1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp rèn luyện kĩ năng nói nghe về một vấn đề xã hội cho học sinh lớp 10 theo chương trình sách giáo khoa phổ thông mới

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng nói – nghe về một vấn đề xã hội cho học sinh lớp 10 (theo chương trình sách giáo khoa phổ thông mới)
Tác giả Trần Thị Liên
Trường học Trường THPT Chuyên Bắc Giang
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2022 – 2023
Thành phố Bắc Giang
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 832,98 KB

Nội dung

Tên biện pháp: Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng nói – nghe về một vấn đề xã hội cho học sinh lớp 10 theo định chương trình SGK mới 2.. Ở cấp THPT, Chương trình định hướng người dạy t

Trang 1

Họ và tên: Trần Thị Liên Môn giảng dạy: Ngữ Văn Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THPT Chuyên Bắc Giang

Bắc Giang, tháng 03 năm 2023

Trang 2

2

THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP

1 Tên biện pháp: Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng nói – nghe về một vấn đề

xã hội cho học sinh lớp 10 (theo định chương trình SGK mới)

2 Thời gian biện pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ tháng 9/2022 đến tháng 3/2023

3 Các thông tin cần bảo mật (nếu có): không

4 Mô tả các biện pháp cũ thường làm

Nói - nghe là một trong các kĩ năng được chú trọng và rèn luyện trong chương trình môn Ngữ Văn phổ thông (cấp 2,3) Việc rèn luyện này trước hết được tiến hành trong các giờ học dành cho luyện nói: Luyện nói kể chuyện, thi kể chuyện, luyện nói quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả (lớp 6); Phát biểu cảm nghĩ, giải thích một vấn đề (lớp 7); Thuyết trình, luyện nói thuyết minh (lớp 8); Luyện sử dụng các phương châm hội thoại (lớp 9); Trình bày một vấn đề (lớp 10); Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn (lớp 11); Phát biểu tự do, phát biểu theo chủ đề (lớp 12)

Tuy nhiên, có thể thấy thời lượng dành cho phần này không nhiều Trong ba năm THPT, chỉ có vài tiết (khoảng 5-6 tiết) hướng dẫn, thực hành nói – nghe Do thời gian rất hạn chế nên hầu như HS chỉ được tìm hiểu sơ qua về lí thuyết, thời gian vận dụng, thực hành không nhiều Và chỉ có một số ít HS được trực tiếp tham

gia nói Vì vậy, đa số HS không được rèn luyện nhiều kĩ năng nói – nói nghe

5 Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp:

Năm 2018, Bộ GD-ĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT)

2018 với mục tiêu “giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại” (Bộ GD-

ĐT, 2018) Để đạt được mục tiêu này, chương trình đã đưa ra những quy định yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực cốt lõi và tập trung nâng cao 4 kĩ năng Nghe,

Trang 3

3

Nói, Đọc, Viết Như vậy, một trong những kĩ năng mà Chương trình phổ thông

2018 hướng tới ở HS trung học phổ thông là kĩ năng nghe và nói

Lộ trình dạy học kĩ năng nói và nghe trong chương trình có sự nhất quán, liên tục cả ba cấp học Ở cấp THPT, Chương trình định hướng người dạy tiếp tục phát triển các năng lực đã hình thành ở cấp trung học cơ sở với các yêu cầu cần đạt cao hơn: Nói và nghe linh hoạt; có khả năng nghe và đánh giá được nội dung cũng như hình thức biểu đạt của bài thuyết trình; có chủ kiến, cá tính, có thái độ tranh luận phù hợp… Chương trình GDPT 2018 quy định cụ thể về các kĩ năng cần đạt trong học tập nói và nghe ở cấp phổ thông như sau: Kĩ năng nói yêu cầu về âm lượng, tốc độ, sự liên tục, cách diễn đạt, trình bày, thái độ, sự kết hợp các cử chỉ, điệu bộ, phương tiện hỗ trợ khi nói, ; Kĩ năng nghe yêu cầu về cách nghe, cách ghi chép, hỏi đáp, thái độ, sự kết hợp các cử chỉ, điệu bộ khi nghe, nghe qua các phương tiện kĩ thuật,…; Kĩ năng nói và nghe tương tác gồm các yêu cầu về thái độ,

sự tôn trọng nguyên tắc hội thoại và các quy định trong thảo luận, phỏng vấn…

Thực tế cho thấy, năng lực giao tiếp của HS THPT còn nhiều hạn chế, đặc biệt là kĩ năng nói và nghe HS còn ngại ngùng khi giao tiếp, chưa dám mạnh dạn thể hiện quan điểm của mình hay bác bỏ quan điểm của người khác Vì vậy, GV cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học để kích thích sự hứng thú của HS, giúp

HS cải thiện một số kĩ năng giao tiếp

Mặt khác, văn nghị luận nói chung và văn nghị luận xã hội nói riêng là kiểu văn bản chiếm vị trí quan trọng trong môn Ngữ văn ở trường phổ thông Tuy nhiên, việc dạy học văn bản nghị luận xã hội từ trước đến nay chủ yếu tập trung vào dạy học đọc hiểu và dạy viết, việc dạy nói và nghe chưa được quan tâm đúng mức

Xuất phát từ thực tế trên, người viết muốn đề xuất một số biện pháp rèn

luyện kĩ năng nói - nghe về một vấn đề xã hội cho HS lớp 10 (theo chương trình SGK THPT mới)

Trang 4

4

6 Mục đích của biện pháp

Mục tiêu của chương trình SGK phổ thông 2018 là “giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại” (Bộ GD-ĐT, 2018) Rèn kỹ năng nói và nghe về một vấn đề

xã hội nhằm phát triển năng lực giao tiếp; từ đó góp phần rèn giũa phẩm chất, thái

độ, tình cảm, lối sống có văn hóa cho học sinh

Thứ nhất, dựa trên những cơ sở khoa học về quá trình dạy học, phương pháp dạy học cũng như dựa trên cơ sở thực tế giảng dạy, người viết hình thành một số các giải pháp mới, có tính cụ thể, áp dụng phù hợp vào thực tiễn để hình thành kĩ năng nghe - nói cho học sinh

Thứ hai, các giải pháp nhằm khắc phục, bổ sung những hạn chế của phương pháp truyền thống trước đây, hình thành cho học sinh các phương pháp và kĩ thuật nói - nghe, kĩ năng xác định vấn đề xã hội để trình bày, chuẩn bị nội dung nói; tham gia quá trình thảo luận, biết phản biện, lắn nghe và biết vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống thực tiễn

Với giáo viên, các giải pháp và cách làm được đề xuất còn nhằm gợi mở một

số cách thức, con đường hình thành kĩ năng nói - nghe cho học sinh của mình, nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học theo chương trình SGK mới

7 Nội dung

7.1 Thuyết minh các giải pháp

7.1.1 Giải pháp 1: Rèn kĩ năng nói nghe gắn với hoạt động quan sát và phân tích mẫu

Rèn luyện kĩ năng nói và nghe là nhằm giúp học sinh có khả năng diễn đạt, trình bày bằng ngôn ngữ nói một cách rõ ràng, tự tin; có khả năng hiểu đúng; biết tôn trọng người nói, người nghe; có thái độ phù hợp trong trao đổi, thảo luận

Trang 5

5

Giáo viên hướng dẫn cho học sinh quan sát, phân tích mẫu GV giới thiệu, cho học sinh xem một số video ngắn về hoạt động nói – nghe (Chương trình:

Trường Teen, Thiếu niên nói ) HS theo dõi, quan sát, lắng nghe để nắm bắt nội

dung, phương pháp, thứ tự các bước nói – nghe, chú ý cả tác phong, giọng nói, các

yếu tố phi ngôn ngữ

Giáo viên hướng dẫn học sinh cách nắm bắt được nội dung nghe, cách hiểu

và đánh giá quan điểm, ý định của người nói; cách kiểm tra những thông tin chưa rõ; có thái độ nghe tích cực và tôn trọng người nói, tôn trọng những ý kiến khác biệt; cách hợp tác, giải quyết vấn đề với thái độ tích cực

Tiếp đó, GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét về cách làm và tổ chức cho học sinh thực hành; hướng dẫn cách thức, quy trình chuẩn bị một bài thuyết trình và trình bày trước nhóm, tổ, lớp; cách thức và quy trình chuẩn bị một cuộc thảo luận, tranh luận và cách tham gia thảo luận, tranh luận

Đối với kĩ năng nói nghe tương tác, giáo viên hướng dẫn học sinh biết lắng nghe và biết đặt câu hỏi để hiểu nội dung nghe, biết nói theo lượt lời trong hội thoại, biết dùng các phương tiện nghe nhìn khác để hỗ trợ cho lời trình bày miệng

https://www.youtube.com/watch?v=jxTaydBnwIg

Trang 6

6

https://www.youtube.com/watch?v=zIeYno-cZHo

7.1.2 Giải pháp 2: Rèn kĩ năng nói nghe gắn với hình thức học tập theo dự án

để học sinh hứng thú tự tìm tòi và nghiên cứu

Dạy học dự án là một hình thức dạy học trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp và có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để tạo ra sản phẩm có thể giới thiệu; gắn lý thuyết và thực hành, tư duy và hành động, phát huy tính tự lực và tính trách nhiệm, rèn luyện khả năng giải quyết những vấn đề phức hợp; rèn luyện tính bền bỉ và kiên nhẫn, rèn luyện năng lực cộng tác làm việc; rèn luyện năng lực đánh giá và nhất là kích thích động cơ và hứng thú cho người học Học sinh không bị gò bó trong khuôn khổ một bài học văn thông thường mà được thể hiện khả năng sáng tạo của bản thân khi giải quyết các nhiệm

vụ học tập có liên quan đến chủ đề của dự án, có cơ hội phát huy năng khiếu của bản thân như vẽ tranh, ngâm thơ, diễn xuất,… từ đó khơi gợi hứng thú của người học trong việc tiếp nhận kiến thức, xây dựng ý thức trách nhiệm, ý thức tự học, tự tìm tòi, sáng tạo của học sinh Dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên

Trang 7

7

trong nhóm để cùng thực hiện một nội dung công việc cho một chủ đề Và vậy mỗi

cá nhân người học cần tham gia tích cực, tự lực Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học

Các bước thực hiện dự án

Bước 1.Giai đoạn chuẩn bị: Giáo viên xác định các điều kiện cần thiết để thực hiện

dự án như: lựa chọn nội dung, phân bổ thời gian, cung cấp nguồn tài liệu để học sinh tiếp cận, các công cụ hỗ trợ cho việc thực hiện dự án Giáo viên thiết kế bài học theo dự án: Xác định mục tiêu, thiết kế các yêu cầu dự án, lập kế hoạch đánh giá và thiết kế các hoạt động

Bước 2 Tổ chức cho học sinh học theo dự án: Học sinh sẽ lựa chọn chủ đề; xây dựng kế hoạch, phân công thành viên và nhiệm vụ, thực hiện dự án dưới sự giám sát của giáo viên; giới thiệu sản phẩm dự án và đánh giá dự án Thông qua dự án học tập, học sinh được tham gia lựa chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân Ngoài ra, hứng thú người học còn được tiếp tục hình thành trong quá trình thực hiện dự án Học sinh có thể tự do sáng tạo, phát huy năng lực và phẩm chất cá nhân

Trang 8

8

Phân nhóm thực hiện dự án thuyết trình một vấn đề xã hội – lớp 10 Sinh CBG

Chuẩn bị nói – nghe theo dự án đã giúp HS hứng thú tìm tòi, chuẩn bị nội dung thuyết trình, nâng cao trình độ sử dụng công nghệ thông tin Bên cạnh đó, học tập theo dự án còn giúp HS rèn kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm hiệu quả

7.1.3 Giải pháp 3: Rèn kĩ năng nói nghe gắn với hoạt động tranh biện

Tranh biện là hoạt động vận dụng tư duy, quan điểm về các kiến thức, lĩnh vực xung quanh vấn đề bàn luận, sắp xếp các quan điểm, ý kiến, dẫn chứng theo một

hệ thống lập luận nhất định để ra đưa quan điểm phản biện Sử dụng hoạt động tranh biện trong dạy học nói và nghe văn nghị luận xã hội sẽ giúp HS phát huy tối

đa năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, HS có thể thể hiện quan điểm cá nhân của mình và phản biện quan điểm của người khác khi thảo luận về các vấn đề xã hội có ý nghĩa thực tiễn

Cách thức thực hiện:

Trang 9

9

- Tổ chức tranh biện theo đội, nhóm: GV vận dụng lồng ghép phương pháp hoạt động nhóm kết hợp tranh biện Thông thường, GV sẽ chia lớp thành 2 nhóm: nhóm ủng hộ và nhóm phản đối HS khi được phân công vào nhóm nào sẽ tôn trọng và tuân thủ ý kiến của nhóm đó Để giành chiến thắng trong phần tranh biện, HS phải tìm tòi, nghiên cứu kĩ những lí lẽ bảo vệ cho quan điểm của nhóm mình và tìm điểm chưa hợp lí của nhóm bạn để phản đối Điều này kích thích tư duy và sự ham học hỏi, ưa chinh phục của HS

- Tổ chức tranh biện cá nhân giữa HS với HS: hoạt động này có thể tổ chức thường xuyên trong lớp học, được thực hiện khi các HS nhận xét, góp ý câu trả lời hay bài thuyết trình của các bạn trong lớp

- Tổ chức tranh biện giữa HS với GV: GV đưa ra những tình huống có vấn đề, những nhận định và kích thích HS tranh biện về nhận định đó của mình Ví dụ: Khi dạy “Bài 3 Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận, phần Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau” (Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống - Ngữ văn 10, tập 1), GV có thể lựa chọn hình thức tổ chức tranh biện theo đội, nhóm như sau:

Bước 1 - Giới thiệu chủ đề tranh biện: “HS cấp THPT nên mặc đồng phục đến trường”

Bước 2 - Tạo nhóm, giao nhiệm vụ, HS chuẩn bị nghiên cứu về vấn đề tranh biện

GV phân công cụ thể: Nhóm khẳng định - Bên đồng ý với tuyên bố được đề xuất; Nhóm phủ định - Bên không đồng ý với tuyên bố được đề xuất GV gợi ý HS hình thành ý kiến dưới dạng câu hỏi: Lợi ích của việc mặc đồng phục? Việc mặc đồng phục trong nhiều ngày có gây ra bất tiện cho HS?

Bước 3 - Tiến hành tranh biện:

Lượt 1 Các nhóm đưa ra quan điểm của nhóm mình - Đồng phục giúp tiết kiệm chi phí mua các loại quần áo cho HS - Tránh được sự phân biệt giàu nghèo giữa các đối tượng HS - Mặc đồng phục giới hạn khả năng thể hiện, phong cách, cá tính của HS - Chi phí may đồng phục đắt, HS có thể không ưng chất liệu nhà may

Trang 10

10

đưa ra Giúp mọi người nhận ra mình là HS của trường nào - Thể hiện tinh thần tập thể, đoàn kết - Mặc đồng phục gây nhàm chán, giới hạn sự sáng tạo của HS Lượt 2 Các nhóm phản bác ý kiến của nhau - Nếu HS tự do mặc trang phục mình lựa chọn sẽ có những trường hợp HS mặc trang phục không phù hợp với lứa tuổi

HS, khi đó không gọi là cá tính mà là gây phản cảm trong môi trường học đường - Việc chi trả tiền đồng phục một lần cho một năm học sẽ tiết kiệm hơn là việc HS phải chi nhiều tiền để chạy theo các xu hướng thời trang - Sẽ có những HS mặc đồ đẹp, đắt tiền và HS nhà không có điều kiện mặc đồ rẻ hơn, gây ra luồng tranh luận, bàn tán về việc phân biệt giàu nghèo, gây mất đoàn kết - HS mặc đồng phục giống nhau sẽ dẫn đến việc GV, HS gặp khó khăn khi ghi nhớ, phân biệt về một HS nào

đó - Có những chất liệu đồng phục không tốt khiến HS cảm thấy gò bó, không thoải mái khi học tập, vận động - HS bắt buộc phải tuân thủ mặc đồng phục đến trường, nếu không mặc sẽ bị vi phạm nội quy nhà trường, dẫn đến tâm lí mệt mỏi, chán nản cho HS HS không thể hiện được hứng thú, cá tính, sáng tạo của mình 5 phút

Bước 4: GV kết luận

- Ý kiến của đội nào cũng có lí, đồng phục giúp chúng ta thêm gắn kết, xoá nhoà khoảng cách Tuy nhiên, các trường có thể lựa chọn cho HS mặc đồng phục trong một số ngày nhất định, một số ngày được mặc tự do Dù mặc trang phục nào thì

HS cũng phải giữ đúng chuẩn mực, phù hợp với văn hoá, môi trường học tập Sau khi tranh biện, GV yêu cầu HS trình bày suy nghĩ về vấn đề cần đặt ra với bản thân Như vậy, thông qua hoạt động tranh biện, HS sẽ lần lượt được đổi vai người nói - người nghe, luyện tập được kĩ năng nói nghe tương tác, thảo luận cũng như bày tỏ được ý kiến, quan điểm của mình trong các tình huống khác nhau

Trang 11

11 Một số hình ảnh HS thảo luận, phản biện tại lớp 10 Hóa

Trang 12

12

Một số hình ảnh HS thảo luận, phản biện tại lớp 10 Sinh

Sử dụng hình thức tranh biện trong nói – nghe một vấn đề xã hội đã kích thích tinh thần làm việc hăng say cho HS, rèn khả năng tư duy, nhận thức vấn đề một cách đuầy đủ, đúng đắn và sâu sắc Đồng thời tranh biện còn giúp HS rèn

thêm bản lĩnh, quyết đoán, tin vào bản thân

Trang 13

13

7.1.4 Giải pháp 4: Rèn kĩ năng nói nghe gắn với việc sử dụng công nghệ thông tin, một số phần mềm công nghệ trong dạy học nói và nghe văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 10

Công nghệ thông tin tạo điều kiện để người học khám phá tích cực và chủ động nguồn tri thức, tương tác với người dạy qua các thao tác để phát triển năng lực của bản thân một cách hiệu quả Nhờ công nghệ thông tin với các tính năng của

nó, người học sẽ có thể tự học và chọn lựa thông tin phù hợp để phát triển bản thân Thông qua đó, người học cũng có điều kiện để khám phá chính mình, hoàn thiện bản thân với những tri thức, kĩ năng còn hạn chế bằng cách thay đổi chính mình Công nghệ thông tin đặc biệt kích thích hứng thú học tập của hoc sinh, khuyến khích học sinh tư duy dựa trên nền tảng khám phá, thử nghiệm, có cơ hội phát triển năng lực thực tiễn, nhất là các kĩ năng phức tạp, các năng lực tổng hợp thông qua các điều kiện học tập đa dạng: học tập trực tiếp có ứng dụng công nghệ thông tin, học tập trên lớp học ảo, thí nghiệm ảo Công nghệ thông tin cũng hỗ trợ học sinh phát triển, nâng cao năng lực thích ứng, nhất là với các điều kiện đặc biệt

về thời gian, hoàn cảnh Cụ thể, thúc đẩy năng lực ứng dụng của người học, nhất là năng lực ứng dụng và thực hành trong bối cảnh xã hội phát triển với các yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với sự đổi thay của công nghệ, máy móc và tự động hóa Công nghệ thông tin đã hỗ trợ người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, cụ thể như học qua e-Learning hay học theo phương thức lớp học đảo ngược Ngoài

ra, công nghệ thông tin giúp người học có thể chủ động về thời gian nhất là đảm bảo việc học tập liên tục ngay cả những điều kiện khó khăn, bất thường Góp phần phát triển hứng thú học tập và kĩ năng của người học, tạo không gian học tập mở Ứng dụng thiết bị công nghệ thông tin và học liệu số góp phần “trực quan hoá” các

dữ liệu học tập cùng với các tiện ích của chúng đã tạo thêm sự hứng thú học tập, kích thích ý tưởng và hoạt động khám phá, sáng tạo của người học Ngoài ra, còn giúp người học có động lực và trách nhiệm hơn trong việc tự học để hoàn thiện chính mình, góp phần phát triển khả năng người học nói chung và khả năng công nghệ trong việc khai thác học liệu số và thiết bị công nghệ Nhờ học liệu số, khi học sinh khai thác phù hợp nghĩa là không chỉ phát triển về tri thức mà còn phát

Ngày đăng: 01/08/2024, 15:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w