1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa chỉ số giá trên thu nhập và suất sinh lợi của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

109 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối quan hệ giữa chỉ số giá trên thu nhập và suất sinh lợi của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả Huỳnh Thị Kim Tú
Người hướng dẫn TS. Dương Như Hùng
Trường học Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG - HCM
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,66 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU (14)
    • 1.1 TỔNG QUAN (14)
    • 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (16)
    • 1.3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (16)
      • 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu (16)
      • 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (17)
    • 1.5 ĐÓNG GÓP DỰ KIẾN CỦA NGHIÊN CỨU (17)
    • 1.6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN (17)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN LÝ LUẬN (19)
    • 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT (19)
      • 2.1.1 Chỉ số giá trên thu nhập (19)
      • 2.1.2 Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM - Capital Asset Pricing Model) (19)
      • 2.1.3 Mô hình ba nhân tố của Fama – French (20)
    • 2.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY (22)
      • 2.2.1 Các nghiên cứu về khả năng có dự báo được suất sinh lợi cổ phiếu thông (22)
    • 2.3 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU (29)
  • CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (30)
    • 3.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (30)
      • 3.1.1 Mô hình tìm hiểu mối quan hệ giữa suất sinh lợi của cổ phiếu và cùng chiều (30)
      • 3.1.2 Mô hình tìm hiểu sự khác biệt giữa các tập danh mục cổ phiếu (31)
    • 3.2 CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (32)
    • 3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (33)
      • 3.3.1 Thu thập dữ liệu nghiên cứu (33)
      • 3.3.2 Phân chia các nhóm cổ phiếu (35)
      • 3.3.3 Tính toán các biến sử dụng trong mô hình (37)
        • 3.3.2.1 Tỷ suất sinh lợi của danh mục tính theo tháng (37)
        • 3.3.2.2 Tính tỷ suất sinh lợi trung bình của danh mục trong nhiều thời kì nắm giữ (38)
        • 3.3.2.3 Tính tỷ suất sinh lợi tích luỹ của danh mục trong nhiều thời kì nắm giữ (38)
        • 3.3.2.4 Tính toán hai nhân tố SMB và HML (39)
        • 3.3.2.5 Tính toán Rm và Rf (39)
    • 3.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU (0)
    • 3.5 NGUỒN DỮ LIỆU (40)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (42)
    • 4.1 CHỈ SỐ P/E CÓ DỰ BÁO ĐƯỢC SUẤT SINH LỢI CỔ PHIẾU (42)
    • 4.2 ĐÁNH GIÁ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC DANH MỤC CỔ PHIẾU PHÂN LOẠI THEO CÁC YẾU TỐ (43)
    • 4.3 BIỂU ĐỒ SUẤT SINH LỢI THEO THỜI GIAN CỦA CÁC DANH MỤC CỔ PHIẾU PHÂN LOẠI THEO TỪNG CÁC YẾU TỐ (49)
    • 4.4 TÌM HIỂU SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC TẬP DANH MỤC CỔ PHIẾU (60)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (66)
    • 5.1 KẾT LUẬN (66)
      • 5.1.1 Kết luận về khả năng dự đoán suất sinh lợi các nhóm danh mục cổ phiếu của chỉ số P/E (66)
      • 5.1.2 Kết luận về sự khác biệt của suất sinh lợi cổ phiếu thu được khi đầu tư vào các nhóm cổ phiếu phân theo chỉ số P/E từ thấp đến cao? (66)
      • 5.1.3 Kết luận về sự khác biệt theo thời gian của suất sinh lợi cổ phiếu thu được (67)
      • 5.1.4 Kết luận về sự khác biệt giữa các tập danh mục theo mô hình Fama-French (67)
    • 5.2 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI (68)
    • 5.3 KIẾN NGHỊ (69)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (70)
  • PHỤ LỤC (73)

Nội dung

GIỚI THIỆU

TỔNG QUAN

Chỉ số giá trên thu nhập (P/E) đã được các nhà phân tích và đầu tư tài chính chứng khoán sử dụng rộng rãi như một công cụ đầu tư để lựa chọn cổ phiếu nên mua (Bao, 2018) P/E trở nên phổ biến trong giới phân tích chứng khoán và nhà đầu tư vì nó dễ tính toán và dễ hiểu Cho đến nay, nhiều nhà phân tích chứng khoán, đặc biệt là ở Việt Nam, khuyến nghị các nhà đầu tư mua một số cổ phiếu nhất định nếu tỷ lệ P/E của cổ phiếu đó thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh của họ Cổ phiếu có tỷ lệ P/E thấp được coi là có giá hiện tại rẻ hơn, do đó dự kiến sẽ tạo ra suất sinh lợi cao hơn trong giai đoạn tiếp theo

Một số nghiên cứu ủng hộ giả thuyết tỷ lệ P/E này Sử dụng cổ phiếu phổ thông của

Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) làm mẫu phân tích, Basu (1977, 1983) và Jaffe et (1989) xác nhận rằng cổ phiếu có tỷ lệ P/E cao (thấp) tạo ra suất sinh lợi thấp hơn (cao hơn) Tseng (1988) kết luận rằng danh mục đầu tư có tỷ lệ P/E thấp có lợi tức điều chỉnh rủi ro cao hơn so với danh mục có tỷ lệ P/E cao Trevino & Robertson (2002), sử dụng dữ liệu thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, nhận thấy rằng tỷ lệ P/E hiện tại hữu ích trong việc ước tính suất sinh lợi cổ phiếu trung bình dài hạn nhưng không hữu ích cho việc ước tính suất sinh lợi cổ phiếu trung bình trong ngắn hạn

Ngược lại, một số nghiên cứu cho thấy không có mối quan hệ đáng kể nào giữa tỷ lệ P/E và suất sinh lợi của cổ phiếu Ahmed (2003) nhận thấy rằng không có mối quan hệ đáng kể nào giữa suất sinh lợi hàng năm của các cổ phiếu thuộc S&P 500 và tỷ lệ P/E Fun và Basana (2012) đã điều tra mối quan hệ giữa tỷ lệ P/E và suất sinh lợi cổ phiếu ở 45 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Indonesia trong giai đoạn

2005 đến 2010 Kết quả chỉ ra rằng không có mối quan hệ đáng kể nào giữa tỷ số giữa giá trên thu nhập và suất sinh lợi của cổ phiếu

Kết quả hỗn hợp của mối quan hệ giữa tỷ số P/E và suất sinh lợi cổ phiếu cùng việc sử dụng rộng rãi tỷ số P/E trong việc đưa ra quyết định đầu tư ở thị trường Việt Nam đã thúc đẩy tác giả thực hiện nghiên cứu này tại thị trường chứng khoán Việt Nam Bằng cách sử dụng số liệu của tất cả các cổ phiếu niêm yết trên 2 sàn chứng khoán HOSE và HNX trong khoảng thời gian 10 năm từ năm 2011 – 2020

Khoảng thời gian quan sát của nghiên cứu bao gồm năm 2020, khi toàn cầu chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 Tổng cục Thống kê đã tiến hành khảo sát các doanh nghiệp (DN) trong vòng 9 tháng đầu năm 2020 khi dịch Covid-19 xuất hiện ở Việt Nam và kết quả cho thấy có tới 85,7% số DN được khảo sát chịu tác động bởi dịch Covid-19 Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và lĩnh vực dịch vụ chịu tác động đến 86,1% và 85,9% tổng số DN Lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản chịu ảnh hưởng ít hơn với 78,7%

Tính đến tháng 4 năm 2021, ở Việt Nam và trên thế giới chưa có nhiều nghiên cứu về tác động của P/E đến suất sinh lợi của cổ phiếu trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 hoặc trong giai đoạn gặp biến động lớn toàn cầu Do đó, nghiên cứu sẽ đóng góp thêm thông tin giúp cho nhà phân tích và nhà đầu tư có cơ sở để đưa ra chiến lược đầu tư trong giai đoạn bình thường và giai đoạn xảy ra biến động toàn cầu

Vì thế, nghiên cứu này của tác giả sẽ có hai khoảng thời gian quan sát (1) từ năm

2011 - 2019 khi Covid-19 chưa xuất hiện và (2) năm 2020 – khoảng một năm Covid-

19 xuất hiện tại Việt Nam

Nghiên cứu này dự kiến sẽ cung cấp thêm thông tin giúp các nhà phân tích và nhà đầu tư chứng khoán quyết định chiến lược đầu tư của họ Nghiên cứu có thể chỉ ra khả năng dự đoán suất sinh lợi của cổ phiếu trong tương lai bằng cách xem xét mối quan hệ trong lịch sử giữa tỷ lệ P/E và suất sinh lợi của cổ phiếu Nếu chiến lược đầu tư vào cổ phiếu có tỷ lệ P/E thấp đem lại suất sinh lời cao tại thị trường Việt Nam thì các nhà đầu tư có thể kiếm được lợi tức trên mức trung bình bằng cách đầu tư vào các cổ phiếu có tỷ lệ P/E thấp

Tổng hợp lại, bài nghiên cứu này sẽ phân tích xem liệu chỉ số P/E có giúp nhà đầu tư sinh lợi hay không và có khác biệt không trong việc đầu tư sinh lợi giữa các nhóm cổ phiếu phân theo chỉ số P/E từ thấp đến cao và có hay không sự khác biệt giữa các khoảng thời gian thông thường và có biến động toàn cầu?

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu mối quan hệ giữa chỉ số giá trên thu nhập và suất sinh lợi của cổ phiếu tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho các đề xuất và giải pháp khi nhà đầu tư dùng chỉ số giá trên thu nhập để lựa chọn cổ phiếu đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam ở điều kiện bình thường và điều kiện khi có biến động ảnh hưởng toàn cầu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu cần được giải đáp là:

1 Chỉ số P/E có dự báo được suất sinh lợi cổ phiếu hay không? Có sự khác biệt về suất sinh lợi cổ phiếu thu được khi đầu tư vào các nhóm cổ phiếu phân theo chỉ số P/E từ thấp đến cao?

2 Có sự khác biệt không về suất sinh lợi của các danh mục cổ phiếu được phân theo P/E từ thấp đến cao trong thời gian trước khi chưa xảy ra Covid-19 – từ năm 2011 – 2019 và năm 2020 - 2021 khi Covid-19 ảnh hưởng đến toàn cầu?

3 Những kiến nghị nào để nhà đầu tư sinh lợi trên thị trường Việt Nam.

PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng được chọn cho nghiên cứu này là doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE và HNX, cụ thể là các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên từ năm 2011 đến tháng

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài sẽ nghiên cứu các công ty niêm yết trên sàn HOSE và HNX tính đến thời điểm 07/2021 Số lượng công ty niêm yết có thay đổi theo từng năm

Dữ liệu nghiên cứu về chỉ số P/E và suất sinh lợi của các cổ phiếu từ năm 2011 đến tháng 07 năm 2021 sẽ được thu thập từ Vietstock.vn, dự kiến mất khoảng 2 tháng Nghiên cứu dự kiến được thực hiện từ tháng 11/2021 đến tháng 05/2022.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên từ năm 2011 đến năm

2021 do các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE và HNX công bố.

ĐÓNG GÓP DỰ KIẾN CỦA NGHIÊN CỨU

Chỉ số P/E được rất nhiều nhà đầu tư tại Việt Nam ưa dùng trong phân tích vì nó phản ánh kỳ vọng của thị trường chứng khoán đối với cổ phiếu Tuy nhiên, đằng sau mỗi cổ phiếu là một doanh nghiệp đang hoạt động, trong kinh doanh không ai dám chắc chắn tương lai doanh nghiệp sẽ thế nào, rủi ro luôn tiềm ẩn với doanh nghiệp, vì vậy cổ phiếu P/E cao hay thấp đều có rủi ro

Nghiên cứu với mục tiêu sử dụng chỉ số P/E đo lường khả năng dự đoán suất sinh lợi cổ phiếu của từng nhóm cổ phiếu được phân theo tỷ lệ P/E từ cao đến thấp Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho các nhà phân tích, các nhà đầu tư, các đơn vị ban ngành… để có thể ra quyết định đầu tư đúng đắn và sinh lợi từ TTCK Việt Nam.

CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Nghiên cứu bao gồm 5 chương:

Chương 1 Giới thiệu: tổng quan về bối cảnh hiện tại, các vấn đề nổi cộm, qua đó thấy được tính cấp thiết của đề tài, từ đó hình thành các câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng cần được nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa, đóng góp của nghiên cứu

Chương 2 Cơ sở lý thuyết và tổng quan lý luận: trình bày các khái niệm cơ bản, tổng quan về các lý thuyết nền phục vụ cho nghiên cứu, điểm qua các nghiên cứu trong lĩnh vực này trên thế giới và tại Việt Nam, từ đó đưa ra các giả thuyết và thiết lập mô hình nghiên cứu

Chương 3 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu: trình bày phương pháp nghiên cứu, nguồn dữ liệu, cách thu thập dữ liệu, cách đo các biến trong mô hình, phương pháp được sử dụng để kiểm chứng các giả thuyết, các bước thực hiện kiểm chứng mô hình

Chương 4 Kết quả nghiên cứu và bình luận: trình bày các kết quả kiểm chứng mô hình, bình luận kết quả

Chương 5 Kết luận và kiến nghị: tóm tắt nội dung nghiên cứu cũng như kết quả nghiên cứu, bình luận về hàm ý quản trị được rút ra, các ứng dụng, đề xuất có thể có và đưa ra hạn chế của đề tài đồng thời gợi ý hướng nghiên cứu trong tương lai.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN LÝ LUẬN

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1.1 Chỉ số giá trên thu nhập

P/E của một cổ phiếu sẽ cho chúng ta biết là các nhà đầu tư sẵn lòng trả bao nhiêu cho mỗi đồng tiền lãi mà doanh nghiệp tạo ra, thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ ảnh hưởng quyết định đến giá của một cổ phiếu P/E là một trong những phân tích quan trọng khi quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư

Chỉ số P/E được sử dụng rộng rãi và được công nhận bởi các nhà phân tích và đầu tư chứng khoán để định giá cổ phiếu phổ thông Về cơ bản, chỉ số P/E có thể được tính bằng cách chia giá cổ phiếu trên mỗi cổ phiếu với thu nhập trên mỗi cổ phiếu

2.1.2 Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM - Capital Asset Pricing Model)

Mô hình định giá tài sản vốn CAPM là mô hình mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng Trong mô hình này, lợi nhuận kỳ vọng bằng lợi nhuận không rủi ro (risk free) cộng với một khoản bù đắp rủi ro dựa trên cơ sở rủi ro toàn hệ thống của chứng khoán đó

Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) là một mô hình định giá tài sản tài chính được sử dụng rộng rãi để xác định chi phí vốn chủ sở hữu của một công ty Theo CAPM, chi phí vốn chủ sở hữu của một cổ phiếu được xác định bởi ba yếu tố: lợi nhuận không rủi ro (Rf), lợi nhuận kỳ vọng của thị trường (Rm) và hệ số bù rủi ro của cổ phiếu đó (βj) Hệ số bù rủi ro là một thước đo rủi ro hệ thống của một cổ phiếu, tức là sự biến động của lợi nhuận của nó so với lợi nhuận của toàn bộ thị trường.

Về mặt hình học, mối quan hệ giữa lợi nhuận kỳ vọng cổ phiếu và hệ số rủi ro beta được biểu diễn bằng đường thẳng có tên gọi là đường thị trường chứng khoán SML (security market line)

Mô hình CAPM là mô hình đơn giản về mặt khái niệm và cũng có khả năng ứng dụng sát với thực tiễn Trong việc sử dụng mô hình CAPM để ra quyết định đầu tư hay không đốivới một chứng khoán nhà đầu tư sử dụng tới khái niệm đường SML (Security market line)

Những chứng khoán nằm trên Đường giới hạn thị trường chứng khoán vốn (SML) được coi là khoản đầu tư hiệu quả Lý do là vì chúng cung cấp tỷ lệ lợi nhuận đủ cao để bù đắp cho rủi ro liên quan Khi đầu tư vào các chứng khoán này, nhà đầu tư có thể mong đợi mức lợi nhuận cao hơn so với rủi ro mà họ phải chịu.

Hình 2.1 Đường thị trường chứng khoán SML

2.1.3 Mô hình ba nhân tố của Fama – French

Fama và French (1993) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ giữa lợi nhuận của cổ phiếu, qui mô công ty, tỷ số M/B và hệ số beta Kết quả kiểm định dựa vào số liệu thời kỳ 1963 – 1990 cho thấy các biến quy mô và tỷ số BE/ME là những biến ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận cổ phiếu Khi những biến này được đưa vào phân tích hồi quy trước rồi mới thêm biến beta vào thì kết quả cho thấy rằng biến beta không mạnh bằng các biến kia trong việc giải thích lợi nhuận cổ phiếu Điều này khiến giáo sư Fama, một giáo sư có uy tín, đi đến kết luận rằng beta không phải là biến duy nhất giải thích lợi nhuận Ông phát động cuộc tấn công vào khả năng sử dụng mô hình

CAPM để giải thích lợi nhuận cổ phiếu và đề nghị rằng biến qui mô và biến tỷ số M/B thích hợp để giải thích lợi nhuận hơn là biến rủi ro

Như vậy, mô hình ba nhân tố Fama – French cho rằng tỷ suất sinh lợi của một danh mục đầu tư hoặc một cổ phiếu riêng biệt phụ thuộc vào 3 yếu tố đó là yếu tố thị trường, yếu tố quy mô công ty và yếu tố tỷ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường vốn chủ sở hữu (BE/ME) Mô hình được mô tả như sau:

Ri – Rf = 𝛼 + (Rm – Rf)βi + siSMB + hiHML

− Trong đó Ri là mức lợi nhuận cho danh mục i

− Rf là mức lợi nhuận không rủi ro

− Rm là mức lợi nhuận kỳ vọng của toàn bộ thị trường

− SMB là bình quân chênh lệch trong quá khứ giữa lợi nhuận danh mục cổ phiếu công ty nhỏ so với lợi nhuận danh mục cổ phiếu công ty lớn

− HML là bình quân chênh lệch trong quá khứ giữa lợi nhuận danh mục cổ phiếu công ty có tỷ số giá trị sổ sách trên giá thị trường cao so với công ty có giá trị này thấp

− βi, si, hi là các hệ số hồi quy

Mô hình này cũng cho rằng tỷ suất sinh lợi cao là phần thưởng cho sự chấp nhận rủi ro cao Hệ số si và hi của mô hình lần lượt đo lường mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố SMB và HML đến tỷ suất sinh lợi của danh mục i Danh mục i bao gồm những cổ phiếu giá trị sẽ có hệ số hi cao và ngược lại, đối với danh mục bao gồm những cổ phiếu tăng trưởng sẽ có hi thấp Tương tự, danh mục i bao gồm những cổ phiếu có vốn thị trường cao thì sẽ có hệ số si thấp và ngược lại đối với những danh mục bao gồm những cổ phiếu có vốn thị trường thấp thì hệ số si cao.

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

2.2.1 Các nghiên cứu về khả năng có dự báo được suất sinh lợi cổ phiếu thông qua chỉ số P/E

Nghiên cứu của Lewellen (2004) cho thấy tỷ lệ tài chính P/E có thể dự đoán suất sinh lợi tổng hợp của cổ phiếu Cụ thể, khi P/E tăng 1 độ lệch chuẩn, suất sinh lợi kỳ vọng của cổ phiếu trong chỉ số NYSE sẽ tăng 0,14% (VWNY) và 0,34% (EWNY).

Campbell & Yogo (2006) nghiên cứu từ năm 1926 đến năm 2002 các cổ phiếu của sở giao dịch chứng khoán New York về khả năng dự đoán suất sinh lợi của cổ phiếu với chỉ số P/E Bài nghiên cứu sử dụng các kiểm tra t-test và Bonferroni Q-test, kết quả cho thấy khả năng dự đoán suất sinh lợi của P/E ở tất cả các tần số

Nghiên cứu của Fun và Basana (2012) trực tiếp nghiên cứu về tác động chỉ số P/E đến lợi nhuận của 45 cổ phiếu thanh khoản thuộc Sở giao dịch chứng khoán Indonesia với giai đoạn quan sát 2005-2010 Nghiên cứu này sử dụng tính thanh khoản 45 cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Indonesia (IDX) làm mẫu Kết quả của nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa danh mục đầu tư có P/E thấp và danh mục đầu tư có P/E cao khi xem xét mối quan hệ với suất sinh lợi của cổ phiếu trong ngắn hạn (thời gian nắm giữ 6 tháng) nhưng không có sự khác biệt ý nghĩa giữa suất sinh lợi cổ phiếu của cả danh mục đầu tư nếu chúng được giữ trong một, hai, ba và bốn năm Phát hiện này cung cấp một tín hiệu cho các nhà đầu tư để đầu tư vào các cổ phiếu P/E thấp trong thời gian ngắn hạn (6 tháng) để đạt được lợi ích

Fun và Basana (2012) xử lý thêm bằng cách sử dụng phân tích hồi quy để xác định xem tỷ lệ P/E có phải là một yếu tố quan trọng để dự đoán suất sinh lợi của cổ phiếu trong tương lai, cho cả thời gian nắm giữ ngắn hạn (6 tháng) và dài hạn (1, 2, 3 và 4 năm) hay không, kết quả cho thấy không có mối quan hệ đáng kể nào giữa suất sinh lợi của cổ phiếu và tỷ lệ P/E Nghiên cứu này kết luận rằng tỷ lệ P/E không hữu ích trong việc ước tính suất sinh lợi cổ phiếu cả ngắn hạn và dài hạn, điều này cho thấy rằng các nhà đầu tư không thể kiếm được lợi nhuận trên mức trung bình một cách có hệ thống bằng cách đầu tư vào các cổ phiếu có tính thanh khoản có tỷ lệ P/E thấp

Nghiên cứu của Emamgholipour, Pouraghajan, Tabari, Haghparast, & Shirsavar (2013) đã khảo sát mối quan hệ giữa các chỉ số đánh giá hiệu suất thị trường (3 chỉ số P/E, EPS và BE/ME) và suất sinh lợi cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tehran Dữ liệu thống kê của nghiên cứu này là tất cả các công ty được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tehran từ đầu năm 2006 Trong số các công ty thành viên của sàn Tehran đã được chọn ngẫu nhiên 80 công ty trong giai đoạn 2006-2010 để xem xét

Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng hai tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) và giá trị thị trường và giá trị sổ sách (M/B) có tác động tiêu cực và đáng kể đến suất sinh lợi cổ phiếu Kết quả này khiến cho giả thuyết “Có mối quan hệ đáng kể giữa tỷ số giá trên thu nhập (P/E) và suất sinh lợi cổ phiếu” được chấp nhận Theo kết quả, có thể lưu ý rằng bằng cách tăng các chỉ số P/E và M/B, suất sinh lợi cổ phiếu của năm hiện tại và tương lai sẽ giảm

Sabu (1977) nghiên cứu liên quan giữa hiệu suất đầu tư của cổ phiếu phổ thông với tỷ lệ giá trên thu nhập của chúng Thực nghiệm của Sabu cho thấy rằng danh mục cổ phiếu có P/E thấp tạo ra suất sinh lợi điều chỉnh rủi ro cao hơn danh mục cổ phiếu có P/E cao Sabu sử dụng dữ liệu từ năm 1957 – 1971 với trung bình 500 công ty đại diện cho 1400 công ty trên thị trường chứng khoán NYSE đảm bảo ba tiêu chí (1) năm tài chính kết thúc của công ty là ngày 31 tháng 12; (2) công ty đã thực sự giao dịch trên NYSE kể từ đầu giai đoạn nắm giữ danh mục đầu tư; và (3) không thiếu dữ liệu về lợi tức đầu tư và báo cáo tài chính có liên quan

Sử dụng ba thước đo hiệu suất Jensen, Sharpe và Treynor dựa trên mô hình CAPM, tác giả đã đánh giá hiệu suất đầu tư theo hệ số thị trường của các danh mục chứng khoán được sắp xếp theo P/E Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn từ tháng 4/1957 đến tháng 3/1971, lợi nhuận sau khi điều chỉnh rủi ro của danh mục có P/E thấp cao hơn so với danh mục có P/E cao.

Nguyễn Thị Như Giang (2014) nghiên cứu xác định mối quan hệ giữa tỷ số P/E và tỷ suất sinh lợi của các cổ phiếu trên TTCK Việt Nam mà đại diện là Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) với 112 chứng khoán trong giai đoạn tháng 04/2008 đến tháng 03/2014 (72 tháng) Từ đó kiểm định tính hiệu quả của thị trường

Bài nghiên cứu đo lường hiệu suất đầu tư bằng ba cách theo của Jensen, Sharpe và Treynor Các cách đo lường này dựa trên mô hình định giá tài sản vốn CAPM phiên bản của Sharpe Lintner Tỷ số P/E của các chứng khoán được tính toán và sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao để thành lập 5 danh mục có P/E thấp nhất đến cao nhất và danh mục thứ 6 là danh mục có P/E cao nhất loại trừ các công ty có lợi nhuận âm, mỗi danh mục được xem như một quỹ tương hỗ

Kết quả, danh mục có P/E thấp và P/E trung bình kiếm được tỷ suất sinh lợi cao hơn so với danh mục có P/E cao ngay khi đánh giá tác động của rủi ro và khi so sánh với danh mục ngẫu nhiên có rủi ro tương đương Bằng cách đánh giá mối quan hệ giữa P/E và hiệu suất đầu tư, bài nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng về sự vi phạm lý thuyết thị trường hiệu quả dạng trung bình trên TTCK Việt Nam

Từ các nghiên cứu được trình bày ở phần phía trên, tác giả tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước bằng bảng tổng hợp bên dưới Bảng tổng hợp trình bày rõ hai câu hỏi ở các nghiên cứu trước (1) Kết quả của nghiên cứu có mối quan hệ giữa P/E và suất sinh lợi của cổ phiếu không? Và (2) Nếu có mối quan hệ giữa P/E và suất sinh lợi của cổ phiếu thì đó là mối quan hệ cùng chiều hay ngược chiều Theo đó 5/6 nghiên cứu đồng ý rằng có mối quan hệ giữa P/E và suất sinh lợi của cổ phiếu và 4 nghiên cứu trong số đó kết luận có mối quan hệ ngược chiều, 1 nghiên cứu không tìm hiểu sâu về mối quan hệ giữa P/E và suất sinh lợi Từ bảng tổng hợp 2.1, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu ở phần 2.2 phía dưới

Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu trước ở nước ngoài và Việt Nam

Nghiên cứu Có mối quan hệ giữa P/E và suất sinh lợi của cổ phiếu không?

Mối quan hệ cùng chiều hay ngược chiều

Jonathan Lewellen (2004) Có Ngược chiều

2.2.2 Các nghiên cứu lập tập danh mục theo quy mô và các chỉ số tăng trưởng để xem tác động lên suất sinh lợi

Basu (1977) đã xem xét ảnh hưởng của P/E đến suất sinh lợi của danh mục trong 16 năm và kết quả cho thấy danh mục có P/E thấp mang lại suất sinh lợi trung bình cao hơn 6% mỗi năm (Basu, 1977) Nghiên cứu của Basu (1977) cũng xem xét ảnh hưởng của yếu tố quy mô công ty và tỷ số E/P đến suất sinh lợi của cổ phiếu Kết quả cho thấy các công ty có quy mô nhỏ và tỷ số E/P cao đem lại suất sinh lợi cao hơn Fama và French (1992) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ giữa lợi nhuận của cổ phiếu, qui mô công ty, tỷ số ME/BE và hệ số beta Kết quả kiểm định dựa vào số liệu thời kỳ 1963 – 1990 cho thấy rằng các biến qui mô và tỷ số M/B là những biến ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận cổ phiếu Khi những biến này được đưa vào phân tích hồi qui trước rồi mới thêm biến beta vào thì kết quả cho thấy rằng biến beta không mạnh bằng các biến kia trong việc giải thích lợi nhuận cổ phiếu Fama đã đi đến kết luận rằng beta không phải là biến duy nhất giải thích lợi nhuận cổ phiếu Sau khi chia nhỏ cổ phiếu, ông thấy rằng các nhóm cổ phiếu có cùng kích cỡ, tỷ số BE/ME càng cao cho suất sinh lợi càng cao và ảnh hưởng của BE/ME lên tỷ suất sinh lợi thể hiện rõ hơn đối với các công ty có quy mô nhỏ

Với kết quả nghiên cứu của mình vào năm 1993, Fama và French đã xây dựng nên mô hình 3 nhân tố bao gồm: nhân tố quy mô, nhân tố BE/ME và nhân tố thị trường (của mô hình CAPM); là các nhân tố ảnh hưởng mạnh đến suất sinh lợi cổ phiếu Đây có thể coi là mô hình khá thành công trong việc thừa kế và tổng hợp lại kết quả của các nghiên cứu trước đó, bao gồm cả nghiên cứu nổi tiếng cho mô hình CAPM

Mô hình Fama-French chỉ ra rằng tỷ suất sinh lợi cao đi kèm với rủi ro cao hơn Hệ số beta (si) thể hiện mức độ nhạy cảm của tỷ suất sinh lợi danh mục i với rủi ro thị trường, trong khi hệ số HML (hi) phản ánh mức độ nhạy cảm với rủi ro quy mô và giá trị Danh mục có tỷ lệ cổ phiếu giá trị cao có hi cao, trong khi danh mục có tỷ lệ cổ phiếu tăng trưởng cao có hi thấp Tương tự, danh mục có tỷ lệ cổ phiếu vốn hóa lớn cao có si thấp, trong khi danh mục có tỷ lệ cổ phiếu vốn hóa nhỏ cao có si cao.

GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Từ các nghiên cứu trước tại Việt Nam & trên Thế Giới giả thuyết của nghiên cứu, để tìm hiểu mối quan hệ giữa chỉ số giá trên thu nhập và suất sinh lợi của cổ phiếu tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, giả thuyết được đưa ra để kiểm tra:

• H0: Tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) và suất sinh lợi cổ phiếu có mối quan hệ ngược chiều

• H1: Nhóm cổ phiếu có quy mô lớn, BE/ME thấp và tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) cao có suất sinh lợi cổ phiếu cao hơn các nhóm còn lại.

DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1.1 Mô hình tìm hiểu mối quan hệ giữa suất sinh lợi của cổ phiếu và cùng chiều hay ngược chiều với chỉ số P/E

Tham khảo Lewellen (2004), mô hình nghiên cứu của đề tài để tìm hiểu mối khả năng dự báo được suất sinh lợi cổ phiếu của chỉ số P/E, và mối quan hệ giữa suất sinh lợi của cổ phiếu và cùng chiều hay ngược chiều với chỉ số P/E

− 𝑟 𝑡 là suất sinh lợi cổ phiếu trong tháng t

− 𝑥 𝑡−1 là log P/E ở cuối tháng t-1, đầu tháng t

− 𝜀 𝑡 là phần sai số tại thời điểm t

− 𝛼 là hệ số chặn (điểm giao nhau của đường hồi quy)

− 𝛽 là độ dốc (hệ số/ tham số) của đường hồi quy

Biến phụ thuộc 𝑟 𝑡 là suất sinh lợi cổ phiếu của tháng hiện tại được tính:

− 𝑟 𝑡 là suất sinh lợi cổ phiếu trong tháng t

− 𝑃 𝑡 là thị giá cổ phiếu cuối tháng t

− 𝑃 𝑡−1 là thị giá cổ phiếu cuối tháng t – 1 hay đầu tháng t

− 𝐷 là cổ tức trên mỗi cổ phiếu của công ty và tỷ lệ tăng vốn

Biến độc lập P/E 𝑥 𝑡−1 biểu thị một biến quan sát tại t - 1 có thể có khả năng dự đoán

𝑟 𝑡 𝑥 𝑡−1 là chỉ số giá trên thu nhập log tại t - 1 Mô hình hồi quy cho 𝑥 𝑡−1 mà tác giả xem xét là:

− 𝑥 𝑡 là log của chỉ số giá trên thu nhập trong tháng t Log P/E 𝑥 𝑡

− 𝑥 𝑡−1 là log P/E ở cuối tháng t-1, đầu tháng t Log P/E 𝑥 𝑡−1

− 𝜇 𝑡 là phần sai số tại thời điểm t

− ∅ là hệ số chặn (điểm giao nhau của đường hồi quy)

− 𝜌 là độ dốc (hệ số/ tham số) của đường hồi quy

3.1.2 Mô hình tìm hiểu sự khác biệt giữa các tập danh mục cổ phiếu

Mô hình ba nhân tố Fama-French (1993) cho rằng tỷ suất sinh lợi của một danh mục đầu tư hoặc một cổ phiếu riêng biệt phụ thuộc vào 3 yếu tố đó là: yếu tố thị trường, yếu tố quy mô công ty và yếu tố tỷ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường vốn chủ sở hữu- BE/ME

Mô hình được mô tả như sau:

Ri – Rf = 𝛼 + (Rm – Rf)βi + siSMB + hiHML

− Trong đó Ri là mức lợi nhuận cho danh mục i

− Rf là mức lợi nhuận không rủi ro

− Rm là mức lợi nhuận kỳ vọng của toàn bộ thị trường

− SMB là bình quân chênh lệch trong quá khứ giữa lợi nhuận danh mục cổ phiếu công ty nhỏ so với lợi nhuận danh mục cổ phiếu công ty lớn

− HML là bình quân chênh lệch trong quá khứ giữa lợi nhuận danh mục cổ phiếu công ty có tỷ số giá trị sổ sách trên giá thị trường cao so với công ty có giá trị này thấp

− βi, si, hi là các hệ số hồi quy

Mô hình này cũng cho rằng tỷ suất sinh lợi cao là phần thưởng cho sự chấp nhận rủi ro cao Hệ số si và hi của mô hình lần lượt đo lường mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố SMB và HML đến tỷ suất sinh lợi của danh mục i Danh mục i bao gồm những cổ phiếu giá trị sẽ có hệ số hi cao và ngược lại, đối với danh mục bao gồm những cổ phiếu tăng trưởng sẽ có hi thấp Tương tự, danh mục i bao gồm những cổ phiếu có vốn thị trường cao thì sẽ có hệ số si thấp và ngược lại đối với những danh mục bao gồm những cổ phiếu có vốn thị trường thấp thì hệ số si cao.

CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Dựa theo nghiên cứu của Lakonishok, Shleifer và Vishny (1994), danh mục cổ phiếu được xây dựng dựa trên ba yếu tố là quy mô công ty, BE/ME và P/E Các danh mục này được mua và nắm giữ trong vòng 11 năm từ tháng 1/2011 đến hết tháng 7/2021, sau mỗi tháng tiến hành đánh giá lại danh mục đầu tư Trình tự các công việc sau đây sẽ được thực hiện như sau:

Hình 3.1 Các nội dung nghiên cứu của bài

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1 Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trên hai sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam là HNX và HOSE từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 07 năm 2021, dữ liệu được thu thập từ trang điện tử của Công ty Cổ phần Tài Việt Vietstock.vn, đây là một trong những cổng thông tin trực tuyến đầu ngành về tài chính chứng khoán tại Việt Nam

Các công ty về quỹ đầu tư, chứng chỉ quỹ được loại bỏ khỏi tập danh mục nghiên cứ

Số lượng công ty theo các năm được tác giả lấy dữ liệu từ tháng 1 năm 2011 đến hết tháng 7 năm 2021 được mô tả ở bảng bên dưới

Bảng 3.1 Mô tả dữ liệu nghiên cứu được thu thập trên các sàn chứng khoán

Năm Số công ty được lấy dữ liệu

Mô tả sự thay đổi (nếu có)

- Có 3 công ty tạm ngưng niêm yết trên sàn chứng khoán

- Có thêm 55 công ty bắt đầu niêm yết mới trên sàn chứng khoán

- Có 14 công ty tạm ngưng niêm yết trên sàn chứng khoán

- Có thêm 21 công ty bắt đầu niêm yết mới trên sàn chứng khoán

- Có 30 công ty tạm ngưng niêm yết trên sàn chứng khoán

- Có thêm 9 công ty bắt đầu niêm yết mới trên sàn chứng khoán

- Có 22 công ty tạm ngưng niêm yết trên sàn chứng khoán

- Có thêm 13 công ty bắt đầu niêm yết mới trên sàn chứng khoán

- Có 18 công ty tạm ngưng niêm yết trên sàn chứng khoán

- Có thêm 29 công ty bắt đầu niêm yết mới trên sàn chứng khoán

- Có 8 công ty tạm ngưng niêm yết trên sàn chứng khoán

- Có thêm 20 công ty bắt đầu niêm yết mới trên sàn chứng khoán

- Có 9 công ty tạm ngưng niêm yết trên sàn chứng khoán

- Có thêm 38 công ty bắt đầu niêm yết mới trên sàn chứng khoán

- Có 11 công ty tạm ngưng niêm yết trên sàn chứng khoán

- Có thêm 29 công ty bắt đầu niêm yết mới trên sàn chứng khoán

- Có 16 công ty tạm ngưng niêm yết trên sàn chứng khoán

- Có thêm 10 công ty bắt đầu niêm yết mới trên sàn chứng khoán

- Có 17 công ty tạm ngưng niêm yết trên sàn chứng khoán

- Có thêm 16 công ty bắt đầu niêm yết mới trên sàn chứng khoán

- Có 7 công ty tạm ngưng niêm yết trên sàn chứng khoán

- Có thêm 8 công ty bắt đầu niêm yết mới trên sàn chứng khoán

3.3.2 Phân chia các nhóm cổ phiếu

Bằng việc thực hiện hàng loạt các cuộc kiểm định trong giai đoạn 1963-1990, đối với các cổ phiếu trên sàn chứng khoán NewYork, Fama và French (1993), đã nhận thấy một điều rằng hệ số Beta không phải là biến duy nhất ảnh hưởng đến suất sinh lợi của cổ phiếu hay danh mục đầu tư

Fama và French đã nghiên cứu thêm nhiều yếu tố khác ngoài yếu tố thị trường trong mối quan hệ tương quan với tỷ suất sinh lợi bao gồm: quy mô, đòn bẩy tài chính, P/E, BE/ME thì tất cả đều cho thấy mối tương quan rất cao với suất sinh lợi Tuy nhiên, Fama Eugene F và Kenneth R French chỉ ra rằng quy mô công ty và hệ số BE/ME là hai nhân tố tác động mạnh nhất đến suất sinh lợi của cổ phiếu Khi đưa hai yếu tố này vào trong mô hình thì vai trò của các yếu tố còn lại bị mờ nhạt dần

Fama và French đã nghiên cứu xác định hai lớp cổ phiếu có khuynh hướng tốt hơn so với thị trường chung: cổ phiếu có giá trị vốn hóa thấp (Small Caps) và cổ phiếu có hệ số BE/ME cao (cổ phiếu giá trị) Họ tích hợp hai yếu tố này vào mô hình định giá tài sản vốn (CAPM), mở rộng mô hình CAPM truyền thống thành mô hình ba nhân tử.

Ban đầu, họ tách biến Beta ra khỏi mô hình và chỉ đưa 2 nhân tố quy mô công ty và giá trị BE/ME thì kết quả chạy hồi quy cho thầy hai nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến suất sinh lợi của cổ phiếu hay danh mục đầu tư Sau đó, họ thêm tiếp vào mô hình nhân tố thị trường đo lường bằng hệ số Beta, thì kết quả đáng kinh ngạc nhân tố thị trường không tác động mạnh đến suất sinh lợi kỳ vọng của cổ phiếu bằng hai nhân tố còn lại

Do đó, để mô hình nghiên cứu của tác giả đề xuất bóc tách rõ ràng được mối quan hệ giữa biến độc lập P/E và biến phụ thuộc suất sinh lợi của cổ phiếu; mà không bị ảnh hưởng với 2 nhân tố tác động mạnh mà Fama và French (1993) đã nghiên cứu là (1) quy mô công ty và (2) hệ số BE/ME, tác giả chia các cổ phiếu ra từng nhóm theo quy mô công ty và hệ số BE/ME, sau đó từ các nhóm cổ phiếu này tiếp tục phân chia thành các nhóm cổ phiếu có P/E từ thấp đến cao để quan sát, chi tiết như sau:

Bước 1: Tham khảo Fama và French (1993) , có 6 nhóm cổ phiếu được chia ra dựa theo quy mô và hệ số BE/ME 6 nhóm cổ phiếu là giao điểm của 2 danh mục đầu tư được hình thành dựa trên quy mô (vốn chủ sở hữu thị trường, ME) và 3 danh mục đầu tư được hình thành trên tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên vốn chủ sở hữu thị trường (BE/ME) Các nhóm cổ phiểu được phân chia và làm mới lại ở đầu mỗi tháng quan sát Chi tiết 6 nhóm cổ phiếu được tóm tắt ở bảng bên dưới:

Bảng 3.2 Các nhóm cổ phiếu được thiết lập dựa trên quy mô công ty và hệ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường (BE/ME)

Cao (H) Nhóm 1 – BH Nhóm 2 – SH Trung bình (M) Nhóm 3 – BM Nhóm 4 – SM Thấp (L) Nhóm 5 – BL Nhóm 6 – SL

Nghiên cứu sử dụng giá trị vốn hóa thị trường để đo quy mô công ty, cụ thể nếu giá trị vốn hóa thị trường của một công ty nhỏ hơn hoặc bằng 50% mức vốn hóa trung bình của toàn bộ thị trường thì được xếp vào nhóm có quy mô nhỏ (S) và ngược lại, thì được xếp vào nhóm có quy mô lớn (B) Còn đối với yếu tố tỷ số BE/ME, giá trị sổ sách và giá trị thị trường được tính dựa trên vốn chủ sở hữu, khối lượng cổ phiếu đang lưu hành và giá thị trường của cổ phiếu vào cuối mỗi tháng Một cách cụ thể, những công ty có tỷ số BE/ME thuộc nhóm 30% giá trị thấp nhất sẽ được xếp vào danh mục L (Low), 40% các cổ phiếu có tỷ số BE/ME tiếp theo được xếp vào danh mục M (Medium) và 30% các cổ phiếu còn lại (có tỷ số BE/ME cao nhất) được xếp vào danh mục H (High) Như vậy, ta sẽ xây dựng 6 nhóm cổ phiếu dựa trên hai yếu tố phân loại của quy mô công ty và ba yếu tố phân loại của tỷ số BE/ME Sáu nhóm cổ phiếu đó có thể được ký hiệu như sau BH, SH, BM, SM, BL, SL Chẳng hạn BH là danh mục gồm cổ phiếu của những công ty có quy mô lớn và tỷ số BE/ME cao Cách lý luận tương tự cho những danh mục còn lại, như vậy sẽ có khoảng 125 cổ phiếu cho từng nhóm

Bước 2: Sáu nhóm cổ phiếu sau khi được phân chia dựa trên quy mô công ty và hệ số BE/ME, từng nhóm cổ phiếu sẽ được tiếp tục sắp xếp từ thấp đến cao dựa theo hệ số P/E Theo Basu S (1977), năm danh mục được thành lập bằng cách sắp xếp giá trị P/E theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất, các công ty có P/E âm (hoạt động không hiệu quả, lợi nhuận âm, công ty hoạt động thua lỗ) được đưa vào một danh mục đầu tư thứ sáu Sáu danh mục được hình thành với danh mục A có P/E âm, các danh mục lần lượt B, C, D, E, F có P/E tăng dần và được chia đều từ các cổ phiếu còn lại sau khi loại trừ nhóm cổ phiếu có P/E âm, như vậy sẽ có khoảng 20 chứng khoán trong mỗi danh mục quan sát theo P/E Tổng cộng có 36 nhóm cổ phiếu được thiết lập để phân tích

Bước 3: 6 danh mục cổ phiếu phân theo hệ số P/E từ thấp đến cao sẽ được tính chỉ số về suất sinh lợi theo từng tập danh mục

Bước 4: Theo Lakonishok, Shleifer và Vishny (1994) với chỉ số về suất sinh lợi của từng danh mục, tiếp tục tính toán tỷ suất sinh lợi trung bình của tập danh mục và tỷ suất sinh lợi trung bình tích luỹ trong suốt thời gian của tập danh mục

Với bốn bước phân nhóm cổ phiếu trong nghiên cứu này, chu kỳ thiết lập danh mục là đầu mỗi tháng Điều này có nghĩa là sẽ có những cổ phiếu bị loại ra khỏi danh mục này và được phân vào một danh mục khác, những cổ phiếu mới gia nhập thị trường cũng được phân loại vào những danh mục thích hợp

3.3.3 Tính toán các biến sử dụng trong mô hình

3.3.2.1 Tỷ suất sinh lợi của danh mục tính theo tháng

Theo Basu (1977) dựa vào giá đóng cửa hàng ngày của cổ phiếu, ta xác định suất sinh lợi cho từng cổ phiếu trong sáu danh mục trên Ở nghiên cứu này, tỷ suất sinh lợi được tính theo tháng Nếu gọi Pt là giá của cổ phiếu tại tháng t, Pt-1 là giá của cổ phiếu tại thời điểm tháng t – 1 và D là cổ tức kiếm được trong khoảng thời gian từ t – 1 đến t, ta có tỷ suất sinh lợi tháng cổ phiếu như sau:

𝑃 𝑡−1 Ở đây lợi nhuận của nhà đầu tư đến từ chênh lệch giữa giá thị trường là với giá trị nội tại là giá trị mà họ nhận được từ cổ phiếu trong tương lai Giá trị nội tại là tổng các dòng tiền thu được trong tương lai gồm cổ tức và tiền lời từ chênh lệch giữa giá bán và giá mua cổ phiếu gốc trong thời gian nắm giữ Tuy nhiên vì giá trị cổ tức nhỏ hơn so với chênh lệch giá mang lại nên ở đây dòng tiền từ cổ tức được bỏ qua Công thức tính suất sinh lợi tháng được rút ngọn lại như sau

3.3.2.2 Tính tỷ suất sinh lợi trung bình của danh mục trong nhiều thời kì nắm giữ

Theo Lakonishok, Shleifer, và Vishny (1994) suất sinh lợi trung bình số học 𝑅 𝐴 trong n thời kì được tính bằng cách cộng tất cả các giá trị suất sinh lợi rồi đem chia cho số lượng các thời kì

𝑅 𝑖 là suất sinh lợi của thời kì i với i=1,2, n n là số thời kì nắm giữ danh mục cổ phiếu

3.3.2.3 Tính tỷ suất sinh lợi tích luỹ của danh mục trong nhiều thời kì nắm giữ

Theo Lakonishok, Shleifer và Vishny (1994) các suất sinh lợi tích luỹ 𝑅 𝐶 trong n thời kỳ được tính bằng cách: lấy suất sinh lợi (𝑅 𝐶 + 1) của thời kỳ trước nhân cho (1 + 𝑅 𝑖 )

𝑅 𝑖 là suất sinh lợi của thời kì i với i=1,2, n

𝑅 𝐶 là suất sinh lợi tích luỹ của danh mục ở thời kì i với i=1,2, n

Từ đó, tỷ suất sinh lợi tháng cho danh mục được tính là giá trị trung bình suất sinh lợi tháng của các cổ phiếu có trong danh mục

3.3.2.4 Tính toán hai nhân tố SMB và HML

SMB: Chênh lệch suất sinh lợi tháng của các nhóm công ty có quy mô nhỏ (S) so với nhóm công ty có quy mô lớn (B)

SMB = (SH + SM + SL)/3 – (BH+BM+BL)/3

HML: Chênh lệch suất sinh lợi tháng của nhóm công ty có tỷ số BE/ME cao (H) so với nhóm công ty có tỷ số BE/ME thấp (L)

HML = (SH+BH)/2 – (SL+BL)/2

3.3.2.5 Tính toán Rm và Rf:

Rf là tỷ suất sinh lợi thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro được tính bằng lãi suất của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 10 năm Còn Rm là tỷ suất sinh lợi thị trường, thường giá trị này được chọn là chỉ số thị trường nơi mà cổ phiếu niêm yết Theo đó nếu tính toán cho các cổ phiếu niêm yết tại HOSE thì ta chọn chỉ số VnIndex, nếu tính toán cho các cổ phiếu niêm yết tại HNX thì ta chọn chỉ số HNXIndex Nếu gọi VnIndext là chỉ số VnIndex ở tháng t và VnIndext-1 là chỉ số VnIndex ở tháng t-1 thì suất sinh lợi tuần của VnIndex được tính như sau:

VnIndex VnIndex VnIndex r f Mức bù rủi ro thị trường

NGUỒN DỮ LIỆU

Nghiên cứu tác động của chỉ số giá trên thu nhập đến suất sinh lợi cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam sử dụng dữ liệu thứ cấp bao gồm tất cả các công ty được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam được lấy theo từng tháng trong giai đoạn 11 năm 2011-2021 Việc lấy mẫu được thực hiện với các điều kiện sau:

(1) Số liệu năm tài chính của các công ty tính đến ngày 31 tháng 12

(2) Trong khoảng thời gian nghiên cứu, khoảng thời gian tài chính của các công ty không được thay đổi

(3) Thông tin tài chính bắt buộc của các công ty tồn tại trong giai đoạn nghiên cứu

Kích thước công ty được đo bằng giá trị vốn hóa thị trường (ME), tương tự như cách lựa chọn của Fama-French (1993) Suất sinh lợi danh mục được tính từ cuối tháng t đến cuối tháng t+1, có nghĩa là vào ngày đầu của mỗi tháng t+1, các cổ phiếu được chọn phải đã niêm yết trên HOSE từ ngày cuối tháng t trước.

& HNX sẽ được phân thành các nhóm có quy mô lớn và quy mô nhỏ

Về chỉ số BE/ME & P/E: Tương tự để tính suất sinh lợi của tập danh mục được tính từ cuối tháng t đến cuối tháng t+1; các tỷ số BE/ME, E/P được tính toán vào thời điểm cuối tháng Trong đó các chỉ số tài chính của công ty được thu thập thông qua bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty và bảng lưu chuyển tiền tệ Còn giá trị thị trường được tính là giá cổ phiếu vào thời điểm cuối tháng t nhân với số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối tháng t Năm tài chính của các công ty tại Việt Nam thường bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào 31/12 hàng năm

Số liệu về giá và các báo cáo tài chính của các công ty này được thu thập trong khoảng thời gian nghiên cứu Trong đó giá cổ phiếu là giá đóng cửa điều chỉnh (Adjusted Closing Price) sau mỗi phiên giao dịch của ngày cuối tháng t.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHỈ SỐ P/E CÓ DỰ BÁO ĐƯỢC SUẤT SINH LỢI CỔ PHIẾU

Sau khi thực hiện tổng hợp số liệu về các chỉ số P/E và suất sinh lợi của các cổ phiếu trên hai sàn chứng khoán HOSE và HNX theo từng tháng từ tháng 1 năm 2011 đến hết tháng 7 năm 2021, tác giả tiến hành phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính của 81.273 số liệu P/E tương ứng với các công ty, bỏ qua các số liệu P/E âm không xác định được chỉ số logarit

Phân tích hồi quy mô hình log (𝑃/𝐸 𝑡 ) = ∅ + 𝜌𝑙𝑜𝑔(𝑃/𝐸 𝑡−1 ) + 𝜇 𝑡 với biến độc lập là chỉ số logarit của P/E tháng trước t-1 và biến độc lập là chỉ số logarit của P/E tháng này t cho thấy P/E của tháng trước có khả năng dự đoán P/E của tháng này và đây là mối quan hệ cùng chiều, khi P/E của tháng trước t-1 tăng (giảm) thì P/E tháng này t sẽ tăng (giảm)

Hình 4.1 Tóm tắt mô hình phân tích hồi quy (𝑃/𝐸 𝑡 ) = ∅ + 𝜌𝑙𝑜𝑔(𝑃/𝐸 𝑡−1 ) + 𝜇 𝑡

Hình 4.2 Hệ số tương quan 𝜌 và chặn alpha ∅

Phân tích đem về hệ số tương quan R=0,947 và 𝑅 2 = 0,897 Tiến hành phân tích

ANOVA với biến phụ thuộc là Log (𝑃/𝐸 𝑡 ) chỉ số sig

Ngày đăng: 31/07/2024, 10:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w