1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo tốt nghiệp đánh giá công tác quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn thị xã cai lậy tỉnh tiền giang giai đoạn từ năm 2014 đến nay

94 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá công tác quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang giai đoạn từ năm 2014 đến nay
Tác giả Lê Huỳnh Nhân
Người hướng dẫn ThS. Trương Đỗ Thùy Linh
Trường học Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Lý Đất Đai
Thể loại Báo cáo tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 6,78 MB

Nội dung

Có thể thấyhoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính là vấn đề vô cùng cần thiết trong giaiđoạn hiện nay.Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, cùng với sự đồng ý của Khoa Quản lý

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

: : : : : :

LÊ HUỲNH NHÂN 17124115

DH17QL

2017 – 2021 Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản Quản Lý Đất Đai

-TP Hồ Chí Minh, Tháng 07 năm

Trang 2

2021-TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

LÊ HUỲNH NHÂN

“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CAI LẬY TỈNH TIỀN GIANG

GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2014 ĐẾN NAY”

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trương Đỗ Thùy Linh

Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

-TP Hồ Chí Minh, Tháng 07 năm 2021-

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Được sự đồng ý của nhà trường và sự phân công của Khoa Quản Lý đất

đai và Bất động sản, em đã thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác quản lý hồ

sơ địa chính trên địa bàn thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang giai đoạn từ năm 2014 đến nay”.

Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đếnnay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, giađình và bạn bè Để hoàn thành bài báo cáo khóa luận này

Lời đầu tiên con xin dành những lời cảm ơn sâu sắc đến cha mẹ vànhững người thân trong gia đình đã luôn yêu thương, dạy dỗ, động viên vàtạo mọi điều kiện cho con học tập, trưởng thành như ngày hôm nay

Em xin cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm thành phố

Hồ Chí Minh, Ban Chủ Nhiệm Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sảncùng toàn thể quý thầy cô đã hết lòng giảng dạy và truyền đạt cho em kiếnthức, kinh nghiệm trong suốt thời gian học tập tại trường

Với tình cảm chân thành, kính trọng em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến

cô Ths Trương Đỗ Thùy Linh, người đã truyền đạt tri thức, kinh nghiệm, tậntình quan tâm hướng dẫn, theo sát và hỗ trợ cho em trong suốt thời gian thựchiện bài tiểu luận tốt nghiệp

Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo PhòngTài Nguyên Môi Trường Chi nhánh Văn Phòng Đăng Kí Đất Đai Thị Xã CaiLậy và các anh chị trong cơ quan đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình hướngdẫn, chỉ bảo và hỗ trợ em những tài liệu cần thiết liên quan đến đề tài tốtnghiệp

Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã cố gắng để hoàn thành bài khóaluận của mình Tuy nhiên do kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chếnên không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của quýthầy cô và các bạn để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn

Tp Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 08 năm 2021 Sinh viên

Lê Huỳnh Nhân

Trang 4

TÓM TẮTSinh viên thực hiện: Lê Huỳnh Nhân, Lớp DH17QL, Khoa Quản lý đất đai và

Bất động sản, trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh

Đề tài: “Đánh giá công tác quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn thị xã Cai

Lậy, tỉnh Tiền Giang giai đoạn từ năm 2014 đến nay”

Giáo viên hướng dẫn: ThS Trương Đỗ Thùy Linh, Bộ môn Công nghệ Địa

chính, Khoa Quản lý đất đai và Bất động sản, Trường Đại học Nông Lâm TP HCM Đất đai có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong sự sinh tồn và phát triển của xãhội loài người, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, vănhóa, xã hội, quốc phòng và an ninh Trong giai đoạn hiện nay, áp lực khai thác, quản líđất đai ngày càng tăng, quản lí chặt chẽ và có hệ thống là yêu cầu được đặt ra nhằmmục đích sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên vô cùng giá trị này Mộttrong những công cụ để nhà nước thực hiện việc quản lí đất đai, nắm vững nhữngthông tin về sử dụng đất của người dân và cộng đồng chính là hệ thống hồ sơ địachính

Nghiên cứu thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền giang

ta thấy tình hình biến động về sử dụng đất tăng cao, nhu cầu đăng ký thế chấp đất đaingày càng nhiều, hàng loạt các dự án kinh tế - xã hội đã triển khai đang góp phần làmcho số lượng hồ sơ địa chính tăng nhanh chóng Mặt khác, hệ thống hồ sơ địa chínhcủa địa phương đã cũ, số lượng hồ sơ quá tải, quy trình tổ chức còn lỏng lẻo thiếuchuyên nghiệp làm giảm giá trị sử dụng của hồ sơ địa chính và ảnh hưởng tới tínhpháp lý của thông tin đất đai được trích xuất từ những hồ sơ địa chính này Xuất phát

từ thực tiễn trên, đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý hồ sơ địa chính tại huyện ThủThừa, tỉnh Long An nhằm rút ra những mặt tích cực cần phát huy và khắc phục nhữnghạn chế trong công tác quản lý hồ sơ địa chính tại địa phương

Bằng việc sử dụng các phương pháp như: Điều tra thu thập thông tin, phân tíchtổng hợp, thống kê, so sánh, chuyên gia, đề tài đã đánh giá được thực trạng công tácquản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn giai đoạn từ năm 2014 cho tới nay và đề xuất cácnhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hồ sơ địa chính cho địa phương Kết quả cho thấy, thị xã Cai Lậy đã đo đạc được 14,101,24ha diện tích cho toànhuyện với 412 tờ bản đồ địa chính cho 16 xã, phường, lập 251 quyển sổ địa chính, 62quyển sổ mục kê, 190 quyển sổ theo dõi biến động, Sổ cấp giấy chứng nhận QSDĐ 54quyển HSĐC được lưu trữ đầy đủ, đúng quy định, nhưng cần bổ sung nhân sự tậptrung để công tác lưu trữ được tốt hơn

Cuối cùng, đề tài có đưa ra một số giải pháp về quy trình quản hồ sơ địa chínhkhoa học hơn, giải pháp về nhân sự và ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý hồ

sơ địa chính, giúp phần nào xử lý nhanh các công việc, hỗ trợ công tác quản lý HSĐCđược hiệu quả hơn, tránh sai sót, thất lạc hồ sơ, góp phần tăng giá trị pháp lý củaHSĐC

Trang 5

Giấy chứng nhậnGiấy chứng nhận quyền sử dụng đấtQuyền sử dụng đất

Ủy Ban Nhân DânBản đồ địa chínhTrung tâm hành chính côngTài nguyên Môi trườngĐăng ký đất đai

Văn phòng đăng ký đất đai

Trang 6

MỤC LỤC

Trang 7

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang 8

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, đất đai cho sinh hoạt và sản xuấtluôn được đặt lên hàng đầu Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giáđối với mỗi quốc gia, là điều kiện đầu tiên và là nền tảng tự nhiên của bất kỳ một quátrình sản xuất đặc biệt là nông - lâm nghiệp Đất đai còn là thành phần quan trọng củamôi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế,văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh Trước tình hình phát triển của đất nước hiệnnay, để quản lý đất đai hiệu quả, thống nhất thì cần có hệ thống quản lý đất đai điện tử,hiện đại dựa trên ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến, hệ thống quản lý thốngnhất và tập trung Và một trong các công cụ để Nhà nước và các cấp chính quyền thựchiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai hiệu quả đó chính là hồ sơ địa chính

Kết quả của quá trình quản lý nhà nước về đất đai được phản ánh thông qua hệthống hồ sơ địa chính Theo đó, hồ sơ địa chính là hệ thống tài liệu, số liệu,bản đồ, sổsách, chứa các thông tin về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội và pháp lý, sử dụng cácthửa đất, tài sản gắn liền với đất phục vụ quản lý Nhà nước về đất đai Hồ sơ địa chínhđóng một vai trò quan trọng trong công tác quản lý đất đai, khi nhìn vào hồ sơ điạchính ta có thể thấy được mọi thông tin về đất đai, phản ánh chi tiết đến từng thửa đấttheo đơn vị hành chính cấp xã qua nhiều thời kỳ, bằng nhiều phương pháp khác nhau

Từ đó, tạo điều kiện cho việc sử dụng và quản lý đất đai được đầy đủ, hợp lý và hiệuquả hơn

Thị xã Cai Lậy nằm ở phía tây tỉnh Tiền Giang, cách thành phố Mỹ Tho khoảng

30 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 90 km Thị xã Cai Lậy có diện tích14.018,95 ha và dân số là 123.775 người Thị xã Cai Lậy có 16 đơn vị hành chính gồm

6 phường và 10 xã Trong những năm vừa qua tình hình kinh tế trên địa bàn xã LongKhánh có những bước phát triển tương đối nhanh chóng Nhu cầu về đất đai của ngườidân ngày càng một tăng cao Các giao dịch về đất đai, bất động sản diễn ra với tần suấtlớn do đó các dữ liệu về hồ sơ địa chính cần phải được lưu trữ, cập nhật, bổ sung mộtcách chính xác và kịp thời Việc lưu trữ quản lí và khai thác hồ sơ địa chính của các xã,phường luôn là vấn đề được chính quyền thị xã Cai Lậy chú trọng quan tâm

Tuy nhiên, công tác quản lí, lưu trữ hồ sơ địa chính trên địa bàn thị xã Cai Lậynói riêng và tỉnh Tiền Giang nói chung gặp một số khó khăn thách thức như: Khốilượng dữ liệu cần xử lí lớn, có giá trị kinh tế cao, dữ liệu đất đai biến động hàng ngày

do nhu cầu thực tế và tốc độ đô thị hóa cao nhưng việc cập nhật, chỉnh lí chưa đượcthực hiện kịp thời, nhu cầu tiếp cận và khai thác thông tin về đất đai của cá nhân, tổ

Trang 11

chức rất lớn, điều kiện trang thiết bị và cơ cấu nhân sự còn nhiều hạn chế Có thể thấyhoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính là vấn đề vô cùng cần thiết trong giaiđoạn hiện nay.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, cùng với sự đồng ý của Khoa Quản lý đất đai

và bất động sản, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác quản lý hồ sơ địa

chính trên địa bàn thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang giai đoạn từ năm 2014 đến nay” nhằm đánh giá thực trạng hồ sơ địa chính qua các thời kỳ, từ đó rút ra được

những ưu nhược điểm mà địa phương gặp phải, sau đó sẽ đề xuất các giải pháp giúpđịa phương thực hiện tốt công tác quản lý hồ sơ địa chính, góp phần tăng giá trị pháp

lý của HSĐC

 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn thị xãCai Lậy tỉnh Tiền Giang Trên cơ sở đó, rút ra những mặt tích cực cần phát huy vànhững mặt hạn chế cần khắc phục trong công tác quản lý hồ sơ địa chính của huyện

Từ đó, đề xuất ra các giải pháp hữu ích giúp công tác quản lý hồ sơ địa chính được tốthơn, góp phần giúp Nhà nước quản lý thực hiện tốt công tác Quản lý Nhà nước về đấtđai, nâng cao hiệu xuất sử dụng quỹ đất vốn có, tạo tiền đề phát triển kinh tế bền vững,góp phần nâng cao ngân sách Nhà nước

 Đối tượng nghiên cứu

- Tài liệu, tư liệu, dữ liệu hồ sơ địa chính của thị xã Cai Lậy tỉnh Tiền Giang.

- Hệ thống hồ sơ địa chính bao gồm: tài liệu điều tra đo đạc địa chính, sổ bộ địa

chính, bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai vàcác giấy tờ khác có liên quan

- Quy trình, quy định quản lý hồ sơ địa chính tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất

đai thị xã Cai Lậy tỉnh Tiền Giang

- Hệ thống phần mềm hỗ trợ quá trình hiện đại hóa hệ thống quản lý hồ sơ địa

chính tại địa phương

 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý Hồ sơ địa chính tại chi

nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

- Phạm vi thời gian: từ năm 2014 đến nay.

Trang 12

PHẦN I: TỔNG QUAN

I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

I.1.1 Cơ sở khoa học

I.1.1.1 Một số khái niệm có liên quan

Đất đai: là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính

(loại đất, độ dày, độ dốc, tầng đất mịn, độ ẩm, ) tương đối ổn định hoặc thay đổinhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất tronghiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên , kinh tế xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu,địa hình, địa mạo, địa chất, thủy văn, động vật, thực vật và hoạt động sản xuất của conngười Với mỗi thửa đất vùng đất riêng, đất đai có đặc điểm khác nhau mang vai tròkhác nhau như nơi xây dựng nhà ở công trình, nơi sản xuất kinh tế, nơi diễn ra cáchoạt động của con người,…

Quản lý đất đai : Quản lý đất đai là quá trình sử dụng và phát triển đất trong khu

vực nông thôn hoặc thành thị Các hoạt động sử dụng tài nguyên đất nhằm phục vụnhiều mục đích khác nhau Nếu quá trình quản lý đất đai không tốt, kém hiệu quả sẽrất dễ dấn đến việc sử dụng sai mục đích hoặc bị khai thác quá mức, ảnh hưởngnghiêm trọng đến môi trường Thậm chí làm suy giảm năng xuất và phá vỡ trạng tháicân bằng tự nhiên

Đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất lần đầu: Là việc thực hiện thủ tục

lần đầu để ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tàisản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địachính

Đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất: Là việc thực hiện thủ

tục để ghi nhận sự thay đổi về một hoặc một số thông tin đã đăng ký vào hồ sơ địachính theo quy định của pháp luật

Cơ sở dữ liệu đất đai: là tập hợp thông tin có cấu trúc của kết quả đo đạc, lập

bản đồ địa chính; đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; thống kê, kiểm kê đấtđai; lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất; giá đất và bản đồ giá đất; điều tra cơ bản vềđất đai; thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; các vănbản quy phạm pháp luật về đất đai

Cơ sở dữ liệu địa chính: là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa

chính( gồm dữ liệu không gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính và các dữ liệukhác có liên quan) được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác quản lý và cập nhậtthường xuyên bằng phương tiện điện tử Cơ sở dữ liệu địa chính là thành phần cơ bản

Trang 13

của cơ sở dữ liệu đất đai, làm cơ sở để xây dựng và định vị không gian các cơ sở dữliệu thành phần khác.

I.1.1.2 Kê khai đăng ký đất đai ban đầu và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

1 Khái niệm

Đăng kí đất đai là thủ tục hành chính thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ và cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập mốiquan hệ pháp lý đầy đủ giữa nhà nước và người sử dụng đất, làm cơ sở để nhà nướcquản lý chặt chẽ đất đai theo pháp luật và bảo về quyền lợi hợp pháp của người sửdụng đất

Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu là việc thực hiện thủ tục lần

đầu để ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sảnkhác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính

2 Đối tượng đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài

+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

- Người người giao để quản lý

+ Người đứng đầu tổ chức

+ Chủ tịch UBND cấp xã

+ Chủ tịch UBND cấp tỉnh

+ Người đại diện cộng đồng dân cư

3 Trình tự thủ tục đăng kí đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

- Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký

- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở

nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đề nghị đăng ký đất đai, tài sản gắn liềnvới đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện

Trang 14

+Xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợpkhông có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định43/NĐ-CP thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sửdụng đất, sự phù hợp với quy hoạch

+ Xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký;trường hợp không có giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định43/2014/NĐ-CP thì xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản; đối với nhà ở,công trình xây dựng thì xác nhận thời điểm tạo lập tài sản

+ Trường hợp chưa có bản đồ địa chính, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báocho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bảntrích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có)

+ Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạngtranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã

- Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau:

+ Gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kếtquả theo quy định

+ Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa

+ Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất

+ Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa

+ Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địachính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có)

+ Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì gửi số liệu địa chính đến cơquan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính

- Cơ quan Tài nguyên và Môi trường thực hiện các công việc sau:

+ Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

+ Trường hợp thuê đất thì trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký quyếtđịnh cho thuê đất

+ Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai

+ Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật

mà nay có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tàisản khác gắn liền với đất thì nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận

Trang 15

I.1.1.3 Kê khai đăng ký biến động đất đai

1 Khái niệm

Biến động đất đai là quá trình sử dụng của người sử dụng đất làm thay đổi

thông tin về hình thể, kích thước, diện tích, mục đích sử dụng đất sau khi xét duyệt cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất lập hồ sơ địa chính ban đầu

Kê khai đăng kí biến động đất đai được thực hiện ở những địa phương đã

hoàn thành đăng kí đất đai ban đầu cho mọi trường hợp có nhu cầu thay đổi nội dungcủa hồ sơ địa chính đã thiết lập Đăng ký biến động đất đai là hoạt động thường xuyêncủa cơ quan hành chính Nhà nước mà trực tiếp là ngành Tài nguyên Môi trường nhằmcập nhật những thông tin về đất đai để đảm bảo cho hệ thống hồ sơ địa chính luônphản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất, là cơ sở để Nhà nước phân tích hiện tượng kinh

tế, xã hội nảy sinh trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai

2 Các hình thức biến động đất đai

- Biến động về quyền sử dụng đất: là biến động do chuyển đổi, chuyển nhượng,

cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyển sử dụng đất

- Biến động do chuyển mục đích sử dụng đất, thay đổi thời hạn sử dụng đất.

- Biến động do thay đổi hình thể thửa đất.

- Biến động do chia tách quyền sử dụng đất của hộ gia đình, thay đổi tên chủ sử

dụng

- Biến động do thế chấp, bảo lãnh, góp vốn quyền sử dụng đất.

- Biến động do thay đổi những hạn chế về quyền của người sử dụng đất.

- Chuyển đổi hình thức từ thuê đất sang hình thức Nhà nước giao đất có thu tiền sử

dụng đất

-Cấp lại, cấp đổi GCNQSDĐ

3 Đăng ký biến động đất đai phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Thủ tục đăng ký biến động chỉ được thực hiện đối với những người sử dụng đất

được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật

- Những trường hợp đã được biến động kể từ sau khi được cấp giấy thì phải làm

thủ tục để đăng ký biến động

- Đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính được tổ chức thực hiện theo các chế

độ sau:

+ Tổ chức đăng ký biến động, chỉnh lý biến động thường xuyên

+ Định kỳ 05 năm một lần, các địa phương phải thực hiện tổng kiểm tra tìnhhình biến động đất đai

+ Các cơ quan đăng ký biến động có trách nhiệm cung cấp dịch vụ và hướng dẫn

Trang 16

+ Hồ sơ chuyển đổi chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấpquyền sử dụng đất và đăng ký biến động đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của cấpnào được quản lý ở cơ quan Địa chính cấp đó trong thời gian không quá 12 tháng; sau

đó phải chuyển về trung tâm lưu trữ Địa chính để lưu trữ

I.1.1.4 Hồ sơ địa chính

1 Khái niệm

Hồ sơ địa chính là hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách… chứa đựng

những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội, pháp lý của đất đaiđược thiết lập trong quá trình đo đạc thành lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai banđầu, đăng ký biến động đất đai, cấp chứng nhận quyền sử dụng đất Hồ sơ địa chínhcung cấp những thông tin cần thiết để Nhà nước thực hiện chức năng của mình đối vớiđất đai với tư cách là chủ sở hữu Hồ sơ địa chính gồm hai dạng là dạng giấy và dạngsố

Hồ sơ địa chính dạng giấy là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện

trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền vớiđất để phụ vụ yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổchức, cá nhân có liên quan

Hồ sơ địa chính dạng số là hệ thống thông tin được lập trên máy tính chứa

toàn bộ thông tin về nội dung như: bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ địa chính,

sổ theo dõi biến động đất đai

2 Thành phần Hồ sơ địa chính

a Địa phương đã xây dựng,vận hành cơ sở dữ liệu địa chính: Hồ sơ địa chính

được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sơ dữ liệu đất đai, gồm có các tài liệu sau:

- Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai;

- Sổ địa chính;

- Bản lưu giấy chứng nhận dạng số.

b Địa phương chưa xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính: Hồ sơ địa

chính được lập dưới dạng giấy hoặc dạng số (nếu có) gồm có các tài liệu sau:

-Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai lậpdưới dạng giấy hoặc dạng số;

-Sổ địa chính được lập dưới dạng giấy hoặc dạng số;

-Bản lưu giấy chứng nhận được lập dưới dạng giấy hoặc dạng số;

-Sổ theo dõi biến động đất đai được lập dưới dạng giấy

3 Quy trình thành lập Hồ sơ địa chính

a Nguyên tắc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính

Trang 17

- Hồ sơ địa chính được lập theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn

- Việc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính phải theo đúng trình tự, thủ tục hànhchính theo quy định của pháp luật đất đai

- Nội dung thông tin trong hồ sơ địa chính phải bảo đảm thống nhất với Giấychứng nhận được cấp (nếu có) và phù hợp với hiện trạng quản lý, sử dụng đất

b Lập bản đồ địa chính và Sổ mục kê đất đai

Theo Điều 4 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tàinguyên và Môi trường Quy định về hồ sơ địa chính :

- Bản đồ địa chính là thành phần của hồ sơ địa chính; thể hiện vị trí, ranh giới,diện tích các thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; được lập

để đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận và các nội dung khác của quản lý nhà nước

về đất đai

- Sổ mục kê đất đai là sản phẩm của việc điều tra, đo đạc địa chính, để tổng hợpcác thông tin thuộc tính của thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửađất gồm: Số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, diện tích, loại đất, tên người sử dụng đất

và người được giao quản lý đất để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai

- Bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được lập dưới dạng số và được lưu giữtrong cơ sở dữ liệu địa chính để sử dụng cho quản lý đất đai ở các cấp; được in ra giấy

để sử dụng ở những nơi chưa hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính hoặcchưa có điều kiện để khai thác sử dụng bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai dạng số

- Việc đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được thực hiệntheo quy định về bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Trường hợp chưa đo đạc lập bản đồ địa chính thì được sử dụng các loại tài liệu

đo đạc khác để thực hiện đăng ký đất đai theo quy định như sau:

+ Nơi có bản đồ giải thửa thì phải kiểm tra, đo đạc chỉnh lý biến động ranh giớithửa đất, loại đất cho phù hợp hiện trạng sử dụng và quy định về loại đất, loại đốitượng sử dụng đất theo Thông tư này để sử dụng

+ Nơi có bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểmdân cư nông thôn thì phải kiểm tra, chỉnh lý cho phù hợp hiện trạng sử dụng đất vàbiên tập lại nội dung theo quy định về bản đồ địa chính để sử dụng

+ Trường hợp không có bản đồ giải thửa hoặc bản đồ quy hoạch xây dựng chitiết thì thực hiện trích đo địa chính để sử dụng theo quy định về bản đồ địa chính của

Bộ Tài nguyên và Môi trường

c Lập sổ địa chính: Sổ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về

tình trạng và hiện trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền

Trang 18

với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổchức, cá nhân có liên quan.

- Sổ địa chính được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi người sửdụng đất và các thông tin về sử dụng đất của người đó

- Sổ địa chính được lập để ghi nhận kết quả đăng ký, làm cơ sở để xác định tìnhtrạng pháp lý và giám sát, bảo hộ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sởhữu tài sản gắn liền với đất, người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định củapháp luật đất đai

- Nội dung sổ địa chính bao gồm các dữ liệu sau:

+ Dữ liệu về số hiệu, địa chỉ, diện tích của thửa đất hoặc đối tượng chiếm đấtkhông tạo thành thửa đất;

+ Dữ liệu về người sử dụng đất, người được Nhà nước giao quản lý đất;

+ Dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất;

+ Dữ liệu về tài sản gắn liền với đất (gồm cả dữ liệu về chủ sở hữu tài sản gắnliền với đất);

+ Dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liềnvới đất, quyền quản lý đất;

+ Dữ liệu về sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền vớiđất

Sổ địa chính được lập ở dạng số, được Thủ trưởng cơ quan đăng ký đất đai kýduyệt bằng chữ ký điện tử theo quy định và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu địa chínhtheo Mẫu số 01/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT

Địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và chưa có điều kiện lập sổđịa chính dạng số theo quy định tại Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì tiếp tục cập nhậtvào sổ địa chính dạng giấy đang sử dụng theo quy định tại Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trườnghướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính; nội dung thông tin ghi vào sổtheo hướng dẫn sửa đổi, bổ sung tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư24/2014/TT-BTNMT

d Lập sổ cấp giấy chứng nhận: Giúp UBND cấp có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ

theo dõi việc xét duyệt cấp GCN đến từng chủ sử dụng đất Sổ được lập trên cơ sở thứ

tự của GCNQSDĐ đã cấp vào sổ và lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn

Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, huyện chịu trách nhiệm lập và bảo quản sổ cấp GCNcho đối tượng thuộc thẩm quyền

- Nội dung sổ cấp giấy chứng nhân bao gồm các dữ liệu sau:

+ Mã số: Số seri phát hành, số vào sổ

Trang 19

+ Thông tin chủ sử dụng

+ Thông tin về thửa đất

+ Ngày ký, ngày giao trả

e Lập sổ theo dõi biến động đất đai: Sổ theo dõi biến động đất đai đươc lập ở cấp

xã để theo dõi tình hình đăng kí biến động trong quá trình sử dụng đất và làm cơ sởphục vụ thông kê kiểm kê đất đai hằng năm

- Nội dung Sổ theo dõi biến động bao gồm các dữ liệu sau:

+ Tên và địa chỉ của người đăng kí biến động, thời điểm đăng kí biến động, nộidung biến động về sử dụng phải cập nhật trong quá trình sử dụng

+ Sổ theo dõi biến động đất đai được lập theo đơn vị hành chính cấp xã, doVPDKĐĐ và cán bộ địa chính xã lập

f Bản lưu giấy chứng nhận: Trong Quản lý hồ sơ địa chính, GCN được lưu trữ

dưới dạng Bản lưu giấy chứng nhận phục vụ cho quá trình quản lý, sử dụng sau này.Bản lưu Giấy chứng nhận dạng số được quét từ bản gốc Giấy chứng nhận trước khitrao cho người sử dụng đất để lưu trong cơ sở dữ liệu địa chính

-Địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì lập hệ thống bản lưu Giấychứng nhận ở dạng giấy, bao gồm:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản màu trắng) được cơ quan có thẩmquyền ký để lưu

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (bản màu xanh)được cơ quan có thẩm quyền ký để lưu

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất

-Khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính mà chưa quét bản gốc Giấy chứng nhận thìquét bản lưu Giấy chứng nhận quy định; khi thực hiện đăng ký biến động thì quét bảngốc Giấy chứng nhận để thay thế

4 Hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất

-Hồ sơ thủ tục đăng ký được tập hợp để lưu trữ và tra cứu khi cần thiết bao gồm: + Các giấy tờ do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp khiđăng ký lần đầu và đăng ký biến động;

+ Các giấy tờ do các cơ quan có thẩm quyền lập trong quá trình thực hiện cáccông việc của thủ tục: Kiểm tra hồ sơ; công khai hồ sơ và thẩm tra, xác minh theo ýkiến phản ánh đối với nội dung công khai (đối với trường hợp đăng ký lần đầu); xácđịnh và thu nghĩa vụ tài chính liên quan đến đăng ký lần đầu và đăng ký biến độngtheo quy định

Trang 20

-Hồ sơ thủ tục đăng ký ở dạng giấy được tập hợp thành hồ sơ thủ tục đăng ký chotừng thửa đất (kể cả hồ sơ đăng ký tài sản gắn liền với đất của chủ sở hữu không đồngthời là người sử dụng đất), từng căn hộ chung cư

+ Trường hợp đăng ký lần đầu mà người sử dụng đất đề nghị cấp chung mộtGiấy chứng nhận cho nhiều thửa đất theo quy định thì lập một hồ sơ thủ tục đăng kýchung cho các thửa đất đó

+ Trường hợp đăng ký chung cho nhiều thửa đất mà không cấp Giấy chứng nhậnthì lập một hồ sơ thủ tục đăng ký chung cho các thửa đất đó

+ Trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký biến động mà chia tách thửa để tạothành nhiều thửa đất mới thì lập riêng hồ sơ thủ tục đăng ký cho từng thửa đất mớitách

+ Trường hợp đăng ký hợp thửa đất thì lập hồ sơ thủ tục đăng ký cho thửa đấtmới hợp trên cơ sở hợp nhất các hồ sơ thủ tục đăng ký của các thửa đất trước khi hợpthửa

-Địa phương đã triển khai thực hiện đăng ký điện tử thì hồ sơ thủ tục đăng ký nàyđược lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai

-Địa phương đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai nhưng chưa thực hiện việc tiếpnhận hồ sơ đăng ký dạng số thì các giấy tờ do các cơ quan có thẩm quyền lập trongquá trình thực hiện được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai

-Địa phương xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên cơ sở số hóa hồ sơ địa chính dạnggiấy thì thực hiện quét, lưu trong cơ sở dữ liệu địa chính đối với các giấy tờ sau đây: + Giấy tờ pháp lý về nguồn gốc và sự thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữutài sản gắn liền với đất gồm quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sửdụng đất, gia hạn sử dụng đất; quyết định giao quản lý đất hoặc giấy tờ pháp lý khác(quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐCP);Giấy tờ pháp lý về nguồn gốc sở hữu tài sản gắn liền với đất (quy định tại các Điều 31,

32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP); Hợp đồng hoặc văn bản về chuyểnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của phápluật;Văn bản về việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai; Hợp đồng hoặc vănbản thỏa thuận về quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề; Giấy chứng nhận cũ đã cấpđối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận;

Trang 21

+ Nhóm dữ liệu về thửa đất

+ Nhóm dữ liệu về đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất

+ Nhóm dữ liệu về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, ngườiquản lý đất

+ Nhóm dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất

+ Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất

+ Nhóm dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu về tài sảngắn liền với đất

+ Nhóm dữ liệu về sự thay đổi trong quá trình sử dụng và sở hữu tài sản gắn liềnvới đất

6 Quản lý, bảo quản và lưu trữ Hồ sơ địa chính

a Quản lý hồ sơ địa chính dạng số

Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnhchịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương;

Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xây dựng cơ sở dữ liệu địachính mà chưa kết nối với cơ sở dữ liệu địa chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sửdụng đất cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của địa phương

b Quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy

-Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnhquản lý các tài liệu gồm:

+ Bản lưu Giấy chứng nhận; sổ cấp Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôngiáo, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài

có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu

Trang 22

-Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụngđất cấp huyện quản lý các tài liệu gồm:

+ Bản lưu Giấy chứng nhận; sổ cấp Giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cánhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tạiViệt Nam

+ Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký của các đối tượng thuộc thẩm quyền tiếp nhận,thực hiện đăng ký đất đai

+ Bản đồ địa chính và các loại bản đồ, tài liệu đo đạc khác sử dụng trong đăng

ký, cấp Giấy chứng nhận

+ Sổ địa chính được lập cho các đối tượng thuộc thẩm quyền đăng ký và sổ mục

kê đất đai đang sử dụng trong quản lý đất đai đối với nơi chưa xây dựng cơ sở dữ liệuđịa chính

-Ủy ban nhân dân cấp xã (trực tiếp là công chức địa chính) quản lý bản sao bản đồđịa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ tiếp nhận và trả kết quả đăng ký, cấpGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất đối với các trường hợp nộp hồ sơ đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã

-Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhândân cấp xã chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cho việc bảo quản hồ sơ địa chínhthuộc thẩm quyền quản lý của địa phương theo phân cấp

7 Trách nhiệm lập, cập nhật, chỉnh lý Hồ sơ địa chính

a Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

-Tổ chức thực hiện việc đo đạc lập bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai

-Chỉ đạo thực hiện chỉnh lý, cập nhật biến động bản đồ địa chính, sổ mục kê đấtđai; lập, cập nhật và chỉnh lý biến động thường xuyên sổ địa chính và các tài liệu kháccủa hồ sơ địa chính ở địa phương

b Văn phòng đăng ký đất đai chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

-Thực hiện chỉnh lý biến động thường xuyên đối với bản đồ địa chính, sổ mục kêđất đai;

-Tổ chức lập, cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính ;

-Cung cấp bản sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai (dạng số hoặcdạng giấy) cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

c Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai

-Thực hiện đối với các đối tượng sử dụng đất, được Nhà nước giao quản lý đất, sởhữu tài sản gắn liền với đất thuộc thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký

Trang 23

-Thực hiện chỉnh lý biến động thường xuyên đối với bản đồ địa chính, sổ mục kêđất đai

-Tổ chức lập, cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa

-Cung cấp bản sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai (dạng số hoặcdạng giấy) cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

d Ủy ban nhân dân cấp xã: cập nhật, chỉnh lý bản sao tài liệu đo đạc địa chính, sổ

địa chính, sổ mục kê đất đai đang quản lý để sử dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý đấtđai ở địa phương

e Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính

-Hồ sơ địa chính làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất,chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhànước giao quản lý đất theo qui định của pháp luật đất đai

-Hồ sơ địa chính dạng giấy, dạng số (khi được bộ TNMT điều chỉnh nghiệm thuthì mới có giá trị pháp lý) đều có giá trị pháp lý như nhau

-Trường hợp không có sự thống nhất thông tin giữa các tài liệu của hồ sơ địachính thì phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu các tài liệu trong hồ sơ địa chính và hồ sơthủ tục đăng ký để xác định thông tin có giá trị pháp lý làm cơ sở chỉnh lý thống nhất

• Các thông tin về đường ranh giới, diện tích của thửa đất được xác định theobản đồ địa chính mới; trường hợp đường ranh giới thực tế của thửa đất trên bản đồ địachính mới đã có biến động so với ranh giới thể hiện trên GCN đã cấp thì thông tinpháp lý về đường ranh giới và diện tích sử dụng đất được xác định theo GCN đã cấp

I.1.2 Cơ sở pháp lý

- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

- Luật đất đai số 45/2013/QH13 năm 2013 được Quốc hội Khóa XIII thông qua

ngày 29 tháng 11 năm 2013 và có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 7 năm 2014

Trang 24

- Luật nhà ở năm 2014 ngày ngày 25 tháng 11 năm 2014;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định Chính Phủ

quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai

- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa

đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai

- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ tài nguyên

môi trường quy đinh về quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và sở hữu tài sản gắnliền với đất

- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ tài nguyên

môi trường quy đinh về hồ sơ địa chính Thông tư này thay thế Thông tư số09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môitrường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính

- Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ tài nguyên

môi trường quy định về Bản đồ địa chính

- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiệntrạng sử dụng đất;

- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT Ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồiđất

- Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường Quy định Chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định

số 44/2014/ NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ;

- Thông tư số 75/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai

- Thông tư liên tịch số 88/2016/TTLT-BTC-BTNMT ngày 22/06/2016 của Bộ

trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ vàtrình tự, thủ tục tiếp nhận và luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đaicủa người sử dụng đất;

- Thông tư số 46/2016/TT-BTNMT ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài

nguyên và Môi Trường quy định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên ngành tàinguyên và môi trường

- Thông tư số 05/2017/TT-BTNMT ngày 25 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

Trang 25

I.1.3 Cơ sở thực tiễn

Hồ sơ địa chính trên địa bàn thị xã Cai Lậy đóng vai trò rất quan trọng đối vớicông tác quản lý đất đai của các cấp đơn vị hành chính Các thông tin trong hồ sơ địachính phục vụ trực tiếp cho công tác thống kê, kiểm kê đất đai, là cơ sở xác địnhnguồn gốc và tình trạng pháp lý của thửa đất phục vụ cho việc cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất và cập nhật chỉnh lý biến động đất đai Ngoài ra, hồ sơ địa chínhcòn phục vụ đắc lực cho công tác giao đất, cho thuê đất và cung cấp thông tin sử dụngđất cho thanh tra đất đai, giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai

Thị xã Cai Lậy là địa bàn có tốc độ đô thị hóa cao, tình hình kinh tế, văn hóa

-xã hội trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, diện mạo nông thôn ngày thêm khởisắc và đô thị theo hướng văn minh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từngbước được nâng lên, cơ cấu kinh tế đang từng bước chuyển đổi từ nông nghiệp sangcông nghiệp – dịch vụ Các giao dịch về đất đai và bất động sản diễn ra liên tục làmgia tăng nhanh chóng số lượng hồ sơ địa chính cần quản lý Nội dung của hồ sơ địachính cần phải được thể hiện đầy đủ, chính xác và kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầuquản lí về đất đai Chính quyền thị xã Cai Lậy trong nhiều năm qua đã chú trọng quantâm chỉ đạo, thực hiện các công tác về đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất Qua đó cho thấy, quản lý hồ sơ địa chính là công tác đặc biệt quan trọng đóngvai trò quyết định trong thực hiện quản lý đất đai tại địa phương

Tuy nhiên, tình hình lưu trữ hồ sơ địa chính trên địa bàn chưa đảm bảo yêu cầutheo quy định Hệ thống quản lý qua nhiều thời kỳ không đảm bảo tiến độ phát triển,

hệ thống sổ bộ cũ kỹ chất lượng không cao, thông tin biến động được chỉnh lý thủcông còn nhiều sai sót bất cập Lực lượng cán bộ tại địa phương còn mỏng, công táccập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính do thiếu nhân lực nên chỉnh lý còn chậm so với quyđịnh Vì vậy, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính là vô cùng cần thiếttrong giai đoạn hiện nay

Với mục tiêu hoàn thiện một hệ thống hồ sơ địa chính hiện đại, đề tài đánh giáthực trạng và đưa ra những đề xuất giúp cho việc cập nhật, quản lý lưu trữ được nhanhgọn đồng thời giúp hệ thống thông tin hồ sơ địa chính tại thị xã Cai Lậy được đơn giảnhóa, khoa học và đầy đủ yếu tố công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước

về đất đai

Trang 26

I.2 Khái quát về địa bàn nghiên cứu

I.2.1 Vị trí địa lý

Thị xã Cai Lậy nằm về phía Tây tỉnh Tiền Giang, cách thành phố Mỹ Tho

khoảng 28km về phía Tây và cách thành phố Cần Thơ khoảng 65km về phía Đông

- Phía Đông: Giáp huyện Châu Thành

- Phía Tây: Giáp huyện Cai Lậy

- Phía Nam: Giáp huyện Cai Lậy

Trang 27

- Phía Bắc: Giáp huyện Tân Phước

Về cơ cấu hành chính thị xã Cai Lậy có 6 phường (1,2,3,4,5, Nhị Mỹ) và 10 xã(Phú Quý, Tân Bình, Thanh Hòa, Tân Hội, Long Khánh, Mỹ Hạnh Đông, Mỹ PhướcTây, Mỹ Hạnh Trung, Tân Phú, Nhị Quý) Tổng diện tích tự nhiên là 14.101,24 ha, dân

số năm 2019 là 125.742 người, mật độ dân số bình quân 892 người/km2

Thị xã Cai Lậy là đô thị trung tâm vùng kinh tế - đô thị phía Tây tỉnh TiềnGiang, là một trong các trung tâm trung chuyển quan trọng có tác động đến địa bànhuyện Cai Lậy, huyện Cái Bè hướng về thành phố Mỹ Tho, thành phố Hồ Chí Minh,đồng thời cũng là đô thị tiếp nhận các luồng giao lưu từ huyện Tân Phước và một sốhuyện vùng Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Long An, Đồng Tháp từ tuyến ĐT 865 – kênhNguyễn Văn Tiếp (kênh Tháp Mười số 2) hoặc hướng ra Quốc lộ 1 (theo tuyến ĐT 868

- Địa hình thấp: cao độ < 0,8m, diện tích khoảng trên 9.000 ha, chiếm 64% diện

tích đất tự nhiên, tập trung phía Bắc và Đông Bắc, tiếp giáp với huyện Tân Phước

- Địa hình trung bình: cao độ từ 0,8 đến 1,0 m, phân bổ trên phần lớn diện tích

của địa bàn với khoảng 3.700 ha, chiếm 27% diện tích tự nhiên

- Địa hình cao: cao độ > 1,0 m, diện tích trên 1.300 ha, chiếm 16% diện tích tự

nhiên, tập trung dọc theo khu vực giồng cát phía Đông

2 Về khí hậu

Thị xã Cai Lậy chịu ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩmvới các đặc điểm: nền nhiệt dồi dào, biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ; các chỉ tiêu khí hậu(quang năng, vũ lượng, gió, bốc hơi, ẩm độ không khí ) phân hóa thành hai mùa rõrệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với gió mùa Tây Nam và mùa khô từ tháng

12 đến tháng 4 trùng với gió mùa Đông Bắc

Chế độ nắng: Trên địa bàn thuộc loại có tổng số giờ nắng cao nhất vùng đồngbằng sông Cửu Long do nằm ở vùng vĩ độ thấp của vùng nhiệt đới, mặt trời chiếu sangquanh năm Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 3 (298 giờ) và tháng có số giờnắng thấp nhất là tháng 9 (165 giờ) Mùa khô số giờ nắng trung bình vào khoảng 10giờ/ngày; mùa mưa số giờ nắng trung bình vào khoảng 5,5 giờ/ngày

Lượng mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm 1.219mm và phân bố ít dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông

Trang 28

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 27,9oC, nhiệt độ bình quân caonhất từ 28 -30oC, nhiệt độ bình quân thấp nhất từ 23 - 25oC.

Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình 79,2%, mùa mưa độ ẩm cao là 86%, mùa khô ẩm độ thấp là 71%

Gió: Trên địa bàn thuộc chế độ gió mùa, phân ra thành 2 mùa rõ rệt: gió mùa Tây Nam xảy ra vào mùa mưa và gió mùa Đông Bắc xảy ra vào mùa khô Tốc độ gió trung bình từ 2,4 – 3,8 m/s; từ tháng 4 đến tháng 11 gió mùa Đông Bắc thịnh hành,

thổi cùng hướng với các cửa sông, làm gia tăng tác động thủy triều được gọi là gió

chướng

3 Thủy văn

Chế độ thủy văn trong vùng chịu ảnh hưởng của lượng nước thượng nguồnsông Tiền, chế độ bán nhật triều biển Đông và chịu ảnh hưởng lũ từ tháng 8 đến tháng

11 hằng năm Trường cường và lũ tác động đến hệ thống thủy văn địa bàn thông qua

hệ thống kênh rajch chằn chịt với các tuyến trục chính như: sông Ba Rài, hệ thống cáckênh ngang, hệ thống các kênh dọc, hệ thống các sông rạch tự nhiên

4 Tài nguyên thiên nhiên

a) Tài nguyên đất

- Nhóm đất phù sa: Đất phù sa đã phát triển có tầng loang lỗ đỏ vàng: diện tích

6.363,53 ha, chiếm 45,13% tổng diện tích tự nhiên, được phân bố chủ yếu ở xã: TânBình, Mỹ Phước Tây, Mỹ Hạnh Trung, Mỹ Hạnh Đông, Tân Hội và phường Nhị Mỹ

- Nhóm đất phèn: Diện tích 432,73 ha, chiếm 3,07% diện tích tự nhiên Phân bố

tập trung ở xã Mỹ Phước Tây

+ Đất phèn tiềm tàng nông: Diện tích 46,14 ha, chiếm 0,33% tổng diện tích tựnhiên, được phân bố chủ yếu ở xã Mỹ Phước Tây

+ Đất phèn tiềm tàng sâu: Diện tích 220,30 ha, chiếm 1,56% tổng diện tích tựnhiên, được phân bố chủ yếu ở xã Mỹ Phước Tây

+ Đất phèn hoạt động sâu: Diện tích 166,29 ha, chiếm 1,18% tổng diện tich tựnhiên, được phân bố chủ yếu ở các xã Mỹ Phước Tây

- Nhóm đất cát: Đất cát giồng đã phân hóa phẫu diện có diện tích 486,80 ha,

chiếm 3,45% tổng diện tích tự nhiên, được phân bố trên địa bàn xã Nhị Quý, Phú Quý,Tân Hội, và phường Nhị Mỹ, phường 3, phường 4

- Nhóm đất nhân tác và các đất lập líp: Diện tích 6.137,38 ha, chiếm 43,52% tổng

diện tích tự nhiên Đây là loại đất phổ biến nhất trên địa bàn thị xã Cai Lậy

+ Đất phèn lập líp: Diện tích 221,93 ha, chiếm 1,57% tổng diện tích tự nhiên,được phân bố chủ yếu ở xã Mỹ Phước Tây

Trang 29

+ Đất phù sa lập líp, ảnh hưởng phù sa mới: Diện tích 32,18 ha, chiếm 0,23%tổng diện tích tự nhiên, được phân bố chủ yếu ở xã Long Khánh.

+ Đất phù sa lập líp: Diện tích 4.989,12 ha, chiếm 35,38% tổng diện tích tựnhiên, được phân bố chủ yếu ở các xã Long Khánh, Thanh Hòa, Nhị Quý, Phú Quý.+ Đất líp xây dựng: Diện tích 894,29 ha, chiếm 6,34% tổng diện tích tự nhiên,được phân bố hầu hết các phường, xã trên địa bàn thị xã Cai Lậy

- Ngoài ra trên địa bàn thị xã Cai Lậy có đất sông, rạch với diện tích 680,65 ha,

chiếm 4,83% tổng diện tích tự nhiên

b) Tài nguyên nước

- Nước mặt: Nguồn tài nguyên nước trên địa bàn thị xã khá phong phú và đa

dạng, nguồn nước mặt chủ yếu được lấy từ hệ thống sông Tiền thông qua các trục kênhrạch chính như: sông Ba Rài, kênh Mỹ Long – Bà Kỳ, kênh Ban Chón, kênh NguyễnVăn Tiếp (kênh Tháp Mười 2), kênh 12 và một số hệ thống các tuyến kênh dày đặckhác Tuy nhiên tại khu vực đô thị và cận đô thị, chất lượng nước mặt đang ngày càng

có chiều hướng xấu đi do ô nhiễm vi sinh Trên các sông lớn, mặt nước bắt đầu có hiệntượng ô nhiễm đặc biệt là tại khu vực đông dân cư

- Nước ngầm: Theo khảo sát, nguồn nước ngầm trên địa bàn có chất lượng khá

tốt nhưng phải khai thác khá sâu (từ 200-400 m, thuộc tầng Pleistocen) và chưa xácđịnh rõ ràng khả năng bổ cấp Đây là nguồn nước ngọt quan trọng có chất lượng khátốt và ổn định, góp phần bổ sung nguồn nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất của nhândân, tuy nhiên cần được quan tâm khai thác hợp lý nhằm bảo vệ lâu dài nguồn tàinguyên này

c) Tài nguyên khoáng sản

Than bùn: Theo tài liệu nghiên cứu, thị xã Cai Lậy có một loại tài nguyênkhoáng sản đó là than bùn, được tìm thấy ở các vùng đất phèn thuộc xã Mỹ PhướcTây Ở những khu vực này vỉ than xuất hiện ở độ sâu trung bình khoảng 0,5 – 1,0 m ,

bề dày lớp than bùn khoảng 1m và trải rộng trên diện tích gần 30 ha, sơ bộ trữ lượngkhoảng 3 triệu m3 Tuy nhiên do các mỏ than bùn trên có chất lượng kém, lẫn nhiềutạp chất và có hàm lượng lưu huỳnh cao nên thời gian gần đây nhân dân đã cải tạothành khu vực sản xuất lương thực phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp

I.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

I.2.3.1 Tình hình kinh tế

Thị xã Cai Lậy đang từng bước nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, phát huy thếmạnh trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Đẩy nhanh tốc độ tăng

Trang 30

trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao chất lượng phát triển kinh tế - xã hội,thị xã Cai Lậy đang từng bước phát huy thế mạnh, cải thiện môi trường đầu tư, tranhthủ tiềm lực đầu tư để tạo ra một diện mạo mới xứng tầm là trung tâm kinh tế phía Tâycủa tỉnh.

Hiện trên địa bàn thị xã Cai Lậy có 3.607 hộ đăng ký kinh doanh với vốn đăng

ký là 1.025 tỷ đồng, 425 doanh nghiệp với vốn đăng ký là 1.546 tỷ đồng, 14 hợp tác

xã, 01 quỹ tín dụng nhân dân và 27 tổ hợp tác (21 THT nước sinh hoạt nông thôn và 6THT sản xuất và dịch vụ thương mại)

Tốc độ tăng trưởng theo giá trị sản xuất bình quân hàng năm năm 2020 của thị

xã Cai Lậy là 5,5%

- Tổng giá trị sản xuất (Giá so sánh 2010) là 8.162,822 tỷ đồng, trong đó:

+ Giá trị sản xuất nông nghiệp - thủy sản là 2.683,847 tỷ đồng

+ Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng là 3.112,611 tỷ đồng

+ Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ là 2.366,364 tỷ đồng

- Cơ cấu giá trị sản xuất (theo giá hiện hành):

+ Khu vực 1 (nông nghiệp - thủy sản): 35,75%

+ Khu vực 2 (công nghiệp - xây dựng): 35,71%

+ Khu vực 3 (thương mại - dịch vụ): 28,54%

1 Khu vực kinh tế nông nghiệp – thủy sản

Là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng về điều kiện tự nhiên, thiên tai, cung cầu thịtrường và hoàn toàn bị động về giá cả; để hạn chế tác động của các yếu tố trên, thị xãCai Lậy đã xây dựng và thực hiện các chương trình như: Thị xã Cai Lậy ban hành kếhoạch số 72/KH-UBND ngày 16/3/2020 về thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trênnền đất lúa phía Bắc Quốc lộ 1 thị xã Cai Lậy đến năm 2025; thị xã Cai Lậy đã triểnkhai và thực hiện sản xuất bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất sầu riêngtheo VietGAP và dự án sản xuất dưa lưới tưới nhỏ giọt nhà màng theo hướng nôngnghiệp công nghệ cao; trong đó xác định hình thành vùng sản xuất tập trung đối vớicây sầu riêng, ổn định sản xuất đối với cây mít, cây có múi (bưởi da xanh) Đối vớivùng trồng sầu riêng tập trung ở các xã Long Khánh, Thanh Hòa, Phú Quý,… với diệntích khoảng 2.675 ha Hình thành vùng dự án phát triển bền vững chuỗi giá trị lúa gạoTiền Giang (VnSAT)

Có 5 vùng sản xuất được cấp mã số vùng trồng trên nhãn (Nhị Quý, Phú Quý),mít (Long Khánh, Thanh Hòa và Phú Quý) và mã số nhà đóng gói cho 31 cơ sở đónggói trên địa bàn thị xã xuất khẩu sang Trung Quốc bằng đường chính ngạch Đây làbước mở đầu cho hàng hóa nông sản chủ lực của thị xã Cai Lậy tham gia thị trườngTrung Quốc bằng đường chính ngạch và các sản phẩm được chứng nhận có điều kiện

Trang 31

tham gia hệ thống cửa hàng nông sản sạch, siêu thị, nâng cao giá trị hàng hóa nôngsản.

Từng bước phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị Chuyển dịch cơ cấungành nông nghiệp đúng định hướng, diện tích trồng lúa ngày càng giảm dần chuyểnsang đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm mang lại giá trị kinh tế cao Đẩy mạnhchuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản gắn với nông nghiệp đô thị,thực hiện liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản

Trong năm 2020 ngành nông nghiệp thực hiện đạt được một số kết quả như sau:

- Trồng trọt: Đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Cai Lậy, trồng trọt

chiếm tỷ trọng khoảng 70% tỷ trọng ngành nông nghiệp, với thế mạnh là sản xuất cây

ăn trái gồm các loại cây như sầu riêng, mít, bưởi da xanh, nhãn, với diện tích cây ăntrái khoảng 4.960 ha, trong đó cây sầu riêng có giá trị kinh tế cao nhất Bình quândoanh thu từ sản xuất trồng trọt trên địa bàn khoảng 400 triệu đồng/ha/năm với lợinhuận chiếm khoảng 50-70% tổng doanh thu tùy loại cây trồng và mùa vụ

 Sản xuất lúa: Diện tích lúa tập trung ở các xã Mỹ Phước Tây, Tân Bình, MỹHạnh Trung, Mỹ Hạnh Đông và Tân Phú với diện tích lúa khoảng 4.000 ha, chủ yếucanh tác giống lúa chất lượng cao thực hiện liên kết tiêu thụ cánh đồng lớn, dự ánVnSAT áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm trong sản xuất lúa góp phầngiảm chi phí sản xuất kết hợp với chuyển đổi sang trồng màu, nuôi trồng thủy sản.Liên kết chuỗi giá trị trên lúa chủ yếu liên kết các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.Doanh thu bình quân 100 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận bình quân 50 triệu đồng/ha

Tổng diện tích gieo trồng qua 03 vụ năm 2020 đạt 13.537 ha, năng suất bìnhquân đạt 5,5 tấn/ha Sản lượng lúa đạt 80.991 tấn

 Cây bắp: Diện tích xuống giống đạt 56,2 ha; sản lượng thu hoạch đạt 196,53tấn, năng suất 3,5 tấn/ha

 Cây màu: Diện tích màu chủ yếu là rau, dưa và hoa huệ, năm 2020 xuốnggiống đạt 225,5 ha; sản lượng thu hoạch đạt 4.873,74 tấn

 Cây lâu năm: Diện tích cây lâu năm toàn thị xã năm 2020 đạt 6.400 ha, trong

đó cây ăn trái 5.514 ha; diện tích cây dừa là 886 ha Sản lượng cây lâu năm đạt 41.500tấn Trong đó:

- Cây sầu riêng: được trồng ở các xã Long Khánh, Thanh Hòa, Phú Quý, Nhị

Quý và một số xã, phường đang chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả với các giống Ri

6, Dona (Monthong), chuồng bò chiếm diện tích chủ yếu Lợi nhuận từ sầu riêng có

Trang 32

thể đạt từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha tùy thời giá và mùa vụ Đây là mô hình hiệuquả nhất đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã thời gian qua.

- Cây mít: được trồng rải rác ở các xã Mỹ Phước Tây, Thanh Hòa, Mỹ Hạnh

Trung, Tân Bình,… với các giống mít siêu sớm, mít Viên Linh, do thời gian đầu tưngắn, thích nghi với nhiều loại đất nên được nông dân trồng nhiều những năm qua,bình quân doanh thu khoảng 400 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận bình quân khoảng 200-

300 triệu đồng/ha/năm

- Cây nhãn: được trồng ở các xã Nhị Quý, Phú Quý với giống nhãn xuồng cơm

vàng, nhãn Idor Doanh thu bình quân 1 ha nhãn cho trái ổn định khoảng 300 triệuđồng, lợi nhuận thu được khoảng 200 triệu đồng/ha

- Chăn nuôi: Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chính của nông nghiệp,

có vai trò quan trọng để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân

Việc tái đàn chăn nuôi heo được kiểm soát chặt chẽ, các hộ chăn nuôi hạn chếtái đàn do giá con giống tăng cao và dịch tả lợn Châu Phi có xu hướng tái phát trở lại

Số lượng chăn nuôi ước đạt kết quả như sau: Đàn heo có 12.200 con, đàn bò có 2.070con, đàn gia cầm có 221.000 con

- Ngành thủy sản: Địa phương có thế mạnh đối với sản xuất giống thủy sản

nước ngọt, diện tích nuôi 700 ha/năm với các loại giống thủy sản như cá rô phi, cá tra,các diêu hồng, cá trê, cung cấp lượng lớn con giống thủy sản nước ngọt cho cả nước,tập trung ở các xã Tân Hội, Mỹ Hạnh Trung, Mỹ Hạnh Đông, Mỹ Phước Tây, TânBình và Tân Phú với doanh thu bình quân/năm đạt từ 600 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha

và lợi nhuận từ 160 triệu đồng đến 400 triệu đồng/ha cao hơn 3-8 lần so với trồng lúa.Năm 2020 do xâm nhập mặn kéo dài ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nuôi thủysản, diện tích thả nuôi giảm Diện tích nuôi trồng thủy sản 498,3 ha, sản lượng nuôithủy sản 3.614,8 tấn; Sản lượng khai thác nội địa 151 tấn

2 Khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng

Năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các cơ sở sản xuất chỉ đạt

30-35 công suất, hàng hoá doanh nghiệp sản xuất ra tiêu thụ chậm, chủ yếu tiêu thụ trongnước, thiếu nguyên vật liệu đầu vào,…

Năm 2020 có 11 doanh nghiệp thành lập mới với vốn đăng ký 10 tỷ đồng; lũy

kế toàn thị xã có 425 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 1.546 tỷ đồng; có 270

hộ đăng ký kinh doanh mới, lũy kế toàn thị xã có 3.607 hộ kinh doanh với tổng số vốnđăng ký là 1.025 tỷ đồng

Cụm Công nghiệp Mỹ Phước Tây đã được UBND tỉnh phê duyệt chủ trươngđầu tư theo Quyết định số 4485/QĐ-UBND ngày 18/12/2019, hiện đang trình Thủ

Trang 33

tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồnglúa với diện tích 29,94 ha.

- Xây dựng: Trên địa bàn thị xã hiện có 40 doanh nghiệp xây dựng với tổng số

lao động khoảng 833 người Đối tượng của ngành chủ yếu là xây dựng mới cũng nhưchỉnh trang nhà ở, các cơ quan nhà nước, các công trình công nghiệp thương mại dịch

vụ và các công trình phúc lợi công cộng Các công trình xây dựng trên địa bàn thị xãhầu hết tập trung tại các phường, các trung tâm xã, khu dân cư Mỹ Phước Tây, các cơ

sở công nghiệp, thương mại - dịch vụ và các khu dân cư mới

Nguồn đầu tư công năm 2020 là 354,228 tỷ đồng gồm:

- Vốn ngân sách tỉnh: tổng vốn giao 157,268 tỷ đồng, có 58 công trình (19 công

trình chuyển tiếp, 39 công trình mới)

- Vốn ngân sách thị xã: tổng vốn giao 196,960 tỷ đồng, có 88 công trình (07 công

trình chuyển tiếp, 81 công trình mới)

3 Khu vực kinh tế thương mại dịch vụ

Hiện nay trên địa bàn thị xã có siêu thị coopmart, siêu thị điện máy Chợ Lớn,Trung tâm điện máy xanh, Thế giới di động, Cửa hàng Viettel, Cửa hàng FPT và 05cửa hàng tổng hợp Bách hóa xanh được bố trí ở các phường trung tâm và các xã.Ngoài ra, trong khu vực nội thị có 3 chợ gồm Chợ Cai Lậy, Chợ Tam Long, Chợ TânBình, trong đó Chợ Cai Lậy có vị trí đầu mối giao lưu hàng hóa của tiểu vùng và làTrung tâm tiêu thụ hàng hóa của thị xã Cai Lậy và huyện Cai Lậy, thực hiện chức năngbán buôn và bán lẻ, tập trung nhiều hàng hóa phong phú có tác động chi phối, điều tiếtquan trọng thị trường tiểu vùng phía Tây tỉnh Tiền Giang và một phần các huyện giápranh thuộc tỉnh Long An Khu vực ngoại thị có 9 chợ xã, tổng diện tích các chợ gần54.454m2, trong đó diện tích xây dựng 18.327 m2, có 1 chợ hạng I, 1 chợ hạng II và 10chợ hạng III thu hút hơn 1.628 hộ kinh doanh

Có 27 tổ hợp tác trong đó có 21 tổ hợp tác nước sinh hoạt nông thôn và 6 tổ hợptác sản xuất và dịch vụ thương mại, có 5.630 thành viên với vốn hoạt động trên 6 tỷđồng Hoạt động của tổ hợp tác sản xuất và dịch vụ thương mại chưa mạnh, các tổ hợptác nước nông thôn hoạt động tốt đem hiệu quả thiết thực cho người dân nông thôn

Trên địa bàn thị xã có 10 HTX thành lập gắn với xây dựng nông thôn mới (LongKhánh, Thạnh Lợi, Cây ăn trái và dịch vụ Thanh Bình, HTX NN Tân Phú, HTX NN

Mỹ Hạnh Đông, HTX Phú Quý, HTX NN Mỹ Phước Tây; Nhị Quý; Tân Bình và TânHội) với 4.065 thành viên, vốn điều lệ là 3.740 triệu đồng

I.2.3.2 Tình hình phát triển các lĩnh vực xã hội

1 Dân số

Trang 34

- Dân số nữ là 64.271 người chiếm tỉ lệ 51.1 %

- Dân số nam là 61.471 người chiếm tỉ lệ 48.9 %

2 Giáo dục

Trong thời gian qua nhìn chung hệ thống giáo dục của thị xã Cai Lậy đã đi vào

ổn định và từng bước phát triển Quy mô trường lớp được sửa chữa, mở rộng, nâng cấp

và xây dựng mới, trang thiết bị dạy và học từng bước được đầu tư hiện đại theo môhình trường chuẩn Quốc gia, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo Năm

2020, thị xã Cai Lậy có 13 trường mầm non, mẫu giáo; 11 trường tiểu học, 12 trườngtrung học cơ sở, 03 trường trung học phổ thông Đạt chuẩn quốc gia là 23/36 trường(Mầm non: 8/13; tiểu học: 10/11; trung học cơ sở: 05/12)

3 Lao động, giải quyết việc làm và thực hiện chính sách an sinh xã hội

Năm 2019 tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên của thị xã Cai Lậy là 81.883 laođộng, số lao động được đào tạo chiếm khoảng 52% lao động trong độ tuổi, trong đólao động qua đào tạo nghề chiếm khoảng 68% lao động được đào tạo; số còn lại là đàotạo qua làm việc, được đào tạo ngắn ngày hoặc được truyền nghề Bên cạnh đó là sốlao động trong độ tuổi còn đang đi học hiện chiếm khoảng 13% là lực lượng tiềm năngcho chiến lược phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế như sau: Nông - lâmnghiệp và thủy sản chiếm 39,1%, công nghiệp và xây dựng chiếm 22,4%, dịch vụchiếm 38,5% cho thấy khuynh hướng tiếp tục chuyển dịch lao động nông nghiệp sangkhu vực phi nông nghiệp Năm 2019 qua cân đối sơ bộ cho thấy địa bàn thị xã về lýthuyết chưa có hiện tượng thiếu hụt lao động; tuy nhiên nếu tính lượng người xuất cưthì có khả năng thiếu hụt nhẹ

Các ngành, đoàn thể thường xuyên tuyên truyền cho người lao động có nhu cầulàm việc ở các công ty, khu cụm công nghiệp và lao động có thời hạn ở nước ngoài.Trong năm 2020, giải quyết việc làm cho khoảng 225 lao động; xuất khẩu lao động 02người

Phối hợp với Trường Trung cấp nghề, Mặt trận Tổ quốc, cùng các đoàn thểtuyên truyền, vận động mở lớp và khảo sát nhu cầu học nghề cho các lao động nôngthôn trên địa bàn thị xã

4 Văn hóa, thể thao

Về cơ sở vật chất, thị xã Cai Lậy có 01 sân vận động, 13 sân bóng chuyền, 1 sân quầnvợt và 10/16 phường, xã có sân bóng đá, 36 sân tập thể dục - thể thao

Thị xã Cai Lậy có 02 lớp năng khiếu gồm: Cầu lông, bóng đá luôn được ổn định

và duy trì tập luyện thường xuyên Hoạt động các câu lạc bộ dưỡng sinh, quần vợt, võthuật… được duy trì, thu hút đông đảo nhân dân, cán bộ và học sinh tham gia

Trang 35

Thị xã Cai Lậy hiện có các sân bãi các bộ môn tập luyện thể dục - thể thao (kể cả tưnhân): sân vận động có khán đài, sân bóng đá 11 người, nhà luyện tập đa năng, sânquần vợt, sân cầu lông, sân bóng chuyền, sân bóng rổ, sân bóng đá mini cỏ nhân tạo,

hồ bơi, sân patin; các câu lạc bộ nhóm sở thích, các điểm tập luyện đã đáp ứng tốt nhucầu các hoạt động thể dục, thể thao và vui chơi giải trí của nhân dân, cũng như tổ chứcduy trì thường xuyên hoạt động của các loại hình Câu lạc bộ tại khu dân cư như: Câulạc bộ bóng chuyền, Câu lạc bộ cờ tướng, Câu lạc bộ dưỡng sinh, Câu lạc bộ võ thuật,

Từ đó các hoạt động thể dục - thể thao được duy trì thường xuyên thu hút đôngđảo các tầng lớp nhân dân đến vui chơi, tập luyện hàng ngày Phong trào thể dục - thểthao quần chúng được tổ chức rộng rãi với nhiều loại hình luyện tập phong phú, sốngười luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên

5 Y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Trên địa bàn thị xã Cai Lậy có 18 cơ sở y tế, trong đó có 01 bệnh viện, 01phòng khám đa khoa khu vực và 16 trạm y tế xã, phường Đến nay toàn thị xã có16/16 trạm y tế đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế

Công tác phòng chống dịch bệnh được chủ động triển khai và giám sát chặt chẽ

đã hạn chế các loại dịch bệnh truyền nhiễm, không có dịch lớn, không có ca tử vong

do bệnh dịch Mạng lưới y tế cơ sở ổn định, hoạt động có hiệu quả

I.3 Nội dung nghiên cứu, phương pháp và quy trình thực hiện

I.3.1 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thị xã Cai Lậy, tỉnhTiền Giang

- Đánh giá công tác quản lý hồ sơ địa chính của địa phương giai đoạn từ năm

2014 đến nay

- Đánh giá thực trạng khai thác thông tin đất đai từ hồ sơ địa chính trên địa bàn

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý hồ sơ địa chính của địa bàn

I.3.2 Phương pháp nghiên cứu

1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, dữ liệu, bản đồ: Là phương pháp được

sử dụng trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp nguồn tài liệu, số liệu cần thiết cho

đề tài Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp này để điều tra thuthập số liệu về HSĐC, số liệu thống kê các năm về tình hình sử dụng đất và các tài liệu

về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của địa phương tại Chi nhánh VPĐKĐĐ huyệnThủ Thừa

2 Phương pháp thống kê: Là phương pháp thống kê các tài liệu thu thập được, đặc

Trang 36

sử dụng trong thiết lập các bảng biểu thống kê phục vụ cho phân tích, đánh giá kết quảquản lý HSĐC.

3 Phương pháp phân tích - tổng hợp: Là phương pháp tập hợp và xử lý các số liệu

thu thập được để làm rõ thực trạng quản lý hồ sơ địa chính của địa phương Từ đó rút

ra kết luận và đề xuất giải pháp khả thi cho công tác quản lý HSĐC trên địa bànnghiên cứu

4 Phương pháp kế thừa: là phương pháp dựa trên tất cả số liệu, tài liệu, bản đồ hiện

có ta tiến hành phân loại đánh giá mức độ tin cậy của tài liệu, số liệu, bản đồ để từ đóxác định tài liệu nào có thể kế thừa hoàn toàn, tài liệu nào cần phải chỉnh lý, bổ sung

và tài liệu nào không có khả năng sử dụng và tiến hành đánh giá về công tác quản lý

hồ sơ địa chính tại địa phương

5 Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp thu thập thông tin qua đánh giá của

các chuyên gia về một đề tài khoa học, một lĩnh vực nghiên cứu Đề tài được thực hiện

có sự tham khảo ý kiến của các cán bộ tại Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Thủ Thừa tỉnhLong An về lĩnh vực nghiên cứu

6 Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét giữa lý thuyết và thực tế để tìm

ra những điểm giống và khác biệt về các kết quả đã được tổng hợp, nhằm đạt đượcmục tiêu đã xác định Đề tài sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá công tác quản

lý hồ sơ địa chính qua 2 giai đoạn từ 2010 - 30/6/2014 và giai đoạn 1/7/2014 đến nay

Trang 37

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

II.1 Khái quát tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thi xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

II.1.1 Khái quát tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

1 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó

Phòng TN&MT tham mưu UBND thị xã ban hành văn bản chỉ đạo, đôn đốcUBND các xã, phường, ban ngành có liên quan tham gia thực hiện các nội dung cóliên quan đến đất đai cụ thể như: Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtquyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Công tác quản lý đất công; Côngtác giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất; Công tác giải quyết hồ sơ theo cơ chế mộtcửa liên thông;

Việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật về đất đai được tuyên truyền thườngxuyên trong các cuộc họp tại cơ quan Riêng đối với Luật Đất đai năm 2013, phòngTài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với phòng Tư pháp triển khai đến Ủyban nhân dân (UBND) các xã, phường và lãnh đạo các phòng ban có liên quan bằnghình thức tổ chức hội nghị

2 Xác định theo địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Phòng TN&MT có phối hợp với phòng Nội vụ và các cơ quan có liên quan đểxác định địa giới hành chính của thị xã Cai Lậy; của 6 phường (Phường 1, phường 2,phường 3, phường 4, phường 5, phường Nhị Mỹ) và xã Tân Bình trên cơ sở tách nhập

từ xã Tân Bình, xã Nhị Mỹ và thị trấn Cai Lậy

Đến nay 7 đơn vị có thay đổi địa giới hành chính đã có bộ hồ sơ địa chính hoànchỉnh qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý đất đai ở địa phương

3 Khảo sát đo đạc, lập bản đồ địa giới hành chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

UBND tỉnh Tiền Giang giao cho Trung tâm kỹ thuật TN&MT trực thuộc SởTN&MT, kết hợp với Xí nghiệp Trắc địa đo đạc 301 tiến hành xây dựng lưới tọa độ,thành lập bản đồ địa chính, đăng ký lập hồ sơ địa chính, lập thủ tục đăng ký cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất cho 27 xã và 01 thị trấn Cai Lậy trên phạm vi toànhuyện, trong đó: Trung tâm kỹ thuật TN&MT thực hiện 15 xã và 01 thị trấn Cai Lậy;

Xí nghiệp Trắc địa đo đạc 301 thực hiện 12 xã Việc thực hiện đo đạc lập bản đồ địa

Trang 38

chính, triển khai đăng ký đất đai, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụ ng đất đượcthực hiện xong trong năm 2013.

Kinh phí đã đầu tư cho công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở

dữ liệu đất đai: Kinh phí cấp tỉnh

4 Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của thị xã Cai Lậy được Ủy ban nhân dân tỉnhTiền Giang phê duyệt tại Quyết định số 4685/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2019

- UBND thị xã ban hành Thông báo số 25/TB-UBND ngày 22/01/2020 về việccông bố công khai Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của thị xã Cai Lậy

- Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của thị xã Cai Lậy: Phòng TNMT đã phối hợpvới đơn vị tư vấn Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh Tiền Giang thực hiện rà soát, lấy ý kiến nhucầu sử dụng đất của các cơ quan, đơn vị có liên quan Đến nay đã hoàn thiện dự thảogởi các cơ quan, đơn vị lấy ý kiến góp ý

- QHSDĐ đến năm 2020 của thị xã Cai Lậy được UBND tỉnh Tiền Giang phêduyệt tại Quyết định số 1595/QĐ-UBND ngày 21/5/2019

5 Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Giao đất:

Trong năm 2020 thực hiện 05 hồ sơ

- Hộ ông Phạm Ngọc Ẩn (cụm dân cư thương mại phường 1) số thửa 146, tờ bản

đồ 13, diện tích 81,0 m2, loại đất ở tại đô thị, tọa lạc khu phố 1, phường 4, thị xã CaiLậy

- Bà Lê Thị Kim Loan (cụm dân cư - khu thương mại khu 1) số thửa 156, tờ bản

đồ 22, diện tích 81,0 m2, loại đất ở tại đô thị, tọa lạc khu phố 1, phường 4, thị xã CaiLậy (nền số 23, dãy Kt)

- Ông Hồ Văn Trúc (cụm dân cư - khu thương mại khu 1) số thửa 157 và 158, tờbản đồ 22, cùng diện tích 81,0 m2, loại đất ở tại đô thị, tọa lạc khu phố 1, phường 4,thị xã Cai Lậy (nền số 17 và 18, dãy Kt)

- Ông Hồ Ngọc Thơ (cụm dân cư - khu thương mại khu 1) số thửa 154 và 155, tờbản đồ 22, cùng diện tích 81,0 m2, loại đất ở tại đô thị, tọa lạc khu phố 1, phường 4,thị xã Cai Lậy (nền số 15 và 16, dãy Kt)

- Ông Phan Văn Hùng (cụm dân cư - khu thương mại khu 1) số thửa 160, tờ bản

đồ 22, diện tích 78,47 m2 và số thửa 159, tờ bản đồ 22, diện tích 81,0 m2, loại đất ởtại đô thị, tọa lạc khu phố 1, phường 4, thị xã Cai Lậy (nền số 24 và 25, dãy Kt)

Cho thuê đất: Từ đầu năm đến nay chưa phát sinh.

Thu hồi đất:

Trang 39

Trong năm thực hiện đến nay 06 công trình.

- Mở rộng và nâng cấp đường Mỹ Trang (đoạn từ THCS Võ Việt Tân đến đườngHuyện 53) với tổng diện tích 15.094,0 m2 thu hồi 123 thửa

- Khu dân cư Mỹ Phú với tổng diện tích 89.156,0 m2 thu hồi 59 thửa

- Công trình đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận: hạng mục Cầu vượtđường Huyện 57C với tổng diện tích 7429,8 m2 thu hồi 33 thửa

- Công trình đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận: hạng mục Cầu vượtđường Võ Việt Tân với tổng diện tích 11.416,9 m2 thu hồi 49 thửa

- Công trình đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận: hạng mục Cầu vượt Tuyếntránh đường tỉnh 868 với tổng diện tích 12.838,1 m2 thu hồi 27 thửa

- Công trình đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận: hạng mục Đường gom cặptuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận với tổng diện tích 10.099,2 m2 thu hồi 28thửa

6 Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Công tác quản lý bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất được ủy bannhân dân huyện giao cho phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Kinh tế hạ tầng vàthành lập riêng ban quản lý dự án để chuyên thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ táiđịnh cư khi thu hồi đất

Trong nhiều năm quản lý trước, UBND thị xã đã phải giải quyết rất nhiều việc,làm việc với rất nhiều hộ dân khi thực hiện thu hồi đất để giao thực hiện các dự án,nhất là dự án công nghiệp và đô thị do đó cần có 01 ban chức năng riêng thực hiệntham mưu giúp UBND thị xã thực hiện

Từ khi có Ban quản lý dự án xây dựng huyện thì công tác bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư khi thu hồi đất được thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho doanhnghiệp và người dân trong công tác giải phóng mặt bằng

7 Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Nhìn chung, việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận hiện nay đã được địaphương và người dân quan tâm, thực hiện theo đúng qui định ban hành Năm 2020,công tác cấp giấy được quan tâm thực hiện triệt để hơn, gải quyết hồ sơ cấp giấy đúnghạn, không có trường hợp nào tồn đọng chưa được cấp như trước đây

Công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính đã được tiến hành cơ bản theo đúng quiđịnh Hồ sơ sau khi nghiệm thu được quản lý, lưu trữ theo quy định Cán bộ Vănphòng đăng ký được phân công thụ lý hồ sơ thực hiện đồng thời nhiệm vụ chỉnh lý hồ

sơ địa chính đối với hồ sơ được giao thụ lý theo đúng quy định và soạn thảo thông báo

Trang 40

chỉnh lý Năm 2014, Văn phòng đăng ký đã số hoá sổ mục kê của 16 xã, thị trấn trênđịa bàn huyện để thuận lợi cho việc tra cứu, cung cấp thông tin, đăng ký đất đai.

8 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Thống kê đất đai năm 2019 nhằm thiết lập cơ sở dữ liệu đất đai của từng đơn vịhành chính cấp xã để từng bước hoàn thiện và đưa công tác thống kê định kỳ đi vào nềnếp theo đúng quy định của Luật đất đai và các văn bản dưới luật

Thống kê đất đai được thực hiện trên cơ sở số liệu thống kê diện tích đất đainăm 2018 và được chỉnh lý biến động về các loại đất, loại đối tượng sử dụng, đốitượng quản lý từ ngày 01/01/2019 đến 01/01/2020 đã được UBND thị xã Cai lậy phêduyệt

Kiểm kê đất đai năm 2019 của thị xã Cai Lậy đã hoàn thành và được phê duyệttại Báo cáo số 43/BC-UBND ngày 27/02/2020 của Ủy ban nhân dân thị xã Cai Lậy

9 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Hiện nay phòng TN&MT đang sử dụng phần mềm GDS phục vụ cho công tácquản lý, khai thác sử dụng hồ sơ địa chính

Đối với chương trình VLAP, phòng TN&MT huyện Cai Lậy trước kia đượctrang bị các cơ sở vật chất thiết bị máy móc sau:

Nâng cấp phòng làm việc của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

Sau khi thành lập thị xã do hai đơn vị sử dụng chung trụ sở làm việc nên tài sảnnày chưa phân chia Đối với cấp xã vẫn sử dụng máy tính đã trang bị, riêng 04 phườngmới thành lập tự trang bị

10 Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

Thực hiện theo Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2015của UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quy định về Bảng giá các loại đất định kỳ 05năm (2016 – 2020) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và Quyết định số 01/2019/QĐ-UBNDngày 24 tháng 01 năm 2019 của UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quy định về sửa đổi,

bổ sung một số điều Quy định về Bảng giá các loại đất định kỳ 05 năm (2016 – 2020)trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ban hành kèm theo Quyết định số 44/2015/QĐ-UBNDngày 21/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh

Tham mưu UBND thị xã ban hành Công văn số 578/UBND-TNMT ngày28/4/2020 về việc góp ý và rà soát dự thảo quy định Bảng giá các loại đất định kỳ 5năm (2020-2024)

Xây dựng bảng giá các loại đất căn cứ vào khung giá đất được quy định tạiNghị định số 96/2019/NĐ-CP ngày 19/12/2019 của Chính phủ UBND tỉnh Tiền Giangban hành quyết định 32/2020/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2020 về việc ban

Ngày đăng: 31/07/2024, 17:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Báo cáo tốt nghiệp: “Đánh giá công tác quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn Thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước giai đoạn từ năm 2010 đến nay” - Lê Văn Kiên - Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM- 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá công tác quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn Thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước giai đoạn từ năm 2010 đến nay
7. Chuyên đề tốt nghiệp “Đánh giá tình hình lưu trữ Hồ sơ địa chính trên địa bàn xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau” - Bùi Công Dự - Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tình hình lưu trữ Hồ sơ địa chính trên địa bàn xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
8. Báo cáo tốt nghiệp: “Đánh giá công tác quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Thủ Thừa tỉnh Long An giai đoạn từ năm 2010 đến nay”- Bùi Thị Thu Ngân Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá công tác quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Thủ Thừa tỉnh Long An giai đoạn từ năm 2010 đến nay
1. Bài giảng Đăng kí thống kê đất đai - Ngô Minh Thụy - Trường Đại học Nông lâm TPHCM- 2016 Khác
2. Bài giảng Luật đất đai - Dương thị Tuyết Hà - Trường Trường Đại học Nông lâm TPHCM- 2016 Khác
3. Bài giảng Lưu trữ hồ sơ địa chính - Nguyễn Ngọc Thy - Trường Đại học Nông lâm TPHCM- 2016 Khác
4. Bài giảng Quản lý hành chính về đất đai - Lê Mộng Triết - Trường Đại học Nông lâm TPHCM- 2016 Khác
5. Bài giảng Quản lý hồ sơ địa chính - Trương Đỗ Thùy Linh - Trường Đại học Nông lâm TPHCM- 2017 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN