Quan lý rừng dựa vào cộng đồng dân cư; khuyến khích, lồng ghép sự tham gia trong công tác quản lý, bảo vệ rừng của các cộng đồng dân cư, các bên liên quan trực tiếp, hưởng lợi từ rừng đã
Trang 1TRUONG DAI HỌC KINH TE QUOC DÂN KHOA BAT DONG SAN & KINH TE TAI NGUYEN
DE TAI:
NGHIEN CUU KHA NANG TANG CUONG CONG TAC QUAN LY BAO VE RUNG DUA VAO CONG DONG DAN CU TAI KHU RUNG
PA COP, XÃ VAN HO, HUYỆN VAN HO, TINH SON LA
Giáo viên hướng dẫn : GS TS Hoang Việt
Họ tên sinh viên : Pham Hương Mai
Mã sinh viên : 11163319
Chuyén nganh : Kinh tế tài nguyên
Lớp : Kinh tế tài nguyên
Hệ : - Chính quy
Hà Nội, tháng 5 năm 2020
Trang 2Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Hoàng Việt
LỜI CẢM ƠN
Sau bốn năm học tập và rèn luyện trên giảng đường tại ngành học Kinh tế tàinguyên, Khoa Bat động sản và Kinh tế tài nguyên, trường Dai học Kinh tế Quốcdân, cũng như sau quá trình đi thực địa môn học, thực tập, để hoàn thành chươngtrình học bậc Cử nhân tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng tang cườngcông tác quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng dân cư tại khu rừng Pa Cốp,
xã Vân Hồ, huyện Vân Hò, tinh Sơn La”
Đề hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm,chia sẻ và giúp đỡ từ phía các thầy cô tại Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên,
cơ quan thực tập và Chính quyền và người dân tại xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh
Sơn La.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến GS TS Hoàng Việt, thầy đang côngtác và giảng dạy tại Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên đã hướng dẫn, traođổi và giúp đỡ tôi trong quá trình làn luận văn tốt nghiệp; giái đáp những vướngmắc trong quá trình triển khai ý tưởng, hình thành khung nội dung và hoàn thiệnluận văn tố nghiệp
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm Con người và Thiên nhiên(PanNature) — cơ sở tôi đã hoàn thành quá trình thực tập; gửi lời cảm ơn sâu sắc đếncác anh chị Cán bộ Trung tâm cũng như các anh chị Cán bộ tại Phòng Truyền thông
và phòng Quản trị tài nguyên đã trực tiếp chia sẻ và giúp đỡ tôi trong quá trình tìmkiếm thông tin, điều tra cho luận văn
Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến Chính quyền và người dân tại xã Vân Hồ, huyệnVân Hồ, tỉnh Sơn La đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm kiếm, thu thập thông tin,trao đổi học hỏi và chia sẻ tại địa phương
Mặc dù đã có nhiều cố găng trong quá trình thực hiện luận văn, tuy nhiên vẫnkhông thê tránh khỏi những sai sót Rất mong nhận được ý kiến đóng góp và chia sẻcủa thầy cô và các bạn sinh viên dé khóa luận này được hoàn thiên hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2020
Sinh viên Phạm Hương Mai
SVTH: Phạm Hương Mai MSV: 11163319
Trang 3Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Hoàng Việt
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦUU 2< es©+seoEEAeESEAAEStAeetrkreporareeorreseie 1
1.1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài -2¿-s-©2222x+22x2EEE2E22EEEEEEEEEEkcrrkrrrres |
1.2 Muc dich nghién UU 3
1.3 Y nghia khoa hoc va thuc I0 3
1.3.1 Ý nghĩa khoa HỌC 5s-©5e+E£+EE‡EESEEEEEEEEEEEEE2121121121211211 1121 xe 31.3.2 Ý nghĩa thực tiỄN 55c Set CT2 E2 EEE22121211211.1121.1.11 te 3CHUONG II: MỤC TIEU, NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1 Mục tiêu nghién CỨU - 1xx 93191 TH TH HH ng nh nh nh nà nưệt 52.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2-22 2++++£E+£E2EE£EEerxerkerrxrrkerxee 52.2.1 Đối tượng NQNIEN CÚI - 55-5: SSS£+ESESEEEEEEEEEE 2121211111111 52.2.2 Pham vì NQhién CỨIH - c1 HH ng 5 2.3 NOi dung 5i CU 5 2.4 Phương pháp nghién CỨU - - - S5 131391119111 91119911 81v HH ng rry 6
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ Cấp -: eccz©cse©ccvcxscssrxesseee 6
2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ CAP -5-©52©c2+ce+ctecee+errsersee 62.4.3 Phương pháp xử lý số liỆM 2+©52-52SESESE‡EEEEEEEEEEEEEEEEkerkrrrrrrkerkee 7
CHUONG III: TONG QUAN TÀI LIEU NGHIÊN CỨU - 8
FWel l0 76 8
3.1 Các khái niệm cơ bảnn . - + 211111612231 1111 119531111 111992111 kg re 8
3.1.1 Khái niệm về rừng và tài nguyên rừng 2 ¿-+¿©c++cx++cx+zxee 8
3.1.2 Quan ly rừng và quan lý rừng bền VON oe eesessesseeseessessessessessesseeees 83.1.3 Khái niệm về cộng d6ng occeeceeccescessessesseessessessesscssessessessecsscssessessesssesnesseeses 9
3.1.4 Rừng cộng đồng (RCD) và QLRCĐ - 2-5252 222cc cEeEEerkerkerrrree 113.2 Cơ sở pháp lý và khuôn khô chính sách của QLRCĐ . - 13
SVTH: Phạm Hương Mai MSV: 11163319
Trang 4Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Hoàng Việt
B Co’ co) (0 000105085 15
3.3 Tình hình QLRCD trên thé giới -2-©2¿©2++22++£E+2EE+2ExtzExerxesrxrrrxees 15
3.4 Thực tiễn của mô hình QLRCD tại Việt Nam - 2 25+s+£z£szx+£zcs 17CHUONG IV: KET QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu rừng Pa Cốp - 23
4.1.1 Điều kiện tự nhiên - ¿- 2 s¿+2E2EE£EE£SEE2EEE2112711221211711 221211 cre 23
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hộii -¿-2¿ 52 22SE‡EEEE2EEEEEEEEEEEEEEEerrrrkrrei 254.2 Mô hình quản lý dựa vào cộng đồng tại khu rừng Pa Cốp - 30
4.2.1 Lịch sử giao đất, giao rừng tại khu vực Pa CỐp -¿-cs+csccccces 304.2.2 Hiện trạng quản lý rừng tại khu vực Pa COp -¿-2+cs+cs+cxces 324.2.3 Tổ chức hoạt động QL/B`VR -¿- 2 2 SEEESEEEEEEE12112112121 2121 xe 344.2.4 Sự tham gia của các bên trong công tác QLBV -. -s-<<s+<ssss+ 374.3 Phân tích hiệu quả của mô hình QLBVR dựa vào cộng đồng - 434.4 Những điểm mạnh, điểm yếu, ton tại của mô hình quản lý dựa vào cộng đồngcủa khu rừng Pa CỐP - ¿22 <SE92E2EEEEEEE1E7112112712717112112111111.211 111110 46
4.5 Ý kiến của các bên đối với đề xuất quản lý, bảo vệ rừng nghiêm ngặt hơn tại
khu vực Pa CỐp - 2 + t2 2EEEEEEEEE19115112112112111111111111111 11111111 te 514.6 Dé xuất giải pháp cải thiện công tác QLBVR tai khu vực Pa Cốp 53
4.6.1 Các nguyên tắc cần tuân thủ dé QLBVR hiệu qua - 534.6.2 Đề xuất giải pháp cải thiện công tác QLBVR tại khu vực Pa Cốp 56
CHƯƠNG V: KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, -°-s°s<ssecssessses 61
Trang 5Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Hoàng Việt
DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT
TNTN Tai nguyén thién nhién
BV&PTR Bao vệ va phát triển rừng
PCCC Phòng cháy chữa cháy
RĐD Rùng đặc dụng
DVMTR Dịch vụ môi trường rừng
RPH Rừng phòng hộ
TNMT Tài nguyên môi trường
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn
LSNG Lâm sản ngoài gỗ
KT-XH Kinh tế - xã hội
Trang 6Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Hoàng Việt
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng 1 Hình thức QLRCD của một số cộng đồng đồng bào dân tộc ít người vùng
Miền núi phía Bac -2 2-52 SE E2 1EE1E21121121171711211211 112111111 20
Bảng 2 Đặc điểm dân số tại các bản khu vực Pa Cốp ¬ 26
Bang 3 Cơ cau đất đai các thôn trong khu vực nghiên cứu - 28
Bảng 4 Lược sử Lâm nghiệp dai rừng Pa Cốp - -2-©5¿©cxz+cscs+scsz 3l Bảng 5 Hiện trạng quản lý rừng tại các bản - - - 55c + s+sseeeeeeereesere 32 Bảng 6 Công tác chi trả DVMTR tại khu vực rừng Pa Cốp -.- 33
Bang 7 Cơ cau tô chức và hoạt động QLBVR của Ban quan lý rừng tại các thôn 36
Bảng 8 Vai trò, quyền quyết định, mức độ tham gia của các bên liên quan 39
Bang 9 Mục đích, hình thức sử dung và trữ lượng một số LSNG tại Vân Hồ 44
Bảng 10 Phân tích sơ đồ SWOT đối với hoạt động QLBVR của khu vực Pa Cốp 46
Bảng 11 Ý kiến cộng đồng về đề xuất tăng cường QLBVR tại khu vực Pa Cốp 51
Bảng 12 Đề xuất quy định mới đối với hoạt động của các bên tham gia QLBVR 57 Hình 1 Bản đồ huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La 2- 2 2©52+££E+£x+zxezszse2 23 Hình 2 Sơ đồ quản lý và hoạt động của bản . ¿- ¿+52 +cccxscxsrxersrree 27 Hình 3 Các bên tham gia trong hoạt động QLBVR tại khu vực Pa Cốp Sky 34 Hình 4 Các bên tham gia trong quản lý rừng ở thôn Pa Cốp -. - 38
Hình 5 Các bên tham gia trong quản lý rừng ở thôn Hua Tat 38
Hình 6 Các bên tham gia trong quản lý rừng ở thôn Bó Nhàng 2 39
SVTH: Phạm Hương Mai MSV: 11163319
Trang 7Chuyên đề tốt nghiệp 1 GVHD: GS.TS Hoang Viét
CHUONG I: MO DAU
1.1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tai
Rừng - lá phổi xanh của trái đất, nơi sinh sống của hàng nghìn, hàng triệu loàiđộng thực vật đã và đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa, ngày một thu hẹp về mặtdiện tích Rất nhiều các khu rừng nguyên sinh đã biến mat, hoặc trở thành các khurừng nghèo kiệt, mật độ che phủ, chất lượng rừng bị giảm sút một cách trầm trọng
do những tác động của con người trong quá trình phát triển Trong nhiều thập kỷqua, tổng diện tích rừng của Việt Nam đã có nhiều biến động, trong đó rừng tự
nhiên — loại rừng có giá trị sinh thái cao nhất diện tích đã giảm đáng kê từ năm 1943đến nay, từ 14,3 triệu ha xuống còn 10,2 triệu ha năm 2015 (Tổng Cục Thống kê,2017) Sự bùng nỗ của dân số vào những năm nửa đầu thế ky XX và tiến trình phát
triển của xã hội loài người là những nguyên nhân chính day các khu rừng đến bên
bờ của sự suy thoái, và cũng đe dọa chính cuộc sống và sự tồn vong của loài người
khi mà tình trạng biến đối khí hậu ngày càng trở nên trầm trọng
Từ khi con người có nhận thức rõ ràng hơn về vai trò của rừng đối với hệ sinh
thái (HST), khí hậu, môi trường và đặc biệt đối với cuộc sống của con người, rấtnhiều các biện pháp, chính sách, hiệp định, sáng kiến đã được các quốc gia triểnkhai, thực hiện nhằm đối phó với nạn phá rừng, khai thác rừng bừa bãi Quản lý vàquản trị rừng bền vững đã và đang trở thành vấn đề được chính phủ các nước quantâm và hướng đến dé bảo vệ rừng, đất rừng và HST rừng (PanNature, 2018) Quan
lý rừng dựa vào cộng đồng dân cư; khuyến khích, lồng ghép sự tham gia trong công
tác quản lý, bảo vệ rừng của các cộng đồng dân cư, các bên liên quan trực tiếp,
hưởng lợi từ rừng đã được áp dụng và cho thấy những hiệu quả vượt trội so với các
mô hình quản lý truyền thống - dựa vào lực lượng cán bộ kiểm lâm, các cơ quanchức năng Mô hình này đã và vẫn đang thu hút sự quan tâm của các cấp chínhquyền từ trung ương đến địa phương, và một thực tế chỉ ra rang cộng đồng sống gắn
bó với rừng họ đúc kết cho mình những kiến thức bản địa những luật tục truyềnthống trong quản lý sử dụng rừng bền vững Đây là một mô hình quản lý đã pháttriển và trở nên phô biến ở Việt Nam trong một thời gian dài và được coi là một giảipháp hữu hiệu đến thời điểm hiện tại trong quản lý, bảo vệ, khôi phục và phát triểnrừng do có tính khả thi về mặt kinh tế - xã hội (KT-XH) và văn hóa, phù hợp với tập
quán sản xuât truyén thong của nhiêu cộng đông dân tộc tại các khu vực miên núi
SVTH: Phạm Hương Mai MSV: 11163319
Trang 8Chuyên đề tốt nghiệp 2 GVHD: GS.TS Hoàng Việt
của Việt Nam — nơi người dân van sinh sống, canh tác, thực hiện các giá trị truyềnthống dựa vào rừng
Người dân tộc Mông nơi núi rừng Tây Bắc là một trong những cộng đồng dân
tộc lâu đời, giàu truyền thống văn hóa đã và vẫn đang sinh sống dưới những tán
rừng, tôn thờ, trân trọng những giá trị rừng núi đem lại cho cuộc sống của họ Cộngđồng dân tộc Mông tại khu rừng Pa Cốp, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La làmột trong những ví dụ điển hình của một cộng đồng giàu truyền thống văn hóa gắnvới rừng và tôn trọng rừng, họ luôn ý thức được tầm quan trọng của khu rừng PaCốp, tất cả các thế hệ từ già đến trẻ đều nhất mực tuân thủ quy ước, luật tục, hươngước của cộng đồng về việc săn ban, khai thác trong các khu rừng Nhờ vậy, khurừng Pa Cốp đến hiện nay vẫn là khu rừng tự nhiên chứa đựng một HST khá đadạng, phong phú với giá trị DDSH tương đối cao, vẫn duy trì được nhiều loài động
thực vật quý hiếm như: bách xanh, thông pà cò, nghiền, táu, Đặc biệt hơn, khu
rừng còn là mái nhà của một đàn vượn khoảng mười cá thê đang sinh sống tự nhiên
— một dấu hiệu rất khả quan đối với các nhà bảo tồn, nhà động vật học trong nước
và quốc tế Tuy nhiên, sự phát triển KT-XH cũng như nhu cầu ngày một không lồcủa con người đã phá hủy HST, thu hẹp diện tích rừng, làm suy giảm chất lượngrừng và khu rừng Pa Cốp cũng không là ngoại lệ Phát triển cơ sở hạ tầng giaothông đường xá, canh tác và các hoạt động săn bắn, khai thác gỗ trái pháp luật đãvắt kiệt khu rừng già giàu có, đồng thời đe dọa, chia cắt, bó hẹp không gian sống
của dan vượn — một trong những loài quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt
chủng sinh sống tại nơi đây
Thực tế cho thay rang hình thức quản lý dựa vào cộng đồng thôn bản, songsong tôn tại hình thức quản lý theo nhóm hộ tại khu vực rừng Pa Cốp từ những năm
2000 đến nay vẫn chưa thật sự hoàn hảo và còn bộc lộ nhiều khuyết điểm, sự chênhlệch về trình độ, hiểu biết giữa các thôn ban dẫn đến tình trạng không đồng đềutrong công tác quản lý bảo vệ cho từng khu vực rừng, hay đâu đó còn tồn tại nhữngtranh chấp không đáng có trong hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ (LSNG) giữacác khu vực rừng quản lý hay tại khu vực giáp ranh Vấn đề đặt ra lúc này là làmthế nào dé bảo vệ khu rừng, bảo vệ và duy trì sự sống cho đàn vượn đang đứng
trước nguy cơ bị đe dọa và mối lo về vấn đề số lượng cá thê đàn không gia tăng và
đang có nguy cơ suy giảm trong nhiều năm liền Vậy liệu có cần cải thiện, nâng caocác cơ chế quản lý rừng của cộng đồng sẵn có, nâng cao hoạt động bảo vệ, bảo tồnrừng và năng lực quản lý của người dân dé hoạt động quản lý bảo vệ rừng (QLBVR)
SVTH: Phạm Hương Mai MSV: 11163319
Trang 9Chuyên đề tốt nghiệp 3 GVHD: GS.TS Hoàng Việt
trở nên hiệu quả, duy trì và cải thiện DDSH của khu rừng đồng thời nang cao sinh
kế cho người dân trong khu vực rừng Pa Cốp, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn
La Và nếu cải thiện mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại nơi đây thì phảilàm như thế nào; giải pháp nào cho van dé đang còn ton tại trong công tác quan lý?
Xuất phát từ những thực trạng còn đang tồn tại trong mô hình quản lý rừng
dựa vào cộng đồng tại khu rừng Pa Cốp nên trong chuyên đề tốt nghiệp này, tôi sẽthực hiện đề tài “Nghiên cứu khả năng tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng
dựa vào cộng đồng dân cư tại khu rừng Pa Cốp, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ,
tỉnh Sơn La”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý và bảo vệ rừng tại khu rừng Pa Côp,
xã Vân Hồ, huyện Vân H6, tinh Sơn La, nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội của khu vực xã Vân Hồ Từ đó, xác định và đề xuất những giải pháp cải thiệncông tác quan lý cho mô hình quan lý rừng cộng đồng (QLRCD) tại khu vực PaCốp, xã Vân Hồ
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài cung cấp kết quả hoạt động và góc khuất trong công tác QLBVR tại địabàn nghiên cứu, đồng thời đưa ra các giải pháp nâng cao, cải thiện một hình thứcquản lý phổ biến và có hiệu quả tương đối tốt tại Việt Nam, và bảo vệ được nguồngen của một số loài động thực vật quý hiếm còn tồn tại khu vực nghiên cứu, đặcbiệt là đàn vượn 10 cá thé đang sinh sống nơi đây
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần làm cơ sở hoàn thiện quản lý nguồn tàinguyên một cách bền vững, giúp các cơ quan tô chức có phương pháp tiếp cận quản
lý tổng hợp giải quyết vấn đề quản lý tài nguyên từ nhiều hướng khác nhau
- Kết quả nghiên cứu sẽ xác định được những thành công, những vấn đề đặt ravới thực tế quản lý rừng tự nhiên của cộng đồng từ đó sẽ có những kiến nghị dé cóhình thức quản lý phù hợp và phát triển bền vững
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ mô tả được các hoạt động quản lý và hiệu quả bảo vệquản lý rừng sau khi cộng đồng nhận quản lý, góp phần đề xuất kiến nghị khắc phụcnhững hạn chế và có hình thức quản lý phù hợp, đảm bảo mục tiêu phát triển rừng
SVTH: Phạm Hương Mai MSV: 11163319
Trang 10Chuyên đề tốt nghiệp 4 GVHD: GS.TS Hoàng Việt
bền vững
Đưa ra giải pháp quản lý, bảo vệ rừng dựa trên cơ sở kiến thức, phong tục, văn
hóa bản địa và cùng chia sẻ lợi ích của các bên tham gia; thúc day, cai thién sinh ké
của người dân trong khu vực nghiên cứu, giảm áp lực đến rừng và đảm bao quản lý
rừng bên vững.
SVTH: Phạm Hương Mai MSV: 11163319
Trang 11Chuyên đề tốt nghiệp 5 GVHD: GS.TS Hoàng Việt
CHUONG II: MỤC TIỂU, NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHAP
NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng mô hình quản lý rừng hiện tại của xã Vân Hồ, ưu nhượcđiểm của các cách thức quản lý hiện tại
- Xem xét những tác động trên nhiều mặt KT-XH, văn hóa, môi trường của
mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cũng như thuận lợi, khó khăn của mô hình nàytại khu rừng Pa Cốp; đề xuất giải pháp cải thiện cơ chế quản lý, nâng cao năng lựcquản lý của cộng đồng dân cu dé QLBVR hiệu quả, bền vững hơn
2.2 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
2.2.1 Đối twong nghiên cứu
- Điều kiện KT-XH, văn hóa xã hội của xã Vân Hồ
- Cơ chế quan lý, bảo vệ rừng tại khu vực rừng Pa Cốp, xã Vân Hà
- Kiến thức bản địa của cộng đồng, sự tham gia của các bên và thuận lợi, khó
khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng Pa Cốp
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu
Khu vực rừng Pa Côp trải rộng trên diện tích của bôn thôn, trong đó 3⁄4 thôn
thuộc xã Vân Hồ: Bó Nhàng 2, Pa Cốp, Hua Tạt và Mường An (xã Xuân Nha) Tuy nhiên, xã Mường An chỉ là khu vực giáp ranh với rừng Pa Cốp, nên phạm vi nghiên
cứu của đề tài chủ yếu thực hiện ở ba thôn của xã Vân Hồ
*Thời gian giao đất, giao rừng cho cộng đồng: Rừng tự nhiên Pa Cốp đượcgiao cho cộng đồng người dân thuộc 4 bản nghiên cứu quản lý từ năm 2000
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Điêu kiện tự nhiên, KT-XH của khu vực Pa Cop, xã Vân Hô, huyện Vân
H6, tinh Sơn La
- Hiện trạng công tác quản lý bảo vệ tài nguyên, môi trường rừng tại khu
Trang 12Chuyên đề tốt nghiệp 6 GVHD: GS.TS Hoàng Việt
= Hiéu quả KT-XH
" Hiệu quả môi trường
- Mối quan tâm, mức độ tham gia của các bên liên quan phối hợp trong công
tác bảo vệ tài nguyên rừng tại khu rừng Pa Cốp
- Những điểm mạnh, điểm yếu của công tác quản lý rừng dựa vào cộng đồng
tại khu rừng Pa Cốp
- Những tồn tại, mối đe dọa hiện hữu trong công tác QLBVR tại khu rừng Pa
Cép
- Dé xuất một số giải pháp cải thiện cho Ban quan lý bảo vệ rừng, chính quyền
và cộng đồng dân cư cũng như các tô chức, các bên liên quan trong công tác quan lý
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Các văn bản chính sách, chủ trương, nghị định của Nhà nước liên quan đêncông tác quản lý tài nguyên rừng bền vững và liên quan đến mô hình quản lý rừngdựa vào cộng đồng
- Thưc tiễn các nghiên cứu, mô hình và hoạt động quản lý rừng dựa và cộngđồng dân cư trên thé giới và tại Việt Nam
- Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, dân sinh, xã hội của xã Vân Hồ, huyệnVân Hỏ, tinh Son La
- Các văn bản pháp quy, quy chế, nghị định về quy hoạch sử dụng dat, giao đấtgiao rừng và công tác bảo vệ, phát triên rừng bên vững.
2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Dé thu thập được số liệu chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra nông thôncó sựtham gia (PRA) dé tìm hiểu những phong tục, tập quán, kiến thức và thé chế bảnđịa (hương ước, quy ước, luật tục của cộng đồng dân tộc) liên quan đến hoạt động
bảo tồn rừng và tài nguyên rừng; hiệu quả của công tác QLBVR dựa vào cộng đồng
dân cư.
Thực hiện phỏng van sâu đối với 01 cán bộ chính quyền xã và 01 cán bộ bankiểm lâm để thu thập thông tin mang tính chiều sâu và độ chính xác cao về tình hìnhQLBVR tại RCD Pa Cốp va khả năng tăng cường công tác này tại địa bàn nghiêncứu.
Mỗi thôn thực hiện thảo luận nhóm với các hộ gia đình (HGD) có thu nhập và
SVTH: Phạm Hương Mai MSV: 11163319
Trang 13Chuyên đề tốt nghiệp 7 GVHD: GS.TS Hoàng Việt
điều kiện hoàn cảnh khác nhau (hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo) Cụ thể:
e Bo Nhàng 2: 19 người, trong đó 12 nam, 7 nữ;
e Hua Tat: 15 người, trong đó 10 nam và 5 nữ;
e Pa Cốp: 19 người, trong đó 10 nam và 9 nữ
Các HGĐ tham gia sẽ chia thành hai nhóm thảo luận, đảm bảo trong mỗi
nhóm đều có các thành phan có ảnh hưởng, hoặc có hiểu biết nhất định về khu rừngcũng như tập quán, phong tục địa phương có liên quan đến rừng dé tiến hành thảoluận, trao đối
Dùng công cu SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng
như các thách thức đặt ra đối với cộng đồng dân cư, các nhóm hộ và các bên liên
quan tham gia công tác QLBVR
Mục tiêu của thảo luận nhóm là bổ sung và thống nhất các hoạt động, hình
thức, mức độ ảnh hưởng của người dân đến rừng và đất rừng, nguyên nhân củanhững tác động đó Những khó khăn gặp phải và khuyến nghị của người dân — các
hộ tham gia trong tô tuần tra, bảo vệ rừng
Ngoài ra, sử dụng phương pháp quan sát thực dia dé thu thập và kiểm chứngcác thông tin thu thập được từ người dân và chính quyền, kiểm lâm
2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu
Những số liệu thu thập qua phỏng van, điều tra, thảo luận nhóm sẽ được tổnghợp và phân tích, được thé hiện dưới dạng bảng, biểu đồ
SVTH: Phạm Hương Mai MSV: 11163319
Trang 14Chuyên đề tốt nghiệp 8 GVHD: GS.TS Hoang Viét
CHUONG III: TONG QUAN TAI LIEU NGHIEN CUU
A Co sở lý thuyết
3.1 Các khái niệm cơ bản
3.1.1 Khái niệm về rừng và tài nguyên rừng
Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) năm 2004 (Điều 3, khoản1): “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, visinh vật, đất rừng và các yêu tô môi trường khác, trong đó gỗ tre nứa hoặc hệ thựcvật đặc trưng là thành phan chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên Rừnggồm: rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ (RPH),đất rừng đặc dụng (RDD)”
Tài nguyên rừng là “một loại tài nguyên thiên nhiên (TNTN) có khả năng táitạo, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn bao gồm rừng
tự nhiên và rừng trồng trên đất lâm nghiệp, gồm có thực vật rừng, động vật rừng vànhững yếu tố tự nhiên có liên quan đến rừng (gọi chung là quần xã sinh vật).”
3.1.2 Quản lý rừng và quản lý rừng bền vững
a, Quan lý rừng
Rừng là một thành phần, đối tượng có chức năng vô cùng quan trọng đối vớiHST chung của Trái đất và có ý nghĩa đặc biệt đối với cuộc sống của con người.Rừng không chỉ cung cấp nhu yếu phẩm, tạo ra giá trị kinh tế cho con người hay làmái nhà của hàng nghìn loài động thực vật khác nhau; rừng còn đóng vai trò điềuhòa khí hậu, cung cấp và duy trì sự sống cho vạn vật Vì vậy, sử dụng và khai thácrừng, nguồn lợi từ rừng sao cho hợp lý chính là quan tâm hàng đầu của các Chínhphủ, quốc gia Nhận thức được điều đó khoa học về quản lý rừng đã được hìnhthành từ cuối thế kỷ thứ 18, đầu thế kỷ 19 ở Việt Nam, ban đầu chỉ chú trọng đến
khai thác, sử dụng gỗ được lâu dài, liên tục; khi gỗ có giá trị thương mại trao đổi
lớn Tuy nhiên, sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Đảng và Chính phủ đã chiđạo ngành lâm nghiệp tăng cường thực hiện các nghiên cứu và áp dụng các thànhtựu của khoa học về quản lý rừng nhằm giữ vững sản lượng khai thác 6n định vàkhông lạm dụng vào nguồn tài nguyên rừng
SVTH: Phạm Hương Mai MSV: 11163319
Trang 15Chuyên đề tốt nghiệp 9 GVHD: GS.TS Hoàng Việt
b, Quản lý rừng bền vững
Theo định nghĩa của Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO): “Quan lý rừng bềnvững (QLRBV) là quá trình quản lý những lâm phan (khu rừng) 6n định nhằm đạtđược một hoặc nhiều mục tiêu quản lý đã được đề ra một cách rõ ràng như đảm bảosản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng mà không làm giảm đáng kểnhững giá trị di truyền và năng suất của rừng trong tương lai và không gây ra nhữngtác động xấu đối với môi trường tự nhiên và xã hội”
Còn Tiến trình Helsinki của EU có định nghĩa như sau: “Quản lý rừng bền
vững là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và cường độ phù hợp dé duy trì
ĐDSH, năng suất, khả năng tái sinh và sức sống của rừng, và duy trì tiềm năng củarừng trong việc thực hiện, hiện tại và trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh
tế và xã hội của rừng ở cấp địa phương, quốc gia, và toàn cầu, và không gây ranhững tác động xâu đối với các HST khác”
Ba mục tiêu cơ bản dé thực hiện hiệu quả quản lý rừng bền vững là:
eÔn định các hoạt động sản xuất lâm nghiệp hướng tới phát triển lâu dài, đạthiệu quả cao về mặt kinh tế:
e Bảo đảm duy trì được diện tích và năng suất của rừng, không gây ô nhiễmmôi trường sống;
e Giải quyết các vấn đề KT-XH của địa phương: tạo công ăn việc làm, xóa đói,xóa nghèo, tăng thu nhập v.v
Như vậy, QLRBV là “cách thức quản lý đảm bảo được các lợi ích lâu dai, bềnvững trên các phương diện KT-XH, và môi trường cho con người ở tại thé hệ hiệntại cũng như các thế hệ con cháu trong tương lai”
Đề quản lý rừng bền vững, mỗi quốc gia, vùng lãnh thé đều đặt ra và áp dụngcác phương thức, mô hình khác nhau trong công tác quản lý, đặc biệt nhắn mạnh vaitrò của cộng đồng và các bên liên quan trong công tác QLBVR Trong đó, các hìnhthức quản lý đang được áp dụng, triển khai phô biến tại hầu khắp các quốc gia vàchứng tỏ được ưu điểm vượt trội so với các phương thức quản lý rừng truyền thống,
có thé kề đến như: quản lý rừng dựa vào cộng đồng hoặc theo nhóm hộ, ĐQL rừng,té/hop tác xã quản lý rừng
3.1.3 Khái niệm về cộng đồng
Ở Việt Nam, khái niệm “cộng đồng” được dùng trong lĩnh vực quản lý tài nguyênrừng có thê khái quát thành 2 loại quan điểm chính sau đây:
SVTH: Phạm Hương Mai MSV: 11163319
Trang 16Chuyên đề tốt nghiệp 10 GVHD: GS.TS Hoàng Việt
Thứ nhất, cộng đồng là “một tập hợp những người sống gắn bó với nhau thành một
xã hội nhỏ có những điểm tương đồng về mặt văn hóa, KT-XH, truyền thống,phong tục tập quán, có các quan hệ trong sản xuất và đời sống gan bó với nhau vàthường có ranh giới không gian trong một thôn bản”.
Thứ hai, cộng đồng được dùng trong quản lý rừng “là tập hợp các nhóm người có
mối quan hệ gắn bó với nhau trong sản xuất và đời sống”
Như vậy, cộng đồng không phải chỉ là cộng đồng dân cư toàn thôn mà còn bao
gồm cả cộng đồng sắc tộc trong thôn, cộng đồng các dòng họ hoặc các nhóm HGD
trong thôn.
Bồn loại hình cộng đồng chủ yếu hiện nay:
e Cộng đồng thôn (hiện tại có khoảng 50,000 thôn thuộc 9,000 xã)
e Cộng đồng sắc tộc (gồm 54 anh em dân tộc sinh sống trên khắp Việt Nam).
e_ Cộng đồng theo dòng tộc
° Cộng đồng tôn giáo
Theo Tô Duy Hợp và cộng sự (2000), “Cộng đồng là một thực thé của xã hội
có cơ cau tô chức (chặt chẽ hoặc không chặt chẽ), là một nhóm người cùng chia sẻ
và chịu ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông qua tươngtác và trao đôi giữa các thành viên”
Các cộng đồng thường được phân chia và mang những đặc điểm như: đặc
điểm KT-XH (cộng đồng thôn, làng, xã, tổ dân phố, ); đặc điểm về huyết thống
(cộng đồng các thành viên trong họ, tộc); đặc điểm về chung một mối quan tâm hay
chung quan điểm (nhóm sở thích nuôi thú nuôi, cộng đồng những phượt thủ, ); đặcđiểm về môi trường nhân văn (cộng đồng đồng bào dân tộc Mông, Thái, Nùng, )
Theo UNESCO thì “Cộng đồng là một tập hợp người cùng sống trong mộtkhu vực địa lý hoặc trong cùng một khu vực hành chính, có chung lợi ích các điềukiện và hoạt động”.
Theo Luật đất đai năm 2003, “Cộng đồng dân cư thôn gồm cộng đồng người Việtsống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương
đương có cùng phong tục tập quán hoặc chung dòng họ”.
Tuy nhiên, theo Luật BV&PTR năm 2004 thì “Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ
các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, bản, làng, ấp, buôn, phum, sóc
hoặc đơn vi tương đương”.
Khái niệm về cộng đông được đưa ra bởi rât nhiêu tô chức khác nhau và có sự khác
SVTH: Phạm Hương Mai MSV: 11163319
Trang 17Chuyên đề tốt nghiệp 11 GVHD: GS.TS Hoang Viét
biệt vê đặc diém phụ thuộc vào từng giai đoạn lịch sử, tuy nhiên déu là chỉ một
nhóm người có chung một đặc điêm nào đó với nhau: sở thích, đặc diém, vi trí, mau
da, sac tộc, môi quan tam,
3.1.4 Rừng cộng đồng (RCD) và QLRCD
RCD và QLRCD là các khái niệm mới được đề cập và đưa ra từ khi con ngườinhận thức được tầm quan trọng của cộng đồng trong công tác tham gia bảo vệ, pháttriển rừng Xuất hiện va được sử dụng từ hơn một thập kỷ qua, tuy nhiên khái niệm
về quản ly RCD trên thực tế vẫn chưa có một định nghĩa cu thé và trọn vẹn Nhìn
nhận một cách tông quát và chung nhất thì quản lý RCD dé cập đến những hoạtđộng của cộng đồng nhằm hướng tới việc quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài
nguyên rừng.
Khái niệm QLRCD lần đầu tiên được tô chức FAO đưa ra vào năm 1978 tronghội nghị lâm nghiệp thế giới: “QLRCD là tat cả các hoạt động lâm nghiệp mà cộngđồng người dân tham gia, bao gồm những hoạt động nhỏ lẻ ở các khu vườn, đến thuhái các sản phẩm lâm nghiệp cho nhu cầu cuộc sống của người dân và đến việctrồng cây ở các trang trại cây hàng hoá, sản xuất chế biến các sản phẩm lâm nghiệp
ở quy mô HGD, hợp tác xã dé tăng thu nhập cho những cộng đồng sống trong rừng”
Tổ chức Fern (2005) đưa ra khái niệm về quan lý RCD là: “tiến trình quản lý,BV&PTR dựa vào những kiến thức bản địa, cấu trúc truyền thống, những lễ hội và
luật tục của cộng đồng”
Theo Đinh Ngọc Lan (2002), “Quản lý rừng dựa vào cộng đồng là sự hội tụ
đầy đủ các phương tiện xã hội kỹ thuật và kiến thức bản địa Đây là hệ sinh thái
nhân văn nằm trong mối tương tác giữa quan hệ xã hội — cộng đồng và hệ tự nhiên,
hệ sinh thái rừng Vì vậy, QLRCĐ phải được xem xét trên cơ sở lý thuyết hệ thông
về cộng đồng, bản địa, sở hữu và quyền hưởng dụng tài nguyên rừng”
Theo Nguyễn Bá Ngãi (2009), “Cộng đồng quản lý rừng là một thực tiễn dùđược thé chế hóa hoặc không thừa nhận thì nó vẫn tồn tại Do đó việc thừa nhậncộng đồng là một chủ thể có pháp nhân luôn có lợi cho công tác quản lý rừng,
khuyến khích và phát triển hình thức RCD phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội vàthị trường của từng vùng, đó là quản lý rừng dựa vào cộng đồng đáp ứng nhu cầusinh kế và tiếp cận sản xuất hàng hóa”
Mặc dù các định nghĩa được đưa ra về quản lý RCD còn khác nhau và chưa có
sự thông nhât, nhưng đêu đê cao và nhân mạnh vai trò của cộng đông dân cư thôn
SVTH: Phạm Hương Mai MSV: 11163319
Trang 18Chuyên đề tốt nghiệp 12 GVHD: GS.TS Hoàng Việt
bản đối với hoạt động QLBVR Các hoạt động quản lý liên quan đến RCD đã đượcngười dân thực hiện hàng trăm năm trước đây, và công bằng mà nói thì hoạt độngQLRCD đã được người dân triển khai thực hiện trước tất cả những khái niệm về
RCD được các nhà khoa học nhắc tới Hiệu quả về mặt sinh thái và xã hội của cáckhu rừng cộng đồng đã chỉ ra răng QLRCĐ là một trong những hoạt động mang
tính lo-gic và hiệu quả nhất trong việc tìm ra những nguyên lý, những chiến lược cơbản về QLBV&PT tài nguyên rừng
Ở Việt Nam, Luật QLBV&PT rừng năm 2004 đã xác nhận quyền sở hữu củacộng đồng đối với rừng và từ đó đã có những quy định về giao rừng cho cộng đồngdân cư thôn bản Ở các vùng cao, đặc biệt là các vùng dân tộc thiểu số đều có cáchoạt động QLRCD thông qua các khu “rừng thiêng”, “rừng ma”, “rừng nhóm hộ” ,
các khu rừng này được người dân quản lý, bảo vệ một cách khá chặt chẽ và có hiệu
quả Có 4 loại hình QLRCD được nhận dạng ở Việt Nam bao gồm:
Rừng truyền thống (cộng đồng người dân khu vực tự công nhận)Đây là một loại hình rừng đã được hình thành từ lâu đời và trải qua nhiều thé
hệ Về mặt pháp lý, loại hình rừng này chưa có quyền sử dụng đất và sở hữu tàinguyên rừng cũng chưa được xác lập Tuy nhiên, trong tiềm thức và truyền thống từlâu đời của cộng đồng thì họ vẫn coi đây là rừng của họ, được quản lý rất chặt chẽ
và nghiêm túc thông qua các luật tục, quy định truyền thống của cộng đồng và chủyếu là vì mục đích tín ngưỡng và sinh tồn (Nguyễn Xuân Quát, 2004) Loại hình
rừng này trong các cộng đồng dân cư có những tên gọi như: rừng đầu nguồn, rừng
mó nước, rừng bến nước, rừng ma, rừng thiêng, rừng thổ công đình chùa, rừng dòng
ho
Rừng thôn banĐây là loại rừng có tiền thân là những rừng làng, rừng bản, được thành lập từtrước khi có Luật BV&PT rừng và phan lớn là những khu RPH dau nguồn, RDD varừng tái sinh phục hồi Những khu rừng này được hình thành chủ yếu dựa trênnhững nhu cầu thực tế của người dân địa phương như bảo vệ nguồn nước cho sinhhoạt, tưới tiêu, nhu cầu về củi đun, thức ăn và các sản phẩm phụ thu hái ở trongrừng Ké từ khi có Luật BV&PT rừng, và đặc biệt sau khi có sự đầu tư của dự án
327 và 661 thì các khu rừng này thuộc quyền sở hữu của nhà nước và được giaokhoán cho cộng đồng QLBV theo nghị định 01/CP, hoặc nghị định 178/CP Về hìnhthức t6 chức quản lý, thông thường loại hình rừng này có ban quản lý rừng cấp thônbản (hoặc là tô bảo vệ)
SVTH: Phạm Hương Mai MSV: 11163319
Trang 19Chuyên đề tốt nghiệp 13 GVHD: GS.TS Hoàng Việt
Rừng nhóm hộ
Đây là loại hình rừng được hình thành khi các nhóm HGD ý thức được việc
liên kết với nhau dé QLBVR, phần lớn là những khu rừng sản xuất Các HGD được
nha nước giao (hoặc khoán) rừng theo nghị định 01, 163, hoặc 178 nhưng do diện
tích nhỏ lẻ và thiếu nhân công vệ nên các HGD có xu hướng liên kết lại cùng nhau
dé thuận tiện hơn trong quá trình trình chăm sóc, bảo vệ và kinh doanh rừng CácHGĐ liên kết với nhau và thành lập hợp tác xã (HTX) lâm nghiệp dé quan lý, bảo
vệ - bước di sáng tạo của người dân trong QLBV và kinh doanh rừng.
Rừng cộng đồng được xã giaoLoại hình rừng này thực chất là rừng của nhà nước, được thực hiện theo quyđịnh của Nghị định 245/CP về phân cấp quản lý rừng Đây chủ yếu là những phần
rừng đã hết thời hạn đầu tư của dự án 327 và 661 nhưng chưa giao lại được cho
người dân theo nghị định 178 hay 163 Lý do có thé do trữ lượng va chất lượngrừng quá thấp, hoặc do những khu rừng này ở những nơi quá xa xôi, hẻo lánh, điềukiện quản lý, bảo vệ gặp nhiều khó khăn Hoặc cũng có thê là do chính quyền vàcác ban ngành chưa hoàn toàn đặt niềm tin vào khả năng QLBV&PT rừng củangười dân So với 3 loại hình RCD ở trên thì loại hình rừng này hiện dang gặpnhiều khó khăn trong việc QLBVR vì cơ chế quản lý của nó chưa thật sự rõ ràng
3.2 Cơ sé pháp lý và khuôn khỗ chính sách của QLRCĐ
Đến nay, trong hai bộ luật lớn của Việt Nam là Luật Dat dai năm 2003, Luật
BV&PTR năm 2004 cũng như các văn bản, quyết định, thông tư ban hành đã có
khung pháp lý và chính sách phù hợp cho phát triển lâm nghiệp cộng đồng
- Quyết định số 106/2006/QD ngày 27/ 11/ 2006 của Bộ trưởng bộNN&PTNT về việc “Ban hành bản hướng dẫn QLRCĐ đồng dân cư thôn”
- Công văn số 2324/BNN-LN ngày 21/ 8/ 2007 của Bộ trưởng bộNN&PTNT về việc “Hướng dan các chỉ tiêu kỹ thuật và thủ tục khai thác rừng cộngđồng”
- Công văn số 123/ BNN-LN ngày 15/ 01/ 2008 của Bộ trưởng bộNN&PTNT về việc “Hướng dẫn thí điểm thành lập, quản lý và sử dụng quỹ bảo vệ
và phát triển rừng cộng đồng”
- Quyết định số 434/QĐ-QLR ngày 11/ 4/ 2007 của Cục trưởng Cục Lâm
SVTH: Phạm Hương Mai MSV: 11163319
Trang 20Chuyên đề tốt nghiệp 14 GVHD: GS.TS Hoàng Việt
nghiệp về việc “Ban hành bản hướng dẫn xây dựng quy chế bảo vệ và phát triển
rừng cấp xã và hướng dẫn giao rừng và đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư thôn”
- Quyết định số 550/ QD-QLR ngày 08/ 5/ 2007 của Cục trưởng Cục Lâmnghiệp về việc “Ban hành bản hướng dẫn xây dựng quy ước BV&PTR công đồng
dân cư thôn”
- Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/1/2011của Bộ NN&PTNT và Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc “Hướng dẫn một sốnội dung giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp”
- Công văn số 1326/ CV-LNCĐ ngày 07/ 9/ 2007 của Cục trưởng Cục Lâmnghiệp về việc “Hướng dẫn lập kế hoạch QLRCĐ”
- Công văn số 1703/CV-DALNCD ngày 14/ 11/ 2007 của Cục trưởng Cục
Lâm nghiệp về việc “Hướng dẫn giám sát và đánh giá việc thực hiện QLRCĐ dân
cư thôn”
Trong những văn bản chính sách và khung pháp lý trên có quy định những
nội dung về quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư khi tham gia QLBVR với
những điêm cơ bản sau:
Thứ nhất, phải công nhận cộng đồng dân cư “là chủ rừng, người sử dụng
rừng tư cách pháp nhân day đủ hoặc không day đủ tùy theo từng điều kiện của mỗicộng đồng và đối tượng rừng được giao hay nhận khoán”
Thứ hai, cộng đồng “được giao đất, giao rừng, nhận hợp đồng khoán rừng
lâu dài khi đáp ứng các quy định của pháp luật và chính sách hiện hành như: Khu
rừng hiện cộng đồng dân cư đang quản lý sử dụng có hiệu quả; khu rừng giữ nguồn
nước phục vụ trực tiếp cho lợi ích chung của cộn đồng; khu rừng giáp ranh giữa cácthôn, xã huyện không thé giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà cần giao chocộng đồng dân cư thôn dé phục vụ lợi ích của cộng đồng”
Thứ ba, khi tham gia QLBVR cộng đồng sẽ được hưởng các quyền theo quyđịnh như: “được công nhận quyền sử dụng rừng ổn định, lâu dài phù hợp với thờihạn giao rừng; được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng vào
mục đích công cộng và gia dụng cho thành viên trong cộng đồng: được sản xuất lâm
nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; được hưởng thành quả lao động, kết quả
SVTH: Phạm Hương Mai MSV: 11163319
Trang 21Chuyên đề tốt nghiệp 15 GVHD: GS.TS Hoàng Việt
đầu tư trên diện tích rừng được giao; được hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theochính sách của nhà nước đề bảo vệ và phát triển rừng và được hưởng lợi ích do cáccông trình công cộng bảo vệ, cải tạo rừng mang lại; được bồi thường thành quả lao
động, kết quả đầu tư để bảo vệ phát triển rừng khi nhà nước có quyết định khi nhànước có quyết định thu hồi rừng; được khai thác dịch vụ môi trường rừng (DVMTR)
theo quy định tại Điều 8, 15, 16, 20, N ghi định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 vềchính sách chi trả DVMTR; quyền tuần tra rừng và ngăn chặn những người có hành
vi trái phép xâm hại đến rừng và lập biên bản những người vi phạm, sau đó chuyển
cho Hạt kiểm lâm hoặc UBND xã ra quyết định xử phạt theo thâm quyên)”.
Thứ tư, cộng đồng tham gia quản lý rừng phải chấp hành và thực hiện nghĩa
vụ của mình theo qui định của pháp luật như: “xây dựng qui ước bảo vệ và phát
triển rừng; tổ chức bảo vệ và phát triển rừng, định kỳ báo các cơ quan nhà nước có
thầm quyền về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động liên quan đến khu rừng:thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo qui định của pháp luật; giaorừng khi nhà nước có quyết định thu hồi rừng hoạc hết thời hạn giao rừng; khôngđược phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư thôn; không được
chuyền đổi, chuyên nhượng; tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn kinh
doanh bằng giá trị quyền sử dụng rừng được giao”
đưa vào trong Chính sách Lâm nghiệp toàn diện quốc gia của Ân Độ năm 1988 và
sau đó đến năm 1990 Chính phủ Ấn Độ ban hành văn bản Hướng dẫn tham gia
quản lý tài nguyên.
Lịch sử đã chứng minh rang hầu hết diện tích rừng của các nước đang pháttriển chủ yếu gắn liền với sinh kế của các dân tộc thiểu số Theo FAO (2013), “Cáccộng đồng coi rừng như một tài sản chung và cùng nhau thiết lập các luật lệ sau nàygọi là thể chế quản lý tài nguyên rừng theo hướng đồng quản lý với mục đích chia
sẻ lợi ích mang lại từ rừng cũng như bảo vệ tài nguyên rừng”.
SVTH: Phạm Hương Mai MSV: 11163319
Trang 22Chuyên đề tốt nghiệp 16 GVHD: GS.TS Hoàng Việt
Trên thê giới có rât nhiêu nước rât quan tâm nghiên cứu, lựa chọn các hình
thức quản lý rừng dựa vào cộng đông và coi đây là hình thức quản lý tôt nhât Bởi
lẽ, cộng đông dân tộc thiêu sô là những người sông gân rừng và có những ảnh
mô hình quản lý này và đã đưa ra các nghiên cứu chứng minh được rằng quản lý
rừng dựa vào cộng đồng và coi đây là hình thức quản lý tốt nhất trong giai đoạnhiện hành bởi lẽ, cộng đồng dân tộc thiểu số là những người sống gần rừng và cónhững ảnh hưởng lớn tác động trực tiếp đến rừng
Ở Ấn Độ những năm 1920 các nhà chức trách thuộc địa đã thử đưa những hệthống quản lý rừng địa phương mới như: tại bang Utta Pradesh, người ta đã thànhlập hội đồng rừng địa phương đặc biệt nhằm mục đích “tạo nên một lớp đệm giữarừng của nhà nước và dân làng địa phương” Hội đồng quản lý rừng chính là mộttrong những phương tiện để đối phó và giải quyết những chống đối mạnh mẽ từphía người dân địa phương đối với công tác xây dựng, QLBVR Đến đầu nhữngnăm 90 của thế ky XX, chính quyền tại nhiều bang ở Ấn Độ cùng với sự hỗ trợtrong và ngoài nước đã bắt đầu xúc tiến các kế hoạch xây dựng lâm nghiệp xã hộithông qua những kế hoạch quan lý tài nguyên RCD, đặc biệt những năm gần đâynhiều nghiên cứu và ứng dụng mô hình QLRCĐ ở Ấn Độ đã phát triển và tỏ ra rất
có hiệu quả.
Ở Nepan những năm 80 của thé ky XX, nhiều sáng kiến về quản lý rừng đã
được các cơ quan lâm nghiệp và các tô chức phát triển địa phương thực hiện dé thúcđây việc quản lý lâm nghiệp cộng đồng Nghiên cứu của Acharya, Arnoid và
Capmpell đã thành lập các nhóm sử dụng rừng trên cơ sở cùng nhau QLRCD.
Ở Philippin, Thái Lan và Trung Quốc đã cấp giấy phép sử dụng đất cho các
cá nhân, HGD và cộng đồng theo các chương trình lâm nghiệp xã hội Quy mô giaođất ở Thái Lan là 2,8 ha đối với đất nông nghiệp, còn đối với đất thé cư là 0,8 ha
SVTH: Phạm Hương Mai MSV: 11163319
Trang 23Chuyên đề tốt nghiệp 17 GVHD: GS.TS Hoàng Việt
Ở Philippin, Nhà nước không giới hạn về diện tích đất để giao cho các cánhân trong việc cấp giấy phép sử dụng đất, thường là trong thời hạn 25 năm và sau
đó có thê gia hạn Đây cơ sở pháp lý và tiền đề quan trọng cho mô hình QLRCĐ vềSau này.
Như vậy, quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng là một hình thứcQLBVR được cả cộng đồng quốc tế quan tâm phát triển và ngày một hoàn thiệnhơn về mặt pháp lý
3.4 Thực tiễn của mô hình QLRCD tại Việt Nam
Tài nguyên rừng Việt Nam trước đây trong thời kỳ lâm nghiệp truyên thôngđều do Nhà nước quản lý trực tiếp mọi hoạt động từ xây dựng kế hoạch khai thác sửdụng tài nguyên rừng, đến khai thác, sử dụng cho các mục đích giao thông, cơ sở hạ
tầng đều do Nhà nước quyết định Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã có xuhướng chuyền từ quan lý lâm nghiệp truyền thống sang công tác quản lý lâm nghiệp
xã hội, khuyến khích, huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư trong công tácquản lý rừng đã phát huy được những hiệu quả nhất định
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nhà nước ta tiến hành thànhlập hàng loạt các HTX Tuy nhiên, trong giai đoạn này, Nhà nước đang thúc đâyphát triển kinh tế nên chưa dành nhiều sự quan tâm cho các công việc về bảo vệrừng, cũng như nguồn tài nguyên rừng còn nhiều, cộng với ý thức bảo tồn DDSHcòn thấp, người dân vẫn còn đang phải lo lắng cho từng bữa ăn nên khai thác tối đa
mọi nguồn lực từ rừng cho nên công tác quản lý tài nguyên rừng của các HTX chưathật tốt, họ coi tài nguyên rừng là của chung, các hoạt động khai thác và sử dụngđều mang tính tập thé RCD và QLRCĐ van là một ý niệm mới mẻ, chưa được tiếp
nhận hoàn toàn trong giai đoạn đó:
- Trước năm 1954: Thừa nhận sự ton tại của RCDLâm nghiệp thuộc địa, phong kiến thừa nhận RCĐ truyền thống và cácphương thức QLRCĐ dựa trên các hương ước và luật tục địa phương.
- Từ 1954 — 1975: Không quan tâm đến RCD nhưng tôn trọng cộng đồngđang quản lý những khu rừng theo truyền thống
Về cơ bản, trong giai đoạn này Nhà nước vẫn tôn trọng các thức quản lý rừngtheo phong tục tín ngưỡng truyền thống của các cộng đồng vùng cao, lâm nghiệpHGD được xác định là nguồn sinh kế phụ
- Từ 1976 — 1985: Tập trung và kế hoạch hóa cao độ lâm nghiệp quốc
SVTH: Phạm Hương Mai MSV: 11163319
Trang 24Chuyên đề tốt nghiệp 18 GVHD: GS.TS Hoàng Việt
doanh và tập thể, rừng do cộng đồng quản lý bị thu hẹp
Sau khi miền nam Việt Nam giải phóng, đất nước thống nhất toàn vẹn, Chínhphủ lúc này tập trung mọi sức lực dé phát triển 2 thành phan kinh tế là quốc doanh
và tập thê (HTX) Lâm nghiệp quốc doanh và lâm nghiệp tập thể phát triển ở quy
mô lớn theo cơ chế kế hoạch hóa, tập trung cao độ LNCD va lâm nghiệp HGĐ
không được khuyến khích phát triển Tuy nhiên, một số nơi ở vùng cao, vùng đồngbao dân tộc vẫn tồn tại các khu rừng do cộng đồng tự công nhận nhưng mức độ tựquản dần bị mai một và lỏng lẻo
- Từ 1986 — 1992: Lần dau tiên đề cập làng bản là chủ rừng hợp pháp doivới rừng truyền thống của làng bản
Năm 1986, Chính phủ bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới bằng việc thừanhận 5 thành phần kinh tế Luật đất đai và Luật BV&PTR ra đời lần đầu tiên chophép giao đất, giao rừng cho tổ chức, cá nhân va HGĐ, lúc nay lâm nghiệp HGD
giai đoạn này còn chưa rõ ràng.
Ở các địa phương thực hiện nhiều mô hình QLRCĐ nhưng ở mức độ tự pháthoặc mang tính chất thí điểm Các văn bản pháp luật vẫn chưa quy định cụ thê về
vai trò, trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong QLBVR cũng như quyền lợi và
trách nhiệm xung quanh.
- Từ năm 2003 đến nay: Hình thành khung pháp lý cơ bản cho lâm nghiệpcộng đồng
Theo Luật Đất đai mới năm 2003, “cộng đồng dân cư thôn được Nhà nướcgiao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp với tư cách là người sửdụng đất”
Luật BV&PTR mới năm 2004 có một mục riêng quy định về giao rừng chocộng đồng dân cư thôn; quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao
Trang 25Chuyên đề tốt nghiệp 19 GVHD: GS.TS Hoàng Việt
phương và Nhà nước quan tâm khuyến khích phát triển, đặc biệt trong những nămgan đây, một số địa phương đã tiến hành giao đất, giao rừng cho cộng đồng, thônbản, HGD dé quản lý, sử dụng ổn định lâu dài vào mục dich lâm nghiệp xuất phát
từ yêu cầu quản lý rừng, theo đó cộng đồng sẽ được công nhận với tư cách là chủ
rừng thực thụ.
Tính đến tháng 6/2010 các cộng đồng dân cư thuộc 1203 xã, 146 huyện của
24 tỉnh đang tham gia quản lý 2,348,288 ha rừng và đất chưa có rừng quy hoạch dé
trồng rừng, chiếm khoảng 15,5 % diện tích đất lâm nghiệp trong toàn quốc Xét về
nguôn góc hình thành rừng và đất rừng do cộng đồng quản lý và sử dụng được hình
thành từ nhiêu nguôn và được phân loại như sau:
Thứ nhất, “Rừng và đất rừng do cộng đồng tự công nhận và quản lý từ lâu
đời”: với tổng diện diện tích trên cả nước là 214,000 ha, trong đó 86,704 ha đất córừng, 127,296 ha đất trống đồi núi trọc Đó là các khu rừng thiêng, rừng ma, rừng
mó nước, những khu rừng cung cấp lâm sản truyền thống cho cộng đồng
Thứ hai, “Rừng và đất rừng sử dụng vào đất lâm nghiệp được chính quyềnđịa phương giao cho cộng đồng quản lý, sử dụng ổn định lâu dài”: tong diện tích
được giao là 1,197,961 ha, gồm: đất có rừng 669,750 ha, đất trống đôi trọc 528,211
ha.
Thứ ba, “Rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp của các tổ chức
Nhà nước” (ban quản lý RĐD và RPH, ban quản lý các dự án 327, 661, ): cáccộng đồng trực tiếp quản lý loại rừng này thông qua hình thức nhận khoán bảo vệ,khoanh nuôi, trồng mới theo hợp đồng khoán rừng Tổng diện tích loại đất và rừngnày là 936,327 ha, bao gồm: đất RPH là 494,292 ha, đất RDD là 39,289 ha và đất
Trang 26Chuyên đề tốt nghiệp 20 GVHD: GS.TS Hoàng Việt
Bảng 1 Hình thức QLRCĐ của một số cộng đồng đồng bào dân tộc ít người
vùng Miên núi phía Bac
w lâu đời lha
Thôn Cài, xã Vũ Lâm, huyện Lac Sơn, tinh Hoà Bình- Cộng dong đông bào Mường
Thái
ừng tự nhiên | ` ¬ lao và hợp [Bao vệ nguôn nước, lay go
5 R , , 200 ha, trong đói - oa „ ong đông ông khoán bao] am nha, các lâm san khác
3 oa ¬ , ltglao: 102 ha, hop} ` ` `
uan lý ệ với khu bảo lêu dùng hàng ngày, thu
\ ồng khoán: 98] Ty CA
ôn Pù Hu hập từ khoán bảo vệ
a
iao cho hộ quản|120 ha do 10 , ` „
rông rừng sản xuât cung
4 lién kết quảnlý và sử dụngj|nhóm hộ tự liên, ~, ¬
TA ¬¬ âp luông cho thị trường.
ác hộ tự liên kêt kêt quản lý.
Nguôn: Nguyên Bá Ngãi (2016), Kết quả nghiên cứu quản lý rừng cộng đông của đồng
bào dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc Việt nam - Tạp chí NN&PTNT
Thực tiễn từ các mô hình quản lý rừng cộng đồng trên tại khu vực miền núi
phía Bắc cũng như các mô hình tại các địa phương khác đều cho thấy cộng đồng
SVTH: Phạm Hương Mai MSV: 11163319
Trang 27Chuyên đề tốt nghiệp 21 GVHD: GS.TS Hoàng Việt
quản lý rừng bằng 3 công cụ quản lý cơ bản sau:
(1) Quản lý thông qua việc hình thành các hội đồng, tổ chức quản lý, điềuhành của cộng đồng dựa trên nguyên tắc dân bầu, dân tín nhiệm đối với già làng,trưởng bản;
(2) Quản lý theo những quy ước, luật lệ (hương ước) của cộng đồng dân cư,cũng như phù hợp với nhu cau hiện tại và quy định của pháp luật;
(3) Quản lý dựa trên việc chia lợi ích căn cử vào sự thống nhất chung của
cộng đồng và quy định của Nhà nước, hiện tại là cơ chế hưởng lợi theo Quyết định
chức quần chúng, nhóm hộ hay nhóm sở thích, khuyến nông lâm viên thôn bản”;
- Tổ chức lâm nghiệp xã: có nhiệm vụ tuyên truyền chính sách, pháp luật;theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, hướng dẫn QLBVR và PCCC; tham mưu và hỗ
trợ UBND xã về giao đất giao rừng; QLBVR; ngăn chặn, xử lý vi phạm;
- Các cấp chính quyền tỉnh, huyện và xã: thực hiện QLBVR theo Quyết định245/1998/QD-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ;
- Các cơ quan chuyên ngành lâm nghiệp cấp tỉnh và huyện: hỗ trợ, hướngdẫn và thúc đây cộng đồng quản lý rừng;
- Các tô chức lâm nghiệp nhà nước: có trách nhiệm chuyên giao công nghệ,
tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư vốn cho xây dựng và QLBVR
- Các tô chức lâm nghiệp ngoài nhà nước: cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, đào
tạo, tập huấn và chuyên giao kỹ thuật
Từ những kinh nghiệm quản lý rừng cộng đồng ở trên, một số bài học kinhnghiệm được rút ra là:
SVTH: Phạm Hương Mai MSV: 11163319
Trang 28Chuyên đề tốt nghiệp 22 GVHD: GS.TS Hoàng Việt
- Cộng đồng quản lý rừng là một thực tiễn khách quan, dù được hay khôngđược thừa nhận thì họ van tồn tại, do đó việc thừa nhận cộng đồng là một chủ thé có
pháp nhân luôn có lợi cho công tác QLBVR;
- Khuyến khích và phát triển hai hình thức QLRCĐ phù hợp với đặc điểmKTXH và thị trường ở từng vùng là QLRCĐ đáp ứng nhu cầu sinh kế và tiếp cậntới sản xuât hàng hóa;
- Mô hình QLRCĐ cần vận dụng linh hoạt vào các điều kiện cụ thé của từngkhu vực, xã, thôn, cộng đồng và phải đảm bảo ba điều kiện cơ bản là: có cơ chếphối hợp của các nhóm chủ thé; thực hiện tốt 03 công cụ quản lý; triển khai các giảipháp hỗ trợ phát triển QLRCĐ
SVTH: Phạm Hương Mai MSV: 11163319
Trang 29Chuyên đề tốt nghiệp 23 GVHD: GS.TS Hoàng Việt
CHUONG IV: KET QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu rừng Pa Cốp
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
Huyện Vân Hồ được tách ra khỏi huyện Mộc Châu, thành lập theo Nghị quyét
số 72/NQ-CP ngày 10/6/2013 của Chính phủ và được coi à một cửa ngõ đặc biệtquan trọng của tỉnh Sơn La và vùng Tây Bắc, với hệ thống giao thông thuận tiện —quốc lộ 6 là tuyến đường huyết mạch của vùng Tây Bắc nối liền với Hà Nội và cáctỉnh Bắc Bộ cũng như các tỉnh Bắc Lào
(} Hmgdzlh ÃÑ trhde
fl Hay So Lửa khẩu
2 Thắc, suy De.
(Bí Hhụch sạn.
THANH HÓA NúU tan gu
Hình 1 Ban đồ huyện Vân Hò, tỉnh Sơn La
Nguồn: SonLa.Ban-do.net
SVTH: Pham Hương Mai MSV: 11163319
Trang 30Chuyên đề tốt nghiệp 24 GVHD: GS.TS Hoàng Việt
Địa hình
Huyện Vân Hồ nhìn chung có địa hình khá phức tạp, độ cao trung bình khoảng
700 m - 800 m so với mặt nước biển; bị chia cắt và hình thành các dạng địa hìnhtương đối khác nhau giữa các xã, khu vực:
eCác xã dọc sông Đà bị chia cắt mạnh, địa hình thấp, chủ yếu là đất đốc, độ
cao trung bình khoảng 400 m - 600 m so với mặt nước biển, gồm các xã Suối Bàng,Liên Hòa, Song Khủa, Mường Tè và Quang Minh.
e Các xã doc QL 6 có độ cao trung bình khoảng 800 m - 1000 m so với mặtnước biên, địa hình các khu vực này có xu hướng tương đối bang phang, đổi bát úpxen lẫn phiêng bãi chạy dài, gồm các xã Lóng Luông, Vân Hồ, Chiềng Khoa,Chiềng Yên, Mường Men, và Tô Múa)
e Các xã giáp biên gồm Chiềng Xuân, Tân Xuân có địa hình cao với độ caotrung bình từ 900 m - 1300 m (so với mặt nước biển) Địa hình là sự kết hợp, xen kẽbởi các khe, suối, dãy núi cao và các phiêng bãi tương đối bằng phăng nhưng không
liên tục.
Huyện Vân Hồ có 14 xã: Chiềng Khoa, Chiềng Xuân, Liên Hòa, Chiềng Yên,Mường Men, Lóng Luông, Mường Tè, Quang Minh, Song Khủa, Suối Bàng, TôMúa, Tân Xuân, Vân Hồ, Xuân Nha Xã Vân Hồ là một xã nằm ở trung tâm củahuyện Vân Hồ, với vị trí địa lý:
= Phía Nam giáp xã Xuân Nha (Vân Hồ)
"Phía Bắc giáp thi tran Nông Trường Mộc Châu va xã Phiêng Luông (MộcChâu)
= Phía Đông giáp xã Long Luông, xã Chiéng Khoa (Vân Hồ)
= Phía Tây giáp xã Đông Sang và thị tran Mộc Châu (Mộc Châu)Tổng diện tích tự nhiên của xã là 7641 ha, trong đó: đất nông nghiệp 3157 ha,đất lâm nghiệp 2563 ha, đất chưa sử dụng là 1657 ha; người dân trong xã chủ yếuvẫn sống dựa vào rừng và khai thác, sử dụng tài nguyên rừng: thờ cúng và tínngưỡng cũng gan liền với rừng Trong đó, rừng Pa Cốp là một khu rừng gan liền với
sự hình thành, phát triển của cộng đồng dân tộc Mông tại khu vực này, là tínngưỡng thiêng liêng với cả cộng đồng dân cư xã Vân Hồ
Khu rừng Pa Cốp là khu rừng tự nhiên liền khoảnh còn lại duy nhất của xãVân Hồ, với diện tích khoảng 89,1 ha trong số tong 3001,6 ha RCD toàn xã Có thénói, rừng Pa Cốp là khu rừng có tính DDSH cao với nhiều loài động thực vật, đặc
SVTH: Phạm Hương Mai MSV: 11163319
Trang 31Chuyên đề tốt nghiệp 25 GVHD: GS.TS Hoàng Việt
biệt có rất nhiều loài quý hiếm, độ che phủ rừng khoảng 50%
Về thực vật: Nằm trong vành đai nhiệt đới với khí hậu nóng am quanh nam,lượng mưa trung bình/năm khoảng 1560 mm, thực vat nơi đây rat xanh tốt và đa
dang: trai, nghién, tau, thông Pa Co, bách xanh, dẻ rừng, nhãn rừng, đinh hương,
xoài rừng, vàng tam, trong đó các cây họ Dé và họ Re phổ biến và chiếm ưu thế
nhất Nhiều loài cây quý hiếm vẫn còn tồn tại tại rừng Pa Cốp như: trai, nghiến, táu,thông Pà Cò, bách xanh, dẻ tùng sọc trắng
Về động vật: theo lời người dân, ngày xưa rừng Pa Cốp là mái nhà của rấtnhiều loài động thực vật như: hồ, báo, gấu, lợn rừng, sóc, chuột, gà rừng, nhim, Tuy nhiên, do tình trạng săn bắn, khai thác, chặt phá rừng nghiêm trọng xảy ra trongnhiều thập kỷ đã giết chết ĐDSH của khu rừng, cướp đi môi trường sống của nhiềuloài động vật, làm tuyệt chủng nhiều loài động vật quý hiếm Hiện nay, chỉ còn một
số loài động vật như: lợn rừng, mèo rừng, sóc, gà rừng, các loài chim
Đặc biệt, khu rừng hiện vẫn có một đàn vượn đen má trăng sinh song với sốlượng trên 10 cá thé, tuy nhiên, kích thước quan thể loài trong suốt nhiều năm liềnkhông gia tăng thêm Theo người dân sinh sống nơi đây, đàn vượn đã sinh sống ởkhu rừng từ khá lâu, nhưng do thiếu thức ăn và ngày càng bị bó hẹp, chia cắt môitrường sống nên trong suốt nhiều năm liền số lượng cá thể đàm không gia tăng.Tình trạng chặt phá rừng, đốt rừng làm nương, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông,thủy điện đã phá vỡ sự cân băng sinh thái của vùng và đang đảy đàn vượn đến bờ
vực của suy giảm quan thé và tuyệt chủng nếu không có những biện pháp bảo vệ
kịp thời.
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Với địa hình cao nguyên đá vôi cao với độ cao trung bình từ 800 — 1000m,
huyện Vân Hồ là mái nhà chung của 6 dân tộc anh em: dân tộc Kinh (chiếm 10%),
dân tộc Thái (chiếm 40%), dân tộc Mường/Mông (chiếm 22,5%), dân tộc Tày(chiếm 0,01%) Nơi đây được coi là một khu vực đa dạng về bản sắc văn hóa dântộc thiêu số, được thể hiện qua các phong tục tập quán, trang phục, điệu múa, 4mthực, nhà cửa, tín ngưỡng, tho tự, Mỗi dân tộc lại có những đặc điểm và sở thích
cư trú, phát triển buôn làng khác nhau, như người Thái ưa thích lựa chọn sinh sốngtại khu vực lưng chừng và đỉnh núi, còn dân tộc Mông thì thích sống tại sườn vàchân núi Tại khu vực các bản làng quanh khu rừng Pa Cốp, chủ yếu là cộng đồngdân tộc Mông sinh sống (chiếm 95%), an cư lạc nghiệp qua nhiêu thế hệ, lớn mạnh
SVTH: Phạm Hương Mai MSV: 11163319
Trang 32Chuyên đề tốt nghiệp 26 GVHD: GS.TS Hoàng Việt
và gắn liền với các cánh rừng của xã Vân Hồ Dai rừng Pa Cép là mái nhà của
khoảng 600 hộ dân với 3.089 nhân khẩu thuộc thuộc 5 bản: Chua Tai, Pa Cốp, Hua
Tạt, Bó Nhàng 2, Lũng Xá (gọi chung là khu vực Pa Cốp)
Ty lệ nam nữ trong khu vực là 53% nam và 47% nữ Tỷ lệ mù chữ tại các bản
trong khu vực là 15%, chủ yếu là những người lớn tuổi và phụ nữ Do những hủ tục,
truyền thống về trách nhiệm của người phụ nữ nên phần đa phụ nữ ở đây phải chịuthiệt thoi, không được hoc con chữ day đủ, và một tỷ lệ lớn phụ nữ (8%) không biếttiếng Kinh, hoặc nói được nhưng rat it, tập trung ở các bản làng cách xa đường quốc
lộ.
Bảng 2 Đặc điểm dân số tại các bản khu vực Pa Cốp
; Thanh phan dân tộc
Nguôn: Trung tâm Con người va Thiên nhiên, Báo cáo KTXH rừng tự nhiên Vân Hồ (2020)
Do điều kiện địa hình của khu vực, dân cư ở đây chiếm đa phần là người dântộc Mông, họ sống chủ yếu dựa vào canh tác nông nghiệp các loại cây trồng, rauquả theo mùa vụ, một phần từ các hoạt động khai thác, thu hái sản phẩm từ rừng, vàmột số công việc theo mùa vụ khác Thu nhập bap bênh, ty lệ hộ nghèo tương đốicao, chiếm 16,5% (như thôn Pa Cốp ty lệ hộ nghèo chiếm tới 36,36%, khoảng
36/125 hộ), trung bình mỗi hộ có khoảng 4,5 — 5 thành viên và trình độ dân trí còn
thấp là những nhân tố gây ra áp lực lớn cho những cánh rừng nơi đây
* Về cơ cau tô chức và quản lý của các thôn bản
SVTH: Phạm Hương Mai MSV: 11163319
Trang 33Chuyên đề tốt nghiệp 27 GVHD: GS.TS Hoàng Việt
Hai Người cao tuổi
Cộng đồng bản
Nguồn: Trung tâm Con người và Thiên nhiên, Báo cáo KTXH rừng tự nhiên Vân Hồ (2020)
Trưởng bản: chịu trách nhiệm quản lý chung và triển khai các hoạt động theomục tiêu phát triển chung của xã đã được đề ra, thông báo các quyết định củaUBND xã đến người dân, vận động dân nhân trong bản các công việc chung đónggóp vào sự phát triển của xã
Ngoài trưởng bản, còn có phó bản và các đoàn thé hoạt động song song giúp
đỡ trưởng bản trong công tác quan lý đối với từng nhóm đối tượng cu thé, từng loạicông việc cụ thể, như: Hội Phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh
niên.
Công an bản và dân quan tự vệ là những lực lượng an ninh chính trong khuvực bản làng, giải quyết những vấn đề liên quan đến trật tự an toàn xã hội cũng nhưnhững vụ việc vi phạm liên quan đến rừng
*Về kinh tế: Pa Cốp là một trong những khu vực còn khó khăn của huyện Vân
Hồ nói riêng và toàn tỉnh Sơn La nói chung, tuy nhiên với thuận lợi về hệ thốnggiao thông nên đời sống của một bộ phận người dân cũng được cải thiện hơn Tỷ lệ
hộ nghèo trong khu vực cao, thu nhập bình quân của các hộ là 28 triệu/năm, chủ yếu
từ nguồn thu nông nghiệp (74% thu nhập của một hộ gia đình), ngoài ra 19% thu
SVTH: Pham Hương Mai MSV: 11163319
Trang 34Chuyên đề tốt nghiệp 28 GVHD: GS.TS Hoàng Việt
nhập là từ đi làm thuê vụ nông nhàn và một phần nhỏ là từ hoạt động khai thác vàbuôn bán LSNG, làm du lich sinh thái dựa vào các cánh rừng (khoảng 7% thu nhập).
Bảng 3 Cơ cấu đất đai các thôn trong khu vực nghiên cứu
Đơn vị: ha
Loại đất Pa Cốp Bó ‘ens Hua Tat Chua Tai
Dat nông | 187,1 141,4 233,3 Diện tích chưa tách
nghiệp thuộc bản Pa Cốp
Dat lúa 11,3 23 22,3
Cây ăn quả 52,4 50 62,1 17,56
Cay rau mau 13,9 32,44 24,7 3,06
Dat lam nghiép | 615,41 60,66 297,05 Diện tích chưa tách
DT rừng tự | 614,09 60,09 260,16 thuộc bản Pa Cộp
nhiên
Nguôn: Trung tâm Con người và Thiên nhiên, Báo cáo KTXH rừng tự nhiên Vân Hồ (2020)
Qua bang số liệu trên về cơ cau đất đai của khu vực nghiên cứu, có thé thấy tạithôn Pa Cốp và thôn Hua Tạt đất lâm nghiệp chiếm phần lớn trong cơ cấu đất đai
(tại Pa Cốp đất lâm nghiệp gấp khoảng 3 lần đất nông nghiệp), tuy nhiên hầu hết là
diện tích đất rừng tự nhiên (rừng phòng hộ), đất rừng sản xuất không đáng ké Vì
vậy, nguồn thu nhập chính của người dân ở đây là dựa vào canh tác nông nghiệp
Các cây trồng chính tại khu vực bao gồm: ngô, dong riềng, lúa nương, chè và cácloại cây ăn quả có thể ké đến là: mận, đào, bưởi da xanh Điều kiện tự nhiên, khíhậu, thổ nhưỡng (xã Vân Hồ thuộc vùng cao nguyên Mộc Châu có một số loại đấttốt như: đất Feralit mun đỏ vàng trên đá sét và trên đá vôi, ) rất phù hợp cho canh
tác, trồng trọt và phát triển nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất
hàng hóa quy mô vừa và lớn.
Những năm gần đây, thời tiết khí hậu có khắc nghiệt hơn như khô hanh, sươngmuối, giông lốc và mưa đá xuất hiện nhiều lần trong năm và thậm chí xuất hiện tráimùa đã gây thiệt hại lớn về tài sản, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gây ảnh hưởngtương đối nặng nề đến đời sống của nhân dân
Một vấn nạn đang được quan tâm gần đây là việc phát triển kinh tế đặc biệt là
SVTH: Phạm Hương Mai MSV: 11163319
Trang 35Chuyên đề tốt nghiệp 29 GVHD: GS.TS Hoàng Việt
nông nghiệp hiện nay đang là một thách thức không nhỏ đối với rừng, đất rừng vàtài nguyên rừng do nhu cầu đất canh tác, trồng trọt gia tăng mà diện tích đất nôngnghiệp thì không đổi dẫn đến những hoạt động chặt phá, đốt rừng làm nương ray,
dẫn đến nhiều hệ lụy đến cả cánh rừng cũng như đời sống, nguồn nước trong khu
vực Vì vậy việc phát triển kinh tế tại đây cần đi theo hướng thâm canh với giá tricao, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật canh tác hợp ly dé phải triển kinh tếbền vững gắn với quản lý, bảo vệ, bảo tồn rừng hiệu quả
*Du lich sinh thái:
Thời tiết, khí hậu hai hòa, lại là cửa ngõ nói liền các tụ điểm du lịch của xứTây Bắc, Vân Hồ có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn, đặc biệt là du lịch sinh thái,
du lịch văn hóa tâm linh và du lịch trải nghiệm Chính quyền địa phương quan tâm
và có các gói hỗ trợ, thúc đây du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi cho xã trong các
hoạt động du lịch Năm 2019, đã có 7385 lượt khách du lịch lưu trú tại các điểmkinh doanh du lịch trên địa bàn: khách sạn, nhà nghỉ, homestay hoặc nghỉ tại nhà
dân.
Các dịch vụ du lịch của vùng chủ yếu là lưu trú, ăn uống, dịch vụ dẫn khách đitham quan rừng, các địa điểm đẹp quanh các bản làng, biểu diễn văn nghệ,trecking, Các hoạt động du lịch thu hút sự quan tâm của du khách như: đi thămlàng — thăm rừng nghe vượn hót — vòng đồi thông; đi bản Long Luông (đi máy cày)
— suối Bon đôi thông: tham quan trải nghiệm vẽ sáp ong, làm giấy gió, bánh dày,
xay ngô, đi xe đạp quanh làng.
* Các giá trị văn hóa của khu vực Pa Cốp:
Các hoạt động văn hóa của người dân tộ Mông nơi vùng núi xứ Tây Bắc khá
đa dạng, phong phú với các hoạt động như: múa khèn tại sân nhà văn hóa các bảnvào các ngày tết cô truyền của dân tộc Mông (mùng 1 tháng 12 âm lịch và kéo dàihết tháng) và tết nguyên Đán, các lễ hội như đua ngựa, bắn cung, bắn nd, tu lu déthé hiện sức mạnh và lòng dũng cảm Tại các lễ hội Mùa Xuân, người dân tộc Mông
có nhiều trò chơi dân gian, và điệu múa khèn là đặc trưng nhất cho người Mông vớinhiều động tác biểu cảm
Văn hóa sử dụng gỗ làm nhà: văn hóa làm nhà từ xa xưa của người dân tộc
Mông là làm nhà hoàn toàn bằng gỗ với kiến trúc 3 gian với gian chính là khu vựcđặt bàn thờ tô tiên và cũng là không gian sinh hoạt chung của ngôi nhà, bộ khu củangôi nhà được làm băng cây gỗ lớn, vách được ghép bằng ván gỗ, mái lợp máigianh, nền đất Tuy ngày nay xi măng, bê tông cốt thép đã được thay thế dần cho gỗ
SVTH: Phạm Hương Mai MSV: 11163319
Trang 36Chuyên đề tốt nghiệp 30 GVHD: GS.TS Hoàng Việt
và ngói nhưng đối với người dân tộc Mông thì bộ khung và vách nhà vẫn phải đượclàm bằng gỗ
Cúng rừng: là “nghi lễ truyền thống gan con người với thiên nhiên, mang giá
trị nhân văn sâu sắc, đồng thời nâng cao ý thức của người dân địa phương trongviệc bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên” Theo quan niệm, thần rừng, thần cây, thần
suối là những vị thần xua đuổi thú dữ, cho gỗ làm nhà, cho nguồn nước uống vàngười dân rất kính trọng và tôn thờ
Săn bắn động vật hoang dã: Đồng bào dân tộc người Mông tại khu vực nghiên
cứu có những quy định về các loài động vật được săn bắn và những loài không đượcxâm phạm Rat nhiều loài động vật hoang dã mà cộng đồng không bao giờ săn bắt,trong đó nổi bật nhất là loài Vượn Người dân đã truyền tai nhau từ đời này qua đờikhác câu chuyện thiêng về loài Vượn, họ ví chúng là những vi thần, và nếu xâmphạm sẽ mang xui xẻo đến cho cả gia đình
Các giá trị văn hóa này là nét đẹp của đồng bào dân tộc Mông tại khu vựcrừng Pa Cốp này, đồng thời tạo điều kiện cho công tác QLBVR trở nên thuận lợi và
dễ dàng hơn Người dân tộc Mông có những tín ngưỡng được hình thành từ lâu đời,
được lưu truyền qua các thế hệ và họ rất tuân thủ và tôn trong những văn hóa này.Tuy nhiên, văn hóa sử dụng gỗ làm nhà hay khai thác củi làm chất đốt là những bấtcập và gây cản trở đối với công tác QLBVR do hiện trạng của các dải rừng Pa Cốpđang khá nguy cấp, rừng nghèo và mật độ che phủ, chất lượng rừng đang ở tình
trạng tương đối thấp
4.2 Mô hình quản lý dựa vào cộng đồng tại khu rừng Pa Cốp
4.2.1 Lịch sử giao đất, giao rừng tại khu vực Pa Cốp
Tại xã Vân Hô, cộng đông dân tộc người Mông đã sinh sông từ lâu đời và tạo
nên một hệ thống cộng đồng dân tộc bền chặt, phát triển, tuy nhiên về mặt hànhchính địa giới giữa các bản mới được hình thành và công nhận gần đây sau khi có
sự phân chia lại: bản Chua Tai được tách từ Pa Cốp năm 2016, Bó Nhàng 2 táchkhỏi Bó Nhàng năm 2002.
Trước năm 1999, rừng được UBND xã trực tiếp quản lý và chất lượng rừng
thời gian này còn tương đối tốt do dân số trong vùng còn ít, mật độ dân cư thấp.Trong giai đoạn này tại các bản đã tồn tại các quy ước về khai thác sử dụng tài
nguyên rừng, nhưng chỉ dừng lại ở mức tự bảo nhau tự thực hiện và chưa có hình
phạt rõ ràng.
SVTH: Phạm Hương Mai MSV: 11163319
Trang 37Chuyên đề tốt nghiệp 3l GVHD: GS.TS Hoàng Việt
Bảng 4 Lược sử Lâm nghiệp dải rừng Pa Cốp
Thời gian Sự Kiện Tác động
Rừng do xã quản lý, t ac bả Lg
„ uns 0 Xa quan là r 5 ne các a" Rừng được bảo vệ tương đôi tét
Trước 1999 | có quy ước truyện miệng nhau vê nk ở
, aes (Dân sô còn it)
2002 được nhận tiền chi trả DVMTR, | có kinh phi để thực hiện các hoạt
thành lập tổ quản lý bảo vệ | động quan lý bảo vệ rừng, tuầnrừng tại các bản tra rừng tại bản
Trồng được khoảng 75ha rủ
2004 - 2008 | Dự án 661 DỰNG QUỢC oan fone rune
thông trên dat trông đôi núi troc
2016 Tách bản Chua Tai ra từ bản Pa | Diện tích rừng chưa được tách và
Cốp chia lại
Xây dune quy ước hương ước Hương ước quy ước của bản được
2017 „ y 6 & 4 yo ° š hình thành nhưng rộng, nhiều lĩnh
bản theo đê án của xã
vực.
Thay đổi lưu vực chi trả DVMTR
2018 tại các bản Bó Nhàng 2, Pa Cốp, Tiền chi trả DVMTR tại đây bị
Chua Tai, Lũng Xá từ lưu vực | chậm và giảm
sông Đà sang Lưu vực sông Mã
2018 - 2020 Không có sự kiện nào liên quan
tới quản lý bảo vệ rừng tại đây
Nguôn: Trung tâm Con người và Thiên nhiên, Báo cáo KTXH rừng tự nhiên Vân Hồ (2020)
Rừng được chính thức giao cho dân và người dân có đầy đủ tư cách phápnhân và cấp sô xanh về QLBVR vào năm 2002, có thé nói khu vực xã Vân Hồ nóiriêng và tỉnh Sơn La nói chung là khu vực thực hiện giao đất, giao rừng cho người
dân khá sớm, từ đó nhanh chóng phục vụ công tác phục hồi rừng, khoanh nuôi tái
sinh và bảo vệ rừng đầu, đáp ứng những yêu cầu về phòng hộ
Việc tiến hành giao đất, giao rừng được tiến hành sau khi đã chuẩn bị đầy đủ
về mặt cơ sở pháp lý; điều tra hiện trạng rừng tại thời điểm chuẩn bị giao rừng; họp
Trang 38Chuyên đề tốt nghiệp 32 GVHD: GS.TS Hoàng Việt
thống nhất giữa các thôn va trong thôn với nhau dé xây dựng các hương ước, quychế quản lý rừng; hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục liên quan và tiễn hành giao đất, giaorừng cho cộng đồng dân cu, HGD trong khu vực
Đến năm 2017 — 2018, các bản đã hình thành các quy ước, hương ước được
đồng thuận và văn bản hóa, tuy nhiên các quy ước này khá đơn giản và trên tất cả
các lĩnh vực KT-XH của bản, không có những quy định riêng và cụ thé về QLBVR;việc quản lý bảo vệ rừng vẫn dựa trên các quy định của Luật QLBVR dé áp dụng
trong cộng đồng
4.2.2 Hiện trạng quan lý rừng tại khu vực Pa Cốp
Sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý và giao đất, giao rừng cho cộng đồng,khu vực rừng Pa Cốp được quản lý bởi các đối tượng: cộng đồng thôn bản, nhóm hộ,
HGD, UNBD xã và Đoàn thanh niên Trong đó, phổ biến là hai hình thức quản lýtheo cộng đồng dân cư và theo nhóm hộ
Bảng 5 Hiện trạng quản lý rừng tại các bản
Hua Tat 6,26 81,84 172,79 36,16 0 263,89 33,16
Bo Nhang
2 9,73 49,27 0 0 1,65 60,1 0,56
Nguồn: Trung tâm Con người va Thiên nhiên, Báo cáo KTXH rừng tự nhiên Vân Hồ (2020)
Từ bảng trên có thể thấy, diện tích giao cho nhóm hộ là lớn nhất với 640,47 ha
(chiếm 68,7%) sau đó đến cộng đồng với 275,52 ha (chiếm 29,6%), HGD với 1,7%
(15,99 ha), diện tích giao cho Đoàn thanh niên là không đáng kể Tại thôn Hua Tạt,
một phần diện tích rừng được giao cho UBND xã quản lý (diện tích khoảng 36,16ha) Thôn Chua Tai được tách ra khỏi thôn Pa Cốp từ năm 2016 nhưng vẫn chưa cóquyết định tách rừng được thực hiện, hiện tại hai thôn vẫn quản lý chung mảnh rừng
SVTH: Phạm Hương Mai MSV: 11163319
Trang 39Chuyên đề tốt nghiệp 33 GVHD: GS.TS Hoàng Việt
được giao từ những năm 2000 Rừng được giao cho các cộng đồng và nhóm hộ chủ
yếu là rừng có DDSH thấp, có trữ lượng và chất lượng rừng ở mức nghèo và nghèo
kiệt Trong đó, có khoảng 90% diện tích rừng được giao là rừng tự nhiên, gần 10%
là rừng trồng lại, tái sinh trên các diện tích rừng đã khai thác
Rừng được giao quản lý ở mỗi bản có sự khác nhau về mức độ tham gia, đối
tượng tham gia cũng như trình độ quản lý Hình thức quản lý theo cộng đồng thôn
ban và hình thức quản lý nhóm hộ tổn tại song song tuy nhiên lại mang đến những
kết quả khác nhau, và tùy trình độ hiểu biết của từng thôn bản mà hình thức quản lý
nào mang lại hiệu quả hơn.
Các hoạt động QLBVR được duy trì bằng tiền từ chi trả DVMTR: toàn xã có2,532.14 ha rừng cung ứng DVMTR, trong đó diện tích được chi trả là 2,521.65 ha
(99,58%) Dia bàn nghiên cứu được các thủy điện Sông Da và Sông Mã chi trả trên
tổng diện tích là 933,4ha, trong đó diện tích thuộc lưu vực sông Đà là 259,22 ha
(chiếm 27,77%), diện tích thuộc lưu vực sông Mã là 674,18 ha (chiếm 72,23%).
Bản Bó Nhàng 2 là bản duy nhất được chỉ trả từ 2 lực vực sông nhưng số diện tích
được chỉ trả nhỏ nhất với 60,59 ha (58,94 ha thuộc sông Mã, sông Đà có 1,665 ha),
bản có diện tích rừng được chỉ trả lớn nhất là Pa Cốp cũ (nay tách ra thành bản Pa
Cốp và Chua Tai) với 615,28 ha
Bang 6 Công tác chỉ trả DVMTR tại khu vực rừng Pa Cốp
Pa Cốp và Chua Tai Hua Tat (sông Da) Bó Nhàng 2 (sông