1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giáo dục cảm xúc và tình cảm xã hội giúp trẻ 3 4 phát triển toàn diện

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp giáo dục cảm xúc và tình cảm xã hội giúp trẻ 3 – 4 phát triển toàn diện
Tác giả Trần Thị Hà
Trường học Trường mầm non Trung Nguyên
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Báo cáo kết quả nghiên cứu ứng dụng sáng kiến
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố Yên Lạc, Vĩnh Phúc
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 28,17 KB

Nội dung

Vì vậy với những lo lắng trăn trở tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giáo dục cảm xúc và tình cảm xã hội giúp trẻ 3 – 4 phát triển toàn diện” để phát huy những cảm xúc,

Trang 1

BÁO CÁO KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 LỜI GIỚI THIỆU:

Trong những năm gần đây đã có rất nhiều những vấn nạn nhức nhối đã xảy

ra trong xã hội như: ma túy, cờ bạc, mại dâm, Đặc biệt nổi lên trong giai đoạn gần đây là những vụ việc hành hung chém giết cha mẹ, anh chị em, bạn bè Lý do chính của những tệ nạn này xảy ra là do bản thân con người không làm chủ được cảm xúc và hành vi của mình 99% đối tượng sau khi gây án đều ân hận và mong khi đó mình làm chủ được cảm xúc và hành vi của mình thì đã không gây ra tội ác Với trẻ em ở lứa tuổi mầm non, nếu trẻ bị rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi dẫn đến những hành động như: Cư xử hung hãn với bạn bè thậm chí với cả cha mẹ và người thân, hay nói dối, thích phá phách trốn học, có xu hướng cô lập, thu mình khỏi xã hội, có thói quen ăn uống bất thường, bị tăng động giảm chú ý, gặp khó khăn khi giao tiếp,… Và điều đáng chú ý ở đây là trẻ không nhận thức được những hành vi đó là sai trái

Việc nuôi dạy con cái hiện nay vì bận rộn nên các bậc cha mẹ ứng dụng công nghệ thông tin vào để nuôi dạy con

Một số trẻ lớp tôi còn chậm ngôn ngữ, nhút nhát, ngại tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn, trẻ chỉ dám chơi ở các nhóm nhỏ với các bạn đã quen

Trang 2

thuộc của mình Các bậc cha mẹ học sinh thì lo lắng không biết các con sẽ như thế nào và cách khắc phục làm sao

Vì vậy với những lo lắng trăn trở tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giáo dục cảm xúc và tình cảm xã hội giúp trẻ 3 – 4 phát triển toàn diện”

để phát huy những cảm xúc, tình cảm tích cực trong mỗi con người của con trẻ Từ

đó giúp các con có cuộc sống vui vẻ, hăng hái trong các hoạt động, phát triển thể chất cũng như trí tuệ

2 TÊN SÁNG KIẾN

- “Một số biện pháp giáo dục cảm xúc và tình cảm xã hội giúp trẻ 3 – 4 phát triển toàn diện”

3 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN:

- Họ và tên: Trần Thị Hà

- Địa chỉ: Trường mầm non Trung Nguyên Yên Lạc Vĩnh Phúc

- Số điện thoại: 0988274089 Email: haquyentran91@gmail.com

4 CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN:

- Họ và tên: Trần Thị Hà

- Chức vụ: Giáo viên

- Đơn vị: Trường mầm non Trung Nguyên

Trang 3

- Tôi đã tận dụng các nguyên phế liệu: bìa cát tông, tìm tòi những đồ dùng dụng cụ

để trang trí, và sưu tầm các hình ảnh, các video để giáo dục cảm xúc, phần mềm trên mạng Do đó, hiệu quả kinh tế mang lại là: Rẻ tiền mà mang lại hiệu quả cao

5 LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:

- Sáng kiến có thể áp dụng trong lĩnh vực:

+ Trẻ mẫu giáo lớp 3 -4 tuổi

+ Trường mầm non Trung Nguyên

- Nhằm tìm ra biện pháp hiệu quả nhất nhằm giáo dục cảm xúc và tình cảm xã hội giúp trẻ 3 - 4 tuổi phát triển toàn diện

6 NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG:

- Từ ngày 06/09/2023 đến ngày 25/05/2024

7 BẢN CHẤT MÔ TẢ CỦA SÁNG KIẾN:

Mầm non là thời gian đầu tiên bé tiếp xúc với môi trường giáo dục Chắc chắn có những phản ứng về mặt cảm xúc dễ bị tổn thương bởi những thay đổi không chỉ từ môi trường sống mà còn các mối quan hệ xã hội Với một số cha mẹ, việc chia sẻ về tâm lý cùng con cái là một chủ đề nhạy cảm và có phần khó nói Một số khác cho rằng, trẻ còn quá nhỏ để hiểu vấn đề này Trong khi đó, môi

Trang 4

trường giáo dục truyền thống cũng chưa tạo điều kiện để nâng cao nhận thức về sức khỏe tinh thần cho trẻ

Trẻ bắt đầu thể hiện cảm xúc ngay từ những năm đầu đời Khoảng bốn tháng tuổi, trẻ đã có thể phân biệt được các xúc cảm khác nhau ví dụ như: niềm vui, sự tức giận thông qua hình ảnh minh họa Đến năm tháng tuổi, trẻ bắt đầu nhận biết

sự khác nhau trong cảm xúc Một nghiên cứu được thực hiện cho thấy, trẻ em có thể nghe hiểu được những thay đổi từ vui, buồn cho đến giận dữ Khi lớn hơn đến

18 tháng tuổi, trẻ sẽ xem xét việc nhận diện cảm xúc như là thông tin phản ánh mong muốn của người đối diện Đến năm ba tuổi, trẻ đã có thể phát triển những đánh giá cảm xúc căn bản dựa vào giọng nói và các gợi ý tình huống

Những năm đầu đời là cột mốc quan trọng để dạy trẻ về cảm xúc, vì vậy, cha mẹ và thầy cô cần có các phương pháp phù hợp để giúp trẻ hình thành những hiểu biết về tâm lý, tình cảm một cách toàn diện

7.1 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:

Trước khi tiến hành nghiên cứu đề tài tôi đã điều tra tình hình thực tế thấy được trạng thái cảm xúc của trẻ lớp tôi có những cung bậc cảm xúc khác nhau trẻ chưa biết điều chỉnh cảm xúc của mình, hay khóc, cáu giận hoặc có hành vi hung hăng, dễ chán nản và từ bỏ

Trang 5

Năm học 2023-2024 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 3 tuổi A6 trường mầm non trung nguyên

a) Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn của các cấp quản lý giáo

dục, sự giúp đỡ của chính quyền, các ban ngành đoàn thể ở địa phương, của nhà trường lớp tôi đã cơ bản có đầy đủ đồ dùng trang thiết bị cho danh mục tối thiểu Phòng học khang trang sạch sẽ đảm bảo cho giờ chơi, đặc biệt thoáng mát, có đủ ánh sáng

Giáo viên nắm chắc phương pháp trong giảng dạy, có nhiều cố gắng trong quá trình tự học tự rèn luyện, sưu tầm, làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, được tham gia học tập kiến thức cũng như kinh nghiệm dạy trẻ các kỹ năng, giá trị sống trong

đó có các chuyên đề liên quan đến quản trị cảm xúc cá nhân, chuyên đề phát triển tình cảm, cảm xúc tích cực Giáo viên trong cùng lớp luôn thống nhất quan điểm dạy trẻ

b) Khó khăn:

- Có ít sách, tài liệu hướng dẫn về giáo dục cảm xúc và kĩ năng sống cho trẻ

* Về phía trẻ:

- Trẻ chưa tập trung chú ý, hiếu động chậm nói

- Một số trẻ vẫn còn rụt rè, nhút nhát chưa tích cực tham gia vào hoạt động

Trang 6

- Trẻ chưa tự tin.

* Về phía phụ huynh:

- Phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến cảm xúc của trẻ và giáo dục cảm xúc cho trẻ Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã khảo sát tình hình cụ thể để đưa ra những biện pháp cụ thể để Phát triển ở trẻ những cảm xúc thông qua xây dựng môi trường giáo dục, các hoạt động học tập và các mối quan hệ của trẻ

7.2 CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

7.2.1: Biện pháp 1: Giúp trẻ cảm nhận mỗi ngày đến lớp là một ngày vui:

Với trẻ trường mầm non là ngôi nhà thứ 2, trẻ mới đến lớp chưa quen với môi trường mới, phải xa vòng tay của bố mẹ, trẻ cảm thấy sợ hãi trẻ khóc vì chưa quen

cô Vì vậy, điều đầu tiên dành cho trẻ khi mới đến lớp chính là những cái ôm ấm

áp, sự yêu thương vỗ về để trẻ luôn có cảm giác an toàn, tin tưởng cô

Trong thời gian ở lớp, tôi sẽ dành nhiều thời gian trò chuyện chơi cùng trẻ để trở thành người bạn thân quen của trẻ Khi trẻ chơi, học, ăn ngủ, vệ sinh… Qua đó trẻ

sẽ có ấn tượng về những việc làm ở lớp Đặc biệt trẻ luôn vui vẻ, ngoan ngoãn lễ phép khi đến lớp

Ví dụ: Tôi tổ chức các trò chơi học tập, trò chơi dân gian…

Hình ảnh trẻ chơi trò chơi dân gian

Trang 7

Hình ảnh trẻ chơi trò chơi bắt cua bỏ giỏ

7.2.2 Biện pháp 2: Tổ chức các hoạt động giáo dục cảm xúc và tình cảm xã hội thông qua giờ đón trả trẻ:

Tôi luôn rèn cho trẻ những hành vi và quy tắc ứng xử xã hội trong giờ dón trẻ như: cử chỉ, lời nói lễ phép của trẻ với mọi người, kỹ năng tự chào hỏi, tự cất

đồ dùng cá nhân gọn gàng

Ví dụ: Ngay từ đầu năm khi trẻ được bố mẹ, ông bà hoặc người thân đưa đến lớp tôi sẽ là người chào trẻ trước với một tâm trạng vui vẻ, phấn khởi để cho trẻ bắt chước những cảm xúc tích cực đó chào người thân, chào cô giáo để vào lớp, tự đi vào lớp mà không có bố mẹ hay cô giáo dắt vào, làm quen với bạn mới đến trường, đến lớp, biết giúp đỡ các em bé, biết nói lời xin lỗi, biết nói cảm ơn, không nói leo khi người khác nói, không tự tiện lấy đồ và sử dụng đồ của người khác… Tôi đã tập cho trẻ tự cất đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp lúc vào lớp cũng như lúc ra về

7.2.3 Biện pháp 3: Thiết kế các hoạt động học và các hoạt động khác một cách mới mẻ nhằm phát triển cảm xúc, tình cảm xã hội cho trẻ.

Với trẻ mầm non với phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học” Chính vì vậy việc giáo dục phát triển cảm xúc và tình cảm xã hội cho trẻ được tôi đã dạy trẻ thực hiện thông qua từng tiết học

Trang 8

Lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng xã hội:

Được phân công nhiệm vụ, tôi đã xây dựng nội dung giáo dục, hoạt động giáo dục, ngân hàng đề tài các hoạt động giáo dục tôi đã xây dựng cả lĩnh vực Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội Đối với lứa tuổi 3 – 4 tuổi, tôi bám sát và chương trình khung của Bộ giáo dục và Đào tạo, tôi đã xây dựng các đề tài giúp trẻ có thể nhận biết, gọi tên các loại cảm xúc, từ đó trẻ có thể nêu lên được cảm xúc của chính mình và nhận ra được cảm xúc của mọi người xung quanh để biết cách ứng

xử phù hợp Bên cạnh đó, tôi còn xây dựng các đề tài kĩ năng xã hội giúp trẻ có những hiểu biết về các cách cư xử, hành vi thể hiện sự tôn trọng và lịch sự trong giao tiếp, ăn uống Đồng thời giáo dục trẻ biết quan tâm, chia sẻ, yêu thương giúp

đỡ bạn bè, thầy cô và mọi người

Ví dụ: Ở chủ đề “Bản thân”, tôi đã xây dựng các hoạt động như: “Điều con muốn nói”, “Ngày hôm nay của bé như thế nào?” để trẻ có thể thoải mái thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình Qua đó giúp trẻ có thể nhận biết, gọi tên các loại trạng thái, cảm xúc của bản thân đồng thời phát triển vốn từ, ngôn ngữ mạch lạc của trẻ

Lĩnh vực phát triển nhận thức:

Với các hoạt động trong lĩnh vực phát triển nhận thức, tôi lồng ghép giáo dục phát triển cảm xúc và tình cảm xã hội cho trẻ tương ứng với mỗi sự kiện trong tháng và mỗi chủ đề trẻ khám phá

Trang 9

Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:

Với các tác phẩm văn học tôi giúp trẻ nhận thức được những tình cảm của các nhân vật, những hành vi đúng và chưa đúng, thông qua hình ảnh các nhân vật video trong các tác phẩm để khuyến khích trẻ hướng tới các hành vi đúng và tình cảm đúng đắn thông qua việc đàm thoại về nội dung truyện, hay thể hiện tình cảm của mình qua kể chuyện hoặc đọc thơ, đóng kịch Từ đó, tôi giáo dục trẻ vận dụng những tình cảm và hành vi đúng đắn mà trẻ biết được trong giờ học

Ví dụ: Khi trẻ làm quen với câu chuyện: “Chú vịt xám” tôi giáo dục trẻ biết yêu thương đoàn kết giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh mình khi gặp khó khăn, và biết yêu quý, bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình như gà, vịt

Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ:

Tôi đã thực hiện giáo dục cảm xúc qua các giờ học âm nhạc và tạo hình với âm nhạc những giai điệu vui tươi, êm đềm, ngọt ngào của các bài hát, và các động tác vận động minh họa ngộ nghĩnh đáng yêu giúp trẻ vui vẻ hồn nhiên và thể hiện sự say mê, yêu thích cái đẹp, yêu nghệ thuật qua các tác phẩm tạo hình của mình

Ví dụ: Trong hoạt động tạo hình chắp ghép bông hoa từ những nguyên vật liệu tự nhiên trẻ không chỉ thể hiện hiểu biết của mình về đặc điểm của bông hoa mà còn thể hiện tình cảm, sự yêu mến, thích thú của mình với vẻ đẹp thiên nhiên qua tác phẩm Hay qua các bài hát song ngữ “If you happy”, trẻ vừa gọi tên được một số

Trang 10

cảm xúc của bản thân vừa biết cách thể hiện những cảm xúc đó qua các ngôn ngữ

cơ thể

Lĩnh vực phát triển thể chất:

Ở lĩnh vực này trẻ được tham gia thật nhiều hoạt động nhóm, hoạt động tập thể Qua đó trẻ học được về tinh thần đồng đội, sự hợp tác, sự đoàn kết trong nhóm mới đạt được kết quả cao

Hoạt động chơi ngoài trời:

Với phương châm “Chơi thông minh, học vui vẻ” Thì hoạt động ngoài trời là một

trong những hoạt động trải nghiệm thực tế hàng ngày của trẻ giúp trẻ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội một cách tự nhiên Trẻ được khám phá thế giới xung quanh, hòa mình vào thiên nhiên cỏ cây hoa lá, với làng xóm, quê hương theo cách riêng của trẻ

Hoạt động chơi góc:

Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thông qua các hoạt động góc trong lớp là môi trường phát triển cảm xúc rất tốt cho trẻ

Ví dụ: Ở góc gia đình tôi sẽ chuẩn bị cho trẻ các đồ chơi có màu sắc đẹp hấp dẫn gần gũi quen thuộc với trẻ Qua đó, trẻ sẽ mong muốn được khám phá muốn được chơi, được trải nghiệm

Trang 11

Hoạt động góc: Bé chơi góc gia đình nấu ăn

Ở góc bán hàng tôi chuẩn bị các mặt hàng được làm từ các nguyên vật liệu an toàn gần gũi với trẻ như rau, củ, quả, bánh kẹo bày bán ở các gian hàng, còn trẻ đóng vai là người mua và bán hàng qua đó sẽ thể hiện được cảm xúc và thể hiện giống như người lớn, bắt chước các hành động của người lớn

Bé hoạt động góc âm nhạc

Góc âm nhạc trẻ sẽ được thoải mái thể hiện cảm xúc với bạn, thể hiện những điệu múa kết hợp với những dụng cụ âm nhạc Nét mặt vui vẻ, hạnh phúc được toát lên trên khuôn mặt của trẻ

Hoạt động yoga, ngồi thiền

Ở độ tuổi mầm non, trẻ có thể chưa biết cách kiểm soát cảm xúc của mình Thông qua hoạt động ngồi thiền, tôi có thể giúp con điều hòa cảm xúc, và chuyển đổi cảm xúc tiêu cực sang tích cực bằng việc ngồi thiền hoặc bằng các động tác thể dục yoga đơn giản Trong quá trình thực hiện, tôi luôn sử dụng những lời động viên, giúp con có thêm năng lượng duy trì các động tác trong một khoảng thời gian Việc này sẽ giúp con biết cách giữ bình tĩnh khi gặp chuyện không như ý,

Trang 12

đồng thời phát triển sự dẻo dai của con Không chỉ giúp trẻ điều hòa cảm xúc, giúp chuyển giao những cảm xúc tiêu cực thành năng lượng sống, ngồi thiền còn giúp trẻ học cách cân bằng giữa những giờ chơi năng động và thời gian nghỉ ngơi, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của cơ thể Bên cạnh đó, hoạt động ngồi thiền sẽ hướng sự chú ý của trẻ đến sự vận động bên trong cơ thể, từ đó thấu hiểu bản thân

và xây dựng lối sống tích cực hơn

Hoạt động khác: Hình ảnh trẻ ngồi thiền.

7.2.4 Biện pháp 4: Phối hợp với phu huynh.

Phối hợp với phụ huynh là một việc rất quan trọng Việc giáo dục cảm xúc cho trẻ phải kết hợp từ hai phía giữa gia đình và nhà trường

Trẻ nhỏ như tờ giấy trắng, chúng sẽ ghi lại các cảm xúc tốt và cả những cảm xúc xấu và phương thức xử lý của người lớn, chính vì vậy mẹ là người có vai trò quan trọng dẫn dắt, khơi nguồn những cảm xúc và hướng dẫn trẻ xử lý những cảm xúc tốt để bản thân luôn cảm thấy hạnh phúc, hài lòng với bản thân, tự tin và xây dựng được những mối quan hệ chân thành xung quanh mình

Hiểu được điều này ngay từ đầu năm học bản thân tôi rất chú trọng đến việc phối hợp với phụ huynh như: trao đổi trực tiếp trong giờ đón trả trẻ, gửi tài liệu cho

PH tham khảo qua các ứng dụng mạng xã hội: zalo nhóm lớp, email hoặc messenger về:

Trang 13

Thông qua những bài thơ, câu chuyện, các nhân vật điển hình, gần gũi, tâm

sự, phân tích cho trẻ hiểu về cảm xúc, như vui buồn, giận dữ

Sau khi áp dụng các biện pháp, cha mẹ trẻ hãy trao đổi lại kết quả với giáo viên chủ nhiệm ở lớp để giáo viên phối hợp ngược lại với phụ huynh:

7.3 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

- Phát triển cảm xúc là một trong những mục tiêu quan trọng để thực hiện mục tiêu

và nội dung giáo dục mầm non, là phương tiện để giáo dục trẻ toàn diện

Sau một thời gian thực hiện các biện pháp trẻ lớp tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng khảo sát kết quả sau khi thực hiện các biện pháp

TT

Nội dung

đánh giá

Kết quả trước khi

áp dụng sáng kiến

Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến

So sánh kết quả thực hiện

Đạt

Không đạt

Đạt

Không đạt

Tăng Giảm

1

Trẻ nhận

biết được

các cảm xúc

8 34,7 15 65,3 22 95,6 1 4,4 33,7 0

Trẻ thể hiện

cảm xúc khi

Trang 14

2 tham gia

vào các hoạt

động

7 30,4 16 69,5 20 90 3 10 59,6 0

3 Trẻ mạnh

dạn, tự tin

9 39,2 14 30,8 21 91,3 2 8.7 52,1 0

* Đối với trẻ:

- Trẻ vui vẻ, tự tin, thích đi học thích được tham gia vào các hoạt động, đoàn kết, thân thiện khi chơi với bạn, biết giúp đỡ cô, giúp bạn và mọi người xung quanh Trẻ biết yêu thương những người thân, quan tâm, chia sẻ, Biết nói những lời cảm

ơn, yêu thương đến mọi người

* Đối với phụ huynh:

- Phụ huynh hài lòng vì thấy các con đã thay đổi được cảm xúc hành vi của mình, biết nói những lời yêu thương và mọi sự thay đổi đó phụ huynh rất an tâm, hài lòng, thoả mãn về sự thay đổi đó

* Đối với giáo viên:

- Bản thân là giáo viên yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình, ham học hỏi, linh hoạt sáng tạo, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, có kiến thức và phương pháp dạy trẻ giáo dục phát triển cảm xúc cho trẻ

7.4 Khả năng áp dụng của sáng kiến:

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w