1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm thẩm định tín dụng công ty cổ phần masan

48 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thẩm Định Tín Dụng Công Ty Cổ Phần Masan
Tác giả Võ Đăng Khoa, Nguyễn Nhật Thiên, Trương Quang Quốc, Lê Huy Nguyễn
Người hướng dẫn Th.S Phan Thị Lệ Thúy
Trường học Trường Đại Học Nha Trang
Chuyên ngành Thẩm Định Tín Dụng
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Khánh Hòa
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 2,51 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT CÔNG TY (6)
    • 2.1 Năng lực pháp lý của công ty (9)
      • 2.1.1 Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng (9)
      • 2.1.2 Thẩm định quan hệ của khách hàng với tổ chức tín dụng khác (12)
    • 2.2 Thẩm định tình hình hoạt động của công ty (13)
      • 2.2.1 Thẩm định đánh giá và lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty (13)
      • 2.2.2. Đánh giá lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của công ty (14)
      • 2.2.3. Thẩm định tình hình nhân sự, năng lực quản lý của ban lãnh đạo (16)
      • 2.2.4. Thẩm định tình hình tài sản cố định (17)
      • 2.2.5 Thẩm định tình hình sử dụng hàng hóa, nguyên liệu, vật tư (18)
      • 2.2.6 Thẩm định thị trường tiêu thụ và kênh phân phối (18)
      • 2.2.7 Đánh giá môi trường sản xuất kinh doanh, rủi ro ngành (19)
    • CHƯƠNG 3: THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH (21)
    • CHƯƠNG 4: XẾP HẠNG TÍN DỤNG (25)
    • CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN (27)

Nội dung

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT CÔNG TY

Năng lực pháp lý của công ty

2.1.1 Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng: a Giới thiệu năng lực vay vốn:

Tên công ty : Công ty cổ phần tập đoàn Masan

Loại hình tổ chức : Công ty cổ phần Địa chỉ trụ sở chính : Số 23 Lê Duẩn- P.Bến Nghé- Q.1-Tp Hồ Chí Minh Điện thoại : (+84-28) 62563862

Người đại diện theo pháp luật : ông Nguyễn Đăng Quang (CTHĐ quản trị)

Kế toán trưởng : ông Nguyễn Huy Hùng.

Ngành nghề kinh doanh : Sản xuất thực phẩm

Vốn điều lệ : 14.308 nghìn tỷ đồng

Website : www.masangroup.com b Hồ sơ pháp lý của tổ chức:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh :GIAY CHUNG NHAN DANG KY

DOANH NGHIEP Điều lệ và tổ chức hoạt động :VON DIEU LE

Báo cáo quản trị :BAO CAO QUAN TRI 6 THANG 2023

Mẫu dấu, chữ ký c Nhận xét:

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Masan là công ty hiếm hoi trên thị trường thu hút thành công vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian gần đây Khoản đầu tư vốn cổ phần của Bain Capital vào Masan Group có thể tăng lên 500 triệu USD Số tiền thu được từ giao dịch này sẽ giúp giảm đòn bẩy tài chính, tối ưu bảng cân đối kế toán của Công ty Masan đặt mục tiêu đạt tỷ lệ Nợ ròng trên EBITDA ≤ 3,5x Đây thuần túy là giao dịch vốn đầu tư cổ phần, không có cơ cấu phòng vệ giá hoặc vay cổ phiếu MSN dẫn đến việc bán cổ phiếu MSN ra thị trường vào ngày phát hành Cấu trúc của khoản đầu tư trên được thiết kế nhằm đảm bảo các lợi ích của cổ đông hiện hữu của MSN.

Tương tự, SK Group là đối tác chiến lược lâu năm của Tập đoàn Masan Dựa trên mối quan hệ này, hai bên đã đồng ý hợp tác để triển khai lộ trình hợp tác nhiều năm nhằm tối đa hóa giá trị cho cổ đông của cả hai Tập đoàn.

Masan đã hoàn tất thanh toán đầy đủ nghĩa vụ nợ đáo hạn vào năm 2023 Trong năm 2024, tổng mức trái phiếu đáo hạn chỉ rơi vào mức ~6.000 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền hiện tại của Công ty là hơn 14.000 tỷ đồng và EBITDA cho 12 tháng gần nhất là ~14.000 tỷ đồng Tiền mặt và các khoản tương đương tiền dự kiến có thể tăng thêm khoảng từ 4.900 tỷ đồng đến 12.250 tỷ đồng sau khoản đầu tư vốn cổ phần dẫn đầu bởi Bain Capital Dòng tiền tự do (“FCF”) cho thấy sự cải thiện liên tục, với FCF quý 3/2023 đạt 2.202 tỷ đồng, tăng đáng kể so với mức 125 tỷ đồng trong quý 3/2022 nhờ vào việc quản lý vốn lưu động hiệu quả.

2.1.2 Thẩm định quan hệ của khách hàng với tổ chức tín dụng khác:

Mới đây, Techcombank vừa có Nghị quyết phê duyệt cấp khoản tín dụng 1.500 tỷ đồng cho Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (NPM) và Công ty TNHH Vonfram Masan (MTC).

Cụ thể, hạn mức tín dụng cấp cho Khoáng sản Núi Pháo là tối đa 1.500 tỷ và cho Vonfram Masan không quá 600 tỷ đồng Hạn mức tín dụng có thời hạn 12 tháng, bao gồm hạn mức cho vay, hạn mức bảo, hạn mức thư tín dụng, hạn mức chiết khấu và hạn mức thấu chi.

Tài sản đảm bảo cho hạn mức tín dụng là cổ phiếu của CTCP Masan High-Tech Materials (UPCoM: MSR) do CTCP Tầm nhìn Masan (MH) sở hữu

Ngoài ra còn có toàn bộ khoản phải thu ngắn hạn của Khoáng sản Núi pháo và toàn bộ hàng tồn kho luân chuyển là nguyên liệu oxit vonfram của Vonfram Masan.

Trước đó, Techcombank cũng cấp khoản tín dụng 250 tỷ đồng cho CTCP Phúc Long Heritage (Phúc Long) Khoản tín dụng này có thời hạn 12 tháng, nhằm tài trợ chi phí đầu tư mở rộng mạng lưới phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong năm 2021, Techcombank cấp khoản vay cho Wincommerce, VinEco và Mobicast.

Thực tế, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, TCB) và CTCP Masan (HoSE: MSN) được biết đến là bộ đôi doanh nghiệp – ngân hàng điển hình tại Việt Nam với mối quan hệ đặc biệt thân thiết Nhất là trong năm 2019, Masan đã rót thêm 2.164 tỷ đồng, tăng lên 17.492 tỷ đồng vào Techcombank và trở thành cổ đông lớn nhất sở hữu gần 20% vốn điều lệ nhà băng này - gần chạm mức trần 20% theo quy định.

Ngoài ra, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan hiện đang là Phó Chủ tịch thứ nhất tại Techcombank Trước đó, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh cũng đã có thời gian giữ cương vị Phó Chủ tịch tại Masan Group Đến tháng 4/2018 ông Hồ Hùng Anh đã rút khỏi vị trí Phó Chủ tịch Masan Group để đáp ứng quy định của Luật các Tổ chức tín dụng mới.

Do đó, không quá khó hiểu khi Techcombank và Masan rất tích cực hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động kinh doanh.

Thẩm định tình hình hoạt động của công ty

2.2.1 Thẩm định đánh giá và lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty: a Lịch sử hình thành:

Năm 2004: Công ty Cổ phần Hàng hải Masan (MSC) được thành lập với vốn điều lệ đầu tiên là 3,2 tỷ đồng Khi đó MSC hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển.

Năm 2005: Thông qua việc phát hành riêng lẻ cho các cổ đông hiện hữu MSC tăng vốn từ 3,2 tỷ đồng lên 32 tỷ đồng.

Tháng 7/năm 2009: MSC được chuyển nhượng toàn bộ cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan và tăng vốn từ 32 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng thông qua việc phát hành riêng lẻ cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San.

Tháng 8/2009: Masan chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam và đổi tên thành Công ty Cổ phần Ma San Masan Group tăng vốn lên 4764 tỷ và là Công ty đại chúng.

Năm 2011: Công ty hàng đầu toàn cầu KKR chuyên đầu tư vào các công ty chưa niêm yết, đã đầu tư 159 triệu đô la Mỹ vào Masan Consumer Masan Consumer đã được các ngân hàng J.P Morgan và Standard Chartered dành cho khoản vay 108 triệu đô la Mỹ.

Quý 4/2011: Masan Consumer mua lại số cổ phần của công ty Cổ phần

Năm 2012: Vốn điều lệ của Công ty tăng lên 6.872 tỷ đồng.

Năm 2013: Công ty KKR tiếp tục đầu tư thêm 200 triệu USD vào Masan

Consumer Thay đổi đăng ký kinh doanh và tăng vốn điều lệ 7.349,113 tỷ đồng.

Năm 2014: Masan group chuyển nhượng toàn bộ vốn góp, tương đương 100% vốn điều lệ của công ty Masan Brewery sang cho công ty Masan Consumer Holdings và bán công ty Masan Agri.

Ngày 23/02/2017: Công ty tăng vốn điều lệ lên 11.474.963.740.000 đồng.

Ngày 31/08/2017: Công ty tăng vốn điều lệ lên 11.573.739.740.000 đồng.

Ngày 25/06/2018: Công ty tăng vốn điều lệ lên 11.631.495.480.000 đồng.

Ngày 17/07/2019: Công ty tăng vốn điều lệ lên 11.689.464.470.000 đồng.

Ngày 07/09/2020: Công ty tăng vốn điều lệ lên 11.746.832.460.000 đồng.

Ngày 17/06/2021: công ty tăng vốn điều lệ lên 11.805.346.920.000 đồng. b Cơ cấu tổ chức:

Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CTCP Tập đoàn Masan

2.2.2 Đánh giá lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của công ty

Tập đoàn Masan luôn đặt người tiêu dùng làm trọng tâm trên hành trình phụng sự, mang đến sự tiện lợi và những trải nghiệm vượt trội, đáp ứng các nhu cầu ngày càng đa dạng hơn trong cuộc sống của người tiêu dùng Việt Nam.Bao gồm các sản phẩm như The CrownX là nơi hệ thống bán lẻ (“WinCommerce”), FMCG (“Masan Consumer Holdings”), thịt có thương hiệu (“Masan MEATLife”), dịch vụ viễn thông ("WinTel") và dịch vụ tài chính (“Techcombank”) của Masan liên kết và hợp lực để tạo thành một nền tảng kinh doanh thông suốt a) Sản phẩm bán lẻ:

WinCommerce vận hành nền tảng bán lẻ nhu yếu phẩm hiện đại có quy mô toàn quốc lớn nhất tại Việt Nam với chuỗi siêu thị WinMart và chuỗi siêu thị mini

WinMart+ Tháng 9/2022, WinCommerce ra mắt hệ sinh thái WINLife “Trọn Vẹn Điều Bạn Cần” đáp ứng đầy đủ nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng với trải nghiệm tiện lợi, xuyên suốt offline-to-online tại điểm đến “tất cả trong một” Bước đầu, Masan đưa vào hoạt động chuỗi các cửa hàng WIN đa tiện ích tọa lạc tại các vị trí đắc địa ở

Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh WIN phục vụ các nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người Việt như: nhu yếu phẩm (WinMart+), dịch vụ tài chính (Techcombank), dược phẩm (Dr.Win), chuỗi F&B (Phúc Long), dịch vụ viễn thông (WinTel) WinCommerce cũng sở hữu WinEco - thương hiệu rau quả hàng đầu Việt Nam được phân phối độc quyền tại hệ thống WinMart, WinMart+ và WIN b) Thực phẩm và đồ uống:

Masan Consumer Holdings được thành lập với vai trò là nền tảng chính để Tập đoàn đầu tư thêm vào các ngành thực phẩm và đồ uống, và các ngành hàng liên quan khác Các công ty chính trong danh mục của MCH bao gồm Masan Consumer và Masan Brewery.

Masan Consumer Holdings là một trong những công ty hàng tiêu dùng nhanh trong nước lớn nhất Việt Nam Công ty sản xuất và phân phối nhiều loại sản phẩm thực phẩm và đồ uống, bao gồm nước tương, nước mắm, nước chấm, tương ớt, mì ăn liền, cháo ăn liền, cà phê hòa tan, ngũ cốc ăn liền, đồ uống đóng chai và bia Công ty đã phát triển danh mục sản phẩm, đội ngũ bán hàng và các kênh phân phối trong nước để thiết lập vị trí hàng đầu trong thị trường sản phẩm thực phẩm và đồ uống có thương hiệu của Việt Nam Những thương hiệu chủ chốt của Masan Consumer Holdings bao gồm CHIN-SU, Omachi, Kokomi, Ponnie, Heo Cao Bồi, Vinacafé, Wake-up, Wake- up 247, Compact, Lemona, Vĩnh Hảo, Vivant, Quang Hanh, Sư Tử Trắng và Red Ruby. c) Thịt mát có thương hiệu:

Masan MEATDeli ra đời với sứ mệnh tiên phong cung cấp thịt mát chất lượng cho người Việt Nam với giá cả hợp lý, góp phần cải thiện bữa ăn hàng ngày, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu Để đảm bảo an toàn thực phẩm, Masan MEATDeli áp dụng quy trình độc quyền dựa trên công nghệ Oxy-Fresh 9 nhập khẩu châu Âu Nhờ đó, Masan MEATDeli trở thành doanh nghiệp chế biến thịt mát đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của Hiệp hội bán lẻ Anh Quốc (BRC) cho đến thời điểm hiện tại.

Techcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam xét trên thu nhập hoạt động, quy mô tổng tài sản, tín dụng, huy động, số lượng khách hàng và hệ thống mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch với chiến lược đặt người tiêu dùng làm trọng tâm thông qua hệ sinh thái các sản phẩm.Techcombank đã xây dựng mạng lưới kinh doanh dẫn đầu ngành về huy động tiền gửi cá nhân và tín dụng dành cho cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ Ngân hàng đã phát triển nhiều sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng để đáp ứng nhu cầu tài chính của tầng lớp người tiêu dùng mới nổi và các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam. e) Vật liệu công nghệ cao:

Masan High-Tech Materials là một trong những công ty tài nguyên và chế biến khoáng sản tư nhân lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, hiện đang vận hành dự án mỏ đa kim Núi Pháo mang đẳng cấp thế giới ở miền Bắc Núi Pháo sở hữu mỏ vonfram lớn nhất thế giới và mỏ vonfram mới đầu tiên trong ngành được đưa vào vận hành trong hơn 1 thập kỷ vừa qua.

Masan High-Tech Materials cũng là nhà sản xuất florit và bismut có ảnh hưởng toàn cầu Mục tiêu của Masan High-Tech Materials là chứng tỏ cho thế giới thấy rằng một công ty Việt Nam cũng có thể dẫn dắt sự thay đổi trong thị trường vonfram toàn cầu và khám phá các cơ hội chiến lược để trở thành doanh nghiệp chế biến sâu sản phẩm vonfram có quy mô toàn cầu Điều này cho phép MHT có thể đạt được tài chính vững mạnh và ổn định qua các chu kỳ hàng hóa Năm 2022, với khoản đầu tư vào Nyobolt - công ty tiên phong trong hệ thống pin hiệu suất cao và sạc cực nhanh sử dụng vonfram làm thành phần vật liệu cho cực dương, Masan High-Tech Materials cũng đang góp phần giải quyết nhu cầu lớn chưa được đáp ứng trên toàn cầu về các giải pháp năng lượng bền vững.

2.2.3 Thẩm định tình hình nhân sự, năng lực quản lý của ban lãnh đạo:

THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH

DOANH CỦA KHÁCH HÀNG Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng:

Bảng 3: Bảng chỉ số tài chính của CTCP Tập đoàn Masan

Khoản mục Năm 2022 DN cạnh tranh

(2022) Nhóm tỷ số thanh khoản

1 Tỷ số thanh toán ngắn hạn 0,73 2,06

2 Tỷ số thanh toán nhanh 0,51 1,7

3 Tỷ số thanh toán bằng tiền 0,21 0,15

4 Khả năng thanh toán lãi vay 2,06 18,03

Nhóm tỷ số đòn cân nợ

2 Tỷ số tự tài trợ 25,92% 46,65%

3 Tỷ số nợ trên VCSH 285,80% 47,74%

Nhóm tỷ số hoạt động

1 Vòng quay khoản phải thu 29,21 13,32

2 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 12,49 27,4

3 Vòng quay hàng tồn kho 4,05 5,86

4 Vòng quay tổng tài sản 0,57 1,18

6 Vòng quay TS lưu động 2,96 1,54

Nhóm tỷ số khả năng sinh lời

1 Mức sinh lời trên doanh thu 6,24% 14,31%

2 Mức sinh lời trên tài sản 2,67% 16,73%

3 Mức sinh lời trên VCSH 9,03% 24,8%

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Chi phí quản lí doanh nghiệp 3.040.896 3,94% 4.064.96

Lợi nhuận ròng từ HĐKD 6.002.714 7,77% 18.613.07

Nhóm tỷ số thanh khoản

Tỷ số thanh toán ngắn hạn là một chỉ số phản ánh khả năng đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn của doanh nghiệp Trong năm 2022, công ty có tỷ số thanh toán ngắn hạn là 0,73, thể hiện rằng họ có thể thanh toán 0,73 đồng nợ ngắn hạn bằng 1 đồng tài sản ngắn hạn So với các đối thủ cạnh tranh và mức trung bình của ngành, tỷ số này được coi là thấp Tỷ số nhỏ hơn 1 như vậy cho thấy công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn hạn chế trong năm 2022.

Tỷ số thanh toán nhanh: chỉ số này có ý nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,51 đồng tài sản ngắn hạn ngoại trừ khoản mục hàng tồn kho của năm 2022 Qua các năm tỷ số này có biến động lớn từ 0,44 đến 0,89 Nhưng so với các doanh nghiệp cạnh tranh và bình quân ngành thì tỷ số này khá thấp, tỷ số này giảm chứng tỏ công ty gặp khó khăn trong khả năng chi trả nhanh.

Tỷ số thanh toán bằng tiền: chỉ số này có ý nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,21 đồng tiền và các khoản tương đương tiền của năm 2022 Qua các năm tỷ số này có biến động lớn từ 0,02 đến 0,65 So với các doanh nghiệp cạnh tranh tỷ số này khá cao, nhưng với bình quân ngành tỷ số này còn thấp.

Khả năng thanh toán lãi vay: tỷ số này là 2.06 vào năm 2022 có ý nghĩa là cứ 1 đồng chi phí lãi vay thì được đảm bảo bởi 2,06 đồng lợi nhuận trước thuế Qua các năm tỷ số này có sự biến động lớn từ 1,62 đến 3,46, nhưng so với các doanh nghiệp cạnh tranh và bình quân ngành thì tỷ số này khá thấp Điều này cho thấy công ty không có khả năng thanh toán các khoản vay đúng hạn.

Nhóm tỷ số đòn cân nợ

Tỷ số nợ: tỷ số này là 74,08% vào năm 2022 có nghĩa là cứ bỏ ra 100 đồng vốn thì có 74,08 đồng được hình thành từ nguồn vốn nợ Qua các này có sự biến động nhỏ 66,42% đến 78,37%, so với các doanh nghiệp cạnh tranh và bình quân ngành thì tỷ số này tương đối lớn.

Tỷ số tự tài trợ: tỷ số này là 25,92% vào năm 2022 có nghĩa là cứ bỏ ra 100 đồng vốn thì có 25,92 đồng được hình thành từ nguồn vốn nợ Qua các này có sự biến động nhỏ 21,63% đến 33,58%, so với các doanh nghiệp cạnh tranh và bình quân ngành thì tỷ số này tương đối nhỏ.

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho thấy Masan đang phụ thuộc nhiều vào nguồn vay nợ để duy trì hoạt động kinh doanh, cao hơn mức trung bình ngành và các đối thủ cạnh tranh Điều này làm tăng khả năng vỡ nợ của công ty.

Nhóm tỷ số hoạt động

Vòng quay khoản phải thu: số vòng quay khoản phải thu là 29,21 vòng tương ứng với kỳ thu tiền bình quân là 27,4 ngày vào năm 2022 So với các doanh nghiệp cạnh tranh tỷ số này khá cao nhưng đối với bình quân ngành thì ngược lại

Vòng quay hàng tồn kho: số vòng quay hàng tồn kho là 4,05 vòng vào năm

2022 So với doanh nghiệp cạnh tranh và bình quân ngành tỷ số này còn thấp.

Vòng quay tài sản cố định: số vòng quay tài sản cố định là 1,77 vào năm 2022, điều này có nghĩa 100 đồng tài sản cố định sẽ tạo ra 1,77 đồng doanh thu So với doanh nghiệp cạnh tranh tỷ số này thấp nhưng với bình quân ngành thì ngược lại.

Tỷ số vòng quay tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp năm 2022 đạt 2,96, điều này cho thấy mức hiệu quả sử dụng tài sản cao Với mỗi 100 đồng tài sản ngắn hạn, doanh nghiệp tạo ra 2,96 đồng doanh thu So với các đối thủ cạnh tranh và mức trung bình của ngành, tỷ số này tương đối cao, phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn tốt của doanh nghiệp.

Vòng quay tổng tài sản: số vòng quay tổng tài sản là 0,57 vòng vào năm 2022

So với doanh nghiệp cạnh tranh và bình quân ngành tỷ số này còn thấp.

Nhóm tỷ số khả năng sinh lời

Mức sinh lời/Doanh thu: 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra 6,24 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2022 Tỷ số này khá cao so với bình quân ngành nhưng thấp so với các doanh nghiệp cạnh tranh.

Mức sinh lời/Tài sản: 1 đồng tài sản sẽ tạo ra 2,67 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2022 Tỷ số này khá cao so với bình quân ngành nhưng thấp so với các doanh nghiệp cạnh tranh.

Mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ở mức cao so với ngành nhưng lại thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh Cụ thể, mỗi đồng vốn chủ sở hữu có thể tạo ra 9,03 đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2022 Điều này cho thấy doanh nghiệp cần cải thiện hiệu quả sử dụng vốn để gia tăng lợi nhuận, nhằm đạt được mức cạnh tranh tương đương với các đối thủ trên thị trường.

XẾP HẠNG TÍN DỤNG

Doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất và bán lẻ

CHẤM ĐIỂM QUY MÔ DOANH NGHIỆP

Bảng 4: Chấm điểm quy mô doanh nghiệp CTCP Tập đoàn Masan

STT Tiêu chí Trị số Điểm

Kết luận: Doanh nghiệp quy mô lớn

CHẤM ĐIỂM CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH

Bảng 5: Bảng điểm các chỉ tiêu tài chính của CTCP Tập đoàn Masan

STT Chỉ tiêu Trọng số Chỉ số Điểm

Nhóm chỉ tiêu thanh khoản

1 Tỷ số thanh toán ngắn hạn 8% 0,73 20

2 Tỷ số thanh toán nhanh 8% 0,51 40

Nhóm chỉ tiêu hoạt động

3 Vòng quay hàng tồn kho 10% 4,05 60

4 Kỳ thu tiền bình quân 10% 12,49 100

5 Hiệu quả sử dụng tài sản 10% 0,54 20

Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ (%)

8 Tỷ số Nợ quá hạn/Tổng dư nợ NH 10% 0% 100

Nhóm chỉ tiêu thu nhập (%)

TỔNG ĐIỂM CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH Điểm

Các yếu tố tài chính 52

HẠNG Số điểm đạt được

CC+ 52 ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG

Loại Đặc điểm Mức độ rủi ro

CC+ : Loại dưới trung bình

 Hiệu quả hoạt động thấp, kết quả kinh doanh nhiều biến động

 Năng lực tài chính yếu, bị thua lỗ 1 hay 1 số năm tài chính gần đây và hiện tại đang vật lộn để duy trì khả năng sinh lời

 Năng lực quản lý kém

KẾT LUẬN

Năm năm trở lại đây là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và tất cả các hoạt động sản xuất nói riêng Năm 2021 - một năm sống cùng “ Đại dịch Covid-19” tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất cũng như tâm lý của người tiêu dùng, đồng thời những đợt giãn cách xã hội tại một số tỉnh mà nhà máy Bibica đang hoạt động đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc triển khai hệ thống bán hàng Tuy nhiên, nếu nhìn vào mặt tích cực, nhờ Covid-19 mà công ty có thêm nhiều kinh nghiệm, cơ hội nhìn lại và cho ra đời những giải pháp, những cách thức làm việc cũng như chiến lược mới trong kinh doanh, cơ hội được thể hiện những giá trị bền bỉ của công ty trong mục tiêu phát triển bền vững.

1 https://finance.vietstock.vn/MSN-ctcp-tap-doan-masan.htm

2 https://www.masangroup.com/vi/our-business.html

3 https://s.cafef.vn/hose/msn-cong-ty-co-phan-tap-doan-masan.chn

Ngày đăng: 01/08/2024, 15:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w