Theo điều 1 của Quyết định này, Viện Kỹ thuật côngtrình được thành lập “Trên cơ sở nguồn nhân lực khoa học công nghệ và cơ sởvật chất của khoa Công trình và các đơn vị liên quan trong tr
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ CHI PHÍ XÂY DỰNG
NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI VIỆN KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TS MAI LÂM TUẤN
HỌC VIÊN : VŨ THANH TUẤN
LỚP : 29QLXD
Hà Nội, Năm 2022
1
Trang 2I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIỆN KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
Viện Kỹ thuật công trình thuộc trường Đại học Thuỷ lợi được thành lập theo Quyết định số 1039/QĐ – BNN-TCCB ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Theo điều 1 của Quyết định này, Viện Kỹ thuật công trình được thành lập “Trên cơ sở nguồn nhân lực khoa học công nghệ và cơ sở vật chất của khoa Công trình và các đơn vị liên quan trong trường Đại học Thuỷ lợi” Viện kỹ thuật công trình với năng lực được kế thừa từ Khoa công trình trường Đại học Thủy Lợi
* Tiền thân của Khoa công trình là Khoa Thuỷ công – Thuỷ điện của trường ĐHTL được thành lập năm 1966 Năm 1985 sát nhập với bộ phận thi công của khoa thi công – thiết bị và trở thành khoa Công trình
* Khoa công trình là đơn vị có truyền thống thực hiện tốt phương châm 3 kết hợp củanhà trường: Đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ sản xuất Hơn 50 năm qua đội ngũ cán bộ, giáo viên của khoa đã thực hiện thành công hàng trăm
đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và phục vụ sản xuất trên khắp các miền của đất nước
Quá trình thành lập và đăng ký hoạt động của Viện Kỹ thuật công trình:
* Ngày 15 tháng 6 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ra Quyết định số 1745/QĐ – BNN – TCCB phê duyệt chiến lược phát triển trường Đại học Thuỷ lợi giai đoạn 2006 – 2020 Trong sơ đồ tổ chức trường Đại học Thuỷ lợi được phê duyệt có đơn vị “Viện Kỹ thuật công trình”
* Ngày 10 tháng 01 năm 2007, Hiệu trưởng trường Đại học Thuỷ lợi có tờ trình số 36 ĐHTL – TCCB/TTN về việc thành lập Viện Kỹ thuật công trình trực thuộc trường Đại học Thuỷ lợi, kèm theo đề án thành lập Viện Kỹ thuật công trình
* Ngày 13 tháng 4 năm 2007, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ra Quyết định số 1039/QĐ – BNN- TCCB thành lập Viện Kỹ thuật công trình trực thuộc trường Đại học Thuỷ lợi
* Ngày 19 tháng 6 năm 2007, hiệu trưởng trường Đại học Thuỷ lợi ra Quyết định số 630 ĐHTL/QĐ giao vốn cho Viện Kỹ thuật công trình, kèm theo bản kê khai cơ sở vật chất – kỹ thuật bàn giao cho Viện Kỹ thuật công trình
* Ngày 19 tháng 6 năm 2007, hiệu trưởng trường Đại học Thuỷ lợi ra Quyết định số 631 ĐHTL/QĐ ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động Viện Kỹ thuật công trình trực thuộc trường Đại học Thuỷ lợi
2
Trang 3* Ngày 25 tháng 7 năm 2007, Sở Khoa học công nghệ Hà Nội cấp “Chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ” số 174/ĐK-KH&CN cho Viện
Kỹ thuật công trình với các lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ sau:
- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc lĩnh vực kỹ thuật công trình
- Thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ về kỹ thuật công trình, gồm: tham gia và liên kết đào tạo; tham gia thi công các công trình xây dựng có áp dụng các tiến bộ công nghệ; tư vấn về quy hoạch, khảo sát, thiết kế, lập dự án, thẩm tra dự án, giám sát thi công, quản lý dự án, giám định chất lượng các công trình xây dựng (thủy lợi, thủy điện, cơ sở hạ tầng, cấp thoát nước, thủy sản) theo quy định của nhà nước
* Ngày 17 tháng 08 năm 2018, Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Tổ chức khoa học và công nghệ số
0100005 cho Viện Kỹ thuật công trình (thay đổi lần thứ 2) với các lĩnh vực hoạt động sau:
- Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật gồm: + Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc lĩnh vực kỹ thuật công trình, xây dựng;
+ Nghiên cứu phát triển, lập các dự án sản xuất thử nghiệm, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật về kết cấu công trình, địa kỹ thuật, vật liệu và công nghệ xây dựng mới vào thực tế sản xuất thuộc lĩnh vực xây dựng thủy lợi, xây dựng dân dụng, giao thông, thủy điện, cơ sở hạ tầng, cấp thoát nước, thủy sản, biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai;
+ Nghiên cứu công nghệ khảo sát, đánh giá và xử lý đảm bảo an toàn cho công trình thủy lợi, xây dựng dân dụng, giao thông, thủy điện, cơ sở hạ tầng; + Nghiên cứu tổng kết kỹ thuật và công nghệ xây dựng mới, xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn hướng dẫn thiết kế, thi công và quản lý khai thác các loại hình công trình;
+ Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công cụ tính toán trong khảo sát, thiết kế, lập kế hoạch xây dựng và quản lý khai thác công trình (khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn, tính toán thủy lực, địa kỹ thuật, kết cấu công trình, kỹ thuật vật liệu, lập kế hoạch thi công…);
+ Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường, quy hoạch, điều tra cơ bản các công trình xây dựng;
+ Thí nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định chất lượng vật liệu, vật tư, thiết bị, kiểm định chất lượng công trình xây dựng
3
Trang 4- Hoạt động tư vấn quản lý: Tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, lập dự
án đầu tư, thẩm định, thẩm tra dự án xây dựng, dự toán, lập hồ sơ dự thầu, đấu thầu các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, bảo
vệ bờ sông, bờ biển, công trình cấp thoát nước, thủy sản, cầu cảng, hạ tầng nông thôn, công trình xử lý chất thải Tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu
- Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan, bao gồm: Thiết kế kết cấu công trình dân dụng, công nghiệp, thiết kế công trình đường bộ, thiết kế công trình thủy lợi, thủy điện Giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện công trình xây dựng thủy lợi, thủy điện; công trình giao thông; công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp; công trình hạ tầng kỹ thuật Khảo sát địa chất công trình, trắc địa công trình Thẩm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và
dự toán công trình thủy lợi, thủy điện, hạ tầng kỹ thuật, công trình dân dụng và công nghiệp, công trình giao thông Chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực công trình xây dựng và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng
- Hoạt động xây dựng, bao gồm: Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, bảo vệ bờ sông, bờ biển, công trình cấp thoát nước, cầu, cảng, hạ tầng nông thôn, khoan phụt nền móng công trình; lắp đặt thiết bị các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, bảo vệ bờ sông, bờ biển, công trình cấp thoát nước, cầu, cảng, hạ tầng nông thôn
- Hoạt động đào tạo, bao gồm: Tập huấn nâng cao năng lực về lĩnh vực xây dựng, khai thác và quản lý công trình Tổ chức các lớp chuyên đề nâng cao trình
độ về khoa học và công nghệ thuộc ngành kỹ thuật công trình và các lĩnh vực liên quan khác Đào tạo ngắn hạn và mở các lớp bồi dưỡng về kỹ thuật thủy lợi Liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện công tác đào tạo
4
Trang 5II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI VIỆN KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH.
Quản lý tài chính trong các cơ quan, đơn vị được tiến hành theo chu trình bao gồm ba bước: bắt đầu từ việc quản lý việc lập dự toán thu chi tài chính, sau
đó là quản lý việc chấp hành dự toán và cuối cùng là việc quyết toán thu chi tài chính
- Lập dự toán thu chi tài chính trong mỗi cơ quan, đơn vị là khâu mở đường quan trọng mang ý nghĩa quyết định đến toán bộ quá trình quản lý tài chính trong tổ chức Bởi nó là cơ sở thực hiện và dẫn dắt toàn bộ quá trình thực hiện quản lý tài chính sau này của cơ quan, đơn vị Hàng năm, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn lập dự toán của Bộ tài chính và hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên; căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ của năm trước và dự kiến cho năm kế hoạch; căn cứ vào các định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của nhà nước quy định cơ quan, đơn vị lập dự toán thu và dự toán chi tài chính theo đúng chế độ quy định
- Thực hiện dự toán Trong quá trình thực hiện dự toán, các cơ quan, đơn
vị tuyệt đối chấp hành dự toán thu chi tài chính hành năm đã được duyệt theo chế độ chính sách của Nhà nước và toàn bộ các khoản thu chi trên thực tế phải được căn cứ trên các văn bản quy định pháp luật có liên quan và dựa trên cơ sở cân đối giữa thu và chi Các cơ quan, đơn vị phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện chi qua kho bạc nhà nước đối với các khoản kinh phí thuộc NSNN và được mở tài khoản tại ngân hàng hoặc tại kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu thi của các hoạt động khác của đơn vị như hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ
- Quyết toán là khâu cuối cùng trong quy trình quản lý tài chính của các cơ quan, đơn vị Cuối quý, cuối năm các cơ quan, đơn vị phải tiến hành lập báo cáo
kế toán, báo cáo quyết toán thu chi tài chính về tình hình sử dụng nguồn tài chính để gửi đến các cơ quan chức năng theo quy định Báo cáo quyết toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị phản ánh tổng hợp tính hình tài sản, thu chi và kết quả sử dụng nguồn lực tài chính tại cơ quan, đơn vị nhằm cung cấp thông tin tài chính của đơn vị giúp cho việc đánh giá tình hình và thực trạng của cơ quan, đơn vị
- Dự toán chi phí xây dựng công trình là chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật rất quan trọng biểu thị giá xây dựng công trình, là cơ sở xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng và là căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh toán khi chỉ định
5
Trang 6thầu Chính vì vậy, việc tính đúng, tính đủ và phù hợp với cơ chế thị trường mang tính quyết định tới hiệu quả của công tác lập và quản lý chi phí trong đầu
tư xây dựng Dự toán chi phí xây dựng được cấu thành từ các thành phần chi phí trực tiếp và các chi phí tính theo tỷ lệ Đối với chi phí trực tiếp, chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công được xác định rất cụ thể bằng hệ thống định mức, đơn giá, chế độ tiền lương, … Nhưng bên cạnh đó còn một số chi phí khác (chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công, chi phí xây dựng các công trình phụ trợ) là một phần không thể thiếu trong dự toán chi phí xây dựng lại được xác định bằng
tỷ lệ % theo các chi phí khác Trong quá trình ban hành các Thông tư hướng dẫn, các khoản mục chi phí này đã nhiều lần thay đổi nhưng thiếu cơ sở thực tiễn, chưa được khảo sát đánh giá một cách khoa học và điều tra thực tiễn tỉ mỉ Vì vậy vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu xem xét
Thực trạng:
Một là về công tác lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, lập dự toán, giao
dự toán và chấp hành dự toán:
Việc lập dự toán hàng năm về cơ bản đã được xây dựng dựa trên các chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu, chi ngân sách do Nhà nước quy định Tuy nhiên, việc lập kế hoạch và dự toán từng năm chưa gắn với kế hoạch tài chính 5 năm và phương án tự chủ 3 năm của đơn vị, từ đó làm hạn chế tính dự báo, lựa chọn ưu tiên và hiệu quả phân bổ ngân sách nhà nước Mặt khác, do chưa có đủ hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật trong ngành nên việc tính toán cơ sở lập dự toán còn gặp khó khăn, chưa theo sát thực tế, dẫn đến tình trạng thừa dự toán cần điều chỉnh trong năm, nhất là các nhiệm vụ chi không thường xuyên chuyên môn đặc thù
Ngoài ra, còn nhiều nội dung chi chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật, nhưng các đơn vị sự nghiệp vẫn phải thực hiện như: chỉnh lý tài liệu, công tác kiểm tra, kiểm kê, thống kê tài liệu; công tác nghiên cứu, tra tìm tài liệu; giao, nhận tài liệu Đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dự toán, do dự toán còn có phần cảm tính, thiếu căn cứ khoa học
Việc chấp hành dự toán cho thấy, thời gian qua đơn vị Viện kỹ thuật Công trình đã tổ chức thực hiện tốt các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định và theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị Việc tổ chức thu phí sử dụng tài liệu đã làm tăng trách nhiệm của độc giả trong quá trình khai thác, sử dụng tài liệu, bước đầu tạo nguồn thu cho đơn vị; đồng thời tạo sự minh bạch trong quản
lý, tiết kiệm các khoản thu, chi, tránh lãng phí Tuy nhiên, trong quá trình xây
6
Trang 7dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị còn mang tính hình thức, chưa bao quát hết các nguồn tài chính và sử dụng nguồn tài chính, nhiều nội dung chi chưa quy định định mức cụ thể Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình kiểm soát chi và thực hiện quyết toán
Hai là, về quản lý và sử dụng tài sản công
Việc đưa tài sản công chưa sử dụng hết công suất vào hoạt động kinh doanh
đã mang lại những kết quả nhất định, như tránh sự xuống cấp vô hình của tài sản; gia tăng nguồn thu sự nghiệp; tạo nguồn thực hiện chính sách cải cách tiền lương của Nhà nước; bổ sung các quỹ, nhất là quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để có nguồn duy tu, bảo dưỡng thường xuyên tài sản, giảm gánh nặng chi tiêu ngân sách Số tiền thu được từ kết quả của hoạt động này, sau khi chi trả các chi phí hợp lý có liên quan, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phần còn lại đơn vị sự nghiệp công lập được quản lý và trích lập các quỹ theo đề án được duyệt Tuy nhiên, một số đơn vị sự nghiệp công lập chưa xây dựng đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đã tổ chức thực hiện; việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát chưa chặt chẽ; công tác giám sát còn lỏng lẻo dẫn đến tình trạng thực hiện chưa nghiêm các quy định của Quy chế quản lý sử dụng tài sản công và quy định hiện hành
Ba là, về tiền lương và thu nhập tăng thêm của người lao động
Việc chi trả tiền lương, tiền công và thu nhập cho người lao động về cơ bản đúng vị trí việc làm Ngoài chế độ tiền lương theo cấp bậc và chức vụ do Nhà nước quy định, viên chức và người lao động làm nghiệp vụ còn được hưởng khoản thu nhập từ hoạt động dịch vụ xử lý nghiệp vụ Việc trả công lao động theo chế độ khoán sản phẩm đã động viên, thúc đẩy viên chức và người lao động hoàn thành khối lượng công việc lớn hơn trong khoảng thời gian cố định Trong những năm qua, số viên chức và người lao động làm công tác nghiệp vụ đã có
sự gia tăng về thu nhập Đây là sự động viên, khích lệ rất lớn đối với người làm công tác lưu trữ Nhưng vẫn còn một số điểm chưa hợp lý trong phân phối thu nhập chung trong toàn đơn vị, vì chỉ có những viên chức làm công tác chuyên môn được tạo điều kiện có thêm việc làm và thu nhập Nhóm viên chức làm công tác hành chính, bảo vệ an toàn tài liệu, phục vụ khai thác tài liệu không có điều kiện thời gian và trình độ nghiệp vụ để tham gia hoạt động dịch vụ sự nghiệp Vì vậy, trong đơn vị có sự chênh lệch đáng kể giữa viên chức và người lao động trong các phòng, ban
7
Trang 8Việc chi trả thu nhập tăng thêm cho từng viên chức và người lao động được thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ trên nguyên tắc: người nào làm việc có hiệu suất cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được trả thu nhập tăng thêm nhiều hơn Tuy nhiên, các đơn vị sự nghiệp công lập lưu trữ cũng áp dụng khác nhau trong việc chi trả thu nhập tăng thêm Có đơn vị chi trả theo cấp bậc, chức vụ, có đơn vị chi trả theo xu hướng cào bằng,
có đơn vị chi trả theo hiệu suất công việc Việc trả thu nhập tăng thêm như vậy chưa gắn kết quả hoạt động với lợi ích cụ thể của từng cá nhân người lao động,
vì vậy chưa động viên được người lao động tăng năng suất, cải tiến kỹ thuật, phát huy sáng kiến để tăng hiệu quả hoạt động cho đơn vị
8
Trang 9III ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
Nguyên nhân xuất phát từ bản thân dự án
- Do đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của dự án: quy mô lớn, chi phí lớn, thời gian xây dựng dài,…
- Do tính chất của các dự án chịu sức ép tiến độ, dẫn đến chi phí đầu tư tăng
Chậm trễ chi trả các công việc đã hoàn thành
Do Đơn vị chậm thanh toán khối lượng hoàn thành nghiệm thu cho nhà thầu dẫn đến các nhà thầu hạn chế về vốn, ảnh hưởng đến tiến độ thi công gây kéo dài tiến độ Việc chậm chi trả có thể do nhiều yếu tố như: thiếu vốn; thay đổi `giá hợp đồng cần thời gian để thẩm định, phê duyệt,…s
Chậm trễ/thiếu trao đổi thông tin giữa các bên tham
gia trong dự án
Việc chậm trễ hoặc thiếu trao đổi thông tin giữa các bên tham gia dự án ảnh hưởng rất lớn đến việc phối hợp công việc cũng như tiến độ và hiệu quả công việc Các nguyên nhân dẫn đến việc chậm trễ này là do:
- Thiếu các số liệu thông kê trong quản lý chi phí: số liệu thống
kê trong thiết kế, dự toán, kiểm soát chi phí,…
- Sự phối hợp giữa các bên trong việc nghiệm thu, thanh toán, cũng cấp các thông tin về quá trình thực hiện tiến độ, chất lượng, chi phí,…còn lỏng lẻo
Chưa sử dụng các phương pháp và công cụ tiên tiến
để quản lý chi phí
Các phương pháp và công cụ quản lý của Viện vẫn theo phương pháp truyền thống, đơn giản và chỉ do một số cán bộ chỉ định thực hiện do vậy hiệu quả của công tác quản lý chi phí chưa được nâng cao, mất thời gian, tốn kém
9
Trang 10IV ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính đối với Viện kỹ thuật Công trình, cần thực hiện những giải pháp cụ thể sau:
Hiểu rõ được thực trạng quản lý chi phí ở Viện kỹ thuật Công trình, hiện tại công tác quản lý, sử dụng tài sản công đã dần đi vào nề nếp; tình trạng thất thoát, lãng phí tài sản từng bước được khắc phục; ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị được nâng lên một bước; hiệu quả
sử dụng, khai thác tài sản được chú trọng Một số kết quả cụ thể như sau:
Một là, việc thực hiện đầu tư xây dựng, mua sắm TSNN được gắn với tiêu chuẩn, định mức Năng lực tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp đã tăng đáng kể, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công cho xã hội Các tài sản dôi dư, không còn nhu cầu sử dụng được xử lý theo quy định của pháp luật Viện kỹ thuật Công trình bước đầu khai thác được nguồn tài sản hiện có gắn với việc huy động các nguồn lực của xã hội để phát triển hoạt động sự nghiệp công
Đã tổ chức triển khai việc sắp xếp lại, xử lý các cơ sở vật chất nhà nước trên phạm vi khuôn viên Công viên nhằm xử lý các tồn tại, bố trí sử dụng hợp lý, đúng quy định; đồng thời, chuyển quỹ đất dôi dư để sử dụng vào mục đích khác, tạo lập nguồn thu để đầu tư trở lại nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới trụ
sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp
Hai là, đổi mới phương thức quản lý tài sản hạ tầng giao thông đường bộ, xác định rõ chủ thể chịu trách nhiệm quản lý; tổ chức hạch toán và cập nhật thông tin về tài vào cơ sở dữ liệu; khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư, bảo trì, khai thác tài sản
Ba là, tăng cường công tác quản lý, xử lý, tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước; tổ chức kiểm đếm, phân loại để tổ chức bảo quản an toàn tài sản quý, hiếm do các cơ quan chức năng chuyển giao; xử lý
Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tài chính
10