuộc thị xã Ninh Hòa 49

2.5 Phân tích nguyên nhân gây suy giảm tài nguyên rừng ngập mặn đầm Nha Phu 53

2.5.1 Hoạt động kinh tế của con người 53

2.5.2 Thiên tai và biến đổi khí hậu 55

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ NINH ÍCH THỊ XÃ NINH HÒA 57

3.1 Xác lập cơ sở đề xuất mô hình 57

Trang 9

3.1.1.1 Cơ sở pháp lý thực hiện nhiệm vụ 57

3.1.1.2 Dự án, kế hoạch bảo tồn và phát triển 57

3.1.2 Quy hoạch và chiến lược phát triển KTXH địa phương 61

3.1.3 Kết quả đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng mô hình tại địa phương 62

3.1.4 Kinh nghiệm thực hiện mô hình từ các địa phương khác 63

3.2 Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với hệ sinh thái rừng ngập mặn tại xã Ninh Ích 65

3.2.1 Xác lập điều kiện cho cộng đồng tham gia mô hình 65

3.2.2 Nguyên tắc tổ chức, vận hành mô hình 65

3.2.2.1 Nguyên tắc tổ chức 65

3.2.2.2 Vận hành mô hình 67

3.2.3 Phân tích hiệu quả và khả năng triển khai áp dụng mô hình 71

3.2.4 Đề xuất giải pháp cho mô hình phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn 74

3.3 Đề xuất mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững gắn với bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn tại xã Ninh Ích 77

3.3.1 Xác lập điều kiện cho cộng đồng tham gia mô hình 77

3.3.2 Nguyên tắc tổ chức, vận hành mô hình 78

3.3.2.1 Nguyên tắc tổ chức 78

3.3.2.2 Vận hành mô hình 78

3.3.3 Đề xuất giải pháp cho mô hình nuôi thủy sản gắn với bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn 80

KẾT LUẬN 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

PHỤ LỤC 89

Trang 10

BĐKH : Biến đổi khí hậu

CĐĐP : Cộng đồng địa phương

DLCĐ : Du lịch cộng đồng

FAO : Food and Agriculture Organization

(Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc) IUCN : International Union for Conservation of Nature

(Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế)

Trang 11

Trang

Bảng 1.1 Phân bố loài cây ngập mặn ở Việt Nam 12

Bảng 2.1 Tổng hợp diện tích các loại đất thị xã Ninh Hòa 35

Bảng 2.2 Hiện trạng đất và rừng ngập mặn tại đầm Nha Phu [4] 39

Bảng 2.3 Số loài động vật rừng ngập mặn đầm Nha Phu 42

Bảng 2.4 Các loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và của IUCN 43

Bảng 2.5 Diện tích RNM ở đầm Nha Phu giai đoạn 2000 - 2015 46

Bảng 2.6 Diện tích RNM ở đầm Nha Phu giai đoạn 2015 - 2020 47

Bảng 3.1 Bảng các điều kiện cho cộng đồng tham gia mô hình 65

Bảng 3.2 Bảng các điều kiện cho cộng đồng tham gia mô hình 77

Trang 12

(Aquaculture) theo thời gian ở đầm Nha Phu [25] 46

Hình 2.4 Bản đồ biến động diện tích RNM khu vực đầm Nha Phu, thị xã Ninh Hòa, thời điểm 2003-2012 47 Hình 2.5 Bản đồ biến động diện tích RNM khu vực đầm Nha Phu, thị xã Ninh Hòa, thời điểm 2015-2022 48 Hình 2.6 Bản đồ các điểm khảo sát tại đầm Nha Phu, tỉnh Khánh Hòa 50 Hình 3.1 Các điểm trồng rừng ngập mặn tại xã Ninh Ích năm 2023, theo dự án 59 Hình 3.2 Nhóm dự án cùng với Đoàn thanh niên và Hội phụ nữ xã Ninh Ích 59

ra quân trồng rừng [44] 59 Hình 3.3 Nhóm dự án cùng với Hội phụ nữ và Đoàn thanh niên tích cực trồng rừng 60 Hình 3.4 Nhóm dự án thảo luận và ký hợp đồng với các hộ dân ở xã Ninh Ích và

Ninh Hà [44] 60

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Vùng đất ngập nước cửa sông, ven biển có nhiều HST khác nhau như: HST RNM, rạn đá ngầm, rạn san hô, thảm cỏ biển, đất ngập nước Trong đó, RNM đóng một vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của người dân ven biển Việt Nam Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa môi trường biển và đất liền, HST RNM có tính

đa dạng sinh học rất cao, là nơi nuôi dưỡng nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm biển, cua, cá, sò, ốc hương RNM còn là bức tường xanh vững chắc bảo

vệ bờ biển, hạn chế xói lở và các tác hại của bão, lụt Chính vì vậy, RNM là HST rất nhạy cảm trước tác động của thiên nhiên cũng như con người Tổ chức UNESCO đã lấy ngày 26/7 hàng năm làm Ngày Quốc tế Bảo tồn HST RNM (International Day

for the Conservation of the Mangrove Ecosystem) [43]

“RNM là cầu nối giữa đất và biển Bắt rễ trong nước mặn và đất, tiếp xúc với thủy triều, những loài thực vật này tạo thành một vũ trụ hiếm có và mong manh; một nơi trú ẩn của cuộc sống cần được bảo vệ” [43] Tuy vậy, diện tích RNM trên thế giới ngày càng bị suy giảm, mặc dù nhiều quốc gia đã áp dụng nhiều giải pháp nhằm bảo tồn và phục hồi HST quan trọng này Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Liên minh RNM thế giới: năm 2010 diện tích RNM thế giới là 136.798 km2 , năm 2015 là 135.925 km2 và 2016 chỉ còn 135.882 km2 [39] Một nghiên cứu năm

2022 về tổn thất và lợi ích của các vùng đất ngập nước thủy triều ước tính diện tích RNM toàn cầu trong giai đoạn 1999 – 2019 mất trung bình khoảng 3.700 km2 Vấn

đề suy thoái chất lượng diện tích RNM còn lại của thế giới cũng là một mối quan

tâm quan trọng

Khánh Hòa là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với thảm RNM ở các cửa sông, đầm ven biển Trước những năm 1975, diện tích RNM của tỉnh có gần 3.000 ha, phân bố tập trung ở đầm Môn, đầm Nha Phu, đầm Bấy, đầm Thủy Triều… chính RNM đã góp phần phát triển nguồn lợi hải sản tự nhiên vô cùng to lớn tại nơi đây Tuy nhiên, trong thời gian qua, RNM bị tàn phá nặng nề, khắp nơi phá rừng làm ao đầm nuôi tôm, cá và sử dụng đất cho các mục đích khác

Đầm Nha Phu với diện tích 1.500 ha nằm giữa vịnh Nha Trang và vịnh Vân Phong, cách thành phố Nha Trang tầm 15km Đầm có sự đa dạng về địa hình: đảo, suối, biển, hồ, núi và vịnh diện tích RNM lớn nhất tỉnh với tính đa dạng sinh học

Trang 14

cao Trước năm 1975, đầm Nha Phu có diện tích RNM tự nhiên lên đến 800 ha Tuy nhiên, do tác động tiêu cực từ việc phá RNM để nuôi tôm Năm 2022, diện tích RNM ven đầm Nha Phu là 107,79 ha [16]

Trong thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa cũng đã có nhiều chương trình, dự án

thực hiện trồng, chăm sóc và bảo vệ RNM ứng phó với BĐKH, các chương trình dự

án đều nâng cao giá trị, vai trò, chức năng của rừng vùng ven biển trong việc phòng

hộ, bảo vệ môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học Tỉnh đã thực hiện dự án “Phục hồi

và phát triển RNM ven biển tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2015” Xây dựng các

mô hình phục hồi, phát triển, bảo vệ và khai thác bền vững HST RNM nhằm phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường gắn với phát triển KT-XH Phát triển

hệ thống RNM chính là tạo ra dải đê thiên nhiên, ngăn chặn và bảo vệ rất hiệu quả miền duyên hải trước sự dâng cao của nước biển cũng như tình hình BĐKH đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng Trong giai đoạn 2021-2025, để nâng cao số lượng và chất lượng diện tích rừng ven biển nhằm ứng phó với BĐKH và thúc đẩy

tăng trưởng xanh, địa phương đang triển khai thực hiện Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với BĐKH và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030”

Quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng là chiến lược toàn diện nhằm xác định những vấn đề mang tính nhiều mặt ảnh hưởng đến tài nguyên ven biển thông qua sự tham gia tích cực và có ý nghĩa của cộng đồng dân cư ven biển Việc quản lý HST RNM yêu cầu phải thu thập có hệ thống, đầy đủ thông tin về hiện trạng đa dạng sinh học, tầm quan trọng cũng như vai trò KT-XH, xác định những nguyên nhân đe dọa hoặc làm suy thoái các HST

Xuất phát từ những lí do trên, đề tài “Nghiên cứu biến động và đề xuất mô

hình bảo tồn, phát triển rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng tại đầm Nha Phu, tỉnh Khánh Hòa” được lựa chọn để nghiên cứu mang tính thời sự, có ý nghĩa cả về

lí luận và thực tiễn

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Làm rõ được thực trạng và sự biến động RNM của đầm Nha Phu, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn từ 2000 đến 2023

- Xác lập cơ sở cho việc xây dựng mô hình dựa vào CĐĐP nhằm tăng cường bảo vệ, bảo tồn và phát triển RNM của đầm Nha Phu

Trang 15

3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Thu thập tư liệu, số liệu có liên quan đến đề tài; khảo sát thực địa tại đầm Nha Phu;

- Điều tra, khảo sát đa dạng sinh học RNM và các loài thủy hải sản tại khu vực nghiên cứu;

- Phân tích đặc điểm, hiện trạng rừng và biến động RNM vùng đầm Nha Phu giai đoạn 2000-2023;

- Xác lập cơ sở và xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển RNM tại đầm Nha Phu;

- Đề xuất các giải pháp bảo vệ, bảo tồn, phát triển RNM dựa vào cộng đồng tại đầm Nha Phu tỉnh Khánh Hòa

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là diễn biến RNM và vấn đề bảo tồn

4.2 Giới hạn nghiên cứu

- Về không gian: Khu vực nghiên cứu là các địa phương ven đầm Nha Phu

thuộc thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa (gồm các xã/phường: Ninh Phú, Ninh Giang, Ninh Hà, Ninh Vân, Ninh Lộc, Ninh Ích) Tập trung nghiên cứu tại xã Ninh Ích - địa phương có diện tích RNM lớn nhất, có sự biến động lớn về diện tích và chất lượng RNM trong đầm Nha Phu

- Về thời gian: Nghiên cứu biến động RNM đầm Nha Phu trong giai đoạn

Trang 16

5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN

6 QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1 Quan điểm nghiên cứu

6.1.1 Quan điểm hệ thống

Không một sự vật hiện tượng nào tồn tại một cách độc lập, riêng lẻ, chính vì thế khi nghiên cứu phải xem xét các đối tượng một cách toàn diện, nhiều mặt, nhiều mối quan hệ bên trong và các qui luật vận động của đối tượng Trong phạm vi của

đề tài được vận dụng vì: chế độ triều, độ mặn của nước, các tính chất của nước, quá trình phát triển, thành phần loài, sự phân bố của các loài TVNM có mối quan hệ mật thiết với nhau có quy luật, vì vậy, trong hoạt động kinh tế nói chung và các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi thủy sản, du lịch, dịch vụ nói riêng nếu một thành phần hay một bộ phận thay đổi theo một chiều hướng bất lợi nào đó thì ảnh hưởng đến hệ sinh thái RNM sẽ thay đổi Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu quan điểm hệ thống được sử dụng để xác định và đưa ra các cơ sở đề xuất xây dựng

mô hình bảo tồn và phát triển RNM dựa vào cộng đồng, phù hợp nhất với điều kiện sinh thái vùng ven biển đầm Nha Phu để phục hồi và phát triển bền vững

6.1.2 Quan điểm tổng hợp

Trên quan điểm tổng hợp, các nhà khoa học xem tổng thể tự nhiên là hệ thống động lực tự điều chỉnh Các hợp phần trong đó có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, vì vậy khi tác động vào một bộ phận của một hợp phần trong hệ thống thì các

Trang 17

mối liên hệ nội tại mà các bộ phận hợp phần khác cũng bị tác động Việc bảo vệ môi trường và khai thác nguồn lợi tự nhiên, nếu hai việc đó đều nhằm mục đích chung là sử dụng hợp lí các nguồn lợi tự nhiên để đảm bảo chất lượng cao nhất cho

sự sinh tồn của con người thì giữa chúng không phải mâu thuẫn với nhau mà là sự thống nhất của hai mặt đối lập: khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường Việc bảo tồn, phát triển RNM dựa vào cộng đồng phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng ven biển đầm Nha Phu theo hướng bền vững cũng theo quan điểm trên Do đó, việc nghiên cứu sự biến động RNM, đề xuất xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển, đề xuất trồng các loại cây trên diện tích đất ngập mặn cần xem xét đến hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, hiện trạng môi trường, đặc biệt trong ngành nuôi trồng thủy sản

6.1.3 Quan điểm kinh tế - sinh thái

Đây là quan điểm rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài về sự biến động diện tích RNM và xây dựng các mô hình để bảo tồn và phát triển RNM thì đều được xem xét trên cả hai mặt kinh tế và sinh thái

Xây dựng các mô hình về du lịch, nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đồng, gắn với hệ sinh thái RNM đem lại lợi ích kinh tế, thu nhập cho người dân địa phương Đồng thời các mô hình cộng đồng đảm bảo cho hệ sinh thái RNM được bảo tồn, duy trì và phát triển một cách bền vững

6.1.4 Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển bền vững là phát triển hài hòa cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và TNTN để đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ tương lai Đây là quan điểm thể hiện xuyên suốt trong hầu hết các kế hoạch phát triển của quốc gia hay của lãnh thổ

Trong quá trình nghiên cứu đề tài dựa trên quan điểm phát triển bền vững cả

về KT-XH và môi trường để đề tài có ý nghĩa về mặt thực tiễn cao, được thể hiện đem lại thu nhập cho người dân, giải quyết vấn đề công ăn việc làm Hiệu quả môi trường được xem xét ở góc độ đề xuất trồng các loại TVNM, mô hình bảo tồn và phát triển RNM dựa vào cộng đồng phù hợp với điều kiện sinh thái của nó để phát triển RNM có tác dụng chống xói mòn, rửa trôi, tăng độ phì, hạn chế sóng, gió, bão vừa là một không gian mang lại lợi ích kinh tế cho cư dân vùng ven biển

Trang 18

6.2 Phương pháp nghiên cứu

6.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu, phân tích tổng hợp

Đây là sự kế thừa các tài liệu, số liệu từ các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương gồm các báo cáo, các quyết định, các dự án, công trình nghiên cứu khoa học liên quan, là cơ sở khoa học để xây dựng đề tài

- Kế thừa số liệu, tài liệu, báo cáo, các kết quả nghiên cứu có liên quan

- Các thông tin về điều kiện tự nhiên, KT-XH khu vực nghiên cứu

- Tập hợp, kế thừa tài liệu về đất ngập mặn và RNM của tỉnh Khánh Hòa, đầm Nha Phu (số liệu, báo cáo, bản đồ )

Phân tích tài liệu là phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu bằng cách phân tích chúng thành từng mặt, từng bộ phận để hiểu vấn đề một cách đầy đủ và toàn diện, từ đó chọn lọc những thông tin quan trọng cho đề tài nghiên cứu

Phuơng pháp tổng hợp tài liệu là phuơng pháp liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin, từ lý thuyết đã thu đuợc để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ

và sâu sắc hơn về vấn đề nghiên cứu

6.2.2 Phương pháp thực địa, điều tra, khảo sát

Quá trình khảo sát tập trung chủ yếu vào đặc điểm, đánh giá điều kiện tự nhiên

và kinh tế khu vực nghiên cứu, đặc biệt là tài nguyên RNM Quan sát, ghi chép lại các thông tin, loài thực vật…

Các bước thực hiện phương pháp khảo sát, thực địa:

Bước 1: Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ để tiến hành khảo sát như máy ảnh, thước

đo, bản đồ

Bước 2: Tiến hành khảo sát thực địa như sau: áp dụng phương pháp khảo sát trực tiếp xác định vị trí của địa điểm RNM: tại xã Ninh Ích, xã Ninh Lộc, cửa sông

Hà Liên (Ninh Hà), khu suối Hoa Lan (Ninh Phú), Ninh Vân

Bước 3: Ứng dụng các phần mềm để tính toán: Kết hợp với ảnh vệ tinh rồi sử dụng công nghệ GIS để tính toán diện tích

Ngoài khảo sát, thực địa ra, còn có phương pháp điều tra, tiến hành điều tra về:

- Điều tra các nguyên nhân dẫn đến sự biến động diện tích RNM qua các thời

kì, giai đoạn;

Trang 19

- Điều tra về thực trạng, tính đa dạng sinh học RNM, hoạt động kinh tế của

cư dân ven đầm;

- Điều tra về ý thức, nhận thức, sự hiểu biết của người dân và mức độ tham gia của người dân trong việc trồng, bảo vệ, quản lí, chăm sóc và phát triển RNM

6.2.3 Phương pháp phỏng vấn nhanh nông thôn (PRA)

Đây là phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng, khuyến khích và lôi cuốn người dân tham gia, thảo luận phân tích học hỏi và cùng chia sẻ

kiến thức, kinh nghiệm

Đối tượng: người dân trong khu vực có RNM, người khai thác và kinh doanh

các sản phẩm từ RNM, cán bộ quản lý, đại diện chính quyền địa phương

Mục tiêu của phương pháp:

- Điều tra hiện trạng quản lý RNM ở địa phương

- Đánh giá được sự tham gia hiện tại của cộng đồng trong sử dụng và công tác quản lý bảo vệ RNM tại địa phương, lấy đó làm cơ sở đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường năng lực và sự tham gia của họ trong bảo tồn và hưởng dụng tài nguyên RNM

Đối tượng được chọn để lấy ý kiến: được áp dụng cho tất cả các đối tượng cộng đồng dân cư trong phạm vi nghiên cứu

6.2.4 Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí (GIS)

Sử dụng ảnh vệ tinh về HST RNM khu vực đầm Nha Phu - Vịnh Vân Phong

- Vùng phụ cận để xem xét hiện trạng, sự phân bố HST RNM khu vực nghiên cứu

Sử dụng các ảnh viễn thám hiện trạng, biến động và dự báo xu hướng của HST RNM đầm Nha Phu từ năm 2000 - 2023 cho thấy xu thế biến động HST RNM, các nguyên nhân gây biến động, xu hướng biến động trong tương lai của khu vực nghiên cứu

Trang 20

7 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Luận văn gồm phần mở đầu, nội dung và kết luận

Phần nội dung gồm 03 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về bảo tồn, phát triển rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng Chương 2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội địa phương và biến động tài nguyên

rừng ngập mặn tại đầm Nha Phu tỉnh Khánh Hòa

Chương 3 Đề xuất mô hình bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn dựa vào cộng

đồng tại xã Ninh Ích thị xã Ninh Hòa

Trang 21

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN

RỪNG NGẬP MẶN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1 Những nghiên cứu về rừng ngập mặn trên thế giới

1.1.1.1 Nghiên cứu về thành phần loài thực vật ngập mặn

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu và tổng hợp về thành phần loài TVNM

Nghiên cứu hệ thực vật RNM của (Tomlinson, 1986; Wang et al, 2011) RNM được phân thành 02 nhóm: các loài cây RNM thực sự (True mangroves) và cây tham gia nhập RNM (Associate mangroves) Cây RNM thực sự gồm các loài có nhiều điểm thích nghi về mặt hình thái, chỉ hiện diện trong HST RNM Theo Saenge et al (1983), trên thế giới có 60 loài TVNM [36]; Spalding et al (2010) cho rằng toàn thế giới có 73 loài TVNM chính thức

Những nghiên cứu về RNM trên thế giới đều thống nhất khu vực Đông Nam

Á là một trong những địa điểm phong phú và đa dạng nhất về thành phần loài TVNM, là trung tâm đa dạng sinh học của RNM RNM ở Đông Nam Á là nơi có số loài đa dạng nhất, Tomlinson (1986) ghi nhận có 42 loài TVNM Chan et al (2009), Spalding (2010) ghi nhận có sự hiện diện của 45 loài TVNM ở đây Trong số các loài TVNM trên thế giới, một số loài đang phát triển thuận lợi ở Khánh Hòa, đầm Nha Phu gồm đước, bần, mấm, vẹt, su ổi

1.1.1.2 Nghiên cứu diện tích và đặc điểm phân bố rừng ngập mặn

Theo FAO (2007), có nhiều công trình nghiên cứu về diện tích và phân bố RNM trên thế giới, số liệu về diện tích, phân bố và phân vùng RNM trên thế giới có

sự khác nhau, thể hiện qua các công trình nghiên cứu về RNM sau:

Theo Saenger et al (1983), tổng diện tích trên thế giới được đánh giá vào khoảng 16.670.000 ha, trong đó ở vùng nhiệt đới Châu Á có 7.487.000 ha, ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ có 5.781.000 ha và ở vùng nhiệt đới Châu Phi có 3.402.000 ha

Theo Lanly, Ogino & Chihara (1998), diện tích RNM thế giới hơn 15 triệu

ha, Groombridge (1992) là 19,9 triệu ha, Saenger et al; Aksornkoae (1993) là 16,67 triệu ha, theo Thurairaja nă 1994 là 16,2 triệu ha Nhưng tất cả các quan điểm đều thống nhất, RNM ở Đông Nam Á có diện tích 6,8 triệu ha, phân bố rộng Khu RNM

Trang 22

lớn nhất ở Đông Nam Á được tìm thấy ở Indonesia (gần 60 % tổng số diện tích Đông Nam Á), Malaysia (11,7%), Myanmar (8,8%), Papua New Guinea (8,7%) và Thái Lan (5,0%), Việt Nam (2,1%), Philippines (2,2%), Cambodia (1,3), Brunei (0,3%), Timor (0,03%), Singapore (0,01%) [37]

Một nghiên cứu khác gần đây của tổ chức liên minh RNM thế giới năm (2021), đã công bố tổng diện tích RNM thế giới đến 2016 là 135.883 km2 trong đó: Bắc và Trung Mỹ và vùng Ca-ri-bê 20.926 km2 chiếm 32%, Nam Mỹ 18.943 km2

chiếm 14%, Tây và Trung Phi 19.767 km2 chiếm 15%, Đông và Nam Phi 7.276 km2

chiếm 5%, Nam Á 8.414 km2 chiếm 6%, Đông Nam Á 43.767 km2 chiếm 16%, Đông

Á 717 km2 chiếm 0,3%, Úc và New Zealand 9.983 km2 chiếm 7%, những hòn đảo ở Thái Bình Dương 6.285 km2 chiếm 5%, Trung Đông 313 km2 chiếm 0,2% [41]

Những kết quả có thể vận dụng vào nghiên cứu RNM ven biển Khánh Hòa: Khánh Hòa nằm trong khu vực Đông Nam Á là trung tâm đa dạng sinh học RNM của thế giới Vì vậy, Khánh Hòa là địa bàn có thể phát triển RNM thuận lợi nếu biết vận dụng kiến thức về RNM của thế giới

1.1.1.3 Mô hình, dự án bảo tồn rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng đã được triển khai

Mô hình của Philippin:

Bắt đầu từ những năm 1980, Philippine chuyển giao đáng kể các quyền lực cho cộng đồng về trồng và bảo vệ rừng Từ 500.000 ha năm 1920, một nửa diện tích RNM đã bị mất ngày nay chỉ còn 247.600 ha do việc khai thác quá mức và chuyển sang nuôi trồng thủy sản (Primavera & Esteban, 2008) Trong hai thập kỷ qua, việc phá rừng đã chậm lại

Dự án trồng lại RNM Buswang được tài trợ bởi DENR năm 1990 dành cho chính quyền huyện Kalibo Aklan thông qua hội bảo tồn RNM Kalibo 28 gia đình là những người được hưởng lợi của dự án Dự án được thực hiện tại một vùng 50 ha ven biển gần với cửa sông Barangay thuộc Kalibo Tổ chức phát triển Uswag (tổ chức phi chính phủ) đã làm việc trực tiếp với cộng đồng, đóng vai trò cầu nối giữa những người dân địa phương với các cơ quan chính phủ Kết quả là dự án đã trồng thành công 45 ha đước và 5 ha dừa nước Mỗi gia đình tham gia dự án được nhận 1-

2 ha trồng, chăm sóc và bảo vệ cây trong 3 năm Dự án cũng đã tạo cho nhân dân một vùng đệm Năm 1994 những người tham gia dự án đã được giao đất trong vòng

25 năm Năm 1995 cộng đồng nhận giải thưởng Galing Pook nhằm tôn vinh những

Trang 23

nỗ lực trong việc trồng RNM thành công Như vậy, sự bền vững lâu dài cần có sự tham gia tích cực của cộng đồng người dân địa phương với sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính quyền địa phương và của các tổ chức phi chính phủ [3]

Mô hình của Thái Lan:

Yad Fon từ lâu đã đi đầu trong ý tưởng “rừng do cộng đồng quản lý” ở cấp

xã Chỉ có một xã được Yad Fon chọn để thực hiện dự án Một cán bộ dự án được chỉ định sinh sống tại vùng dự án, theo dõi hoạt động của cộng đồng và sau một thời gian sẽ hướng dẫn địa phương giải quyết một vài vấn đề bức xúc nhất Những dự án nhỏ dựa vào cộng đồng như đào một giếng nước ăn đã được thực hiện Yad Fon khuyến khích thành lập “quỹ tiết kiệm” thôn, chẳng hạn như thành lập Hợp tác xã đánh cá Trở nên ít phụ thuộc về tài chính là một bước quan trọng trong việc tăng quyền lực cho cộng đồng Cùng với giáo dục về sử dụng bền vững nguồn TNTN, dân làng đã thực hiện chương trình tự quản lý và giám sát tài nguyên ven biển Kết quả là tăng sản lượng cá và những bãi cỏ biển tươi tốt, giúp động viên bà con ngư dân đánh bắt hợp sinh thái hơn Chính quyền tỉnh và cơ quan Lâm nghiệp đã khuyến khích dự án rừng cộng đồng, tức là thu hoạch những lâm sản phụ thay vì chặt hạ cây rừng Những kỹ năng quản lý rừng theo cách này đã đem lại những thay đổi tích cực Các chương trình thử nghiệm dựa trên những kỹ thuật đã được kiểm chứng này của Yad Fon đã được thực hiện tại các xã lân cận [3]

1.1.2 Nghiên cứu về rừng ngập mặn Việt Nam

1.1.2.1 Những công trình nghiên cứu về thành phần loài thực vật ngập mặn

Lê Công Khanh (1986), dựa vào tính chất ngập nước và độ mặn của nước,

đã xếp 57 loài TVNM vào 3 nhóm: nhóm mọc trên đất bồi ngập nước (độ mặn của nước từ 15 - 32 %) có 25 loài; nhóm sống trên đất bồi thường ngập nước (độ mặn 0,5 - 15 %) có 9 loài và nhóm sống trên đất bồi ít ngập nước lợ có 12 loài [19] Theo Phan Nguyên Hồng (1999), TVNM ven biển Việt Nam có 78 loài thuộc 2 nhóm: nhóm loài TVNM “thực sự” có 37 loài thuộc 20 chi, 14 họ và nhóm loài TVNM “tham gia” có 42 loài thuộc 36 chi, 28 họ [18]

Những năm gần đây, các nghiên cứu ở Việt Nam về RNM nói chung và thành phần loài ngập mặn nói riêng được thực hiện ở nhiều địa phương có RNM Theo Đỗ Đình Sâm và cs (2005) Việt Nam có 37 loài TVNM thực thụ Huyện Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) là địa phương có số loài TVNM nhiều

Trang 24

nhất với 33 loài, Cà Mau có 32 loài, Sóc Trăng 24 loài [22]

Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Thơi (2013), thành phần loài TVNM trên thể nền đá, sỏi, san hô bán ngập triều tại huyện Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu có 33 loài thuộc 20 họ, trong nhóm TVNM thực thụ gồm 24 loài thuộc

11 họ và nhóm loài cây tham gia gồm 9 loài cây thuộc 9 họ Từ đó tác giả đề xuất

và lựa chọn các loài Đâng, Đước đôi, Dà vôi và Sú đỏ để gây trồng cho các đảo phía Nam [31]

Theo kết quả điều tra của Đặng Văn Sơn (2014), thực vật RNM ở Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ có 112 loài, 87 chi, 45 họ, 29 bộ Trong đó, có 30 loài TVNM chủ yếu, 38 loài TVNM tham gia RNM và 44 loài cây du nhập

Kết quả nghiên cứu của Phạm Ngọc Dũng (2015), xác định tại Thừa Thiên Huế có 42 loài TVNM, thuộc 30 họ, trong đó loài TVNM chính thức và 24 loài TVNM tham gia vào RNM [1]

Bảng 1.1 Phân bố loài cây ngập mặn ở Việt Nam

Vùng

Loài TVNM

Các loài chủ yếu Thực sự Tham

dù, Dà quánh, Dà vôi, Mắm quăn, Mắm trắng, Bần trắng, Sú

(Nguồn: Ngô Đình Quế và Võ Đại Hải, 2012)

Trang 25

1.1.2.2 Những công trình nghiên cứu về diện tích và đặc điểm phân bố RNM

Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km, với hơn 4000 hòn đảo lớn, nhỏ ven

bờ, các loại hình đất ngập nước ven bờ rất phong phú như đất RNM bãi triều lầy, vịnh, ven đảo, cửa sông, rạn san hô; do vậy, diện tích RNM ở đây cũng rất lớn

Đỗ Đình Sâm và cs (2005), công bố diện tích RNM ngày càng bị thu hẹp do khai thác quá mức, tác động của hoạt động kinh tế và BĐKH Diện tích RNM Việt Nam đã giảm sút rất lớn, từ 408.500 ha năm 1943 xuống còn 290.000ha vào năm

1962 và còn 252.000 ha vào năm 1982, đến năm 1999 còn lại 156.608 ha và đến tháng 12 năm 2000 chỉ còn 155.290 ha [22]

Trong nghiên cứu khác của Nguyễn Đình Quế và Võ Đại Hải (2012), diện tích RNM Việt Nam đã giảm sút rất lớn, từ 400.000 ha năm 1943 còn 290.000 ha vào năm 1962; 252.000 ha vào năm 1983 và đến năm 2000 chỉ còn 156.608ha Năm

2016 diện tích tăng lên 179.000 ha, nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của con người [21]

Về phân bố, Phan Nguyên Hồng (1999), xác định nước ta có 29 tỉnh và thành phố có rừng và ĐNM ven biển chạy suốt từ Móng Cái đến Hà Tiên phân chia thành

4 khu vực lớn và 12 tiểu khu [18] Theo kết quả phân chia vùng RNM trong cả nước của Ngô Đình Quế, Võ Đại Hải (5 vùng) và của Phan Nguyên Hồng (4 khu vực) thì RNM của tỉnh Khánh Hòa đều thuộc vùng/ khu vực: 3 Diện tích RNM của cả nước

ta nói chung và Khánh Hòa nói riêng đều bị suy giảm rõ rệt trong giai đoạn 1975 -

2000 và tăng lên sau những năm 2000

1.1.2.3 Nghiên cứu về kĩ thuật trồng rừng ngập mặn

Nguyễn Ngọc Bình (1999), đã đưa ra ba phương thức và kỹ thuật trồng RNM

ở Việt Nam: trồng RNM thuần loại (như kĩ thuật trồng rừng Bần chua, Trang, Đước); trồng RNM rừng hỗn hợp (như trồng rừng Mắm trắng và Đước, Mắm đen

và Dừa nước, rừng Bần và Đước, rừng Đước và Dà quánh, rừng Đước và Đưng, rừng Dà vôi và Dà quánh); trồng RNM kết hợp nuôi trồng thủy sản (như trồng rừng Đước kết hợp với nuôi tôm) [1]

Việt Nam có nhiều đề tài nghiên cứu về kỹ thuật trồng RNM chung cho cả nước hoặc ở nhiều khu vực khác nhau:

- Đưa ra 3 phương thức và kỹ thuật trồng: thuần loại, hỗn hợp và kết hợp với nuôi trồng thủy sản

Trang 26

- Hướng dẫn kỹ thuật gieo ươm/ tạo cây con, điều kiện gây trồng, trồng rừng chăm sóc và bảo vệ một số loài TVNM

- Xây dựng các vườn ươm (chọn lựa lập địa điểm để xây dựng vườn ươm, thiết kế vườn ươm); lựa chọn loài cây trồng thích ứng; kỹ thuật gieo ươm cây con;

kỹ thuật sản xuất một số loài TVNM

Những kết quả có thể vận dụng vào nghiên cứu RNM ven biển đầm Nha Phu:

- Phương thức và kỹ thuật trồng rừng hỗn hợp

- Kỹ thuật tạo cây con, điều kiện gây trồng, trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ các loài Đước, Đưng, Mắm

- Biện pháp trồng RNM chắn sóng bảo vệ bờ biển

1.1.2.4 Mô hình bảo tồn, phát triển rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở Việt Nam

Ở Việt Nam đã có một số dự án, công trình nghiên cứu theo hướng tiếp cận quản lý dựa vào HST, quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng, như: mô hình sử dụng bền vững tài nguyên sinh học ở phá Tam Giang; xây dựng mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, quản lý các HST nhạy cảm dựa vào cộng đồng tại Đầm Thị Nại (Bình Định); mô hình vườn quốc gia Xuân Thủy, ở Nam Định; mô hình thí điểm đồng quản lý rừng ở tỉnh Sóc Trăng, mô hình đồng quản lý RNM xã

Đa Lộc, Thanh Hóa và đây là mô hình có nhiều thành công, cụ thể:

Năm 2006, dự án quản lý và phục hồi RNM trong khi vẫn hỗ trợ sinh kế địa phương Sáu thôn ven biển xã Đa Lộc (huyện Hậu Lộc) được chọn để thí điểm dự

án đến năm 2014 Dự án nhằm phục hồi và xây dựng phương pháp dựa vào cộng đồng và tổng hợp Xã Đa Lộc thiết lập một ban đồng quản lý RNM với tám thành viên gồm một trưởng ban, một kế toán và 2 đại diện UBND xã, đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, và Đoàn thanh niên; và ba trưởng thôn Thiết lập các nhóm đồng quản lý thôn, cũng gọi là các nhóm bảo vệ rừng cộng đồng (BVRCĐ) bởi người dân, ở ba thôn Các nhóm BVRCĐ gồm có 5 thành viên và được chỉ đạo bởi trưởng thôn, xây dựng các quy chế quản lý cấp thôn, gồm:

- Thực hiện lập kế hoạch sử dụng đất có sự tham gia để phân định vùng và sử dụng tài nguyên ven biển;

- Thiết lập các quy định cùng đồng thuận để quản lý RNM và vùng ven biển;

Trang 27

- Quản lý và giám sát các hoạt động liên quan đến phát triển vườn ươm giống cây ngập mặn, trồng và bảo vệ;

- Khuyến khích sự chấp nhận phương pháp dựa vào cộng đồng của chính quyền địa phương và tổ chức

Điểm khác biệt của mô hình này là sự tham gia tích cực của các nhóm đồng quản lý thôn có trách nhiệm và quyền đầy đủ để bảo vệ RNM và quản lý tài nguyên một cách bền vững và công bằng (nguồn: CARE International, 2014; T Y Nguyen, 2013)

1.1.3 Nghiên cứu rừng ngập mặn ở địa phương

RNM ở Khánh Hòa ít được quan tâm nghiên cứu Công trình đầu tiên của Barry, Lê Công Kiệt và Vũ Văn Cương (1961) đã công bố danh mục 19 loài cây ngập mặn ở vịnh Cam Ranh Theo Phan Nguyên Hồng (1994) RNM Khánh Hòa thuộc tiểu khu III.2, đặc trưng của khu vực này là sông ngòi nhỏ, khí hậu khá khắc nghiệt, lượng mưa rất ít, mùa khô hạn kéo dài ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của TVNM Do vậy, RNM ở khu vực này thường phân bố trong các đầm ven biển với diện tích nhỏ hẹp

Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học để bảo vệ đa dạng sinh học vùng Bình Cang - Nha Phu” (Võ Sỹ Tuấn & Cs., 2012) với mục tiêu nghiên cứu là xây dựng

bộ dữ liệu về các yếu tố môi trường, KT-XH liên quan đến đa dạng sinh học vùng Bình Cang - Nha Phu Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học, trong đó có giải pháp phục hồi RNM Kết quả khảo sát đã xác định 23 loài cây ngập mặn phân bố ở đầm Nha Phu, trong đó: có 15 loài cây ngập mặn thực thụ và 8 loài cây tham gia RNM [14]

Nhìn chung, các hoạt động nghiên cứu, đánh giá và sử dụng diện tích RNM ở đầm Nha Phu, Khánh Hòa gắn với sinh kế của người dân địa phương còn hạn chế RNM - phòng hộ chắn sóng ven biển ở Khánh Hòa, đầm Nha Phu chưa được nghiên cứu đúng mức Công trình nghiên cứu ở đầm Nha Phu về RNM rất ít và nếu có thực hiện thì nằm trong tổng thể nghiên cứu RNM cả tỉnh Khánh Hòa

1.2 Hệ sinh thái rừng ngập mặn

1.2.1 Khái niệm

RNM (Mangroves) là những quần xã thực vật của vùng ngập triều ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, phân bố từ vĩ độ 250 Bắc xuống vĩ độ 250 Nam Tại đây,

Trang 28

các loài cây thân gỗ, cây bụi và thân thảo có những đặc điểm sinh lý, hình thái và sinh sản thích nghi với điều kiện môi trường mặn, đọng nước và yếm khí khắc nghiệt (Tomlinson, 1986; Duke, 2006; ITTO, 2012)

RNM bao gồm nhiều loại cây sống trong khu vực nước mặn ở ven biển cũng như ở trong vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới Ở RNM thì không phải loại cây nào cũng có thể sinh sống và phát triển được, ở đây chỉ những loại thực vật thích hợp với vùng nước ngập mặn thì mới có thể sinh sống và phát triển một cách tốt nhất Chính vì những yếu tố đó mà đã tạo nên một môi trường sinh trưởng và phát triển khắc nhiệt chỉ có những loại cây ngập mặn với những đặc tính riêng thì mới có thể sống và thích nghi một cách tốt nhất

RNM là những quần xã thực vật hình thành ở vùng cửa sông và ven biển, những nơi bị tác động của thủy triều ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới Trên thế giới

có nhiều tên gọi khác nhau về RNM như “rừng ven biển”, “rừng ở vùng thủy triều”

1.2.2 Đặc trưng hệ sinh thái rừng ngập mặn

Hệ sinh thái RNM được hình thành bởi nhiều yếu tố như động vật, thực vật

và một số loại sinh vật khác Những khu RNM chỉ được lộ ra khi nước biển xuống thấp và khi nước biển dâng lên, điều này đã tạo ra một HST RNM phong phú và đa dạng với những đặc trưng riêng mà không phải HST rừng nào cũng có

Trang 29

Thực vật nào vừa hiện diện ở môi trường ven biển vừa có mặt trong RNM thì được xem là các loài tham gia RNM, hoặc các loài không độc chiếm

Tổng số loài TVNM trên thế giới thuộc 23 chi và 52 loài, 16 họ, nhưng theo Saenger (1983) tổng số loài TVNM thực sự là 60 loài [38]

Các loài cây RNM chiếm ưu thế và tiêu biểu cho hệ thực vật ở hầu hết địa điểm được xem là loài chủ đạo (Spalding et al., 2010; ITTO, 2012) Trên phương diện toàn cầu, có tổng cộng 38 loài chủ đạo được nhận diện ở khu vực Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương và Đại Tây Dương - Đông Thái Bình Dương

Cây tham gia RNM: Còn được gọi là thực vật ven biển khác, gồm những loài mọc trên bãi biển và cồn cát, hoặc trên đảo san hô (Chan & Baba, 2009)

Ở Đông Nam Á và quần đảo Thái Bình Dương có hai kiểu hình của thảm thực vật bờ cát thường gắn liền với các bãi biển và cồn cát (Wibisono & Suryadiputra, 2006; UNEP, 2007; Giesen et al., 2007; Hanley et al., 2008), đó là:

- Kiểu hình thành dây Muống biển: Kiểu hình thành này do dây Muống biển

(Ipomoea pes caprae) chiếm ưu thế, đây là loài thực vật ngắn ngày thường mọc

phủ lên những bờ cát Khi nền đất ổn định thì loài thực vật này sẽ phát triển nhanh chóng và chiếm ưu thế trên phần đất phía sau bãi biển

- Kiểu hình thành quần xã Bàng: Thường xuất hiện phía sau kiểu hình thành

Muống biển Các loài cây phổ biến là Bàng vuông (Barringtonia asiatica), Mướp xác vàng (Cerbera odollam), Bàng biển (Terminalia cattapa), Nhàu (Morinda citrifolia), Tra làm chiếu (Hibiscus tiliaceus) và Phi lao (Casuarina equisetifolia) Các loài cây bụi bao gồm Lức (Pluchea indica), Ba chẽ tán (Desmodium umbellatum), Chuỗi hột (Sophora tomentosa), Bằng phi (Pemphis acidula) và Dương đầu tà (Ximenia americana)

Hệ thực vật ở RNM rất đa dạng và phong phú như: sú, đước, vẹt, tràm, mắm… Đây là những loại thực vật đặc trưng nhất của RNM Hiện nay còn có một

số loại cây cỏ và một số loại cây bụi cũng có khả năng sống ở trong môi trường RNM rất nhiều Điều này sẽ góp phần tạo ra sự đa dạng cho HST RNM

Những loại thực vật ở RNM thường phát triển với bộ rễ chùm giống như nơm, chúng phát triển một cách chằng chịt giúp chúng có thể phát triển và bám chắc trên nền đất Những loại thực vật ở đây rễ được phát triển dưới dạng chùm có công

Trang 30

dụng trong việc giảm đi sức chảy của dòng nước và tạo điều kiện cho trầm tích được bồi tụ

1.2.2.2 Hệ động vật rừng ngập mặn

Động vật RNM bao gồm một tập hợp các loài động vật không xương sống và

có xương sống có nguồn gốc từ các môi trường đất liền, biển và nước ngọt Macnae (1968) cho rằng RNM là một vùng liên triều thể hiện một sự chuyển tiếp từ biển vào đất liền và như vậy hệ động vật cũng thể hiện tính chất này Phần lớn các loài động vật thuỷ sinh và thể nền đều có nguồn gốc từ biển mà RNM được coi là một tuyến đường cho các loài động vật biển tiến vào đất liền Do đó, hầu như rất nhiều loài có khu phân bố vượt qua giới hạn thông thường của chúng, và bước vào một loạt các môi trường khác nhau Tuy nhiên, cũng có một số loài chỉ có trong RNM

Có thể phân chia hệ động vật RNM thành các nhóm loài thường trú và tạm trú Khác với các loài thường trú có mặt thường xuyên trong RNM, các loài tạm trú chỉ sống trong RNM một phần trong vòng đời của chúng, như các loài chim đến RNM kiếm ăn và trú đông, một số loài cá, tôm, cua đến kiếm ăn và tìm nơi bảo vệ khi nước triều lên cao

Ở HST RNM ngoài sự phát triển của những loài thực vật thì ở đây cũng là nơi sinh sống của rất nhiều loại động vật và phần lớn là những loại hải sản Một số loại động vật sống dưới nước như: tôm, cua, cá, rùa, sò và gồm nhất nhiều động vật đáy Những loài động vật trên cạn như: khỉ, cò Nơi đây cũng là một môi trường sống lý tưởng cho nhiều loài vi sinh vật như: tảo, nấm và cây dương xỉ

Hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu tổng hợp về khu hệ động vật của RNM Việt Nam Nghiên cứu về động vật RNM mới chỉ dừng lại ở từng HST địa phương

Kết quả nghiên cứu ở RNM Cần Giờ chỉ cho thấy có 22 loài động vật sống nổi trên mặt nước; 114 loài động vật đáy bao gồm 34 loại giun, 51 loại giáp xác, 29 loại thân mềm, 137 loài cá, 9 loài lưỡng cư, 31 loài bò sát, 130 loài chim, 19 loài động vật

có vú (theo Vũ Trung Tạn - 1994; Phạm Đình Trọng - 1995; Lê Đức Tuấn – 1997) Theo số liệu lâm nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 36 loài thú, 182 loài chim, 34 loài bò sát và 6 loài lưỡng cư, đồng thời vùng biển và ven biển có đến 260 loài cá và thủy sản (Nguồn: Khôi phục và phát triển RNM và rừng tràm Việt Nam)

Trang 31

1.2.2.3 Điều kiện cho hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển

HST RNM là sinh cảnh quan trọng và quý giá về khả năng thích nghi trong điều kiện sống khắc nghiệt Môi trường sinh thái của RNM là chuyển tiếp giữa biển

và đất liền do vậy sự tồn tại phân bổ, phát triển và tổ thành loài của RNM chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố sinh thái mà đến nay vẫn chưa có những đánh giá hay khẳng định về mức độ quan trọng của các nhân tố đó

* Nhiệt độ ảnh hưởng rõ nét đến sự phát triển của các loài TVNM

Khí hậu với các yếu tố như nhiệt độ, gió và lượng mưa ảnh hưởng đến ranh giới phân bổ và kích thước phát triển của các loài thực vật trong RNM Thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình từ 20-250C và lượng mưa 1.500-2.500 mm/năm, thường cây RNM ít phát triển ở nơi gió lớn

Ở điều kiện nhiệt độ cao, hầu hết các loài TVNM phát triển tốt hơn ở điều kiện nhiệt độ thấp Nhiệt độ nước biển <160C: không xuất hiện RNM

Những kết quả có thể vận dụng vào nghiên cứu RNM ven đầm Nha Phu:

- Đước phát triển tốt khi nhiệt độ nước biển > 200C

- Bần chua phát triển tốt nhất khi nhiệt độ nước biển 160C đến 220C

* Độ mặn ảnh hưởng đến RNM

Thủy văn: Thủy triều, dòng hải lưu là những yếu tố tương đối quan trọng và ảnh hưởng đến phân bổ của RNM Các loài cây ngập mặn chủ yếu thường chỉ xuất hiện ở mức triều cao trung bình hoặc nước ròng theo chế độ bán nhật triều

- Nồng độ mặn khác nhau sẽ ảnh hưởng đến phân bố và sinh trưởng nhiều loài thực vật trong RNM RNM phát triển tốt nhất nơi nước ngập có độ mặn từ 15-25‰ và độ pH: 4-6 Một số loài cây ngập mặn có thể thải trừ muối thông qua khả năng bài tiết của lá, rễ hoặc nhánh cây

- Hầu hết loài TVNM phát triển tốt nhất ở độ mặn 15 - 25‰ Một số loài ngoại lệ: Bần chua 5 - 10‰; Mắm trắng 20 - 30‰; Đước đôi 10‰

- Độ ngập nước và độ mặn của nước có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng loài TVNM:

+ Trên đất bồi ngập nước mặn, độ mặn 15 - 32‰: 25 loài

+ Trên đất bồi thường ngập nước lợ, độ mặn 0,5 - 15‰: 9 loài

Trang 32

+ Trên đất bồi ít ngập nước lợ: 12 loài

Những kết quả có thể vận dụng vào nghiên cứu RNM ven biển đầm Nha Phu: độ mặn vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa, đầm Nha Phu có biên độ dao động

khá mạnh từ 0 - 35‰; nhưng theo qui luật chung: độ mặn giảm dần từ cửa sông đi sâu vào đất liền Đối với loài TVNM, mỗi loài chỉ thích ứng với biên độ mặn nhất định, vì vậy khi định hướng phát triển RNM tỉnh Khánh Hòa, độ mặn là tiêu chí quan trọng để đưa vào đánh giá làm cơ sở phân cấp mức độ thích hợp cho các loài TVNM, để xem xét để bố trí cây trồng cho phù hợp

* Ảnh hưởng của thủy triều đến rừng ngập mặn

- Động lực hình thành RNM là thủy triều Không có thủy triều thì không

có RNM

- Biên độ/cường độ, thời gian ngập của thủy triều ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của các loài TVNM:

+ Biên độ triều chênh lệch từ 2 - 4 m: RNM phát triển tốt nhất

+ Đất ngập triều > 8 giờ/ ngày: không xuất hiện TVNM

+ Đất ngập triều 3 - 4 giờ/ ngày: TVNM sinh trưởng tốt

+ Đất ngập triều < 2,5 giờ/ ngày: TVNM sinh trưởng kém

- Thời gian ngập triều đối với sự phát triển của các loài TVNM được chia thành 3 cấp:

+ Cấp 1: từ 10 - 15 ngày/ tháng: rất thích hợp

+ Cấp 2: 21 - 25 ngày: thích hợp

+ Cấp 3: < 10 ngày hoặc > 25 ngày/ tháng: ít thích hợp

- Cường độ, thời gian ngập của thủy triều và tính chất lý hóa của thể nền đều ảnh hưởng đến quá trình phát sinh, phát triển, đặc điểm phân bố của các loài TVNM:

* Về ảnh hưởng của đất đai đến rừng ngập mặn

Thể nền: RNM phát triển phổ biến trên thể nền bùn sét tại các khu vực ngập mặn ven biển ở vịnh kín, cửa sông Để thích nghi với điều kiện yếm khí và đất bùn nhão, bộ rễ của một số loài cây RNM phát triển đặc biệt với dạng rễ chân nôm, rễ đầu gối, rễ măng,…nhằm tăng cường các chức năng chống đở và hô hấp

Trang 33

Địa hình: RNM xuất hiện ở các vùng có địa hình bờ biển cạn, ít sóng Những nơi bờ biển hẹp, sâu, khúc khuỷu không thích hợp với RNM tự nhiên

- Độ thành thục của đất là căn cứ quan trọng đến sự phân bố của thảm thực vật, điều kiện và khả năng sinh trưởng của cây trồng

- Ở đồng bằng sông Cửu Long: thể nền có thể chia làm 4 cấp: bùn loãng, bùn chặt, sét mềm, sét cứng

- Ở Cà Mau (đối với các loài TVNM nói chung):

Sự thay đổi một cách nhanh chóng của các nhân tố môi trường ở vùng cửa

sông, ven biển do hoạt động của thủy triều và lượng sông khiến cho đất bồi nhanh hoặc bị xói lở đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố các loài lập quần và có sự thay thế loài này bằng loài khác

Ở các quần xã thực vật nội địa, diễn thế xảy ra hai hướng tiến hóa và thoái hóa trong điều kiện môi trường khác nhau Còn đối với các quần xã TVNM thì nhiều khi hai quá trình lại nối tiếp xảy ra trên cùng một nơi

Môi trường bãi triều có các cây tiên phong cố định đất, giữ phù sa và trầm tích lại, đất bùn ngày càng chặt hơn, độ ngập triều giảm, lượng nước ngọt được tăng cường đã tạo điều kiện cho các loài đến sau sinh trưởng thuận lợi hơn quần xã trước

đó Nhưng đến một mức phát triển nhất định lại nảy sinh sự cạnh tranh về thức ăn, ánh sáng, nên những loài đến trước yếu hơn sẽ bị tiêu diệt để cho các loài ưu thế phát triển Do đó mà ở các giai đoạn ổn định về sau các quần xã sẽ đơn giản hơn về thành phần loài và cấu trúc quần xã

Trong giai đoạn cuối, khi nước không còn ngập nước triều bùn khô, pyrit bị ôxy hóa thành đất axit sunphat thì diễn thế chuyển sang dạng thoái hóa do môi trường đã thay đổi không phù hợp với cây ngập mặn nữa

Phía sau của diễn thế đó có thể là một vùng thấp trũng ngấm nước mặn với thảm cỏ một vùng đất mặn hoang hóa, một rừng núi đá vôi, rừng nội địa, rừng cây

họ dầu (Dipterocarpaceae) tùy theo vị trí địa hình, bắt đầu chuyển sang một thảm

Trang 34

thực vật khác không giống tính chất của RNM [28]

1.2.4 Chức năng, vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn

HST RNM đóng vai trò to lớn trong việc bảo vệ, phát triển tài nguyên và môi trường cửa sông, ven biển phục vụ cho KT-XH và cộng đồng thể hiện qua các chức năng và dịch vụ như: Cung cấp O2 và hấp thụ CO2 cải thiện điều kiện khí hậu khu vực như các loại rừng khác; Tích luỹ cacbon; Cung cấp thức ăn, nơi sinh đẻ, nuôi dưỡng con non và là vườn ươm cho các loài thủy sản ven biển, nơi ở cho các loài chim di cư; Góp phần giảm thiểu tác hại của gió, bão, nước biển dâng và sóng thần; Làm tăng lượng bồi tụ trầm tích, mở rộng đất đai bờ cõi; Lọc nước và hấp thụ các chất độc hại, ô nhiễm vùng cửa sông ven biển; Lưu giữ nguồn gen; Cung cấp phương tiện thông tin cho nghiên cứu, giáo dục và đào tạo, giữ gìn bản sắc văn hoá

và tín ngưỡng; Du lịch và các dịch vụ khác

1.2.4.1 Trực tiếp cung cấp các tài nguyên của rừng

Tài nguyên lâm nghiệp:

RNM cung cấp cho nhân dân địa phương những nhu cầu cần thiết hàng ngày như gỗ xây dựng, lá lợp nhà, thực phẩm, dược phẩm, chất đốt, thức ăn gia súc,… Trong số các loài cây ngập mặn đã được điều tra ở Việt Nam, nguời ta chia ra các nhóm sau: [34]

Nhóm cây cho gỗ, than, củi: gồm 30 loài cây, cho gỗ giá trị nhất là đước đôi,

gỗ đước có thể phục vụ cho xây dựng, sản xuất giấy,… cây RNM còn là nguồn cung cấp than củi quan trọng, nhiều loại than cho nhiệt lượng cao

Nhóm cây cho tanin gồm 6 loài: lượng tanin ở vỏ cây ngập mặn khá cao, chất lượng tốt Tanin dược dùng trong công nghiệp thuộc da, nhuộm vải, làm keo dán, thuốc chữa bệnh,… Tanin được chiết xuất từ vỏ các loài cây như đước, trang,

sú, vẹt,…

Nhóm cây làm phân xanh, cải tạo đất gồm 14 loài: một số loài cây ngập mặn cung cấp phần thân và lá làm nguyên liệu ủ phân xanh nhƣ cây mắm, trang,… do chúng có hàm lượng đạm, muối, Iot cao, làm phân bón cho cây vừa tốt, lại ít sâu bệnh và nấm

Nhóm cây cây làm thuốc chữa bệnh gồm 20 loài: Nhiều loài cây ngập mặn

là những cây thuốc dân gian chữa các bệnh thông thường như: chất tanin ở vỏ đước, dâng chữa bỏng; lá và rễ cây dà vôi chữa sốt rét; ô rô chữa thấp khớp; chồi và rễ

Trang 35

non của dừa nước chữa bệnh mụn nhọt, đau răng, đau đầu… 9 loài cây chủ thả cánh kiến như tràm, đước,

Nhóm cây cho mật nuôi ong gồm 21 loài như các loài mắm, sú, vẹt, đước, chàm, trang,… Trong các sản phẩm nông nghiệp, RNM đem lại nguồn mật ong rừng có giá trị kinh tế cao Các loài cây ở RNM ra hoa xen kẽ nhau nên quanh năm đều có hoa thu hút các đàn ong mật, do tính đa dạng của các loài hoa nên mật ong RNM rất quý Nghề nuôi ong trong RNM là một hoạt động sản xuất tương đối đơn giản, không làm ảnh hưởng đến môi trường, ngược lại còn làm tăng năng suất cây rừng nhờ quá trình thụ phấn hoa của ong nên rất được quan tâm và khuyến khích Loài cây dừa nước cho nhựa để sản xuất đường, rượu, lá lợp nhà

Nhóm cây làm thức ăn vật nuôi gồm 10 loài: lá cây RNM chứa nhiều đạm là nguồn thức ăn tốt cho vật nuôi Nếu biết khai thác hợp lý và chế biến tốt thì chúng

sẽ là nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn khô giàu dinh dưỡng cho cả gia súc, gia cầm và tôm cá nuôi lồng bè

Tài nguyên động vật:

RNM vừa cung cấp thức ăn trực tiếp (mùn, bã hữu cơ, lá, quả, ), vừa cung cấp gián tiếp qua quần xã động - thực vật làm thức ăn cho các loài lớn hơn Vì vậy, thành phần hệ động vật trong RNM rất phong phú

Hải sản: HST RNM được coi là HST có năng suất sinh học rất cao, đặc biệt

là nguồn lợi thủy sản Kết quả điều tra cho thấy trong RNM nước ta có tới 80 loài giáp xác như tôm, cua, còng, cáy,… hơn 160 loài thân mềm như ngao, sò, ốc, điệp, ngán, vạng,… và khoảng 250 loài cá có giá trị khai thác khác

Động vật trên cạn: RNM là môi trường trú ẩn và cung cấp nguồn thức ăn phong phú nên có rất nhiều loài động vật quý sinh sống như cá sấu, rái cá, trăn, rắn,

kì đà, khỉ, Ngoài ra, RNM còn là nơi thu hút nhiều loài chim nước, chim di cư và các loài dơi quạ tạo thành các vườn chim, sân chim lớn với hàng vạn chim non và dơi trong mùa sinh sản

1.2.4.2 Vai trò đối với môi trường sống, khí hậu, phát triển kinh tế

Vai trò của RNM đối với môi trường, khí hậu:

RNM góp phần mở rộng đất liền và chống thiên tai, xói lở: Sự phát triển của RNM và mở rộng diện tích đất bồi là hai quá trình luôn luôn đi kèm nhau trừ một số

Trang 36

trường hợp đặc biệt Nhìn chung, những bãi bồi có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, có nguồn giống và được bảo vệ đều có cây ngập mặn

Rễ cây RNM, đặc biệt là hệ thống rễ ở những rừng mọc dày đặc ngăn chặn hiệu quả hoạt động công phá bờ biển của sóng, tăng cường khả năng lắng đọng trầm tích, làm cho nền đất được nâng cao dần lên và hình thành nên những bãi bồi mới Nhờ đó đất liền được lấn dần ra biển

Hạn chế xâm nhập mặn: Khi có RNM, quá trình xâm nhập mặn diễn ra chậm

và phạm vi hẹp; hệ thống rễ dày đặc cùng với thân cây đã làm giảm tốc độ dòng triều, tán cây hạn chế tốc độ gió Khi mất rừng, dòng triều và gió đông bắc đưa nước mặn vào sâu kèm theo sóng đã gây ra xói lở bờ sông và chân đê Mặt khác, nước mặn

sẽ thẩm thấu qua thân đê vào đồng ruộng, tình trạng thiếu nước ngọt ảnh hưởng đến sản xuất và sử dụng trong sinh hoạt (Phan Nguyên Hồng, 1997)

RNM làm giảm thiểu tác hại của sóng, bão, lụt: Các dải RNM phòng hộ ven biển đã có tác dụng rất lớn trong việc làm giảm thiểu tác hại của sóng do bão gây nên, nhờ thế đã bảo vệ được các đê biển trong các cơn bão lớn, qua đó tài sản và sinh mạng của cộng đồng ven biển cũng được bảo vệ an toàn [34]

Điều hòa khí hậu: RNM có tác dụng to lớn trong việc điều hòa khí hậu trong vùng Về mùa hè, các cây thoát hơi nước nhiều làm tăng độ ẩm không khí, giảm nhiệt độ giúp khí hậu mát mẻ do đó làm tăng lượng mưa ở khu vực RNM còn được

ví như một nhà máy lọc sinh học khổng lồ, không chỉ hấp thụ CO2 do hoạt động công nghiệp và sinh hoạt thải ra, còn sinh ra một lượng O2 rất lớn trong quá trình quang hợp làm cho bầu không khí xung quanh khu vực thêm trong lành [34]

Tác dụng phân hủy chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cửa sông, ven biển RNM là nơi lưu giữ và phân huỷ các chất thải kể cả các hợp chất hữu cơ khó phân huỷ từ nội địa chuyển ra, các chất ô nhiểm ven biển, như dầu mỏ Nhờ các vi sinh vật mà các chất này trở thành chất dinh dưỡng cho nhiều sinh vật khác và môi trường được trong sạch Khả năng sinh kháng sinh của nhiều loài vi khuẩn, nấm men, đặc biệt là nấm sợi có hoạt tính kháng sinh mạnh có tác dụng ức chế các VSV gây bệnh cho động, thực vật, làm sạch môi trường bị ô nhiễm ven biển Trong đất RNM có vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt) tạo ra protein tinh thể độc có khả năng tiêu trừ đặc hiệu một số loài côn trùng gây hại cho người và động thực vật như các loài sâu róm, sâu tơ, bọ nẹt, ấu trùng muỗi, sốt rét và sốt xuất huyết

Trang 37

Vai trò của RNM đối với phát triển kinh tế:

RNM là nơi nuôi trồng, cung cấp thức ăn cho các loài thủy hải sản: RNM góp phần duy trì nguồn dinh dưỡng giàu có đảm bảo cho sự phát triển của các loài sinh vật Ngoài các chất thải bã, xác chết của các loài động vật, lượng rơi rụng của bản thân cây rừng là nguồn thức ăn nuôi sống các loài hải sản vốn rất đa dạng và phong phú trong RNM như tôm, cua, cá, ngao, sò,

RNM là môi trường nuôi trồng thủy sản như ngao, tôm, cua, cá Với đặc tính lên xuống của thủy triều, người dân nuôi trồng hải sản tại RNM, RNM chính là môi trường tốt nhất cho các loài hải sản phát triển

RNM là nguồn cung cấp con giống cho việc nuôi trồng thủy hải sản: với nguồn thức ăn phong phú và nhiều chỗ trú ẩn, RNM là môi trường sống và sinh sản của rất nhiều loài hải sản quý như tôm, cua, ngao, sò, Vì thế, đây là nơi khai thác con giống với số lượng lớn cho các khu nuôi trồng thủy sản

Du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học: HST phong phú và đa dạng, RNM

có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu khoa học và giảng dạy Tại Việt Nam, những năm gần đây khách du lịch có xu hướng tìm đến nghiên cứu, tham quan các khu RNM nên nguồn lợi ngành du lịch cũng được tăng lên, giúp tăng việc làm, thu nhập của người dân quanh khu vực

1.3 Bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng

1.3.1 Khái niệm, đặc trưng của cộng đồng

1.3.1.1 Các khái niệm

Khái niệm: Cộng đồng được dùng trong quản lý rừng là cộng đồng dân cư thôn Tại Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã định nghĩa “Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương”

Khái niệm về quản lý rừng dựa vào cộng đồng: Quản lý rừng nói chung và Quản lý RNM nói riêng dựa vào cộng đồng là hình thức cộng đồng tham gia quản

lý các khu rừng không thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu chung của họ mà thuộc quyền quản lý, sử dụng sở hữu của các thành phần kinh tế khác nhưng có quan hệ trực tiếp đến đời sống, đến việc làm, thu hoạch sản phẩm, thu nhập hay các lợi ích khác của cộng đồng Hình thức này có thể chia thành hai đối tượng:

Trang 38

Rừng của hộ gia đình, cá nhân là thành viên trong cộng đồng Cộng đồng tham gia quản lý với tính chất hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ lợi ích cùng nhau trên cơ sở tự nguyện (tạo thêm sức mạnh để bảo vệ rừng, hỗ trợ hoặc đổi công cho nhau trong các hoạt động lâm nghiệp…) [27]

Rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của các tổ chức nhà nước (các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các lâm trường, công ty lâm nghiệp nhà nước, các trạm trại…) và các tổ chức tư nhân khác Cộng đồng tham gia các hoạt động lâm nghiệp như bảo vệ, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, phục hồi rừng, trồng rừng với tư cách là người làm thuê thông qua các hợp đồng khoán và hưởng lợi theo các cam kết trong hợp đồng

1.3.1.2 Mục đích quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng

Mục đích quản lý RNM dựa vào cộng đồng là bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với BĐKH và tạo thu nhập từ nguồn lợi thủy hải sản, cụ thể: chắn sóng, chắn gió và bão tố, hấp thụ các bon, cố định phù sa, tăng nguồn lợi thủy hải sản dưới tán rừng; bảo vệ đời sống, KT-XH của cộng đồng dân cư ven biển, như vậy mục đích không phải là sản xuất hàng hoá lâm sản để bán trên thị trường [27]

1.3.1.3 Đặc điểm quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng

- Người dân (cộng đồng) giữ vai trò trung tâm, họ vừa là nhân tố hành động vừa là người hưởng lợi, các nhà chuyên môn chỉ đóng vai trò tư Hướng dẫn kỹ thuật trồng mới và trồng bổ sung 3 loài cây ngập mặn, không có vai trò thực hiện và chịu trách nhiệm [27]

- Sự tham gia của cộng đồng ngay từ những bước ban đầu của quá trình lập

kế hoạch và ra quyết định cho tới khi thực thi công tác quản lý RNM

- Cộng đồng ra các quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định quản lý rừng

- Cộng đồng tự chịu trách nhiệm về thu chi, sự may rủi và hưởng lợi ích từ rừng theo quy định của pháp luật và theo quy ước/hương ước của cộng đồng

- Sử dụng nguồn lao động hiện có của cộng đồng là chủ yếu kết hợp với sự giúp

đỡ tài chính của Nhà nước và các Tổ chức phi chính phủ trong nước và ngoài nước

- Hoạt động quản lý rừng tương đối linh họat, chủ yếu tập trung vào việc bảo

vệ, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng

Trang 39

1.3.1.4 Một số tiêu chí của mô hình quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng

Được cấp có thẩm quyền giao khoán quản lý RNM cho cộng đồng bằng Quyết định và Hợp đồng theo quy định hiện hành (Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để xác lập việc quản lý RNM dựa vào cộng đồng) Quyết định giao khoán hoặc Hợp đồng giao khoán có các điều khoản quy định rõ quyền lợi, trách nhiện giữa chủ rừng với cộng đồng trong đó hai bên thống nhất việc quy định mức

độ hưởng lợi theo quy định hiện hành khi diện tích RNM dựa vào cộng đồng quản

lý cho lợi ích

Đáp ứng các yêu cầu của cộng đồng về Phòng chống thiên tai, ứng phó với BĐKH, đảm bảo môi trường sinh thái và xã hội Cộng đồng được hưởng thành quả lao động trên diện tích đất, diện tích rừng được giao

Sử dụng các nguồn lực sẵn có của cộng đồng kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước như: Sử dụng nguồn lao động của chính cộng đồng để bảo vệ và phát triển RNM Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ để tăng cường sự tham gia của người dân vào quản lý rừng như tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ thông qua khuyến nông, khuyến lâm, tiền khoán quản lý bảo vệ rừng hàng năm và chi trả dịch vụ môi trường rừng (nếu có)

Có quy ước/hương ước với sự tham gia của toàn thể cộng đồng và Hướng dẫn kỹ thuật trồng mới và trồng bổ sung 3 loài cây ngập mặn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt: Mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về quản lý rừng nhưng quy ước/ hương ước của thôn cũng có tác dụng quan trọng Cộng đồng muốn quản lý được rừng phải dựa vào pháp luật của Nhà nước, nhu cầu của cộng đồng, trình độ dân trí để soạn thảo và ban hành quy ước/hương ước quản lý và bảo vệ rừng Nội dung quy ước/hương ước quy định quyền lợi và nghĩa vụ của mọi thành viên cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển rừng; tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên của cộng đồng trong quá trình bảo vệ và phát triển rừng Có thể nói, quy ước/hương ước quản lý và bảo vệ RNM là một trong những tiêu chí quan trọng để xác nhận khu RNM ở địa phương đã được cộng đồng quản lý

Có hình thức tổ chức quản lý rừng linh hoạt, mềm dẻo Tổ chức sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng trên tinh thần tự nguyện, hưởng lợi lâu dài; hình thức tổ chức và quản lý đa dạng, linh hoạt và mềm dẻo Có thể áp dụng các hình thức tổ chức quản lý rừng để thu hút mọi nguồn lực sẵn có ở cộng đồng như: thành

Trang 40

lập tổ chuyên trách bảo vệ rừng, các hộ gia đình trong cộng đồng luân phiên tuần tra rừng hoặc huy động các tổ chức đoàn thể cấp cộng đồng tham gia bảo vệ rừng [27]

1.3.2 Quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng

Quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng (CBCRM) là chiến lược toàn diện nhằm xác định những vấn đề mang tính nhiều mặt ảnh hưởng đến môi trường ven biển thông qua sự tham gia tích cực và có ý nghĩa của những cộng đồng ven biển

Thuật ngữ “Dựa vào cộng đồng” là một nguyên tắc mà những người sử dụng tài nguyên cũng phải là người quản lý hợp pháp đối với nguồn tài nguyên đó

Quản lý bảo tồn tài nguyên dựa vào cộng đồng là quá trình quản lý tài nguyên do những người phụ thuộc vào nguồn tài nguyên đề xướng Quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng là chiến lược toàn diện, nhằm xác định những vấn đề mang tính chất nhiều mặt, ảnh hưởng đến môi trường ven biển, thông qua sự tham gia tích cực và có ý nghĩa của cộng đồng ven biển Quản lý bảo tồn tài nguyên dựa vào cộng đồng cũng là một quá trình, mà qua đó những cộng đồng ven biển được tăng quyền lực về chính trị và kinh tế để họ có thể đòi hỏi và giành được quyền kiểm, soát quản lý và tiếp cận một cách hợp pháp đối với nguồn tài nguyên ven biển của họ Sự vận động nhằm khởi xướng một vấn đề như thế tốt hơn hết phải được bắt đầu từ bản thân cộng đồng Tuy nhiên, do yếu về quyền lực nên hầu hết các cộng đồng đều thiếu khả năng tự khởi xướng quá trình thay đổi

Quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng cần phải đảm bảo các thành tố: (i) cải thiện quyền hưởng dụng các nguồn tài nguyên; (ii) xây dựng nguồn nhân lực; (iii) bảo vệ môi trường; và (iv) phát triển sinh kế bền vững [6]

1.3.3 Vai trò của cộng đồng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học rừng ngập mặn

1.3.3.1 Vai trò của cộng đồng trong việc khai thác bền vững rừng ngập mặn

Trong các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đã xác định vai trò quan trọng của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường: Chỉ thị số 36/CT-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 25/6/1998, Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg, ngày 3/12/2003 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và quyết định số 22/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Tư vấn, phản biện và giám định xã hội” [29]

Ngày đăng: 04/08/2024, 09:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Thị Kim Cúc, Trần Văn Đạt, 2012. Nghiên cứu khả năng thích ứng của hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển dưới tác động của nước biển dâng nghiên cứu ở đồng bằng sông Hồng. Khoa học kĩ thuật thủy lợi và môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng thích ứng của hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển dưới tác động của nước biển dâng nghiên cứu ở đồng bằng sông Hồng
4. Cục thống kê thị xã Ninh Hòa, 2022. Báo cáo Kinh tế xã hội UBND thị xã Ninh Hòa 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Kinh tế xã hội UBND thị xã Ninh Hòa
5. Nguyễn Văn Cường, 2015. Đánh giá tính đa dạng sinh học thực vật hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh làm cơ sở khoa học cho sử dụng hợp lí và phát triển bền vững, luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường, Trường đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tính đa dạng sinh học thực vật hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh làm cơ sở khoa học cho sử dụng hợp lí và phát triển bền vững
7. Lê Diên Dực, 2000. Các phương pháp tham gia trong quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng. NXB Nông nghiệp, tập 1, tr 15-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp tham gia trong quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
10. Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Văn Quỳnh Bôi, 2011. Hiện trạng nuôi bè tại vùng biển thôn Tân Thành, xã Ninh Ích, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Tạp chí khoa học công nghệ thủy sản, Trường Đại Học Nha Trang, Số 3/2011, trang 12 - 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng nuôi bè tại vùng biển thôn Tân Thành, xã Ninh Ích, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
11. Bùi Ngọc Hiếu, 2014. Đánh giá hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, phân tích nguyên nhân biến động và đề xuất biện pháp bảo vệ luận văn Thạc sĩ khoa học môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, phân tích nguyên nhân biến động và đề xuất biện pháp bảo vệ
12. Nguyễn Xuân Hòa, Nguyễn Nhật Như Thủy Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học &amp; Công nghệ Việt Nam, 2014. Hiện trạng và xu thế biến động của rừng ngập mặn và thảm cỏ biển ở vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa.Tuyển tập nghiên cứu biển Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng và xu thế biến động của rừng ngập mặn và thảm cỏ biển ở vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa
13. Nguyễn Xuân Hòa, Nguyễn Nhật Như Thủy Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học &amp; Công nghệ Việt Nam, 2015. Hiện trạng và xu thế biến động của rừng ngập mặn và thảm cỏ biển ở vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Tuyển tập nghiên cứu biển Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng và xu thế biến động của rừng ngập mặn và thảm cỏ biển ở vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
14. Nguyễn Xuân Hòa và cs., 2009. Điều tra, thống kê diện tích, thành phần loài, đánh giá hiện trạng phân bố hệ sinh thái rừng ngập mặn, thảm cỏ biển và vai trò của chúng đối với kinh tế - xã hội, môi trường ở vùng biển ven bờ Khánh Hòa - Đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng bền vững. Báo cáo Đề án môi trường tỉnh Khánh Hòa. 121 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra, thống kê diện tích, thành phần loài, đánh giá hiện trạng phân bố hệ sinh thái rừng ngập mặn, thảm cỏ biển và vai trò của chúng đối với kinh tế - xã hội, môi trường ở vùng biển ven bờ Khánh Hòa - Đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng bền vững
15. Phan Văn Hoàng (người dịch). Cấu trúc, chức năng và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn Hiệp hội Hệ Sinh thái Rừng ngập mặn Quốc tế (ISME), Khoa Nông nghiệp trường Đại học Ryukyus, 1 Senbaru, Nishihara, Okinawa, 903-0129 Nhật Bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc, chức năng và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn
19. Lê Công Khanh (1986), Rừng nước mặn và rừng nhiệt đới trên đất chua phèn, thành phố Hồ Chí Minh. Nxb thành Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rừng nước mặn và rừng nhiệt đới trên đất chua phèn, thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Lê Công Khanh
Nhà XB: Nxb thành Hồ Chí Minh
Năm: 1986
21. Ngô Đình Quế, Võ Đại Hải (2012), Xây dựng rừng phòng hộ ngập mặn ven biển thực trạng và giải pháp. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng rừng phòng hộ ngập mặn ven biển thực trạng và giải pháp
Tác giả: Ngô Đình Quế, Võ Đại Hải
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2012
22. Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình (2010), Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp Việt Nam
Tác giả: Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2010
25. Tống Phước Hoàng Sơn, 2008. Điều tra hiện trạng phân bố rạn san hô vùng biển ven bờ Khánh Hòa lam cơ sở quy hoạch, bảo vệ, phục hồi và sử dụng bền vững. Viện Hải dương học. Báo cáo tổng kết đề tài, 162 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra hiện trạng phân bố rạn san hô vùng biển ven bờ Khánh Hòa lam cơ sở quy hoạch, bảo vệ, phục hồi và sử dụng bền vững
26. Phạm Văn Ngọt và tgk, 2012. Vai trò của rừng ngập mặn ven biển Việt Nam, tạp chí Khoa học ĐHSP TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của rừng ngập mặn ven biển Việt Nam
28. Đặng Ngọc Thanh, Biển Đông - tập IV, Sinh vật và sinh thái biển. Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biển Đông - tập IV, Sinh vật và sinh thái biển
30. Nguyễn Chí Thời, Nguyễn Thị Mai Anh, Nguyễn Ngọc Lâm, Đoàn Như Hải, Hồ Văn Thệ, 2011. Biến động thực vật phù du tại mặt cắt Nha Phu, Bình Cang, Khánh Hòa các năm 2009-2010, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Khoa học và Công nghệ biển toàn quốc lần V, quyển 4: 232-238 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến động thực vật phù du tại mặt cắt Nha Phu, Bình Cang, Khánh Hòa các năm 2009-2010
31. Hoàng Văn Thơi (2013), Nghiên cứu thành phần và phân bố cây ngập mặn làm cơ sở chọn loài gây trồng trên nền đá, sỏi, san hô bán ngập triều tại Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu. Tạp Chí Khoa học Lâm nghiệp, số 3, 2013, tr 2861-2869 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thành phần và phân bố cây ngập mặn làm cơ sở chọn loài gây trồng trên nền đá, sỏi, san hô bán ngập triều tại Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu
Tác giả: Hoàng Văn Thơi
Năm: 2013
32. Phạm Thu Thủy, Vũ Tấn Phương, Phạm Đức Chiến, Đào Lê Huyền Trang, Nguyễn Văn Trường, Hoàng Nguyễn Việt Hoa, Hoàng Tuấn Long, Đào Thị Linh Chi, Nguyễn Đình Tiến, 2019, Báo cáo chuyên đề: Cơ hội và thách thức đối với quản lý rừng ngập mặn tại Việt Nam Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chuyên đề: Cơ hội và thách thức đối với quản lý rừng ngập mặn tại Việt Nam
42. thuysanvietnam.com.vn/dam-nha- phu-ban-khoan-kho-giai-article-2496.tsvn 43. https://www.unesco.org/en/days/mangrove-ecosystem-conservation (Truy cậpngày 10/10/2023) Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w