1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm thẩm định tín dụng công ty cổ phần damsan

38 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thẩm định tín dụng Công ty Cổ phần Damsan
Tác giả Khánh Hòa
Người hướng dẫn Th.S Phan Thị Lệ Thúy
Trường học Trường Đại học Nha Trang
Chuyên ngành Kế Toán – Tài Chính
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Khánh Hòa
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 553,85 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY (5)
  • CHƯƠNG 2. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC PHÁP LÝ VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CTCP DAMSAN (7)
    • 2.1. Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng (7)
    • 2.2. Thẩm định tình hình hoạt động của CTCP Damsan (8)
      • 2.2.1. Đánh giá lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty (8)
      • 2.2.2 Đánh giá lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của công ty DAMSAN (13)
      • 2.2.3 Thẩm định tình hình nhân sự, năng lực quản lý của ban lãnh đạo (14)
      • 2.2.4 Thẩm định tình hình tài sản cố định (16)
      • 2.2.5 Thẩm định tình hình sử dụng hàng hóa, nguyên liệu, vật tư (18)
      • 2.2.6 Thẩm định thị trường tiêu thụ và kênh phân phối (19)
      • 2.2.7 Đánh giá môi trường sản xuất kinh doanh, rủi ro ngành (19)
  • CHƯƠNG 3. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG (25)
  • CHƯƠNG 4. XẾP HẠNG TÍN DỤNG CTCP DAMSAN (31)
    • 4.1. Chấm điểm quy mô doanh nghiệp (31)
    • 4.2. Chấm điểm các chỉ số tài chính (31)
    • 4.3. Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính (32)
    • 4.4. Tổng hợp điểm, xếp hạng doanh nghiệp và đánh giá rủi ro tín dụng (35)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN (37)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (38)

Nội dung

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY

Công ty cổ phần Damsan (Mã chứng khoán: ADS), còn được biết đến với tên gọi quốc tế là Damsan Joint Stock Company, là một công ty có trụ sở chính tại Lô A4 – Đường Bùi Viện – KCN.Nguyễn Đức Cảnh -Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Damsan được thành lập vào ngày 12-06-2006, tiền thân là Công ty Cổ phần Dệt sợi Damsan Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là nhập khẩu và kinh doanh các loại bông nguyên liệu; sản xuất và xuất khẩu sợi OE, sợi CD, sợi SE; sản xuất kinh doanh và xuất khẩu khăn bông cao cấp, khăn ăn

Damsan sở hữu 3 nhà máy sợi (Nhà máy Damsan I, Nhà máy Damsan II, Nhà máy sợi EIFFEL) với công suất 16.000 tấn sợi cotton/năm Các sản phẩm của Damsan được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại từ các nhà sản xuất máy móc hàng đầu thế giới như Truszchler (CHLB Đức), Rieter (Thụy Sỹ), Murata, Toyta (Nhật Bản), Uster (Thụy Sỹ) Điều này giúp Damsan đạt được năng suất cao, tiêu thụ năng lượng thấp, và chất lượng đáp ứng với người tiêu dùng.

Với mục tiêu vươn lên, trưởng thành, Damsan đã liên tục nỗ lực suốt 15 năm qua Từ doanh thu chỉ khoảng 100 tỷ đồng/năm, đến năm 2021, công ty ghi nhận doanh thu đạt 1513 tỷ đồng, tài sản doanh nghiệp lên đến 1985 tỷ đồng và kim ngạch xuất nhập khẩu từ 60-70 triệu USD/năm Ngay từ khi thành lập, việc đầu tư và phát triển theo hướng hiện đại hóa cùng sự đoàn kết, sự lãnh đạo sáng suốt của Chủ tịch Vũ Huy Đông đã đưa doanh nghiệp đạt được những bước tiến vượt bậc như hiện tại.

Nhờ sự nỗ lực không ngừng nên công ty đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật Các thành tựu có thể kể đến như danh hiệu “Doanh nghiệp Việt Nam vàng” (2009); Giải thưởng Sao vàng Đất Việt & Top 100 Thương hiệu Việt Nam trong hội nhập quốc tế (2013); Top 500 Các doanh nghiệp tư nhân lợi nhuận lớn nhất Việt Nam & Top 50 Công ty Việt Nam thịnh vượng có tốc độ phát triển nhanh nhất; Top 60 thương hiệu, sản phẩm uy tín của ngành xây dựng Việt Nam, được tặng cờ thi đua của Chính phủ (2018); Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tuyên dương tập thể có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong công tác phòng chống dịch Covid-19 (2021).

Thương hiệu “DAMSAN” ngoài sự nổi tiếng trong tỉnh Thái Bình và cả nước về sản xuất sợi, dệt thì trong lĩnh vực xây dựng cũng đã khẳng định từ năm 2011 Với chức năng thi công xây dựng công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng, Công ty DAMSAN đã thực hiện thi công xây dựng nhiều công trình lớn nhỏ đòi hỏi kỹ thuật cao về cầu, đường giao thông, các nhà máy sản xuất (Nhà máy Đam San, Nhà máy sợi Effel, Nhà máy Damsan II – Đông Hưng Các công trình Chung cư: Chung cư Đam San Trần Hưng Đạo, Đam San II – Quang Trung… Thế mạnh của DAMSAN còn được thể hiện rõ hơn ở công trình xây dựng hạ tầng giao thông Cầu Nghìn bắc từ Thái Bình qua Hải Phòng Đồng thời DAMSAN cũng đang phối hợp với nhiều đối tác uy tín hàng đầu trong nước và quốc tế về thiết kế, giám sát, thi công và quản lý bất động sản để xây dựng & phát triển các dự án bất động sản nhà ở, và căn hộ dịch vụ.

Công ty Damsan cam kết phát triển năng lượng tái tạo để bảo vệ môi trường Họ ưu tiên áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất năng lượng sạch nhằm đảm bảo hiệu suất cao, góp phần giảm thiểu tác động đến tài nguyên thiên nhiên.

Trong giai đoạn phát triển kế tiếp của doanh nghiệp, DAMSAN tập trung vào lĩnh vực sản xuất theo hướng công nghệ cao với cốt lõi vẫn là ngành sản xuất cơ bản: sợi/dệt và bất động sản Ngoài bất động sản chung cư – đô thị thì DAMSAN sẽ mở rộng ra lĩnh vực: bất động sản khu công nghiệp và xây dựng hạ tầng Với tầm nhìn xa và chiến lược đầu tư linh hoạt, Damsan không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh và tìm kiếm cơ hội mới.Damsan tự hào là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.

THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC PHÁP LÝ VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CTCP DAMSAN

Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng

2.1.1 Giới thiệu năng lực vay vốn

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Damsan

- Tên tiếng Anh: DamSan Joint Stock Company

- Loại hình tổ chức: Công ty Cổ phần

- Địa chỉ trụ sở chính: Lô A4, đường Bùi Viện, khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, Phường Trần Hưng Đạo, Thành phố Thái Bình, Tỉnh Thái Bình, Việt Nam

- Người đại diện theo pháp luật: Vũ Huy Đông (Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám Đốc)

- Kế toán trưởng: Phạm Thị Dung

- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất sợi, dệt may và bất động sản

- Nguồn vốn chủ sở hữu tính đến kỳ báo cáo gần nhất: 583.947.270.000 đồng

2.1.2 Hồ sơ pháp lý của tổ chức

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: GIẤY ĐĂNG KÍ KINH DOANH.pdf

- Điều lệ tổ chức và hoạt động CTCP Damsan: ĐIỀU LỆ CTCP DAMSAN.pdf

- CMND/CCCD của người đại diện pháp luật: 034055003633 do Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp ngày 12/09/2022.

Theo hồ sơ pháp lý, CTCP Damsan sở hữu pháp nhân hợp lệ và còn hiệu lực, đảm bảo đủ tư cách pháp nhân, năng lực pháp luật dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định Đáng chú ý, số vốn điều lệ được đăng ký trên giấy tờ thành lập và số vốn góp của chủ sở hữu được thể hiện trên báo cáo tài chính gần nhất là tương đương nhau, chứng tỏ sự minh bạch và tính chính thống trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Do đó có thể kết luận công ty có đủ điều kiện pháp lý để vay vốn.

Thẩm định tình hình hoạt động của CTCP Damsan

2.2.1 Đánh giá lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty

 Quá trình hình thành và phát triển của công ty:

Tháng 5/2006, Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Thái Bình và các thành viên trong Công ty XNK Thủ công Mỹ nghệ quyết định góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Dệt sợi Damsan và quyết định để cho Công ty Cổ phần Dệt sợi Damsan làm chủ đầu tư và thực hiện dự án

Tháng 06/2006, Công ty khởi công xây dựng nhà máy Damsan I với tổng vốn đầu tư

121 tỷ đồng với công suất 2.880 tấn sợi OE/năm và 2.220 tấn sợi CD/năm tại khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, TP Thái Bình, Tỉnh Thái Bình với các máy móc chính nhập từ Cộng hòa LB Đức và Thụy Sỹ.

Ngày 12/06/2006, Sở Kế hoạch Đầu tư Thái Bình cấp giấy phép kinh doanh lần đầu số

0803000284 cho Công ty Cổ phần Dệt sợi Damsan.

Tháng 6/2010, Công ty tiếp tục mở rộng đầu tư nhà máy Damsan II với tổng vốn đầu tư là 10 triệu USD với công suất là 3.600 tấn sợi OE/năm và 720 tấn khăn/năm tại khu công nghiệp Gia Lễ, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Ngày 30/05/2011 Công ty được UBCKNN chấp thuận trở thành công ty đại chúng theo Công văn số 1566/UBCKQLPH Việc trở thành công ty đại chúng thể hiện cam kết và tầm nhìn của Ban lãnh đạo Công ty về một doanh nghiệp hướng tới lợi ích tối đa cho cổ đông và khách hàng, đồng thời cũng là cam kết về nâng cao năng lực quản trị, minh bạch trong quản lý và thực hiện công bố thông tin theo quy định.

Năm 2013, Công ty được chứng nhận đáp ứng các tiêu chí về năng lực cạnh tranh quốc tế và được trao tặng giải thưởng Sao vàng Đất Việt cùng danh hiệu Top 100 Thương hiệu

Việt Nam trong hội nhập quốc tế Khai thác tối đa thị trường nước ngoài, đưa kim ngạch xuất khẩu khăn và sợi từ 32 triệu USD (năm 2012) lên 38,7 triệu USD (năm 2013).

Năm 2014, Công ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh sợi OE, CD và kinh doanh bông nguyên liệu, kinh doanh sợi qua việc gia công, sản xuất và xuất khẩu khăn bông; đầu tư thành công dây chuyền sợi cọc với 12.000 cọc và lắp đặt lại máy móc thiết bị cho phù hợp với sản xuất; khởi công đầu tư xây dựng tòa nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại 56 Trần Hưng Đạo, phường Lê Hồng Phong, thành phố Thái Bình, quy mô

18 tầng, 256 căn hộ; Xây dựng chủ trương dài hạn phát triển công ty tới năm 2018; Vận hành tài chính tiền tệ trong xuất nhập khẩu, đảm bảo có lãi.

Ngày 23 tháng 10 năm 2015, Công ty đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ từ 100,7 tỷ đồng lên 160,7 tỷ đồng với mục tiêu đầu tư vào Công ty Cổ phần Sợi EIFFEL và nâng tổng công suất sản xuất sợi lên 16.560 tấn sợi/năm.

Ngày 19/11/2015, Công ty chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Damsan, phù hợp với định hướng phát triển và chiến lược của Công ty giai đoạn 2015 – 2020.

Ngày 29/06/2016, Công ty thực hiện ngày giao dịch cổ phiếu đầu tiên trên HOSE với mã chứng khoán là ADS Trong năm 2016, Công ty đầu tư thành công nhà máy sợi EIFFEL gần 300 tỷ với quy mô 40.000 cọc sợi tại Xã Đông Mỹ, Huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình; hoàn thành 85% dự án toà nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại Tổ 39, 40 Phường Quang Trung, thành phố Thái Bình cao 15 tầng, quy mô 286 căn hộ Mặt khác, Công ty đã giải phóng mặt bằng thành công 10,5ha tại Khu đô thị Phú Xuân Damsan gồm

274 lô nhà liền kề và 74 lô biệt thự.

Ngày 15/12/2017, Công ty chào bán thành công 8,6 triệu cổ phiếu với giá trung bình 17.000 đồng/cổ phiếu, thu về hơn 146 tỷ đồng Trong năm 2017, Công ty đã bàn giao tòa nhà ở xã hội 15 tầng, gồm 286 căn hộ cho người thu nhập thấp tại Thái Bình Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 70,5 triệu USD, tăng 74% so với năm 2016, vượt 1% kế hoạch Giá trị xuất khẩu đạt hơn 42 triệu USD, tăng 78% so với năm trước.

Năm 2018, thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh, bám sát diễn biến thị trường, linh hoạt trong xử lý tình huống, đa dạng thị trường tiêu thụ và phát triển khách hàng Các dự án bất động sản triển khai thuận lợi Dự án Khu đô thị Phú Xuân Damsan công tác giải phóng mặt bằng cơ bản xong tới 99% Các lô đất hiện Công ty đã bán 95%, tiền bán đất

5 cơ bản đã thu theo đúng tiến độ Toà nhà xã hội cho người thu nhập thấp 16 tầng tại Phường Quang Trung đã đi vào khai thác.

Năm 2020, Công ty tăng vốn điều lệ lên 280.694.500.000 đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2019.

Tháng 12/2021, Công ty đã hoàn tất đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu với tổng số cổ phiếu chào bán thành công là 10.000.000 cổ phiếu theo Giấy chứng nhận đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng số 218/GCN-UBCK ngày 04/10/2021, tăng vốn điều lệ của Công ty lên 380.694.500.000 đồng.

Tháng 09/2022, Công ty đã hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 437.790.340.000 đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021.

 Cơ cấu tổ chức của công ty:

7 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT CHỦ TỊCH HĐQT

Phòng Đầu tư Thương mại

Ban Quản lý Dự án

CT TNHH Xây dựng Đức Dũng

GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KINH DOANH

Phòng Marke- ting Phòng vật tư

CT TNHH GOLF LONG HƯNG Phòng kinh doanh Phòng kế toán

CTCP Đầu tư An ninh Thái Bình CTCP Điện tử Viễn thông An ninh

CTCP Tập đoàn Năng lượng xanh

CTCP Đầu tư Thái Bình Cầu Nghìn

CTCP Viện nghiên cứu dệt may PHÓ TỔNG

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH SẢN XUẤT

Ban Quản lý tòa nhà Thi công

Dự án công trình giao thông

Dự án công trình công nghiệp dân dụng

Phân xưởng se Phân xưởng dệt khăn Kinh doanh khăn

An ninh Thái Bình Nhà máy sợi Eiffel

SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CTCP DAMSAN Đại hội đồng cổ đông Công ty Cổ phần Damsan (ĐHĐCĐ) gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ thông qua định hướng phát triển, quyết định và phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tăng (giảm) vốn Điều lệ, phân chia lợi nhuận, cổ tức; quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm HĐQT, Ban kiểm soát; và quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty và các quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty.

Ban Kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ Công ty bầu ra Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và Ban Tổng Giám đốc.

Hội đồng quản trị: Là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 01 (một) Chủ tịch HĐQT và 04 (bốn) thành viên với nhiệm kỳ 05 (năm) năm HĐQT nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ HĐQT có trách nhiệm giám sát hoạt động của Ban Tổng giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong Công ty Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Pháp luật và Điều lệ Công ty, các Quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.

THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG

Bảng 3.1 Bảng điểm các chỉ tiêu tài chính của CTCP Damsan so với doanh nghiệp cạnh tranh và bình quân ngành năm 2022

DN cạnh tranh BQ ngành

Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2022 Năm 2022

Nhóm tỷ số thanh khoản

1 Tỷ số thanh toán ngắn hạn 1,22 1,47 1,11

2 Tỷ số thanh toán nhanh 0,90 0,55 0,50

3 Tỷ số thanh toán bằng tiền 0,04 0,13 0,10

4 Khả năng thanh toán lãi vay 2,94 8,62 6,05

Nhóm tỷ số đòn cân nợ

2 Tỷ số tự tài trợ 0,30 0,41 0,29

3 Tỷ số nợ trên VCSH 2,32 2,05 1,12

Nhóm tỷ số hoạt động

1 Vòng quay khoản phải thu 9,03 11,88 8,95

2 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 40,40 42,81 101,62

3 Vòng quay hàng tồn kho 3,06 4,83 8,32

4 Vòng quay tổng tài sản 0,81 1,21 2,19

6 Vòng quay TS lưu động 1,03 2,14 1,96

Nhóm tỷ số khả năng sinh lời

1 Mức sinh lời trên doanh thu (%) 4,43 5,92 (14,53)

2 Mức sinh lời trên tổng tài sản (%) 3,60 5,12 1,89

3 Mức sinh lời trên vốn CSH (%) 12,08 11,59 40,47

 Nhóm tỷ số thanh khoản:

Tỷ số thanh toán ngắn hạn của CTCP Damsan DN cho năm 2022 đạt 1,22, cao hơn mức trung bình của ngành (1,11) Chỉ số này phản ánh khả năng đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn của công ty tốt hơn so với mức trung bình của ngành Điểm số cao hơn cho thấy công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn nhanh chóng hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực.

Tỉ lệ D/E của Damsan DN năm 2022 là 1,47 So với các đối thủ, mức này của Damsan DN có vẻ thấp hơn Tuy nhiên, nếu tỉ lệ này vẫn được quản lý trong ngưỡng chấp nhận được và sử dụng hiệu quả, có thể cho thấy tính linh hoạt về mặt tài chính của công ty.

CTCP Damsan DN có vẻ duy trì mức độ thanh khoản tốt, nhưng có thể cần theo dõi để đảm bảo rằng việc duy trì mức thanh khoản cao không ảnh hưởng đến hiệu suất tài chính tổng thể của doanh nghiệp.

- Tỷ số thanh toán nhanh : Tỷ số thanh toán nhanh của CTCP Damsan (0.09) thấp hơn đáng kể so với doanh nghiệp cạnh tranh (0.55) và trung bình ngành (0.50) Điều này có thể cho thấy CTCP Damsan DN có xu hướng thanh toán chậm hơn so với đối thủ cạnh tranh và ngành công nghiệp nó hoạt động Tỷ số thanh toán nhanh thấp có thể chỉ ra rằng CTCP Damsan đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nhanh chóng các nghĩa vụ tài chính hoặc có thể đang quản lý nguồn lực tài chính không hiệu quả.

- Tỷ số thanh toán bằng tiền : Tỷ số thanh toán bằng tiền của CTCP Damsan (0.04) có thể đề xuất rằng CTCP Damsan có xu hướng chậm thanh toán các khoản nợ hoặc giữ lại tiền mặt lâu hơn so với các đối thủ cạnh tranh và trung bình ngành Chênh lệch giữa tỷ số thanh toán của CTCP Damsan và doanh nghiệp cạnh tranh là đáng kể (0.04 so với 0.13) Điều này có thể chỉ ra một chiến lược tài chính khác nhau giữa CTCP Damsan và đối thủ cạnh tranh, có thể là do chiến lược tài chính, quản lý nợ, hoặc điều kiện thanh toán khác nhau Khi so sánh với trung bình ngành tuy rằng tỷ số thanh toán của CTCP Damsan thấp hơn trung bình ngành, nhưng vẫn nằm trong khoảng biến động của ngành (0.04 so với 0.10).

- Khả năng thanh toán lãi vay : CTCP Damsan có khả năng thanh toán lãi vay lần đầu tiên là 2.94 Điều này có nghĩa là doanh nghiệp này có khả năng thanh toán lãi vay ít hơn so với doanh nghiệp cạnh tranh (8.62) và thấp hơn so với trung bình ngành (6.05) Số liệu thấp hơn so với cả doanh nghiệp cạnh tranh và trung bình ngành có thể là một dấu hiệu cảnh báo về khả năng thanh toán nợ của CTCP Damsan DN.

+ So sánh với doanh nghiệp cạnh tranh:

CTCP Damsan DN có khả năng thanh toán lãi vay thấp hơn đáng kể so với doanh nghiệp cạnh tranh (2.94 so với 8.62) Điều này có thể làm tăng nguy cơ cho doanh nghiệp, vì khả năng thanh toán thấp hơn có thể dẫn đến áp lực tài chính và khả năng vay vốn kém.

+ So sánh với trung bình ngành:

CTCP Damsan DN cũng có khả năng thanh toán lãi vay thấp hơn so với trung bình ngành (2.94 so với 6.05) Điều này có thể đặt ra câu hỏi về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp trong ngành và khả năng cạnh tranh của nó trong việc thu hút nguồn vốn.

 Nhóm tỷ số đòn bẩy tài chính:

Về tỷ số nợ, CTCP Damsan có tỷ số nợ cao hơn so với mức trung bình của ngành và các doanh nghiệp cạnh tranh trong năm 2022 Con số này cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính, cần vay nợ để duy trì hoạt động Điều này dẫn đến chi phí lãi vay tăng cao và rủi ro tài chính gia tăng.

Tỷ số nợ của CTCP Damsan cao hơn tỷ số nợ của các doanh nghiệp cạnh tranh và bình quân ngành Điều này cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng nhiều vốn vay hơn các doanh nghiệp khác trong ngành Do đó công ty cần xem xét lại chiến lược tài chính để giảm thiểu rủi ro và cải thiện hiệu suất tài chính.

- Tỷ số tự tài trợ :

Năm 2022 Công Ty Cổ Phần Damsan đã có tỷ số tự tài trợ là 0,30 So với các ngành cạnh tranh, doanh nghiệp Damsan hoạt động tốt hơn vì tỷ số tự tài trợ của doanh nghiệp cao hơn so với trung bình ngành Doanh nghiệp cạnh tranh năm 2022 có tỷ số tự tài trợ là 0,41, cao hơn so với Damsan Khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp Damsan và mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp không cao so với Doanh nghiệp cạnh tranh.

- Tỷ số nợ trên VCSH :

Tỷ số nợ trên Vốn chủ sở hữu của CTCP Damsan (2,32): Đây là một con số cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp cạnh tranh (2,05) và cao hơn rất nhiều so với Trung bình ngành (1,02) Tỷ số này biểu thị mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp so với vốn chủ sở hữu Số lượng cao có thể chỉ ra rằng CTCP Damsan sử dụng nhiều nợ hơn để tài trợ hoạt động kinh doanh và đầu tư.

+ So sánh với DN cạnh tranh:

CTCP Damsan có tỷ số nợ trên Vốn chủ sở hữu cao hơn so với doanh nghiệp cạnh tranh, điều này có thể gây ra một số rủi ro tài chính Có thể là do CTCP Damsan đã thực hiện các chiến lược đầu tư lớn hơn, nhưng cũng có thể gặp khó khăn trong việc quản lý nợ.

+ So sánh với Trung bình ngành:

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Damsan cao hơn hẳn so với mức trung bình của ngành Điều này cho thấy doanh nghiệp đang gánh mức nợ lớn hơn đáng kể so với các công ty cùng ngành Đây được xem là một chỉ báo đáng lo ngại, phản ánh khả năng doanh nghiệp gặp phải nguy cơ vỡ nợ cao hơn.

 Nhóm các chỉ số hoạt đô ̣ng:

- Vòng quay khoản phải thu khách hàng là 9,03 vòng thấp hơn so với doanh nghiệp cạnh tranh (11,88) nhưng đồng thời lại cao hơn bình quân ngành (8,95) Có thể thấy công ty có nhiều khoản phải thu chậm luân chuyển, công ty đang mất nhiều thời gian hơn để thu hồi nợ từ khách hàng.

XẾP HẠNG TÍN DỤNG CTCP DAMSAN

Chấm điểm quy mô doanh nghiệp

Bảng 4.1 Bảng chấm điểm quy mô Công ty Cổ phần Damsan năm 2022

STT Tiêu chí Trị số Điểm

 Kết luận: Công ty Cổ phần Damsan có quy mô lớn.

Chấm điểm các chỉ số tài chính

Bảng 4.2 Bảng chấm điểm các chỉ số tài chính của CTCP Damsan năm 2022

Chỉ tiêu Giá trị Điểm Trọng số

1 Khả năng thanh toán ngắn hạn 1,22 60 8%

2 Khả năng thanh toán nhanh 0,90 80 8%

3 Vòng quay hàng tồn kho 3,06 60 10%

4 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 40,4 100 10%

5 Hiệu quả sử dụng tài sản 0,81 20 10%

6 Nợ phải trả/Tổng tài sản 70 40 10%

7 Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 232 60 10%

8 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngân hàng 0 100 10%

9 Tổng TN trước thuế/Doanh thu 5,09 80 8%

10 Tổng TN trước thuế/Tổng TS 4,14 40 8%

11 Tổng TN trước thuế/Vốn CSH 13,90 80 8%

Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính

Bảng 4.3.1 Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ

T Điểm chuẩn Giá trị Điểm

1 Hệ số khả năng trả lãi 2,94 12

2 Hệ số khả năng trả nợ gốc 0,09 8

3 Xu hướng của lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ (tính cho 3 năm liền kề)

Tăng năm 2021, âm vào năm 2022 4

4 Trạng thái lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh

5 Tiền và các khoản tương đương tiền/Vốn chủ sở hữu

Bảng 4.3.2 Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý

STT Điểm chuẩn Đánh giá Điểm

1 Năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của người đứng đầu điều hành doanh nghiệp trong ngành và lĩnh vực kinh doanh của phương án/dự án xin cấp tín dụng: có bằng cấp chuyên môn, thời gian công tác trong lĩnh vực đang điều hành.

2 Kinh nghiệm của người đứng đầu điều hành doanh nghiệp trong hoạt động điều hành.

3 Môi trường kiểm soát nội bộ Đã được thiết lập một cách chính thống, được ghi chép kiểm tra thường xuyên

4 Thành tựu và thất bại của đội ngũ lãnh đạo Đã có thành tựu cụ 20 điều hành doanh nghiệp thể trong ngành và lĩnh vực kinh doanh của phương án, dự án xin cấp tín dụng

5 Tính khả thi của phương án kinh doanh và dự án tài chính

Phương án kinh doanh và dự toán tài chính tương đối cụ thể và rõ ràng

Bảng 4.3.3 Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng

T Điểm chuẩn Giá trị Điểm

1 Trả nợ đúng hạn (trả nợ gốc) Luôn trả đúng hạn trong hơn 36 tháng vừa qua 10

2 Số lần gia hạn nợ Không có 10

3 Nợ quá hạn trong quá khứ Không có 10

4 Số lần mất khả năng thanh toán đối với các cam kết với NHCV (Thư tín dụng, bảo lãnh, các cam kết khác )

5 Số lần chậm trả lãi vay Không 10

Quan hệ phi tín dụng

6 Thời gian duy trì tài khoản với

7 Số lượng giao dịch trung bình hàng tháng với tài khoản tại NHCV

8 Số lượng các loại giao dịch với

9 Số dư tiền gửi trung bình tháng tại 30-60 tỷ 6

10 Số lượng ngân hàng khác mà khách hàng duy trì tài khoản

Bảng 4.3.4 Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh

STT Điểm chuẩn Giá trị Điểm

1 Triển vọng ngành Ổn định 20

2 Được biết đến Có, trong cả nước 16

3 Vị thế cạnh tranh Cao, chiếm ưu thế 20

4 Số lượng đối thủ cạnh tranh Ít 16

5 Thu nhập của doanh nghiệp trước quá trình đổi mới, cải cách DNNN

Nhiều, thu nhập sẽ ổn định 12

Bảng 4.3.5 Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác

T Điểm chuẩn Giá trị Điểm

1 Đa dạng hóa các hoạt động: 1) ngành; 2) thị trường; 3) vị trí địa lý Đa dạng hóa cao độ (cả ba trường hợp)

2 Thu nhập từ hoạt động xuất khẩu Chiếm từ trên

3 Sự phụ thuộc vào các đối tác (đầu vào/đầu ra)

Phụ thuộc nhiều vào các đối tác đang phát triển

4 Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong những năm gần đây

5 Tài sản đảm bảo (bảo đảm tính pháp lý theo quy định của pháp luật liên quan tới bảo đảm tiền

Có khả năng thanh khoản

20 vay và quy định của NHTMCP PĐ)

Bảng 4.3.6 Bảng tổng hợp điểm các tiêu chí phi tài chính của CTCP Damsan

STT Tiêu chí Điểm Trọng số

2 Năng lực và kinh nghiệm quản lý 96 33%

3 Tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng 80 33%

5 Các đặc điểm hoạt động khác 88 7%

Tổng hợp điểm, xếp hạng doanh nghiệp và đánh giá rủi ro tín dụng

Thông tin tài chính của CTCP Damsan được kiểm toán đầy đủ, do vậy tổng hợp điểm tín dụng của công ty như sau:

Bảng 4.4.1 Tổng hợp điểm tín dụng CTCP Damsan Điểm Trọng số

Các chỉ tiêu tài chính 65,2 55%

Các chỉ tiêu phi tài chính 80,52 45%

Căn cứ vào bảng xếp hạng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng, số điểm 72,1 của công ty nằm trong khoảng 69,6 – 77,1 điểm thuộc hạng BB+.

Bảng 4.4.2 Đánh giá rủi ro tín dụng CTCP Damsan

Loại Đặc điểm Mức độ rủi ro

BB+: Loại khá - Hoạt động hiệu quả và có triển vọng trong Trung bình

Trong ngắn hạn, tình hình tài chính của doanh nghiệp ở mức ổn định do những hạn chế nhất định về tài chính và năng lực quản lý Tuy nhiên, khi điều kiện kinh tế, tài chính trong môi trường kinh doanh có biến động mạnh, tình hình này có thể chịu tác động đáng kể Điều này cần được xem xét để có biện pháp quản trị rủi ro phù hợp, đảm bảo sự ổn định và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Ngày đăng: 01/08/2024, 15:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN