1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh rèn luyện năng lực tự học và hợp tác qua việc đổi mới hình thức và phương pháp dạy học chuyên đề học tập ngữ văn cho học sinh lớp 10 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

MỤC LỤC

2.1.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đa dạng nguồn tư liệu và hìnhthức học tập là xu hướng tất yếu, bắt kịp với nhịp sống thời đại công nghệ số 4.0 32.1.3 Tính mở trong cấu trúc chương trình môn học, góp phần rèn luyện năng lực

2.3.1.3 Nắm vững quy trình viết bài báo cáo nghiên cứu, bài giới thiệu về một tác

2.3.2 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh 10

2.3.2.2.1 Dạy học theo nhóm kết hợp với kĩ thuật sơ đồ tư duy 10

Danh mục SKKN đã được Hội đồng SKKN ngành GD&ĐT huyện, tỉnh và

1 Mở đầu

Trang 2

1.1 Lí do chọn đề tài

Với những thành tựu của khoa học công nghệ, đời sống của con ngườingày một cải thiện, nhu cầu về nguồn nhân lực đòi hỏi ngày càng tinh nhuệ, bắtkịp tiến độ của khoa học và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn đời sống Do đó,chất lượng đào tạo nguồn lực trong các nhà trường hiện nay cần được xác địnhrõ mục tiêu, chuẩn đầu ra đảm bảo chuỗi dây chuyền cung cầu nhân lực đáp ứngvới nhu cầu và sự thay đổi của xã hội Chuyển đổi mục tiêu, phương pháp dạyhọc; rèn luyện những năng lực và phẩm chất cần có cho học sinh đang là trăn trởcủa các nhà trường phổ thông trước thềm cải cách giáo dục.

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đang trong quá trình triển khai đạitrà trên toàn quốc Điểm nhận thấy tính ưu việt nổi bật qua hai năm học đầu tiêntrong chương trình lớp 10, 11 THPT chính là tính mở, khả năng tích hợp và tăngcường tính thực tiễn của chương trình dạy học Đối với bộ môn Ngữ văn,chương trình mới cấu thúc thành 9 bài học, tích hợp các kĩ năng, rèn luyện cácphẩm chất và năng lực cốt lõi cho học sinh trong mỗi bài học theo đặc trưng thểloại Trong mỗi bài học, nguồn tư liệu vô cùng phong phú, thay vì cách tiếp cậnkiến thức thụ động như trước kia, học sinh có thể khai thác nguồn ngữ liệu, kiếnthức, rèn luyện kĩ năng thông qua rất nhiều kênh khác nhau Trong đó, côngnghệ là phương tiện hàng đầu giúp các em tiếp cận thế giới mênh mông của trithức, sử dụng thành quả công nghệ để rèn luyện thêm nhiều kĩ năng và năng lựccho bản thân.

Rèn luyện những năng lực cốt lõi cho học sinh là rèn luyện cho các emnhững năng lực cơ bản, đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc Trong xã hội số,nguồn tư liệu học tập vô cùng phong phú; giáo viên không còn đóng vai tròtrung tâm của quá trình dạy học, thay vào đó hình thành năng lực tự học cho họcsinh, giúp các em tự chủ được quá trình học tập của mình, có những sáng tạoriêng, tự chủ trong quá trình chiếm lĩnh tri thức Bên cạnh đó, năng lực hợp tácđược xem là sự kết nối giữa cá nhân và tập thể, đưa sáng tạo riêng của mỗingười đóng góp vào thành tựu chung của cộng đồng Do đó, hai năng lực tự họcvà hợp tác có thể xem là một trong số những năng lực cốt lõi cần rèn luyện trongchương trình GDPT mới.

Năng lực tự học và hợp tác là năng lực cốt lõi hàng đầu trong chươngtrình Giáo dục phổ thông 2018 Tự học đặt ra vấn đề giải phóng tiềm năng sángtạo cho mỗi người, hình thành phương pháp tư duy, đạt được hiệu quả bền vữngcủa giáo dục nhà trường Nó giúp con người có được công cụ để học tập suốtđời Để hình thành năng lực tự học cho học sinh, cần xây dựng hệ thống chươngtrình học tập logic, chặt chẽ và hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh nội dung bằngcác việc làm cụ thể, sao cho đạt kết quả chắc chắn, nhằm khuyến khích và khơigợi học sinh tự tìm hiểu, tự khám phá kiến thức mới trong phạm vi khả năng có

Trang 3

thể của mỗi em Năng lực hợp tác là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệuquả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huốngkhác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểubiết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động Hợp tácđòi hỏi cá nhân có sáng kiến riêng, đồng thời biết hài hoà riêng chung, ghi nhậnsự sáng tạo của mỗi cá nhân để đi đến mục tiêu chung Do đó, năng lực hợp tácsẽ giúp cá nhân tối ưu hoá tiềm năng sáng tạo của mình và phát huy tối đa trí tuệtập thể Để đạt được mục tiêu trên, sáng kiến kinh nghiệm sẽ tập trung làm rõ

vấn đề: Rèn luyện năng lực tự học và hợp tác qua việc đổi mới hình thức vàphương pháp dạy học chuyên đề học tập Ngữ văn cho học sinh lớp 10 (Bộsách Kết nối tri thức với cuộc sống).

1.2 Mục đích nghiên cứu

Giáo viên định hướng học sinh tiếp cận chương trình học tập mới, rènluyện các kĩ năng, năng lực thông qua cấu trúc bài học, từng bước tiếp cận cácchuyên đề học tập Ngữ văn 10 theo hướng tiếp cận mới, rèn luyện những nănglực cốt lõi cho học sinh.

Dựa vào sự đa dạng của nguồn tư liệu và các hình thức học tập khác nhau,giáo viên gợi mở cho học sinh rèn luyện năng lực tự học và hợp tác theo tinhthần đổi mới giáo dục hiện nay.

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Sáng kiến kinh nghiệm tập trung các giải phápnâng cao năng lực tự học và hợp tác trong việc học tập chuyên đề Ngữ văn 10(bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống).

Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát giờ dạy học trong chương trình học của họcsinh lớp 10, trường THPT Quảng Xương II.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: sử dụng phương pháp phân tích,tổng hợp.

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: sử dụng phương pháp thống kê,phương pháp điều tra.

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm2.1 Cơ sở lí luận

2.1.1 Chương trình đổi mới toàn diện nền giáo dục

Tháng 12/2018, Bộ Giáo dục & Đào tạo thông qua thông tư số32/2018/TT-BGDĐT, ban hành chương trình giáo dục phổ thông Trong đó baogồm toàn bộ chương trình giáo dục tổng thể và chương trình cụ thể từng bộmôn Đổi mới giáo dục là tất yếu và nền giáo dục Việt Nam đang đi trên giaiđoạn đầu của lộ trình đổi mới.

Trang 4

Trên chặng đường đổi mới, giáo dục phải nêu cao tính tiên phong, tiệmcận con đường chiếm lĩnh tri thức của học sinh với nhịp sống thời đại Cách họctập truyền thụ kiến thức đã không còn chiếm vị trí độc tôn, thay vào đó ngườigiáo viên càng đóng vai trò là người định hướng, chỉ đường cho học sinh conđường và cách thức học tập mới, phù hợp với yêu cầu thời đại.

2.1.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đa dạng nguồn tư liệu vàhình thức học tập là xu hướng tất yếu, bắt kịp với nhịp sống thời đại côngnghệ số 4.0

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo là việc sử dụngcông nghệ thông tin đưa vào hoạt động giảng dạy, nhằm trang bị cho người họcnhững kiến thức, kỹ năng và các phương thức giải quyết vấn đề Công nghệthông tin có nhiều công cụ và tính năng hỗ trợ tốt, dễ dàng tương tác hai chiềugiữa người dạy học và người học Học sinh và giáo viên cùng tham gia vào quátrình tìm hiểu về kiến thức để bài giảng trở nên sinh động và có hứng thú hơn.Điều này, giúp học sinh đi sâu vào bản chất của bài giảng, giúp nhanh tiếp thuvà chất lượng giảng dạy cũng hiệu quả hơn.

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 gây ra,

việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học được đẩy mạnh và đề cao một

cách mạnh mẽ Để thực hiện được những tình huống cho việc giãn cách xã hộithì cán bộ giáo viên và học sinh đều chuyển hướng sang hình thức dạy học trựctuyến Việt Nam cũng đang chuyển mình theo thời kỳ công nghệ số 4.0 Sự xuấthiện của các công nghệ hiện đại như Smartphone hay Internet không còn xa lạvà đã làm thay đổi rất nhiều thói quen cũ của mọi người Cũng chính vì sự thayđổi này, việc thích nghi đáp ứng nhu cầu học tập đẩy mạnh, ngành giáo dụccũng khuyến khích các bạn học sinh chuyển theo hướng công nghệ số. 

Cùng với tiện ích của công nghệ thông tin, nguồn học liệu cũng ngày càngphong phú, học sinh có rất nhiều cơ hội tiếp cận tri thức từ các chiều hướngkhác nhau Giáo dục không thể đi ngược lại xu hướng của thời đại, thay vào đótận dụng lợi thế đó để thay đổi hướng tiếp cận và hình thức dạy học Giáo viênđịnh hướng cho học sinh cách khai thác nguồn học liệu mở, xử lí thông tin và ápdụng linh hoạt các hình thức, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượngdạy học, đáp ứng nhu cầu năng lực cần đạt cho học sinh.

2.1.3 Tính mở trong cấu trúc chương trình môn học, góp phần rèn luyệnnăng lực tự học và hợp tác cho học sinh

Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống) được cấutrúc thành ba chuyên đề cho tổng 35 tiết trong năm học

Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dângian Mục tiêu của chuyên đề nhằm trang bị cho học sinh cách thức nghiên cứu

Trang 5

một vấn đề văn học dân gian, các bước viết bài báo cáo và thuyết trình về mộtvấn đề văn học dân gian.

Chuyên đề 2: Sân khấu hoá tác phẩm văn học Chuyên đề này giúp học

sinh hiểu bản chất của sân khấu hoá, các bước tiến hành, nhận biết được sự khácbiệt giữa ngôn ngữ văn bản văn học và ngôn ngữ sân khấu Từ đó, hình thành kĩnăng đóng vai các nhân vật và biểu diễn.

Chuyên đề 3: Đọc, viết, giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặcmột tiểu thuyết Mục tiêu của chuyên đề nhằm giúp học sinh biết cách đọc, viết

bài và cách trình bày, giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểuthuyết Có thể trình bày nói để giới thiệu một tác phẩm cụ thể.

Trong mỗi chuyên đề, cấu trúc cụ thể từng hoạt động, kĩ năng cần rènluyện và thực hành các nhiệm vụ học tập cần thiết Sau khi học, học sinh đượctrang bị nguồn học liệu phong phú, rèn luyện các kĩ năng cơ bản tiếp nhận cáckiểu văn bản theo đặc trưng thể loại Do đó, các em có được kĩ năng tự học tốt,có thể phục vụ đa dạng các nhu cầu khác nhau và học tập suốt đời Bên cạnh đó,các chuyên đề tập trung vào tính thực tiễn, đòi hỏi học sinh biết cách vận dụngtri thức, kĩ năng để giải quyết một tình huống thực tế Chính vì thế, chuyên đềhọc tập đề cao tính tự học, tự nghiên cứu và khả năng hợp tác sáng tạo của cácem trong quá trình học tập.

Dạy học chuyên đề thường được dạy học kết hợp, đan xen cùng vớichương trình Ngữ văn Do đó không thể đảm bảo tính liền mạch của hệ thốngbài học, việc dạy học truyền thống sẽ không phát huy hết được tính logic và khảnăng lĩnh hội của học sinh Cần phải thay đổi hình thức và phương pháp dạy họctheo hướng đề cao năng lực tự học và năng lực hợp tác của học sinh.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Trước kia, với chương trình học cũ 2006, cấu trúc sách giáo khoa tích hợptheo hướng đồng tâm và nâng cao Theo tiến trình của lịch sử văn học, các bàihọc được tích hợp giữa phần đọc hiểu văn bản văn học, kiến thức và kĩ năngtiếng Việt, làm văn và lí luận văn học theo đặc trưng thể loại văn học Việc ứngdụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động dạy học chủ yếu nằm ở khâu khaithác thông tin qua mạng internet, soạn giảng giáo án điện tử trên nền tảng côngnghệ, giúp học sinh từng bước tiếp cận và sử dụng công nghệ trong học tập.Tuynhiên, còn tồn tại một số vấn đề như: học sinh chưa chủ động, tự giác chiếm lĩnhtri thức, chưa được rèn luyện nhiều kĩ năng tự học và hợp tác

Hai năm học vừa qua thực hiện đổi mới chương trình học lớp 10 theochương trình Giáo dục phổ thông 2018 Tuy nhiên, quá trình thể nghiệm chươngtrình còn nhiều bỡ ngỡ, vừa thích nghi với cấu trúc chương trình vừa lần tìmphương pháp dạy học phù hợp Để đạt được mục đích giáo dục trong việc rènluyện 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi cho học sinh, giáo viên chưa thể linh

Trang 6

hoạt thích nghi với chương trình mới Trải qua năm học đầu tiên của chươngtrình cải cách, bản thân nhận thấy việc dạy học chuyên đề học tập còn nhiều bấtcập: phân bổ số tiết rải rác, đan xen với chương trình Ngữ văn dẫn đến việc ápdụng các phương pháp dạy học khó khăn, chưa tạo nên được sự kết nối giữa cáctiết học, dẫn đến sự tiếp nhận và rèn luyện các kĩ năng, năng lực của học sinhchưa tốt

2.2.1 Thuận lợi

Về phía giáo viên: được sự quan tâm, tạo điều kiện hết mức của Ban giámhiệu nhà trường trong việc tạo môi trường học tập, tiếp cận phương pháp mới,ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Bản thân còn trẻ tuổi, chịu khó họctập và trau dồi chuyên môn.

Về phía học sinh: phần lớn các em chăm ngoan, chịu khó học tập Trongnhững năm gần đây, chất lượng học tập được cải thiện nhiều, tạo nên động lựcđể tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục.

2.2.2 Khó khăn

Với nguồn học liệu vô cùng phong phú, người học chưa có kĩ năng khaithác và tìm kiếm Cách tiếp cận cấu trúc bài học cũng khá mới mẻ, các em họcsinh lớp 10 đã quá quen thuộc với cấu trúc chương trình cũ ở lớp 9, cho nên sựthích nghi cái mới khiến các em lúng túng

Trong các chuyên đề học tập, vấn đề nghiên cứu và trải nghiệm khá mớimẻ với các em, đặc biệt kĩ năng nghiên cứu và viết báo cáo, kĩ năng giới thiệumột tác phẩm văn học hầu như chưa được tiếp cận ở chương trình cơ sở Sựphong phú về nguồn học liệu và nhiều kĩ năng cần rèn luyện trong bài học gâyra nhiều lúng túng trong cả hoạt động dạy và học

Từ thực trạng nêu trên, đặt ra vấn đề: cần phải thay đổi hình thức vàphương pháp dạy học chuyên đề Ngữ văn theo chương trình và yêu cầu đổi mớigiáo dục; đặc biệt với đặc trưng và yêu cầu cần đạt của dạy học chuyên đề, gópphần hình thành năng lực tự học và hợp tác cho học sinh.

2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề

Chuyên đề học tập có chung mục tiêu rèn luyện cho học sinh cách thứctiếp cận một vấn đề hoặc một tác phẩm văn học ở góc độ thể nghiệm, trảinghiệm của bản thân người học Trên cơ sở hiểu biết đó, rèn luyện kĩ năng tậpnghiên cứu, viết báo cáo, giới thiệu về một vấn đề khoa học hoặc trải nghiệm tácphẩm văn học theo hướng thể nghiệm thay vì cách tiếp cận tri thức truyền thống.Với mục tiêu đó, chuyên đề học tập Ngữ văn đề cao tính tự học, tự nghiên cứucủa học sinh; đồng thời thay đổi hình thức tiếp cận văn bản văn học theo hướngsân khấu hoá, tính trải nghiệm đòi hỏi sự hợp tác linh hoạt của người học Đểdạy học chuyên đề đáp ứng mục tiêu kể trên, trong khuôn khổ sáng kiến kinhnghiệm tập trung một số nhóm giải pháp sau:

Trang 7

2.3.1 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học sinh

2.3.1.1 Sử dụng nền tảng công nghệ trong việc tìm kiếm nguồn tài liệu, đa dạnghoá nguồn học liệu phục vụ học tập

Công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ hiện đại và mạng lướiinternet để tìm kiếm, trao đổi, xử lý, lưu trữ hệ thống thông tin Trong dạy học,đó là việc sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ hoạt động giảng dạy, quản lývà tối ưu hoá cung cấp thông tin trong giáo dục Trong sự chuyển giao nền tảngcông nghệ của thời đại công nghệ số 4.0, cần thiết phải sử dụng công nghệ thôngtin trong hoạt động giáo dục, rèn luyện nhận thức và kĩ năng thích thích nghi củahọc sinh đối với thời đại.

Đối với giáo viên, vận dụng công nghệ thông tin trong việc tìm kiếm khotài liệu học tập, soạn giảng giáo án điện tử (powerpoint, canva,myViewBoard ), xây dựng bài giảng trực tuyến, tổ chức các hình thức lớp họctrực tuyến (schoology, Moodle, myViewBoard), tổ chức kiểm tra thi cử(Edunow, Azota, Quizzi ) Công nghệ còn được sử dụng cho hệ thống giáo dục,tạo nên cổng thông tin quản lí giáo dục cho cả người dạy và người học

Đối với học sinh, nguồn tiếp cận của các em vô cùng phong phú, sự ảnhhưởng của các em với công nghệ càng mạnh mẽ Những tác động đa chiều, ảnhhưởng tích cực và tiêu cực, cần có nền tảng hiểu biết và kĩ năng sử dụng côngnghệ thông tin trong học tập Trước hết giáo dục cho các em hiểu được tính tấtyếu sử dụng công nghệ trong xã hội hiện đại Công nghệ tham gia vào tiện íchcủa đời sống hiện đại, kết nối cá nhân với cộng đồng, chuyển giao quản lí trêntất cả các lĩnh vực của đời sống Hiểu biết và vận dụng công nghệ trong đờisống, học tập và làm việc là yêu cầu cần thiết của thời đại Tuyên truyền cho cácem việc sử dụng công nghệ thông minh, văn hóa, mang lại lợi ích cho ngườidùng là nhóm nhận thức và kĩ năng của con người thời đại Hướng dẫn các emsử dụng nền tảng công nghệ để tìm kiếm nguồn tài liệu học tập.

Học sinh tải các app học tập, phục vụ nhu cầu tự học của bản thân Họctập là một quá trình mở, việc vận dụng công nghệ phục vụ học tập mang tính tấtyếu Từ đó, hình thành ở các em năng lực tự chủ trước nguồn thông tin khônggiới hạn, chọn lựa kênh học tập phù hợp, nâng cao năng lực tự học và học tậpsuốt đời Có thể hướng dẫn các em sử dụng một số app phục vụ học tập như:Onluyen.vn, Kiến Guru, Manabie, app học tập tiếng Anh, học tập Toán, Cácphần mềm dạy học online: Zoom, Trans, Skype, Microsoft Teams, phần mềmthuộc Google, Vsee, ChatGPT được xem như một trong những mô hình ngônngữ tiên tiến nhất hiện nay với khả năng tự động học và làm việc với các loại dữliệu lớn Nó được trang bị với các tính năng nổi bật như tự động hoá cuộc tròchuyện, trả lời câu hỏi, cung cấp câu trả lời chuyên sâu, hỗ trợ học ngoại ngữ,dịch thuật, tạo ra các câu trả lời tự động và cải thiện khả năng tự học của mô

Trang 8

hình Mọi câu hỏi, thắc mắc dù là ở bất kỳ lĩnh vực nào sẽ được ChatGPT trả lờilưu loát, đầy đủ chỉ trong tích tắc ChatGPT cân tất các công việc sáng tạo, nghệthuật như làm thơ, soạn nhạc, viết thư, thiết kế và thậm chí là tạo lập hay sửa lỗitrong lập trình Tuy nhiên dữ liệu của chatbot này không thể cập nhật dữ liệuthực, chỉ sử dụng trong kho dữ liệu được cập nhật, hoạt động ngoại tuyến.

Tương lai, xu hướng công nghệ trong lớp học sẽ thay thế các hình thứcdạy học truyền thống Sử dụng các thiết bị thông minh như máy tính, màn hìnhtương tác thông minh việc sử dụng các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ tương tácvà quản lí lớp học Công nghệ tạo ra những bài học thú vị, hỗ trợ lớp học diễn raliên tục, không bị ngắt quãng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm người học đặcbiệt, tăng cường kết nối, thúc đẩy hợp tác và xây dựng nhóm, giúp phản hồi tứcthì tình trạng lớp học cho giáo viên Các ứng dụng như bảng trắng kỹ thuật sốWhiteboard, nền tảng lớp học ảo, mô hình giảng dạy kết hợp cho phép lớp họclinh hoạt và người học chủ động hơn Bên cạnh đó, không thể phủ nhận tính linhđộng trong giáo dục mà công nghệ tạo ra đã giúp những người bận rộn haykhông thích hợp đi học có thể tham gia vào giáo dục Đồng thời, người học cóthể tham gia mọi lúc mọi nơi, vì vậy phá vỡ được khoảng cách không gian, cóthể tiếp thu được kiến thức trên toàn thế giới.

Học sinh sử dụng đa dạng các nguồn tiếp cận tri thức, chủ động chiếmlĩnh tri thức khoa học, làm chủ quá trình học tập của bản thân Công nghệ thôngtin sẽ giúp người học tự chủ hoàn toàn quá trình tìm kiếm nguồn học liệu phùhợp với từng giai đoạn học tập Tuy nhiên, việc tìm kiếm nguồn học liệu qua cácthiết bị công nghệ cần được phổ cập những kiến thức an toàn mạng, nhữngnguồn học liệu đáng tin cậy, quy trình tiếp cận… cần cung cấp đầy đủ cho cácem.

Ngoài ra, việc tìm kiếm nguồn học liệu còn dựa vào một hình thức khaithác hữu hiệu, chính là nguồn tri thức từ thực tế cuộc sống thông qua quá trìnhtrải nghiệm của người học Văn học bắt rễ và có mối quan hệ hữu cơ với đờisống, với vốn văn hoá, phong tục của nhân dân Học sinh muốn học tốt cácchuyên đề học tập, cần tự mình trải nghiệm, tìm kiếm từ thực tiễn cuộc sống Ởchuyên đề 1, khi tìm hiểu về các vấn đề văn hoá dân gian, các em có thể tìmhiểu không gian văn hoá, phong tục gắn với đề tài nghiên cứu, các di tích vănhoá còn lưu lại, các dị bản và những giá trị vật thể hiện còn Chính yếu tố trảinghiệm thực tế này sẽ giúp các em có được ấn tượng sâu sắc và đầy đủ về vấnđề nghiên cứu Hoặc trong chuyên đề 2, để nhập vai và biểu diễn một kịch bảnvăn học, nếu chỉ dựa vào yếu tố kĩ thuật thì chưa đủ Để hiểu sâu, nắm bắt dúngtinh thần văn bản, các em cần có những trải nghiệm cuộc sống của nhân vậttrong những hoàn cảnh đặc thù Trong chuyên đề 3, để đọc, viết và giới thiệu vềmột tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết, ngoài kiến thức thu thập

Trang 9

được, học sinh cần có trải nghiệm cần thiết về thực tế đời sống văn học để bàigiới thiệu có chiều sâu Tham quan thực tế di tích, đền thờ, không gian tái hiệntrong tác phẩm… có thể giúp các em có được bài giới thiệu sâu sắc, thuyết phục.

2.3.1.2 Xử lí và tổng hợp thông tin

Khi tiếp cận nguồn học liệu dồi dào, học sinh vừa có lợi thế khi đa dạngcác hình thức và kiến thức nhưng cũng vừa là hạn chế nếu không biết cách chọnlọc thông tin hữu ích Việc xử lí thông tin sau khi thu thập đòi hỏi học sinh biếtcách chọn lọc thông tin chuẩn xác, tin cậy, trọng tâm Xử lí các thông tin phụcận, tập trung vào những thông tin trọng yếu, cần thiết để làm rõ nhiệm vụ họctập Đây là việc làm bắt buộc trong quy trình học tập chuyên đề 1 và chuyên đề3 Đòi hỏi hiệu suất làm việc cá nhân và năng lực tự học của học sinh thật tốt,giúp các em chọn lựa thông tin hữu ích sau quá trình tìm kiếm nguồn học liệu.Thông tin đó có thể là ngôn ngữ, hình ảnh, video hoặc các chú thích, trích dẫn,bảng biểu, sơ đồ… phục vụ cho nhiệm vụ học tập.

Trong chuyên đề 1, quá trình xử lí và tổng hợp thông tin được gợi mở quamột số cách như: tạo các ghi chú bên lề tài liệu, sử dụng sơ đồ tư duy, phươngpháp ghi chú Cornell và lập hồ sơ tài liệu Mỗi bước, mỗi cách trong quá trìnhtổng hợp thông tin đều cần khả năng phân tích, phán đoán và sáng tạo trong quytrình xử lí thông tin; giúp người học có được phần kiến thức cốt lõi, quan trọngvà khái quát hoá cao.

Chuyên đề 2, sau khi học sinh nắm được các bước sân khấu hoá tác phẩmvăn học cần hình thành ý tưởng: hiện tượng văn học, ý tưởng sân khấu hoá, hìnhthức biểu diễn… Quá trình tìm kiếm các kịch bản văn học, viết kịch bản, chỉ dẫnsân khấu… cần đòi hỏi học sinh chọn lọc thông tin Nếu chỉ đơn thuần tái hiệnlại một kịch bản có sẵn, không có sự đầu tư tìm kiếm, sáng tạo cách thể hiện mớisẽ làm mất đi tính sáng tạo học tập Do vậy, giáo viên nên gợi mở các em tiếpcận phong phú nguồn học liệu, tìm hiểu và chọn lọc, tự lựa chọn hình thức giảiquyết nhiệm vụ học tập phù hợp nhất.

Ở chuyên đề 3, học sinh sẽ tìm kiếm tri thức về một tập thơ, tập truyệnngắn hoặc một tiểu thuyết ở các phương diện như: tác giả, đời sống văn hoá, cácnghiên cứu có liên quan Từ đó hình thành ý tưởng viết theo hướng nghiên cứuvăn học, hướng thưởng thức trải nghiệm hay hướng giới thiệu quảng bá Quátrình xử lí, tổng hợp thông tin luôn là quá trình quan trọng trước khi thực hiệnnhiệm vụ chính, bởi bài giới thiệu cần có tri thức hữu ích, thiết thực mới đem lạigiá trị cho bài giới thiệu Học sinh cần có kĩ năng xử lí thông tin, chọn lọc thôngtin phù hợp với mục tiêu và dung lượng bài giới thiệu.

2.3.1.3 Nắm vững quy trình viết bài báo cáo nghiên cứu, bài giới thiệu về mộttác phẩm văn học

Trang 10

Kết quả của quá trình học tập là sản phẩm học tập của học sinh Đối vớicác bài học chuyên đề, học sinh được rèn luyện năng lực tự học thông qua việcthể hiện sản phẩm học tập, là một bài báo cáo về một vấn đề văn học dân gian,một bài giới thiệu về một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết Để cóđược kết quả đó, học sinh cần nắm được quy trình viết bài, được rèn luyệnnhững kĩ năng cơ bản của một bài nghiên cứu, bài báo cáo hoặc bài giới thiệu.Muốn vậy, đòi hỏi các em cần nắm vũng các bước khi thực hiện nhiệm vụ.

Khi viết bài báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian, tuỳthuộc vào từng loại đề tài, học sinh nắm vững cách thức triển khai khác nhau.Đối với đề tài nghiên cứu về một tác phẩm văn học dân gian: một truyện cổ dângian, một bài hoặc một chùm ca dao; cần tiến hành các bước sau:

Bước1: Chuẩn bị Học sinh cần rà soát hồ sơ tài liệu, những chú thích quan

trọng được đánh dấu Chuẩn bị kĩ những tài liệu cần trích dẫn, diễn giải hay lượcthuật.

Bước 2: Tìm ý, lập đề cương Để làm tốt bước này, học sinh cần làm rõ các vấn

đề trọng tâm như: tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, những hướng nghiêncứu tiếp cận đề tài và điểm mới trong cách tiếp cận của cá nhân, nắm vững nétđộc đáo về nội dung, hình thức văn bản và ý nghĩa của nó trong đời sống xã hộihiện đại Sau khi tìm ý, học sinh xây dựng đề cương theo bố cục bài nghiên cứu:đặt vấn đề - giải quyết vấn đề - kết luận – tài liệu tham khảo

Bước 3: Viết bài Dựa vào đề cương đã xây dựng, học sinh tiến hành viết bài

thành các đoạn văn, sắp xếp đoạn và liên kết thành bài viết hoàn chỉnh Chú ýphần trình bày kết hợp giữa ngôn ngữ và các yếu tố phi ngôn ngữ như tranh ảnh,sơ đồ, bảng biểu, các trích dẫn nghiên cứu hoặc câu phát biểu Nắm vững quycách trích dẫn, các danh mục tài liệu đảm bảo sắp xếp quy chuẩn Văn phongtrình bày khoa học, chính xác.

Bước 4: Chỉnh sửa, hoàn thiện Đối chiếu với đề cương đã xây dựng, tự rà soát

lại bài viết dựa vào một số cơ sở như: đảm bảo trình bày rõ ràng những ý kiến,phát hiện về vấn đề nghiên cứu Tuân thủ những quy định về trích dẫn và chúthích nguồn tài liệu Đảm bảo dùng từ, đặt câu đúng ngữ pháp, văn phong tiếngViệt

Khi viết bài giới thiệu về một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểuthuyết, cần nắm vững các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị Chọn vấn đề giới thiệu, xem lại phiếu đọc về cuốn sách để

nắm được: thông tin chung về sách, nội dung chính của cuốn sách, cảm nhậnchung của người đọc về cuốn sách và xem lại lựa chọn của bản thân về nội dungvà cách viết.

Bước 2: Lập dàn ý Bố cục bài viết theo ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.

Tuỳ vào việc lựa chọn các hướng viết bài giới thiệu khác nhau, trọng tâm các

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w