1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp ứng dụng chuyển đổi số trong công tác quản lí tại trường trung học cơ sở chu minh huyện ba vì thành phố hà nội

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp ứng dụng chuyển đổi số trong công tác quản lí tại trường Trung học cơ sở Chu Minh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Thể loại Project
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

Việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lí nhà trường từ hoạt động giảng dạy của giáo viên - đến học tập của học sinh cũng dần thay đổi từ phương pháp truyền thống sang hiện đại, giúp ng

Trang 1

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Error! Bookmark not defined

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II NỘI DUNG 4

1 Cơ sở lý luận: 4

2 Thực trạng trường THCS Chu Minh trong giai đoạn ứng dụng công nghệ số 7

3 Giải pháp thực hiện 8

4 Kết quả sau khi áp dụng giải pháp 16

5 Hiệu quả của sáng kiến: 17

6 Tính khả thi 17

7 Thời gian thực hiện 17

8 Kinh phí thực hiện 17 PHẦN III KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT Error! Bookmark not defined.8

Trang 2

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Chúng ta đều thấy rằng, ngành giáo dục Việt Nam đã và đang nỗ lực đổi mới căn bản, toàn diện hướng đến hòa nhập với giáo dục thế giới Chuyển đổi số (CĐS) trở thành vấn đề toàn cầu và giáo dục đào tạo không thể nằm ngoài quy luật ấy Để kịp thời nắm bắt những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, nhằm bảo đảm kế hoạch, bảo đảm chất lượng đào tạo, bảo đảm mọi hoạt động trong dạy-học thì công tác quản lí không thể không áp dụng nề công nghệ đó Nền giáo dục số vốn đã có tiền đề từ trước nay chuyển biến về chất khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 09/2021/TT- BGDĐT ngày 30/3/2021 quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, và chính thức Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong GDĐT giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/1/2022 Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trực tiếp là Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Bộ GD&ĐT cũng đã nhiều lần nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tăng cường công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục; đồng thời khẳng định, đây là việc lớn, việc khó, việc phức tạp với nhiều thách thức đặt ra nhưng là việc phải làm và nếu làm được, sức lan tỏa sẽ rất lớn

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, ngành giáo dục rất quan tâm đến việc ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý và giảng dạy Việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lí nhà trường từ hoạt động giảng dạy của giáo viên - đến học tập của học sinh cũng dần thay đổi từ phương pháp truyền thống sang hiện đại, giúp người quản lý phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và đạt hiệu quả

Từ mô hình quản lý các lớp học tập trung đã dần chuyển sang các mô hình trực tuyến, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông đễ hỗ trợ các hoạt động Hay từ việc quản lý hệ thống hồ sơ sổ sách bằng các tài liệu giấy, việc bảo quản các tài liệu đó rất khó khăn và cũng không thuận tiện khi tra cứu, thì nay có thể

sử dụng các phần mềm để lưu trữ Qua đó, người quản lý có thể tiếp cận tri thức mọi nơi, mọi lúc, chủ động và nhanh chóng Sự bùng nổ về công nghệ giáo dục

đã, đang và sẽ tạo ra những phương thức giáo dục phi truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con người

Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” Theo đó, Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi

Trang 3

số thứ 2 sau lĩnh vực Y tế Điều đó cho thấy tầm quan trọng của giáo dục và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước

Là một cán bộ quản lí, tôi cũng luôn trăn trở về chất lượng giáo dục, mong muốn thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện công cuộc chuyển đổi số để đổi mới phương pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của ngành giáo dục nói chung, cũng như chuyển đổi số trong cuộc sống xã hội Ví lí

do như vậy tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một số biện pháp ứng dụng chuyển đổi số trong công tác quản lí tại trường Trung học cơ sở Chu Minh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” Tôi mong muốn với đề tài này, sẽ góp phần

vào việc nâng cao chất lượng giáo dục cho đất nước nói chung, cho học sinh trường THCS Chu Minh nói riêng một cách hiệu quả nhất

2 Mục đích nghiên cứu

- Quản lý chất lượng 2 mặt giáo dục của học tại trường THCS Chu Minh,

huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

- Tiến tới đồng bộ hóa khâu quản lí các hoạt động của nhà trường trong giai

đoạn chuyển đổi số, hiện đại hóa

- Nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh qua chuyển đổi số

- Đưa ra những giải pháp khắc phục, phát huy tính tích cực của chuyển đổi

số trong công tác quản lí của bản thân

- Nghiên cứu thực trạng công tác quản lí của nhà trường Từ đó tìm hiểu

các biện pháp tham mưu, chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn thực hiện công cuộc chuyển đổi số trong phạm vi nhà trường

3 Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3 1 Thời gian nghiên cứu

Tiến hành khảo sát và nghiên cứu từ tháng 9/2023 đến tháng 4/2024

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lý hoạt động chuyên môn được phân công phụ trách tại trường THCS Chu Minh trong năm học 2023-2024

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Trường THCS Chu Minh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Trang 4

PHẦN II NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận:

Đúng như cha ông ta thường nói “ Trong cái họa có cái may”, khi đại dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu đã khẳng định vai trò của công nghệ số, thúc đẩy các giải pháp, các nghiên cứu khoa học chuyển đổi số áp dụng trong các lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có giáo dục

Nhiều cơ sở giáo dục và các trường học áp dụng giảng dạy online trong suốt thời gian diễn ra dịch Covid-19 và thời gian sau đó, song hành phương pháp trực tuyến và trực tiếp vẫn gặp thách thức về công nghệ, cách đánh giá năng lực người học, cũng như khó khăn trong khâu quản lí

Bên cạnh một số trường đã áp dụng công nghệ vào giảng dạy trực tuyến từ nhiều năm trước đây, vẫn còn khá nhiều trường chưa quen với hình thức đào tạo này, hoặc cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin chưa đảm bảo để thực hiện giảng dạy trực tuyến một cách có hiệu quả, và phát huy được năng lực của người học Tuy nhiên, với xu thế phát triển công nghệ hiện nay, việc tiếp cận công nghệ vào giảng dạy và học tập trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn Sự phát triển của các ứng dụng trên nền tảng di động, mạng xã hội giúp người dùng dễ dàng tương tác mọi lúc mọi nơi, đã tạo điều kiện cho giáo dục trực tuyến phát triển lên bậc cao hơn

1.1 Chuyển đổi số là gì?

Một số chuyên gia cho rằng chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới Microsoft lại định nghĩa chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới

Còn theo quan điểm của FPT, chuyển đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud) thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty

Do cách tiếp cận từ các góc độ khác nhau nên cách diễn đạt của các định nghĩa trên không giống nhau Nhưng, tất cả các định nghĩa trên đều có điểm chung, đó là chuyển các hoạt động của chúng ta từ thế giới thực sang thế giới ảo

ở trên môi trường mạng

Chuyển đổi số khác với số hóa "Số hóa" là việc biến đổi các giá trị thực sang dạng số, còn "chuyển đổi số" là khi có dữ liệu được số hoá rồi, chúng ta phải sử dụng các công nghệ như AI, Big Data để phân tích dữ liệu, biến đổi nó

và tạo ra một giá trị khác

1.2 Tác động của chuyển đổi số đến giáo dục như thế nào?

Trang 5

Nền tảng cơ bản của chuyển đổi số trong giáo dục dựa vào cơ sở vật chất,

hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu số chuyên ngành, đường lối, chủ trương chính sách và đội ngũ lãnh đạo, cán bộ viên chức, giảng viên, giáo viên, người học …

Sự kết hợp giữa Cách mạng công nghiệp 4.0 với dữ liệu số và các công nghệ khác nhau được đánh giá sẽ là sự phát triển đột phá của chuyển đổi số góp phần thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế …

1.3 Ứng dụng chuyển đổi số trong ngành giáo dục và cần những điều kiện

gì để thực hiện chuyển đổi số

Chuyển đổi số trong ngành giáo dục, nghĩa là việc áp dụng công nghệ, cũng dựa vào mục đích, cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục và được ứng dụng dưới 3 hình thức chính: Ứng dụng công nghệ trong lớp học, cơ sở vật chất lớp học, công cụ thiết bị giảng dạy

- Ứng dụng công nghệ trong phương pháp dạy học: Áp dụng các xu hướng giáo dục công nghệ như Lớp học thông minh, Game hóa (Gamification), lập trình… vào giảng dạy

- Ứng dụng công nghệ trong quản lý: Công cụ quản lý và vận hành Chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo tập trung vào hai nội dung chủ đạo là chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học (NCKH) Trong quản lý giáo dục bao gồm số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các Công nghệ 4.0 (AI, blockchain, phân tích dữ liệu, ) để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ ra quyết định trong ngành GDĐT một cách nhanh chóng, chính xác Trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá gồm số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện

tử, kho bài giảng E-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến, xây dựng các trường đại học ảo (cyber university)

Chuyển đổi số trong ngành giáo dục đóng vai trò rất quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo học sinh giúp Việt Nam trở thành những quốc gia hàng đầu về chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo

Chuyển đổi số trong ngành giáo dục cần phải có nền tảng công nghệ quốc gia thống nhất để tất cả mọi người trong ngành giáo dục đều có thể tham gia Tài nguyên số, học thuật cũng cần phải thực hiện trên công nghệ thống nhất để mọi công việc học tập, giảng dạy hay học trực tuyến trong đem lại hiệu quả tốt nhất

1.4 Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Trong những năm gần đây ngành giáo dục đã tích cực áp dụng CNTT vào trong hoạt động giảng dạy Ngành giáo dục đã phát triển mô hình giảng dạy học trực tuyến online, để người học có thể học mọi nơi, mọi lúc, chủ động trong việc học tập hiệu quả hơn

Trang 6

Trong đại dịch covid-19 xảy ra trên toàn thế giới khiến cho mọi lĩnh vực công tác, kinh tế ngành nghề bị thiệt hại không nhỏ, và ngành giáo dục cũng không là ngoại lệ Để đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên cũng như thực hiện giãn cách xã hội, các trường học đã cho học sinh, sinh viên nghỉ học cách

ly tại nhà Và để đảm bảo kiến thức thì ngành giáo dục đã áp dụng việc học online trực tuyến vào trong giảng dạy Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ như hiện nay, cùng với việc ngành giáo dục đang đẩy mạnh đầu áp dụng công nghệ nghệ chuyển đổi số trong giảng dạy, mọi khó khăn sẽ được giải quyết sớm nhất trong tương lai Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, ứng dụng di động đã tạo điều kiện cho chuyển đổi số trong giáo dục phát triển mạnh mẽ hơn, tạo cơ hội cho mọi người có thể học và tương tác ở mọi lúc, mọi nơi

Nền tảng cơ bản của chuyển đổi số trong giáo dục dựa vào cơ sở vật chất,

hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu số chuyên ngành, đường lối, chủ trương chính sách và đội ngũ lãnh đạo, cán bộ viên chức, giảng viên, giáo viên, người học …

1.5 Những lợi ích của công nghệ đối với giáo dục

- Nâng cao chất lượng giáo dục: Ngày nay, các thành tựu công nghệ như

IoT (Internet Of Things - Internet vạn vật) giúp tăng cường quản lý, giám sát trong các cơ sở giáo dục, theo dõi hành vi của người học; Công nghệ Big data (dữ liệu lớn) giúp phân tích hành vi học tập của người học để có hỗ trợ, tư vấn phù hợp; hay Blockchain giúp xây dựng hệ thống quản lý thông tin và hồ sơ giáo dục của người học, cho phép hợp nhất, quản lý và chia sẻ dữ liệu từ nhiều trường học, ghi chép lại lịch sử học tập, bảng điểm của người học để đảm bảo thông tin dữ liệu được đồng nhất, minh bạch

- Tăng tính tương tác, tính thực hành - ứng dụng: Ứng dụng thực tế ảo

(Virtual Reality - VR), thực tế tăng cường (Augmented Reality - AR) trong giáo dục để tạo dựng các phòng thí nghiệm ảo, mô hình thực tế ảo có khả năng tương tác với người dùng, hay các cuốn sách AR, phần mềm Blippar dạy khoa học vũ trụ,… giúp cho người học có những trải nghiệm đa giác quan, dễ hiểu, dễ nhớ và gây tò mò, hứng thú cho người học, đồng thời tăng tính tương tác, thực hành và ứng dụng kiến thức ngay trong lớp học

- Tạo không gian và thời gian học linh động, thúc đẩy giáo dục mở - bình

đẳng - cá thể hóa: Thời gian gần đây, khóa học trực tuyến đại chúng mở

(MOOC) bùng nổ với các tên tuổi lớn trên thế giới như: Udacity, Coursera, edX, Udemy, FutureLearn, tạo điều kiện cho người học tiếp thu kiến thức một cách linh động và thuận tiện mọi lúc, mọi nơi Điều này thúc đẩy một nền giáo dục

mở, giúp con người tiếp cận thông tin đa chiều, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu về thời gian, từ đó phát triển nhanh về kiến thức, nhận thức và tư duy

Trang 7

Đi kèm với giáo dục mở là tài nguyên học liệu mở, giúp người học, người

dạy kết nối với kiến thức hiệu quả dù họ ở đâu và trong khoảng thời gian nào

Tài nguyên học liệu mở là một xu hướng phát triển tất yếu của nền giáo dục hiện đại

- Giảm chi phí đào tạo: Với sự phát triển của Internet, các mô hình dạy học

trực tuyến (e-learning) giúp giảm chi phí đào tạo Theo đó, giáo viên có thể tham

gia các khóa học bồi dưỡng thuận tiện, không bị bó buộc thời gian; học sinh

cũng giảm được thời gian di chuyển, chi phí cho học liệu cũng tiết kiệm hơn

- Cơ sở đào tạo vận hành tốt hơn: Việc áp dụng công nghệ vào vận hành

giúp quản lý giáo viên và học viên triệt để hơn, giảm tải các lãng phí, tăng hiệu

suất và chất lượng làm việc của khối văn phòng và đào tạo

- Chìa khóa cho người quản lí: với sự áp dụng của công nghệ số, người

quản lí không những giảm được sức lao động, tiết kiệm thời gian, nâng cao chất

lượng mà còn chính xác cao trong các lĩnh vực quản lí

2 Thực trạng trường trung học cơ sở Chu Minh trong giai đoạn ứng dụng

công nghệ số

2.1 Thực trạng về đội ngũ Trường THCS Chu Minh năm học 2023-2024 :

T

TS Nữ Đ

H

CĐ TS Nữ Đ

H

CĐ TS Nữ TS Nữ

1

+LĐ nghỉ chờ

hưu

GV nghỉ chờ hưu

NV nghỉ chờ hưu

- Tỷ lệ giáo viên (không tính lãnh đạo) trên lớp: 1.8GV/lớp

- Tỷ lệ Đảng viên trên tổng số CB, GV, NV: 26/33 = 78.8%

- Tỷ lệ giáo viên có trình độ đại học/tổng số GV (kể cả lãnh đạo): 96%

Có thể nói đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường có trình độ chuyên môn tốt,

tuổi đời còn trẻ trung, năng động, tích cực Nhà trường đã triển khai sử dụng và

khai thác tốt các phần mềm quản lý giáo dục điện tử, phần mềm phổ cập giáo

dục, cơ sở dữ liệu ngành, phần mềm thư viện, phần mềm thi và tuyển sinh, phần

mềm quản lý hồ sơ sổ sách, phần mềm kế toán, sổ điểm điện tử, học bạ điện tử,

chữ ký số, theo chỉ đạo của Bộ GDĐT, Sở GDĐT Hà Nội Đây cũng là điều

kiện tốt để tôi triển khai đề tài nghiên cứu

Trang 8

2.2 Thực trạng về cơ sở vật chất nhà trường năm học 2023-2024

+ Các lớp đều có ti vi kết nối mạng, có máy tính để giảng dạy

+ Có đủ các phòng bộ môn, phòng chức năng

+ Có hệ thống camera ở hành lang, sân trường và trong các phòng học

+ Có 5 máy tính sử dụng trong công tác quản lý

+ Có 20 máy tính phòng tin học

+ Có hệ thống kết nối mạng Internet ở tất cả các khu nhà

+ Có đủ các thiết bị, hóa chất dạy học tối thiểu được cấp và thiết bị nhà trường mua sắm

Cơ sở hạ tầng trang thiết bị công nghệ thông tin tại nhà trường cơ bản đáp ứng tốt công tác quản lý và dạy học, đặc biệt là việc tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến trong bất kỳ hoàn cảnh nào góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, khẳng định uy tín trong cha mẹ học sinh và nhân dân

2.3 Thực trạng học sinh

* Xếp loại hạnh kiểm năm học 2022-2023

TS Học sinh

chú

* Xếp loại học lực năm học 2022-2023

Học sinh

Với kết quả hai mặt giáo dục như trên, nhà trường thường nằm ở nhóm 20/36 trường của huyện

Năm học 2022-2023 nhà trường cũng đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi số vận dụng vào các hoạt động của nhà trường, tuy nhiên chưa có những giải pháp

cụ thể phù hợp nên hiệu quả chưa cao

3 Giải pháp thực hiện

Trang 9

Là một Phó Hiệu trưởng, trong công tác quản lý, chỉ đạo các hoạt động của nhà

trường được các cấp lãnh đạo giao cho, tôi đã thực hiện một số biện pháp như sau:

1 Thực hiện công tác truyền thông trên trang website, Fanpage, nhóm zalo, trong

các buổi họp hội đồng, họp phụ huynh, sinh hoạt dưới cờ để chỉ đạo phổ biến, tuyên

truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm, thông suốt về tư tưởng và quyết tâm hợp

lực thực hiện chuyển đổi số trong toàn ngành giáo dục, đến từng Tổ trưởng chuyên

môn, từng giáo viên, phụ huynh và học sinh, xây dựng văn hoá số trong hoạt động dạy

và học

Hội nghị phụ huynh học sinh tuyên truyền ứng dụng Chuyển đổi số

2 Áp dụng ứng dụng CNTT vào dạy học và quản lý Trong đó chú trọng

giám sát hoạt động triển khai hoàn thiện hệ thống CSDL của đội ngũ giáo viên

và nhân viên nhà trường, kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu từ Sở GD đến các

nhà trường, thực hiện số hóa sổ sách học bạ sổ điểm điện tử thay thế văn bản, tài

liệu giấy; hoạt động chỉ đạo, điều hành, họp, tập huấn được thực hiện chủ yếu

trên môi trường mạng qua zalo, zoom

Trang 10

Ứng dụng CNTT vào tiết chuyên đề

3 Thường xuyên rà soát cơ sở vật chất để tham mưu với lãnh đạo các cấp,

tư vấn về đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng mạng đồng bộ, thiết bị công nghệ thông tin thiết thực phục vụ dạy - học

Nhà trường nhận bàn giao ti vi được Hội khuyến học xã tặng

Ngày đăng: 01/08/2024, 15:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w