Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới phát triển toàn diện trong quá trình xây dựng và phát triển con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước 1.. - Về mặt ch
Trang 1TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI
PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM
HIỆN NAY
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh
GVHD: Ts Dương Anh Hoàng
SVTH: Huỳnh Thị Bảo Hân - 21SNV3
Trang 22 Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng con người mới phát triển toàn diện
3 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới phát triển toàn diện trong quá trình xây dựng và phát triển con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
1 Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay và vai trò của việc phát triển và phát huy nhân tố con người
Trang 31 Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay và vai trò của việc phát triển và phát huy nhân tố con người
Sau gần 40 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử: đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình; thế và lực của đất nước được nâng lên đáng kể; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng lên… Đó là những điều kiện, cơ sở quan trọng để đất nước tiếp tục phát triển nhanh - bền vững hơn trong giai đoạn mới.
Về mặt kinh tế
Về mặt chính trị
Về mặt văn hóa - xã hội
Trang 4- Về mặt kinh tế : Việt Nam có cơ hội lớn phát triển quan hệ kinh tế sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới, nhất là với các nước phát triển (cả về đầu tư, thương mại hàng hóa và dịch vụ, chuyển giao công nghệ, tham gia vào các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu…, nhất là thông qua việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do) và có cơ hội phát triển nội lực và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong quan
hệ kinh tế quốc tế NSLĐ và GDP của Việt Nam thời gian qua có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm.
Trang 5Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi cơ bản lực lượng lao động xã hội Cuộc cách mạng này sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự chuyển đổi nền kinh tế quốc gia theo mô hình kinh tế tri thức đặt ra yêu cầu phải thay đổi chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực lao động trí óc, đổi mới sáng tạo.
Trang 6- Về mặt chính trị : Việt Nam có cơ hội tham gia sâu rộng hơn vào hoạt động của các thể chế quốc tế, có điều kiện và cơ hội đóng góp tiếng nói của mình vào xây dựng các thể chế, “luật chơi” chung của quốc tế; đồng thời, có cơ hội đẩy mạnh phát triển quan hệ song phương với các nước có thể chế chính trị - xã hội khác nhau (nhất là với các nước phát triển), trên cơ sở đó có điều kiện nhận thức rõ hơn cả về lý luận và thực tiễn về xây dựng các mô hình phát triển của các nước, từ đó rút ra những kinh nghiệm, bài học quý báu cho Việt Nam.
Trong bối cảnh xung đột, bạo loạn xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nền chính trị ổn định dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự ổn định thể chế là điểm sáng giúp kinh tế - xã hội phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời chứa đựng những giá trị tốt đẹp chung của nhân loại
Trang 7Việt Nam và Trung Quốc tăng cường tin cậy chính trị
Trang 8- Về mặt văn hóa - xã hội :
Trang 9- Về mặt văn hóa - xã hội:
• Xây dựng các giá trị đặc trưng và chính sách xã hội của mình về phát triển con người, về gia đình, về xã hội, về quốc gia - dân tộc trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế
• Đồng thời, Việt Nam cũng có cơ hội tiếp cận với những nền văn hóa lớn trên thế giới; học hỏi những tinh hoa của nhân loại; mặt khác, Việt Nam cũng có cơ hội “đưa” những giá trị văn hóa đặc sắc của mình hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao “sức mạnh mềm” của đất nước trong hội nhập quốc tế
Trang 10Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng được chú trọng Phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được tiếp tục phát huy
Bên cạnh đó, các thế lực thù địch đang triệt để
lợi dụng các phương tiện truyền thông xã hội,
nhất là mạng xã hội để đẩy mạnh các hoạt
động “diễn biến hòa bình”, xuyên tạc đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước ta,
truyền bá những quan điểm sai trái
Trang 11Trước bối cảnh quốc tế và điều kiện trong nước hiện nay đặt ra những cơ hội lớn lao cùng những thách thức không nhỏ đối với sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn mới Nhận rõ bối cảnh quốc tế và trong nước, nhất là những cơ hội và thách thức đã và sẽ đặt ra trong giai đoạn mới, sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để xác định mục tiêu, định hướng chiến lược và những giải pháp phát triển nhân
tố con người cũng như nâng cao vị thế đất nước trong giai đoạn tới.
Trang 12Vai trò của việc phát triển và phát huy nhân tố con người
Trong những yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất thì người lao động là yếu tố
quan trọng nhất, là “lực lượng hàng đầu của toàn thể nhân loại” (V.I Lênin)
Đảng đã đưa ra định hướng để xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ mới, đó là: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển. Có giải pháp ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội, khắc phục những mặt hạn chế của con người Việt Nam” (Đại hội lần thứ XII)
Trước lúc đi xa, trong bản Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn Đảng ta: ngay khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi thì “Đầu tiên là công việc đối với con người”, tức là phải có chính sách xã hội đối với con người
Trang 13Như vậy, mục tiêu quan trọng nhất của công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng là chiến lược vì con người, mặt khác,trong giai đoạn hiện nay, xây dựng con người Việt Nam cũng chính là việc xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến phát triển con người và chú trọng phát triển toàn diện con người Việt Nam.Trong bản Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho
họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”
Trang 14HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Trang 152 Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới phát triển toàn diện
2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung con người mới phát triển toàn diện
• Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi các vấn đề về con người, về
giải phóng con người và về sự nghiệp trồng người là mục tiêu, là trách nhiệm vẻ vang, cao cả nhất trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình.
• Con người mới phát triển toàn diện, theo Chủ tịch Hồ Chí
Minh, trước hết, là con người có lí tưởng sống cao đẹp, sống vì mọi người và có tinh thần đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng con người và xã hội loài người, đó là con người
“hồng thắm”; thứ hai, là con người có đạo đức trung thực, thẳng thắn, liêm khiết, khiêm tốn, dũng cảm, đó là con người “có đức”.
Trang 16“Có tài mà không có đức là người vô dụng; có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”
Giữa “đức” với “tài”, “hồng” với “chuyên” phải gắn bó, kết hợp chặt chẽ nhau, bổ trợ nhau, hòa quyện với nhau, là cơ sở, điều kiện, tiền đề của nhau, thúc đẩy lẫn nhau, làm nên sự hoàn thiện trong nhân cách con người Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện là phải quan tâm xây dựng nhân cách con người toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ Trong các yếu tố này, Người nhấn mạnh trước hết phải xây dựng yếu tố “đức”, làm cho con người có tâm trong sáng.
Hồ Chí Minh đã tiếp thu, phát triển các giá trị tư tưởng truyền thống dân tộc, tiếp biến những giá trị tinh hoa tư tưởng nhân loại, xác lập những chuẩn mực mới trong quan niệm về con người phát triển toàn diện.
Trang 172.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức xây dựng con người mới phát triển toàn diện Xây dựng con
người mới phát triển toàn diện phải mang tính chủ động, tích cực
Phát triển giáo dục để xây dựng con người mới phát triển toàn
diện
Phát triển các phong trào thi đua yêu nước
để xây dựng con người mới phát triển toàn diện
Chống chủ nghĩa
cá nhân; chống tham ô, lãng phí, quan liêu
Trang 182.2.1 Xây dựng con người mới phát triển toàn diện phải mang tính chủ động, tích cực
Muốn cải tạo mình, không tự nâng cao mình thì không thể được Trong chiến lược con người thì công tác giáo dục, đào tạo con người mới là quan trọng hơn bao giờ hết.
Nhiệm vụ quan trọng được đặt ra cho cả dân tộc là cần tích cực chủ động cải tạo lại
những con người hầu như sống trong các tập tục cổ xưa, nâng họ lên thành những chủ nhân chân chính của xã hội mới.
Trang 192.2.2 Phát triển giáo dục để xây dựng con người mới phát triển toàn diện
vì vậy muốn tạo nên sức mạnh ấy thì phải thông qua giáo dục Xuất phát từ tinh thần hiếu học của dân tộc và từ yêu cầu mới của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vấn đề phát triển giáo dục, nâng cao dân trí vừa là vấn đề thời sự, vừa là vấn đề lâu dài của tiến trình xây dựng và phát triển con người Việt Nam mới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc đào tạo, bồi dưỡng những con người thuộc thế hệ trẻ, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng là vấn đề có ý nghĩa chiến lược to lớn và lâu dài.
Trang 20Người đã nghĩ đến đào tạo người cách mạng bằng nhiều hình
thức khác nhau như gửi đi đào tạo ở trường Phương Đông (Liên
Xô), tổ chức huấn luyện trực tiếp, viết sách làm tài liệu cho việc
truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin Nhờ chăm lo tới việc giáo dục,
bồi dưỡng và đào tạo những con người có ý thức cách mạng
Lớp “du học viên” vũ khí đầu tiên (1956) Sinh viên Trường Đại Học Ngoại Ngữ Hà Nội sang Châu Âu
Trang 212.2.3 Phát triển các phong trào thi đua yêu nước
để xây dựng con người mới phát triển toàn diện
Thông qua phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất, chiến đấu công tác để tạo nên ngày càng nhiều chiến sĩ thi đua, những anh hùng, dũng sĩ Họ là những con người mới, những người luôn luôn cố gắng thực hành cần, kiệm, liêm, chính: là những người tôi của nhân dân, con hiếu của Tổ quốc
Trong vấn đề xây dựng con người mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ thấy mặt tốt, mà còn thấy cả mặt hạn chế của con người Cho nên theo Người, vừa cần phải nêu cái tốt để phát huy, vừa phải chỉ ra cái hạn chế để ngăn ngừa và sửa chữa.
Cần phải hiểu biết con người, biết được sở trường và sở đoản của mỗi người để bố trí họ vào những công việc phù hợp, phát huy được sở trường của họ làm lợi cho công việc, mà bản thân
họ cũng phấn khởi, tự tin và tích cực hơn
Trang 22Người nói: “Mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng Ta phải biết làm cho mặt tốt của con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó
là thái độ của con người cách mạng”
Trang 242.2.4 Chống chủ nghĩa cá nhân; chống tham ô, lãng phí, quan liêu
Đề cao chủ nghĩa tập thể, chống chủ nghĩa cá nhân, coi chủ nghĩa cá nhân là nguồn gốc đẻ ra trăm thứ bệnh, là trở ngại cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận.
Đề cao tính dân chủ, việc gì có lợi cho nhân dân dù nhỏ cũng làm, trái lại, những gì có hại cho nhân dân dù nhỏ cũng tránh, không làm Đồng thời, Người cũng khẳng định: “Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là dân chủ Dân chủ là dựa vào lực lượng quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng Cho nên phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu ắt phải dựa vào lực lượng quần chúng thì mới thành công”
Trang 263 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới phát triển toàn diện trong quá trình xây dựng và phát triển con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
Thứ hai, gắn mục tiêu xây dựng, phát triển văn hóa với xây dựng con người
Thứ ba, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện gắn với
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Thứ nhất
“Con người
là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển.
Trang 27• Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người nói chung, về xây dựng con người mới phát triển toàn diện nói riêng là
cơ sở khoa học cho đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển con người Việt.
• Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần phải nâng cao dân trí cần phải thực
sự coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội; cần phải chú trọng phát triển con người Việt Nam một cách toàn diện, , phát triển nguồn nhân lực, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, phát triển nhân cách con người Việt Nam vừa “hồng thắm” vừa “chuyên sâu”
Trang 28Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp nhân dân ta đang thực hiện, diễn ra trên mọi mặt của đời sống và sản xuất Để phát triển, con người phải được trang bị vững chắc về học vấn nền tảng, đào tạo con người có trình độ tay nghề, nắm vững công nghệ, khoa học, kĩ thuật trong sản xuất, hình thành phong cách lao động công nghiệp, lao động sáng tạo.
Trang 29Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường, từng tập thể lao động, các đoàn thể và cộng đồng dân
cư trong việc chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính”
Trang 30• Nâng cao thể lực, tầm vóc con
người Việt Nam, gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức,
kĩ năng sống, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
• Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu;
chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người Có giải pháp khắc phục những mặt hạn chế của con người Việt Nam”
Trang 31kết luận
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo chủ nghĩa nhân đạo cộng sản chủ nghĩa với chủ nghĩa nhân đạo truyền thống của dân tộc Việt Nam, với đạo lí làm người của người Việt Nam trong vấn đề xây dựng con người mới phát triển toàn diện
Con người Việt Nam là trung tâm trong chiến lược phát triển toàn diện, là động lực của công cuộc xây dựng xã hội mới với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Tư tưởng đó của Người tiếp tục được Đảng ta quán triệt, vận dụng, phát triển như một
"kim chỉ nam" dẫn đường.