Đây là một phương thức thanh toán quốc tế mà khi đó ngân hàng chuyển tiền ra lệnh bằng điện thông qua hệ thống SWIFT hoặc telex cho ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của ngân hàng chuyển t
CƠ SỞ LÝ THUYẾT – PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CHUYỂN TIỀN BẰNG ĐIỆN (T/T)
Các khái niệm
Là phương thức trong đó người chuyển tiền yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác, gọi là người hưởng lợi ở một địa điểm xác định trong một khoảng thời gian nhất định Có 2 hình thức chuyển tiền: chuyển tiền bằng thư (M/T) và chuyển tiền bằng điện (T/T) b Phương thức chuyển tiền bằng điện (T/T)
T/T là từ viết tắt của Telegraphic Transfer Đây là một phương thức thanh toán quốc tế mà khi đó ngân hàng chuyển tiền ra lệnh bằng điện thông qua hệ thống SWIFT hoặc telex cho ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của ngân hàng chuyển tiền ở nước người hưởng lợi để yêu cầu trả tiền cho người hưởng lợi
Phương thức này sẽ được áp dụng trong trường hợp cả hai ngân hàng đều là thành viên của SWIFT hoặc có mối quan hệ trao đổi dữ liệu điện tử (EDI – Electronic Data Interchange) với nhau c Lệnh chuyển tiền (Remittance order)
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Quyết định 353/1997/QĐ - NHNN2 về Quy chế chuyển tiền điện tử có định nghĩa về thuật ngữ Lệnh chuyển tiền như sau:
Lệnh chuyển tiền: là một chỉ định của người phát lệnh đối với Ngân hàng
A dưới dạng chứng từ kế toán nhằm thực hiện việc chuyển tiền điện tử Lệnh chuyển tiền có thể quy định thời điểm thực hiện, ngoài ra không kèm theo điều kiện thanh toán nào khác Lệnh chuyển tiền có thể là Lệnh chuyển Nợ hoặc Lệnh chuyển Có
Lệnh chuyển Nợ: là lệnh chuyển tiền của người phát lệnh nhằm ghi Nợ tài khoản của người nhận mở tại Ngân hàng B một số tiền xác định và để ghi Có cho tài khoản của người phát lệnh tại Ngân hàng A về số tiền đó
Lệnh chuyển Có: là lệnh chuyển tiền của người phát lệnh nhằm ghi Nợ tài khoản của người phát lệnh tại Ngân hàng A một số tiền xác định để ghi Có cho tài khoản của người nhận lệnh (người thụ hưởng) tại Ngân hàng B về số tiền đó
Ngân hàng A: là ngân hàng trực tiếp nhận lệnh chuyển tiền từ người phát lệnh để thực hiện lệnh chuyển tiền đó
Ngân hàng B: là ngân hàng được xác định trên lệnh chuyển tiền, sẽ có trách nhiệm trả tiền cho người thụ hưởng (nếu là Lệnh chuyển Có) hoặc sẽ thu nợ từ người nhận lệnh (nếu là Lệnh chuyển Nợ)
Nội dung của lệnh chuyển tiền:
Tên và địa chỉ của người chuyển tiền
Tên và địa chỉ của người hưởng lợi
Ngân hàng trung gian hoặc ngân hàng đại lý
Cam kết của người yêu cầu chuyển tiền
Phí chuyển tiền: sẽ bao gồm phí dịch vụ và điện phí
BEN: tất cả phí do người hưởng lợi trả
OUR: tất cả phí do người chuyển tiền trả
SHA: phí của đầu nào người nấy trả
Một số mẫu lệnh chuyển tiền:
Hình 2 Lệnh chuyển tiền của OCEAN BANK Hình 1 Lệnh chuyển tiền của SAIGONBANK
Mã SWIFT - Society for Worldwide Interbank Financial
Telecommunications - Hội Viễn thông Tài chính Liên Ngân hàng Thế giới SWIFT là hệ thống nối mạng giữa các ngân hàng trên thế giới được vi hóa, độ an toàn cao và thông tin được truyền đi nhanh chóng
Mã SWIFT cũng còn được gọi là BIC - Business Identifier Codes - mã định danh ngân hàng Mỗi ngân hàng sẽ được cấp một mã riêng để nhận diện thương hiệu ngân hàng đó và thực hiện các giao dịch liên ngân hàng trên toàn thế giới Ở Việt Nam, các giao dịch nội địa thường không sử dụng mã SWIFT Tuy nhiên, khi thực hiện giao dịch quốc tế thì bắt buộc phải có phần kê khai mã ngân hàng để tránh nhầm lẫn cũng như để kiểm sát giao dịch dễ dàng hơn
Một mã SWIFT của ngân hàng thường có từ 8 đến 11 ký tự Tại Việt Nam, đa phần các ngân hàng sẽ dùng mã SWIFT có 8 ký tự, còn với những ngân hàng có nhiều chi nhánh thì sẽ dùng mã SWIFT có 11 ký tự
Một mã SWIFT hoàn chỉnh có dạng AAAABBCCDDD, trong đó:
AAAA: là ký tự viết tắt tên ngân hàng bằng tiếng Anh Đây là đặc điểm để nhận dạng các ngân hàng và tổ chức tài chính với nhau Ở vị trí này chỉ được dùng ký tự là chữ cái từ A đến Z và không cho phép sử dụng số
BB: là ký tự viết tắt quốc gia của ngân hàng bằng tiếng Anh Đối với các ngân hàng tại Việt Nam thì 2 ký tự này luôn là VN
CC: là mã địa phương Mã này thường được phép dùng cả chữ và số Thường được quy định là VX
DDD: là mã chi nhánh của ngân hàng tham gia Mã này được phép sử dụng cả số lẫn chữ Tuy vậy ở Việt Nam khách hàng ít quan tâm đến 3 ký tự này
SWIFT Code Vietcombank: BFTVVNVX (BFTV - Bank for Foreign Trade of Vietnam)
SWIFT Code Agribank: VBAAVNVX (VBAA - Vietnam Bank for
SWIFT Code Techcombank: VTCBVNVX (VTCB - Vietnam
Technological and Commercial Joint Bank)
Các chủ thể tham gia thanh toán chuyển tiền điện (T/T)
Người chuyển tiền (Remitter): Là người mua, người nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, là người yêu cầu ngân hàng chuyển tiền
Người hưởng lợi (Beneficiary): Là người bán, người xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và là người được người chuyển tiền chỉ định để trả tiền
Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank): Là ngân hàng phục vụ cho người chuyển tiền
Ngân hàng trung gian (Intermidiary bank): hay còn gọi là ngân hàng trả tiền: là ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của ngân hàng chuyển tiền ở nước người hưởng lợi
Vai trò của ngân hàng trong thanh toán:
- Ngân hàng là trung gian thanh toán và thu phí cho giao dịch của hai bên Ngân hàng sẽ nhận được hoa hồng sau mỗi giao dịch
- Ngân hàng không cầm bộ chứng từ xuất nhập khẩu, không có trách nhiệm quan sát, đốc thúc và theo dõi quá trình thanh toán.
Phân loại các phương thức chuyển tiền điện (T/T)
Phương thức thanh toán T/T có thể được chia thành 3 loại cụ thể như sau: a Thanh toán trả trước (T/T in advance)
Ngân hàng của người chuyển tiền sẽ thực hiện thanh toán một phần hoặc toàn bộ số tiền đơn hàng cho người hưởng lợi sau khi hai bên ký kết hợp đồng nhưng trước khi người hưởng lợi giao hàng b Thanh toán trả ngay (T/T at sight)
Ngân hàng của người chuyển tiền sẽ tiến hành thanh toán bằng điện cho người hưởng lợi ngay sau khi người hưởng lợi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo các điều kiện Incoterms, hoặc ngay khi người chuyển tiền nhận được hàng tại nơi đến quy định hoặc ngay khi nhận được bộ chứng từ cần thiết
Hình 4 Ví dụ về thanh toán trả ngay Hình 3 Ví dụ về thanh toán trả trước
6 c Thanh toán trả sau (T/T at X days)
Ngân hàng của người chuyển tiền sẽ thanh toán cho người hưởng lợi sau một khoảng thời gian xác định cụ thể sau khi nhận được hàng và chứng từ cần thiết
Hình 5 Ví dụ về thanh toán trả sau
Quy trình thực hiện thanh toán chuyển tiền
a Quy trình thanh toán trả trước (T/T im advance)
Bước 0: Người chuyển tiền (Người nhập khẩu) và người hưởng lợi (người xuất khẩu) đồng ý kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa, thỏa thuận phương thức thanh toán T/T trả trước
Trong hợp đồng quy định về chuyển tiền trả trước sẽ thường được thể hiện:
- X ngày sau khi ký kết hợp đồng, người nhập khẩu phải chuyển tiền cho người xuất khẩu
- X ngày trước khi giao hàng, người nhập khẩu phải chuyển tiền cho người xuất khẩu
Bước 1: Đến thời hạn thanh toán quy định trong hợp đồng, người chuyển tiền sẽ làm một lệnh/ đề nghị chuyển tiền yêu cầu ngân hàng chuyển tiền làm thủ tục chuyển tiền trả cho người hưởng lợi
Bước 2: Ngân hàng chuyển tiền sẽ tiến hành kiểm tra khả năng thanh toán của người chuyển tiền, xem tài khoản ngoại tệ của người chuyển tiền có đủ số tiền để chuyển không
Bước 3: Tại đây sẽ có hai tình huống Nếu tài khoản của người chuyển tiền có đủ khả năng thanh toán thì ngân hàng sẽ trích tiền từ tài khoản của người chuyển tiền dể chuyển tiền cho ngân hàng trung gian Nếu tài khoản của người chuyển tiền không đủ thì ngân hàng sẽ yêu cầu người chuyển tiền nộp thêm tiền vào tài khoản hoặc làm thủ tục vay tiền hoặc làm thủ tục mua ngoại tệ để có đủ tiền để chuyển Sau khi chuyển tiền, ngân hàng chuyển tiền sẽ gửi giấy báo nợ và giấy báo đã thanh toán cho người chuyển tiền
Bước 4: Ngân hàng trung gian khi nhận được lệnh chuyển tiền sẽ ghi có vào tài khoản của người hưởng lợi và báo có cho người hưởng lợi
Bước 5: Người hưởng lợi giao hàng và chuyển bộ chứng từ hàng hóa cho người chuyển tiền để đi nhận hàng b Quy trình thanh toán trả sau/ trả ngay
Bước 0: Người chuyển tiền (Người nhập khẩu) và người hưởng lợi (người xuất khẩu) đồng ý kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa, thỏa thuận phương thức thanh toán T/T trả sau/ trả ngay
8 Trong hợp đồng quy định về chuyển tiền trả sau sẽ thường được thể hiện: X ngày sau ngày nhận hàng, người nhập khẩu chuyển tiền cho người xuất khẩu
Trong hợp đồng quy định về chuyển tiền trả ngay sẽ thường được thể hiện:
- Ngay khi người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo Incoterms
- Ngay khi hàng đến nơi quy định, người nhập khẩu phải chuyển tiền cho người xuất khẩu
- X ngày sau ngày giao hàng/ ngày B/L, người nhập khẩu phải chuyển tiền cho người xuất khẩu
- X ngày sau ngày người xuất khẩu gửi bộ chứng từ, người nhập khẩu phải chuyển tiền cho người xuất khẩu
Bước 1: Người hưởng lợi giao hàng và chuyển bộ chứng từ hàng hóa cho người chuyển tiền để đi nhận hàng
Bước 2: Đến thời hạn thanh toán quy định trong hợp đồng, người chuyển tiền sẽ làm một lệnh/ đề nghị chuyển tiền gửi đến ngân hàng chuyển tiền và kèm theo các chứng từ liên quan như hợp đồng ngoại thương, hóa đơn, chứng từ vận tải, và yêu cầu ngân hàng làm thủ tục chuyển tiền trả cho người hưởng lợi
Bước 3: Ngân hàng chuyển tiền sẽ tiến hành kiểm tra khả năng thanh toán của người chuyển tiền, xem tài khoản ngoại tệ của người chuyển tiền có đủ số tiền để chuyển không
Bước 4: Tại đây sẽ có hai tình huống Nếu tài khoản của người chuyển tiền có đủ khả năng thanh toán thì ngân hàng sẽ trích tiền từ tài khoản của người chuyển tiền dể chuyển tiền cho ngân hàng trung gian Nếu tài khoản của người chuyển tiền không đủ thì ngân hàng sẽ yêu cầu người chuyển tiền nộp thêm tiền vào tài khoản hoặc làm thủ tục vay tiền hoặc làm thủ tục mua ngoại tệ để có đủ tiền để chuyển Sau khi chuyển tiền, ngân hàng chuyển tiền sẽ gửi giấy báo nợ và giấy báo đã thanh toán cho người chuyển tiền
Bước 5: Ngân hàng trung gian khi nhận được lệnh chuyển tiền sẽ ghi có vào tài khoản của người hưởng lợi và báo có cho người hưởng lợi
CÁC LỢI ÍCH VÀ RỦI RO CỦA PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CHUYỂN TIỀN ĐIỆN
Lợi ích
- Quy trình nghiệp vụ rõ ràng, đơn giản, dễ thực hiện
- Tiết kiệm thời gian và chi phí (chỉ từ 0,15% đến 0,2% trị giá số tiền chuyển)
- Bộ chứng từ hàng hóa đơn giản
- Nhà nhập khẩu không bị đọng vốn ký quỹ như L/C b Người hưởng lợi (Nhà xuất khẩu)
Khi sử dụng phương thức chuyển tiền trả trước, người hưởng lợi sẽ nhận được tiền trước khi giao hàng (được xem là khoản tiền tín dụng người mua cấp cho người bán hoặc được xem là tiền đặt cọc) và sẽ hạn chế rủi ro hay thiệt hại do bên nhập khẩu chậm trả Coi như cầm chắc an toàn trong giao dịch c Người chuyển tiền (Nhà nhập khẩu)
Khi sử dụng phương thức chuyển tiền trả sau nhà nhập khẩu sẽ được kiểm tra bộ chứng từ trước khi thanh toán Ngoài ra họ còn được sử dụng hàng hóa hay bán hàng hóa mà chưa phải thanh toán cho đến thời hạn thanh toán trong hợp đồng d Đối với ngân hàng
Giảm trách nhiệm cho ngân hàng khi ngân hàng chỉ là trung gian thực hiện việc thanh toán theo ủy nhiệm, yêu cầu của khách hàng để hưởng phí hoa hồng và không bị ràng buộc gì cả.
Rủi ro
a Đối với phương thức trả trước:
Người chuyển tiền (Nhà nhập khẩu):
Người hưởng lợi không giao hàng ngay cả khi đã được thanh toán hoặc giao hàng chậm, giao hàng hóa không đảm bảo chất lượng, số lượng theo hợp đồng làm cho nhà nhập khẩu rơi vào tình trạng bị động
Chịu rủi ro khi có gian lận trong thương mại (nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ giả)
Nếu trả trước toàn bộ đồng nghĩa với việc toàn bộ số tiền của người mua bị ném một chỗ, khả năng xoay vòng vốn bằng 0
Người hưởng lợi (Nhà xuất khẩu):
T/T trả trước người bán có thể chịu những rủi do về chênh lệch tỉ giá ngoại tệ tại thời điểm nhận tiền với thời điểm giao hàng nếu 2 bên không quy định rõ tỉ giá là bao nhiêu trong hợp đồng b Đối với phương thức trả sau:
Người chuyển tiền (Nhà nhập khẩu):
T/T trả sau người mua có thể chịu những rủi do về chênh lệch tỉ giá ngoại tệ tại thời điểm trả tiền với thời điểm nhận hàng nếu 2 bên không quy định rõ tỉ giá là bao nhiêu trong hợp đồng
Người hưởng lợi (Nhà xuất khẩu):
Giao hàng nhưng nhà nhập khẩu không trả tiền hoặc cố tình kéo dài thời gian thanh toán
Nhà nhập khẩu không chịu nhận hàng, người bán vừa không nhận được tiền vừa phải mất thêm chi phí vận chuyển, buộc phải bán rẻ lại tốn rất nhiều chi phí và công sức
Do đó, nhà xuất khẩu bị thiệt hại do thu hồi vốn chậm ảnh hưởng đến sản xuất trong tương lai trong khi ngân hàng không có nhiệm vụ và cách thức gì để đôn đốc nhà nhập khẩu nhanh chóng chuyển tiền chi trả nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu c Rủi ro trong các nghiệp vụ thanh toán khác:
Thanh toán nhầm người hưởng do sơ suất của ngân hàng, do sự thiếu cẩn thận của người chuyển tiền hoặc do sự gian lận của người nhận tiền
Thanh toán hai lần cho cùng một lệnh chuyển tiền do lỗi của máy móc hoặc của thanh toán viên Điện thanh toán của ngân hàng không chính xác tên, địa chỉ người hưởng hoặc sai số tài khoản dẫn đến phải tra soát nhiều lần hoặc không thanh toán được Thanh toán chậm do có sự sai sót của máy móc, nhân viên thực hiện
Ngân hàng trả tiền thanh toán cho người hưởng sau khi ngân hàng chuyển tiền đã có lệnh hủy điện chuyển tiền
→ Các rủi ro này có thể gây thiệt hại cho người chuyển tiền, người hưởng lợi hoặc cho cả hai bên Ngân hàng đứng ra với vai trò là một trung gian thì những
11 rủi ro của khách hàng có thể dẫn tới việc mất uy tín và ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng.
Nhận xét và trường hợp áp dụng
Phương thức thanh toán T/T là một trong những phương thức thanh toán phổ biến nhất hiện nay, được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới
Phương thức thanh toán điện chuyển tiền T/T có những ưu điểm và hạn chế nhất định, để quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế tốt nhất không nên dùng 1 hình thức thanh toán mà các bên cần áp dụng phương thức thanh toán khác nhau để đảm bảo an toàn cho 2 bên mua bán
Là phương thức thanh toán đơn giản và tiện lợi
Là phương thức thanh toán giúp rút ngắn thời gian và chi phí cho các bên tham gia nhưng lại đòi hỏi sự tin tưởng và uy tín cao nếu không sẽ chịu rủi ro rất lớn b Trường hợp áp dụng Đối với hợp đồng có giá trị nhỏ
Người mua và người bán là đối tác lâu năm có thời gian mua bán lâu dài, thường xuyên giao dịch với nhau, có sự tin tưởng nhất định lẫn nhau
Công ty người mua và người bán có mối quan hệ nội bộ là công ty mẹ và công ty con
Dùng để thanh toán phí dịch vụ như cước vận tải, bảo hiểm, hoa hồng… c Lưu ý khi sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền
Phần lớn các lệnh chuyển trả trước có giá trị nhỏ (ở VN: dưới 30.000
USD) Các giao dịch quốc tế thường được giám sát chặt chẽ để tránh các trường hợp lợi dụng với mục đích xấu như rửa tiền, Hầu hết chỉ được áp dụng những hợp đồng giá trị thấp (khoảng dưới vài chục nghìn USD), còn đối với những hợp đồng giá trị cao hơn thường lựa chọn phương thức thanh toán khác
Một số lưu ý đối với phương thức thanh toán T/T:
- Cần tìm hiểu rõ đối tác đã thỏa thuận hợp đồng:
+ Xem đó có phải là công ty thực tế hay là công ty ma lừa đảo bằng việc kiểm tra giấy tờ có tính pháp lý
12 + Đồng thời, tham khảo thông tin từ các nguồn khác nhau như diễn đàn, trang web công ty hoặc những đối tác đã từng hợp tác với công ty đó
- Không nên áp dụng đối với những đối tác mới, chưa thực hiện giao dịch với nhau trước đó vì tiềm ẩn nhiều rủi ro
- Nên đảm bảo rằng tài khoản ngân hàng của mình được bảo mật và không chia sẻ thông tin với bất kỳ ai khác
- Trước khi thực hiện thanh toán, nên kiểm tra kỹ các thông tin về đơn hàng, chứng từ và tài khoản ngân hàng để đảm bảo tính chính xác và tránh sai sót
- Hai bên cần thỏa thuận rõ ràng trách nhiệm của mỗi bên trong quy trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền và cam kết thực hiện đúng thỏa thuận để tránh các rủi ro có thể xảy ra Nên thực hiện thanh toán đúng thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán để tránh phí trễ hạn và các vấn đề liên quan đến việc chậm trễ thanh toán
QUY TRÌNH THỰC HIỆN THANH TOÁN CHUYỂN TIỀN T/T CỦA CÔNG TY TNHH RIVER RICH VIỆT NAM
Giới thiệu về Công ty TNHH Quốc tế Liễn Quán
Tên Tiếng anh là Union Winner International Co.,LTD, được thành lập vào tháng 10/2017 bởi một đội ngũ có kinh nghiệm trong ngành hơn 10 năm
Là một nhà sản xuất chuyên sản xuất rèm cửa chớp chất liệu cứng (PVC, nhôm ) và rèm chất liệu mềm (vải)
Công ty đã đưa hệ thống sản xuất TPS (Toyota Production System) và xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt từ trên xuống dưới Liễn Quán nhanh chóng được biết đến trong ngành rèm cửa sổ nhờ công nghệ sản xuất độc đáo và vượt trội
Các khách hàng hiện tại của Liễn Quán có mặt trên khắp Bắc Mỹ, Úc, Châu Âu, Việt Nam và các nước khác b Tầm nhìn, mục tiêu, triết lý của Liễn Quán
Thành lập theo triết lý “Chất lượng là trên hết” Công ty tập trung vào việc cải tiến chất lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm được sản xuất tốt nhất nhằm đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của khách hàng
Thông qua sự cải tiến liên tục khiến công ty ngày càng trở nên hoàn thiện hơn và đã được nhiều khách hàng tin tưởng và khẳng định trong giai đoạn đầu c Sản phẩm tiêu biểu
Lý do lựa chọn công ty TNHH Quốc tế Liễn Quán
Công ty TNHH Quốc tế Liễn Quán và Công ty Cổ phần Quốc tế Jaschem là bạn hàng đối tác tin cậy lâu năm Công ty TNHH Quốc tế Liễn Quán đã mua một lô hàng nhựa có giá trị 28,500 USD, đây là lô hàng có giá trị nhỏ Vì vậy, phương thức thanh toán chuyển tiền trong giao dịch thường được áp dụng để có thể rút ngắn lại thời gian thanh toán, quy trình đơn giản Doanh nghiệp này đã lựa chọn phương thức thanh toán chuyển tiền trả trước và trả ngay cho lô hàng này Việc chuyển tiền trả trước tạo niềm tin và động lực cho người bán sẽ cung cấp sản phẩm chất lượng và đảm bảo người mua sẽ nhận hàng và chuyển tiền trả ngay cũng là một biên pháp bảo vệ cho người mua trước những rủi ro về tình trạng hàng hóa hư hỏng có thể xảy ra Khi sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền T/T có thể kiểm soát chất lượng cũng như xuất xứ của hàng hóa Khi giao hàng và bộ chứng từ phải kèm thêm các yêu cầu về các tài liệu như chứng chỉ chất lượng, nguồn gốc và kiểm định sản phẩm Điều này giúp đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết và tạo ra sự minh bạch trong chuỗi cung ứng
Hình 6 Các sản phẩm tiêu biểu của Công ty TNHH Quốc tế Liễn Quán
Quá trình thực hiện thanh toán chuyển tiền trả sau của Công ty TNHH Quốc tế Liễn Quán
Công ty TNHH Quốc tế Liễn Quán (Union Winner International Co.,LTD) ở Việt Nam đã ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với Công ty Cổ phần Quốc tế Jaschem (Jaschem International Corporation) ở Anh
Theo như hợp đồng, Công ty TNHH Quốc tế Liễn Quán mua của Công ty
Cổ phần Jaschem 1 lô hàng 25 tấn nhựa polypropylen số K.1023 có trị giá 1,140 USD/MT CIF Cảng Cát Lái, Việt Nam Incoterms 2020 theo phương thức chuyển tiền T/T trả trước 30% giá trị hợp đồng và 70% ngay khi nhận được B/L Được biết ngân hàng công ty TNHH Quốc tế Liễn Quán sử dụng là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và công ty Cổ phần Quốc tế Jaschem sử dụng là The Shanghai Commercial and Savings Bank, LTD (SCSB) b Quy trình thanh toán
Bước 0: Công ty TNHH Quốc tế Liễn Quán và Công ty Cổ Phần Quốc tế
Jaschem kí kết hợp đồng mua bán nhựa polypropylen vào ngày 16/1/2023 và thỏa thuận thanh toán bằng phương thức chuyển tiền T/T ( 30% trả trước ngày 20/01/2023, 70% trả ngay khi nhận được hóa đơn)
Bước 1: Theo thỏa thuận trong hợp đồng, sau khi kí kết hợp đồng Công ty
TNHH Quốc tế Liễn Quán sẽ phải thanh toán trước 30% giá trị lô hàng (tức là
Hình 7 Hợp đồng mua bán
16 8,550 USD) Ngày 18/01/2023 Công ty TNHH Quốc tế Liễn Quán sẽ viết một giấy đề nghị chuyển tiền gửi đến Ngân hàng chuyển tiền là BIDV yêu cầu họ làm thủ tục chuyển tiền trả cho người hưởng lợi là Công ty Cổ phần Quốc tế Jaschem với số tiền là 8,550 USD
Hình 8 Lệnh chuyển tiền đợt 1
Bước 2: Sau khi nhận được lệnh chuyển tiền, Ngân hàng chuyển tiền BIDV sẽ tiến hành kiểm tra khả năng thanh toán của Công ty TNHH Quốc tế Liễn Quán,
Bước 3: nếu số dư trong tài khoản lớn hơn số tiền xin chuyển thì Ngân hàng
BIDV sẽ trích tiền từ tài khoản của người mua (Công ty TNHH Quốc tế Liễn Quán) để chuyển tiền cho ngân hàng trung gian (SCSB) bằng mã SWIFT
SCSBTWTP027 và ghi nợ vào tài khoản ngoại tệ của người mua
Bước 4: Ngân hàng trung gian SCSB khi nhận được lệnh chuyển tiền sẽ ghi có vào tài khoản của người hưởng lợi và báo có cho người hưởng lợi là Công ty Cổ phần Quốc tế Jaschem
Bước 5: Sau khi nhận được thông báo có vào tài khoản, Công ty Cổ Phần Quốc tế Jaschem sẽ tiến hành giao hàng kèm bộ chứng từ cho Công ty TNHH Quốc tế Liễn Quán Bộ chứng từ sẽ bao gồm:
+ Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice):
Hình 9 Hóa đơn thương mại
19 + Phiếu đóng gói hàng (Packing list):
Hình 10 Phiếu đóng gói hàng hóa
20 + Vận đơn đường biển (Bill of lading):
Hình 11 Vận đơn đường biển
21 + Hợp đồng bảo hiểm (Insurance contract):
Hình 12 Hợp đồng bảo hiểm
22 + Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
Hình 13 Giấy chứng nhận xuất xứ
23 + Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông quan)
Hình 14 Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
Bước 6: Theo thỏa thuận trong hợp đồng, ngay khi Công ty TNHH Quốc tế Liễn
Quán nhận được hóa đơn thì sẽ thanh toán 70% giá trị lô hàng còn lại (tức là 19,950 USD) Tương tự Bước 1, ngày 9/2/2023, Công ty TNHH Quốc tế Liễn Quán cũng sẽ viết một giấy đề nghị chuyển tiền gửi đến Ngân hàng chuyển tiền là BIDV và kèm theo BCT cần thiết yêu cầu họ làm thủ tục chuyển tiền trả cho người hưởng lợi là Công ty Cổ phần Quốc tế Jaschem với số tiền là 19,950 USD