- Ngoài ra: Liên doanh, cho thuê mặt bằng, kinh doanh dịch vụ tổng hợp khác.Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp: xuất khẩu: các loại thuỷ hải sản, súc sảnđông lạnh, thực phẩm đồ hộp, hàn
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ
T MÃ SV Họ và tên Nhiệm vụ
8 Nguyễn Thu Thùy - Các thông tin chung về doanh nghiệp
- Đề xuất hoạt động kiểm soát
- Tổng hợp nội dung các thành viên
Nguyễn Thu Hà - Xác định rủi ro tiềm tàng
- Đề xuất các hoạt động kiểm soát
Chu Thị Loan - Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
- Quan điểm, cách thức điều hành của lãnh đạo, công tác kế hoạch
2 Đào Thị Thư - Đặc điểm sản xuất kinh doanh
- Tính trung thực và giá trị đạo đức
8 Đinh Viết Tùng - Những vấn đề chung về công tác kế toán trong doanh nghiệp
- Cơ cấu tổ chức bộ máy, hệ thống chính sách, quy chế, thủ tục kiểm soát
Huyền - Nội quy, quy chế của doanh nghiệp
- Chính sách về nguồn nhân lực và quá trình thực hiên
Phạm Thị Diệp - Xác định rủi ro kiểm soát
- Đề xuất các hoạt động kiểm soát
Xây dựng các thông tin về doanh nghiệp
Các thông tin chung về doanh nghiệp
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒ HỘP HẠ LONG
Hạ Long Canfoco được thành lập vào năm 1957 tại Hải Phòng Công ty là cơ sở tiên phong của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam Hiện tại Công ty đang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, có đội ngũ cán bộ, công nhân viên trên 850 người Nổi tiếng với thương hiệu của công ty là “Halong Canfoco” tại Việt Nam, công ty cung cấp các loại thực phẩm ngon, bổ dưỡng và tiện lợi cho các gia đình trên khắp đất nước
Các mặt hàng thực phẩm của công ty rất đa dạng bao gồm các loại sản phẩm đóng hộp như: cá, thịt, rau và trái cây, xúc xích tiệt trùng tới các sản phẩm đông lạnh như chả giò Việt Nam hoặc xúc xích Sản phẩm/ thương hiệu của công ty đã được sự tin dùng rộng khắp và đã giành được nhiều giải thưởng uy tín tại Việt Nam như "Hàng Việt Nam Chất lượng cao", "Thực phẩm Tốt nhất của Việt Nam" & "Sao Vàng Việt Nam". Gần đây, Hạ Long Canfoco cũng được công nhận và được trao giải thưởng Top 500 doanh nghiệp Việt Nam lớn nhất tại Việt Nam trong năm 2012 được bầu chọn của VNR (Vietnam Report).
Công ty cam kết cung cấp các sản phẩm chất lượng, luôn chú trọng tới nền tảng tinh hoa truyền thống và góp phần bảo vệ, giữ gìn sức khỏe người tiêu dùng, làm cho Hạ Long Canfoco trở thành một trong những công ty thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam.
Trở thành thương hiệu thực phẩm nổi tiếng hàng đầu ở Châu Á.
Halong Canfoco cam kết cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt nhất để góp phần xây dựng các gia đình mạnh khỏe hạnh phúc.
“ Tinh hoa của hương vị truyền thống”
2.1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển
- Thành lập : Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long nguyên là Công ty Đồ hộp Hạ Long- Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ năm 1957
- Công ty được cổ phần hoá theo quyết định số 256QĐ-TTg ngày 31-12-1998 của Thủ tướng Chính Phủ
- Giấy phép đăng ký kinh doanh số 055595 do Sở kế hoạch và đầu tư T.p Hải Phòng cấp ngày 05-3-1999
- Niêm yết : Công ty được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép số 08/GPPH ngày 03-10-2001 Ngày 31/12/1998 Công ty bắt đầu niêm yết với mã chứng khoán CAN ngày 18 /10/ 2001 tại sàn giao dịch chứng khoán T.P
2.1.2 Thông tin chung về doanh nghiệp
- Tên đơn vị: Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long
- Tên giao dịch: Ha Long canned food joint stock corporation
- Tên viết tắt: Ha Long canfoco
- Địa chỉ: Số 43, Lê Lai, phường Máy Chai, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng
- Email: halong@canfoco.com.vn
- Website: http://www.canfoco.com.vn
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh chính
- Sản xuất các sản phẩm thực phẩm đóng hộp Sản xuất, chế biến các mặt hàng thủy sản, nông sản, thực phẩm
- Sản xuất các chế phẩm từ rong biển, các chế phẩm đặt biệt có nguồn gốc tự nhiên như dầu cá Sản xuất kinh doanh các sản phẩm thực phẩm chế biến, thực phẩm tươi sống, thực phẩm đặc sản, thức ăn nhanh và các sản phẩm thức ăn chăn nuôi
- Kinh doanh XNK trực tiếp:
+ Xuất: thủy, hải sản, súc sản đông lạnh; thực phẩm đóng hộp, hàng công nghệ phẩm
+ Nhập: các thiết bị, vật tư nguyên liệu, hoá chất, công nghệ phẩm phục vụ
- Ngoài ra: Liên doanh, cho thuê mặt bằng, kinh doanh dịch vụ tổng hợp khác. Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp: xuất khẩu: các loại thuỷ hải sản, súc sản đông lạnh, thực phẩm đồ hộp, hàng công nghệ phẩm; nhập khẩu: các thiết bị, vật tư nguyên liệu, hoá chất, công nghệ phẩm phục vụ sản xuất kinh doanh
- Kinh doanh xăng dầu, ga, khí hoá lỏng.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
2.2.1 Sơ đồ khối bộ máy quản lý doanh nghiệp ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT Board of Supervisors
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BOM
Tiểu ban chiến lược và đầu tư
Tiểu ban Công bố thông tin
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
GĐ CƠ ĐIỆN LẠNH ĐT
P CNƯD và QLCL CTY THNN
CTY TNHH MTV TM ĐHHL
Phòng kỹ thuật cơ điện Ngành lạnh
Xưởng cơ điện năng lượng
Phòng KHCƯ Xưởng chế biến 1 Xưởng chế biến 2 Xưởng chế biến 3 Xưởng chế biến 4 Xưởng chế biến 5 Xưởng chế biến 6 Trường mầm non
Trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Marketing và hỗ trợ bán hàng
Phòng kế toán – tài chính Ban Kiểm toán nội bộ
2.2.2 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ từng bộ phận
2.2.2.1 Đại hội đồng cổ đông:
- Đại hội cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết Đại hội đồng cổ đông có quyền và nghĩa vụ sau:
+ Thông qua định hướng phát triển của công ty
+ Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần + Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị theo tỷ lệ % trong Điều lệ công ty trên tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty
+ Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty
+ Thông qua báo cáo tài chính hàng năm
+ Quyết định mua lại trên 10 % tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại
+ Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiết hại cho công ty và cổ đông công ty
+ Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty
- Hội dồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát Tổng Giám đốc điều hành và những người quản lý khác Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và điều lệ Công ty, các quy chế độ nội bộ của Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định
- Hội đồng quản trị công ty thành lập 4 tiểu ban giúp cho Hội đồng quản lý chuyên sâu trong các lĩnh vực sau:
+ Tiểu ban chiến lược và đầu tư: có trách nhiệm giúp HĐQT công ty thẩm định tính khả thi của các dự án, giám sát các bước thực hiện dự án cho đến khi kết thúc quá trình đầu tư; xây dựng các chiến lược phát triển, các dự án đầu tư dài hạn nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành nghề hoạt động của công ty giúp cho công ty phát triển bền vững và ổn định + Tiểu ban Nhân lực: có trách nhiệm giúp HĐQT công ty xem xét tình hình nhân lực và xây dựng chiến lược về con người phù hợp với chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty
+ Tiểu ban Tài chính: có trách nhiệm giúp HĐQT công ty đánh giá tình hình tài chính, đưa ra những chiến lược phát triển khả năng tài chính của công ty.
+ Tiểu ban Công bố thông tin: có trách nhiệm công bố các thông tin cần thiết cho HĐQT công ty và chịu trách nhiệm về tính chính xác các thông tin đã công bố
- Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng
Cổ đông bầu ra Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp, lý hợp pháp, trung thực và mức độ cẩn trọng trong điều hành hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý, báo cáo tài chính của Công ty
- Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc nhằm đảm bảo lợi ích cho các cổ đông
- Việc kiểm tra của Ban kiểm soát không được cản trở hoạt động bình thường của Hội đồng quản trị, không gây gián đoạn điều hành hoạt động của kinh doanh của công ty Ban kiểm soát có thể kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty
- Tổng giám đốc là người điều hành và có quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông về việc thực hiền quyền và nhiệm vụ được giao
- Có 1 Phó tổng giám đốc và 3 Giám đốc: Giám đốc Tài chính, Giám đốc TT R&D, Giám đốc Cơ điện lạnh - ĐT là người giúp việc cho Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về việc phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Tổng Giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế chính sách của Nhà nước và Điều lệ của Công ty
2.2.2.5 Các phòng ban và chi nhánh trực thuộc:
- Các chi nhánh được kinh doanh thêm những mặt hàng phù hợp với quy định trong Giấy phép kinh doanh của Công ty, chấp hành các nội quy, quy chế và sự phân cấp của Công ty, pháp huật Nhà nước
+ Xưởng Nha Trang, Quảng Nam là những đơn vị trực thuộc Công ty thực hiện chế độ hạch toán báo sổ có nhiệm vụ tổ chức liên kết kinh doanh sản xuất, thu gom, sơ chế và cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của Công ty;
+ Các Chi nhánh Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng,
… là các đơn vị hạch toán phù thuộc có nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm, cung ứng nguyên vật liệu cho Công ty;
+ Công ty TNHH một thành viên Thực phẩm đồ hộp Hạ Long được tách ra từ Chi nhánh Hồ Chí Minh, hạch toán độc lập; Công ty TNHH một thành viên thương mại Đồ hộp Hạ Long là đơn vị hạch toán độc lập.Các phân xưởng sản xuất chế biến được tổ chức theo từng ngành hàng,đứng đầu là các Quản đốc, có nhiệm vụ triển khai, tổ chức sản xuất theo yêu cầu của Ban Giám đốc
- Các phân xưởng phụ trợ, kho hàng là các đơn vị đảm bảo cho việc tổ chức sản xuất được hoàn thiện Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang
- Các cơ sở phúc lợi: Trường mầm non nhằm thực hiện chủ trương đãi ngộ, khuyến khích người lao động của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc
- Các phòng ban quản lý thực hiện các công việc chức năng nhằm đảm bảo cho việc quản lý, tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Ban giám đốc được thực hiện hiệu quả:
+ Phòng Marketing và hỗ trợ bán hàng
+ Phòng Kế toán – Tài chính
+ Ban kiểm toán nội bộ
+ Phòng tổ chức hành chính
+ Phòng Bảo vệ - Quân sự
+ Phòng Công nghệ ứng dụng - Quản lý chất lượng
+ Phòng Kế hoạch cung ứng
+ Trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm ( Trung tâm R&D)
+ Phòng Kỹ thuật cơ điện
+ Xưởng Cơ điện – Năng lượng
+ Ban quản lý Môi trường
+ Ban quản lý Dự án
2.2.3 Mối quan hệ giữa các bộ phận quản lý
- Các mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp hoạt động độc lập với nhau
- Mỗi bộ phận có chức năng khác nhau, nhưng lại thống nhất với nhau ở Giám đốc điều hành và tồn tại trong công ty
- Bộ phận cấp dưới cần thực hiện nghiêm chỉnh nội quy và quy chế của doanh nghiệp, bộ phận cấp trên như hội đồng quản trị, ban giám đốc, phó giám đốc, ban kiểm soát của doanh nghiệp có quyền quyết định những vấn đề thuộc phạm vi đơn vị của mình quản lý, chịu trách nhiệm trước các mặt hoạt động do mình phụ trách
Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
2.3.1 Quy trình tổ chức sản xuất kinh doanh
Khâu tổ chức sản xuất của công ty được thực hiện rất khoa học Công ty áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến về khoa học để hạn chế lao động bằng con người và thay thế bằng các máy móc hiện đại
Những quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh chủ yếu:
Các quy trình sản xuất các sản phẩm chính của Công ty đều là quy trình khép kín. Đây là một trong ưu điểm của Công ty CP Đồ hộp Hạ Long so với các công ty khác
Biểu 1 : Quy trình sản xuất
QUY TRÌNH CÁC CÔNG ĐOẠN CHẾ BIẾN ĐỒ HỘP - SẢN PHẨM
CHÍNH CỦA HẠ LONG CANFOCO
2.3.2 Đặc điểm sản phẩm, công nghệ, hoạt động chủ yếu ở DN
- Các loại sản phẩm đóng hộp từ thịt gia cầm, gia súc, thuỷ hải sản, … được sản xuất từ nguồn nguyên liệu tươi tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế Các loại gia cầm, gia súc đưa vào sản xuất phải có giấy chứng nhận của cơ quan kiểm dịch động vật Các loại thủy hải sản phải được phòng kiểm tra chất lượng (KCS) giám định đạt về mặt chất lượng theo tiêu chuẩn qui định mới được đưa vào sản xuất chế biến.
- Cùng với nguồn nguyên liệu chính còn có các loại nguyên liệu phụ, gia vị, chất phụ gia thích hợp làm tăng mùi vị của sản phẩm Các loại nguyên liệu này phải đảm bảo chất lượng Việt Nam và quốc tế
- Sản phẩm đóng hộp được sản xuất theo trình tự các bước của quy trình công nghệ bao gồm: bắt đầu từ công đoạn xử lý nguyên liệu như: rửa sạch - pha lọc - cắt miếng - xử lý gia vị - tiến hành phối chế Nếu sản phẩm dạng nhuyễn (paste) thì sẽ được xay - băm - đồng hoá.
- Các loại nguyên liệu sau khi xử lý, phối chế được định lượng vào hộp - bài khí - ghép kín nắp - thanh trùng - bảo ôn trong kho ấm một thời gian được quy định từ 15 - 20 ngày để kiểm tra và loại trừ những sản phẩm kém chất lượng - sau đó tiến hành dán nhãn, bao gói, bảo quản sản phẩm và cuối cùng là tổ chức lưu thông phân phối
- Sản phẩm đóng hộp được đựng trong hộp kim loại, phía trong vỏ hộp được sơn phủ một lớp vecni emay chịu đạm, ngăn cách giữa sản phẩm với kim loại vỏ hộp, nhằm ngăn ngừa sự trao đổi điện hoá làm biến chất lượng của sản phẩm đựng trong hộp Phía ngoài vỏ hộp đựng sơn phủ lớp vecni chống rỉ ăn mòn vỏ hộp.
- Sản phẩm chứa đựng trong hộp được ghép máy hút đi một phần không khí lưu trong hộp (gọi là hút chân không), tạo cho phía trong hộp một môi trường thiếu không khí (gọi là yếm khí) nhằm tham gia cải thiện chất lượng, bảo quản sản phẩm được lâu hơn
- Quá trình hấp chín tiệt trùng cho đồ hộp (gọi là thanh trùng) được thực hiện bằng thiết bị thanh trùng tự động, kiểm soát nhiệt độ và thời gian thanh trùng sản phẩm ở 118 - 120°C Nhiệt độ và thời gian thanh trùng nhiều ít tuỳ thuộc vào chất lượng nguyên liệu ban đầu, trình độ của cơ sở sản xuất, tính chất của từng loại sản phẩm … mà lựa chọn cho phù hợp, làm an toàn cho sản phẩm, giữ được hương vị, màu sắc, kết cấu sản phẩm
- Tuỳ theo nhóm, từng loại sản phẩm và tuỳ theo thời gian sản xuất (ngày/tháng/ năm), trên nắp hộp sẽ được ghi vào các ký hiệu (gọi là code sản phẩm) để cho người tiêu dùng có thể nhận biết về thời hạn sử dụng cho phép (ngày / tháng / năm) so với thời gian sản xuất Ngoài ra, còn có các thông tin khác về sản phẩm sẽ được ghi trên nhãn, bao gồm: tên sản phẩm đựng trong hộp, thành phần của sản phẩm, khối lượng của sản phẩm đựng trong hộp, số đăng ký chất lượng, tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất và nhãn hiệu hàng hoá.
- Sau khi dán nhãn hàng hoá theo quy định về nhãn hiệu hàng, Công ty tiến hành đóng kiện hàng hoá và gửi đến các trung tâm tiêu thụ hàng hoá
2.3.3 Những thuận lợi, khó khăn chủ yếu trong sản xuất kinh doanh, trong quản lý và kế toán a Trong sản xuất kinh doanh
- Trước tiên phải kể đến quá trình cải tổ, tổ chức lại sản xuất kinh doanh theo triết lý thị trường của Công ty Sự phối hợp giữa các bộ phận, các khâu trong công ty từ công tác thị trường, tiếp thị, bán hàng cho đến khâu cung ứng vật tư nguyên liệu, tổ chức sản xuất, cải tiến công nghệ và công tác quản lý chất lượng đã được cải thiện đáng kể Nhờ đó mà hiệu quả sản xuất được cải thiện đáng kể.Tư duy định hướng thị trường đã bước đầu được xác lập trong cán bộ công nhân viên Việc sử dụng vi tính đã cải thiện được khẩu thông tin liên lạc trong công ty, giúp cho việc điều hành cũng như phản hồi với thị trường được nhanh nhậy hơn
- Việc phấn đấu nhằm tăng hiệu suất lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất, quản lý chặt chẽ đầu vào cũng như cải thiện công tác quản lý kho tàng, hàng hóa đã góp phần làm giảm giá thành sản phẩm
- Công tác quản lý vốn được quan tâm hơn Nợ của khách hàng được theo dõi, quản lý tốt hơn làm giảm nhu cầu vay vốn, giảm chi phí lãi ngân hàng đáng kể
- Công ty duy trì tốt mối quan hệ với các nhà cung ứng nguyên liệu nên giá cả vật tư, nguyên vật liêu tuy có ảnh hưởng bởi việc tăng giá nhưng nhìn chung vẫn ổn định
Những vấn đề chung về công tác kế toán trong Công ty Cổ phần đồ hộp Hạ Long
Phần chi phí khoản cho quầy xăng dầu được hạch toán vào chi phí bán hàng của công ty Các phòng ban quản lý thực hiện các công việc chức năng nhằm đảm bảo cho việc quản lý, tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Ban giám đốc được hiệu quả Các phân xưởng sản xuất chế biến được tổ chức theo từng ngành hàng, đứng đầu là các Quản đốc, có nhiệm vụ triển khai tổ chức sản xuất theo yêu cầu của Ban giám đốc Các phân xưởng phụ trợ, kho hàng là các đơn vị đảm bảo cho việc tổ chức sản xuất được hoàn thiện Các cơ sở phúc lợi : Nhà ăn,nhà trẻ nhằm thực hiện chủ trương đãi ngộ, khuyến khích người ho động của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
2.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận
- Là một đơn vị hạch toán độc lập, xuất phát từ điều kiện tổ chức sản xuất và quản lý nhân công ty đã lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán tập trung Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung tại phòng tài chính - kế toán của công ty.
- Kế toán trưởng: Là người điều hành mọi công việc của phòng tài chính- kế toán Chịu trách nhiệm chỉ đạo công việc cho các kế toán viên, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc, trên về hoạt động tại phòng tài chính kế toán Có nhiệm vụ kiểm tra các báo cáo tài chính từ kế toán tổng họp chuyển lên thực hiện thanh toán với ngân sách nhà nước
- Kế toán tổng hợp: Tập hợp chi phí phát sinh từ các kế toán viên tổng hợp nên rồi tính gia thành sản phẩm Lập báo cáo tài chính rồi chuyển lên kế toán trưởng để kiểm tra và duyệt Tiếp nhận chứng từ, và xử lý các chứng từ từ các đội lắp máy,các xưởng sản xuất
- Kế toán tiền lương: Tính lương và các khoản trích theo lương hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công tình hình lao động trong tháng tăng hay giảm mà tiến hành tính tiền lương cho từng bộ phận lập bảng tiền lương Tập hợp chi phí đề xuất được tính trong giá thành rồi nộp cho kế toán tổng hợp.Quản lý tình hình lao động.
Kế thanh toán kiêm kế toán TSCĐ
Kế toán vật tư hàng hóa
- Kế toán thanh toán kiêm kế toán TSCĐ: Quản lý tài sản cố định tình hình tăng giảm TSCĐ, Hàng quý tiến hành trích khấu hao tài sản cố định để rồi tổng hợp lên cho kế toán tổng họp để tính giá thành Đồng thời quản lý tình hình công nợ, theo dõi các khoản phải thu phải trả trong công ty kết hợp với thủ quỹ.
- Kế toán vật tư, hàng hoá: Theo dõi tình hình xuất nhập vật tư hàng hoá Ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời số hiện có, tình hình lên chuyển vật tư, hàng hoá
- Thủ quỹ: Theo dõi tình hình xuất nhập tiên,căn cứ vào phiếu thu phiếu chi giấy báo nợ, giấy báo có tiến hành ghi sổ kế toán tiền Tiến hành trả lương cho các bộ phận ,tạm ứng tiền lương khi có giấy tạm ứng
- Công việc kế toán tài chính thống kê:
+ Hướng dẫn các đơn vị thực hiện chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, báo cáo tài chính kế toán tại các đơn vị trực thuộc
+ Hướng dẫn các đơn vị tự kiểm tra việc chấp hành các chế độ chính sách và kỷ luật thu chi tài chính để hạn chế và tránh những sai sót trong việc sử dụng vốn và quản lý tài sản.
+ Tham gia quyết toán năm của các đơn vị.
+ Kiểm tra định kỳ về công tác kế toán thực hiện chế độ chính sách kỷ luật thu chi tài chính kế toán vốn và các bại tài sản khác trong toàn công ty nhằm thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước đã quy định + Tổng hợp báo cáo quyết toán tài chính và các báo cáo tài chính khác của công ty theo quy định trình TGĐ duyệt Xây dựng dự toán và lập báo cáo quyết toán tài chính Tổ chức hạch toán theo chế độ kế toán hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
+ Lập hồ sơ vay vốn trung hạn, ngắn hạn Ngân hàng, lập kế hoạch và quy định huy động vốn từ các nguồn khác.
+ Tham gia xét duyệt thanh lý tài sản cố định hàng năm.
+ Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho hệ kế toán và hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của cấp trên về công tác tài chính kế toán.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu.
2.4.3 Chính sách kế toán áp dụng
- Chế độ kế toán doanh nghiệp: Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ tài chính
- Đơn vị tiền tệ kế toán: Việt Nam Đồng (VNĐ)
- Kỳ kế toán: Từ 1/1 đến 31/12 dương lịch hàng năm
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính giá trị vật tư, thành phẩm: Nhập trước – xuất trước
- Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định: Đường thẳng
- Phương pháp kê khai và nộp thuế GTGT: Khấu trừ
Nội quy, quy chế đơn vị
2.5.1 Nội quy Điều 1 Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi a Thời giờ làm việc:
- Văn phòng Công ty làm việc mỗi tuần 05 ngày (nghỉ ngày thứ bảy và chủ nhật); sáng thứ 7 các phòng cử 01 cán bộ trực phòng để giải quyết công việc đột xuất; khi có yêu cầu công việc thì lãnh đạo phòng báo cáo với Giám đốc để xem xét bố trí làm thêm giờ.
- Các ban, công trường, đơn vị trực thuộc làm việc mỗi tuần 06 ngày (nghỉ ngày chủ nhật).
Mỗi ngày làm việc 8 giờ; trong trường hợp làm thêm giờ được thực hiện theo điều 69 Bộ luật Lao động quy định. b Thời giờ nghỉ ngơi:
- Nghỉ lễ, tết, phép hàng năm, nghỉ việc riêng….được thực hiện theo chế độ quy định Nhà nước hiện hành và thoả ước lao động tập thể Công ty.
- Trong 01 ngày làm việc bình thường đuợc nghỉ 30 phút Nếu làm việc liên tục vào ban đêm được nghỉ 45 phút được tính vào giờ làm việc.
- Đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ 30 phút/ngày; có con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ 60 phút/ngày. Điều 2 Trật tự trong doanh nghiệp a CBCNV đi làm việc đúng thời gian quy định; sử dụng quỹ thời gian làm việc trong ngày với hiệu quả và chất lượng cao; trong giờ làm việc không làm việc riêng, không gây ồn mất trật tự làm trở ngại công việc của những người xung quanh Nơi làm việc phải sạch sẽ, trật tự, ngăn nắp. b Trong giờ làm việc không được tiếp khách riêng, không được bỏ vị trí làm việc, trong trường hợp cần thiết phải được phép của người phụ trách trực tiếp. c Đi công tác phải có kế hoạch cụ thể, có chương trình, nội dung, thời gian đi, về; đi công tác về phải báo cáo nội dung, kết quả với Giám đốc. d Ở các phòng, ban có sổ công tác để ghi chép chương trình công tác, phân công nhiệm vụ trong ngày; có bảng theo dõi quản lý ngày công. e Ở các tổ, đội sản xuất, thi công phải có sổ nhật ký theo dõi hằng ngày (gồm: ngày công, khối lượng, lý trình hoặc khu vực thực hiện, số lượng vật tư hàng hoá xuất nhập trong ngày v.v…). f Đối với lãnh đạo, quản lý (từ trưởng phòng trở lên) ngoài việc gương mẫu thực hiện những điều kể trên còn có trách nhiệm:
- Tổ chức bố trí, phân công lao động, sử dụng đội ngũ cán bộ công nhân viên hợp lý để tận dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có.
- Khi phân công công tác phải đúng người, đúng việc đồng thời bảo đảm kịp thời các điều kiện làm việc và các nhu cầu cần thiết khác nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo tiến độ, hiệu suất cao.
- Tổ chức cho CB-CNV học tập quán triệt các chủ trương, đường lối, chính sách chế độ của Đảng và Nhà nước; học tập nghiệp vụ để nắm vững các quy trình, quy phạm kỹ thuật công nghệ, các quy định về an toàn lao động. Điều 3 An toàn lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc a Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cá nhân, bảo đảm an toàn lao động, cải thiện điều kiện lao động cho người lao động, tổ chức huấn luyện cho người lao động về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động b Người lao động có trách nhiệm tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, quy định về phòng chống cháy nổ, quy định về nội quy lao động trên công trường. c Ban ATLĐ-VSLĐ của Công ty chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác ATLĐ-VSLĐ theo quy định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm đã được phân công. Điều 4 Bảo vệ tài sản, bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của đơn vị a CB-CNV có trách nhiệm bảo vệ tài sản chung của Công ty; kiên quyết đấu tranh với mọi hành vi xâm hại đến tài sản Công ty, tài sản Nhà nước. b Tuyệt đối giữ bí mật về tài liệu, số liệu các thông tin kinh tế kỹ thuật; bí mật khoa học công nghệ và các chiến lược kinh doanh của Công ty. c Các hồ sơ quan trọng phải được lưu trữ tại Văn phòng Công ty một cách cẩn thận, đầy đủ, chính xác và đảm bảo an toàn tuyệt đối. d Các cá nhân, đơn vị nào vi phạm công tác bảo mật của Công ty thì tùy theo tính chất, mức độ thiệt hại Giám đốc sẽ có biện pháp xử lý tương ứng theo điều 5 của nội quy này. Điều 5 Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. a CB-CNV nếu vi phạm một trong các trường hợp sau đây gọi là vi phạm kỷ luật lao động:
- Đi làm việc không đúng thời gian quy định;
- Không hoàn thành công việc đúng với khối lượng, chất lượng tiến độ được giao;
- Không chấp hành quy trình, quy phạm kỹ thuật và kỷ luật an toàn lao động, các quy định về bảo hộ lao động, các điều khoản nội quy Công ty đề ra;
- Lấy cắp phụ tùng, vật tư, vật liệu, các tài sản của tập thể và của người khác hoặc để mất dụng cụ sản xuất và các tài sản được Công ty, đơn vị giao cho quản lý;
- Làm việc riêng trong giờ làm việc, đánh cờ bạc, uống bia rượu say không làm chủ được bản thân, cãi lộn, gây sự đánh nhau…gây mất an ninh trật tự trong đơn vị và trên địa bàn đóng quân;
- Làm thất thoát tài sản, hao hụt vật tư, vật liệu (không có lý do chính đáng) trong phạm vi trách nhiệm được giao quản lý, theo dõi và cấp phát;
- Tham nhũng, hối lộ làm thiệt hại đến lợi ích và uy tín của Công ty;
- Vi phạm các nội quy, quy chế của Công ty;
- Tự ý bán, đổi nhựa đường, vật tư, vật liệu hoặc thay đổi phụ tùng xe máy thiết bị, đem tài sản của Công ty đi làm ngoài kế hoạch mà chưa được phép của lãnh đạo Công ty. b Các hình thức xử lý kỷ luật:
Khi CB-CNV vi phạm kỷ luật lao động tùy theo hành vi và mức độ vi phạm Hội đồng kỷ luật Công ty sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể để đề nghị Giám đốc Công ty ra quyết định kỷ luật dựa trên những quy định sau:
- Hình thức khiển trách bằng miệng hoặc văn bản: Được áp dụng đối với người lao động phạm lỗi lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ, không gây ảnh hưởng đến người và tài sản Công ty.
- Hình thức chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng được áp dụng đối với người bị khiển trách bằng văn bản mà tái phạm khuyết điểm trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày bị khiển trách hoặc có những hành vi vi phạm đã được quy định trong nội quy kỷ luật lao động (trừ hành vi được quy định ở hình thức sa thải).
- Hình thức sa thải: Được áp dụng đối với người lao động vi phạm trong những trường hợp sau:
* Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;
* Người lao động bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật, hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm;
* Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không xin phép;
Đánh giá sơ bộ về môi trường kiểm soát
Quan điểm, cách thức điều hành của lãnh đạo, công tác kế hoạch
3.1.1 Quan điểm và cách thức điều hành của người quản lý là yếu tố giúp kiểm soát hiệu quả
Thứ nhất, Đại hội đồng Cổ đông. Đại hội đồng Cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết (bao gồm cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết), là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần Cổ đông là tổ chức có quyền cử một hoặc một số người đại diện theo ủy quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của pháp luật Trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo ủy quyền được cử thì phải xác định cụ thể số cổ phần và số phiếu bầu của mỗi người đại diện.
Thứ hai: Hội đồng quản trị.
- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty cổ phần có toàn quyền nhân danhCông ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty,trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng Cổ đông.
- Hội đồng quản trị có không ít hơn 3 thành viên, không quá 11 thành viên, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác Thành viên hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông của công ty.
Thứ ba, giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty.
Giám đốc hoặc tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty Giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị chị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao Trường hợp Điều lệ công ty không quy định chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì giám đốc hoặc tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Thứ tư, Ban kiểm soát.
- Đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có ban kiểm soát.
- Ban kiểm soát có từ 3 đến 5 thành viên nếu Điều lệ công ty không có quy định khác; nhiệm kỳ của ban kiểm soát không quá 5 năm; thành viên ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế Các thành viên ban kiểm soát bầu một người trong số họ làm trưởng ban kiểm soát quyền và nhiệm vụ của trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam và phải có ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên.
3.1.2 Khía cạnh khác của cách thức điều hành là công tác kế hoạch
Không chỉ đưa ra các quan điểm, cách thức điều hành mà nhà lãnh đạo còn đưa ra các quyết định liên quan đến công tác kế hoạch của công ty Giám đốc công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long kết hợp cùng với phòng Kế Hoạch là những người đưa ra các quyết định liên quan đến các kế hoạch như:
Kế hoạch phát triển sản phẩm từ sản phẩm cốt lõi như pate, cá ngừ ngâm dầu, xúc xích, chả giò đến sự đa dạng hóa sản phẩm đồ đóng hộp như cá, thịt, rau, trái cây, thực phẩm đông lạnh
Kế hoạch kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước và xuất khẩu
Kế hoạch mua và khai thác nguyên vật liệu.
Ngoài ra, Người lãnh đạo còn đưa ra các kế hoạch nhằm gọi vốn và các chính sách thu hút khách hàng như:
Kế hoạch giới thiệu sản phẩm.
Các kế hoạch liên quan đến tài chính,…
Kế hoạch là mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra nhằm mục tiêu tạo nền tảng, động lực, là căn cứ đề ra những quyết định hợp lý cho công ty, đánh giá kết quả hoạt động làm việc là căn cứ quan trọng để kiểm soát các hoạt động đơn vị giúp công ty kiểm soát tốt các kế hoạch doanh thu, chi phí thực tế.
Khi người lãnh đạo đưa ra các quan điểm, các thức điều hành và công tác kế hoạch tốt, hiệu quả và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp thể hiện cách thức điều hành khoa học của một người quản lý doanh nghiệp.
- Các chính sách của công ty đưa ra là phù hợp, được nhân viên đánh giá cao và nghiêm túc thực hiện.
- Mỗi bộ phận đều được quan tâm và phát huy hết được các khả năng của mình.
- Tạo nên một môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp.
- Các bộ phận hoạt động riêng biệt dễ gây ra sự thiếu liên kết,thiếu sự đoàn kết trong doanh nghiệp.
- Một số bộ phận nhân viên có kết quả làm việc chưa tốt, còn nhiều người lao động vẫn khó khăn nhưng chưa nhận được sự giúp đỡ kịp thời từ doanh nghiệp.
Tính trung thực và giá trị đạo đức
- Tính trung thực và giá trị đạo đức là kết quả của chuẩn mực về đạo đức và cách cư xử trong một đơn vị và việc họ được truyền đạt thông tin và tăng cường việc thực hiện như thế nào Người lãnh đạo gương mẫu, có hành vi cư xử liêm chính, chuẩn mực trong việc ra các quyết định quản lý và cư xử với nhân viên là căn cứ quan trọng để thiết lập nền nếp và văn hóa của doanh nghiệp.
- Tính chính trực và các giá trị đạo đức là yếu tố chính của môi trường kiểm soát, nó tác đô ̣ng đến các thành phần khác trong hệ thống kiểm soát nô ̣i bô ̣.
- Giám đốc công ty luôn coi trọng xây dựng tính trung thực và các giá trị đạo đức Các quyết định giám đốc đưa ra đều dựa trên thực tế công việc, năng lực của từng bộ phận, cá nhân, khách quan, công bằng và minh bạch, vẫn chưa có quy định cụ thể bằng văn bản. a, Ưu điểm:
Công ty đã có cố gắng tạo dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp nhằm nâng cao tính chính trực và các giá trị đạo đức của nhân viên Hầu hết các nhà quản lý của các bô ̣ phận trong công ty đều có nhận thức đúng đắn về mức đô ̣ ảnh hưởng của các hành vi vi phạm của nhân viên đến các mục tiêu trong kiểm soát nô ̣i bô ̣ nên đều có những quy định về đạo đức nghề nghiệp để ngăn ngừa vi phạm.
Các bô ̣ phận trong công ty thể hiện sự kiên định và ý thức bảo vệ tính chính trực, đạo đức mặc dù có áp lực từ thuế và các nhân tố khó khăn khác Bên cạnh ý thức của bản thân, các nhà quản lý cấp cao còn muốn phát triển rô ̣ng rãi tính chính trực vào đạo đức cho toàn công ty Ngoài những quy định cụ thể về trách nhiệm của người lao đô ̣ng, nhà quản lý còn có những chính sách khuyến khích nhân viên. b, Nhược điểm:
Các bô ̣ phận trong công ty còn chưa quy định cụ thể tính chính trực và chuẩn mực đạo đức đến toàn thể nhân viên bằng văn bản mà chỉ thông qua lời nói Lời nói chỉ mang tính nhất thời, không có sự quy định rõ ràng và thiếu sự ràng buô ̣c Điều này dễ dẫn đến sai phạm Công ty xử lý vi phạm theo tiền lệ hoặc trên hậu quả phát sinh khi vi phạm thực sự đã xảy ra, trong khi người nhân viên thực sự không hoặc chưa biết rõ hậu quả khi thực hiện hành đô ̣ng cho đến khi khá muô ̣n, điều này không thuận lợi việc thực hiện mục tiêu chung của công ty.
Trong thực tế, vấn đề đạo đức chỉ mới được nhân viên thực hiện dưới sự tự giác trong công việc của mình Nếu nhân tố này nếu được quan tâm đúng đắn thì sự gắn kết trong mối quan hệ giữa nhân viên và Tổng công ty cũng từ đó mà lâu bền hơn.
Cơ cấu tổ chức bộ máy, hệ thống chính sách quy chế, quy trình, thủ tục kiểm soát
Người quản lý có năng lực, quan tâm và coi trọng công tác kiểm soát thể hiện trước hết ở việc thiết lập hệ thống kiểm soát thích hợp bao gồm tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của hệ thống kiểm soát: chính sách, quy chế, quy trình, thủ tục kiểm soát.
3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy:
- Hội đồng quản trị: ông Kek Chin Ann- Chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Thành Trung- Phó Chủ tịch HĐQT, ông Bùi Quốc Hưng- thành viên HĐQT, ông Wilson Cheah Huipin- thành viên HĐQT, ông Trần Hữu Hoàng- thành viên HĐQT.
- Ban Tổng Giám đốc: ông Trương Sỹ Toàn
- Ban kiểm soát có 3 thành viên: bà Phạm Thị Hải Yến - Trưởng Ban kiểm soát là người có chuyên môn về kế toán, kiểm toán Hai kiểm soát viên là bà Lã Thị Quy và ông Nguyễn Mạnh Tuấn Vũ
- Trách nhiệm của Giám đốc với báo cáo tài chính: Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về việc lập Báo cáo tài chính phản ánh trung thực, hợp lý tình hình hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ của Công ty trong năm Giám đốc Công ty đảm bảo rằng các sổ kế toán được lưu giữ để phản ánh tình hình tài chính của Công ty, với mức độ trung thực, hợp lý tại bất cứ thời điểm nào và đảm bảo rằng Báo cáo tài chính tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước Đồng thời có trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn tài sản của Công ty và thực hiện các biện pháp thích hợp để ngăn chặn, phát hiện các hành vi gian lận và các vi phạm khác
- Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Giám đốc,có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý,hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh,báo cáo tài chính của công ty
- Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về những công việc thực hiện
Cơ cấu tổ chức của công ty theo kiểu chức năng, mỗi phòng ban thực hiện nhiệm vụ theo chức năng của mình, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh với chức năng nhiệm vụ của công ty nhất là hệ thống chất lượng công ty đang áp dụng
Cơ cấu bộ máy tổ chức hợp lý, đội ngũ nhân viên không ngừng phát triển, năng động, sáng tạo và đoàn kết.
3.3.2 Quy trình, thủ tục kiểm soát
- Giám đốc sẽ giao quyền cho trưởng phòng ở mỗi phòng ban Sau đó những người đứng đầu bộ phận sẽ giao nhiệm vụ cho những thanh viên trong phòng ban của mình.
- Là cơ cấu tổ chức quản trị mà các nhiệm vụ quản trị được phân chia cho các đơn vị riêng biệt theo chức năng quản trị và hình thành nên những người lãnh đạo được chuyên môn hoá, chỉ đảm nhận một chức năng nhất định.
- Các bộ phận chức năng được phân chia theo tính chất tổ chức Chẳng hạn các bộ phận chức năng của một bệnh viện được phân chia khác hẳn so với các bộ phận trong một công ty sản xuất giấy hoặc công ty thương mại.
- Đặc điểm cơ cấu chức năng là mối liên hệ giữa các nhân viên trong tổ chức rất phức tạp.
- Người thừa hành nhiệm vụ phải nhận mệnh lệnh từ người đứng đầu tổ chức và cả từ những chuyên gia chức năng khác nhau Các chuyên gia lãnh đạo nhân viên theo lĩnh vực chuyên môn mà họ phụ trách.
Chính sách về nguồn nhân lực và quá trình thực hiện
- Tài sản lớn nhất của Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long là nguồn nhân lực Do vậy công ty luôn quan tâm xây dựng đội ngũ Cán bộ quản lý và nhân viên chuyên nghiệp để đưa Công ty phát triển ngày càng vững mạnh.
- Chính sách nhân sự luôn được cải tiến để cán bộ nhân viên có môi trường làm việc tốt nhất:
- Xây dựng nguồn nhân lực có thái độ đúng đắn và năng lực phù hợp để vận hành hệ thống quản trị luôn được nâng tầm theo thời gian.
- Xây dựng đội ngũ nhân lực xuất sắc với tinh thần tận tâm cống hiến, có ý thức tự đào tạo, có khả năng tác nghiệp cùng các cộng sự để tạo ra giá trị cốt lõi đặc trưng của Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long.
3.4.2 Chính sách phát triển nguồn nhân lực Công ty cổ phần đồ hộp Hạ
- Nhân lực là nguồn vốn quý giá và then chốt
- Công ty thực hiện chính sách sử dụng nguồn nhân lực lâu dài bằng các chương trình huấn luyện đào tạo và phân công công việc hợp lý, nhằm tạo môi trường tốt nhất để nguồn nhân lực phát triển đồng hành cùng quá trình phát triển của công ty.
- Nguồn nhân lực hòa nhập văn hóa công ty và đảm bảo tính toàn vẹn giá trí cốt lõi mà công ty đã hình thành trong quá trình phát triển.
- Nguyên tắc tuyển dụng: Thông báo công khai - bảo đảm tính công bằng - cơ hội bình đẳng cho mọi ứng cử viên và thực hiện đúng theo quy trình tuyển dụng của công ty.
- Tuyển dụng theo nhu cầu và tiêu chuẩn.
- Phương pháp tuyển dụng: Thi tuyển và thông qua Hội đồng phỏng vấn trực tiếp.
- Ưu tiên có kinh nghiệm, nguồn nhân lực tại địa phương.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu của công ty.
- Là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong xây dựng và phát triển nhân lực.
- Áp dụng chương trình đào tạo đa dạng: hội nhập, nghiệp vụ, nội bộ hoặc bên ngoài.
- Chú trọng huấn luyện đào tạo qua công việc: Cấp trên đào tạo cấp dưới.
- Luân chuyển nguồn nhân lực để đào tạo qua công việc thực tế.
3.4.2.3 Chính sách quản lý và phát triển nguồn nhân lực:
- Quản lý lao động theo quy định của pháp luật và nội quy, chế độ, chính sách của công ty.
- Xây dựng mối quan hệ lao động lành mạnh dựa trên cơ sở phát triển các đoàn thể phù hợp văn hóa công ty.
- Quản lý nguồn nhân lực từ các đơn vị đầu mối, phân cấp chặt chẽ và có trách nhiệm.
- Đề bạt, khen thưởng, đãi ngộ dựa trên đánh giá thái độ và năng lực của mỗi cá nhân.
- Đảm bảo thu nhập của nhân viên cạnh tranh và tương xứng với các đơn vị cùng ngành nghề, cùng khu vực trong từng thời điểm.
- Lương thu nhập bao gồm lương cơ bản và các loại phụ cấp lương tương xứng với công sức, trách nhiệm và hiệu quả lao động.
- Những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc sẽ được khen thưởng xứng đáng, kịp thời, công khai và công bằng.
- Chế độ khen thưởng định kỳ giữa năm và cuối năm tùy theo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Chế độ khen thưởng đột xuất theo thành tích cá nhân, tập thể.
3.4.2.5 Chế độ đãi ngộ và phúc lợi:
- Công nhân viên của công ty được hưởng các chế độ phụ cấp, bao gồm: Tiền cơm trưa, tiền phương tiện đi lại, tiền điện thoại, hỗ trợ xe đưa đón nhân viên ở xa…
- Hỗ trợ thêm các trường hợp hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
- Trang bị đồng phục và bảo hộ lao động.
- Thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên.
- Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần
- Đối với từng vị trí, chức vụ sẽ có các khoản phụ cấp kèm theo: Phụ cấp điện thoại, xăng xe, phụ cấp chức vụ, kiêm nhiệm, độc hại…
- Năng động và chuyên nghiệp, luôn tạo điều kiện cho mỗi cá nhân có cơ hội để tự khẳng định mình.
- Luôn đoàn kết - vượt qua khó khăn - thách thức.
- Điều kiện làm việc: Cung cấp đủ các thiết bị văn phòng, kỹ thuật cần thiết cho mỗi nhân viên.nêu
- Có chính sách thu hút nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trẻ, đạo đức tốt. 3.4.2.7 Kỷ luật trong Công ty:
Cán bộ, nhân viên phải nghiêm túc thực hiện những quy định sau:
- Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính đoàn kết nội bộ để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
- Tuân thủ tuyệt đối sự phân công công việc và điều động của cấp trên.
- Báo cáo đầy đủ và trung thực nhiệm vụ được giao Khi gặp khó khăn trong công việc phải xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên để giải quyết kịp thời.
- Cán bộ đặc trách công tác chuyên môn nghiệp vụ không được lợi dụng chức quyền để nhận hoa hồng, tiền bồi dưỡng từ khách hàng dưới bất cứ hình thức nào gây mất uy tín cho Công ty.
- Không được dùng danh nghĩa của Công ty để làm việc cá nhân Nghiêm cấm các hành vi gian dối trong lao động và trong tác nghiệp dẫn đến thiệt hại về tài sản và lợi ích của Công ty.
- Nghiêm cấm mọi hình thức tiết lộ thông tin, tự ý mang tài liệu ra khỏi văn phòng làm việc hoặc cung cấp thông tin của Công ty ra bên ngoài khi chưa có sự đồng ý của cấp trên.
- Giữ bí mật kinh doanh của Công ty.
Là một doanh nghiệp hoạt động chuyên sâu trên lĩnh vực: sản xuất thực phẩm đóng hộp Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long luôn ưu tiên thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực - nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp
- Nhờ những chính sách về nguồn nhân lực giúp công ty đảm bảo được sự ổn định và quyền lợi của nhân viên.
- Động viên tinh thần giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn và tạo động lực cho nhân viên được phát triển nghề nghiệp ,gắn bó và cống hiến cho công ty.
- Tạo được sự cạnh tranh lành mạnh đối với các thành viên trong công ty.
- Sự đồng bộ đồng bộ từ chính sách tuyển dụng, đào tạo - phát triển, lương - thưởng - phúc lợi, các chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc và kỷ luật trong công ty đã giúp giữ người giỏi, thu hút nhân tài ,nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. b, Nhược điểm:
- Tạo áp lực cho nhân viên phải làm việc cống hiến để phù hợp với những đãi ngộ từ công ty.
- Tạo ra những sự cạnh tranh ngầm trong nhân viên mà công ty không kiểm soát được.
- Để hoàn thành tốt được những chính sách trên thì mất nhiều thời gian để thực hiện.
Xác định rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát trong doanh nghiệp
Xác định rủi ro tiềm tàng của doanh nghiệp
4.1.1 Khái niệm rủi ro tiềm tàng
- Theo VSA 200 đã định nghĩa “Rủi ro tiềm tàng (Inherent risk – IR) là rủi ro tiềm ẩn, vốn có, do khả năng cơ sở dẫn liệu của một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh có thể chứa đựng sai sót trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, trước khi xem xét đến bất kỳ kiểm soát nào có liên quan”.
- Rủi ro tiềm tàng đo lường các đánh giá của kiểm toán viên về khả năng có những sai sót trọng yếu do nhầm lẫn hoặc gian lận trong một phận nào đó trước khi xem xét hiệu quả của kiểm soát nội bộ.
4.1.2 Các tiềm tàng rủi ro của doanh nghiệp
- Rủi ro hoạt động sản xuất kinh doanh:
Công ty phải đối mặt với khả năng là hàng hóa tồn kho dẫn đến việc các sản phẩm bị hết hạn rủi ro tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến các khoản mục trên Báo cáo tài chính như: hàng tồn kho, khoản nợ phải thu, …
- Rủi ro nguồn cung ứng:
Nguồn nguyên liệu của CANFOCO rất đa dạng, được Công ty thu mua từ chính nông dân, ngư dân và các Công ty về nghiên cứu nuôi trồng và đánh bắt thủy sản Do đó mà áp lực cạnh tranh và quyền lực đàm phán từ các nhà cung cấp đối với Công ty là nhiều Cần đề ra chiến lược nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, cũng như hạn chế chi phí đầu vào.
- Rủi ro về thị trường:
+ Khách quan: Trong ngành thực phẩm chế biến, CANFOCO phải cạnh tranh với rất nhiều thương hiệu lướn và nổi tiếng như: CT TNHH Vissan, CTCP xuất nhập khẩu Sa Giang, CTCP thực phẩm Sao ta, CT TNHH Royal Foods, CTCP thuỷ đặc sản – SEASPIMEX,…
+ Chủ quan: Khi Việt Nam tham gia vào AFTA và WTO thì những hàng hóa của Việt Nam có cơ hội để cạnh tranh với các nước trong khu vực cũng như thế giới Là một CT coi trọng việc xuất khẩu, các sản phẩm của CANFOCO đã có mặt trên gần khắp mọi châu lục Đây là cơ hội cũng là thách thức tiềm ẩn đầy rủi ro Bên cạnh những điểm mạnh của mình như năng lực công nghệ cao, mạng lưới phân phối rộng,… đòi hỏi CT phải biết nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể tồn tại trên thị trường rộng lớn và đầy khắc nghiệt này.
- Rủi ro về giá: Công ty quá bị động về giá cả mà nguyên nhân chính là chưa có được một chiến lược đảm bảo nguyên liệu cho xuất khẩu Giá thành của công ty vẫn chưa cạnh tranh được với Thái Lan.
- Rủi ro về chất lượng sản phẩm:
Phát hiện lô hàng heo sữa đông lạnh không ghi rõ nhãn mác bằng tiếng Việt, mà ghi bằng chữ Trung Quốc, lô đùi gà đã nhiễm khuẩn Sản phẩm không đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng (đặc biệt là an toàn vệ sinh thực phẩm) theo các chuẩn mực, yêu cầu mà công ty CANFOCO cam kết tuân thủ (luật định,khách hàng và các bên liên quan có ký kết hợp đồng/thỏa thuận, yêu cầu nội bộ).
Xác định rủi ro kiểm soát của doanh nghiệp
4.2.1 Khái niệm rủi ro kiểm soát
Rủi ro kiểm soát (Control risk – CR) là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời.
4.2.2 Các rủi ro kiểm soát của doanh nghiệp
- Rủi ro sản phẩm mới không đạt chất lượng:
Những mối nguy hại của sản phẩm làm cho sản phẩm không sử dụng được, hoặc gây hại cho người tiêu dùng, hoặc sản phẩm hư hỏng bị yêu cầu thu hồi nhằm tránh gây nguy hại cho người tiêu dùng.
Sản lượng xuất khẩu giảm mạnh do không thể cạnh tranh về giá cả đối với một số nước xuất khẩu được ưu đãi về nhập khẩu.
- Rủi ro nguồn nhân lực: Đội ngũ công nhân của nhà máy còn mang nặng tính sản xuất truyền thống,chưa được đào tạo nhiều về trình độ.
+ Về rủi ro lãi suất, CT chỉ có một nguồn vay dài hạn từ nguồn ODA của Chính phủ Italia và các nguồn vay ngắn hạn 2- 3 tháng Trong năm 2020, nhằm huy động vốn cho các dự án nâng cấp và xây dựng nhà máy mới, CANFOCO đã thông qua kế hoạch chao bán 5 triệu cổ phần theo giá thị trường có chiết khấu và tăng vốn lên 100 tỷ đồng trong năm 2020 Do đó, tình hình tài chính của
CT sẽ bị biến động về lãi suất.
+ Về rủi ro tỷ giá, Giám đốc Nguyễn Văn Bình đã chia sẻ: “Nếu loại trừ những yếu tố bất trắc thì có thể khẳng định thị trường ngoại hối năm 2012 sẽ rất ổn định Biến động của tỷ giá USD/VND có thể ở trong khoảng từ 2 - 3%” Mặt khác, ông dự báo cán cân tổng thể năm nay sẽ thặng dư khoảng 3 tỷ USD, tiếp tục là một yếu tố hỗ trợ thuận lợi cho bình ổn tỷ giá và thị trường ngoại hối.
Trong những năm vừa qua, số lượng các cơ sở kinh doanh thực phẩm chế biến tăng mạnh, làm tǎng thêm tính cạnh tranh cua các nhà cung cấp thực phầm chế biến trên thị trường CANFOCO xác định mở rộng thêm thị trường để tăng thị phần, đầu tư mạnh về công nghệ và R&D để đa dạng mặt hàng, gia tăng doanh số, cùng tham gia canh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập, đàm bảo sự phát triền bền vững cho Công ty.
- Rủi ro trong quá trình sản xuất:
Chưa hình thành quy trình tác nghiệp rõ ràng giữa các bộ phận dẫn tới trong quá trình xuất khẩu gặp phải một số ách tắc Trong quá trình sản xuất, tình trạng tạo ra các sản phẩm hỏng, lỗi không đạt tiêu chuẩn là điều không thể tránh khỏi Tuy nhiên đối với tỉ lệ phế phẩm đột ngột tăng cao có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng về hiệu quả sản xuất Gây lãng phí nguyên nhiên liệu và nhân lực đồng thời góp phần làm tăng cao chi phí sản xuất.
- Rủi ro trong quản lí:
Công ty có rất nhiều chi nhánh, nhà máy, kinh doanh không chỉ riêng lĩnh vực sản xuất đồ hộp mà còn các lĩnh vực khác như xăng, dầu, kẹo,… nên công tác kế toán khó tổng hợp, tính toán tất cả các số liệu một cách chính xác.
- Rủi ro kinh tế - xã hội:
+ Sự tác động mạnh mẽ của lạm phát, thị trường bất ổn đều là những nguyên nhân dẫn đến tăng giá nguyên liệu đầu vào dẫn đến giá sản phẩm tăng và sức mua của người dân giảm Đây là thách thức của nhiều doanh nghiệp trên thị trường.
+ Không nhận diện và thích nghi kịp thời với những thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực cho Công ty tại các thị trường mà Công ty có đầu tư hoặc xuất khẩu.
- Rủi ro thông tin, truyền thông:
+ Các phương tiện quảng cáo hữu hiệu như TV, radio chưa được sử dụng có hiệu quả Công ty chưa xây dựng được các chương trình quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại để giới thiệu sản phẩm và đưa sản phẩm của mình đến gần với công chúng hơn
+ Công tác quảng bá tiếp thị sản phẩm còn hạn chế, chưa thực sự tạo được sự hiện diện của thương hiệu trên thị trường Với một Công ty có uy tín lớn trên thị trường và mang tính công chúng cao (khi niêm yết) như CANFOCO, yếu tố này nếu xảy ra cũng ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh và giá cả cổ phiếu của Công ty.
+ Không ngăn chặn, xử lý kịp thời và hợp lý các thông tin tiêu cực bị phát tán trên các phương tiện thông tin đại chúng.
+ Tình hình phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, tình hình ứng dụng của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất trên thế giới cũng như trong nước ảnh hưởng tới trình độ kỹ thuật công nghệ và khả năng đổi mới kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng tới năng suất chất lượng sản phẩm tức là ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Gián đoạn hệ thống, bảo mật thông tin và bị tấn côngtừ các tội phạm công nghệ thông tin.
- Rủi ro về giá cổ phiếu:
Giá cổ phiếu của Công ty được xác định bởi cung cầu của thị trường và chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố sau: sự thay đổi các kết quả tài chính, sự hiểu biết của nhà đầu tư đối với Công ty, tâm lý nhà đầu tư trong từng giai đoạn, tình hình kinh tế, điều kiện thị trường và ngành công nghiệp Vì vậy, giá cổ phiếu cũng có thể biến động, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư mua chứng khoán của Công ty.
- Rủi ro không có bảo lãnh phát hành:
Với những đợt phát hành không có sự bảo lãnh chắc chắn của tổ chức tài chính trung gian thì dễ có khả năng đợt phát hành không thành công, số cổ phiếu bán ra có thể không được bán hết nên rủi ro là rất cao.
- Rủi ro khác: Các rủi ro khác như động đất, thiên tai, bão lụt, chiến tranh là những rủi ro ít gặp trong thực tế nhưng khi xảy ra thường gây thiệt hại lớn về vật chất mà không thể ngăn chặn được, sẽ gây thiệt hại cho tài sản, con người và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Đề xuất các hoạt động kiểm soát chủ yếu để giảm thiểu rủi ro
Để giảm thiểu các rủi ro nêu trên, doanh nghiệp cần thường xuyên: xác định rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn Phân tích ảnh hưởng của chúng kể cả tần suất xuất hiện và xác định các biện pháp để quản lý và giảm thiểu tác hại của chúng, thông qua hệ thống kiếm soát nội bộ trong doanh nghiệp Để có thể xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu, hướng đến quản lý rủi ro trong doanh nghiệp, cần các đề xuất sau:
- Các công ty kiểm toán cần chú ý đến việc xây dựng chính sách đãi ngộ cho đội ngũ nhân viên của công ty mình ngày một tốt hơn.
- Ban hành các quy định và chế tài cụ thể liên quan đến việc xử lý các vi phạm về quy định của công ty, vi phạm đạo đức hành nghề của các Kiểm toán viên.
- Xây dựng các quy trình thực hiện công việc một cách cụ thể và chặt chẽ hơn là căn cứ kiểm soát và đánh giá hoạt động của các phòng ban, bộ phận, cá nhân trong đơn vị.
- Chú trọng đến việc liên kết với các đối tác, các tập đoàn kiểm toán trong việc hoàn thiện chương trình kiểm toán, thủ tục kiểm toán, phương pháp kiểm toán và đào tạo, cập nhập kiến thức, nâng cao trình độ cho Kiểm toán viên.
- Xây dựng lộ trình nghiên cứu, soạn thảo và ban hành các thông tư hướng dẫn các chuẩn mực kế toán, chí ít cũng là các chuẩn mực kiểm toán cơ bản.