Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Lập được KH tự học về hoạt động nói và nghe, tìm kiếm tài liệu về các vấn đề đời sống xã hội; thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ về nhiệm vụ tự h
Trang 1ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA NGỮ VĂN
NHÓM 5
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
NGỮ VĂN 11 NÓI VÀ NGHE TRÌNH BÀY Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ, BÌNH LUẬN
MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI
HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN 2
ĐÀ NẴNG - 2024
Trang 2Trường: THCS … Họ và tên giáo viên:
Ngày soạn: 6.4.2024. Lớp thực hiện: 11A12
Tiết 20:
TRÌNH BÀY Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ, BÌNH LUẬN MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I MỤC TIÊU
1 Năng lực
1.1 Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Lập được KH tự học về hoạt động nói và nghe, tìm kiếm tài liệu về các vấn đề đời sống xã hội; thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ về nhiệm vụ tự học; đọc sgk trả lời câu hỏi về nói, nghe và nói nghe tương tác; đặt các câu hỏi về tình huống; tự đánh giá, điều chỉnh việc tự học hoạt động viết
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lập được kế hoạch hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, tổ chức thảo luận, đưa ra các ý kiến, tham gia thảo luận về nói, nghe và nói nghe tương tác; chia sẻ tài nguyên; thiết kế các sản phẩm nghe trình bày ý kiến, đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội; biết tự đánh giá bản thân và các thành viên trong nhóm
1.2 Năng lực đặc thù
* Nói:
- HS tiếp tục rèn luyện, phát triển kỹ năng trình bày ý kiến, đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội
- Trình bày được quan điểm của bản thân về vấn đề, làm rõ được bản chất và vai trò của vai trò trong đời sống xã hội
* Nghe:
- Nghe và nắm bắt, tóm tắt được nội dung trình bày, quan điểm của người nói Biết nhận xét, phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức trình bày của người khác
* Nói nghe tương tác: Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn
đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, làm rõ sự tương đồng và khác biệt giữa ý kiến của bản thân với các ý kiến đã có, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận
Trang 32 Phẩm chất: Ý thức tự giác, tích cực trong học tập; Phẩm chất trung thực, tôn
trọng quan điểm cá nhân; Phẩm chất nhân ái trong cách nhìn nhận và đánh giá vấn đề…
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Thiết bị dạy học
- Bảng, phấn, máy tính, máy chiếu, loa
- Vở soạn, vở ghi
- Phiếu học tập
2 Học liệu
- Kế hoạch bài dạy, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG VÀO BÀI MỚI (5P)
1 Mục tiêu:
- Kết nối - tạo hứng thú cho học sinh, thu hút HS sẵn sàng tham gia nhiệm vụ học mới
- Khơi gợi nhu cầu hiểu biết của HS, HS biết huy động những trải nghiệm và kết nối kiến thức đã học vào nội dung của bài học
- HS chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về kiểu bài
2 Nội dung: Hoạt động cá nhân và suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
3 Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
4 Tổ chức thực hiện:
Trang 4HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- HS quan sát video trên máy chiếu
về hiện tượng học sinh lạm dụng
thuốc lá điện tử
(?) Em có đồng tình với trào lưu này
không? Vì sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS làm việc cá nhân, chia sẻ
Bước 3: Báo cáo và đánh giá kết
quả
- HS báo cáo kết quả, nhận xét
- GV nhấn mạnh kĩ năng nói và
nghe
- GV chốt ý, kết luận
- Quan điểm cá nhân của từng HS
+ Không Vì:
- Khi hút thuốc lá điện tử, học sinh có thể mắc phải một số bệnh lý đường hô hấp như viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, bệnh viêm phổi lipid, tràn khí màng phổi nguyên phát, suy giảm chức năng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… do trong thuốc lá điện tử
có rất nhiều hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người
- Làm tăng nguy cơ rối loạn tim mạch, tăng nguy cơ hình thành huyết khối và xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ
- Khói từ thuốc lá điện tử cũng gây hại cho sức khỏe của những người xung quanh
- Nếu không biết cách sử dụng và dùng hàng kém chất lượng, học sinh có thể gặp phải tình trạng bị chấn thương, bỏng nghiêm trọng vùng miệng, mặt, cổ, mắt mũi, xương hàm và các tai nạn khác, do cháy nổ từ thiết bị sạc điện bị lỗi hoặc sử dụng sai
B HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( 10P)
1 Mục tiêu:
- HS nắm được các yêu cầu, mục đích, chủ đề thảo luận về một vấn đề trong
xã hội: Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại
- HS biết tôn trọng ý kiến, quan điểm của cá nhân trước cuộc sống, chấp nhận
sự khác biệt tích cực
- Biết cách thảo luận và trình bày ý kiến
2 Nội dung: GV sử dụng phương pháp “Đàm thoại gợi mở”
3 Sản phẩm: Câu trả lời của HS
4 Tổ chức thực hiện:
Trang 5HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị nói và nghe
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung
SGK cùng kiến thức đã chuẩn bị trước
đó trả lời câu hỏi:
- Vấn đề xã hội khiến em quan tâm
nhất hiện nay là gì?
- Khi tìm và sắp xếp ý cần chú ý điều
gì?
- Theo em, những từ ngữ nào là quan
trọng nhất trong bài nói của mình?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS hoạt động cá nhân thực hiện yêu
cầu dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Bước 3: Báo cáo và đánh giá kết quả
- HS báo cáo kết quả cá nhân dưới hình
thức xung phong
- GV nhận xét và bổ sung (nếu cần)
I Chuẩn bị nói và nghe
1 Chuẩn bị nói:
a Lựa chọn đề tài
- Giới trẻ tự bảo vệ mình trước hiểm họa
ma túy
- Sự cần thiết của việc học ngoại ngữ
- Vấn đề bảo vệ môi trường
- Lớp trẻ với vấn đề hiến máu nhân đạo
- Vai trò của nguồn nước sạch đối với đời sống con người
- Hiện tượng tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục…
b Tìm ý và sắp xếp ý
*Nếu chọn vấn đề đã giải quyết ở phần viết cần:
- Xem lại dàn ý đã lập đối chiếu với nội dung bài nói để xác định hệ thống ý
- Ghi lại theo kiểu gạch đầu dòng hoặc đánh số thứ tự các ý để xây dựng dàn ý cho bài nói
* Nếu chọn vấn đề khác cần nghiên cứu
kĩ đề tài, nhận thức đúng bản chất của vấn
đề, các nội dung cụ thể cần đánh giá, bình luận Sau khi xác định được vấn đề, cần:
- Sắp xếp ý theo trật tự logic giúp bài nói mạch lạc, dễ hiểu
- Cần đảm bảo sự cân đối giữa các phần Mở đầu, Triển khai, Kết luận
- Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, súc tích và phù hợp với đối tượng nghe,
c Xác định từ ngữ then chốt
- Có thể sử dụng các cụm từ phù hợp với kiểu bài nói như: Tôi cho rằng , Theo cá nhân tôi, Với cách tiếp cận này ta có thể
Trang 6thấy, Có thể khẳng định rằng; Bên cạnh đó; Ngoài ra
2 Chuẩn bị nghe:
- Khi nghe thảo luận về một vấn đề trong đời sống (tranh luận, phản biện) người nghe cần tìm hiểu các thông tin cơ bản,
đề tài được nêu xung quanh vấn đề thảo luận
- Ghi lại các ý cơ bản của bài thảo luận, đặc biệt là quan điểm cá nhân của người nói
- Thể hiện sự tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác đối với vấn đề bàn luận
- Sẵn sàng tham gia thảo luận để cùng đi đến cách hiểu thỏa đáng về vấn đề
- Ghi các câu hỏi mà bạn muốn trao đổi
- Dùng các từ khóa, cụm từ, sơ đồ dàn ý, để ghi chép thông tin chính của bài thuyết trình
C HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (30P)
1 Mục tiêu:
- Biết tóm lược ý kiến của người khác về vấn đề, phân tích được ưu điểm, nhược điểm của những ý kiến khác nhau về vấn đề
- Trình bày được quan điểm của bản thân về vấn đề, làm rõ sự tương đồng và khác biệt giữa ý kiến của bản thân với các ý kiến đã có
- Trình bày một cách thuyết phục: nêu luận điểm rõ ràng, phối hợp hợp lí phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, làm nổi bật nội dung trình bày
2 Nội dung:
- GV tổ chức cuộc thi “Trường teen 2024”
3 Sản phẩm: Ý kiến của HS, bảng đánh giá và phiếu học tập
4 Tổ chức thực hiện:
Trang 7Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm
II Thực hành nói và nghe:
Nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV chia lớp thành 6 nhóm
+ GV đưa ra các chủ đề thảo luận:
Đề tài 1: Lớp trẻ với vấn đề hiến máu
nhân đạo
Đề tài 2: Học đại học có phải là con
đường duy nhất để kiến tạo tương lai?
● Cách thức chia nhóm : 8 HS/1
nhóm
● Cách thức chọn đề tài: Sử dụng
vòng xoay “wheel of names” lần lượt
xoay chọn đề tài ngẫu nhiên (3 nhóm/1
đề tài)
● Yêu cầu thảo luận: Mỗi ô vuông
ngoài là những ý phụ, có lí lẽ và dẫn
chứng được nêu ngắn gọn Ô giữa là
những luận điểm để triển khai trong bài
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS hoạt động theo nhóm thực hiện
PHT số 1 dưới sự hướng dẫn của GV
- Bước 3: Báo cáo và đánh giá kết quả
+ HS báo cáo kết quả theo nhóm dưới
hình thức chỉ định của GV
+ GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến
thức
Nhiệm vụ 3: Báo cáo sản phẩm trước
lớp và đánh giá
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV giao nhiệm vụ dẫn dắt cuộc thảo
luận cho HS
+ HS dẫn chương trình sử dụng vòng
xoay “wheel of names” gọi đại diện của
2 đề tài lên trình bày sản phẩm học tập
II Thực hành nói và nghe
1 Thảo luận nhóm:
- Ý kiến của từng thành viên
- Ý kiến chung của cả nhóm
- Phiếu học tập số …
- Bài tranh luận
2 Báo cáo sản phẩm trước lớp và đánh giá :
- Phần tranh luận của HS
- Bảng đánh giá
Trang 8theo hình thức cuộc thi “Trường teen
2024”
+ HS dẫn chương trình dẫn dắt, điều
hành chương trình
- Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ
+ HS tiến hành thảo luận nhóm, đưa ra ý
kiến làm sáng tỏ vấn đề
+ Nhóm trưởng điều hành thảo luận
thống nhất giải pháp chung
- Bước 3 : Báo cáo và đánh giá kết quả
+ Đại diện 02 nhóm thuộc 2 đề tài báo
cáo sản phẩm đã thảo luận
+ Các thành viên nhóm khác lắng nghe,
ghi chép ý kiến của bạn để chuẩn bị phản
biện
+ Các HS dưới lớp lắng nghe, tranh luận,
bổ sung
+ HS nhận xét, đánh giá theo kĩ thuật “3
lần 3” vào bảng.
- GV đánh giá và nhận xét, ghi nhận
những ưu điểm và nhược điểm cần phải
khắc phục của HS
- GV chốt lại vấn đề
D HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
1 Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một đến một vấn đề
nâng cao và mở rộng
2 Nội dung:
- GV chuyển giao nhiệm vụ
- HS hoàn thành bài nói đã chọn ở phần chuẩn bị
- HS đánh giá sản phẩm của nhau
3 Sản phẩm: Sản phẩm của HS
4 Tổ chức thực hiện:
Trang 9Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ:
Dựa vào đề tài đã chọn ở phần
chuẩn bị, em hãy thực hành nói về một
vấn đề trong xã hội.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS chuẩn bị bài nói theo hình thức cá
nhân dưới sự hướng dẫn của GV, quay
video và nộp lên Padlet của lớp
Bước 3: Báo cáo và đánh giá kết quả
- HS đánh giá bài nói của nhau dựa vào
bảng kiểm
- GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của
HS và chỉnh sửa (nếu cần)
Sản phẩm của HS
Trang 10PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1:
Link video phần khởi động: https://www.youtube.com/watch?v=5769iY80oS0
PHỤ LỤC 2:
Phiếu học tập số 1
PHỤ LỤC 3:
Bảng đánh giá Nhiệm vụ 3: Sử dụng kĩ thuật “3 lần 3”
(3 điểm tốt, 3 điểm chưa tốt, 3 đề nghị cải tiến)
1 Nội
dung
(4.0 điểm)
- Không nêu được vấn đề xã hội
- Không bày tỏ được quan điểm
và ý kiến của cá nhân
- Nêu được vấn đề xã hội được giao nhưng còn chung chung
và không rõ ràng
- Bày tỏ được quan điểm và
ý kiến của cá nhân về vấn
đề xã hội
- Nêu được vấn đề xã hội đúng trọng tâm và tương đối rõ ràng
- Bày tỏ được quan điểm và ý kiến của cá nhân về vấn
- Nêu được vấn đề xã hội một cách rõ ràng, chi tiết, đúng trọng tâm, hấp dẫn và lôi cuốn người nghe
- Bày tỏ được quan điểm và
ý kiến của cá nhân về vấn
đề xã hội một
Trang 11về vấn đề
xã hội
Chưa làm
rõ được bản chất và vai trò của vấn đề trong đời sống xã hội
- Xác định sai lệch những quan điểm giữa bản thân với người tham gia thảo luận
- Không gợi mở
được vấn
đề cần thảo luận và trao đổi tiếp
nhưng còn chung chung
và chưa cụ thể
- Nắm bắt được ý kiến khác của người cùng tham gia thảo luận về vấn đề
xã hội nhưng chưa đầy đủ
- Gợi mở
được vấn đề cần thảo luận
và trao đổi tiếp nhưng chưa mới mẻ
đề xã hội một cách tương đối rõ ràng, cụ thể
và có tính thuyết phục
- Nắm bắt được ý kiến khác của người cùng tham gia thảo luận về vấn đề xã hội tương đối đầy đủ
- Gợi mở
được vấn đề cần thảo luận và trao đổi tiếp khá mới mẻ
cách rõ ràng,
cụ thể và có tính thuyết phục cao
- Nắm bắt được ý kiến khác của người cùng tham gia thảo luận về vấn
đề xã hội chính xác và đầy đủ
- Gợi mở được vấn đề cần thảo luận
và trao đổi tiếp mới mẻ
và phù hợp với HS
2 Kỹ
năng
nói
(3.0 điểm)
Nói nhỏ, khó nghe, ngập ngừng, …
Nói to nhưng đôi chỗ bị lặp lại hoặc bị ngập ngừng một vài câu
Nói to, truyền cảm, hầu như không bị lặp lại hoặc không bị ngập ngừng
Nói to, truyền cảm, thu hút, lôi cuốn người nghe
3 Sử dụng
yếu tố phi
ngôn ngữ
Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa
Điệu bộ tự tin,
có ý thức sử dụng các yếu
Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người
Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người
Trang 12(1.0 điểm) nhìn vào
người nghe;
nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp
tố: ánh mắt nhìn vào người nghe, nét mặt biểu cảm, di chuyển đi lại, nhưng đôi lúc còn lúng túng
nghe; nét mặt biểu cảm phù hợp với nội dung câu chuyện,
nghe, nét mặt sinh động, thu hút người nghe
4 Tương
tác với
người
nghe (2.0
điểm)
Không chào hỏi và không có lời kết thúc bài nói
- Có chào hỏi
và có lời kết thúc bài nói
- Có ý thức sử dụng từ ngữ xưng hô
- Chào hỏi
và kết thúc một cách hấp dẫn
- Nhất quán trong từ ngữ, xưng hô
- Chào hỏi và kết thúc một cách hấp dẫn
- Nhất quán trong từ ngữ, xưng hô
- Có sự giao lưu, trao đổi với người nghe
TỔNG ĐIỂM: 10
PHỤ LỤC 4:
Bảng kiểm hoạt động 3
STT Nội dung đánh giá Kết quả
1 Chọn được vấn đề thu hút được sự quan tâm
của xã hội để nêu ý kiến
2 Ý kiến đánh giá, bình luận về vấn đề được
trình bày mạch lạc, rõ ràng
3 Trình bày đúng bản chất của vấn đề
4 Kết hợp được phương tiện ngôn ngữ và
phương tiện phi ngôn ngữ khi trình bày, sử
dụng có hiệu quả các phương tiện công nghệ
hỗ trợ (nếu có)
5 Thể hiện bài nói một cách chủ động, tự tin, tạo
hứng thú cho người nghe; làm chủ thời gian;
duy trì tương tác với người nghe
Trang 13Danh sách thành viên nhóm 5
Trang 141 Phạm Phương Thảo 21SNV1 Người giảng
2 Hồ Thị Mai Hương 21SNV1 Người giảng
3 Hà Thị Vân 21SNV2
4 Lê Hồng Bảo Trinh 21SNV3