Để thực hiện thắng lợi các Nghị quyết này hiệnnay các trường phổ thông đang có sự đổi mới trên nhiều phương diện nhằm pháttriển năng lực và phẩm chất người học như: đổi mới về nội dung,
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: “Sử dụng Infographic để nâng cao hiệu quả dạy - học lịch sử cho học sinh lớp 10 ở trường trung học phổ thông Chuyên Bắc Giang”
2 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: tháng 9/2019
3 Các thông tin cần bảo mật (nếu có): không có
4 Mô tả các giải pháp cũ thường làm
Lịch sử là một môn học trong chương trình giáo dục phổ thông Cũnggiống như nhiều môn học khác trong hệ thống giáo dục nước ta, việc dạy học Lịch
sử đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của cảicách giáo dục Khi lý giải nhiều học sinh không thích học môn Lịch sử ở trườngphổ thông hiện nay và có điểm số môn này chưa cao như kì vọng, trái lại học sinh
thường rất quan tâm đến các vấn đề lịch sử và thích nghe “kể chuyện lịch sử”, xem phim lịch sử…, tác giả Nguyễn Quốc Vương cho rằng “thực chất, đó là biểu hiện
của việc học sinh tìm kiếm “sự tự do trong nhận thức” Ở đó, tính đa dạng của nhận thức lịch sử được thừa nhận và học sinh được trải nghiệm “khoái cảm trí tuệ” khi tiếp nhận các “hình ảnh lịch sử” đa chiều và tự xây dựng “hình ảnh lịch sử” cho bản thân” [10, tr 138].
Giải mã bài toán đó, infographic với đặc trưng trực quan, sinh động, độc đáohoàn toàn có thể tạo ra hứng thú học tập mới, đồng thời giúp đỡ học sinh được tự
do thể hiện những nhận thức lịch sử qua lăng kính của mình Mỗi infographic với
tư cách là một sản phẩm cá nhân độc đáo, thể hiện sự sáng tạo, tư duy thẩm mĩ vàkhả năng sử dụng công nghệ thông tin của tác giả sẽ góp phần nâng cao hiệu quảhọc tập bộ môn
Tuy nhiên, mặc dù có nhiều ưu thế, nhưng hiện nay, việc sử dụnginfographic trong dạy học hiện nay hiện chưa được tiến hành rộng rãi Theo nghiêncứu của chúng tôi, infographic đã trở thành nội dung nghiên cứu và ứng dụng vớiqui mô hẹp trong dạy học Địa lý ở một số trường THPTnhư: Nghiên cứu của cáctác giả Huỳnh Phẩm Dũng Phát, Trần Thị Hoa Lan, Nguyễn Thị Thanh Thùy với
đề tài “Sử dụng Piktochart thiết kế infographic phục vụ giảng dạy Địa lí” (2016),
đăng trên tạp chí Khoa học trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh đã cho thấy hiệu quảthực tiễn khi ứng dụng infogrphic vào dạy học môn Địa lí lớp 11 Hoặc sinh viên
Trần Thúy Duyên có nghiên cứu đề tài “Thiết kế và sử dụng infographic
Trang 2animation trong dạy học Địa lý 11” (2017), được in trong Kỷ yếu hội nghị sinh
viên nghiên cứu khoa học trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh Điểm chung trong cácnghiên cứu này chính là đã bước đầu khẳng định kết quả kiểm nghiệm thực tế vềhiệu quả sử dụng infographic trong quá trình dạy học ở trường phổ thông
Mặc dù đã được ứng dụng tương đối hiệu quả trong bộ môn Địa lý nhưng
ở nội dung môn Lịch sử, infographic mới chỉ được xuất hiện trên mạng và đượcgiáo viên sử dụng một cách tự phát trong các tiết học trên lớp để thay đổi khôngkhí giờ học Trong bối cảnh thi tốt nghiệp THPT như hiện nay, đề thi được tổ chứcdưới dạng trắc nghiệm khách quan, học sinh cần ghi nhớ nhiều nội dung kiến thức
để đáp ứng yêu cầu của bài thi Do đó, áp ứng yêu cầu của phần đông học sinh
về việc học tập, ôn luyện và hệ thống sơ đồ hóa kiến thức trọng tâm, Công tyCcgroup đã mời các tác giả có tên tuổi trong nhiều bộ môn, hoàn thiện trọn bộinfographic chinh phục kì thi THPT Quốc gia (2018), trong đó có tác giảNguyễn Mạnh Hưởng đã công phu biên soạn nhiều infographic dễ hiểu của mônLịch sử Trên cơ sở đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, tác giả NguyễnMạnh Hưởng tiếp tục chủ biên 2 cuốn sách được viết dưới dạng infographic và
xuất bản năm 2019 là Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra lịch sử 8 và Bí quyết
tăng nhanh điểm kiểm tra lịch sử 9 Những bộ sách này đã trở thành nguồn tài
liệu quan trọng hỗ trợ học sinh trong quá trình tự học và ôn luyện kiến thức
Tại nhiều trường THCS, THPT, việc học sinh hứng thú vớiinfographic và đặt mua các tài liệu infographic để tự ôn tập, chuẩn bị cho những
kì thi Lịch sử, đặc biệt là kì thi tốt nghiệp THPT hàng năm được tiến hành khárộng rãi Tại một số trường THPT Chuyên khác: Chuyên Lào Cai, Chuyên BắcNinh, Chuyên Chu Văn An,… một số giáo viên trẻ cũng đã tiệm cận đến việc sửdụng infographic trong dạy học lịch sử, tuy nhiên mức độ còn hạn chế, bởi lẽ hầuhết các giáo viên chỉ sử dụng những infographic có sẵn trên mạng hoặc trong cácsách có sẵn, chưa tiến hành thiết kế infographic để sử dụng vì mất nhiều thời gian
và công sức
Như vậy, có thể thấy trên thực tế, mặc dù đã có nhiều infographic lịch sửđược thiết kế và đăng tải trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng nhưng lạichưa được ứng dụng trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nayvới tư cách như một biện pháp mới, góp phần làm đổi mới phương pháp dạy học
Sử dụng infographic trong dạy học sẽ là một phương pháp mới đầy tiềm năng khikhông chỉ đem đến tính mới lạ mà còn góp phần to lớn trong việc nâng cao hiệuquả bộ môn và gắn việc học tập với thực tiễn, đảm bảo rèn luyện, phát triển cácnăng lực thực hành cho học sinh Điều này hoàn toàn phù hợp với mục đích củanền giáo dục Việt Nam hiện nay là hình thành nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ,
Trang 3những người lao động tương lai của xã hội, có sức khỏe, có trí tuệ, có tâm hồntrong sáng, biết yêu thương cộng đồng, nhân loại, có ý thức công dân và có khảnăng lao động sáng tạo, nhằm đáp ứng những yêu cầu của thời kì công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Có thể thấy, infographic lịch sử không còn là khái niệm xa lạ, trái lại, nócòn có thể trở thành một công cụ hỗ trợ dạy học trong thời đại mới, không chỉnâng cao hứng thú, chất lượng học tập bộ môn mà còn mở ra khả năng phát triểncác năng lực của người học Tuy nhiên, trước khi áp dụng giải pháp, chúng tôithấy việc ứng dụng infographic trong dạy học lịch sử hiện nay vẫn còn là một vấn
đề mới, chưa được triển khai áp dụng rộng rãi để phát huy hết hiệu quả của nó
5 Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến
Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đàotạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kì mới Tiếp đó là
sự ra đời của Nghị quyết số 88/2014/QH13; Nghị quyết số 51/2017/QH14 củaQuốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn2015-2020; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, giáo
dục đã chuyển từ việc người thầy là trung tâm sang người học là trung tâm, chuyển
từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học,
từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinhhọc được cái gì qua việc học… Để thực hiện thắng lợi các Nghị quyết này hiệnnay các trường phổ thông đang có sự đổi mới trên nhiều phương diện nhằm pháttriển năng lực và phẩm chất người học như: đổi mới về nội dung, chương trình họctập, phương pháp dạy của GV và học tập của HS…
Môn Lịch sử trong trường THPT là một trong những môn học cơ bản, có vaitrò và chức năng quan trọng trong hệ thống chương trình giáo dục phổ thông Đây
là môn học có ưu thế trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo đặc biệt là giáo dục lýtưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống
Trong thời đại công nghệ 4.0, infographic không chỉ là hình thức, phươngpháp, mà còn là biện pháp quan trọng để truyền tải cơ sở dữ liệu, kiến thức phứctạp thông qua cụm từ khóa ngắn gọn kết hợp với hình ảnh trực quan, sinh động,giúp người đọc lĩnh hội thông tin hiệu quả Tại Việt Nam, infographic đã được sửdụng trong nhiều lĩnh vực và đem lại hiệu quả như ngành báo chí, truyền thông,bản đồ, địa lí [1],
Trong lĩnh vực giáo dục, việc thiết kế và sử dụng infographic trong dạy họclịch sử còn khá mới mẻ đối với giáo viên các trường phổ thông Nhận thấy những
ưu điểm của Infographic trong dạy học môn Lịch sử, tôi đã tìm hiểu và khai thác
Trang 4có hiệu quả nguồn tư liệu trong các cuốn sách infographic của PGS.TS Nguyễn
Mạnh Hưởng (giảng viên Khoa Lịch sử, Trường ĐHSP Hà Nội), như Bí quyết
tăng nhanh điểm kiểm tra lịch sử lớp 8, Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra lịch sử 9; Đột phá 8+ [2], [3], [4], [5], Các cuốn infographic hỗ trợ dạy học lịch sử này
đã giúp học sinh trường THPT Chuyên Bắc Giang và nhiều học sinh ở những nơikhác có động lực học tập lịch sử hơn, hứng thú hơn; ngày càng nhiều em yêu thích
bộ môn và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra và thi tốt nghiệp THPT Qua việcthử nghiệm dạy ở cả các lớp cơ bản, lớp chuyên Sử-Địa, đội tuyển học sinhgiỏi Quốc gia môn Lịch sử từ năm 2019 đã bước đầu có những kết quả nhấtđịnh
Với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình cho đồng nghiệp, chúng tôimạnh dạn viết sáng kiến “Sử dụng Infographic trong dạy- học lịch sử ở lớp 10trường THPT Chuyên Bắc Giang” làm đề tài của mình
6 Mục đích của giải pháp sáng kiến
Các giải pháp của sáng kiến là tài liệu tham khảo rất phù hợp cho giáo viênLịch sử khi giảng dạy và ôn thi học sinh giỏi môn Lịch sử, là tài liệu tham khảo
bổ ích cho học sinh lớp cơ bản, lớp chuyên Sử - Địa, HSGQG Cụ thể:
Giải pháp 1: Trên cơ sở tìm hiểu về những cơ sở lí luận và thực tiễn của việc
sử dụng infographic trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông nhằm phát triểnnăng lực lịch sử của học sinh, giáo viên khẳng định vai trò và ý nghĩa quan trọngcủa biện pháp này Sử dụng infographic với tư cách là một công cụ hỗ trợ có tínhtrực quan trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin được xem là một phươngpháp dạy học mới không chỉ nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử mà còntăng tính hứng thú học tập của học sinh, tăng khả năng vận dụng kiến thức đã họcvào thực tiễn để thực hành sáng tạo, từ đó hình thành các năng lực cho người họccũng như khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên trong quá trình dạy học
Giải pháp 2: Hướng dẫn quy trình thiết kế infographic hiệu quả trong dạyhọc lịch sử Mỗi môn học sẽ có cách dùng infographic khác nhau Đối với mônLịch sử là một môn Khoa học xã hội có nhiều kiến thức liên quan đến các mốcLịch sử Mỗi mốc Lịch sử sẽ có một thời gian và sự kiện tương ứng Để học tốtmôn học này bạn cần nắm chắc các mốc thời gian cùng với các sự kiện diễn ra
Thuật ngữ “infographic” tức là “đồ họa thông tin”, được hiểu là phương thức sử
dụng hình ảnh đồ họa để mô tả thông tin, kiến thức, dữ liệu, Mục tiêu củainfographic là giúp khối dữ liệu khổng lồ trở nên rõ ràng, sống động và hấp dẫnhơn bằng cách chọn lọc và diễn giải chúng thành các biểu đồ, hình ảnh… theo chủ
đề riêng biệt [1] Như vậy, infographic có thể hiểu đơn giản là thiết kế đồ họathông tin, cụ thể chính là dạng thức thể hiện các thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức
Trang 5Giải pháp 3: Đề xuất các biện pháp sử dụng infographic để nâng cao hiệuquả dạy - học lịch sử trong trường phổ thông Mục đích của giải pháp này là tácgiả muốn đưa ra các biện pháp cụ thể sử dụng infographic khi dạy lịch sử lớp 10 ởtrường phổ thông để giáo viên định hướng và sử dụng một cách bài bản, quy củ ,khuyến khích được tinh thần tự học, tự sáng tạo của học sinh, học sinh có hứng thútrong học tập, tự giác và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
7 Nội dung sáng kiến
7.1 Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến
7.1.1 Nội dung các giải pháp
* Giải pháp 1:
- Tên giải pháp: Tìm hiểu về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụnginfogaphic trong dạy học Lịch sử ở trường THPT theo hướng phát triển năng lựchọc tập của học sinh
- Nội dung: Với hệ thống lý thuyết chung về infographic, về ưu điểm việc sửdụng infogarphic và thực trạng việc sử dụng infographic trong dạy học lịch sử ởtrường phổ thông giúp cho GV có cái nhìn rất hệ thống, khái quát chung nhất vềkhái niệm, những lợi thế, tác dụng của việc sử dụng infographic Còn đối với HS,đặc biệt là HS cơ bản, HS lớp chuyên và HS trong đội tuyển HSG Quốc gia, các
em có thể tự ghi nhớ, tự khai thác, tự mở rộng nâng cao các nội dung kiến thức cótrong SGK, từ đó giúp các em định hình và giải quyết vấn đề một cách dễ dàng,không còn nhớ máy móc, một chiều mà sẽ biết nhìn nhận, đánh giá vấn đề từ nhiềugóc độ, biết phân tích, nhận xét và tổng hợp kiến thức Đây chính là mục tiêuhướng tới của phát triển năng lực cho học sinh
- Kết quả giải pháp 1: Hệ thống toàn bộ lý thuyết về việc sử dụng infographictrong dạy học Lịch sử ở trường THPT theo hướng phát triển năng lực học tập củahọc sinh
(Chi tiết tại phụ lục số 1)
Trang 6ý tưởng sư phạm Theo Chương trình giáo dục môn Lịch sử (2018) [7], kiến thứckhoa học lịch sử được sắp xếp thành các chủ đề/chuyên đề nên tùy vào mục tiêu,nội dung mỗi chủ đề/chuyên đề, đối tượng/khả năng nhận thức của học sinh, cũngnhư điều kiện cơ sở vật chất cho phép mà giáo viên vận dụng linh hoạt để thiết kếcác infographic cho phù hợp, là cơ sở để lựa chọn các biệm pháp sử dụng đem lạihiệu quả cao trong quá trình dạy học bộ môn.
- Kết quả giải pháp 2: Toàn bộ quy trình, các bước cơ bản để thiết kếinfographic trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
(Chi tiết tại phụ lục số 2)
*Giải pháp 3: Biện pháp sử dụng infographic để nâng cao hiệu quả dạy họclịch sử ở trường phổ thông Tác giả đưa ra 4 biện pháp cụ thể: (1) sử dụnginfographic để tạo động cơ và hứng thú học tập cho học sinh; (2) sử dụnginfographic để tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới.; (3) sử dụnginfographic để củng cố kiến thức đã học cho học sinh; (4) sử dụng infographic đểkiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh Mỗi nhóm biện pháp đều có ý nghĩa,vai trò cụ thể cùng các ví dụ minh họa đi kèm
- Kết quả giải pháp 3: Với 4 nhóm biện pháp áp dụng, tác giả lấy ví dụ minh họa cụthể cho từng nhóm giải pháp GV chủ yếu sử dụng infographic để khơi gợi hứng thú,định hướng nhận thức, giảm bớt căng thẳng, nặng nề kiến thức cho học sinh, giúphọc sinh học lịch sử một cách tích cực, chủ động tham gia các hoạt động có thể sửdụng infographic trên lớp cũng như ở nhà
(Chi tiết tại phụ lục số 3)
* Kết quả khi áp dụng 03 giải pháp của sáng kiến:
Từ thực tế trong công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi qua một sốnăm, khi giảng dạy và ôn tập cho học sinh, tôi thường lựa chọn sử dụnginfographic để thiết kế các bài học lịch sử Sau khi áp dụng giảng dạy sáng kiếnđối với lớp 10 cơ bản, 10 chuyên Sử-Địa và học sinh giỏi quốc gia năm học 2019 -
2020 và 2020 - 2021 đã thấy có sự tiến bộ vê hứng thú và về chất lượng Cụ thể:
Trang 7So sánh hứng thú, sự tích cực của HS trước và sau khi áp dụng giải pháp(kết quả đo lường bằng việc khảo sát HS của 8 lớp: Sử -Địa K31, Sử-Địa K29, Sửđịa K30, Pháp K31, Trung K31, Sinh K29, Trung K29, Hóa K29 và HS đội tuyểnhọc sinh giỏi: cấp tỉnh, khu vực, quốc gia các năm từ 2019-2020, 2020-2021 vớitổng số 300 HS
Thái độ, hứng thú và sự tích cực
với nội dung bài học
Trước khi áp dụng giải pháp
Sau khi áp dụng giải pháp
2018-Năm học 2020
2019-Năm học2020-2021
Số giải Đạt 09/10 giải Đạt 07/10 giải Đạt 10/10 giải Đạt 10/10 giảiChất
lượng
giải
-04 giải Nhì,-02 giải Ba, -03 giải kk
-01 giải Nhì-06 giải kk
-04 giải Nhì
-06 giải Ba
-04 giải Nhì-02 giải Ba-04 giải kk
7.1.2 Các bước đã được thực hiện khi áp dụng sáng kiến:
- Bước 1 Giới thiệu sáng kiến đến các đồng chí đang thực hiện nhiệm vụgiảng dạy Lịch sử và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử tại trường THPTChuyên Bắc Giang
- Bước 2 Tổ chức trao đổi, thảo luận trong nhóm dạy; xây dựng kế hoạch ápdụng sáng kiến; đã trao đổi đồng thời nhờ 3 đồng chí trong tổ bộ môn áp dụngsáng kiến trong giảng dạy, cụ thể
Số
TT
Họ và tên Ngày
tháng năm sinh
Nơi công tác
(hoặc nơi thường trú)
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Nội dung công việc hỗ trợ
1
1.
Hà Thị Hiên 14/4/1978 Trường THPT
Chuyên Bắc Giang
Giáo viên Thạc sĩ Áp dụng sáng kiến
để giảng dạy trên lớp và các đội tuyển - Kiểm nghiệm hiệu quả của sáng kiến
Trang 8Giáo viên Thạc sĩ Áp dụng sáng kiến
để giảng dạy trên lớp và các đội tuyển - Kiểm nghiệm hiệu quả của sáng kiến 3
Giáo viên Cử nhân Áp dụng sáng kiến
để giảng dạy trên lớp và các đội tuyển – Kiểm nghiệm hiệu quả của sáng kiến
- Bước 3: Tổ chức giảng dạy Lịch sử cho học sinh các lớp cơ bản, lớpchuyên Sử -Địa và Đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia môn Lịch sử bắt đầu vàotháng 9/2019
- Bước 4 Tổ chức rút kinh nghiệm sau khi áp dụng sáng kiến để giảng dạygiảng dạy Lịch sử cho học sinh các lớp 10 cơ bản, lớp chuyên Sử-Địa và Đội tuyểnHọc sinh giỏi Quốc gia môn Lịch sử
Sau khi hoàn thành nội dung trong các giải pháp đưa ra, tôi cùng các đồngnghiệp áp dụng sáng kiến trong việc dạy học môn Lịch sử cho học sinh các lớp 10,
12 cơ bản, lớp chuyên Sử - Địa và dạy chuyên đề ôn thi HSGQG môn Lịch sử theocác bước đã trình bày để tiếp tục hoàn thiện, phát triển Sáng kiến áp dụng cho việcgiảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh tại trường THPT Chuyên BắcGiang trong những năm học tiếp theo
7.2 Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến
Sáng kiến đã được áp dụng giảng dạy môn Lịch sử cho học sinh lớp 10, 12
cơ bản, lớp 10 chuyên Sử địa, và 12 KHXH và đội tuyển HS giỏi Quốc gia mônLịch sử năm học 2019-2020, 2020 – 2021, kết quả thi HS giỏi Quốc gia năm học
2019 – 2020, 2020-2021 của các HS đội tuyển thấy có sự tiến bộ vượt bậc về chất
lượng và số lượng (đã nêu ở phần kết quả của sáng kiến).
7.3 Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến
Sau khi áp dụng các giải pháp nêu trên ở tại trường THPT chuyên BắcGiang, hiệu quả của sáng kiến đạt được như sau:
Về lợi ích kinh tế
Khi thực hiện áp dụng sáng kiến trên đây vào thực tiễn dạy học Lịch sửTHPT; dạy lớp chuyên Sử - Địa; dạy Đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia có thể nhìnthấy ngay một số lợi ích về mặt kinh tế mà nó mang lại, đó là:
Trang 9- Tiết kiệm thời gian, công sức của giáo viên khi tổ chức giảng dạy mônLịch sử trên lớp, rèn kĩ năng làm bài cho HSG môn Lịch sử.
- GV có thể sử dụng phần lý luận của sáng kiến kinh nghiệm này để tiếp tụcxây dựng các giải pháp rèn luyện, phát triển năng lực cho HS sang nghiên cứunhững giai đoạn Lịch sử khác
- GV có thể sử dụng các infographic đã được thiết kế trong sáng kiến đểgiảng dạy, củng cố kiến thức, ôn luyện và rèn luyện kĩ năng cho học sinh
- Những giải pháp được nêu trong sáng kiến có thể trở thành tư liệu thamkhảo để HS tự học, tự rèn tại nhà Qua đó tiết kiệm được chi phí đi lại, các khoảnchi cho việc mua tài liệu tham khảo…
- Thực hiện sáng kiến này chính là một điều kiện, một cơ hội để GV tự tìmhiểu tài liệu, cập nhật thông tin tri thức mới, củng cố kiến thức chuyên môn từ đónâng cao năng lực, phẩm chất cá nhân Việc GV không ngừng tự trau dồi nâng caonăng lực, chuyên môn nghiệp vụ ở một khía cạnh nào đó cũng có thể xem là tiếtkiệm kinh phí cho công tác tập huấn, đào tạo lại
Lợi ích xã hội
- Hướng tới mục tiêu trình bày vấn đề một cách tường minh nên chúng tôi
đã sử dụng nhiều sơ đồ, bảng biểu, các ví dụ cụ thể, hệ thống tư liệu bám sát vấn
đề nghiên cứu… để Giáo viên và Học sinh dễ theo dõi Với tinh thần đó, sáng kiếngóp phần làm giảm áp lực cho Giáo viên và học sinh trong việc dạy và học
- Sáng kiến kinh nghiệm này cũng là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp Giáoviên nâng cao năng lực chuyên môn, đóng góp hiệu quả cho công tác giáo dục mũinhọn
* Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và khôngsao chép hoặc vi phạm bản quyền
Xác nhận của cơ quan, đơn vị Tác giả biện pháp
Nguyễn Thị Lan Hương Nguyễn Thu Hiền
Trang 10Phụ lục 1: Tìm hiểu về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng infographic trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
1.1 Cơ sở lí luận của việc sử dụng infographic trong dạy học lịch sử ở
trường THPT
1.1.1 Quan niệm về infographic
Infographic dạng sơ khai có thể được xem là được hình thành từ sớm, khicon người biết dùng hình vẽ để biểu đạt các thông tin Tuy nhiên, khái niệminfographic thì lại ra đời khá muộn Có thể nói, đến cuối thế kỷ XX, Richar Saul
Wurma – người sáng lập chương trình TED Talks – đã đề xuất từ “infographic”
như một thuật ngữ chính thức được sử dụng trong lĩnh vực báo chí The SundayTimes là tờ báo đầu tiên áp dụng infographic vào năm 1970 và nhận được phản hồikhông mấy tích cực từ công chúng Các infographic lúc bấy giờ bị cho là quá đơngiản, nhấn mạnh vào tính giải trí hơn là nội dung dữ liệu Theo thời gian,infographic không chỉ xuất hiện trên giấy mà phát triển trên cả các phương tiệntruyền thông Nhờ các phần mềm đồ họa hiện đại, infographic ngày càng hấp dẫn,sáng tạo và nhanh chóng phổ biến trong mọi lĩnh vực Infographic phát triển dướinhiều dạng khác nhau như biểu đồ đường, dạng thanh, đồ thị… , trở thành phươngtiện biểu thị dữ liệu theo cách có cấu trúc, đảm bảo tính ngắn gọn trong mục tiêutruyền tải thông tin
Vậy infographic là gì? Hiện nay, có nhiều định nghĩa infographic khác nhau
Infographic là từ ghép của “Information” (thông tin) và “graphic” (đồ họa).
Theo Wikipedia, “Information graphics or infographics are graphic visual
representations of information, data or knowledge intended to present complex information quickly and clearly” Tạm dịch là “Information graphics hoặc infographics là nghĩa là hình thức đồ họa trực quan sử dụng hình ảnh để trình bày thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức thể hiện những thông tin phức tạp một cách nhanh và rõ ràng”.
Thuật ngữ “infographic” tức là “đồ họa thông tin”, được hiểu là phương
thức sử dụng hình ảnh đồ họa để mô tả thông tin, kiến thức, dữ liệu, Mục tiêucủa infographic là giúp khối dữ liệu khổng lồ trở nên rõ ràng, sống động và hấpdẫn hơn bằng cách chọn lọc và diễn giải chúng thành các biểu đồ, hình ảnh… theochủ đề riêng biệt [3]
Như vậy, infographic có thể hiểu đơn giản là thiết kế đồ họa thông tin, cụthể chính là dạng thức thể hiện các thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức phức tạp bằngnhững hình ảnh trực quan, sinh động
1.1.2 Ưu điểm của việc sử dụng infographic trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
Trang 11Theo Wikipedia, Information graphics hoặc infographics là nghĩa là hình
thức đồ họa trực quan sử dụng hình ảnh để trình bày thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức thể hiện những thông tin phức tạp một cách nhanh và rõ ràng Theo Từ điển
Oxford, infographic là cách thể hiện trực quan thông tin hoặc dữ liệu như dạng
biểu đồ, sơ đồ Từ đó có thể hiểu, “Infographic” là dạng thức thể hiện các thông
tin, dữ liệu hoặc kiến thức phức tạp bằng những hình ảnh trực quan, sinh động.Mục tiêu của infographic là chuyển khối dữ liệu khổng lồ, phức tạp trở nên rõràng, sống động và hấp dẫn bằng cách chọn lọc và diễn giải chúng thành các biểu
đồ, hình ảnh…theo chủ đề riêng biệt
Những ưu điểm của việc sử dụng Infographic trong dạy học lịch sử là:
- Tính khái quát, tổng hợp và lôgic cao Infographic cho phép tổng hợp
thông tin theo từng chủ đề Mỗi infographic chú ý đến tính logic, sắp xếp bố cục
nội dung và hình ảnh phản ánh được các mối liên hệ nhân quả giữa các sự kiện,hiện tượng lịch sử Qua đó, giúp người học dễ dàng hệ thống được kiến thức, biết
so sánh, đánh giá, liên hệ và vận dụng kiến thức vào thực tiễn, góp phần quantrọng vào việc hình thành và phát triển tư duy logic của HS trong quá trình nhậnthức
Ví như, khi tổ chức dạy học về cuộc cách mạng tư sẩn Pháp (1789) cho họcsinh lớp 10, giáo viên dựa vào kiến thức cần đạt và sách giáo khoa để thiết kếInfographic trên phần mềm, sẽ hướng dẫn học sinh hệ thống hóa được những kiếnthức trọng tâm, có hình ảnh sinh động
Infographic về tình hình nước Pháp trước cách mạng (lịch sử lớp 10)
Trang 12- Infographic là một phương tiện dạy học hiện đại giúp người học ghi nhớ kiến thức nhanh chóng và vững chắc Khoa học đã chứng minh, với dữ liệu rời rạc,
não chỉ đơn giản giải mã ý nghĩa của chúng mà không có chức năng ghi nhớ Tráilại, thông tin đã được hệ thống sẽ kích thích các khái niệm có sẵn trong não, liên
hệ đến cảm xúc, suy nghĩ và để lại ấn tượng lâu dài Thông qua các hình ảnh đồhọa, hiệu ứng sinh động và sự sắp xếp ý tưởng sáng tạo của infographic, làm chokiến thức lịch sử được truyền tải đến HS một cách trực quan, sinh động Qua đó,giúp học sinh ghi nhớ kiến thức dễ dàng và là cơ sở để hiểu sâu sắc bản chất củachúng
Infographic về sự hình thành truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
(Lịch sử 10)
Ví dụ, để nâng cao hiệu quả việc dạy học về sự hình thành truyền thống yêunước Việt Nam (phải bắt đầu từ tình yêu gia đình, tình yêu quê hương, tình yêu đấtnước), giáo viên sẽ thiết kế Infographic với sự hỗ trợ của phần mềm, hình ảnhchọn lọc và từ khóa cơ bản Quan sát hình ảnh Infographic, học sinh sẽ dễ hìnhdung, tưởng tượng, nên việc học tập hiệu quả hơn
- Infographic cũng tiết kiệm thời gian cho người học Bẩm sinh con người
Trang 13khám phá thế giới bằng trực quan, 90% thông tin được não ghi nhận dưới dạnghình ảnh Khoảng chú ý trung bình của con người là 8 giây, còn thời gian não xử
lý tín hiệu thị giác là ¼ giây Do đó, sử dụng hình ảnh giúp truyền đạt một lượnglớn thông tin chỉ trong tích tắc Để tiết kiệm thời gian, đồng thời giúp HS tránhnhàm chán và nhớ lâu hơn, infographic hỗ trợ xử lý các thông tin cần thiết dướidạng hình ảnh khiến HS chú ý vào cách trình bày ấn tượng của infographic Bằngcách này, HS đã tiếp thu được ít nhiều thông tin chỉ trong một thời gian rất ngắn.Với các infographic tổng hợp giúp HS trong một khoảng thời gian ngắn, sẽ khámphá và chiếm lĩnh được một lượng kiến thức lớn
- Infographic tạo sự thu hút, hấp dẫn đối với người học Theo nghiên cứu
của Đại học Saskatchewan - Canađa, một infographic có khả năng được chọn đọcnhiều gấp 30 lần so với bài viết hoặc biểu đồ đơn giản, infographic còn có thể kếthợp thông tin với những thiết kế sáng tạo để tạo nên một mẫu infographic ấntượng Đây là điều đặc biệt làm cho infographic thu hút và hấp dẫn người học hơnrất nhiều nếu chỉ sử dụng từ ngữ Kiến thức lịch sử vố đa dạng, phong phú, phứctạp gắn liền với sự kiện, nhân vật, thời gian, không gian, diễn biến … Vì vậy, việcthiết kế các infographic gồm những nội dung kiến thức cốt lõi, gắn liền với nhữnghình ảnh trực quan phù hợp sẽ tạo nên sự hấp dẫn trong quá trình học tập bộ mônLịch sử
Infographic về Đông Nam Á thời phong kiến (lịch sử lớp 10)
- Infographic lịch sử được hiểu là các sản phẩm thiết kế bằng phần mềm đồ
họa, có chứa các nội dung lịch sử đã được tổng hợp, sắp xếp theo trật tự nhất định
Trang 14và thể hiện dưới dạng hình ảnh trực quan, sinh động Đó là một là loại kênh hình
có tính trực quan cao, là những sản phẩm độc đáo, mang đậm dấu ấn cá nhân củangười thiết kế Mặc dù sử dụng infographic trong dạy học lịch sử ở trường phổthông hiện nay còn khá mới mẻ, nhưng ở một số trường phổ thông đã có nhiềugiáo viên vận dụng thành công và tạo nên những tiết học hiệu quả, sinh động, hấpdẫn đem lại hứng thú và đam mê học tập cho học sinh Sử dụng infographic với tưcách là một công cụ hỗ trợ có tính trực quan trên nền tảng ứng dụng công nghệđược xem là một phương pháp dạy học mới có ý nghĩa quan trọng trong dạy họclịch sử ở trường phổ thông Cụ thể:
Về kiến thức, infographic giúp HS chiếm lĩnh kiến thức cơ bản của bài học
một cách nhanh chóng và hệ thống và mang tính tự chủ cao Việc HS được tự dochọn lựa nghiên cứu các kiến thức (được chỉ dẫn nguồn chính xác), tự tổng hợp vàghi nhớ thống tin cần thiết trong thời gian ngắn, giúp HS có cảm giác tự chủ hơn
với việc học tập Nhờ infographic với “phương pháp chủ động tư duy,“bạn sẽ có
hết thảy những hình dung sống động về quá khứ qua những lời dẫn dắt thú vị, những hội thoại sinh động, những bức tranh tả thực… Từ đó, tự bản thân bạn sẽ
có những đánh giá, cảm nhận của riêng mình [6].
Về kĩ năng: việc khai thác và sử dụng infographic, giúp HS phát triển kĩ
năng đặc thù của bộ môn như kĩ năng quan sát, tái hiện kiến thức lịch sử; kĩ năngnhận thức và tư duy lịch sử (phân tích, so sánh, xác định mối liên hệ giữa các sựkiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử); kĩ năng nhận xét, đánh giá, vận dụng kiến thức
đã học để tiếp thu kiến thức mới và giải quyết các vấn đề của cuộc sống
Về thái độ: Mỗi infographic được thiết kế mang đậm màu sắc cá nhân Việc
thiết kế infographic có thể do GV hoặc HS làm Với mục tiêu dạy học phát triểnnăng lực học sinh, thì xu hướng khuyến khích HS tham gia trực tiếp vào quá trìnhhọc tập, tự thiết kế sản phẩm học tập của mình ngày càng phổ biến Quá trình tìmtòi, thu thập các thông tin, tư liệu để tạo ra infographic đòi hỏi HS phải tiếp cậnvới các nguồn thông tin đa dạng, phong phú Qua đó, giúp HS đánh giá kháchquan, toàn diện về lịch sử, từ đó hình thành thế giới quan khoa học, lòng đam mê,
ý thức trách nhiệm đối với bản thân
Ví dụ, khi dạy học về tác động, ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc tới ViệtNam (thời phong kiến), nếu giáo viên chỉ trình bày kiến thức dưới dạng thông tin,diễn giải thì không thể hấp dẫn bằng infographic (hình trên) Thông qua quan sát,học sinh vừa có biểu tượng, vừa được hình thành năng lực tìm hiểu, nhận thức và
tư duy lịch sử rất rõ ràng
Trang 15Infographic về ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc tới Việt Nam thời phong kiến
Về năng lực: sử dụng infographic góp phần quan trọng vào việc phát triển
năng lực chung cốt lõi (tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề vàsáng tạo) Đồng thời, góp phần phát triển năng lực đặc thù của bộ môn Lịch sử(tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức và kĩ năng vàohọc tập và cuộc sống) Qua đó, góp phần phát triển toàn diện học sinh, đáp ứngyêu cầu đổi mới mục tiêu giáo dục – đào tạo hiện nay [7]
1.2 Cơ sở thực tiễn việc sử dụng infographic trong dạy học lịch sử ở trường THPT
Infographic lịch sử được hiểu là các sản phẩm thiết kế bằng các phần mềm
đồ họa, có chứa các nội dung lịch sử đã được tổng hợp, sắp xếp theo trật tự nhấtđịnh và thể hiện dưới dạng hình ảnh trực quan, sinh động
Như thế, hiểu một cách đơn giản, infographic lịch sử chính là cách thức thểhiện mới các nội dung lịch sử đã cũ Nói cách khác, infographic cũng có thể đượcxem là một là loại kênh hình có tính trực quan cao, tác động trực tiếp đến nhậnthức của học sinh Bởi lẽ infographic mang yếu tố mới lạ, thu hút học sinh màtranh ảnh đơn thuần không có được Vì vậy, với infographic, học sinh không đơnthuần chỉ quan sát và liên hệ đến nội dung kiến thức mà còn phải lý giải, phân tích,giải thích, đánh giá những nội dung kiến thức được thể hiện trong đó
Sử dụng infographic trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay vẫnđược xem là một nội dung mới mẻ vì hệ thống infographic lịch sử còn ít, chưađược hệ thống, thẩm định về mặt nội dung và đưa vào sử dụng trong các nhàtrường phổ thông như một tài liệu học tập chính thức
Lịch sử là một môn học trong chương trình giáo dục phổ thông, cũng giống
Trang 16như nhiều môn học khác trong hệ thống giáo dục nước ta, việc dạy học Lịch sử đã
có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cáchgiáo dục Khi giải thích về lý do nhiều học sinh không thích học môn Lịch sử ởtrường phổ thông hiện nay và có điểm số môn này chưa cao như kì vọng, trái lại
học sinh thường rất quan tâm đến các vấn đề lịch sử và thích nghe “kể chuyện lịch
sử”, xem phim lịch sử…, tác giả Nguyễn Quốc Vương cho rằng “thực chất, đó là biểu hiện của việc học sinh tìm kiếm “sự tự do trong nhận thức” Ở đó, tính đa dạng của nhận thức lịch sử được thừa nhận và học sinh được trải nghiệm “khoái cảm trí tuệ” khi tiếp nhận các “hình ảnh lịch sử” đa chiều và tự xây dựng “hình ảnh lịch sử” cho bản thân” [10, tr 138].
Giải mã bài toán đó, infographic với đặc trưng trực quan, sinh động, độc đáohoàn toàn có thể tạo ra hứng thú học tập mới, đồng thời giúp đỡ học sinh được tự
do thể hiện những nhận thức lịch sử qua lăng kính của mình Mỗi infographic với
tư cách là một sản phẩm cá nhân độc đáo, thể hiện sự sáng tạo, tư duy thẩm mĩ vàkhả năng sử dụng công nghệ thông tin của tác giả sẽ góp phần nâng cao hiệu quảhọc tập bộ môn
Tuy nhiên, mặc dù có nhiều ưu thế, nhưng hiện nay, việc sử dụnginfographic trong dạy học hiện nay hiện chưa được tiến hành rộng rãi Theo nghiêncứu của chúng tôi, infographic đã trở thành nội dung nghiên cứu và ứng dụng vớiqui mô hẹp trong dạy học địa lý ở một số trường THPT: Nghiên cứu của các tácgiả Huỳnh Phẩm Dũng Phát, Trần Thị Hoa Lan, Nguyễn Thị Thanh Thùy với đềtài Sử dụng Piktochart thiết kế infographic phục vụ giảng dạy địa lí (2016), đăngtrên tạp chí Khoa học trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh đã cho thấy hiệu quả thựctiễn khi ứng dụng infogrphic vào dạy học môn Địa lí lớp11 Hoặc sinh viên Trần
Thúy Duyên có nghiên cứu đề tài Thiết kế và sử dụng infographic animation trong
dạy học địa lý 11 (2017), được in trong Kỷ yếu hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa
học trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh Điểm chung trong các nghiên cứu này chính
là đã bước đầu khẳng định kết quả kiểm nghiệm thực tế về hiệu quả sử dụnginfographic trong quá trình dạy học ở trường phổ thông
Mặc dù đã được ứng dụng tương đối hiệu quả trong bộ môn địa lý nhưng ởnội dung môn học lịch sử, infographic mới chỉ được xuất hiện trên mạng và đượcgiáo viên sử dụng một cách tự phát trong các tiết học trên lớp để thay đổi khôngkhí giờ học Trong bối cảnh thi THPT Quốc gia như hiện nay được tổ chức dướidạng thi trắc nghiệm khách quan, học sinh cần ghi nhớ nhiều nội dung kiến thức
để đáp ứng yêu cầu của bài thi Đáp ứng yêu cầu của phần đông học sinh về việchọc tập, ôn luyện và hệ thống sơ đồ hóa kiến thức trọng tâm, Công ty Ccgroup
đã mời các tác giả có tên tuổi trong nhiều bộ môn, hoàn thiện trọn bộ infographic
Trang 17chinh phục kì thi THPT Quốc gia (2018), trong đó có tác giả Nguyễn MạnhHưởng đã công phu biên soạn nhiều infographic dễ hiểu của môn Lịch sử Trên
cơ sở đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng tiếptục chủ biên 2 cuốn sách được viết dưới dạng infographic và xuất bản năm 2019
là Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra lịch sử 8 và Bí quyết tăng nhanh điểmkiểm tra lịch sử 9 Những bộ sách này đã trở thành nguồn tài liệu quan trọng hỗtrợ học sinh trong quá trình tự học và ôn luyện kiến thức
Tại nhiều trường THCS, THPT, việc học sinh hứng thú với infographic
và đặt mua các tài liệu infographic để tự ôn tập, chuẩn bị cho những kì thi Lịch
sử, đặc biệt là kì thi THPT Quốc gia hàng năm được tiến hành khá rộng rãi Tạimột số trường THPT Chuyên khác: Chuyên Lào Cai, Chuyên Bắc Ninh, ChuyênChu Văn An,… một số giáo viên trẻ cũng đã tiệm cận đến với việc sử dụnginfographic trong dạy học lịch sử, tuy nhiên mức độ còn hạn chế, bởi lẽ hầu hếtcác giáo viên chỉ sử dụng những infographic có sẵn trên mạng hoặc trong các sách
có sẵn chưa tiến hành thiết kế infographic để sử dụng vì mất nhiều thời gian vàcông sức
Như vậy, có thể thấy trên thực tế, mặc dù đã có nhiều infographic lịch sửđược thiết kế và đăng tải trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng nhưng lạichưa được ứng dụng trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nayvới tư cách như một biện pháp mới, góp phần làm đổi mới phương pháp dạy học
Sử dụng infographic trong dạy học sẽ là một phương pháp mới đầy tiềm năng khikhông chỉ đem đến tính mới lạ mà còn góp phần to lớn trong việc nâng cao hiệuquả bộ môn và gắn việc học tập với thực tiễn, đảm bảo rèn luyện, phát triển cácnăng lực thực hành cho học sinh Điều này hoàn toàn phù hợp với mục đích củanền giáo dục Việt Nam hiện nay là hình thành nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ,những người lao động tương lai của xã hội, có sức khỏe, có trí tuệ, có tâm hồntrong sáng, biết yêu thương cộng đồng, nhân loại, có ý thức công dân và có khảnăng lao động sáng tạo, nhằm đáp ứng những yêu cầu của thời kì công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế
Có thể thấy, infographic lịch sử không còn là khái niệm xa lạ, trái lại, nó còn
có thể trở thành một công cụ hỗ trợ dạy học trong thời đại mới, không chỉ nâng caohứng thú, chất lượng học tập bộ môn mà còn mở ra khả năng phát triển các nănglực của người học Tuy nhiên, việc ứng dụng infographic trong dạy học lịch sửhiện nay vẫn còn là một vấn đề mới, chưa được triển khai áp dụng rộng rãi để pháthuy hết hiệu quả của nó
Với phiếu khảo sát giành cho giáo viên, chúng tôi khảo sát với giáo viên dạylịch sử ở trường THPT chuyên bắc Giang với kết quả thu được như sau:
Trang 18Với câu hỏi: Cô hiểu như thế nào về infographic? Hầu hết các giáo viên đều
đã nhận thức đúng được bản chất của infographic là sử dụng hình ảnh để truyền tảithông tin (nội dung đáp án A và B)
Biểu đồ 1.1 Nhận thức của giáo viên về infographic
Trong đó, 75 % giáo viên hiểu chính xác khái niệm infographic là hình thức
đồ họa trực quan sử dụng hình ảnh để trình bày thông tin, dữ liệu hoặc kiến thứcthể hiện những thông tin phức tạp một cách nhanh và rõ ràng Đây là cơ sở thuậnlợi và quan trọng để đảm bảo khả năng tiến hành sử dụng infographic có hiệu quảtrên diện rộng
Điều này chứng tỏ infographic không còn là một khái niệm xa lạ, mà hoàntoàn gần gũi với các giáo viên THPT Cũng như vậy, với câu hỏi về mức độ sửdụng infographic trong dạy học, có 75 % thầy cô cho rằng thỉnh thoảng có sử dụnginfographic Con số này chứng tỏ, infographic đã được đưa vào sử dụng, tuy nhiênmức độ không thường xuyên Có thể giải thích điều này là do chưa có một hệthống infographic lịch sử đầy đủ làm nguồn tài liệu để hỗ trợ giáo viên trong quátrình giảng dạy Vì thế, việc sử dụng infographic hoàn toàn là do khả năng và sángtạo cá nhân của từng giáo viên
Biểu đồ 1.2 Mức độ sử dụng infographic của giáo viên
Trang 19Tuy chưa thực sự được phổ biến, nhưng 100% số thầy cô tham gia khảo sátđều đã có nhận thức đúng về ưu thế nổi trội của infographic trong dạy học lịch sử
ở các trường THPT Chuyên: Giúp học sinh có khả năng tổng hợp kiến thức tốthơn; tăng tính hình ảnh trong dạy học lịch sử, tăng tư duy sáng tạo cho học sinh,…
và từ đó, giúp học sinh tăng hứng thú học tập bộ môn
Bảng 1.1 Ưu thế của infographic trong dạy học lịch sử ở trường THPT
Ưu thế của infographic trong dạy học lịch sử ở trường
THPT
Kết quả Tỷ lệGiúp học sinh ghi nhớ kiến thức nhanh hơn 5 100 %Giúp học sinh có khả năng tổng hợp kiến thức tốt hơn 5 100 %
Tăng tính hình ảnh trong dạy học lịch sử 5 100 %Rèn các kĩ năng tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá 5 100 %
Tăng tư duy sáng tạo cho học sinh 5 100 %Giúp học sinh tăng hứng thú học tập bộ môn 5 100 %Phát triển năng thực hành lịch sử và CNTT 5 100 %
Cũng như vậy, các thầy cô tham gia khảo sát cũng đã đưa ra ý kiến chínhxác về các cách phân loại infographic và hình thức sử dụng hiệu quả infographictrong dạy học lịch sử
Biểu đồ 1.3 Nhận thức của giáo viên về cách phân loại infographic
Trang 20Biểu đồ 1.4 Các hình thức dạy học có sử dụng infographic trong DHLS ở trường THPT
Bảng 1.2 Những biện pháp sử dụng infographic trong dạy học lịch sử
ở trường THPT
Sử dụng infographic với những phương pháp DH và biện pháp
sư phạm trong quá trình dạy học Lịch sử ở trường THPT
Sử dụng infographic để củng cố kiến thức đã học cho học sinh 5 100%
Sử dụng infographic để kiểm tra hoạt động nhận thức của học
Trang 21Biểu đồ 1.5 Mức độ hứng thú của học sinh với việc sử dụng infographic trong dạy
học lịch sử ở trường THPT
Với câu hỏi khảo sát số 7 và số 8, giáo viên cũng đã thể hiện quan điểm rõràng của mình về thực tế sử dụng infographic với những thuận lợi và khó khănnhất định Trong đó, hầu hết các giáo viên đều đã chỉ ra khó khăn lớn nhất để thiết
kế và sử dụng infographic có hiệu quả chính là vấn đề đầu tư thời gian, công sức
để tạo ra các infographic phù hợp với các bài dạy Bởi lẽ, để có thể tạo rainfographic phù hợp, cần có thời gian và hiểu biết nhất định về cách thiết kế, sửdụng phần mềm thiết kế infographic trên máy tính
Biểu đồ 1.6 Khó khăn của giáo viên khi sử dụng infographic trong dạy học lịch sử
ở trường THPT
Trang 22Biểu đồ 1.7 Những thuận lợi khi sử dụng infographic trong dạy học lịch sử
ở trường THPT
Tuy nhiên, nếu khắc phục được các khó khăn nói trên, infographic sẽ pháthuy được những điểm mạnh của nó nếu được sử dụng trong quá trình dạy học như:Phát huy khả năng tổng hợp kiến thức của học sinh, tiết kiệm thời gian học tập,nâng cao hứng thú học tập,…
Với việc khảo sát học sinh được tiến hành trực tiếp với đối tượng là họcsinh trường THPT Chuyên Bắc Giang Có 300 học sinh đã tham gia trả lời khảosát trên tổng số hơn 1000 học sinh toàn trường Trong đó, 169 học sinh (56.3 %)
đã từng biết đến infographic Con số này chứng tỏ, infographic không phải là mộtkhái niệm xa lạ với các em Đây là một con số đáng mừng vì nó chứng tỏ rằngthực tế học sinh đã được tiếp xúc và hiểu biết ít nhiều về infographic
Biểu
đồ 1.8 Nhận thức của học sinh về infographic
Về cách thức sử dụng infographic trong tiến trình bài học, giáo viên đã sử dụng infographic với nhiều cách khác nhau: Tạo hứng thú đầu giờ học (122 phiếu chiếm 44,9%), tổ chức các hoạt động cá nhân (165 phiếu chiếm 60,7 %), tổ chức các trò chơi nhằm củng cố kiểm tra, đánh giá (115 phiếu chiếm 42,3%) hoặc giao bài tập về nhà
Bảng 1.3 Mức độ hứng thú của học sinh với các cách sử dụng
Infographic trong dạy học lịch sử ở trường THPT
Mức độ hứng thú của học sinh với các cách sử dụnginfographic trong dạy học lịch sử
Kết quả Tỷ lệ