Đánh giá ảnh hưởng của môi trường học tập tích cực và phát triểntoàn diện đối với sự phát triển của học sinh và vai trò của giáo viên trong việc xâydựng môi trường học tập tích cực, phát
Trang 1KHOA NGOẠI NGỮ
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
GIÁO DỤC HỌC
Xây dựng môi trường học tập tích cực và phát triển
toàn diện cho học sinh.
Người thực hiện: Đỗ Nguyễn Thanh Ngân
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2024
Trang 2Mở đầu 3
Phần 1 Khái quát lí thuyết 4
1 Một số vấn đề lí luận của hoạt động giáo dục và nội dung của phát triển toàn diện học sinh 4
1.1 Một số vấn đề lí luận của hoạt động giáo dục 4
1.1.1 Giáo dục là gì? 4
1.1.2 Mục đích, mục tiêu của giáo dục 4
1.1.3 Tính chất của giáo dục 5
1.1.4 Chức năng của giáo dục 6
1.2 Nội dung của phát triển toàn diện của học sinh 6
Phần 2 Phân tích khái niệm, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường học tập tích cực và tầm quan trọng phát triển toàn diện học sinh 8
2 Môi trường học tập tích cực 8
2.2 Khái niệm môi trường học tập tích cực 8
2.3 Vai trò của môi trường học tập tích cực 8
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường học tập tích cực 9
2.5 Tầm quan trọng của môi trường học tập tích cực đối với sự phát triển toàn diện học sinh 10
Phần 3 Đánh giá ảnh hưởng của môi trường học tập tích cực và phát triển toàn diện đối với sự phát triển của học sinh và vai trò của giáo viên trong việc xây dựng môi trường học tập tích cực, phát triển toàn diện học sinh 11
3 Ảnh hưởng tích cực của môi trường học tập tích cực và vai trò của giáo viên 11
3.1 Ảnh hưởng tích cực 11
Trang 3cực, phát triển toàn diện học sinh 11 Phần 4: Xây dựng chiến lược phát triển toàn diện cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục và dạy học 13
Kết luận và đề xuất 15 Tài liệu tham khảo 16
Trang 4Mở đầu
“Môi trường lớp học” là một trong những yếu tố cần thiết góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác dạy học và giáo dục học sinh Trong mỗi lớp học, giáo viên và học sinh sẽ cùng nhau xây dựng “môi trường học tập tích cực”, chính điều này sẽ giúp học sinh cảm thấy thoải mái, tự tin, từ đó có hứng thú học tập, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục Học sinh sẽ được khuyến khích chủ động, sáng tạo, phát huy khả năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề Nhờ vậy, học sinh có thể phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, đạo đức, xã hội Đây cũng là mục tiêu giáo dục hướng đến sự phát triển toàn diện của con người, giúp học sinh trở thành những công dân có ích cho xã hội Do đó, môi trường học tập tích cực có mối quan hệ mật thiết với phát triển toàn diện cho học sinh
Cùng nhiều hoạt động khác, hoạt động xây dựng “môi trường học tập tích cực”, nơi học sinh có thể sang tạo và phát huy tối đa tiềm năng của bản thân trong một môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, cởi mở Đồng thời hoạt động này cũng giúp các bạn học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng ban đầu, cơ bản và cần thiết cho sự phát triển chung Để giúp học sinh học tốt, lĩnh hội được các kiến thức và kỹ năng để trở thành những con người phát triển toàn diện thì mỗi giáo viên không chỉ tổ chức các hoạt động dạy học mà còn phải tích cực tổ chức các hoạt động khác, đặc biệt cần quan tâm đến hoạt động “xây dựng môi trường học tập tích cực”, nhất là khi ngành giáo dục
đã quan tâm đến phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện học sinh tích cực” (Thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ GD&ĐT) thì việc này càng trở nên cần thiết
Để xây dựng được “môi trường học tập tích cực” và phát triển toàn diện cho học sinh là một việc làm có ý nghĩa thiết thực nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu dạy học Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và giáo dục cũng ngày càng đổi mới, đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao Vì vậy việc xây dựng môi trường học tập tích cực và phát triển toàn diện cho học sinh càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết
Trang 5Phần 1 Khái quát lí thuyết
1 Một số vấn đề lí luận của hoạt động giáo dục và nội dung của phát triển
toàn diện học sinh
1.1 Một số vấn đề lí luận của hoạt động giáo dục
1.1.1 Giáo dục là gì?
Bản chất con người là tốt hay xấu? Nếu quan niệm như Tuân Tử rằng: “Nhân chi sơ tính bản ác”, hoặc như Thánh Paul rằng: “Cả loài người đều phạm tội và bị án phạt”, thì giáo dục là quá trình xóa bỏ những cái xấu có sẵn trong bản chất con người
Đó là nền giáo dục rửa tội và thanh lọc tâm hồn
Ngược lại, nếu quan niệm như Plato hay Mạnh Tử, rằng: “Nhân chi sơ tính bản thiện” và chỉ trở nên xấu xa do ảnh hưởng của xã hội, thì giáo dục chính là quá trình chống lại ảnh hưởng tiêu cực của xã hội Cũng có trường phái khác, quan niệm như Aristote và John Lock, rằng con người sinh ra bản chất không tốt mà cũng không xấu,
có thể ví như một tấm bảng trắng (tabula rasa) Khi đó, giáo dục là quá trình viết nên, hay tạo ra, nhận thức và tính cách (Lập, 2015)
Ngày nay, giáo dục trở thành hoạt động đặc biệt, đạt tới trình độ cao về tổ chức, nội dung, phương pháp và trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của
xã hội loài người Có thể xem xét giáo dục theo các khía cạnh sau:
Về bản chất: giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử
-xã hội của các thế hệ Thế hệ trước truyền đạt các kinh nghiệm lịch sử - -xã hội cho thế
hệ sau và thế hệ sau lĩnh hội các kinh nghiệm đó để tham gia vào đời sống xã hội, lao động sản xuất và các hoạt động khác Sự truyền đạt và lĩnh hội các kinh nghiệm đã được tích luỹ trong quá trình lịch sử phát triển của xã hội loài người là nét đặc trưng cơ bản của giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội
Về hoạt động: giáo dục là quá trình tác động đến các đối tượng giáo dục để hình
thành cho họ những phẩm chất và năng lực cần thiết
Sau cùng dù xét ở khía cạnh nào, giáo dục không ngừng thích nghi với các thay
đổi của xã hội, luôn là nhân tố then chốt của sự phát triển
1.1.2 Mục đích, mục tiêu của giáo dục
Trang 6Mục đích giáo dục là sự dự kiến trước kết quả của hoạt động giáo dục Kết quả của hoạt động giáo dục chính là nhân cách của người được giáo dục Vì vậy có thể hiểu mục đích giáo dục là mô hình nhân cách của con người (người học) mà giáo dục cần đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội trong một giai đoạn lịch sử cụ thể
Mục đích, mục tiêu giáo dục có mối quan hệ mật thiết với nhau Đó là mối quan
hệ gắn bó, hữu cơ giữa cái toàn thể và cái bộ phận, giữa cái chung và cái riêng Mục tiêu giáo dục là thành phần, bộ phận cấu thành của mục đích giáo dục
Mục đích, mục tiêu giáo dục có giá trị định hướng cho toàn bộ hoạt động giáo
dục Ở các trường học, việc xác định rõ mục tiêu của hoạt động giáo dục sẽ định hướng cho việc chọn lựa, sử dụng và điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ
chức giáo dục Ngoài ra, mục đích và mục tiêu còn là tiêu chuẩn, thước đo đánh giá
chất lượng giáo dục Xem xét chất lượng đầu vào, đầu ra để quyết định tuyển sinh, tuyển dụng, so sánh chất lượng tuyển sinh và yêu cầu về chất lượng tốt nghiệp để quyết định tổ chức các hoạt động giáo dục và huy động các nguồn lực đáp ứng yêu cầu của chất lượng giáo dục
1.1.3 Tính chất của giáo dục
Giáo dục là một hiện tượng xã hội mang tính phổ biến và vĩnh hằng, tồn tại
trong mọi xã hội và xuyên suốt lịch sử Vai trò quan trọng của giáo dục là chăm sóc, dạy dỗ, đào tạo con người, truyền lại giá trị xã hội cho thế hệ sau và giúp giới trẻ tham gia vào mọi mặt của đời sống xã hội Giáo dục luôn tồn tại bởi vì nó đáp ứng nhu cầu phát triển của con người và xã hội, đồng thời là cầu nối để truyền tải và gìn giữ các giá trị văn hóa, tinh thần
Tuy nhiên, giáo dục cũng chịu ảnh hưởng bởi tính xã hội - lịch sử Mức độ phát
triển của xã hội tác động đến giáo dục, dẫn đến sự thay đổi về mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục Ví dụ, giáo dục xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đề cao dân chủ và nhân văn, nhằm giúp mọi thành viên trong xã hội trưởng thành và phát triển hài hòa, khác biệt với giáo dục phong kiến phục vụ cho giai cấp thống trị
Bên cạnh đó, giáo dục cũng mang tính giai cấp trong xã hội có giai cấp Tính
giai cấp của giáo dục thể hiện qua lợi ích giai cấp của những người thực hiện giáo dục
và mục tiêu, nội dung giáo dục phục vụ cho giai cấp thống trị Tuy nhiên, giáo dục xã
Trang 7hội chủ nghĩa ở Việt Nam hướng đến mục tiêu chung là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho đất nước, tạo cơ hội cho mọi người được học tập và phát triển toàn diện về nhân cách
1.1.4 Chức năng của giáo dục
Về chức năng văn hóa - xã hội, giáo dục là cầu nối để truyền tải và tiếp thu các
giá trị văn hóa của nhân loại, cộng đồng và dân tộc, góp phần bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa Giáo dục giúp con người hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống phù hợp với chuẩn mực xã hội, trở thành những công dân có ích cho xã hội Đồng thời, giáo dục cũng góp phần nâng cao trình độ học vấn, kiến thức, kỹ năng cho con người, từ đó nâng cao dân trí, xây dựng xã hội văn minh
Về chức năng kinh tế, giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo
nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội Giáo dục giúp con người nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, từ đó nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Bên cạnh đó, giáo dục cũng góp phần tạo ra nguồn lực mới cho phát triển kinh tế, đó là tri thức, khoa học kỹ thuật
Vì vậy, “giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam.”
1.2 Nội dung của phát triển toàn diện của học sinh
Theo mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định:
“Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.”
Do đó, phát triển toàn diện học sinh sẽ được tập trung phát triển theo hai chiều hướng là phát triển phẩm chất và năng lực; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động
Trang 8có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới
Trang 9Phần 2 Phân tích khái niệm, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường học tập tích cực và tầm quan trọng phát triển toàn diện học sinh
2 Môi trường học tập tích cực
2.2 Khái niệm môi trường học tập tích cực
Trên phương diện giáo dục, môi trường học tập có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với hoạt động dạy và học Theo Denomme và Roy (2000), môi trường học tập bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài có tác động đến hoạt động sư phạm Đồng tình với quan điểm này, Pham (2006) cho rằng môi trường học tập là “tập hợp những yếu
tố về không gian, nhân lực, tài lực, vật lực tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc học tập đạt kết quả tốt” (p 40)
Từ đó suy ra môi trường học tập tích cực là một không gian giáo dục khuyến khích sự phát triển toàn diện của học sinh thông qua sự động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho sự học tập hiệu quả Điều này phản ánh sự tập trung vào việc tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh cảm thấy an toàn, được tôn trọng và được khích lệ để tham gia tích cực vào quá trình học
Môi trường học tập tích cực thường được đặc trưng bởi các yếu tố như mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, sự hỗ trợ từ bạn bè và xã hội, cũng như các cơ hội học tập linh hoạt Theo Anderman và Midgley (1997), một môi trường học tập tích cực còn bao gồm sự khích lệ tự chủ, sự tăng cường tự tin và sự tôn trọng đối với sự đa dạng trong suy nghĩ và phong cách học tập của các học sinh
Trong môi trường học tập tích cực, học sinh không chỉ học kiến thức mà còn phát triển kỹ năng sống và tinh thần lãnh đạo Nghiên cứu của Wang và Holcombe (2010) chỉ ra rằng môi trường này cũng ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của học sinh với trường học và thành tích học tập của họ
Tóm lại, môi trường học tập tích cực không chỉ là nơi cung cấp kiến thức mà còn là một bệ phóng cho sự phát triển toàn diện của học sinh
2.3 Vai trò của môi trường học tập tích cực
Nâng cao chất lượng học tập
Hattie & Timperley (2007) đã chứng minh rằng môi trường học tập tích cực có thể mang lại lợi ích đáng kể cho quá trình học tập, với việc tăng hiệu quả lên đến 25%
Trang 10Sự khẳng định này đã được Freiberg (2012) củng cố qua việc chỉ ra rằng học sinh tham gia vào môi trường tích cực thường đạt được điểm số cao hơn trong các bài kiểm tra chuẩn hóa và có khả năng tốt nghiệp cao hơn
Bởi lẽ môi trường này giúp học sinh tập trung hơn bằng cách giảm thiểu căng thẳng và lo lắng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức Sự thoải mái khi đặt câu hỏi, chia sẻ ý kiến và tham gia vào các hoạt động học tập cũng giúp học sinh cảm thấy tự tin hơn trong quá trình học, từ đó thúc đẩy sự hiểu biết và ghi nhớ kiến thức
Phát triển kĩ năng xã hội
Đầu tiên, môi trường này khuyến khích học sinh học tập theo nhóm, chia sẻ ý tưởng và hỗ trợ lẫn nhau Trong quá trình này, học sinh học cách giao tiếp hiệu quả, lắng nghe ý kiến của người khác và giải quyết mâu thuẫn trong một môi trường tích cực
Thứ hai, môi trường tích cực cũng góp phần vào việc tạo ra một không gian an toàn và động viên, giúp học sinh phát triển sự tự tin Khi học sinh cảm thấy được tôn trọng và đánh giá cao, họ sẽ dễ dàng hòa nhập và tham gia tích cực vào các hoạt động
Thúc đẩy phát triển toàn diện
Môi trường học tập tích cực không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ học sinh phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ, tình cảm và xã hội, mà còn giúp
họ trở thành những công dân có trách nhiệm và có ích cho xã hội Theo Waters et al (2014), một môi trường học tập tích cực có thể tạo ra điều kiện thuận lợi để phát triển các khía cạnh khác nhau của học sinh, từ sự phát triển về mặt thể chất thông qua các hoạt động thể dục đến sự phát triển trí tuệ thông qua các hoạt động học tập trên lớp
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường học tập tích cực
Yếu tố vật lý
Bao gồm không gian lớp học, trang thiết bị, tài liệu học tập, sách giáo trình và các công cụ học tập khác "Môi trường học tập an toàn, thân thiện, đầy đủ tiện nghi sẽ giúp học sinh cảm thấy thoải mái, thư giãn và tập trung tốt hơn vào việc học tập." (Hà, 2018)
Yếu tố xã hội
Trang 11Bao gồm mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, sự tương tác giữa các học sinh, và không khí tổ chức và hỗ trợ trong lớp học Một môi trường học tập tích cực khuyến khích sự giao tiếp, sự chia sẻ ý kiến và hợp tác giữa các học sinh, cũng như tạo điều kiện cho sự tham gia và sự phát triển cá nhân
Yếu tố học thuật
Bao gồm chất lượng nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy và các hoạt động học tập bởi phương pháp giảng dạy tích cực sẽ giúp học sinh học tập hiệu quả hơn, từ đó góp phần tạo dựng môi trường học tập tích cực
Tầm quan trọng của môi trường học tập tích cực đối với sự phát triển toàn diện học sinh
Môi trường học tập tích cực đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện của học sinh Môi trường này không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức mà còn là môi trường nuôi dưỡng và khuyến khích sự phát triển của học sinh
ở nhiều khía cạnh khác nhau Theo như Châu và Ngọc (2016), họ cho rằng một môi trường học tập tích cực không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả học tập mà còn góp phần vào sự phát triển kỹ năng sống và kỹ năng xã hội của học sinh Môi trường học tập tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho sự sáng tạo, tư duy phản biện và tinh thần hợp tác giữa học sinh và giáo viên