1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá trúng thầu và lợi nhuận dự án nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện về công tác quản lý chi phí cho các dự án xây dựng hạ tầng

141 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA- ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giáo viên hướng dẫn 1: TS Trần Nguyễn Ngọc Cương

Giáo viên hướng dẫn 2: TS Nguyễn Thanh Việt

Giáo viên nhận xét 1:TS Đỗ Tiến Sỹ

Giáo viên nhận xét 2: TS Đặng Ngọc Châu Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh ngày 13 tháng 07 năm 2023

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

1 PGS.TS Lương Đức Long - Chủ tịch hội đồng

2 TS Đỗ Tiến Sỹ - Cán bộ chấm phản biện 1 3 TS Đặng Ngọc Châu - Cán bộ chấm phản biện 2 4 PGS.TS Lê Hoài Long - Thư ký hội đồng

5 TS Nguyễn Văn Tiếp - Uỷ viên

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi nhận luận văn đã được sữa chữa (nếu có)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS.Lương Đức Long

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên HV: Mã Minh Đức MSHV: 2070212 Ngày sinh: 08/01/1997 Nơi sinh: TP.HCM

Chuyên ngành: Quản Lý Xây Dựng Mã ngành: 8580302

I TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GÍA TRÚNG THẦU VÀ LỢI NHUẬN DỰ ÁN NHẰM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ CHO CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG HẠ TẦNG II TÊN ĐỀ TÀI TIẾNG ANH: ANALYSIS OF FACTORS AFFECTING THE WINNING PRICE AND PROJECT PROFIT IN ORDER TO PROPOSE A COMPLETE SOLUTION ON COST MANAGEMENT FOR CONSTRUCTION PROJECTS

III NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá trúng thầu và lợi nhuận dự án, từ đó có thể đánh giá và xếp hạng các yếu tố này, xác định mối liên hệ giữa chúng với nhau

Xây dựng mô hình cấu trúc thứ bậc ra quyết định đa mục tiêu - Phương pháp AHP - để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến giá trúng thầu và lợi nhuận dự án từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện về công tác quản lý chi phí cho các dự án xây dựng hạ tầng theo quy trình một cách hiệu quả và tối ưu nhất

IV NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 14/02/2023

V NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 13/06/2023

VI CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS Trần Nguyễn Ngọc Cương, TS Nguyễn Thanh Việt

Tp HCM, ngày……tháng……năm 2023

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TS.Trần Nguyễn Ngọc Cương TS.Nguyễn Thanh Việt

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới thầy TS Trần Nguyễn Ngọc Cương và thầy TS Nguyễn Thanh Việt, hai thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt những kinh nghiệm và kiến thức quý báu trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn

Xin cảm ơn tất cả quý thầy/cô Khoa Quản lý Xây dựng - Trường Đại học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh đã giảng dạy truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt thời gian học vừa qua

Xin cảm ơn gia đình đã luôn bên cạnh ủng hộ, động viên trong suốt quá trình học tập và cũng xin cảm ơn anh chị em bạn bè cùng lớp, đồng nghiệp đã giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 7 năm 2023

Tác giả

Mã Minh Đức

Trang 5

TÓM TẮT

Trong thời đại ngày nay, ngành xây dựng luôn là ngành đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến đời sống của con người Khi xu hướng thị trường ngày càng hiện đại và nhiều doanh nghiệp ra đời mỗi ngày thì sự cạnh tranh là rất khốc liệt Do đó, các doanh nghiệp đặt mục tiêu lớn phải liên tục cải tiến về nhiều mặt như tài chính, nhân sự, chiến lược hoạt động…v.v Ngoài ra, quản lý tốt chi phí dự án luôn là ưu tiên hàng đầu Vì khi quản lý chi phí của dự án tốt và hợp lý thì lợi nhuận của dự án sẽ không bị ảnh hưởng lớn so với mục tiêu ban đầu và sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất cho doanh nghiệp Để quản lý chi phí dự án tốt hơn, chúng tôi tập trung vào 2 yếu tố chính có ảnh hưởng lớn nhất đến quản lý chi phí đó là giá đấu thầu (Quy trình đấu thầu) và lợi nhuận dự án (Quy trình quyết toán)

Vì vậy, bài viết này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá trúng thầu và lợi nhuận của dự án, nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện cho việc quản lý chi phí của các dự án hạ tầng Nghiên cứu cho thấy 20 tiêu chí thuộc 5 nhóm nhân tố, bao gồm (1) nhóm nhân tố liên quan đến quá trình đấu thầu, (2) nhóm nhân tố liên quan đến đối tượng tham gia, (3) nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm hạng mục, (4) nhóm nhân tố liên quan đến quá trình thanh toán, (5) nhóm yếu tố liên quan khác Sau đó, sử dụng mô hình AHP (Quy trình phân tích thứ bậc) để xem tác động của các biến này đối với đánh giá dự án nhất định Kết quả của mô hình AHP chỉ ra rằng tập hợp các yếu tố liên quan đến quá trình quyết toán có tác động lớn nhất đến việc quản trị các dự án cơ sở hạ tầng Vì vậy, nghiên cứu đưa ra giải pháp nâng cao công tác quản lý chi phí cho dự án xây dựng Đối với hai khía cạnh chính: giá trúng thầu và lợi nhuận của dự án Kết quả nghiên cứu giúp các bên liên quan trong nhà thầu xây dựng có cái nhìn cụ thể, rõ ràng và an tâm hơn về QLCP, từ đó giúp các bên đưa ra những chiến lược cụ thể giúp áp dụng chiến lược một chiều Đảm bảo hiệu quả hơn lợi ích tối ưu trong quản lý chi phí các dự án hạ tầng

Từ khóa: Quản lý chi phí, giá trúng thầu, lợi nhuận dự án, quản lí dự án

Trang 6

ABSTRACT

In today's era, the construction industry has always played an important role affecting people's lives When the market trend is more and more modern and many businesses are born every day, the competition is very fierce Therefore, businesses that set big goals must continuously improve in many aspects such as finance, human resources, operational strategy, etc In addition, good project cost management is always a top priority Because when the project's cost management is good and reasonable, the profit of the project will not be greatly affected compared to the original goal and will bring the best profit for the business In order to better manage project costs, we focus on the 2 main factors that have the greatest influence on cost management: bidding price (Bidding process) and project profit (Decision process)

Therefore, this article analyzes the factors affecting the winning bid price and the project's profit, in order to propose a complete solution for cost management of infrastructure projects The study shows that 20 criteria belong to 5 groups of factors, including (1) group of factors related to the bidding process, (2) group of factors related to participants, (3) group of factors related to the bidding process related to item characteristics, (4) groups of factors related to the payment process, (5) other groups of related factors Then use the AHP (Analytical Hierarchical Process) model to see the impact of these variables on a given project evaluation The results of the AHP model indicate that the set of factors related to the settlement process has the greatest impact on the management of infrastructure projects Therefore, the study offers solutions to improve cost management for construction projects For two main aspects: the winning price and the profit of the project Research results help stakeholders in construction contractors have a more specific, clear and secure view of CP management, thereby helping the parties to come up with specific strategies to help apply a one-way strategy Ensure more effective and optimal benefits in cost management of infrastructure projects

Keywords: Cost management, winning bid price, project profit, project management

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn

khoa học của TS Trần Nguyễn Ngọc Cương và TS Nguyễn Thanh Việt

Các số liệu trong Luận văn là trung thực

Các thông tin trong Luận văn này đều được trích dẫn rõ nguồn gốc Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn nhận trách nhiệm

Tp Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 07 năm 2023 Học viên

Mã Minh Đức

Trang 8

2.1.3 Tổng quan về các nghiên cứu trước đây .5

2.2 Tổng quan về phương pháp AHP dùng để phân tích cho nghiên cứu 9

2.3 Kết luận chương 9

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

Trang 9

3.1 Giới thiệu chương: 10

3.2 Quy trình nghiên cứu 11

3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu .12

3.3.1 Thống kê từ các nghiên cứu trước đây 12

3.3.2 Khảo sát ý kiến các chuyên gia 15

3.3.3 Xây dựng bảng câu hỏi và khảo sát 15

3.5.2 Kiểm tra dữ liệu và độ tin cậy thang đo .18

3.5.3 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) 19

3.5.4 Phương pháp định lượng AHP (Analytical Hierarchy Process) 20

3.6 Kết luận chương 27

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 28

4.1 Giới thiệu chương 28

4.2 Dữ liệu trong nghiên cứu 28

4.3 Phân tích đặc điểm mẫu nghiên cứu 28

4.3.1 Số năm công tác trong lĩnh vực xây dựng 29

4.3.2 Vai trò của người được khảo sát trong dự án xây dựng 30

4.3.3 Vai trò công ty của các đối tượng tham gia khảo sát 31

4.3.4 Loại hình công ty của đối tượng tham gia khảo sát 32

4.3.5 Vị trí công tác của đối tượng tham gia khảo sát 33

Trang 10

4.4 Phân tích các nhân tố theo giá trị mean 33

4.5 Kiểm định Cronbach’s Alpha 37

4.5.1 Cronbach’s Alpha các nhân tố liên quan đến Quá trình dự thầu: 37

4.5.2 Cronbach’s Alpha các nhân tố liên quan đến Các bên tham gia: 38

4.5.3 Cronbach’s Alpha các nhân tố liên quan đến Đặc điểm dự án : 38

4.5.4 Cronbach’s Alpha các nhân tố liên quan đến Quá trình quyết toán : 39

4.5.5 Cronbach’s Alpha các nhân tố liên quan Khác : 39

4.6 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysic) 40

CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG MÔ HÌNH AHP ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG 46

5.1 Giới thiệu chương 46

5.2 Giới thiệu dự án 46

5.3 Xây dựng mô hình đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến giá trúng thầu và lợi nhuận dự án .47

5.3.1 Bước 1: Xác định vấn đề và mục tiêu giải quyết 48

5.3.2 Bước 2: Xây dựng mô hình cấu trúc thứ bậc 49

5.3.3 Bước 3: Xây dựng các ma trận so sánh cặp .55

5.3.4 Bước 4: Chuyển đổi thành trọng số và kiểm tra sự nhất quán .58

5.3.5 Bước 5: Dùng trọng số để đánh giá khả năng ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí cho các dự án hạ tầng .63

5.3.6 Bước 6: Phân tích độ nhạy .67

5.3.7 Bước 7: Đưa ra nhận xét đánh giá và quyết định .75

5.4 Đánh giá về việc áp dụng mô hình và đề xuất hướng cải tiến 76

5.4.1 Ý kiến áp dụng mô hình đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLCP cho các dự án xây dựng trong dự án thực tế .76

5.4.2 Đề xuất hướng cải tiến mô hình ra quyết định 77

5.5 Kết luận chương 78

CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 79

Trang 11

6.1 Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các tiêu chí ảnh hưởng công tác QLCP cho các

dự án xây dựng 79

6.1.1 Đối với nhóm nhân tố liên quan đến Qúa trình dự thầu 79

6.1.2 Đối với nhóm nhân tố liên quan đến Các bên tham gia 80

6.1.3 Đối với Nhóm nhân tố liên quan đến Đặc điểm dự án 80

6.1.4 Đối với Nhóm nhân tố liên quan đến Qúa trình quyết toán 81

6.1.5 Đối với Nhóm nhân tố liên quan Khác 81

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100

7.1 Kết luận 100

7.2 Hạn chế của nghiên cứu 101

7.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

Trang 12

MỤC LỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1.Tổng hợp các nghiên cứu trước đây có liên quan 6

Bảng 3.1 Thống kê các yếu tố ảnh hưởng đến giá vốn trúng thầu và lợi nhuận dự án 12

Bảng 3.2 Các nội dung và công cụ nghiên cứu 17

Bảng 3.3 Bảng giá trị hệ số α và đánh giá thang đo tương ứng 19

Bảng 3.4 Bảng thang đo 22

Bảng 3.5 Bảng hệ số ngẫu nhiên RI 25

Bảng 4.1 Bảng tóm tắt số năm kinh nghiệm của dữ liệu 29

Bảng 4.2 Bảng tóm tắt vai trò của người được khảo sát trong dự án xây dựng ……… …… 30

Bảng 4.3 Bảng tóm tắt vai trò công ty của người tham gia khảo sát 31

Bảng 4.4 Bảng tóm tắt loại hình công ty của người tham gia khảo sát 32

Bảng 4.5 Bảng tóm tắt vị trí công tác của người tham gia khảo sát 33

Bảng 4.6.Bảng thứ tự các nhân tố theo giá trị mean 34

Bảng 4.7.Hệ số Cronbach’s Alpha cho các nhóm 37

Bảng 4.8 Hệ số Cronbach’s alpha các nhân tố liên quan đến Qúa trình dự thầu 37

Bảng 4.9 Hệ số Cronbach's alpha các nhân tố liên quan đến Các bên tham gia……… 38

Bảng 4.10 Hệ số Cronbach’s alpha các nhân tố liên quan đến Đặc điểm dự án 38

Bảng 4.11 Hệ số Cronbach’s alpha các nhân tố liên quan Qúa trình quyết toán 39

Bảng 4.12 Hệ số Cronbach’s alpha các nhân tố liên quan khác 41

Bảng 4.13 Bảng kiểm định KMO và Bartlett’s test 41

Bảng4.14 Bảng phương sai trích ……… ……… … 42

Bảng4.15 Bảng ma trận xoay kết quả EFA của các thang đo……… ……… …42

Bảng 5.1 Bảng ký hiệu các tiêu chí trong quá trình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến giá trúng thầu và lợi nhuận dự án của dự án 48

Bảng 5.2 Bảng mức độ quan trọng giữa các tiêu chí và nhóm theo hình thức so sánh cặp… 53

Trang 13

MỤC LỤC HÌNH ẢNH

Hình 3.1 Sơ đồ tóm tắt Chương 3………10

Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu………11

Hình 3.3 Bốn nguyên tắc cơ bản……….21

Hình 3.4 Các bước thực hiện mô hình AHP……….26

Hình 4.1 Các nhân tố gây biến đổi chi phí khi làm thực tế so với ước lượng ban đầu………41

Hình 5.1 Các bước xây dựng mô hình ra quyết định……… 46

Hình 5.2 Cấu trúc thứ bậc các tiêu chí đánh giá công tác quản lí chi phí ảnh hưởng đến hai khía cạnh giá trúng thầu và lợi nhuận dự án (sử dụng 20 tiêu chí, sau khi đã loại bớt 05 tiêu chí tại phần phân tích nhân tố khám phá EFA) ……….50

Hình 5.3 Sơ đồ các nhóm tiêu chí mục tiêu ……….….51

Hình 5.4 Sơ đồ thứ bậc các tiêu chí con thuộc 03 nhóm nhân tố ……… 52

Hình 5.5 Khai báo đối tượng tham gia khảo sát ….……….53

Hình 5.6 Ma trận so sánh cặp giữa 05 nhóm nhân tố – đánh giá của Chủ đầu tư …… 53

Hình 5.7 Ma trận so sánh cặp giữa 03 nhóm nhân tố theo đánh giá kết hợp của các bên tham gia ……… 54

Hình 5.8 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí trong Nhóm nhân tố liên quan đến Qúa trình dự thầu - Giá trị combined ……… 55

Hình 5.9 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí trong Nhóm nhân tố liên quan đến Các bên tham gia - Giá trị combined ………55

Hình 5.10 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí trong Nhóm nhân tố liên quan đến Đặc điểm dự án - Giá trị combined ………55

Hình 5.11 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí trong Nhóm nhân tố liên quan đến Qúa trình quyết toán - Giá trị combined ……… 56

Hình 5.12 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí trong Nhóm nhân tố liên quan Khác - Giá trị combined ……… 56

Hình 5.13 Chỉ số nhất quán các nhóm tiêu chí- Giá trị combined ……… … 57

Hình 5.14 Chỉ số nhất quán các tiêu chí trong Nhóm nhân tố liên quan đến Qúa trình dự thầu - Giá trị combined ……… …57

Trang 14

Hình 5.15 Giá trị chỉ số nhất quán các tiêu chí trong Nhóm nhân tố liên quan đến Các bên tham

gia - Giá trị combined ……… 58

Hình 5.16 Chỉ số nhất quán các tiêu chí trong Nhóm nhân tố liên quan đến Đặc điểm dự án - Giá trị combined ……… …58

Hình 5.17 Chỉ số nhất quán các tiêu chí trong Nhóm nhân tố liên quan đến Qúa trình quyết toán - Giá trị combined ……… 59

Hình 5.18 Chỉ số nhất quán các tiêu chí Nhóm nhân tố liên quan Khác - Giá trị combined 59

Hình 5.19 Tổng hợp trọng số các tiêu chí – giá trị combined ……… …… 60

Hình 5.20 Giá trị của chỉ số nhất quán các nhóm tiêu chí – giá trị combined ……… 61

Hình 5.21 05 dạng đồ thị phân tích độ nhạy trong Expert choice ……… 69

Hình 5.22 Kết quả đánh giá với nhóm tiêu chí ban đầu ……… 70

Hình 5.23 Kết quả đánh giá đối với các nhóm tiêu chí khi giả định Nhóm nhân tố liên quan đến Qúa trình dự thầu ảnh hưởng ở mức 0% ……… 71

Hình 5.24 Kết quả đánh giá đối với các nhóm tiêu chí khi giả định Nhóm nhân tố liên quan đến Các bên tham gia ảnh hưởng ở mức 0% ……… ……72

Hình 5.25 Kết quả đánh giá đối với các nhóm tiêu chí khi giả định Nhóm nhân tố liên quan đến Đặc điểm dự án ảnh hưởng ở mức 0% ………73

Hình 5.26 Kết quả đánh giá đối với các nhóm tiêu chí khi giả định Nhóm nhân tố liên quan đến Qúa trình quyết toán ảnh hưởng ở mức 0% ………74

Hình 5.27 Kết quả đánh giá đối với các nhóm tiêu chí khi giả định Nhóm nhân tố liên quan Khác ảnh hưởng ở mức 0% ……… 75

Hình 0.1 Ma trận so sánh cặp giữa 05 nhóm nhân tố – Người tham gia với vai trò Chủ đầu ……… 123

Hình 0.2 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí trong Nhóm nhân tố liên quan đến Qúa trình dự thầu – Người tham gia với vai trò Chủ đầu tư …… ……….…123

Hình 0.3 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí trong Nhóm nhân tố liên quan đến Các bên tham gia – Người tham gia với vai trò Chủ đầu tư… ……….……….124

Hình 0.4 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí trong Nhóm nhân tố liên quan đến Đặc điểm dự án – Người tham gia với vai trò Chủ đầu tư ……….……….………124

Trang 15

Hình 0.5 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí trong Nhóm nhân tố liên quan đến Qúa trình quyết toán – Người tham gia với vai trò Chủ đầu tư ……….…124 Hình 0.6 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí Nhóm nhân tố liên quan Khác – Người tham gia với vai trò Chủ đầu tư ……… ………125 Hình 0.7 Chỉ số nhất quán giữa các nhóm nhân tố – Người tham gia với vai trò Chủ đầu tư ……… ………125 Hình 0.8 Chỉ số nhất quán giữa các tiêu chí thuộc Nhóm nhân tố liên quan đến Qúa trình dự thầu – Người tham gia với vai trò Chủ đầu tư ……….………125 Hình 0.9 Ma trận so sánh cặp giữa 05 nhóm nhân tố – Người tham gia với vai trò Nhà thầu thi công ………… ……….126 Hình 0.10 Chỉ số nhất quán giữa các tiêu chí thuộc Nhóm nhân tố liên quan đến Đặc điểm dự án – Người tham gia với vai trò Chủ đầu tư ……… ……….… 126 Hình 0.11 Chỉ số nhất quán giữa các tiêu chí thuộc Nhóm nhân tố liên quan đến Qúa trình quyết toán – Người tham gia với vai trò Chủ đầu tư …… ………126 Hình 0.12 Chỉ số nhất quán giữa các tiêu chí thuộc Nhóm nhân tố liên quan Khác – Người tham gia với vai trò Chủ đầu tư ……… 127 Hình 0.13 Ma trận so sánh cặp giữa 05 nhóm nhân tố – Người tham gia với vai trò Nhà thầu thi công ……….………127 Hình 0.14 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí trong Nhóm nhân tố liên quan đến Qúa trình dự thầu – Người tham gia với vai trò Nhà thầu thi công……… 127 Hình 0.15 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí trong Nhóm nhân tố liên quan đến Các bên tham gia – Người tham gia với vai trò Nhà thầu thi công ………128 Hình 0.2 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí trong Nhóm nhân tố liên quan đến Đặc điểm dự án – Người tham gia với vai trò Nhà thầu thi công ……… ……… 128 Hình 0.17 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí Nhóm nhân tố liên quan đến Qúa trình quyết toán – Người tham gia với vai trò Nhà thầu thi công……….….128 Hình 0.18 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí trong Nhóm nhân tố liên quan Khác – Người tham gia với vai trò Nhà thầu thi công……….…… 129 Hình 0.19 Chỉ số nhất quán giữa các nhóm nhân tố – Người tham gia với vai trò Nhà thầu thi công ……….………129

Trang 16

Hình 0.20 Chỉ số nhất quán giữa các tiêu chí thuộc Nhóm nhân tố liên quan đến Qúa trình dự thầu – Người tham gia với vai trò Nhà thầu thi công ……….….……129 Hình 0.21 Chỉ số nhất quán giữa các tiêu chí thuộc Nhóm nhân tố liên quan đến Các bên tham gia – Người tham gia với vai trò Nhà thầu thi công ……… 130 Hình 0.22 Chỉ số nhất quán giữa các tiêu chí thuộc Nhóm nhân tố liên quan đến Đặc điểm dự án – Người tham gia với vai trò Nhà thầu thi công……….…… 130 Hình 0.23 Chỉ số nhất quán giữa các tiêu chí thuộc Nhóm nhân tố liên quan đến Qúa trình quyết toán – Người tham gia với vai trò Nhà thầu thi công ……… 130 Hình 0.24 Chỉ số nhất quán giữa các tiêu chí thuộc Nhóm nhân tố liên quan Khác – Người tham gia với vai trò Nhà thầu thi công……….……….… 131 Hình 0.25 Ma trận so sánh cặp giữa 05 nhóm nhân tố – Người tham gia với vai trò Tư vấn giám sát……….….……… 131 Hình 0.26 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí trong Nhóm nhân tố liên quan đến Qúa trình dự thầu – Người tham gia với vai trò Tư vấn giám sát……… ….131 Hình 0.27 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí trong Nhóm nhân tố liên quan đến Các bên tham gia – Người tham gia với vai trò Tư vấn giám sát ……….…132 Hình 0.28 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí trong Nhóm nhân tố liên quan đến Đặc điểm dự án – Người tham gia với vai trò Tư vấn giám sát ……….132 Hình 0.29 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí trong Nhóm nhân tố liên quan đến Qúa trình quyết toán – Người tham gia với vai trò Tư vấn giám sát ……… ….….…132 Hình 0.30 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí trong Nhóm nhân tố liên quan Khác – Người tham gia với vai trò Tư vấn giám sát …….……… ……133 Hình 0.31 Chỉ số nhất quán giữa các nhóm nhân tố – Người tham gia với vai trò Tư vấn giám sát ……….………133 Hình 0.32 Chỉ số nhất quán giữa các tiêu chí thuộc Nhóm nhân tố liên quan đến Qúa trình dự thầu – Người tham gia với vai trò Tư vấn giám sát ………133 Hình 0.33 Chỉ số nhất quán giữa các tiêu chí thuộc Nhóm nhân tố liên quan đến Các bên tham gia – Người tham gia với vai trò Tư vấn giám sát……….…134 Hình 0.34 Chỉ số nhất quán giữa các tiêu chí thuộc Nhóm nhân tố liên quan đến Đặc điểm dự án – Người tham gia với vai trò Tư vấn giám sá ……….… …134

Trang 17

Hình 0.35 Chỉ số nhất quán giữa các tiêu chí thuộc Nhóm nhân tố liên quan đến Qúa trình quyết toán – Người tham gia với vai trò Tư vấn giám sát……… ……134 Hình 0.36 Chỉ số nhất quán giữa các tiêu chí Nhóm nhân tố liên quan Khác – Người tham gia với vai trò Tư vấn giám sát ……….……… …135

Trang 19

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Giới thiệu chung

Trong vòng đời của dự án, các quyết định đấu thầu thường bao gồm việc có nên đấu thầu hay không (SH Han và JE Diekmann, 2001) [1] và chỉ định mức giá thầu nào (hoặc sử dụng phương thức chỉ định thầu) Việc đưa ra quyết định đúng đắn về giá dự thầu cho dự án là rất quan trọng để nhà thầu giành được hợp đồng dự án và thu được lợi nhuận hợp lý, bất kể phương thức ký kết hợp đồng được sử dụng là gì (ví dụ: hợp đồng chuyển nhượng) Giá thầu cao nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận mâu thuẫn với lợi ích của nhà thầu trong việc giành được hợp đồng Mặt khác, giá thầu thấp làm tăng khả năng trúng thầu và giảm lợi nhuận (nếu trúng thầu) Các nhà thầu phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi đặt giá thầu đủ cao để tối đa hóa lợi nhuận nhưng đủ thấp để giành được hợp đồng

Trong thực tế, mức tăng giá dự thầu của một dự án thường được xác định bằng trực giác và kinh nghiệm, đồng thời liên quan đến phản ứng cảm xúc đối với áp lực hiện tại (A Fayek, 1998) [2] Tuy nhiên, quyết định đấu thầu dựa trên kinh nghiệm như vậy rõ ràng hoặc ngầm tính đến một số tiêu chí liên quan đến điều kiện môi trường, điều kiện công ty và điều kiện dự án (Dozzi và cộng sự, 1996) [3] Do đó, một quyết định về giá dự thầu phù hợp phải xem xét việc đánh giá các tiêu chí này Trong quá trình thi công, để đáp ứng tiến độ thi công, các nguồn lực về vật tư, nhân công, thiết bị, nhân lực, tài chính của nhà thầu thi công sẽ phát sinh nhiều chi phí khả năng sinh lời của dự án cho thấy vấn đề này cần được kiểm soát

Các mô hình đặt giá thầu hiện tại xác định đánh dấu giá thầu bằng cách tính tổng chi phí xây dựng dự án là cố định Tuy nhiên, chi phí xây dựng thường thay đổi do sự thay đổi của một số yếu tố không chắc chắn về chi phí như tỷ lệ lạm phát, lãi suất tài chính, khối lượng phát sinh và báo giá (Wei –Chih Wang, Yu –Huang Lu,2007) [4] Bằng cách coi chi phí xây dựng dự án là có tính xác suất và giả định rằng các quyết định về giá dự thầu phải trải qua nhiều đánh giá theo tiêu chí, như vậy cho thấy khi trúng thầu và đến khi kết thúc dự án thì lợi nhuận sẽ như thế nào, nghiên cứu này phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vốn trúng thầu và lợi nhuận dự án khi hoàn thành sau đó

Trang 20

kết hợp mô hình chi phí dựa trên mô phỏng và chạy mô hình đánh giá cho ra tính chính xác vấn đề

1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu

Các vấn đề nghiên cứu đề tài được đề ra như sau:

- Tại sao phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vốn trúng thầu và lợi nhuận dự án? Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vốn trúng thầu và lợi nhuận dự án có lợi ích gì và tầm quan trọng như thế nào?

- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến giá vốn trúng thầu và lợi nhuận dự án?

- Xây dựng mô hình phù hợp để đề xuất giải pháp hoàn thiện về công tác quản lí chi phí cho các dự án xây dựng

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện về công tác quản lí chi phí cho các dự án xây dựng Từ những lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực xây dựng kể trên, tác giả quyết định chọn đề tài:” Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vốn trúng thầu và lợi nhuận dự án nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện về công tác quản lí chi phí cho các dự án xây dựng”

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu

Từ việc xác định các vấn đề nghiên cứu nêu trên, Luận văn hướng đến xác định các mục tiêu nghiên cứu như sau:

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến giá vốn trúng thầu và lợi nhuận dự án - Xác định mức độ ảnh hưởng, đánh giá, xếp hạng các nhóm nhân tố ảnh hưởng

đến giá vốn trúng thầu và lợi nhuận dự án

- Xây dựng mô hình AHP đề xuất giải pháp hoàn thiện về công tác quản lí chi phí cho các dự án xây dựng hạ tầng

- Đánh giá việc ứng dụng mô hình vào công trình cụ thể, đề xuất các giải pháp hoàn thiện về công tác quản lý chi phí cho các dự án xây dựng hạ tầng

1.4 Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ tháng 01 năm 2023 đến tháng 6 năm 2023

Trang 21

- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến giá vốn trúng thầu và lợi nhuận dự án

- Đối tượng khảo sát: Các anh chị công tác trong lĩnh vực xây dựng tại các công ty, Ban quản lí dự án, Sở chuyên ngành, các chuyên gia về xây dựng tại các đơn vị thi công, đơn vị thiết kế, đơn vị giám sát đang tham gia thực hiện trong các dự án xây dựng

1.5 Đóng góp của nghiên cứu

1.5.2 Về mặt thực tiễn

Từ nghiên cứu này, các nhà thầu thi công xây dựng Việt Nam có thể phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vốn trúng thầu và lợi nhuận dự án tại các dự án thi công xây dựng và giúp cho các bên tham gia thi công xây dựng có cái nhìn rõ ràng hơn và đảm bảo hơn việc QLCP từ đó giúp các bên đưa ra chiến lược cụ thể giúp áp dụng chiến lược một cách hiệu quả hơn, bảo đảm lợi ích tốt nhất về mặt quản lí chi phí cho các dự án xây dựng

Nghiên cứu góp phần giúp người quản lý có cơ sở để cải tiến, điều chỉnh lại giá vốn trúng thầu để ko gây ra sự chênh lệch quá nhiều so với lợi nhuận khi kết thúc dự án Ngoài ra, đưa ra cái nhìn khách quan nhất cho các nhà thầu xây dựng và từ đó cũng mong các nhà thầu xây dựng sau này sẽ có những hướng đi đúng trong sự phát triển chung về chi phí thi công của ngành và bỏ đi những cách làm cũ, quy định cũ để đưa lợi nhuận tốt nhất từ các dự án xây dựng

Trang 22

Theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu quy định như sau:

Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, bên mời thầu phải đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này, gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu cho các nhà thầu tham dự thầu trong thời hạn quy định tại Điểm n Khoản 1 Điều 12 của Luật Đấu thầu

2.1.2 Lợi nhuận dự án

Theo Nghị định 59/2015 NĐ – CP QLDA đầu tư xây dựng, lợi nhuận dự án là một khoản tiền mà doanh nghiệp thu về được khi tham gia vào một hoạt động sản xuất hoặc mua bán hàng hóa hay dịch vụ cho dự án Có rất nhiều loại lợi nhuận như lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế, thu nhập ròng…, với mỗi loại sẽ có ý nghĩa và phản ánh tình hình chi phí khác nhau

Chỉ số lợi nhuận dự án giúp chủ doanh nghiệp phát hiện ra những tồn tại cần khắc phục và giúp nhà đầu tư nhìn nhận một cách khách quan về tình hình hoạt động của doanh nghiệp cũng như hoạt động tài chính để có những hành động phù hợp

Vậy tại sao việc tính lợi nhuận dự án lại quan trọng? Có nhiều nguyên nhân để trả lời cho câu hỏi này tuy nhiên bạn có thể tham khảo một số nguyên nhân cơ bản như sau:

Trang 23

 Lợi nhuận dự án là chỉ tiêu đánh giá khách quan về tình hình hoạt động và tài chính của doanh nghiệp về dự án điều hành

 Chúng là một số liệu hữu ích để các nhà quản trị có thể phát hiện ra những tồn tại và hạn chế cần khắc phục

 Lợi nhuận dự án là thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư xem xét và dự đoán công ty có thể tạo ra giá trị gì và có nên bỏ vốn vào doanh nghiệp đó hay không

 Dùng để tính các thông số như lãi suất hoàn vốn, lợi nhuận ròng,… trong bảng báo cáo tài chính

2.1.3 Tổng quan về các nghiên cứu trước đây

Theo kết quả của các nghiên cứu trước đây cho thấy ở các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, tình trạng chênh lệch giữa giá trúng thầu với lợi nhuận dự án của các dự án xây dựng vẫn đang hiện hữu Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng này tương tự nhau ở các dự án hạ tầng khác nhau trên thế giới Nếu không có kế hoạch và biện pháp để bảo đảm thu hẹp lại tình trạng trên thì sẽ ảnh hưởng đến tính hiệu quả về mặt kinh tế của dự án, đồng thời gây bất lợi về hoạt động tài chính của doanh nghiệp

Hầu hết các nhà nghiên cứu nổ lực để tìm ra nguyên nhân và giải pháp nhằm hỗ trợ cho các nhà quản lí dự án và các bên đồng hành với dự án có thể tiên lượng, hạn chế và khắc phục các nhân tố ảnh hưởng này nhằm hướng đến QLDA hiệu quả hơn, mang về lợi nhuận dự án tốt nhất cho doanh nghiệp

Đã có nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả về phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá vốn trúng thầu và lợi nhuận dự án như NC của tác giả Dmitry Boiko (2020) [5]với bài báo Các phương pháp tiếp cận phân tích các yếu tố ảnh hưởng giá dự thầu bất động sản nhà ở trong trường hợp sử dụng dữ liệu mở “Approaches to Analysis of Factors Affecting the Residential Real Estate Bid Prices in Case of Open Data Use”; NC của tác giả Huan Ma (2011) [6]với bài báo Các yếu tố ảnh hưởng đến viêc có đầu/ không đấu quy trình ra quyết định đến các nhà thầu nhỏ và vừa trong Auckland “Factors affecting the bid /no bid decision making process of small to medium size contractors in Auckland ”; NC của tác giả Elhadi Sherif (2003) [7]với NC đề tài Các yếu tố ảnh

Trang 24

the selection of payment systems in construction projects”; NC của tác giả Claudius (2015) [8] với NC đề tài Xem xét rủi ro và ước tính chi phí trong các dự án sử dụng mô phỏng Monte Carlo “Reviewing risks and estimating costs in projects using Monte Carlo simulation”; NC của tác giả Nguyễn Đình Duy (2020) [9] với đề tài Những nhân tố làm chậm quá trình thanh, quyết toán các dự án hạ tầng giao thông sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu “Factors slowing down the payment and settlement of transport infrastructure projects using state budget capital in Ba Ria - Vung Tau province ”; NC của tác giả Đoàn Hoàng Ghi (2019) [10] với đề tài Xây dựng mô hình lựa chọn đơn vị kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành bằng phương pháp AHP; NC của tác giả Võ Thanh Sơn (2012) [11] với đề tài Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu bằng phương pháp AHP;

Nghiên cứu của tác giả Trần Hoàng Gia (2021) [12] với đề tài Vận dụng mạng Beyesian Belief, lý thuyết trò chơi xác định giá dự thầu hợp lý, xác suất thắng thầu của các nhà thầu trong đấu cạnh tranh; bằng phương pháp mạng BBNs

Các nghiên cứu/ bài báo trước đây có liên quan đến nội dung đề tài luận văn được tổng hợp trong Bảng 2.1:

Bảng 2.1.Tổng hợp các nghiên cứu trước đây có liên quan

STT Tên đề tài nghiên cứu/bài báo Năm Tác giả Phương pháp nghiên cứu

nghiên cứu

1 Các phương pháp tiếp cận phân tích các yếu tố ảnh hưởng giá dự thầu bất động sản nhà ở trong trường hợp sử dụng dữ liệu mở “Approaches to Analysis of Factors Affecting the Residential Real Estate Bid Prices in Case of Open Data Use”

2020 Dmitry Boiko

Trang 25

STT Tên đề tài nghiên cứu/bài báo Năm Tác giả Phương pháp nghiên cứu

nghiên cứu

2 Các yếu tố ảnh hưởng đến viêc có đầu/ không đấu quy trình ra quyết định đến các nhà thầu nhỏ và vừa trong Auckland “Factors affecting the bid /no bid decision making process of small to medium size contractors in Auckland”

2011 Huan Ma

Bảng câu hỏi và phân tích số liệu bằng MS Excel

3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn hệ thống thanh toán trong dự án xây dựng “Factors influencing the selection of payment systems in construction projects”

2003 Elhadi Sherif

Bảng câu hỏi và phân tích số liệu bằng MS Excel

4 Xem xét rủi ro và ước tính chi phí trong các dự án sử dụng mô phỏng Monte Carlo “Reviewing risks and estimating costs in projects using Monte Carlo simulation”

2015 Claudius Phương pháp Monte Carlo

5 Những nhân tố làm chậm quá trình thanh, quyết toán các dự án hạ tầng giao thông sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

2020 Nguyễn Đình Duy

Phương pháp hồi quy

160 mẫu

Trang 26

STT Tên đề tài nghiên cứu/bài báo Năm Tác giả Phương pháp nghiên cứu

nghiên cứu

6 Xây dựng mô hình lựa chọn đơn vị kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành

2019 Đoàn Hoàng Ghi

Phương pháp AHP

7 Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dự thầu

2012 Võ Thanh Sơn

Phương pháp AHP

155 mẫu

8 Vận dụng mạng Beyesian Belief, lý thuyết trò chơi xác định giá dự thầu hợp lý, xác suất thắng thầu của các nhà thầu trong đấu cạnh tranh

2021

Trần Hoàng Gia

Phương pháp mạng BBNs

435 mẫu

Trang 27

2.2 Tổng quan về phương pháp AHP

Phân tích định lượng AHP là công cụ hỗ trợ hữu ích cho công tác ra quyết định mang tính định lượng từ nhiều tiêu chí khác nhau được phát triển bởi Saaty (1977) Nó giúp phân tích một bài toán ra quyết định từ những mục tiêu bao quát nhất thành một tập hợp của thứ bậc 1, thứ bậc 2 và đến cấp cuối cùng Nội dung các thứ bậc có thể là các tiêu chí hay mục tiêu

Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm hỗ trợ người nghiên cứu ra quyết định đa mục tiêu dựa trên việc sắp xếp các phương án và lựa chọn phương án thỏa mãn các tiêu chí cho trước Một trong những hàm chính của phương pháp AHP là tính toán một hệ số chắc chắn để chắc chắn rằng những ma trận là thích hợp để phân tích Mô hình phân tích AHP hiện được tích hợp trong phần mềm Expert Choice Comparion®

Từ đó suy ra cho thấy, nghiên cứu này phù hợp với phương pháp AHP do vấn đề sẽ được phân tích một cách logic từ những phần tử lớn (nhóm nhân tố) đến những phần tử nhỏ hơn (tiêu chí) thông qua việc tạo lập cấu trúc thứ bậc phù hợp với phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá trúng thầu và lợi nhuận dự án và kết quả mô hình của việc áp dụng AHP dựa trên các phán đoán của người ra quyết định và kiểm soát mức độ hợp lý bằng cách đo mức độ nhất quán của những phán đoán này

2.3 Kết luận chương

Trong chương 2, tác giả đã trình bày một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu và tổng quan phương pháp AHP Các nghiên cứu đi trước về việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá trúng thầu và lợi nhuận dự án ở trong và ngoài nước được tóm lược Chương 2 nói lên sự khác biệt của nghiên cứu này so với các nghiên cứu của các tác giả trước đây Nghiên cứu hướng đến việc hoàn thiện và tối ưu tốt hơn trong việc quản lí chi phí cho các dự án xây dựng hạ tầng Điều này đã củng cố thêm

sự hợp lý và tính hữu ích về hướng nghiên cứu của Luận văn

Trang 28

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Giới thiệu chương:

Hình 3.1 Sơ đồ tóm tắt Chương 3

Chương này bao gồm lý thuyết của các phương pháp nghiên cứu và quá trình thu thập dữ liệu, phân tích sự phù hợp của các số liệu khảo sát, và kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng các chương trình thống kê như SPSS Trong chương 3 này, các phương pháp nghiên cứu liên quan sẽ được trình bày cụ thể bao gồm phương pháp EFA, phương pháp AHP Đồng thời, chương này cũng trình bày quá trình thu thập dữ liệu gồm 2 giai đoạn nhầm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá trúng thầu và lợi nhuận dự án

Trang 29

Giai đoạn 1 là quá trình thu thập dữ liệu liên quan đến phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá trúng thầu và lợi nhuận dự án Giai đoạn 2 là quá trình thu thập dữ liệu từ việc thực hiện các so sánh cặp để thực hiện tính toán khi sử dụng phương pháp AHP

3.2 Quy trình nghiên cứu

Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu

Trang 30

3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu

3.3.1 Thống kê từ các nghiên cứu trước đây

Nghiên cứu tập trung tìm hiểu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá trúng thầu và lợi nhuận dự án, ứng dụng phương pháp AHP để xây dựng mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá trúng thầu và lợi nhuận dự án Các bài báo, đề tài NC được tìm kiếm bằng công cụ Google Scholar với các từ khóa “Bidding price” (giá vốn trúng thầu), “Project profit” (lợi nhuận dự án), “Project cost management” (quản lí chi phí dự án); “Value settlement” (giá trị quyết toán); … và trên Thư viện số trường Đại học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh Qua nghiên cứu, tác giả sẽ tìm hiểu và xác định sơ bộ ra các nhân tố ảnh hưởng đến giá trúng thầu và lợi nhuận dự án nêu tại Bảng 3.1

Bảng 3.1 Thống kê các yếu tố ảnh hưởng đến giá vốn trúng thầu và lợi nhuận dự án

Stt Tác giả

Ngô Thị Thanh Hoa (2021)

Huan Ma (2012)

Claudius (2015)

Nguyễn Đình Duy (2020)

Đoàn Hoàng Ghi (2019)

Võ Thanh Sơn (2012)

Trần Hoàng Gia (2021)

Ý kiến chuyên gia lĩnh vực xây dựng hạ tầng Yếu tố liên quan đến

3

Các chi phí vận hành bộ máy của doanh nghiệp để thực hiện dự án

4

Năng lực kỹ thuật và quản lý của nhà thầu

5

Khả năng ứng phó với các rủi ro của nhà thầu

Trang 31

Stt Tác giả

Ngô Thị Thanh Hoa (2021)

Huan Ma (2012)

Claudius (2015)

Nguyễn Đình Duy (2020)

Đoàn Hoàng Ghi (2019)

Võ Thanh Sơn (2012)

Trần Hoàng Gia (2021)

Ý kiến chuyên gia lĩnh vực xây dựng hạ tầng

7

Nguồn vốn thực hiện dự án của CĐT

Yếu tố liên quan đến

1

Thầu phụ và nhà

2

Đối thủ tiềm năng

Yếu tố liên quan đến

1

Thay đổi thiết kế trong quá trình thi công

Trang 32

Stt Tác giả

Ngô Thị Thanh Hoa (2021)

Huan Ma (2012)

Claudius (2015)

Nguyễn Đình Duy (2020)

Đoàn Hoàng Ghi (2019)

Võ Thanh Sơn (2012)

Trần Hoàng Gia (2021)

Ý kiến chuyên gia lĩnh vực xây dựng hạ tầng

2

Thiếu khả năng phối hợp giữa các bên tham gia dự án, tham gia quá trình thực hiện, kiểm tra và thẩm tra hồ sơ thanh, quyết toán

3

Quy trình phê duyệt qua quá nhiều bộ phận và phòng ban

4

Thiếu sự đốc thúc về tiến độ dự án, công tác hoàn thiện hồ sơ hoàn công

7

Không tuân thủ các điều kiện trong hợp đồng và cơ sở pháp lý

Yếu tố liên quan Khác

1

Thay đổi chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, định mức thường xuyên

Trang 33

3.3.2 Khảo sát ý kiến các chuyên gia

Sau khi thu thập dữ liệu là các nhân tố từ các nghiên cứu đã công bố, được một bảng các nhân tố sơ bộ, làm cơ sở để khảo sát và thảo luận với các chuyên gia, người có kinh nghiệm ở những dự án xây dựng Tiến hành khảo sát với các chuyên gia về lĩnh vực xây dựng hạ tầng với phương pháp lấy mẫu thuận tiện Khảo sát này nhằm mục đích giúp luận văn xây dựng và hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát để thu thập những dữ liệu phù hợp và loại các biến không phù hợp ra khỏi mô hình nghiên cứu

Kết quả các ý kiến chuyên gia thống nhất theo Bảng 3.1 nêu trên

3.3.3 Xây dựng bảng câu hỏi và khảo sát

Để câu hỏi khảo sát không gây hiểu nhầm dẫn đến đánh đại cho người tham gia khảo sát và dữ liệu thu thập được hội tụ, thiết kế bảng câu hỏi cần chú ý đến một số vấn đề sau:

+ Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến giá vốn trúng thầu và lợi nhuận dự án

Cụ thể, bảng câu hỏi khảo sát bao gồm các nội dung sau:

+ Phần 1: Khái quát đề tài để người tham gia khảo sát nắm được vấn đề của việc khảo sát

+ Phần 2: Thu thập thông tin về vị trí công tác, loại hình của tổ chức, thời gian công tác trong lĩnh vực quản lý các dự án xây dựng để đánh giá mức độ tin cậy của câu trả lời

+ Phần 3 (phần chính): Thu thập mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến giá vốn trúng thầu và lợi nhuận dự án, bằng thang đo Likert 5 mức độ như sau:

Tham khảo ý kiến của chuyên gia gồm 2 vòng:

Trang 34

+ Vòng 1: Tiến hành thử nghiệm phỏng vấn trực tiếp từ các chuyên gia, những người từng làm việc trong ngành xây dựng (có nhiều năm làm nghề trong ngành xây dựng)

+ Vòng 2: Điều chỉnh bảng câu hỏi cho thích hợp nhất với kết quả khảo sát thử vừa thu thập được ngay sau vòng 1 để phục vụ cho việc khảo sát đại trà, mời các chuyên gia đã từng công tác hoặc hiểu biết về dự án xây dựng, các chuyên gia đã có thâm niên trong ngành xây dựng để tiến hành khảo sát

3.3.4 Hình thức thực hiện khảo sát

Bảng câu hỏi khảo sát được được phỏng vấn trực tiếp hoặc bằng điện thoại thông qua các mối quan hệ trong công việc, hoặc qua thư điện tử, google form cho các người tham gia khảo sát không thể phỏng vấn trực tiếp

3.3.5 Đối tượng khảo sát

Các công chức, viên chức đang công tác trong lĩnh vực xây dựng cơ bản tại các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân quận huyện, các chuyên gia về xây dựng, Kỹ sư, Tư vấn thiết kế, Tư vấn QLDA, Tư vấn QLCP, Tư vấn quản lí đấu thầu, TVGS công tác trong các dự án xây dựng

3.3.6 Kích cỡ mẫu

Cần ước lượng số mẫu cần thu thập để thu thập dữ liệu sau này Trong nhiều nghiên cứu trước đây việc xác định kích cỡ mẫu thường dùng là dựa vào kinh nghiệm của các nghiên cứu trước Theo nghiên cứu của Trọng and Ngọc (2008) số lượng mẫu sơ bộ có thể được tính bằng từ 4-5 lần số lượng biến được sử dụng trong các phân tích nhân tố Theo Bollen 5:1(1989) thì nghiên cứu tối thiểu phải gấp 5 lần số lượng biến quan sát, biến quan sát ở đây là các câu hỏi trong bảng khảo sát Hay theo NC của Duy (2020), nghiên cứu đã tổng hợp nhiều nghiên cứu trước và tìm ra tỷ lệ mẫu/biến của các nghiên cứu trước là từ 1,7-4,0

Như vậy, có nhiều quan điểm và cơ sở để xác định kích cỡ mẫu, với tính chất và mục tiêu nghiên cứu đã nêu, tác giả lựa chọn việc xác định sơ bộ bảng câu hỏi bằng 4 lần số lượng nhân tố Nghiên cứu cần tối thiểu 25x4= 100 mẫu cần thu thập

Trang 35

3.3.7 Kỹ thuật lấy mẫu

Luận văn sử dụng kỹ thuật lấy mẫu phi xác suất bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện kết hợp phân vùng đối tượng ban đầu do nghiên cứu bị hạn chế về mặt kinh phí và thời gian thực hiện nên nên dù mẫu tương đối nhỏ nhưng số liệu thu được có thể đạt được độ tin cậy cao

3.4 Các nội dung và công cụ nghiên cứu

Các nội dung nghiên cứu và công cụ nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3.2:

Bảng 3.2 Các nội dung và công cụ nghiên cứu

TT Nội dung nghiên cứu Công cụ nghiên cứu

1

Xây dựng, xác định các tiêu chí ảnh hưởng đến quản lí chi phí cho cả dự án

- Tham khảo sách, báo cáo các nghiên cứu trước đó

- Ý kiến chuyên gia - Bảng câu hỏi

2 Thu thập dữ liệu

- Gửi bảng câu hỏi trực tiếp, google form hoặc qua email

- Phỏng vấn trực tiếp - Phỏng vấn qua điện thoại 3 Mô tả số liệu thu thập - Thống kê cách sử dụng SPSS

Trang 36

TT Nội dung nghiên cứu Công cụ nghiên cứu

4 Xếp hạng các tiêu chí - Chỉ số trung bình (Mean) sử dụng SPSS

5 Kiểm tra độ tin cậy của thang

đo - Hệ số Cronbach’s Alpha sử dụng SPSS

6 Xác định các nhân tố quan trọng

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA) sử dụng SPSS

3.5.2 Kiểm tra dữ liệu và độ tin cậy thang đo

Sau khi thu thập số liệu, trước khi tiến hành phân tích dữ liệu, cần kiểm tra lại dữ liệu để việc thực hiện không bị sai sót, cần kiểm tra bảng trả lời ý kiến của những người tham gia không bị những vấn đề sau: không có sự ngẫu nhiên, những người không hiểu biết về dự án xây dựng sẽ bị loại bỏ, việc đánh giá các yếu tố chỉ cùng một mức độ, nếu bảng ý kiến còn thiếu một số ít thông tin thì liên hệ với người tham gia KS để bổ sung, nếu số lượng thông tin ý kiến thiếu sót nhiều sẽ bị loại bỏ

Tiếp theo, sử dụng hệ số tương quan Cronbach’s Alpha dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo Hệ số Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các biến có liên kết với nhau hay không mà không cho biết biến nào cần bỏ đi Các nhà nghiên cứu trước đây đồng

Trang 37

ý rằng mức giá trị của hệ số Cronbach‘s Alpha tương ứng với đánh giá thang đo nêu tại Bảng 3.3:

Bảng 3.3 Bảng giá trị hệ số α và đánh giá thang đo tương ứng

3.5.3 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) là một phương pháp phổ biến được dùng trong việc rút gọn dữ liệu (rút gọn các biến đầu vào) Có nghĩa là, thay vì sử dụng tất cả các biến đầu vào, chúng ta chỉ sử dụng một số biến mới sau khi rút gọn dữ liệu mà vẫn giữ được thông tin của dữ liệu ban đầu

Trước khi kiểm định Cronbach’s Alpha chỉ đánh giá mối quan hệ của các biến trong cùng một nhóm nhân tố thì EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến nguyên thủy (biến quan sát)

Các tiêu chí đánh giá trong phân tích EFA theo lý thuyết

- Hệ số KMO - Kaiser-Meyer-Olkin (0.5 ≤ KMO ≤ 1): dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Giá trị hệ số KMO phải đạt từ 0.5 trở lên được xem là đủ phù hợp để phân tích nhân tố [13]

- Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05): đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có sự tương quan trong tổng thể Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể

Trang 38

- Trị số Eigenvalue (Eigenvalue ≥ 1): chỉ những nhân tố nào có giá trị Eigenvalue ≥ 1 mới được giữ lại trong mô hình NC, trị số này là một tiêu chí để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA

- Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp Coi biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố được trích cô đọng được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu % của các biến quan sát

- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) - (Trong luận văn này sử dụng hệ số tải là 0.5 để tiến hành phân tích - Hệ số tải từ 0.5 trở lên là Biến quan sát có ý nghĩa thống kê tốt): giá trị này biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố Hệ số Factor Loading càng cao, có ý nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và ngược lại

3.5.4 Phương pháp định lượng AHP (Analytical Hierarchy Process)

Lý do sử dụng phương pháp AHP:

AHP là một trong những phương pháp định lượng ra quyết định đa mục tiêu do (Thomas L Saaty – nhà toán học) đề xuất năm 1977 AHP là một phương pháp định lượng, dùng để sắp xếp các phương án quyết định và chọn một phương án thỏa mãn các tiêu chí cho trước

Trên thế giới, việc sử dụng AHP trong việc đưa ra quyết định được sử dụng khá thông dụng trong các ngành nghề Bằng cách so sánh cặp, phương pháp AHP có thể được mô tả với 3 nguyên tắc chính bao gồm: phân tích, đánh giá và tổng hợp Phương pháp AHP xác định trọng số ưu tiên của các phương án bằng cách sắp đặt mục tiêu và nhóm những tiêu chí theo một cấu trúc thứ bậc Phương pháp AHP được áp dụng cho nghiên cứu này bởi các lý do:

- AHP có khả năng đánh giá nhân tố gây ảnh hưởng đến giá vốn trúng thầu và lợi nhuận dự án

- Sử dụng AHP, vấn đề sẽ được phân tích một cách logic từ những phần tử lớn (nhóm nhân tố) đến những phần tử nhỏ hơn(các tiêu chí) thông qua việc tạo

Trang 39

lập cấu trúc thứ bậc phù hợp với việc đánh giá nhân tố gây ảnh hưởng quyết định đến giá vốn trúng thầu và lợi nhuận dự án

- Kết quả mô hình của việc áp dụng AHP dựa trên các phán đoán của người ra quyết định và kiểm soát mức độ hợp lý bằng cách đo mức độ nhất quán của những phán đoán này

Hình 3.3 bao gồm Bốn nguyên tắc cơ bản trong xây dựng mô hình theo phương pháp AHP:

Hình 3.3 Bốn nguyên tắc cơ bản

- Saaty đưa ra 7 bước chính để tiến hành phân tích theo thứ bậc: - Bước 1: Xác định mục tiêu, vấn đề

- Bước 2: Xây dựng cấu trúc thứ bậc cho các cấp

- Bước 3: Xây dựng ma trận so sánh cặp Sử dụng thang đo so sánh cặp theo đề xuất của Saaty tại Bảng 3.4

Trang 40

7 Quan trọng hơn rất nhiều 8 Giữa mức 7 và 9

9 Cực kỳ quan trọng hơn

Trước khi đánh giá được các mức độ ưu tiên của các tiêu chí khác nhau, mô hình AHP bắt đầu bằng ma trận so sánh cặp A để so sánh giữa các nhóm tiêu chí với nhau và giữa những tiêu chí con thuộc cùng một nhóm nhân tố

Ma trận so sánh cặp A có kích thước [m x n] chứa các phần tử aij Nếu như trọng số các phần tử của ma trận A là aij, thì ma trận sau sẽ thể hiện việc so sánh từng cặp Trong ma trận so sánh cặp, một giá trị của ma trận so sánh là nghịch đảo của nửa kia đối xứng qua đường chéo chính của ma trận, tức là aji= aji-1 (i tính theo hàng, j tính theo cột)

(Ct 3-1)

Ngày đăng: 30/07/2024, 17:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN