1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh lao động tại tổng công ty điện lực miền bắc

99 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc
Tác giả Phạm Quốc Bình
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thu Huyền
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Quản lý công
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Quản lý công
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Trong những năm qua, đặc biệt từ khi có Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã nhanh chóng tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, vệ

Trang 1

………/……… ……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHẠM QUỐC BÌNH

TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN,

VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY

ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, NĂM 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

………/………

BỘ NỘI VỤ

……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHẠM QUỐC BÌNH

TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN,

VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY

ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Chuyên ngành: Quản lý công

Mã số: 8 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THU HUYỀN

HÀ NỘI, NĂM 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Cam đoan của tác giả đề tài “Tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn,

vệ sinh lao động tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc”

Tên tôi là Phạm Quốc Bình, tôi xin cam kết đây là công trình khoa học

do bản thân tôi tự thu thập thông tin, các tài liệu và trải qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu việc thực hiện pháp luật về an toàn nói chung và thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc để hoàn thành luận bản luận văn này Bản luận văn này hoàn toàn không sao chép của bất kỳ ai

Tác giả luận văn

Phạm Quốc Bình

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được bản luận văn này, trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Nguyễn Thu Huyền, người đã dành cho tôi nhiều thời gian, tâm huyết, tận tình hướng dẫn, gợi mở những nội dung mang tính định hướng để từ đó tôi có thể nghiên cứu, học hỏi và tích lũy được thêm rất nhiều kiến thức chuyên môn cũng như các kiến thức quý báu khác trong quá trình hoàn thiện luận văn này

Tôi cũng xin gửi lời chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo, các thầy cô tại Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thiện luận văn này, trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc và lãnh đạo, cán bộ Cục An toàn vệ sinh lao động - Bộ LĐTBXH, cũng như gia đình của tôi đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành được bản luận văn này

Tác giả luận văn

Phạm Quốc Bình

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC 9

1.1 Các khái niệm liên quan 9

1.1.1 Khái niệm an toàn và vệ sinh lao động trong lĩnh vực điện lực 9

1.1.2 Khái niệm tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực điện lực 10

1.2 Đặc điểm, chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực điện lực 12

1.2.1 Đặc điểm tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động 12

1.2.2 Chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động 17

1.3 Nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực điện lực 20

1.3.1 Ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành, kế hoạch triển khai thực hiện 20

1.3.2 Công tác thông tin, tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động tại các đơn vị thuộc Tổng công ty 24

1.3.3 Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện an toàn lao động đối với các đơn vị trực thuộc Tổng công ty hoạt động trên địa bàn các tỉnh 27

1.3.4 Tổ chức thực hiện quản lý các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động 29

Trang 6

1.3.5 Tổ chức thực hiện thống kê, khai báo, điều tra tai nạn lao động 33

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực điện lực 34

1.4.1 Yếu tố kinh tế và lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh 34 1.4.2 Yếu tố về pháp luật 36 1.4.3 Yếu tố ý thức pháp luật và đạo đức của các chủ thể tham gia quan

hệ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động 36 1.4.4 Yếu tố hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 37 1.4.5 Yếu tố tài chính, kinh phí thực hiện 37 Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN

TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC 392.1 Khái quát về Tổng công ty Điện lực miền Bắc 39

2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng công ty Điện lực miền Bắc 39 2.1.2 Cơ cấu, tổ chức bộ máy của Tổng công ty Điện lực miền Bắc 40

2.2 Phân tích thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc 42

2.2.1 Công tác ban hành văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện pháp luật về

an toàn, vệ sinh lao động tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc 42

2.2.2 Thực trạng tổ chức thực hiện lập lịch làm việc và kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh lao động 42

Bảng so sánh khối lượng công việc từ năm 2019 đến năm 2023 43

2.2.3 Thực trạng tổ chức thực hiện quản lý đánh giá rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động 44 2.2.4 Thực trạng công tác trang bị dụng cụ an toàn và bảo hộ lao động 47

Trang 7

2.2.5 Thực trạng tổ chức thực hiện quản lý các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động 51 2.2.6 Thực trạng tổ chức thực hiện thống kê, khai báo, điều tra tai nạn lao động 53

2.3 Đánh giá việc tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc 55

2.3.1 Những kết quả đạt được trong tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc 55 2.3.2 Tồn tại, hạn chế trong tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc 57 2.3.3 Tồn tại, hạn chế trong tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc 60 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ

CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC 623.1 Quan điểm nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc 62

3.1.1 Tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc cần thực hiện trên cơ sở đường lối, chủ chương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước 62 3.1.2 Các cấp ủy đảng, lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động 63 3.1.3 Tổng công ty Điện lực miền Bắc tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động 64

Trang 8

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc 65

3.2.1 Nhóm các giải pháp chung 65 3.2.2 Nhóm giải pháp cụ thể góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc 74

KẾT LUẬN 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATVSLĐ : An toàn vệ sinh lao động BNN : Bệnh nghề nghiệp

BHLĐ : Bảo hộ lao động VSLĐ : Vệ sinh lao động ATVSLĐ : An toàn vệ sinh lao động BHXH : Bảo hiểm xã hội

ĐLMB : Điện lực miền Bắc EVNNPC : Tổng công ty Điện lực miền Bắc

DN : Doanh nghiệp ILO : Tổ chức lao động quốc tế LĐLĐ : Liên đoàn lao động LĐTBXH : Lao động thương binh xã hội NLĐ : Người lao động

NSDLĐ : Người sử dụng lao động QLNN : Quản lý nhà nước

QPPL : Quy phạm pháp luật TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TNLĐ : Tai nạn lao động PATCTC&BPAT : Phương án tổ chức thi công và biện

pháp an toàn

PCT : Phiếu công tác LCT : Lệnh công tác

PTT

CV : Phiếu thao tác : Công việc

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta luôn coi việc bảo đảm ATVSLĐ là lợi ích thiết thực nhất đối với người lao động được thể hiện rõ qua Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc qua các nhiệm kỳ Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng khóa XI chỉ rõ "Chăm lo bảo hộ lao động; cải thiện điều kiện làm việc; hạn chế tai nạn lao động" Khoản 2 Điều 35 Hiến pháp năm

2013 quy định: "Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi”

Ngày 19/3/2024 Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới Trong đó đề ra yêu cầu “ Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới”

Ngày 25/6/2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 (sau đây gọi là Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015) Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015

ra đời đã tạo cơ sở hành lang pháp lý quan trọng cho công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các cơ quan tổ chức trong và ngoài khu vực nhà nước nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động

Trong những năm qua, đặc biệt từ khi có Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã nhanh chóng tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động đến 27 tỉnh, thành phố miền Bắc và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng như: bảo đảm an toàn, sức khỏe người lao động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề

Trang 11

nghiệp, cải thiện điều kiện lao động công tác giáo dục, tuyên truyền, huấn luyện, tư vấn ATVSLĐ được đẩy mạnh, từng bước hình thành phong trào thi đua bảo đảm ATVSLĐ, xây dựng văn hóa an toàn trong lao động Vì vậy, tần suất tai nạn lao động chết người trong một số lĩnh vực có nguy cơ cao (khai thác khoáng sản, xây dựng, sử dụng điện ), tỷ lệ người mắc mới bệnh nghề nghiệp hằng năm có xu hướng giảm, sức khỏe của người lao động nhìn chung được bảo đảm, góp phần bảo vệ nguồn nhân lực xã hội, thúc đẩy phát triển sản xuất, ổn định xã hội và hội nhập quốc tế

Bên cạnh những kết quả đạt được đó, việc tổ chức thực hiện pháp luật về

an toàn, vệ sinh lao động tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc còn tồn tại một

số hạn chế nhất định như: Việc tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ của Tổng công

ty Điện lực miền Bắc chưa nghiêm, nhất là trong các công ty điện lực ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa; nhiều công ty Điện lực của các tỉnh, thành thực hiện các quy định chỉ để đối phó sự kiểm tra của cơ quan quản lí nhà nước Số lượng người được huấn luyện về ATVSLĐ năm sau tăng so với năm trước nhưng vẫn đạt tỷ lệ thấp, còn cách xa so với tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động, nhiều người lao động chưa được huấn luyện ATVSLĐ Tuy tai nạn lao động đã bước đầu được kiểm soát, nhưng vẫn còn xảy ra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng

Từ sự phân tích và luận giải trên, học viên lựa chọn đề tài “Tổ chức

thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc” làm Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công đáp ứng yêu cầu

về mặt lý luận và thực tiễn hiện nay

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Tác giả luận văn dự kiến tổng quan các luận văn, đề tài, sách, bài báo có liên quan đến tên đề tài Từ đó rút ra những khoảng trống mà các công trình trước chưa nghiên cứu hoặc đã nghiên cứu nhưng chưa được làm rõ

Trang 12

Bài viết “Về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo đảm an

toàn, vệ sinh lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động” của tác giả Đỗ Thị

Dung trên Tạp chí Luật học, số 12/2011 Tác giả tập trung làm rõ trách nhiệm của doanh nghiệp ở ba khía cạnh chính là thực hiện tiêu chuẩn ATVSLĐ, bảo đảm sức khỏe của NLĐ và trách nhiệm khi NLĐ xảy ra TNLĐ, BNN Bài viết

đã cho thấy vai trò và tầm quan trọng của doanh nghiệp trong công tác đảm bảo ATVSLĐ

Nguyễn An Lương trong sách chuyên khảo "Bảo Hộ Lao động” (2012)

đã nêu “Thực trạng công tác quản lý ATVSLĐ ở Việt Nam hiện nay và đề xuất giải nâng cao hiệu quả công tác quản lý ATVSLĐ” Đây là cuốn sách được xuất bản bởi một Chuyên gia đầu ngành về bảo hộ lao động nói riêng, ATVSLĐ nói chung đã có nhiều năm làm công tác nghiên cứu, quản lý về BHLĐ chỉ đạo và là tác giả trực tiếp giữ vai trò chủ biên Cuốn sách đã tập hợp được những kiến thức quý giá, là một tài liệu rất bổ ích đề cập một cách đầy đủ nhất đến những vấn đề cơ bản của công tác BHLĐ

Trần Trọng Đào (2013), “Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về an

toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam”, Tạp chí Nghề luật, số 01 Tác giả đã phân

tích thực trạng pháp luật và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về ATVSLĐ

Nguyễn Hiền (2017), “Công đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền,

huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 550

Bài viết của tác giả đã nêu lên vai trò, vị trí và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng như trong việc huấn luyện ATVSLĐ hiện nay…

Hà Tất Thắng (2015), “Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động tại

các doanh nghiệp khai thác đá ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Nội dung cơ bản

của Luận án này chủ yếu xoay quanh việc phân tích các cơ sở (lý luận và thực

Trang 13

tiễn) cũng như thực trạng việc quản lý nhà nước về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp khai thác đa Từ đó, tác giả đã đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp khai thác đá

Cần Thủy Dung (2013), “An toàn vệ sinh lao động, vệ sinh lao động

theo pháp luật lao động Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Trong phạm vi nghiên

cứu của luận văn, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật lao động Việt Nam về vấn đề ATVSLĐ, VSLĐ Cụ thể quy định về an toàn nghề nghiệp, bảo vệ sức khỏe, quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, các quy định khắc phục hậu quả TNLĐ, BNN… Qua đó, tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy định pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tế

Nguyễn Thu Hằng (2017), Quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các DN nhỏ và vừa ở Việt Nam, luận án tiến

sĩ, chuyên ngành quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia [12] Trong công trình này tác giả đã tổng thuật thành quả nghiên cứu về ATVSLĐ của một số tác giả trong và ngoài nước, phân tích thực trạng QLNN theo Luật

An toàn, vệ sinh lao động trong các DN của Việt Nam, tìm ra một số hạn chế và kiến nghị một số giải pháp đáng quan tâm như: Xây dựng và điều chỉnh các văn bản pháp luật về ATVSLĐ cho phù hợp với điều kiện Việt Nam; Cải tiến công tác tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về ATVSLĐ, chú trọng vai trò của Hội đồng ATVSLĐ các cấp; tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật tại DN; Xây dựng chương trình hỗ trợ DN thực hành hệ thống quản lý ATVSLĐ

Lê Vân Trình trong “Quản lý môi trường lao động” (2017) và “Giáo trình quản lý ATVSLĐ”, Đại học Công đoàn (2017) đã tổng hợp các hệ thống quản lý ATVSLĐ trên thế giới và các phương thức quản lý tốt Trong đó tác

Trang 14

giả có đề cập tới phương thức quản lý “Chi phí-Lợi ích”, đề xuất phương pháp tính toán thiệt hại do ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường lao động

Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hải Yến (2012) với đề tài: "Quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động theo pháp luật lao động Việt Nam" Trong đó, đã đề cập đến một số nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về ATVSLĐ, đề xuất một số quan điểm ý tưởng và một số giải pháp hoàn thiện, cơ chế áp dụng pháp luật về ATVSLĐ để góp phần ngăn chặn, phòng ngừa TNLĐ, BNN ở Việt Nam

- Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp

giao thông đường bộ Việt Nam Luận án tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế của

Đàm Khắc Cử (2021) [26] Trong nghiên cứu này, tác giả đã, thông qua việc khảo sát thực trạng QLNN về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp giao thông đường bộ, chỉ ra các hạn chế, bất cập của QLNN và đề xuất một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện QLNN về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp giao thông đường bộ ở Việt Nam, đó là: hoàn thiện khung khổ pháp lý về ATVSLĐ; kiện toàn bộ máy QLNN về ATVSLĐ; nâng cao chất lượng truyên truyền và tập huấn nghiệp vụ quản lý ATVSLĐ; cải thiện chất lượng thanh tra ATVSLĐ và áp dụng công nghệ hiện đại vào QLNN nói chung, QLNN lĩnh vực ATVSLĐ nói riêng

Tuy vậy, nghiên cứu về Tổ chức thực hiện pháp luật trong ATVSLĐ của ngành điện lực, đặc biệt là tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh lao động tại một doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Điện lực miền Bắc thì chưa

có công trình nghiên cứu nào Luận văn này là một nghiên cứu theo hướng như vậy nhằm đánh giá công tác triển khai tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh lao động của ngành điện lực nói chung, của Tổng công ty Điện lực miền Bắc nói riêng và đứng trên quan điểm của doanh nghiệp để nghiên cứu, từ đó góp phần thực hiện tốt nhất những yêu cầu nghiêm ngặt việc thực hiện pháp

Trang 15

luật về ATVSLĐ, đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng cho người lao động, bảo vệ thiết bị, máy móc, đảm bảo cung ứng, phân phối nguồn năng lượng vô cùng quan trọng và thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng; đảm bảo điều kiện cho phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng của đất nước và người dân

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc, luận văn đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tổ chức thực hiện pháp luật về

an toàn, vệ sinh lao động

- Phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn,

vệ sinh lao động tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc

- Đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động của các tổ chức, cá nhân được trao quyền thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ năm 2019 – 2023

Phạm vi nghiên cứu về không gian: Tổng công ty Điện lực miền Bắc

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được triển khai thực hiện dựa trên Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

Trang 16

- Phương pháp luận: luận văn dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu: chủ yếu là phân tích số liệu thứ cấp, thông qua thống kê, đối chiếu, so sánh; phân tích, tổng hợp, khái quát hóa

Phương pháp thống kê: phương pháp này có tác dụng hệ thống các tư liệu, số liệu thu thập được để phục vụ cho việc phân tích, lý giải những nội dung của từng phần, từng chương

Phương pháp đối chiếu, so sánh: đối chiếu, so sánh (gọi tắt là đối sánh)

là so sánh hai chiều:

- Chiều thời gian: đối sánh tình hình, số liệu trong vòng 5 năm trở lại đây

- Chiều không gian: đối sánh tình hình tổ chức thực hiện pháp luật về

an toàn lao động

Phương pháp phân tích, tổng hợp: kết hợp với các phương pháp trên là các phương pháp phân tích, tổng hợp, một phương pháp thường gặp khi xử lý, giải quyết một vấn đề, một vụ việc, một đề tài khoa học

Tuỳ từng phần, từng nội dung khác nhau mà một hay một số phương pháp trên sẽ được sử dụng

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận Tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

- Về thực tiễn: Phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc Trên cơ

sở đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc

Trang 17

7 Bố cục của Luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực điện lực

Chương 2 Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc

Chương 3 Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện

pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc

Trang 18

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC

1.1 Các khái niệm liên quan

1.1.1 Khái niệm an toàn và vệ sinh lao động trong lĩnh vực điện lực

Một trong số những ngành nghề có mức độ nguy hiểm cao và khả năng gây mất an toàn vệ sinh lao động bậc nhất hiện nay là ngành điện lực Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ người tai nạn lao động trong ngành điện ngày càng cao, hầu hết do thiếu sự hiểu biết trong công tác đào tạo nghề nghiệp

Điện năng chiếm vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, tuy nhiên nó cũng tồn tại không ít mối nguy hiểm với người lao động trong lĩnh vực này Theo số liệu thống kê, hàng năm thường xảy ra không ít những vụ tai nạn lao động liên quan đến giật điện, tùy theo từng mức điện áp và cách tiếp xúc tạo ra nguy cơ điện giật nhẹ hoặc nặng, mức độ điện phóng, điện từ trường, mà có thể làm tê liệt hệ hô hấp, tim mạch, thần kinh hoặc gây cháy, bỏng người lao động Mức độ ảnh hưởng lớn hơn có nguy cơ cháy do chập điện, phóng điện

Bên cạnh đó, số vụ tai nạn trong lao động nặng có thể dẫn đến chết người vẫn tồn tại, bởi lẽ do sự chủ quan và xem thường mức độ nguy hiểm của ngành nghề nên đã dẫn đến sự cố đáng tiếc và hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội

Một trong những nguyên nhân gây nên tai nạn ngành điện lực chủ yếu là

do sơ suất, mất cảnh giác dẫn đến những thao tác sai, công việc xảy ra gián đoạn Bên cạnh đó, một số cán bộ nhân viên ngành điện lực không trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng mềm như chưa tham gia huấn luyện, tập huấn nghiêm túc nên dẫn đến những hậu quả đáng tiếc Hoặc cũng có thể do trang thiết bị bảo

hộ, dụng cụ cách điện chưa tốt không đáp ứng đủ sự yêu cầu của ngành này

Trang 19

Ai cũng biết, ngành điện lực là một trong những ngành nghề tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh lao động bậc nhất Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ tai nạn lao động nghiêm trọng, tình trạng bị thương do chưa có sự hiểu biết và được trải nghiệm công tác đào tạo an toàn vệ sinh lao động gây ra ngày một tăng cao Đòi hỏi cần có sự quan tâm đặc biệt hơn nữa của nhà nước, các doanh nghiệp vào công tác an toàn, vệ sinh lao động, đặc biệt đối với ngành điện lực

Theo tác giả luận văn, ATVSLĐ trong ngành điện lực được hiểu là hệ thống những giải pháp về tổ chức, quản lý, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật

mà nhà nước, tổ chức sử dụng lao động và bản thân NLĐ phải thực hiện nhằm ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, ngăn ngừa việc gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động đi đôi với các giải pháp đối phó với những ảnh hưởng từ quá trình lao động có thể làm cho người lao động suy giảm sức khỏe trong ngành điện lực

1.1.2 Khái niệm tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực điện lực

Pháp luật xuất hiện trong mọi mặt của đời sống và là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện việc tổ chức và quản lí xã hội Thông qua pháp luật, con người được sống và làm việc trong một môi trường an toàn và có kỷ luật Vai trò của pháp luật có thể được xem xét ở nhiều góc độ, mức độ, nhiều khía cạnh và nhiều chiều khác nhau Bất cứ một quốc gia nào cũng cần ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật để nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ cơ bản của con người cũng như sự phát triển của đất nước mình

Theo quy định của pháp luật, ta có thể hiểu tổ chức thực hiện pháp luật

là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định

Trang 20

Từ sự phân tích và luận giải trên, theo tác giả luận văn có thể hiểu tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực điện lực

là hoạt động và sự phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sản xuất, kinh doanh và người lao động nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động và cộng đồng

Tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực điện lực bao gồm các nội dung chính sau:

- Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực điện lực:

+ Các luật, nghị định, thông tư, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện + Phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước

- Tổ chức triển khai, hướng dẫn, giám sát, thanh tra việc thực hiện pháp luật:

+ Các cơ quan quản lý như Bộ Công Thương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

+ Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị trực thuộc

+ Tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên trong các đơn vị sản xuất, truyền tải, phân phối điện

- Xử lý vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động:

+ Áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính, bồi thường thiệt hại, truy cứu trách nhiệm hình sự

+ Ngừng cung cấp dịch vụ đối với người dân doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng về an toàn, vệ sinh lao động

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về an toàn, vệ sinh lao động:

+ Đối với người sử dụng lao động, người lao động và các đối tượng liên quan

Trang 21

+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức kỹ thuật an toàn

- Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực điện lực và triển khai, hướng dẫn, giám sát, thanh tra việc thực hiện pháp luật của các đơn vị trong Tổng công ty đồng thời đã thực hiện tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người lao động theo thông tư nghị định về công tác an toàn, vệ sinh lạo động

1.2 Đặc điểm, chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực điện lực

1.2.1 Đặc điểm tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

Một là, tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong

lĩnh vực điện lực mang tính chất khoa học kĩ thuật rõ nét

Các biện pháp nhằm hạn chế, loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại đến sức khỏe người lao động trong môi trường làm việc đều dựa trên những

cơ sở khoa học- tự nhiên và được thực hiện bằng các giải pháp kinh tế Nó bao gồm các hoạt động điều tra, kiểm soát điều kiện lao động; phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm, có hại đối với người lao động; giải quyết xử lý điều kiện, môi trường lao động; ban hành các tiêu chuẩn kĩ thuật

về an toàn, vệ sinh lao động đối với từng ngành nghề, lĩnh vực; cải tiến trang

thiết bị kĩ thuật, công nghệ sản xuất…

Do đặc thù nói trên nên phần lớn các quy định điều chỉnh hoạt động

an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh lao động cũng mang tính chất khoa học- kĩ thuật Như vậy, tính khoa học và tính pháp lý sẽ cùng tồn tại trong rất nhiều quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động Các quy định về tiêu chuẩn ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không khí, độ ồn, độ rung, nồng độ bụi tối đa trong môi trường làm việc… là những quy định thể hiện kết quả cuối cùng của việc

Trang 22

nghiên cứu các yếu tố khoa học- kĩ thuật, sinh học trong môi trường làm việc

và sự ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của người làm việc trong môi trường tương ứng Với việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chuyển hóa các kết quả này thành các quy định có tính quy phạm về an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh lao động trong các văn bản pháp luật có hiệu lực bắt buộc chung trong phạm vi toàn quốc hoặc trong phạm vi từng ngành đã cho thấy tính khoa học

kĩ thuật là một trong những đặc điểm riêng biệt của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh lao động so với các chế định pháp luật lao động khác

Một trong những khía cạnh quan trọng của công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh lao động là ban hành và quản

lý thống nhất hệ thống quy phạm, tiêu chuẩn kĩ thuật về an toàn, vệ sinh laođộng Theo quy định hiện hành, các bộ ngành chức năng có trách nhiệm phối hợp với nhau trong việc ban hành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh lao động Về hình thức, các quy định, tiêu chuẩn về an toàn- vệ sinh lao động chứa đầy đủ những yếu tố của một quy phạm pháp luật (như tính bắt buộc chung) Bên cạnh đó, về nội dung còn chứa đựng những yêu cầu về mặt kĩ thuật nghiêm ngặt dựa trên cơ

sở nghiên cứu khoa học về an toàn, vệ sinh lao động Những quy chuẩn này (150 loại )có thể được áp dụng ở cấp Nhà nước hoặc cấp ngành nhằm mục đích hạn chế, ngăn ngừa các bệnh nghề nghiệp trong quá trình lao động

Đối tượng quản lý về ATVSLĐ của Luật an toàn, vệ sinh lao động là các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn,

vệ sinh lao động trong cả nước Trước đây, các thiết bị, máy móc trên được quản lý theo tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành, hiện nay những quy phạm an toàn thường mang tên gọi chung là “ tiêu chuẩn Việt Nam” Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc ban hành các “tiêu chuẩn Việt Nam” nhưng do điều kiện về kinh phí hạn chế (3-5 triệu/1 Tiêu chuẩn Việt Nam), chịu ảnh hưởng

Trang 23

của hệ thống tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động của Liên Xô cũ một số tiêu chuẩn đã cũ, nội dung đã lạc hậu không phù hợp với khu vực và quốc tế như các quy phạm về an toàn vệ sinh lao động trong hầm lò than, điện lực, nồi hơi, các thiết bị nóng cần được xem xét lại tiêu chuẩn và ban hành tiêu chuẩn mới phù hợp

Hai là, tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong

lĩnh vực điện lực mang tính bắt buộc cao

Để các giải pháp khoa học- kĩ thuật về an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện, Nhà nước đã thể chế các biện pháp này thành quy định, tiêu chuẩn, yêu cầu cụ thể có tính chất bắt buộc chung đối với các đơn vị sử dụng lao động, các cá nhân người lao động và các chủ thể có liên quan trong quá trình

áp dụng pháp luật Có thể thấy, phần lớn các văn bản pháp luật trong lĩnh vực

an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh lao động đều chứa đựng các quy định

“cứng”, không thể thỏa thuận giữa các chủ thể khi tham gia, ví dụ như các quy định về điều kiện làm việc, trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân, việc khám sức khỏe định kì cho người lao động

Trong quy định pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh lao động vẫn có một số quy định mang tính “định khung” khi xác định quyền lợi tối thiểu của người lao động trong việc thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, hay tiền bồi thường cho người bị tai nạn lao động, nhưng xét một cách khái quát và

so sánh với cơ chế điều chỉnh của nhiều chế định khác của Luật lao động, Luật

an toàn, vệ sinh lao động, có thể thấy: các quy định về an toàn vệ sinh lao động,

vệ sinh lao động mang tính “cứng nhắc” hơn và khó có thể có phần linh hoạt để các bên thực hiện trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể Đó cũng là nguyên nhân khách quan khiến các chủ thể khi thỏa thuận về điều kiện

an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động hay thỏa ước lao động tập thể thường ghi là “theo quy định của Pháp luật hiện hành”

Trang 24

Ba là, tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong

lĩnh vực điện lực mang tính xã hội rộng rãi

Việc thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh lao động đòi hỏi sự tham gia rộng rãi của tất cả các chủ thể, bao gồm: người lao động, người sử dụng lao động, các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực lao động và các chủ thể khác (như các tổ chức xã hội và các đoàn thể quần chúng có liên quan) Việc thực hiện đúng, đủ các quy định, tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động cũng chính là hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh lao độngcủamọi chủ thể tham gia quan hệ lao động Họ là người thực hiện, giám sát việc thực hiện các quy định và cũng là người phát hiện các yếu tố nguy hiểm, có hại; từ đó yêu cầu, đề xuất biện pháp giải quyết nhằm góp phần đảm bảo và cải thiện điều kiện lao động ngày một tốt hơn Do vậy, công tác an toàn, vệ sinh lao động chỉ có hiệu quả khi mọi ngành, mọi tổ chức, mọi cá nhân tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động,

vệ sinh lao động Do đó, các quy định về an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh lao động thường mang tính xã hội rộng rãi và có liên quan đến nhiều đối tượng trong xã hội

Bốn là, tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong

lĩnh vực điện lực đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động

Lao động an toàn là yêu cầu tất yếu khách quan của quá trình sản xuất Khi tiến hành hoạt động sản xuất, người lao động vừa tác động tới môi trường xung quanh vừa chịu các tác động ngược trở lại của môi trường nơi

họ lao động Ngay từ thời sơ khai, con người đã biết cải tiến công cụ, điều kiện lao động để tự bảo vệ mình Do hoạt động sản xuất là một trong những nguyên nhân gây tác hại đến môi trường sống, cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, những tiến bộ về trình độ khoa học- kĩ thuật, công nghệ

Trang 25

sản xuất cũng tăng lên góp phần đáng kể vào sự tiến bộ của xã hội nhưng mặt khác lại làm cho môi trường sống, trong đó có môi trường lao động ngày càng xấu đi do những tác động ngày càng nhiều với các yếu tố nguy hiểm độc hại như phóng xạ, tia tử ngoại Môi trường lao động ngày càng đa dạng, phức tạp, nguy hiểm đòi hỏi công tác an toàn, vệ sinh lao động phải được phát triển tương xứng

Công tác an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện tốt sẽ giảm thiểu các chi phí về y tế và bảo hiểm xã hội không cần thiết đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cũng như góp phần bảo vệ môi trường sống của con người Hiệu quả của việc thực hiện tốt công tác này góp phần giảm tới mức thấp nhất sự tiêu hao lao động và những tổn thất về vật chất, con người và môi trường

An toàn vệ sinh lao động, vệ sinh lao động là chính sách kinh tế- xã hội lớn, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển bền vững và bảo vệ sức khỏe người lao động Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay, khi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu của các chủ doanh nghiệp thì vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh lao động càng trở nên bức xúc Chạy theo lợi nhuận, người sử dụng lao động có thể giảm thiểu mọi chi phí, bao gồm cả chi phí xây dựng môi trường lao động an toàn, vệ sinh cho người lao động

Do đó, nếu không giải quyết thỏa đáng vấn đề an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh lao động thì nền kinh tế không đảm bảo sự phát triển bền vững Điều kiện lao động xấu không chỉ ảnh hưởng tới người lao động trực tiếp mà còn có tác động xấu tới thế hệ tương lai Vì vậy, đảm bảo an toàn,

vệ sinh lao động là đảm bảo sức khỏe, tính mạng người lao động, duy trì nền sản xuất ổn định và tạo tiền đề góp phần cho sự phát triển kinh tế- xã hội bền vững

Trang 26

1.2.2 Chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

Đối với chủ thể là cơ quan nhà nước

Loại chủ thể này khác với hai chủ thể còn lại ở chỗ đây là chủ thể chuyên ban hành các mệnh lệnh hoặc quyết định hành chính trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định Bên cạnh đó, bản thân chủ thể này cũng phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật nói chung và pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động nói riêng Trong một quan hệ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cụ thể, chủ thể này vừa có quyền và nghĩa vụ theo quy định của văn bản pháp luật điều chỉnh Thông thường thì chủ thể này chính là đại diện của nhà nước, nhân danh nhà nước sử dụng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động để giải quyết những tranh chấp, vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật

Loại chủ thể này nếu hoạt động tốt, chấp hành và thực hiện triệt để quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động thì sẽ không bị bỏ sót sai phạm, những vi phạm về pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động sẽ được phát hiện và xử lý kịp thời có sức mạnh răn đe lớn đối với hai chủ thể còn lại của pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm

Đây là chủ thể thường xuyên tham gia vào quan hệ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, tuy nhiên hiệu quả hoạt động của chủ thể này trên thực

tế còn chưa cao do nhiều nguyên nhân Trong đó không thể tránh khỏi nguyên nhân nội tại, xuất phát từ năng lực quản lý yếu kém của đội ngũ những cá nhân có chức vụ có thẩm quyền được nhà nước giao phó thông qua những chức vụ, vị trí nhất định Đây cũng chính là chủ thể cần triệt để đổi mới để công tác về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện tốt trong bối cảnh hiện nay khi

mà các doanh nghiệp trong lĩnh vực về an toàn, vệ sinh lao động nói chung ý thức còn quá thấp, vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động rất nhiều

Trang 27

Pháp luật lao động quy định trách nhiệm của Nhà nước thể hiện ở các nội dung xây dựng và ban hành các quy định pháp luật; tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đầu tư nghiên cứu khoa học, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất dụng cụ, thiết bị an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân, đồng thời, khuyến khích phát triển các dịch vụ về an toàn, vệ sinh lao động

Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 đã dành riêng một điều (Điều 4) quy định về chính sách của Nhà nước đối với vấn đề an toàn, vệ sinh lao động, bao gồm việc tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại, trong quá trình lao động; đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ

về an toàn, vệ sinh lao động, hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động,

Đối với chủ thể là tổ chức

Đây cũng là một chủ thể pháp luật của quan hệ pháp luật về an toàn,

vệ sinh lao động Tuy nhiên, loại chủ thể này là chủ thể tham gia không thường xuyên, liên tục như đối với chủ thể là cá nhân Đặc biệt chủ thể này tham gia với tính chất chuyên biệt (không phải chủ thể nào là tổ chức cũng tham gia quan hệ pháp luật này) Loại chủ thể này tham gia vào vào quan

hệ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động với tư cách là một pháp nhân, chịu trách nhiệm pháp lý thông qua người đại diện Việc tuân thủ và chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động đối với chủ thể này được thể hiện thông qua việc tuân thủ và chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

Trách nhiệm của người sử dụng lao động được pháp luật lao động quy định khá đầy đủ, toàn diện Theo đó, người sử dụng lao động phải đảm bảo

Trang 28

các điều kiện nơi làm việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật của Nhà nước Đây được quy định là nghĩa vụ bắt buộc của người sử dụng lao động Chủ sử dụng lao động phải bố trí nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thóang, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ , đảm bảo các điều kiện

an toàn, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nhà xưởng đạt các quy chuẩn

kĩ thuật quốc gia tại nơi làm việc đã được công bố, áp dụng, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động…

Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, người sử dụng lao động phải lập phương án về các biện pháp đảm bảo

an toàn, vệ sinh lao động (xem: Điều 132 Bộ luật lao động năm 2019 và Điều

134 Bộ luật lao động năm 2019) Ngoài trách nhiệm tuân thủ các quy chuẩn kĩ thuật do Nhà nước quy định trong việc bố trí điều kiện, môi trường làm việc, chủ sử dụng lao động còn có nghĩa vụ xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trên cơ sở lấy ý kiến của ban chấp hành công đoàn cơ sở, từ đó tổ chức huấn luyện, hướng dẫn thực hiện các quy định, quy trình, biện pháp bảo hộ lao động đó

Đối với cá nhân người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo vệ họ khỏi các yếu tố tiềm ẩn nguy hiểm như trang bị phương tiện phòng hộ, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, bố trí thời giờ làm việc, nghỉ ngơi phù hợp, bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, Người sử dụng lao động không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy

cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động Khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, họ phải thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kĩ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng

Trang 29

và tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động… (Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015)

1.3 Nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực điện lực

Quy định của pháp luật về an toàn và vệ sinh lao động được quy định trong các văn bản pháp luật tại Việt Nam như: Luật lao động, Bộ luật lao động, Luật An toàn và vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành Đây là các quy định cơ bản nhằm bảo vệ sức khỏe và đời sống của người lao động tại nơi làm việc Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải tuân thủ các quy định về an toàn và vệ sinh lao động để đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hợp lý, không gây nguy hại cho người lao động

1.3.1 Ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành, kế hoạch triển khai thực hiện

Pháp luật về ATVSLĐ với tư cách khung pháp lý, công cụ thể chế có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tổ chức thực hiện về ATVSLĐ, điều này được thể hiện cụ thể ở những điểm cơ bản sau:

Một là, tạo khung pháp lý để các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn

vệ sinh lao động thực hiện các chức năng quản lý để tạo ra môi trường lao động an toàn, đồng thời cũng tạo khung pháp lý để các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình về ATVSLĐ một cách tự nguyện, bình đẳng

Hai là, pháp luật về an toàn vệ sinh lao động thể chế hóa, triển khai

những quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động một cách kịp thời, đồng bộ, rộng khắp với quy mô toàn quốc, là công cụ quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động Để có môi trường làm việc đảm bảo an toàn thì trước hết người sử dụng lao động phải đầu tư, thực hiện nhiều hành vi, chi phí tốn kém cả vật chất và tinh thần Điều đó cho thấy để NSDLĐ

tự nguyện, thoải mái thực hiện tạo ra điều kiện lao động đảm bảo an toàn là

Trang 30

không dễ, do vậy Nhà nước phải có biện pháp bắt buộc họ phải thực hiện, khi

đó pháp luật về an toàn vệ sinh lao động là công cụ thực hiện chức năng quản

lý Khi xảy ra sự cố, mất an toàn, mất người, mất tài sản mà không có sự can thiệp của công quyền thì việc giải quyết hậu quả rất khó khăn, lần nữa pháp luật về an toàn vệ sinh lao động lại thể hiện chức năng can thiệp, yêu cầu các chủ thể thực hiện nghĩa vụ theo quy định

Ba là, pháp luật về an toàn vệ sinh lao động thể hiện vai trò bảo vệ lợi

ích của người lao động, người sử dụng lao động, bảo vệ lợi ích xã hội, quốc gia và bảo vệ tính mạng, tài sản của các chủ thể

Bốn là, pháp luật về an toàn vệ sinh lao động giúp Nhà nước kiểm tra,

kiểm soát mọi hoạt động của các cơ quan, tổ chức và mọi người lao động thực hiện công tác về an toàn vệ sinh lao động

Năm là, pháp luật điều chỉnh các quan hệ ATVSLĐ còn đóng vai trò to

lớn cho xã hội, góp phần không nhỏ trong chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước, đó là lợi ích kinh tế Nếu các quy định về ATVSLĐ được thực thi một cách nghiêm chỉnh thì tai nạn lao động, nguy cơ xảy ra xự cố mất an toàn

sẽ giảm, mang lại lợi ích kinh tế rất lớn:

- Người sử dụng lao động không phải trả chi phí hoặc bồi thường tai nạn lao động, không phải chi trả chi phí y tế từ sơ cứu, cấp cứu cho người bị tai nạn lao động (có trường hợp người lao động bị tai nạn lao động không tử vong mà bị tàn phế suốt đời, người sử dụng lao động phải chi phí cho điều trị bệnh đến nhiều tỷ đồng);

- Nếu tai nạn lao động xảy ra, có sự cố cháy nổ, mất an toàn về điều kiện lao động thì người sử dụng lao động còn phải chi phí cho công xưởng, máy móc, thiết bị bị hư hỏng Tùy thuộc vào sự cố là lớn hay nhỏ, phạm vi rộng hay hẹp mà người sử dụng lao động phải chịu hậu quả, thậm chí có nhiều trường hợp có sự cố cháy nổ, không những mất người mà còn mất cả

Trang 31

công xưởng mà người sử dụng lao động tự mình không thể bù đắp nổi, trường hợp này Nhà nước phải can thiệp, hỗ trợ;

- Khi có tai nạn lao động, Bảo hiểm Xã hội phải giải quyết chế độ cho gia đình người bị nạn, thậm chí có nhiều trường hợp, phải chi phí chế độ cho con em họ (dưới 18 tuổi) một nguồn tài chính không nhỏ;

- Nếu pháp luật về ATVSLĐ đi vào cuộc sống, khi đó môi trường lao động đảm bảo an toàn thì người lao động sẽ yên tâm, tự tin trong lao động, tinh thần thoải mái dẫn đến hăng say lao động, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật và do đó năng suất lao động và doanh thu tăng, lợi ích kinh tế cho xã hội cũng nhiều lên

Sáu là, trong cơ chế hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa, pháp luật điều

chỉnh các quan hệ ATVSLĐ còn đóng vai trò đảm bảo sự cam kết của Việt Nam khi vào WTO, phù hợp với công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) mà Việt Nam tham gia ký kết

Các bộ Luật và tiêu chuẩn, quy chuẩn về VSLĐ, ATVSLĐ gồm:

- Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 năm 2019

- Luật ATVSLĐ số 84/2015/QH13 năm 2015 quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn,

vệ sinh lao động

- Luật Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) năm 2001, và Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 số 40/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy 2001 số 27/2001/QH10 quy định trách nhiệm PCCC của người đứng đầu cơ quan, tổ chức

- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

+ Quy định chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động

Trang 32

+ Giám định suy giảm khả năng lao động;

Quy định chế độ thai sản, ốm đau, hưu trí, với quy định riêng cho người làm nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

+ Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (tiền tuất) và mai táng phí

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, quy định về đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, quy định về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh và sức khỏe người lao động, từ đó phòng tránh tai nạn lao động trong quá trình sản xuất

+ Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này

Hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam: tự nguyện áp dụng

+ Tiêu chuẩn quốc gia

+ Tiêu chuẩn cơ sở

Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam: bắt buộc áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để đảm bảo an toàn,

vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường, bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu cần thiết khác

+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

+ Quy chuẩn kỹ thuật địa phương

Trang 33

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và các Bộ, ngành chức năng và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Bắc:

Căn cứ vào bộ luật Lao động, Luật ATVSLĐ, luật Bảo hiểm xã hội, một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ được ban hành, gồm các văn bản chính như:

- Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định chi tiết một số điều của luật ATVSLĐ về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động

- Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật ATVSLĐ

- Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

- Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động

1.3.2 Công tác thông tin, tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động tại các đơn vị thuộc Tổng công ty

- Thông tin, tuyên truyền thông qua hội nghị, tập huấn

Hàng năm, tất cả các đơn vị đều tổ chức hội nghị đối thoại trong công tác an toàn giữa lãnh đạo với người lao động, tại đó thực hiện tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách pháp luật về lao động (bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, hợp đồng lao động, tiền lương ); Tổ chức hàng trăm lớp huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho hàng chục nghìn lao động, người sử dụng

Trang 34

lao động và cán bộ làm công tác an toàn lao động của Tổng công ty; Lồng ghép huấn luyện An toàn lao động với tuyên truyền An toàn giao thông

- Thông qua các phương tiện thông tin nội bộ: bản tin, website

Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trên bản tin nội bộ, website với hàng trăm bài viết về những quy định của nhà nước về công tác ATVSLĐ, các kiến thức liên quan an toàn lao động, an toàn điện, thiết bị nghiêm ngặt, … Phối hợp với báo Công thương, Nhân dân, Truyền hình Thông tấn, truyền hình Nhân dân, và một số cơ quan thông tấn báo chí để xây dựng và phát sóng hàng chục chuyên đề về ATVSLĐ với các nội dung thông tin, tuyên truyền các quy định, biện pháp bảo đảm an toàn trong lao động, cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp; các chương trình thông điệp xây dựng môi trường làm việc an toàn, cảnh báo tai nạn lao động với nội dung về công tác xây dựng môi trường làm việc an toàn; các giải pháp ngăn ngừa tai nạn lao động, sự cố cháy nổ, ô nhiễm môi trường; vấn đề an toàn lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, các làng nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ Các tin, bài, phóng sự thời sự phản ánh về thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động, vấn đề cháy nổ, tai nạn lao động tại một số doanh nghiệp để xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng làm chết nhiều người để tuyên truyền tới toàn thể người lao động Tổng công ty; gương một số tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện công tác ATVSLĐ tại đơn vị

- Thông qua các loại tài liệu:

Thông qua các hình thức, hoạt động tuyên truyền, Tổng công ty và các đơn vị đã cung cấp cho cán bộ làm công tác ATVSLĐ các cấp, người sử dụng lao động, người lao động hơn 40.000 đầu sách, tài liệu, cẩm nang, sổ tay về

an toàn lao động, hơn 1000 áp phích và hàng chục nghìn tờ rơi góp phần tích cực tới nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động và kể cả cộng đồng về trách nhiệm trong công tác an toàn lao động

Trang 35

- Các hình thức thông tin, tuyên truyền khác:

Mỗi đợt kiểm tra tình hình thực hiện an toàn lao động theo quy định là một đợt tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động nói chung, pháp luật về ATVSLĐ nói riêng Tuyên truyền, phổ biến còn được thực hiện thông qua hình thức tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị trực tiếp hoặc gián tiếp của các đối tượng, công khai các thủ tục hành chính về ATVSLĐ Một điểm nhấn có tác động rõ rệt đó là hàng năm Tổng công ty và các đơn vị tổ chức các cuộc thi về ATVSLĐ, đó không chỉ là sân chơi bổ ích mà còn là các đợt tuyên truyền sâu rộng về ATVSLĐ dưới hình thức sân khấu hóa, thu hút được nhiều người lao động tham gia

- Đánh giá về công tác tuyên truyền ATVSLĐ:

+ Về nội dung: các hình thức tuyên truyền đã chứa đựng nhiều nội dung liên quan quy định của pháp luật về ATVSLĐ, các biện pháp phòng ngừa và một số chế độ, chính sách đối với người lao động cũng như các quy trình, quy định riêng của Tổng công ty trong kiểm soát ATVSLĐ

+ Chất lượng tuyên truyền: nhìn chung, công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về ATVSLĐ tại Tổng công ty khá đa dạng về loại hình và chất lượng cũng khá cao Nhận thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật nói chung, ATVSLĐ nói riêng của người lao động, người sử dụng lao động

đã được nâng lên rõ rệt

Tuy nhiên, công tác thông tin, tuyên truyền cũng còn một số tồn tại, hạn chế:

+ Cán bộ làm công tác tuyên truyền trong các đơn vị của Tổng công ty gần như làm kiêm nhiệm, ít có người được đào tạo bài bản về báo chí, tuyên truyền nên ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả chương trình tuyên truyền

+ Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền chưa được đầu tư đúng mức, do

Trang 36

đó nội dung và hình thức tuyên truyền chưa phong phú, đa dạng, chất lượng tuyên truyền chưa cao Chủ yếu mang tính tự tìm hiểu, nghiên cứu

+ Tuyên truyền còn chưa sâu rộng, chủ yếu tập trung vào khu vực thuận lợi, vì vậy, thông tin mới đến được với một số nhóm người lao động ở các đơn vị thành phố, thị xã, huyện thuận lợi về địa lý, di chuyển,

+ Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật từ các cơ quan QLNN, cũng như sự phối hợp trong tuyên truyền giữa cơ quan QLNN và doanh nghiệp trên địa bàn vẫn thiếu và yếu

Những hạn chế, tồn tại này có nguyên nhân là:

+ Kinh phí đầu tư cho công tác tuyên truyền về ATVSLĐ tại Tổng công ty còn bị hạn chế do tuyên truyền về ATVSLĐ chỉ là một phần trong hoạt động tuyên truyền của Tổng công ty, việc tổ chức các chương trình, hoạt động phục vụ tuyên truyền còn gặp nhiều khó khăn

+ Người lao động cũng chưa tích cực, hứng thú trong việc tìm hiểu, nắm bắt thông tin, nâng cao hiểu biết để biết cách tự bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của mình trong công tác ATVSLĐ

+ Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương với nhau và với doanh nghiệp chưa thực sự chặt chẽ, việc tuyên truyền chủ yếu thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành cũng như việc tuyên truyền của các doanh nghiệp nói chung và Tổng công ty Điện lực miền Bắc nói riêng diễn ra khá là độc lập, thiếu sự phối hợp, vì vậy, sự đồng

bộ và hiệu quả công tác tuyên truyền chưa cao

1.3.3 Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện an toàn lao động đối với các đơn vị trực thuộc Tổng công ty hoạt động trên địa bàn các tỉnh

- Hàng năm, trước, trong và sau khi tổ chức tháng hành động quốc gia

về ATVSLĐ, các Sở LĐTBXH tỉnh, thành phố phối hợp với các ngành Y tế, Liên đoàn lao động kiểm tra liên ngành về ATVSLĐ Đồng thời, kiểm tra tình

Trang 37

hình thực hiện pháp luật lao động (trong đó có ATVSLĐ) tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch trong đó có các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc

Qua thực tế công tác kiểm tra cho thấy: Quy định pháp luật về ATVSLĐ đã được các đơn vị trực thuộc Tổng công ty chấp hành tương đối tốt và đầy đủ

Các chế độ, chính sách về ATVSLĐ như: thời giời làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, trả lương làm thêm giờ, các công việc không được sử dụng lao động nữ, lao động chưa thành niên, chế độ đối với lao động tàn tật, trợ cấp, bồi thường về tai nạn lao động… nhìn chung các đơn vị trong Tổng công ty thực hiện đầy đủ

Chế độ khai báo, thống kê, báo cáo tai nạn lao động được thực hiện thường xuyên, đầy đủ theo đúng quy định tại nghị định số 39/2016/NĐ-CP

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế tồn tại trong công tác quản lý ATVSLĐ tại đơn vị trong Tổng công ty, như:

+ Còn 1 số đơn vị được kiểm tra tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho toàn

bộ người sử dụng lao động và người lao động chưa kịp thời, hình thức và nội dung huấn luyện còn chưa đầy đủ

+ Chế độ tự kiểm tra về ATVSLĐ theo thông tư BLĐTBXH thực hiện còn mang tính hình thức, chất lượng không cao, có một

07/2016/TT-số đơn vị thực hiện không đảm bảo 07/2016/TT-số lượng theo quy định

+ Phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị cho người lao động như:

áo bảo hộ, găng tay, khẩu trang, ủng, mũ, mặt nạ chống độc, kính chưa đầy

đủ Nhiều trường hợp người lao động được trang bị nhưng không sử dụng hoặc trang bị bị hỏng nhưng không kịp thời thay thế

+ Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được các

Trang 38

đơn vị quan tâm, tuy nhiên, thực hiện chưa đúng quy định, cụ thể chế độ này phải thực hiện bằng hiện vật, trong ca làm việc, tại nơi làm việc và không được trả bằng tiền song một số đơn vị lại trả bằng tiền

+ 100% các Công ty Điện lực trực thuộc Tổng công ty có sử dụng các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, trong đó 100% máy, thiết bị đã kiểm định và đăng ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tuy nhiên, tại một số đơn vị chưa xây dựng và niêm yết nội quy, quy trình vận hành các máy móc, thiết bị tại nơi sản xuất và những nơi người lao động dễ thấy, dễ đọc nhằm đảm bảo an toàn khi vận hành máy, thiết bị trong quá trình sản xuất

1.3.4 Tổ chức thực hiện quản lý các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt

về an toàn, vệ sinh lao động

Máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là máy, thiết bị, vật tư, chất trong điều kiện lưu trữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng hợp lý, đúng mục đích và đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất nhưng trong quá trình lao động, sản xuất vẫn tiềm ẩn khả năng xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng con người (Điều 28, Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015)

Trong lịch sử phát triển của loài người, sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ I là cơ khí hóa đã phát minh ra các loại máy móc

để thay thế, giải phóng sức lao động cho con người Điều này cho thấy, con người chúng ta đã không phải làm việc nặng nhọc và trực tiếp tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm có hại… Nhưng điều đó cũng chưa thể giải quyết tận gốc được việc triệt tiêu triệt để các nguy cơ gây tai nạn cho con người Tiếp theo đó, cùng với sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ II, III là ứng dụng điện – điều khiển, tự động hóa đối với tất cả các máy móc, thiết bị nhằm giải phóng hơn nữa sức lao động cho con người

Trang 39

Nhưng trong thực tế hoạt động sản xuất, các máy thiết bị phục vụ sản xuất này vẫn luôn tiềm ẩn các nguy cơ có khả năng gây ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thậm chí là thảm họa cho con người

DANH MỤC

CÁC LOẠI MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ, CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM

NGẶT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12

năm 2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

STT MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ, CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM

NGẶT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Mục I Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn

vệ sinh lao động

1

Nồi hơi các loại (bao gồm cả bộ quá nhiệt và bộ hâm nước) có áp suất làm việc định mức của hơi trên 0,7 bar; nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115oC

2 Nồi gia nhiệt dầu

3

Hệ thống đường ống dẫn hơi nước, nước nóng cấp I và II có đường kính ngoài từ 51mm trở lên, các đường ống dẫn cấp III và cấp IV có đường kính ngoài từ 76mm trở lên theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6158:1996 và TCVN 6159:1996

4

Các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức cao hơn 0,7 bar (không kể áp suất thủy tĩnh) theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010 và các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức trên 210 bar

Trang 40

5

Bồn, bể (xi téc), thùng dùng để chứa, chuyên chở khí hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí thiên nhiên nén hoặc các chất lỏng có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar hoặc chất lỏng hay chất rắn dạng bột không có áp suất nhưng khi tháo ra dùng khí có áp suất cao hơn 0,7 bar theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010

6

Các loại chai dùng để chứa, chuyên chở khí nén, khí hóa lỏng, khí thiên nhiên nén, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí hòa tan có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar

7 Hệ thống cung cấp, hệ thống điều chế, hệ thống nạp khí nén, khí hóa

lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí hòa tan

8

Hệ thống đường ống dẫn khí đốt cố định, đường ống dẫn khí đốt trên biển; Hệ thống đường ống dẫn khí y tế; Hệ thống đường ống dẫn khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan

9

Hệ thống lạnh theo phân loại tại TCVN 6739:2015 bao gồm: Sử dụng môi chất lạnh nhóm A3, B2L, B2, B3; Sử dụng môi chất lạnh nhóm A2 có lượng nạp vào hệ thống từ 1,5kg trở lên; Sử dụng môi chất lạnh nhóm A1, A2L, B1 có lượng nạp vào hệ thống từ 05kg trở lên

10 Cần trục

11 Cầu trục

12 Cổng trục, bán cổng trục

13 Trục cáp chở hàng; Trục cáp chở người; Trục cáp trong các máy thi

công, trục tải giếng nghiêng, trục tải giếng đứng

14 Pa lăng điện; Palăng kéo tay có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên

15 Xe tời điện chạy trên ray

Ngày đăng: 31/07/2024, 15:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Thanh Bình (2017), Quản lý an toàn - vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp ở tỉnh Kon Tum. Luận văn Thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý an toàn - vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp ở tỉnh Kon Tum
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Bình
Năm: 2017
26. Lưu Văn Chúc, Hội ATVSLĐ Việt Nam (2018), Phương tiện bảo vệ cá nhân, Nxb Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương tiện bảo vệ cá nhân
Tác giả: Lưu Văn Chúc, Hội ATVSLĐ Việt Nam
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2018
27. Đàm Khắc Cử (2021), Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam. Luận án tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam
Tác giả: Đàm Khắc Cử
Năm: 2021
28. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2018), Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động trong các doanh nghiệp ở tỉnh Phú Thọ.Luận văn thạc sỹ ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động trong các doanh nghiệp ở tỉnh Phú Thọ
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Năm: 2018
29. Nguyễn Thu Hằng (2007), Quản lý nhà nước về ATVSLĐ ở Việt Nam hiện nay. Luận văn thạc sỹ ngành Quản lý hành chính công, Học viện hành chính Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về ATVSLĐ ở Việt Nam hiện nay. Luận văn thạc sỹ ngành Quản lý hành chính công
Tác giả: Nguyễn Thu Hằng
Năm: 2007
34. Quốc hội (2019), Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2019
36. Quốc hội (2018), Luật Điện lực số 28/2004/QH11, Luật số 24/2012/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực và Văn bản pháp luật số 03/VBHN-VPQH ngày 29/6/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Điện lực số 28/2004/QH11, Luật số 24/2012/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực và Văn bản pháp luật số 03/VBHN-VPQH
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2018
37. Đặng Châm Thông (2010), Tài liệu huấn luyện ATVSLĐ, Nxb Thông tin và truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu huấn luyện ATVSLĐ
Tác giả: Đặng Châm Thông
Nhà XB: Nxb Thông tin và truyền thông
Năm: 2010
38. Nguyễn Thị Hải Yến (2012), Quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động theo pháp luật Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ ngành Luật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động theo pháp luật Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Hải Yến
Năm: 2012
3. Tổng Công ty Điện lực miền Bắc thi “Cán bộ an toàn giỏi” năm 2019 - Báo Công an Nhân dân điện tử (cand.com.vn) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cán bộ an toàn giỏi
4. Hội nghị Tổng kết, đánh giá việc thực thi Luật An toàn, vệ sinh lao động (https://antoanlaodong.gov.vn/vi/tintuc_chitiet/tin-tuc-atvsld/gop-phan-ngan-chan-va-day-lui-tai-nan-lao-dongbenh-nghe-nghiep) Link
5. Kho dữ liệu - Hồ sơ quốc gia về ATVSLĐ (https://antoanlaodong.gov.vn/thong_ke_du_lieu/getdata/ho-so-quoc-gia/index.html) Link
6. Kho dữ liệu – Chương trình quốc gia về ATVSLĐ (https://antoanlaodong.gov.vn/thong_ke_du_lieu/getdata/chuong-trinh-quoc-gia/index.html) Link
2. Bộ Công thương (2021), Thông tư số: 05/TT-BCT quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện Khác
3. Bộ Công thương (2020), Thông tư số 39/2020/TT-BCT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện Khác
4. Bộ LĐTBXH (2016), Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH quy định một số nội dung tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ Khác
5. Bộ LĐTBXH (2016), Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH ban hành 30 quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ LĐTBXH Khác
6. Bộ LĐTBXH (2017), Thông tư 16/2017/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết một số nội dung về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động Khác
7. Bộ LĐTBXH (2018), Thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động Khác
8. Bộ LĐTBXH (2019), Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w