1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật và vận dụng chúng vào giải quyết một vấn đề xã hội hiện nay

34 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật và vận dụng chúng vào giải quyết một vấn đề xã hội hiện nay
Tác giả Nguyễn Thanh Bình, Vy Gia Nghi, Nguyễn Ngọc Thao, Nguyễn Ngọc Anh Thư, Nguyễn Như Hoàng Tiến
Người hướng dẫn GVC. TS. Đỗ Thị Thùy Trang
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM
Chuyên ngành Triết học Mác - Lênin
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 3,21 MB

Nội dung

Khái niệm của phép biện chứng duy vật.Phép biện chứng duy vật là lý luận khoa học về các mối liên hệ phổ biến về sự vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng, là những quy luật chu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - LUẬT

GVHD: GVC TS ĐỖ THỊ THÙY TRANG SVTH: Nguyễn Thanh Bình - 22133004

Vy Gia Nghi - 22133037 Nguyễn Ngọc Thao - 22133051 Nguyễn Ngọc Anh Thư - 22133059 Nguyễn Như Hoàng Tiến - 22133061

Mã lớp học: LLCT130105_22_1_50

TP Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC Trang

Chương I: Giới thiệu khái quát về phép biện chứng duy vật 4

2 Các giai đoạn phát triển của phép biện chứng duy vật 42.1 Phép biện chứng tự phát thời cổ đại

2.2 Phép biện chứng duy tâm

2.3 Phép biện chứng duy vật

3 Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật 53.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biển

3.2 Nguyên lý về sự phát triển

4 Sáu cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật 6

5 Đặc trưng và vai trò của phép biện chứng duy vật 65.1 Đặc trưng của phép biện chứng duy vật

5.2 Vai trò của phép biện chứng duy vật

Chương II: Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật 8

1.1 Khái niệm, nội dung, đặc điểm

1.2 Mối quan hệ biện chứng với nhau của cái chung và cái riêng

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận

2.1 Khái niệm, nội dung, đặc điểm

2.2 Mối quan hệ biện chứng của nguyên nhân và kết quả

2.3 Ý nghĩa của phương pháp luận

3.1 Nội dung

3.2 Mối quan hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên là liên hệ biện chứng.3.3 Ý nghĩa phương pháp luận

4.1 Nội dung và phương pháp luận

4.2 Mối quan hệ biện chứng với nhau giữa nội dung và hình thức

a) Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức

b) Nội dung giữ vai trò quyết định hình thức

c) Hình thức tác động trở lại nội dung

5.1 Khái niệm

5.2 Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng

5.3 Ý nghĩa phương pháp luận

6.1 Phạm trù của khả năng và hiện thực

6.2 Quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực

1 | P a g e

Trang 3

6.3 Ý nghĩa phương pháp luận.

Chương III: Vận dụng các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật vào

2.1 Cái chung và cái riêng

2.2 Nguyên nhân và kết quả

2.3 Tất nhiên và ngẫu nhiên

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trong quá trình nhận thức, con người nghiên cứu ngày càng sâu hơn vàocác đối tượng để nắm bắt và thể hiện thông qua các khái niệm những thuộc tính vàmối liên hệ chung cùng có ở tất cả chúng Đó là không gian, vận động, nhân quả,thời gian, tính quy luật, ngẫu nhiên, tất yếu, giống nhau, khác nhau, mâu thuẫn,…Chúng là những đặc điểm riêng của các đối tượng vật chất, là những hình thức tồntại phổ biến của vật chất, còn các khái niệm phản ánh chúng, là những phạm trùtriết học Các mối liên hệ phổ biến giũa các sự vật, hiện tượng được phép biệnchứng duy vật khái quát diễn tả thành các phạm trù cơ bản Các phạm trù hìnhthành và phát triển trong hoạt dộng nhận thức, hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạo

xã hội và ảnh hưởng tới chính cuộc sống của con người Trong phép biện chứngduy vật, các cặp phạm trù đóng vai trò phương pháp luận khác nhau Vì vậy, nắmbắt và hiểu rõ các đặc điểm, mối liên hệ giữa các phạm trù này để vận dụng đưavào cuộc sống, sẽ giúp ta có cái nhìn nhận thức toàn diện, biết phân biệt đượcđúng, sai; biết được nguyên nhân cái sai, và khẳng định, phát triển tri thức đúngđắn Từ đó, có phương pháp học tập,làm việc đúng đắn, biết vận dụng, đánh giá vàsáng tạo tri thức mới

ĐỐI TƯỢNG: là những thuộc tính, mối liên hệ cơ bản và chung nhất của

các sự vật, hiện tượng thuộc các lĩnh vực khác nhau

PHẠM VI: toàn bộ thế giới hiện thực, bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư

duy

MỤC TIÊU: làm sáng tỏ và vận dụng các phạm trù vào giải quyết các vấn

đề xã hội

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: trong tiểu luận này phương pháp chúng

em sử dụng để trình bày là: phương pháp logic , phương pháp tổng hợp, phươngpháp phân tích, phương pháp trừu tượng,…

3 | P a g e

Trang 5

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT.

1 Khái niệm của phép biện chứng duy vật.

Phép biện chứng duy vật là lý luận khoa học về các mối liên hệ phổ biến về

sự vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng, là những quy luật chung nhất,phổ biến nhất của mọi quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tưduy

2 Các giai đoạn phát triển của phép biện chứng duy vật.

Cùng với sự phát triển của tư duy con người, phương pháp biện chứng đãqua ba giai đoạn phát triển, được thể hiện trong triết học với ba hình thức lịch sửcủa nó: phép biện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duyvật

2.1 Phép biện chứng tự phát thời cổ đại.

Các nhà biện chứng cả phương Đông lẫn phương Tây thời kỳ này đã thấy các

sự vật, hiện tượng của vũ trụ sinh thành, biến hóa trong những sợi dây liên hệ vôcùng tận

Tuy nhiên, những gì các nhà biện chứng hồi đó thấy được chỉ là trực kiến,chưa phải là kết quả của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học

2.2 Phép biện chứng duy tâm.

Đỉnh cao của hình thức này được thể hiện trong triết học cổ điển Đức, ngườikhởi đầu là I Kant và người hoàn thiện là Hêghen Có thể nói, lần đầu tiên tronglịch sử phát triển của tư duy nhân loại, các nhà triết học Đức đã trình bày một cách

có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của phương pháp biện chứng

Trang 6

Song theo họ biện chứng ở đây bắt đầu từ tinh thần và kết thúc ở tinh thần,thế giới hiện thực chỉ là sự sao chép ý niệm nên biện chứng của các nhà triết học cổđiển Đức là biện chứng duy tâm.

3 Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật.

3.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.

Nội dung: Cơ sở của mối liên hệ phổ biến chính là tính thống nhất vật chấtcủa thế giới Theo đó, các sự vật hay hiện tượng trong thế giới dù có đa dạng vàkhác nhau như thế nào thì cũng chỉ là những dạng cụ thể khác nhau của một thế giớivật chất duy nhất Các mối liên hệ này có tính khách quan, tính phổ biến và đadạng, chúng có những vai trò khác nhau trong việc quy định sự vận động và pháttriển của sự vật, hiện tượng

Phương pháp luận: Từ việc nghiên cứu về nguyên lý này chúng ta rút ra quanđiểm toàn diện trong việc nhận thức và trong hoạt động thực tiễn Cần chú ý rằng,mọi sự vật đều tồn tại trong không gian và thời gian nhất định, mang những dấu ấncủa không gian và thời gian Vì vậy, để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra cần

có quan điểm lịch sử cụ thể để xem xét và giải quyết

3.2 Nguyên lý về sự phát triển.

Nội dung: Nguyên lý này chỉ rõ rằng phát triển là quá trình vận động tiến lên

từ thấp đến cao, từ chưa tốt đến hoàn hảo về mọi mặt

Phương pháp luận: Tự nhiên, xã hội và tư duy đều thuộc quá trình vận động

và không ngừng phát triển Bản chất khách quan này đòi hỏi chúng ta cần có quanđiểm phát triển để phản ánh đúng hiện thực khách quan

5 | P a g e

Trang 7

4 Sáu cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật.

5 Đặc trưng và vai trò của phép biện chứng duy vật.

5.1 Đặc trưng của phép biện chứng duy vật.

Phép biện chứng duy vật có hai đặc trưng cơ bản, cụ thể như sau:

Thứ nhất, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác- Lênin là phép biện chứngđược hình thành dựa trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học Đây làđiểm khác biệt về trình độ phát triển so với các tư tưởng biện chứng đã có tronglịch sử triết học

Thứ hai, trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin có sự thốngnhất giữa nội dung thế giới quan và phương pháp luận nên nó không dừng lại ở sựgiải thích thế giới mà còn được dùng làm công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới

5.2 Vai trò của phép biện chứng duy vật.

Trang 8

Phép biện chứng duy vật đóng vai trò là một nội dung đặc biệt quan trọng trongthế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin và cũng làthế giới quan và phương pháp luận chung nhất của hoạt động sáng tạo trong cáclĩnh vực nghiên cứu khoa học.

Tài liệu tham khảo:

+ THPT Sóc Trăng (07/04/2022), Phép biện chứng duy vật là gì? Truy cập từ

https://thptsoctrang.edu.vn/phep-bien-chung-duy-vat-la-gi/

+ ACC (2022), Duy vật biện chứng là gì? Đặc điểm duy vật biện chứng [2022].Truy cập từ https://accgroup.vn/duy-vat-bien-chung-la-gi/

CHƯƠNG II: CÁC CẶP PHẠM TRÙ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT.

1 Cặp phạm trù cái chung và cái riêng.

7 | P a g e

Trang 9

1.1 Khái niệm, nội dung, đặc điểm.

- Cái riêng: “là phạm trù triết học để chỉ một sự vật, hiện tượng nhất định (Cáiriêng được hiểu như là một chỉnh thể độc lập với cái khác).”

í dụ : toà Landmart cao nhất Việt Nam , đây là cái đơn nhất vì ở Việt Nam không

có toà nhà nào cao bằng,…

1.2 Mối quan hệ biện chứng với nhau của cái chung và cái riêng.

-”Cái chung chỉ tồn tại và biểu hiện thông qua cái riêng Cái chung chỉ tồn tạitrong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình, không có cáichung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng.”

Ví dụ : cao, nhiều tầng, có thang máy và thang bộ là cái chung của các toà nhàcao tầng Rõ ràng: cao, nhiều tầng, có thang máy và thang bộ(cái chung) chỉ vàphải tồn tại trong 1 toà nhà nhất định(cái riêng)

-”Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ phận,nhưng sâu sắc hơn cái riêng Cái riêng phong phú hơn vì không những có nhữngđặc điểm chung,mà còn có cái đơn nhất Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì nóphản ánh những đặc điểm, những mối liên hệ ổn định, tất nhiên, lặp lại ở nhiều cáiriêng cùng loại Do vậy cái chung là cái gắn liền với cái bản chất, quy định phươnghướng tồn tại và phát triển của cái riêng.”

-”Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triểncủa sự vật Cái đơn nhất là để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính chỉ có

ở một sự vật,hiện tượng, một kết cấu vật chất, mà không lặp lại ở sự vật, hiệntượng, kết cấu vật chất khác Trong hiện thực cái mới không bao giờ xuất hiện

Trang 10

ngay lúc đầu và tức thời, mà lúc đầu xuất hiện dưới dạng đơn nhất Càng về sautheo quy luật, cái mới hoàn thiện và thay thế cái cũ, trở thành cái chung, cái phổbiến Ngược lại cái cũ lúc đầu là cái chung, cái phổ biến, nhưng về sau không cònphù hợp với điều kiện mới nên đã mất dần đi và trở thành cái đơn nhất Như vậy

sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái mới rađời thay thế cái cũ Ngược lại sự chuyển hóa từ cái chung thành cái đơn nhất làbiểu hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định.”

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận.

-ví dụ ta muốn biết được nền kinh tế của toàn thế giới thì ta phải tìm hiểu từng nênkinh tế của từng nước nên ta rút ra kết luận: Chỉ có thể tìm cái chung trong cáiriêng, xuất phát từ cái riêng, vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cáiriêng để biểu thị sự tồn tại của mình

-“Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng, nên nhận thức phảinhằm tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cảitạo cái riêng Trong hoạt động thực tiễn nếu không hiểu biết những nguyên lý

chung , sẽ không tránh khỏi rơi vào tình trạng hoạt động một cách mò mẫm, mù

quáng.”Ví dụ như khi ta áp dụng những định lí ủa chủ nghĩa Mác-Lênin, ình phải

để ý, căn ứ vào các tình hình diễn biến lịch sử cụ thể của từng nước rồi đưa nguyên

lí đó vào sao cho phù hợp thì mới có kết quả trong thực tiễn

-“Trong quá trình phát triển ở điều kiện cụ thể "cái đơn nhất" có thể biến đổi thành

"cái chung" và ngược lại "cái chung" có thể biến đổi thành "cái đơn nhất", nêntrong hoạt động thực tế cần phải tạo điều kiện tốt để "cái đơn nhất" có ích cho conngười trở thành "cái chung" và "cái chung" bất lợi thành "cái đơn nhất".”

2 Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả.

Đầu tiên là tìm hiểu về các khái niệm nguyên nhân, kết quả:

2.1 Khái niệm, nội dung, đặc điểm.

* Khái niệm:

-“Nguyên nhân là sự tác động qua lại giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặcgiữa các sự vật với nhau gây ra một hoặc hơn sự biến đổi nhất định Kết quả là sự

9 | P a g e

Trang 11

biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữacác sự vật với nhau.”

- Và chúng ta cần chú ý đối với khái niệm nguyên nhân và nguyên cơ, để không có

sự lẫn lộn về khái niệm

-“Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kếtquả Nguyên cớ có liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là mối liên hệ bênngoài, không bản chất.”

- Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhânnhưng có tác động đối với việc sinh ra kết quả.Các điều kiện này cùng với nhữnghiện tượng khác xuất hiện khi nguyên nhân gây ra kết quả được gọi là hoàn cảnh

*Nội dung:

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên nhân và kết quả

có mối liên hệ qua lại với nhau:

Thứ nhất: Nguyên nhân sinh ra kết quả

- Nguyên nhân sinh ra kết quả, vì thế nguyên nhân có trước kết quả Còn kết quảchỉ có sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu gây tác động Tuy nhiên, khôngphải sự nối nào trong thời gian của các hiện tượng cũng đều biểu hiện mối quan hệnhân quả

- Với cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tuỳ thuộc vàocác hoàn cảnh cụ thể Ngược lại, một kết quả có thể được gây nên bởi nhiềunguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cáccách thức khác nhau thì sẽ làmgiảm đi, thậm trí làm mất các tác dụng của nhau

- Dựa vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với kết quả, có thể phân loạinguyên nhân thành:

“+ Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu

+ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân chủ quan”

Thứ hai: Sự tác động ngược lại của kết quả đối với nguyên nhân

- Nguyên nhân sản sinh ra kết quả Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vaitrò bị động đối với nguyên nhân, mà nó sẽ ảnh hưởng tích cực ngược lại đối vớinguyên nhân

Thứ ba: Sự hoán đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả

Trang 12

- Điều này xảy ra khi ta xét các sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ khácnhau Một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này có thể là nguyên nhân nhưngtrong mối quan hệ khác có thể là kết quả và ngược lại

- Một hiện tượng là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt nó sẽ trởthành nguyên nhân sinh ra hiện tượng tiếp theo Và cứ tiếp tục xảy ra như vậy sẽtạo nên một chuỗi nhân quả dài vô tận Trong chuỗi đó không có mắt xích nào làbắt đầu hay kết thúc

2.2 Mối quan hệ biện chứng của nguyên nhân và kết quả.

Nguyên nhân sản sinh ra kết quả:

– Nguyên nhân sinh ra kết quả, vì thế nguyên nhân có trước kết quả Còn kết quảchỉ có sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu gây tác động Tuy nhiên, khôngphải sự nối nào trong thời gian của các hiện tượng cũng đều biểu hiện mối quan hệnhân quả

– Nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên cùng 1 đối tượng theo cùng mộtcách thức thì sẽ gây nên sự biến đổi cùng chiều, đẩy nhanh sự hình thành kết quả.Ngược lại, nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo nhiều cáchthức,mục đích khác nhau thì sẽ làm giảm đi, hay có thể triệt tiêu các tác dụng củanhau

– Cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc nhiềuvào hoàn cảnh cụ thể Ngược lại, cùng một kết quả có thể được gây nên bởi nhữngnguyên nhân khác nhau

– “Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, cóthể phân loại nguyên nhân thành:

+ Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu

+ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài

+ Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.”

2.3 Ý nghĩa của phương pháp luận.

Từ việc phát hiện mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả,Triết học Mác-Lenin nêu ra một số ý nghĩa phương pháp luận cho mối quan hệ này

để ứng dụng vào thực tiễn và tư duy, cụ thể là:

11 | P a g e

Trang 13

–” Mối quan hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến,tức là không có sựvật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất mà không có nguyên nhân Nhưng conngười có thể không nhận thức ngay được mọi nguyên nhân.”

Nhiệm vụ của nền khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của các hiện tượngtrong tự nhiên, xã hội và tìm cách giải thích được những hiện tượng đó Muốn tìmnguyên nhân thì phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản chất các sự vật, hiệntượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không phải tưởng tượng ra từ trong suynghĩ mơ tưởng của con người, tách biệt thế giới hiện thực

–” Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra Những nguyên nhân này cóvai trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả Vì vậy trong hoạt động thực tiễncần phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu,nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ quan, nguyênnhân khách quan… Đồng thời phải biết rõ được phương hướng tác động của cácnguyên nhân, từ đó có biện pháp phù hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có tácdụng tích cực đến hoạt động và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác dụngtiêu cực Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân củamột hiện tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ratrước khi hiện tượng đó xuất hiện.”

Tài liệu tham khảo:

+ Phạm Minh Thu (01/11/2022), Nội dung cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả? Cho ví dụ và phân tích ý nghĩa, Trích dẫn từ: https://luatminhkhue.vn/noi-dung-cap-pham-tru-nguyen-nhan-va-ket-qua.aspx

+ Nguyễn Văn Phi(2/05/2022), Phạm trù triết học là gì?, Trích dẫn từ:

Trang 14

Tất nhiên do mối liên hệ về bản chất, do những nguyên nhân cơ bản bêntrong của sự vật hoặc hiện tượng quy định và trong những điều kiện nhất định phảixảy ra đúng như thế chứ không thể khác.

Tất nhiên là một phạm trù dùng để chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản,bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định thì nóphải xảy ra như thế chứ không thể khác được

Ngẫu nhiên là cái không phải do bản thân kết cấu của sự vật, mà do cácnguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyếtđịnh; do đó, nó có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện như thếnày, cũng có thể xuất hiện như thế khác

Ví dụ:

+ Thời điểm anh Nguyễn Văn A sinh ra hay chết đi trong cuộc sống là hoàn toànngẫu nhiên Có thể là năm 2019 hoặc 2017 hoặc 2020 Các thời điểm này có thểkhác đi do những nguyên nhân bên ngoài

+ Việc quả trứng gà bị rơi là ngẫu nhiên Nó có thể bị rơi hoặc không

3.2 Mối quan hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên là liên hệ biện chứng.

Phương pháp luận: Vì cái tất nhiên là cái trong những điều kiện nhất địnhphải dứt khoát xảy ra và phải xảy ra đúng như vậy chứ không thể khác đi được Cáingẫu nhiên có thể xảy ra cũng có thể không, xảy ra như thế này hoặc xảy ra như thế

13 | P a g e

Trang 15

khác Do đó, trong thực tiễn cần dựa vào cái tất nhiên chứ không thể dựa vào cáingẫu nhiên.

Giữa tất nhiên và ngẫu nhiên luôn có một mối quan hệ với nhau Và quan

hệ đó được thể hiện ở những điểm sau:

Một là, tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan và đều có vai trò nhất định

đối với sự vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, trong đó cái tất nhiênđóng vai trò quyết định Tuy nhiên, trong quá trình vận động không phải chỉ có tấtnhiên mới đóng vai trò quan trọng mà cả tất nhiên và ngẫu nhiên cũng đóng gópmột phần đáng kể Nếu mà cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sựvật thì cái ngẫu nhiên có tác dụng làm cho sự vật diễn ra nhanh hay chậm

Hai là, tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất biện chứng với nhau.

Không có cái tất nhiên thuần túy và ngẫu nhiên thuần túy Cái tất nhiên bao giờcũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên Còn ngẫu nhiên làhình thức biểu hiện của tất nhiên, là cái bổ sung cho tất nhiên

Ba là, tất nhiên và ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái cũ mà

thương xuyên thay đổi, phát triển và trong những điều kiện nhất định chúng có thểchuyển hóa cho nhau

3.3 Ý nghĩa phương pháp luận.

* Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại một cách khách quan, ở bên ngoài và độc lập với ý thức của con người:

– Dù con người có nhận thức được hay chưa, tất nhiên và ngẫu nhiên luôn tồn tại

và phát huy vai trò của nó đối với sự phát triển của sự vật, hiện tượng

– Trong quá trình phát triển của sự vật, tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò quantrọng:

+ Cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật

Trang 16

+ Cái ngẫu nhiên có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của sự vật, có thể làmcho sự phát triển đó diễn ra nhanh hoặc chậm.

Sự phát triển diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào cái ngẫunhiên, kể cả những cái ngẫu nhiên rất nhỏ, ví dụ như cá tính của người lúc đầulãnh đạo phong trào cách mạng

* Tất nhiên và ngẫu nhiên là hai mặt thống nhất và đối lập:

Tuy cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại, nhưng chúng không bao giờ tồntại biệt lập với nhau dưới dạng thuần túy, mà bao giờ cũng tồn tại trong sự thốngnhất hữu cơ

Sự thống nhất hữu cơ đó thể hiện ở chỗ:

+ Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫunhiên

+ Cái nghẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời bổ sung chocái tất nhiên

Tức là, cái tất nhiên bao giờ cũng là khuynh hướng của sự phát triển.Khuynh hướng ấy mỗi khi tự bộc lộ mình thì bao giờ cũng bộc lộ ra dưới một hìnhthức ngẫu nhiên nào đó so với chiều hướng chung

Bản thân cái tất nhiên chỉ có thể được tạo nên từ những cái ngẫu nhiên Còntất cả những gì ta thấy trong hiện thực và cho là ngẫu nhiên thì đều không phải làngẫu nhiên thuần túy, mà là những ngẫu nhiên đã bao hàm cái tất nhiên, đã chegiấu cái tất nhiên

* Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau:

– Trong hiện thực, tất nhiên và ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái

cũ mà thường xuyên thay đổi, và trong những điều kiện nhất định, chúng chuyểnhóa lẫn nhau Tức là, tất nhiên biến thành ngẫu nhiên và ngược lại

15 | P a g e

Trang 17

4 Cặp phạm trù nội dung và hình thức.

4.1 Nội dung và phương pháp luận.

Nội dung của đối tượng là tổng thể các mặt, bộ phận, yếu tố hợp thành nó,những quá trình tương tác và biến đổi trong nó

Nội dung không chỉ bao gồm các bộ phận và sự tương tác của chúng vớinhau, tức là những tương tác bên trong, mà còn quy định cả những tương tác vớinhững đối tượng bên ngoài khác

Nội dung chính là chất liệu để trên cơ sở đó xây dựng nên các sự vật, hiệntượng Do đó, nó được xem là mặt bên trong của sự vật, cái được hình thức chứađựng hay biểu hiện

Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện và phát triển của

sự vật, hiện tượng ấy; là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu

tố cấu thành nội dung của sự vật, hiện tượng và không chỉ là cái biểu hiện ra bênngoài, mà còn là cái thể hiện cấu trúc bên trong của sự vật, hiện tượng “Hình thức

là toàn thể nói chung những gì làm thành bề ngoài của sự vật, cái chứa đựng hoặcbiểu hiện của nội dung Hình thức là cách thể hiện, cách tiến hành một hoạt động.Hình thức bao gồm hình thức bên trong và hình thức bên ngoài.”

Cặp phạm trù này có mối liên hệ qua lại, quy định lẫn nhau mà trong đó,nội dung giữ vai trò quyết định

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên nhân và kết quả

có mối liên hệ qua lại cụ thể

Phương pháp luận: Giữa nội dung và hình thức có mối liên hệ chặt chẽ với nhaunên trong hoạt động thực tiễn cần chống lại sự tách rời giữa chúng

4.2 Mối quan hệ biện chứng với nhau giữa nội dung và hình thức.

Nội dung và hình thức gắn bó chặt chẽ, thống nhất biện chứng với nhau, vìvậy không có một hình thức nào không chứa dựng nội dung, đồng thời không cónội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức nhất định Cùng một nội dung

có thể biểu hiện trong nhiều hình thức, và cùng một hình thức có thể chứa đựngnhiều nội dung

Ngày đăng: 20/04/2024, 10:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w