1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập công ty tnhh xuất nhập khẩu cỏ may

81 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Cỏ May
Tác giả Đào Nguyên Tây
Người hướng dẫn TS. Trương Quang Bình
Trường học Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ CBTS
Thể loại Báo Cáo Thực Tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 2,53 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN (6)
    • I. GIỚI THIỆU CHUNG (6)
      • 1. Lịch sử hình thành (6)
      • 2. Tầm nhìn và sứ mệnh (6)
    • II. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THỰC TẬP (6)
  • CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP GIÁO TRÌNH CHẾ BIẾN THUỶ SẢN (8)
    • I. VỊ TRÍ, MẶT BẰNG SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY (8)
      • 1. Vị trí (8)
      • 2. Bố trí mặt bằng (9)
    • II. QUI TRÌNH BẢO QUẢN THUỶ SẢN (13)
      • 1. Phương tiện vận chuyển, bảo quản thuỷ sản từ ngư trường đến nhà máy (13)
      • 2. Cách khắc phục và xử lý sự cố khi bảo quản (14)
      • 3. Các phương pháp bảo quản thuỷ sản tại nhà máy (14)
      • 4. Cách đánh giá chất lượng nguyên liệu (15)
      • 5. Nguồn nguyên liệu (16)
    • III. QUI TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM THUỶ SẢN (17)
      • 1. Các sản phẩm (17)
      • 2. Qui trình sản xuất sản phẩm thuỷ sản (23)
      • 3. Thông số kỹ thuật của qui trình (42)
      • 4. Các yếu tố ảnh hưởng, các chất phụ gia sử dụng (46)
      • 5. Sự cố thường gặp và cách khắc phục xử lý (49)
    • IV. TRANG THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY (50)
      • 1. Hệ thống lạnh (50)
      • 2. Các trang thiết bị trong phân xưởng chế biến (51)
    • V. PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY. .59 VI. HỆ THỐNG QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG ĐANG ÁP DỤNG TẠI NHÀ MÁY (71)
      • 1. Hiện trạng áp dụng vệ sinh an toàn thực phẩm (71)
      • 2. Hệ thống quản lý chất lượng tại nhà máy (74)

Nội dung

TỔNG QUAN

GIỚI THIỆU CHUNG

Công ty TNHH XNK Cỏ May (Co May Imexco - DL857), là một thành viên trẻ của Cỏ May Group - với hơn 30 năm hình thành và phát triển trong ngành nông nghiệp Kể từ khi thành lập năm 2016, Cỏ May Imexco đã và đang phát triển bền vững Từ 2016 Cỏ May mua lại của công ty Bình Minh, xây phân xưởng 2 năm 2018, đến năm 2020 hoạt động.

2 Tầm nhìn và sứ mệnh

 Tầm nhìn: Trở thành biểu tượng niềm tin trong ngành sản xuất

Cá tra đông lạnh của Việt Nam và là công ty đi đầu trong việc áp dụng công nghệ hiện đại để sản xuất các sản phẩm Cá tra có nguồn gốc từ “nông nghiệp sạch” có giá trị gia tăng cao

 Sứ mệnh: Xây dựng niềm tin khách hàng bằng chất lượng.

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THỰC TẬP

CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU CỎ MAY (CO MAY IMEXCO)

Hình Nhà máy chế biến thuỷ sản Cỏ May Địa chỉ: Lô 8-9-10, KCN Sông Hậu, xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam Điện thoại: (+84) 912 681 504 – (+84) 939 737 326

Website: https://comayimexco.com/vn/

Cỏ May Imexco đã cung cấp sản phẩm trên toàn thế giới đến các thị trường chính là Nam Mỹ, Trung Đông, Châu Úc, Châu Âu , Trung Quốc và một số nước Châu Á khác như Singapore, Philippine, Malaysia, Thái Lan

Các sản phẩm chính là: Cá tra phi phê (well-trimmed, untrimmed), cá cắt khúc, cá khứa khoanh, cá xẻ bướm (còn đầu, bỏ đầu), cá nguyên con (còn đầu, bỏ đầu),…

Cỏ May Imexco thực hiện cam kết mang một sản phẩm chất lượng đến người tiêu dùng đúng với khẩu hiệu “Chất lượng thay lời nói –

Quality Talks” nhờ vào qui trình quản lý và quốc tế, cùng trang thiết bị tiên tiến trên thế giới.

Các chứng nhận chất lượng đạt được: ASC, ISO 22000, HALAL,

HACCP, BRC, IFS và đang xây dựng SA8000.

Văn hoá làm việc ở công ty:

 Làm việc vào các ngày trong tuần, ngày có nguyên liệu thì công nhân đến làm việc kể cả Chủ Nhật

 Bắt đầu ca làm việc từ 7:00 đến nghỉ trưa lúc 11:00, làm việc ca tiếp theo sau khi đã ăn trưa xong, tan ca vào lúc 16:30.

Môi trường làm việc chuyên nghiệp, luôn hoà đồng, vui vẻ, giúp đỡ nhau trong công việc, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, nơi để giao lưu giao tiếp, học hỏi Công nhân, nhân viên đều được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng làm việc Cỏ May Imexco luôn đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho công nhân, nhân viên của công ty.

Môi trường làm việc tại công ty tạo cảm giác thoải mái cho nhân viên nhưng vẫn đảm bảo sự nghiêm túc trong công việc Giám đốc luôn thân thiện và hỗ trợ công nhân viên trong công việc cũng như sinh viên thực tập Nhờ môi trường thực tế, sinh viên thực tập có cơ hội học hỏi, rèn luyện sự mạnh dạn trong giao tiếp và công việc.

NỘI DUNG THỰC TẬP GIÁO TRÌNH CHẾ BIẾN THUỶ SẢN

VỊ TRÍ, MẶT BẰNG SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY

- Nằm ở KCN sông Hậu xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh ĐồngTháp.

- Mặt chính KCN hướng ra quốc lộ 54, mặt sau tiếp giáp với sông Hậu.

- Công ty TNHH xuất nhập khẩu Cỏ May IMEXCO thuộc lô 8-9-10 của KCN

Vị trí địa lý ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và cung cấp nguyên liệu lâu dài cho nhà máy Nó quyết định về số lượng, chất lượng nguyên liệu cung cấp, cả về thời vụ sản xuất và quy trình sản xuất. Nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu Cỏ May được đặt tại KCN sông Hậu là một điều kiện thuận lợi cho sản xuất của công ty.

- Giao thông: nằm gần quốc lộ 54, giáp sông Hậu.

- Điện: lấy từ nguồn điện tuyến điện 22KV, ngoài ra nhà máy còn có hệ thống phát điện dự phòng để đảm bảo cho kho lạnh ổn định.

- Nước: có trạm cấp nước mặt và nguồn nước ngầm với công suất

- Nhân lực: nguồn lao động thủ công dồi dào có trình độ kỹ thuật cao, chủ yếu thuộc địa phương.

Hình Sơ đồ mặt bằng nhà máy chế biến thuỷ sản Cỏ May

2.1 Mô tả bố trí mặt bằng

Nhìn từ hướng cổng chính đi vào: a) Nhà bảo vệ: ngay cửa chính ra vào b) Phòng hành chính: nằm bên phải cổng ra vào, đối diện bảo vệ c) Nhà ăn: nằm bên phải, có thể chứa khoảng 100 người. d) Kho bao bì: cạnh nhà ăn diên tích 600m 2 e) Kho CTNH: f) Nhà nghỉ công nhân, phòng y tế: 1 dải nằm cạnh kho bao bì gồm 4 phòng. g) Nhà bảo trì, kho vật tư: nơi sửa chửa máy móc thiết bị hư hỏng nằm cạnh nhà nghỉ công nhân. h) Hệ thống xử lý nước cấp: diện tích 182,25 m 2 gồm 2 bể lọc, lấy nước từ sông Hậu, cung cấp nước cho toàn bộ hoạt động nhà máy. i) HTXLNT công suất 1,400 m 3 / ngày đêm: nằm cạnh sông Hậu, nơi xử lí nước thải trong xưởng chế biến, sau khi xử lí phần nước được thải ra sông Hậu và phần bùn lắng tụ được nén lại đóng bao gửi cho công ty xử lí sinh học. j) Cầu tàu: đặt ở sát bờ sông Hậu, nơi tiếp nhận nguyên liệu từ ghe đục vào xưởng chế biến k) Phân xưởng 1: tạm ngừng hoạt động, nằm bên phải

Hình Sơ đồ mặt bằng phân xưởng 1 l) Phân xưởng 2: nằm bên trái

Hình Sơ đồ mặt bằng phân xưởng 2

 Từ hướng cầu tàu tiếp nhận nguyên liệu => khu cắt tiết, 昀椀llet

Từ khu sơ chế cá, phụ phẩm từ khu giết mổ và khu sơ chế cá được đưa qua ô tô vò rồi chuyển ra ngoài Sau đó, cá được chuyển đến khu phân màu, tiếp theo đến khu tăng trọng Giai đoạn tiếp theo là khu cấp đông, rồi đến khu đóng gói và cuối cùng là kho lạnh để bảo quản sản phẩm.

- Bên cạnh đó còn có 1 số phòng khác: bao bì thải, bao bì trung gian, bao bì tổng, kho vật tư…

- Phòng bảo hộ lao động: gồm 8 phòng cho công nhân và 1 phòng cho khách.

- Phòng QLCL: kiểm tra chất lượng, quản lí xưởng chế biến

- Phòng điều hành sản xuất: điều hành hoạt động sản xuất của nhà máy. m) Kho lạnh: nằm ở mặt chính của nhà máy n) Trạm điện: đặt gần đường chính, gần đường dây cao trung thế của địa phương. o) Phòng PCCC: dự trữ các thiết bị, phương tiện cho việc chữa cháy nội bộ khi xảy ra hỏa hoạn. p) Nhà vệ sinh: bao gồm 2 khu đặt gần phân xưởng chế biến. q) Nhà xe: gồm 2 khu , khu 1 gần cổng ra vào dành ban lãnh đạo của nhà máy, khu 2 dành cho công nhân r) Hệ thống giao thông, đường cống: đảm bảo hoạt động vận tải nội bộ của nhà máy, thoát nước tốt tránh ngập lụt cục bộ khi sản xuất. s) Cây xanh: được trồng xung quanh nhà máy t) Hàng rào chắn: bao quanh bằng tường cao khoảng 3m

2.2 Nhận xét vị trí của nhà máy

Nhà máy chế biến của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Cỏ May tọa lạc tại KCN Sông Hậu, nơi có hệ thống giao thông thuận lợi với nhiều tuyến quốc lộ chạy qua Vị trí đắc địa này giúp doanh nghiệp dễ dàng kết nối với các tỉnh thành lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và vận chuyển hàng hóa.

 Nằm ở vị trí thuận lợi cả về giao thông đường thuỷ và đường bộ cho việc vận chuyển nguyên liệu sản xuất, lưu thông hàng hoá.

 Đường nội bộ bằng bê tông đảm bảo cho xe tải dễ di chuyển, có hè cho người đi bộ và có hệ thống cây xanh tạo cảnh quan thoáng mát, sạch đẹp

 Hệ thống cấp nước luôn luôn được hoạt động xử lý để đảm bảo cho việc sản xuất chế biến hoạt động năng suất

 Hệ thống xử lý nước thải chế biến của nhà máy đặt gần nhà máy bảo đảm việc xử lý nước bẩn thành nước sạch đủ điều kiện để thải lại ra sông.

QUI TRÌNH BẢO QUẢN THUỶ SẢN

1 Phương tiện vận chuyển, bảo quản thuỷ sản từ ngư trường đến nhà máy

- Sau khi thu hoạch, cá được bảo quản và vận chuyển bằng ghe đục (khoảng 30 tấn cá, cá với nước 120 tấn), có nước chảy ra vô để giữ cho cá sống

Tại ngư trường, QC thực hiện kiểm tra phương tiện vận chuyển bằng cách quan sát, đánh giá và ghi chép vào biểu mẫu kiểm tra chuyên dụng Việc kiểm tra này giúp đảm bảo phương tiện vận chuyển nguyên liệu từ tàu đánh bắt đến bờ phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn cho sản phẩm thủy sản.

+ Bề mặt khoang chứa cá phải nhẵn, dễ làm sạch và không chứa các chất gây nhiễm độc hại cho cá

+ Các thiết bị, dụng cụ trên ghe phải sạch sẽ, để ở vị trí thích hợp và được che chắn kỹ tránh văng dầu nhớt vào trong các khoang chứa cá

+ Các dụng cụ đưa cá vào khu tiếp nhận phải nhẵn và được làm vệ sinh sạch sẽ (HD/PQM-09)

+ Quá trình vận chuyển phải đảm bảo đủ Oxy, đủ nước để cho cá sống khỏe

+ Giữ vệ sinh, không hút thuốc trên ghe, không có hóa chất độc hại, không có nuôi gia cầm, gia súc trên ghe

+ Thời gian từ lúc thu hoạch đến lúc vận chuyển cá vào nhà máy không quá 12 giờ.

- Kiểm tra cá, nếu thấy cá chết phải vớt lên để riêng ra

2 Cách khắc phục và xử lý sự cố khi bảo quản

- Cá vận chuyển đến nhà máy khi vớt lên băng chuyền đưa vào nhà máy nếu thấy cá chết => loại riêng ra => trả lại bên vận chuyển.

3 Các phương pháp bảo quản thuỷ sản tại nhà máy

- Bảo quản kho lạnh nhiệt độ khoảng -18⁰C.

- Cá chưa kịp cấp đông: cho cá vào túi PE rồi ướp đá chờ cấp đông

4 Cách đánh giá chất lượng nguyên liệu

- Đánh giá cảm quan: Nhân viên kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên 10 -15 con tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu như sau:

+ Cá sống, không dị tật, vàng da và mất nhớt, không có dấu hiệu bị bệnh

+ Trọng lượng trung bình của cá/con: ≥ 500 gr/con

+ Da không xay xát, bầm dập, không có vết thương

+ Mắt trong, không đục Miệng khép Mang đỏ tươi ướt Bụng không phình hoặc lõm.

+ Thân cá chắc, đàn hồi Thịt cá cơ thịt săn chắc, không có các đốm xuất huyết; màu thịt trắng, hồng và vàng; thịt có mùi đặc trưng của Cá Tra.

- Nhân viên thu mua gởi mẫu đến phòng thí nghiệm được chỉ định để phân tích kháng sinh cấm, hóa chất cấm như Chloramphenicol (CAP),

Nitrofuran (AOZ, AMOZ, AHD, SEM), MG, LMG, Enro昀氀oxacin, Cipro昀氀oxacin, Tri昀氀uraline, Kết quả phân tích sẽ được ghi nhận vào biểu mẫu: KTVN “Báo cáo kết quả kiểm tra vùng nuôi”

- Khi kết quả phân tích kháng sinh, hóa chất đạt yêu cầu, công ty sẽ thông báo với chủ ao làm hợp đồng mua bán và yêu cầu chủ ao nuôi làm cam kết ngưng sử dụng kháng sinh hạn chế sử dụng 28 ngày và ngưng sử dụng thức ăn 2 ngày trước thu hoạch và cam kết không sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm, không sử dụng hormone tăng trưởng, không sử dụng thức ăn bị mốc, có chứa Ethoxyquin, không sử dụng giống và con giống biến đổi gen.

- Trong trường hợp kết quả phân tích mẫu phát hiện có dư lượng thuốc kháng sinh cấm sử dụng và hạn chế sử dụng vượt mức giới hạn cho phép thì Công ty có quyền từ chối nhận lô nguyên liệu hoặc cắt hợp đồng

Kết quả kiểm tra được ghi chép vào các biểu mẫu được quy định, gồm: "Báo cáo kết quả kiểm tra vùng nuôi" của Kỹ thuật viên thú y nhà nước và "Tờ khai xuất xứ thủy sản nuôi" của Bác sĩ thú y kiểm tra xác nhận.

Nguyên liệu trước khi thu mua được bộ phận thu mua kiểm soát:

+ Cơ sở nuôi phải nằm trong vùng nuôi thủy sản được lấy mẫu giám sát trong chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi

+ Nhân viên thu mua đến ao nuôi kiểm tra tình trạng vệ sinh ao nuôi, tình trạng kho bảo quản thức ăn, tình trạng thức ăn Kiểm tra Cơ sở nuôi có giấy chứng nhận đủ Điều kiện an toàn thực phẩm theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 hoặc bản cam kết sản xuất thực phẩm an toàn do UBND tỉnh/thành phố ký xác nhận theo thông tư số 17/2018/TT- BNNPTNT ngày 31/10/2018 và có giấy chứng nhận mã số nhận diện ao nuôi Cá tra thương phẩm được cấp theo Nghị Định số: 26/2019/NĐ-CP ngày 08/03/2019 Nếu đạt yêu cầu nhân viên thu mua sẽ thực hiện lấy mẫu.

Khi tiếp nhận mỗi lô nguyên liệu, QC phải thực hiện các công việc sau:

- Xem xét nội dung tờ khai xuất xứ và cam kết của hộ nuôi, kết quả kiểm tra kháng sinh.

 Tờ khai xuất xứ phải thể hiện đầy đủ thông tin: vùng thu hoạch, tên hộ nuôi, địa chỉ hộ nuôi, ngày thu hoạch;

 Nội dung cam kết của hộ nuôi: phải đầy đủ nội dung cam kết không sử dụng kháng sinh cấm, sử dụng kháng sinh hạn chế sử dụng đúng quy định

 Xem xét giấy cơ sở nuôi có chứng nhận đủ Điều kiện an toàn thực phẩm hoặc bản cam kết sản xuất thực phẩm an toàn do UBND tỉnh/thành phố ký xác nhận và có giấy chứng nhận mã số nhận diện ao nuôi.

 Xem xét kết quả kiểm tra kháng sinh nguyên liệu: đối chiếu thông tin tên, địa chỉ hộ nuôi trên tờ khai và trên phiếu kết quả kiểm tra kháng sinh nguyên liệu, kết quả kiểm tra kháng sinh

- Chỉ nhận những lô nguyên liệu khi kết quả kiểm tra kháng sinh đạt yêu cầu và kết quả đối chiếu thông tin giữa kết quả kiểm tra kháng sinh và trên tờ khai xuất xứ phù hợp.

- Vùng nguyên liệu: K12 huyện Tam Nông Đồng Tháp, Cái Tàu Hạ huyện Châu Thành Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ,

- Giá thành: thay đổi theo thị trường, hiện tại khoảng 28.000 –29.000/kg.

QUI TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM THUỶ SẢN

1.1 Cá tra 昀椀llet

Hình Cá tra 昀椀llet

Tên sản phẩm: Cá tra 昀椀llet đông lạnh

Mô tả: Thịt trắng, không da, không xương, không dè, không mỡ, không đỏ.

Hoá chất xử lý: Không sử dụng phosphate hoặc có sử dụng phosphate.

Kích thước: 60/120; 120/170; 170/220; 200+ (gram/miếng) 2/4; 4/6; 6/8; 8/10; 10+ và 3/5; 5/7; 7/9; 9/11; 11+ (oz/miếng).

- IQF: 1kg, 2kgs, 2.5kgs, 5kgs, 10kgs/PE; 10kgs/thùng chính có dây đai.

- BLOCK: 5kgs/block x 2blocks/thùng; 5kgs/block/thùng chính có dây đai.

1.2 Cá tra 昀椀llet còn da

Hình Cá tra 昀椀llet còn da

Tên sản phẩm: Cá tra 昀椀llet còn da đông lạnh

Mô tả: Còn da, còn mỡ, không xương, sát dè hoặc còn dè (1-2cm, 2-3cm).

Hoá chất xử lý: có sử dụng phosphate

Quy cách đóng gói: Bulk 5kgs, 10kgs/thùng chính có dây đai

1.3 Cá tra nguyên con xẻ bướm

Hình Cá tra nguyên con xẻ bướm

Tên sản phẩm: Cá tra nguyên con xẻ bướm đông lạnh

Mô tả: Còn đầu hoặc không đầu, còn đuôi, làm sạch, bỏ nội tạng.

Hoá chất xử lý: không sử dụng phosphate.

Kích thước: 9con, 10con, 11con, 12con, 13con, 14con, 15con, 16con.

Hình thức đóng gói: Bulk 10kgs/thùng.

Hình Cá tra cắt khúc

Tên sản phẩm: Cá tra cắt khúc đông lạnh

Mô tả: Cá tra cắt khúc rời hoặc cắt khúc dính da, cắt 2-3cm, đuôi dài 8-10cm.

Hoá chất xử lý: không sử dụng phosphate.

Quy cách đóng gói: Bulk 10kgs/thùng chính có dây đai.

1.5 Cá tra nguyên con bỏ đầu

Hình Cá tra nguyên con bỏ đầu

Tên sản phẩm: Cá tra nguyên con bỏ đầu đông lạnh

Mô tả: Cá tra nguyên con bỏ đầu, bỏ đuôi, bỏ nội tạng

Hoá chất xử lý: không sử dụng phosphate

Quy cách đóng gói: Bulk 10kgs/thùng chính có dây đai

1.6 Cá tra nguyên con còn đầu

Hình Cá tra nguyên con còn đầu

Tên sản phẩm: Cá tra nguyên con còn đầu

Mô tả: Bỏ vây, bỏ kỳ, bỏ đuôi, bỏ nội tạng, làm sạch.

Hoá chất xử lý: không xử lý phụ gia

Kích thước: 9-10-11-12 con/thùng chính; 800-1000, 1000-1100, 1100-1200….g/con.

Quy cách đóng gói: IQF/ (IWP) Bulk; 10kgs/PE/thùng chính có dây đai

1.7 Cá tra cuộn hoa hồng

Hình Cá tra cuộn hoa hồng

Tên sản phẩm: Cá tra cuộn hoa hồng đông lạnh

Mô tả: Thịt trắng, không da, không xương, không dè, không mỡ, không thịt đỏ.

Hoá chất sử dụng: có sử dụng phosphate

Đóng gói: Bulk 5kgs/thùng chính có dây đai.

Tên sản phẩm: Surimi cá tra đông lạnh

Mô tả: Cá tra phi lê, tách da và xương, rửa, tách mỡ, tinh lọc, tách nước, phối trộn, định hình, đông block.

Hoá chất xử lý: Đường, STPP, TSPP.

Quy cách đóng gói: 10kgs/block/ctn, 10kgs/block x 2/ctn.

1.9 Surimi cá tra tẩm gia vị

Hình Surimi cá tra tẩm gia vị

Tên sản phẩm: Surimi cá tra tẩm gia vị đông lạnh

Mô tả: Cá tra phi lê, tách da và xương, rửa, tách mỡ, tinh lọc, tách nước, phối trộn, định hình, đông block.

Hoá chất xử lý: Đường, STPP, TSPP.

Quy cách đóng gói: 10kgs/block/ctn, 10kgs/block x 2/ctn.

2 Qui trình sản xuất sản phẩm thuỷ sản

Rửa 4 Quay tăng trọng Rửa 3 Cắt tiết

Rửa 1 a Tách khuôn b Mạ băng,tái đông

Bảo quản, xuất hàng TNNL

Dò kim loại Đóng thùng

Cân 5 Soi ký sinh trùng

Phân cỡ, phân loại Cân 4

Hình Qui trình chế biến

 Đánh giá cảm quan: Nhân viên kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên 10 -

15 con tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu như sau:

- Cá sống, không dị tật, không có dấu hiệu bị bệnh

- Trọng lượng trung bình của cá/con: ≥ 500 gr/con

Sau đó phi lê và kiểm tra:

- Màu sắc: Trắng, hồng, vàng

- Ký sinh trùng và dấu hiệu bị bệnh của cá Nếu cá không có ký sinh trùng và không Có dấu hiệu bị bệnh thì thực hiện tiếp theo

- Nhân viên thu mua gởi mẫu đến phòng thí nghiệm được chỉ định để phân tích kháng sinh cấm, hóa chất cấm như Chloramphenicol (CAP), Nitrofuran (AOZ, AMOZ, AHD, SEM), MG, LMG, Enro昀氀oxacin, Cipro昀氀oxacin, Tri昀氀uraline, Kết quả phân tích sẽ được ghi nhận vào biểu mẫu: KTVN “Báo cáo kết quả kiểm tra vùng nuôi”.

- QC có trách nhiệm thực hiện kiểm tra tình trạng nguyên liệu với các tiêu chí như sau: cá phải còn sống, không dị tật, không có dấu hiệu cá bị bệnh, trọng lượng bình quân của cá/con từ 0,5-3,5kg, size, màu theo qui định nhà máy hoặc theo đơn hàng.

QC lấy mẫu kiểm phi lê cá để kiểm tra ký sinh trùng và dấu hiệu bệnh Kiểm tra các phần dưới mang, thịt, gan cá và xác định tỷ lệ mồi trong nội tạng Nếu phát hiện cá còn sót mồi, QC sẽ báo cáo ngay Nếu phát hiện cá có dấu hiệu bị bệnh, lô hàng sẽ bị từ chối và thông báo đến Ban Giám đốc Tỷ lệ kiểm tra tối thiểu 4 lần/lô/ngày Việc kiểm tra này đảm bảo chất lượng cá trước khi đưa vào nhà máy.

- Cá được tiếp nhận theo cách: Từ dưới ghe cá được cho vào băng tải → được hệ thống điện kéo lên đặt vào bàn cân → cân → cá theo băng tải vào khâu tiếp nhận nguyên liệu (chỉ có cá còn sống và đạt yêu cầu mới được đưa vào phân xưởng sản xuất)

- Cá được vận chuyển nhanh chóng vào khu tiếp nhận, hạn chế tối đa cá bị xay xát nặng

- Thao tác tiếp nhận cần nhanh, gọn, tránh làm cá va đập với nhau

- Mỗi lô nguyên liệu được chuyển đến nhà máy được tiếp nhận càng nhanh càng tốt và phải theo thứ tự: Ghe vận chuyển về trước thì tiếp nhận trước

- Hiệu chỉnh cân cho chính xác trước khi tiếp nhận nguyên liệu

- Công nhân phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi tiếp xúc với sản phẩm, phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động trước khi làm việc theo yêu cầu trong SSOP 05

- Phải vệ sinh sạch sẽ phòng tiếp nhận nguyên liệu Tất cả các dụng cụ tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với sản phẩm đều phải được vệ sinh và khử trùng sạch sẽ theo yêu cầu trong SSOP 03

- Bến lên cá và khu tiếp nhận luôn được giữ sạch sẽ

- Không được tiến hành bất cứ hoạt động nào ngoài hoạt động liên quan tới tiếp nhận nguyên liệu

- Nguyên liệu không được để trực tiếp dưới nền

- Nguyên liệu bị loại (cá dạt ngoài size, cá bị tật, gù lưng, cá có dấu hiệu bị bệnh, …) phải được loại ngay và để vào trong các thùng chứa riêng, có dán nhãn nhận diện phù hợp để tránh nhầm lẫn với cá được tiếp nhận vào quy trình chế biến và phải nhanh chóng chuyển ra khỏi khu tiếp nhận với tần suất không quá 2 giờ tránh hiện tượng nhiễm chéo và làm cản trở sự lưu thông trong khu vực tiếp nhận

- Kết quả kiểm tra ghi nhận vào biễu mẫu giám sát

Cá sau khi tiếp nhận được chuyển đến khu vực các công nhân cắt tiết, tại đây công nhân thực hiện các thao tác như sau:

- Tay thuận cầm dao, tay không thuận giữ thân cá và phần bụng hướng vào người

- Dùng dao cắt ngang yết hầu của cá và nhanh chóng cho vào bồn chứa nước để ngâm với mục đích tách toàn bộ máu ra khỏi cá Cắt hầu phải triệt để nhằm giúp thuận tiện việc thoát máu ra ngoài

- Trong quá trình cắt tiết công nhân loại những cá thể bị dị tật, không đạt cỡ

- Cá sau khi cắt tiết sẽ được ngâm trong bồn từ 15-30 phút, ở nhiệt độ nước thường

- Đảm bảo cá ngập trong nước

- Tần suất thay nước ≤ 2.000 kg/lần

- Cá sau khi ngâm loại bỏ máu nếu sản xuất sản phẩm phi lê sẽ thực hiện phi lê tiếp.

- Cá được cho vào từng rổ sau đó cân để định lượng để chia cho công nhân phi lê.

- Mỗi rổ có mã số của mỗi công nhân để thuận lợi cho việc tính định mức phi lê và quá trình kiểm tra sản phẩm của QC

Phải đảm các vòi nước sử dụng tại các bàn xử lý hoạt động tốt, cung cấp nước thường xuyên Cá sau khi cắt tiết được chuyển đến công nhân phi lê, tại đây công nhân thực hiện các thao tác như sau:

- Đặt cá nằm trên thớt, lưng cá quay về hướng người, bụng quay ra ngoài, đầu cá hướng về tay cầm dao

- Tay thuận cầm dao, tay không thuận giữ chặt đầu cá ngay dưới ngạnh cá

- Dùng dao cắt đứt một đường từ xương chẩm đến vây lưng, lách mũi dao vòng qua vây lưng, rồi rọc thẳng xuống đuôi

Để tách xương cá phi lê, đầu tiên dùng dao tách phần đuôi cá khỏi xương đuôi, sau đó vòng dao tách phần đầu, dè miếng phi lê Tiếp đến, ấn mũi dao để tách xương ở bụng cá ra khỏi miếng thịt cá Cuối cùng, miếng phi lê đã được tách rời khỏi xương cá một cách hoàn chỉnh.

- Phần còn lại thực hiện hoàn toàn tương tự

Sau khi ươm thành phẩm, ấu trùng được chuyển vào rổ để làm công đoạn tiếp theo theo yêu cầu của sản phẩm Chất lượng bán thành phẩm đòi hỏi không bị rách hoặc vỡ nội tạng.

- Cân để tính định mức phi lê.

- Định mức trung bình là 1.3, 3kg nguyên liệu cho ra 1kg phi lê.

- Công nhân cho từng rổ bán thành phẩm đã cân để tính định mức vào máy rửa để rửa sạch máu, tạp chất và giảm bớt lượng vi sinh vật trên bề mặt miếng cá

- Tần suất thay nước rửa ≤ 1.500kg Việc xác định khối lượng bán thành phẩm cho vào máy rửa dựa trên số lượng bán thành phẩm của công nhân phi lê, theo số liệu thống kê.

- Bán thành phẩm sau rửa sẽ được chuyển đến khu vực lạng da trước khi chuyển đến công đoạn tiếp theo

- Trong quá trình xử lý, phụ phẩm phát sinh được cho vào dụng cụ chứa riêng biệt và được vận chuyển đến phòng chứa phụ phẩm với tần suất không quá 2 giờ

- Công nhân xử lý không để bán thành phẩm tiếp xúc với nền đất

- Chỉ những người có trách nhiệm mới được vào khu vực phi lê.

- Việc thực hiện lạng da chỉ áp dụng cho sản phẩm phi lê bỏ da Công nhân thực hiện các thao tác như sau:

TRANG THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY

Chu trình lạnh nén hơi một cấp hoạt động dựa trên nguyên lý: hơi môi chất bay hơi trong thiết bị, về bình chứa áp suất thấp Sau đó, máy nén sẽ nâng áp suất hơi lên cao rồi đưa vào thiết bị ngưng tụ Tại đây, hơi môi chất nhả nhiệt đẳng áp, ngưng tụ thành lỏng có áp suất cao về bình chứa áp suất cao Lỏng cao áp được đưa vào bộ làm mát trung gian, giảm áp suất xuống áp suất bay hơi và được cấp lại bình áp suất thấp thông qua cụm tiết lưu, đồng thời làm giảm nhiệt độ Cuối cùng, môi chất lạnh được đưa vào thiết bị bay hơi, nhận nhiệt từ đối tượng cần làm lạnh, sôi quá hơi Hơi ra khỏi thiết bị bay hơi được hút về bình chứa áp suất thấp do chênh lệch áp suất, tiếp tục quá trình chu trình lạnh.

B1: Mở bơm nước và quạt dàn ngưng

B2: Khởi động máy nén ( nhấn nút Start nếu chạy AUTO )

B3: Mở quạt dàn lạnh trong băng chuyền và tái đông

B4: Mở van cấp dịch vào dàn lạnh trong băng chuyền và tái đông B5: Mở bơm dịch

 Những điều cần lưu ý trước khi vận hành:

- Các van của máy nén đều ở trạng thái mở

- Quan sát áp suất hút, nén, dầu, trung gian, … của máy nén

 Khi vận hành, phải luôn theo dõi

- Các thông số về áp suất, dòng điện, và nhiệt độ của máy nén

- Các tủ điện điều khiển băng chuyền, tái đông, cối đá, tủ đông

- Các bình chứa dịch ( thiếu gas cấp cho dàn lạnh ).

2 Các trang thiết bị trong phân xưởng chế biến

2.1 Máy ngâm cá sau cắt tiết

- Máy dùng để ngâm cá sau khi được cắt tiết và rửa sạch cá trong nhà máy chế biến cá.

- Vật liệu của máy ngâm tiết cá hoàn toàn là thép không gỉ với mục đích chống gỉ trong môi trường ẩm ướt của nhà máy chế biến.

- Bề mặt chất liệu máy đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Cấu tạo máy dễ sử dụng và dễ vệ sinh.

- Bơm nước, motor, tủ điện được bảo vệ kín tránh ẩm ướt.

Hình Máy ngâm cá sau cắt tiết

- Hệ thống tự động, chương trình được cài đặt sẵn, tự động hoá Giúp giảm chi phí sản xuất và cải thiện hiệu quả sản xuất với sản lượng lớn, tiết kiệm nhân công.

- Hệ thống bơm nước sục khí có tác dụng làm sạch tiết cá.

- Có 3 ngăn chứa cá để cá được rửa lần lượt và có băng tải chuyển cá để đưa cá vào công đoạn kế tiếp.

Cách thức vận hành thiết bị

- Điều chỉnh vận tốc băng tải phù hợp.

- Cá sau khi cắt tiết được đưa qua lần lượt 3 ngăn chứa cá.

- Dưới áp lực nước, cá sẽ được ngâm và sạch hoàn toàn tiết cá.

- Sau đó băng tải sẽ chuyển cá lần lượt đến công đoạn tiếp theo.

- Vệ sinh máy sau mỗi ca làm việc.

- Thường xuyên kiểm tra bơm, motor hàng tháng.

- Năng suất: 2000-3000 (kg/h, 12 công nhân thao tác)

- Được sử dụng trong công đoạn 昀椀llet cá trong nhà máy chế biến cá tra 昀椀llet.

- Vật liệu sản xuất hoàn toàn là thép không gỉ với mục đích chống gỉ trong môi trường ẩm ướt của các nhà máy chế biến

- Bề mặt chất liệu sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Cấu trúc bàn 昀椀llet được sản xuất với kết cấu đơn giản, dễ tháo lắp, dễ sử dụng và giúp cho quá trình vệ sinh dễ dàng.

- Miếng cá sau khi 昀椀llet được rửa sạch tạp chất, bụi , máu, chất nhầy, vi sinh trong miếng cá để đưa vào công đoạn sản xuất tiếp theo.

- Vật liệu sản xuất máy hoàn toàn là thép không gỉ với mục đích chống gỉ trong môi trường khắc nghiệt của các nhà máy chế biến và bề mặt chất liệu sản phẩm đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Cấu tạo của máy dễ dàng tháo lắp, vệ sinh.

Hình Bàn 昀椀llet

- Bơm thổi khí: sử dụng công nghệ thổi khí, lấy không khí từ bên ngoài đi vào đường ống, nhằm sục khí để cho mặt cá đảo chiều dễ dàng loại bỏ tạp chất, trong quá trình sục khí, cá khó có thể di chuyển, bơm nước có tác dụng giúp cá di chuyển lên belt để vận chuyển qua công đoạn tiếp theo.

- Motor truyền động, tủ điện được bao kín đảm bảo độ kín nước cho các linh kiện và tăng độ bền cho sản phẩm khi sử dụng trong môi trường ẩm ướt.

- Hệ thống tự động, chương trình được cài đặt sẵn.

- Cung cấp, bơm nước vào máy.

- Điều chỉnh biến tần sao cho tốc độ belt băng tải với vận tốc thích hợp.

- Cá sau khi 昀椀llet được đưa vào máy.

- Dưới áp lực nước, hệ thống bọt khí cá sẽ được ngâm và rửa sạch hoàn toàn.

- Sau đó belt băng tải sẽ chuyển cá lần lượt đến công đoạn tiếp theo.

- Vệ sinh máy sau mỗi ca làm việc.

- Thường xuyên kiểm tra bơm, motor hàng tháng.

- Điện năng tiêu thụ: 0.75 Kw

- Toàn bộ thân máy lạng da cá được làm bằng chất liệu thép không gỉ, bề mặt tiếp xúc đạt tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm và chịu được môi trường khắc nghiệt trong các nhà máy chế biến.

- Lưỡi dao lạng da có thể được điều chỉnh đơn giản cho phù hợp với độ dày, mỏng của từng lại da Được nhập khẩu từ Châu Âu.Đảm bảo chất lượng cá sau khi lạng da.

- Máy có hệ thống phun nước hỗ trợ trong quá trình lạng da được dễ dàng.

- Kết cấu máy với các chi tiết đơn giản, dễ dàng trong việc sử dụng và vệ sinh sau mỗi ca làm việc, an toàn và đáng tin cậy với hiệu suất ổn định.

- Thân máy có bánh xe giúp việc di chuyển máy dễ dàng khi cần thay đổi vị trí.

- Mở van ống dẫn nước.

- Cân chỉnh lưỡi dao và bệ dao cho phù hợp với độ dày loại da được lạng da.

- Mở nguồn máy lạng da.

- Miếng cá được đưa qua bộ phận công tác tách rời da hoàn toàn sạch đến 99%.

- Sau khi lạng da và sau mỗi ca làm việc, nên thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng motor truyền động để tăng độ bền động cơ.

- Tầng trên chuyển rổ cá nguyên liệu, tầng dưới chuyển phụ phẩm sau sửa cá

- Bàn sửa cá dạng công nghiệp đáp ứng được nhu cầu sản xuất với công suất lớn trong nhà máy chế biến cá tra 昀椀llet xuất khẩu.

- Chất liệu bàn sửa cá, chỉnh hình được chế tạo hoàn toàn bằng thép không gỉ ngoại nhập, chịu được môi trường ẩm ướt trong thủy sản và bề mặt sản phẩm đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.

- Điều chỉnh tốc độ phù hợp bằng cách điều chỉnh biến tần.

- Cấp nước vào đường ống xả nước.

- Tắt nguồn khi không sử dụng.

- Vệ sinh sau mỗi lẫn sử dụng.

- Máy có 8 tay gạt, phân 9 cỡ cá

- Băng tải bằng nhựa chuyên dụng

- Băng tải bền, chắc chắn, vệ sinh dễ dàng, kháng hóa chất nên tuổi thọ cao hơn hẳn các loại băng tải khác.

- Không hấp thụ mùi, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, chất liệu băng tải đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Chi phí xử lý băng tải thấp, không độc hại, cải thiện môi trường sinh thái nên sẽ tiết kiệm chi phí trong nhiều năm sử dụng.

- Năng suất cao, giảm chi phí công nhân.

- Năng suất: 50 Kg/lần quay

Hình Máy quay tăng trọng

Toàn bộ thân máy trộn phụ gia và máy quay tăng trọng được chế tạo từ chất liệu thép không gỉ đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh trong quá trình chế biến thực phẩm, đồng thời có khả năng chống chọi tốt với môi trường ẩm ướt trong nhà máy, là lựa chọn lý tưởng cho các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm.

Cánh trộn của máy trộn phụ gia, máy quay tăng trọng chuyên dụng được thiết kế với cánh xoắn phù hợp nhằm tối ưu hóa quá trình trộn Nhờ vậy, sản phẩm sau khi được xử lý sẽ đạt độ đồng đều, chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.

- Cụm truyền động và tủ điện điều khiển được bảo vệ trong hộp kín đảm bảo an toàn trong quá trình máy vận hành và tăng độ bền động cơ.

- Tiết kiệm điện năng, lượng nước sử dụng.

- Thay thế công việc thủ công nặng nhọc giúp giảm chi phí và tăng năng suất sản xuất với với sản lượng lớn.

- Máy được cấu tạo trên nguyên lý hoạt động tự động với chương trình dễ dàng cài đặt

- Nguyên liệu và phụ gia được đổ vào bồn trộn theo tỉ lệ phù hợp.

- Mở nguồn, tùy chỉnh cài đặt các chỉ số hoạt động của máy trên tủ điện cho phù hợp và tự động.

- Máy hoạt động quay tròn với kết cấu cánh xoắn phối trộn đều để sản phẩm sau khi trộn đạt chất lượng.

- Thân máy sản xuất theo kết cấu quay tròn và chuyển động trên bánh xe.

- Quay tăng trọng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.

2.8 Máy cấp đông (băng chuyền dạng mặt phẳng)

- Nguyên lý tác động sử dụng hàng nghìn luồng khí có nhiệt độ siêu lạnh và áp suất – vận tốc – thể tích lớn, phun trực tiếp lên cả mặt trên và mặt dưới của sản phẩm Kết quả là quá trình cực nhanh phá hủy các rào cản nhiệt xung quanh sản phẩm và đóng băng lõi trong vòng vài phút.

- Nhờ nguyên lý va đập, sự hình thành tinh thể đá bên trong các sản phẩm đông lạnh là tối thiểu và giúp bảo lưu cấu trúc tế bào, mùi, hình dạng và mùi vị Nguyên tắc này làm giảm thêm tình trạng mất nước và tiết kiệm năng lượng vận hành.

 Tấm cách nhiệt máy cấp đông

- Tấm tường và trần cách nhiệt PU dày 150mm, tỷ trọng

40÷42kg/m 3 ,làm bằng vật liệu Inox 304.

- Tấm sàn cách nhiệt PU dày 150mm, tỷ trọng 40÷42kg/m 3 , làm bằng vật liệu Inox 304 Thiết kế chống nước hoàn toàn, thoát nước dễ dàng.

PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY .59 VI HỆ THỐNG QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG ĐANG ÁP DỤNG TẠI NHÀ MÁY

 Sơ đồ tổ chức công ty

Hình Sơ đồ tổ chức công ty

- Về tổ trưởng: là người trực tiếp phân công và hướng dẫn cho công nhân công việc ngày hôm đó và cũng làm những việc tương tự như công nhân.

- Về KCS(QC): trực tiếp kiểm tra chất lượng cảm quan và đánh giá sơ bộ về sản phẩm trước khi cho vào cấp đông Cũng là người trực tiếp làm việc với tổ trưởng Khi không còn hàng kiểm tra thì họ cũng sẽ làm tiếp những công việc của công nhân.

- Về quản đốc: sẽ kiểm tra và điều hành toàn bộ qui trình của một sản phẩm.

VI HỆ THỐNG QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG ĐANG ÁP DỤNG TẠI NHÀ MÁY

1 Hiện trạng áp dụng vệ sinh an toàn thực phẩm

- Công nhân xử lý sản phẩm phải rửa tay, cổ tay: trước khi đi vào khu vực chế biến, sau khi đi vệ sinh, hút thuốc, ăn uống, xử lý thực phẩm thải, rác hay hóa chất tẩy rửa.

- Sau khi rửa tay, phải lau khô tay bằng khăn giấy dùng một lần, khăn bông sạch hoặc máy thổi khô Không được để móng tay dài.

- Khi có vết thương trên da, công nhân không được tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, phải được băng ngay bằng loại băng không thấm nước.

- Không khạc nhổ bừa bãi trong khu vực chế biến hoặc kho Không hút thuốc hoặc ăn trong phân xưởng sản xuất.

- Công nhân chế biến thủy sản trong thời gian làm việc phải:

+ Mặc quần áo bảo hộ và đi ủng.

+ Đội mũ bảo hộ che chắn hoàn toàn tóc Không chải tóc khi ở trong khu vực sản xuất hoặc kho.

+ Tại những nơi xử lý sản phẩm yêu cầu vệ sinh cao, công nhân phải đeo khẩu trang che kín miệng, mũi và râu (với người có râu).

+ Nếu sử dụng găng tay, phải đảm bảo găng tay sạch, hợp vệ sinh và không bị thủng.

- Quần áo bảo hộ phải được cơ sở chế biến tập trung giặt sạch sau mỗi ca sản xuất Công nhân không được mặc quần áo bảo hộ ra ngoài khu vực sản xuất.

- Công nhân chế biến không được đeo đồ trang sức, đồ vật dễ rơi,hoặc đồ vật gây nguy cơ mất vệ sinh trong khi đang làm việc.

- Quần áo, vật dụng cá nhân của công nhân phải để bên ngoài khu vực chế biến.

Dụng cụ thiết bị nhà xưởng

- Làm sạch khu vực/phòng/xưởng sản xuất, nhà vệ sinh và thiết bị rửa, nhà kho mỗi ngày.

- Sử dụng đúng loại hóa chất để làm sạch thiết bị, đảm bảo không dư lượng thực phẩm và rửa thiết bị bằng nước sạch có chất lượng ngang nước uống.

- Làm sạch ngay, không để thiết bị dơ bẩn cho đến cuối.

- Giữ tất cả dụng cụ, thực phẩm và thiết bị khỏi sàn.

- Không sử dụng trang thiết bị hỏng hoặc bẩn.

Nước sử dụng trong chế biến sản phẩm

- Nước sử dụng cho chế biến thực phẩm phải sạch và không chứa các chất ô nhiễm khác, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn nước để uống và sinh hoạt theo quy định của Bộ Y tế.

- Cơ sở sản xuất phải có đầy đủ nước sạch, đủ áp lực cung cấp cho quá trình làm sạch, chế biến thực phẩm Thiết bị chứa nước phải được thiết kế phù hợp cho việc dự trữ và sử dụng hợp vệ sinh.

- Nước đá: Nước đá dùng cho ăn uống và bảo quản thực phẩm phải được sản xuất từ nguồn nước sạch và phải được bảo quản, vận chuyển hợp vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế.

Chất thải trong quá trình sản xuất gồm chất thải rắn, chất thải lỏng. Cần thực hành tốt kiểm soát chất thải, phải quy hoạch từ trước khi thực hiện sản xuất về hệ thống thu gom và xử lý bao gồm cả việc tổ chức loại bỏ ra khỏi khu vực sản xuất.

2 Hệ thống quản lý chất lượng tại nhà máy

- Ngày chứng nhận 8/10/2022, hạn sử dụng 28/2/2024.

- Phạm vi kiểm soát: giết mổ, phi lê, cắt nhỏ, cấp đông và đóng gói trong túi PE hoặc PA có hoặc không có túi hút chân không nguyên liệu đông lạnh Pangasius bocourti /Pangasius hypopthalmus và chế biến surimi cá tra đông lạnh đóng túi PE.

- Ngày chứng nhận 8/10/2022, hạn sử dụng 5/2/2024.

Các công đoạn trong quy trình chế biến chả cá basa đông lạnh bao gồm: Phi lê, cắt, cấp đông nguyên liệu cá basa; lọc xương, tách mỡ, thêm đường và tách nước; tạo hình và cấp đông chả cá basa surimi Sản phẩm được đóng gói trong túi PE để đảm bảo vệ sinh và chất lượng.

PA có hoặc không hút chân không.

- Ngày chứng nhận 17/10/2022, hạn sử dụng 16/10/2023.

- Phạm vi kiểm soát: chế biến cá tra đông lạnh.

- Ngày chứng nhận 31/3/2021, hạn sử dụng ngày 30/3/2024.

Phạm vi chế biến cá tra đông lạnh bao gồm các công đoạn như cắt, phi lê, cấp đông và đóng gói trong PE hoặc túi có hoặc không hút chân không Bên cạnh đó, hoạt động chế biến surimi cũng nằm trong phạm vi kiểm soát.

- Ngày chứng nhận 20/12/2020, hạn sử dụng đến ngày 19/12/2023.

- Phạm vi kiểm soát: chế biến cá tra nguyên liệu đông lạnh bao gồm cắt, phi lê, cấp đông và đóng gói trong túi PE hoặc túi PAG có hoặc không hút chân không Chế biến surimi.

- Ngày chứng nhận 21/8/2022, hạn sử dụng đến ngày 20/8/2025.

3 Đánh giá tình hình áp dụng vệ sinh và an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất

- Kiểm soát chất lượng nguyên liệu đạt yêu cầu, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các mối nguy đáng kể cho sản phẩm sau này và chế biến ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Các chất phụ gia, hoá chất có sử dụng trong sản phẩm được kiểm soát đúng dung lượng, nồng độ phù hợp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

- Các trang thiết bị, máy móc trong xưởng chế biến luôn được vệ sinh làm sạch sau khi hết ca làm việc đáp ứng vệ sinh sản xuất.

- Công nhân viên khi vào xưởng có ý thức làm vệ sinh sạch tay bằng xà phòng, mang găng tay và ủng được ngâm trong nước chlorine.

- Bảo quản sản phẩm, tách riêng cụm sản phẩm nhằm ngăn ngừa sự lây nhiễm vi sinh vật từ môi trường bên ngoài và chờ xuất hàng.

4 Hệ thống xử lý nước thải và hệ thống cấp nước

4.1 Hệ thống xử lý nước thải

4.1.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải

Hình Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải

Ngày đăng: 31/07/2024, 17:11

w