1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Vật lý kỹ thuật: Nghiên cứu giải pháp tầm soát cột sống cộng đồng bằng phương pháp quang học

92 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu giải pháp tầm soát cột sống cộng đồng bằng phương pháp quang học
Tác giả Lê Văn Chung
Người hướng dẫn PGS.TS Huỳnh Quang Linh
Trường học Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Vật lý Kỹ thuật
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,89 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU (14)
    • 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ (14)
    • 1.2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI (14)
    • 1.3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI (15)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (17)
    • 2.1. CƠ SỞ GIẢI PHẪU VỀ CỘT SỐNG (17)
      • 2.1.1. Cột sống ở người (17)
      • 2.1.2. Đặc điểm riêng của từng đoạn đốt sống (19)
      • 2.1.3. Chức năng của cột sống (21)
    • 2.2. PHÂN LOẠI BIẾN DẠNG CỘT SỐNG (22)
      • 2.2.1. Cong vẹo cột sống (22)
      • 2.2.2. Uỡn cột sống (23)
      • 2.2.3. Gù cột sống (24)
    • 2.3 VẸO CỘT SỐNG (24)
      • 2.3.1. Định nghĩa (24)
      • 2.3.2. Các dấu hiệu lâm sàng (25)
      • 2.3.3. Nguyên nhân gây ra vẹo cột sống (26)
      • 2.3.4. Phân loại vẹo cột sống (27)
      • 2.3.5. Hậu quả biến dạng vẹo cột sống (31)
    • 2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN ĐỊNH LƯỢNG VẸO CỘT SỐNG . 19 1. Phương pháp chụp ảnh X – quang (32)
      • 2.4.2. Đo độ xoay cột sống bằng Scoliometer (34)
      • 2.4.3 Phương pháp sử dụng chuột quét cột sống IDIAG M360 (36)
      • 2.4.4 Phép đo bề mặt lưng đánh giá biến dạng cột sống (38)
    • 2.5. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN (47)
  • CHƯƠNG 3: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (53)
    • 3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (53)
    • 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (53)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (63)
    • 4.1 KHẢO SÁT THÔNG SỐ CỘT SỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG HỌC HÌNH DẠNG (63)
    • 4.2 KHẢO SÁT TƯƠNG QUAN THÔNG SỐ ÁP LỰC BÀN CHÂN VÀ THÔNG SỐ CỘT SỐNG (75)
    • 4.3 BÀN LUẬN (81)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN (83)
    • 5.1 KẾT LUẬN (83)
    • 5.2 HƯỚNG PHÁT TRIỂN (83)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (85)

Nội dung

Có nhiều phương pháp đánh giá sự biến dạng cột sống: X - quang là phương pháp khá phổ biến và được xem là tiêu chuẩn “vàng”, nhưng dễ gây tác dụng phụ do bức xạ ion hóa nên không thể sử

GIỚI THIỆU

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cột sống (columna vertebralis) đóng vai trò là cột trụ đảm bảo sự phát triển cân bằng của toàn cơ thể trong tư thế tĩnh cũng như vận động Đối với học sinh sinh viên, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến cột sống là tư thế ngồi Tư thế ngồi sai lâu dần sẽ ảnh hưởng đến cột sống, từ đó bắt đầu phát sinh những vấn đề như bị gù, mất cân bằng cột sống, lệch xương chậu Theo y văn, vẹo cột sống ở tuổi vị thành niên là một bệnh thường gặp với tỷ lệ 0.47% - 5.2%, trong đó tỷ lệ nữ trên nam dao động từ 1.5:1 đến 3:1 và tăng đáng kể khi độ tuổi tăng lên [1]

Có nhiều phương pháp đánh giá sự biến dạng cột sống: X - quang là phương pháp khá phổ biến và được xem là tiêu chuẩn “vàng”, nhưng dễ gây tác dụng phụ do bức xạ ion hóa nên không thể sử dụng thường xuyên và liên tục [2]; phương pháp đo bằng thước Scoliometer đánh giá độ xoay của thân đốt sống là phương pháp phổ biến dùng để tầm soát chứng vẹo cột sống của thanh thiếu niên, nhưng độ chính xác không cao; phương pháp ảnh Moiré là một phương pháp sử dụng vân giao thoa được sử dụng ở Nhật Bản [3], và phương pháp quét ảnh lập thể (Rasterstereography) [4], [5] được phát triển bởi Drerup và Hierholzer [6] vào những năm 1980 cho phép tái tạo hình ảnh ba chiều của cột sống từ việc quét địa hình bề mặt phần lưng, không sử dụng tia bức xạ, do đó giúp theo dõi cột sống của các bệnh nhân lâm sàng thường xuyên và liên tục mà không có tác dụng phụ Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh về độ tin cậy và tính hiệu quả của hệ thống DIERS 4D sử dụng phương pháp Rasterstereography trong việc phân tích và đánh giá hình thái cột sống.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI

“Biến dạng cột sống (dị tật cột sống) là tình trạng cột sống bị uốn cong về bên trái hoặc bên phải (vẹo cột sống) hoặc bị cong quá mức về phía trước hay phía sau, do đó không còn giữ được các đoạn cong sinh lý như bình thường (cong cột sống)” - Bộ Y Tế

Vẹo cột sống vô căn ở tuổi thành niên (AIS) là một dạng dị tật không gây ra tử vong cũng như đau đớn, tuy nhiên sẽ phát triển một cách âm thầm dẫn đến nhiều tình trạng bệnh lý về sau rất nguy hiểm như tim mạch, hô hấp; đau lưng ảnh hưởng tới tâm lí, các vấn đề thẩm mỹ và giảm chất lượng cuộc sống Do đó, việc tầm soát AIS từ sớm là điều rất quan trọng

Các phương pháp tầm soát thường được sử dụng như là đo góc Cobb trên ảnh X quang, hoặc dùng thước đo góc Scoliometer được thực hiện một cách thủ công bởi các chuyên gia làm tốn kém thời gian và có những sai sót không mong muốn Cho nên việc sử dụng phương pháp an toàn không can thiệp như phương pháp Moiré hoặc thiết bị DIERS 4D để tầm soát theo dõi, hay phát triển các chương trình sử dụng phương pháp đo góc Cobb tự động là điều hết sức cần thiết

Với sự hỗ trợ của công ty CP Giải pháp Phục hồi chức năng (REHASO JSC) – là đơn vị đã đưa công nghệ tầm soát cột sống bằng phương pháp quang học về Việt nam – nhóm nghiên cứu thuộc bộ môn Vật lý kỹ thuật y sinh, trường Đại học Bách khoa – Đại học quốc gia TP.HCM đã tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu ứng dụng hệ thống quang học DIERS FORMETRIC 4D và đo áp lực bàn chân (Baropodometer) để phân tích, đánh giá phát hiện sự bất thường của cột sống ở lứa tuổi học sinh, sinh viên Đây là một vấn đề còn rất mới, chưa được nghiên cứu ở Việt Nam Đề tài có tính ứng dụng thực tiễn cao, có tiềm năng phát triển thành phương pháp tầm soát đại trà phòng ngừa và phát hiện sớm sự biến dạng của cột sống, đặc biệt đối với lứa tuổi vị thành niên, để từ đó thay đổi thói quen sinh hoạt cho phù hợp cải thiện tình trạng cong vẹo cột sống và góp phần điều chỉnh tích cực cho việc tăng trưởng thể lực của thế hệ trẻ.

MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI

Mục tiêu đề tài là nghiên cứu xây dựng giải pháp tầm soát cột sống cộng đồng bằng phương pháp quang học dựa vào các đánh giá qua các kết quả đo lường cột sống của các tình nguyện viên độ tuổi từ 19 - 29 bằng thiết bị DIERS 4D

Với mục tiêu đó, đề tài đã đặt ra các nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu về giải phẫu cột sống và các chứng bệnh liên quan Tìm hiểu tổng quan các thiết bị, công cụ đo lường cột sống hiện nay, đặc biệt thiết bị quang học hình dạng DIER 4D và đo áp lực bàn chân

- Thiết kế thực hiện đo lường cho nhóm tình nguyện viên (là sinh viên) Thống kê, đánh giá các kết quả liên quan đến cột sống và áp lực bàn chân cho nhóm đối tượng nghiên cứu

- So sánh với các kết quả đã thực hiện trước, phân tích các kết quả thực hiện mới, đánh giá tính khả thi ứng dụng phương pháp quang học DIERS 4D và đề xuất giải pháp phù hợp.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

CƠ SỞ GIẢI PHẪU VỀ CỘT SỐNG

Cột sống (columna vertebralis) là trụ cột chịu trọng lực toàn thân, nằm chính giữa thành sau thân, chạy dài từ mặt dưới xương chẩm đến hết xương cụt Cột sống bao bọc và bảo vệ tủy sống ở giữa

Hình 2.1: Cột sống nhìn từ phía trước, bên phải và phía sau [7]

Cột sống bao gồm các đốt sống, đĩa đệm, hệ thống tủy sống – dây thần kinh và hệ thống gân – dây chằng cơ bắp Cấu trúc các đoạn cong của cột sống để thích nghi với tư thế đứng thẳng của cơ thể người Đồng thời cũng đáp ứng được các vận động của cơ thể như cúi, ngửa, nghiêng bên và xoay thân mình

Cột sống có từ 33 - 35 đốt sống xếp chồng lên nhau, 24 đốt trên rời nhau tạo thành

07 đốt sống cổ (C1 – C7, Cervical); 12 đốt sống lưng (T1 – T12, Thoracic), 05 đốt sống thắt lưng (L1 – L5, Lumbar), 05 đốt sống dưới dính lại tạo thành xương cùng (S1 – S5, Sacrum) và 04 hoặc 06 đốt cụt rất nhỏ, cằn cỗi cùng dính lại thành một khối có ký hiệu từ (Co1 - Co6, Coccyx) và được dính vào đỉnh xương cùng [8] (Hình 2.1)

Một đốt sống nói chung gồm 04 thành phần sau [9] (Hình 2.2):

Thân đốt sống (Corpus vertebrae): hình trụ, có hai mặt trên và dưới, hơi lõm ở giữa và một vành xương đặc ở xung quanh

Cung đốt sống (Arcus vertebrae): cùng với thân đốt sống tạo thành lỗ đốt sống (foramen vertebralis) Cung đốt sống gồm 02 mảnh và 02 cuống cung đốt sống Hai bờ trên và dưới của mỗi cuống có khuyết sống trên và dưới Khi 02 đốt sống khớp nhau thì các khuyết đó tạo thành lỗ gian đốt sống để cho dây thần kinh gai sống chui ra

Các mỏm đốt sống: có 02 mỏm ngang từ cung đốt sống chạy ngang ra 02 bên Có 01 mỏm gai hay gai sống ở sau dính vào cung đốt sống Có 04 mỏm khớp, 02 mỏm khớp trên và 02 mỏm khớp dưới, nằm ở điểm nối giữa cuống, mỏm ngang và mảnh (các mỏm khớp sẽ khớp với các mỏm khớp trên và dưới nó) Đĩa đệm: Các thân đốt sống được nối với nhau bởi các đĩa đệm nằm giữa các thân đốt sống Đĩa đệm gồm nhân nhầy ở giữa và các vòng sợi bao quanh Vai trò của đĩa đệm là phân bố lực, giảm lực đè ép lên cột sống, ảnh hưởng đến khả năng chịu tải của cột sống Đĩa đệm sẽ hấp thụ nước để phồng lên hoặc thải nước ra để xẹp xuống để chịu lực

Hình 2.2: Cấu tạo chung của đốt sống [7]

Hệ thống dây chằng: đặc tính cơ học của dây chằng có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển và điều trị vẹo cột sống Về mặt cơ học dây chằng thể hiện tính đàn hồi, sự giãn, sự biến dạng phụ thuộc vào lực tác động và thời gian tác động Lực kéo căng và liên tục tạo ra sự căng giãn dây chằng cột sống và chùng lỏng (relaxation) Sự căng giãn của dây chằng giải thích sự tăng nặng của vẹo cột sống sau tuổi trưởng thành dưới tác động thường xuyên của trọng lực [10]

2.1.2 Đặc điểm riêng của từng đoạn đốt sống Đoạn sống cổ:

Thân đốt sống: đường kính ngang dài hơn đường kính trước sau

Cuống đốt sống: không dính vào mặt sau mà dính vào phần sau của mặt bên thân đốt sống

Mãnh: rộng bề ngang hơn bề cao

Mỏm ngang: dính vào thân và cuống bởi 2 rễ, do đó giới hạn lên 1 lỗ gọi là lỗ mỏm ngang cho động mạch đốt sống chui qua Mỏm gai: đỉnh mỏm gai tách đôi

Lỗ đốt sống: được giới hạn phía trước bởi thân đốt sống, ở hai bên và phía sau bởi cung đốt sống Khi các đốt sống ghép lại thành cột sống thì các lỗ đốt sống tạo thành ống sống (Canalis vertebralis) Đoạn sống ngực:

Thân đốt sống ngực dày hơn thân các đốt sống cổ, đường kính ngang gần bằng đường kính trước sau Ở mặt bên thân đốt có 04 diện khớp, 02 ở trên và 02 ở dưới để tiếp khớp với chỏm của xương sườn (mỗi chỏm sườn tiếp khớp với diện trên và dưới) (hình 2.3)

Hình 2.3: Đốt sống ngực [7] Đoạn thắt lưng

Thân đốt sống rất to và rộng chiều ngang Mỏm gai hình chữ nhật, chạy ngang ra sau Mỏm ngang dài và hẹp được coi như xương sườn thoái hoá Đốt sống thắt lưng L1: mỏm ngang ngắn nhất Đốt sống thắt lưng L5: chiều cao của thân đốt sống ở phía trước dày hơn (Hình 2.4)

Hình 2.4: Đốt sống thắt lưng [7]

2.1.3 Chức năng của cột sống

Cột sống giúp chống đỡ trọng lực cơ thể và kết nối các xương khác lại với nhau, giúp cho sự vận động của con người được linh hoạt

Cột sống giúp bảo vệ tủy sống, một bộ phận quan trọng của hệ thần kinh trung ương, chi phối mọi hoạt động của cơ thể

Cột sống cổ (Cervical Spine) có chức năng nâng đỡ vùng đầu, vận động bảo vệ hệ thần kinh mạch máu, bảo vệ tủy sống Cột sống ngực (Thoracic Spine) có chức năng chính là bảo vệ trục, giữ tư thế thẳng và hoạt động của cột sống Cột sống thắt lưng (Lumbar Spine) là phần chính giữ tư thế đứng thẳng, đồng thời cũng giữ nhiệm vụ chống đỡ Xương cùng (Sacrum Spine) và khoảng 3 đốt sống cụt có tác dụng nâng đỡ trọng lượng cơ thể giúp cân bằng cột sống [7].

PHÂN LOẠI BIẾN DẠNG CỘT SỐNG

Trong giải phẫu học, người ta chia ra làm 3 mặt phẳng chính tương ứng với ba vị trí không gian của cơ thể: mặt phẳng đứng dọc (sagittal plane), mặt phẳng trán (frontal plane) và mặt phẳng ngang (transversal hay horizontal plane) (Hình 2.5)

Hình 2.5: Các mặt phẳng trong giải phẫu [11]

Hình dáng bình thường của cột sống bao gồm một đường cong ở hai đầu vai và một đường cong ở lưng dưới, tạo thành hình chữ “S” Cong vẹo cột sống xảy ra khi cột sống bị thay đổi độ cong bất thường hoặc thay đổi từ hình chữ “S” sang hình chữ “C” (Hình 2.6)

Các mặt phẳng cơ thể

Hình 2.6: Các dạng cong vẹo cột sống [12]

Cong vẹo cột sống là một biến dạng phức tạp, gồm sự cong sang bên của cột sống và sự xoay của thân đốt sống (xét trong mặt phẳng ngang)

Ta có 2 dạng vẹo cột sống: vẹo cột sống cấu trúc và vẹo cột sống không cấu trúc Trong đó, vẹo không cấu trúc là cong vẹo cột sống với cột sống không biến dạng Vẹo cấu trúc là bệnh cong vẹo cột sống với cột sống biến dạng (đốt sống bị biến dạng ở đường cong)

Bình thường khi cho người bệnh đứng khép hai chân, gối duỗi thẳng, cúi xuống để hai tay tự do hướng xuống mặt đất thì điểm cao nhất của cung sườn hai bên nằm trên mặt phẳng ngang Trong trường hợp vẹo cột sống thì hai điểm này lệch nhau, một bên cao một bên thấp

Xương chậu nghiêng về trước quá nhiều, hình thành tư thế võng lưng ngựa (Hình 2.7) Khi người bị tật ưỡn cột sống nằm thẳng trên sàn, lưng của người đó sẽ không hoàn toàn tiếp xúc với mặt đất Thường xuyên cảm thấy đau lưng Gặp khó khăn trong việc di chuyển

2.2.3 Gù cột sống Độ cong sinh lý ở vùng lưng trên lớn hơn 45° Đầu có xu hướng chúi về phía trước, lưng khòm Dễ nhức mỏi ở lưng và chân Cứng khớp, khó vận động (Hình 2.8)

VẸO CỘT SỐNG

Vẹo cột sống (Scoliosis) là thuật ngữ để chỉ tình trạng cong của cột sống sang phía bên của trục cơ thể và vẹo của các thân đốt sống theo trục của mặt phẳng ngang, khác với tình trạng gù (Kyphosis) hoặc ưỡn (Lordosis) là biến dạng của cột sống theo trục trước sau [15]

Vẹo cột sống vô căn thanh thiếu niên – AIS (Adolescent Idiopathic Scoliosis) là tình trạng cột sống bị biến dạng làm thay đổi đường cong sinh lý Bệnh thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên 10 - 18 tuổi Góc vẹo thường phát triển nhanh trong giai đoạn trưởng thành của trẻ Bệnh hay gặp ở trẻ nữ hơn trẻ nam, nguyên nhân của bệnh chưa được rõ nên gọi là vô căn [16]

Ta có 2 dạng vẹo cột sống: vẹo cột sống cấu trúc và vẹo cột sống không cấu trúc Vẹo cột sống cấu trúc là tình trạng vẹo cột sống kèm sự biến dạng của đốt sống như: đốt sống xoay, cấu trúc đốt sống có hình nêm Vẹo cột sống không cấu trúc là vẹo cột sống mà các đốt sống không có sự biến dạng

2.3.2 Các dấu hiệu lâm sàng

Các dấu hiệu lâm sàng có thể quan sát thấy và ghi nhận được thông thường là [17]:

• Một bên mỏm vai nhô cao hơn mỏm vai bên đối diện

• Xương bả vai 2 bên không cân đối với nhau

• Khi đứng thân người nghiêng sang một bên

• Cột sống cong vẹo sang một hoặc hai bên

• Ụ gồ ở lưng (rõ nhất khi trẻ đứng cúi lưng)

• Đối diện với bên ụ gồ thường là vùng lõm

• Cột sống có thể ưỡn ra trước hoặc gù ra sau

• Khung chậu bị nghiêng lệch và bị xoay

• Khớp háng một bên cao hơn bên đối diện

• Ngấn mông một bên cao hơn bên đối diện

• Khớp gối không cân đối khi nằm gập gối

• Một chân có thể ngắn hơn chân bên đối diện

• Có thể kèm theo các dị tật khác

• Có thể bị liệt một số cơ chi, thân mình

• Khi trưởng thành có thể bị đau lưng

2.3.3 Nguyên nhân gây ra vẹo cột sống

Vẹo cột sống tự phát: VCS tự phát ở trẻ nhỏ dưới 4 tuổi bao gồm: VCS tự khỏi ở trẻ nhỏ, 90 – 95% tự khỏi, không cần điều trị Các đường cong VCS tự phát ở trẻ nhỏ hay gặp ở ngực, chiều lồi của đường cong ở bên trái, trẻ trai thường gặp hơn trẻ gái Vẹo cột sống tự phát tuổi thiếu nhi: tuổi từ 4 - 9 tuổi, chiếm từ 10 đến (20%) các loại VCS tự phát ở trẻ em Vẹo cột sống tự phát ở tuổi vị hành niên là loại VCS ở lứa tuổi từ 10 tuổi đến khi xương trưởng thành Đây là loại VCS phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ (85%) số bệnh nhi vẹo cột sống cần điều trị, thường gặp ở trẻ gái và đường cong phổ biến nhất ở ngực phải [18], [19]

Vẹo cột sống do biến dạng cột sống bẩm sinh: Vẹo cột sống do biến dạng cột sống bẩm sinh có thể do sự phát triển bất thường của xương, biến dạng bất thường thân đốt sống, có thể do sự phát triển bất thường của tủy sống như loạn sản tủy và cũng có thể do các nguyên nhân phối hợp như sự bất thường của xương phối hợp với liệt [20]

Vẹo cột sống do nguyên nhân thần kinh cơ: do các bệnh lý về thần kinh: Bại liệt, bại não, bệnh rỗng tủy sống và cũng có thể do các bệnh lý về cơ như teo cơ tiến triển [21]

Vẹo cột sống do rối loạn của mô giữa: Vẹo cột sống do rối loạn của mô giữa có thể do bệnh Marfan hoặc co rút đa khớp bẩm sinh [22]

Vẹo cột sống do chấn thương: thường do gãy cột sống, phẫu thuật cột sống hoặc các nguyên nhân ngoài cột sống: như bỏng hoặc tạo hình ngực [23]

Vẹo cột sống do hiện tượng kích thích: thường do các bệnh lý về u tủy sống hoặc kích thích rễ thần kinh [24]

Vẹo cột sống do các nguyên nhân khác: thường do rối loạn chuyển hóa, rối loạn dinh dưỡng hoặc rối loạn nội tiết [25]

2.3.4 Phân loại vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống cấu trúc: các đốt sống bị biến dạng ở đường cong của cột sống

Có biến dạng nghiêng bên, hình nêm, xoay ở cột sống Trong hầu hết các trường hợp cong vẹo cấu trúc xuất hiện trước tuổi xương ngừng lớn Bao gồm các loại: vẹo cột sống tự phát; vẹo cột sống do biến dạng cột sống bẩm sinh; vẹo cột sống do nguyên nhân thần kinh cơ; vẹo cột sống do chấn thương [26]

Cong vẹo cột sống không cấu trúc: (hay còn gọi là vẹo chức năng) là hiện tượng các đốt sống không có biến dạng về giải phẫu, là cong vẹo cơ năng, khi giải quyết được nguyên nhân thì cột sống hết cong vẹo Trong trường hợp này, cột sống cong nhưng không vẹo và không bao giờ tiến triển trở thành cong vẹo cấu trúc Cong vẹo không cấu trúc gặp trong một số nguyên nhân sau: vẹo tư thế; vẹo bù trừ; vẹo do thoát vị đĩa đệm [26] Để phân biệt cong vẹo cột sống không cấu trúc và cong vẹo cột sống cấu trúc thực hiện thử nghiệm cúi về trước của Adam như Hình 2.9 cho bệnh nhân đứng cúi về trước nếu cong vẹo cột sống mất đi là cong vẹo cột sống không cấu trúc, nếu cong vẹo cột sống không mất đi là cong vẹo cột sống cấu trúc [27]

Hình 2.9: Cong vẹo cột sống không cấu trúc (trái) và cong vẹo cột sống cấu trúc (phải) khi thực hiện thử nghiệm gập người của Adam [27]

Phân loại theo King-moe và phân loại theo Lenke [28], [29]:

Phân loại cột sống theo King-Moe được phát triển vào năm 1983, xem xét các dị tật ở vùng ngực và thắt lưng Phân loại này cung cấp thông tin về đường cong cột sống giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc xây dựng phác đồ điều trị Vẹo cột sống được chia thành năm loại gồm [28] (Hình 2.10):

Loại 1: Biến dạng hình chữ ‘S’, trong đó cả hai đường cong đều có cấu trúc, với đường cong ở thắt lưng lớn hơn đường cong ở ngực

Loại 2: Biến dạng hình chữ ‘S’, trong đó cả hai đường cong đều có cấu trúc, với đường cong ở ngực lớn hơn hoặc bằng đường cong ở thắt lưng

Loại 3: Đường cong chính ở lồng ngực trong đó chỉ có đường cong lồng ngực là có cấu trúc

Loại 4: Đường cong lồng ngực hình chữ ‘C’

Loại 5: Đường cong lồng ngực đôi

Hình 2.10: Phân loại vẹo cột sống theo King-Moe [28]

Tuy phân loại theo King-Moe được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay nhưng nó không bao gồm đầy đủ các loại đường cong Năm 2001, Lenke đưa ra cách phân loại đầy đủ hơn dựa vào phân loại King-Moe Để xác định đường cong theo Lenke, người ta phải xác định loại đường cong, công cụ điều chỉnh thắt lưng và đường cong trong mặt phẳng bên cũng được phân loại Nó được xem là một công cụ tốt và đáng tin cậy hơn để hỗ trợ các bác sĩ phẫu thuật trong việc lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho từng dạng đường cong [29] Đối với phân loại theo Lenke, ta có thể chia vẹo cột sống một cách rõ ràng hơn cũng như chi tiết hơn Phân loại Lenke được chia theo Hình 2.11 sau:

Hình 2.11 Phân loại theo lenke [29]

Theo Lenke, vẹo cột sống sẽ phân loại gồm 6 loại đường cong, 3 loại đường cong thắt lưng và 3 loại độ cong của cột sống ngực trong mặt phẳng bên Ví dụ bệnh nhân vẹo cột sống loại 2A - có nghĩa là: vẹo cột sống ngực kép, đoạn thắt lưng không vẹo và góc còng lưng từ T5 đến T12 bé hơn 10° [30]

Ngoài phân loại vẹo cột sống, ta cũng cần phân loại sự xoay của đốt sống trong loại vẹo cột sống cấu trúc Để đánh giá mức độ xoay đốt sống, ta sử dụng chủ yếu phương pháp Nash-Moe (Hình 2.12) Phương pháp này kẻ một đường thẳng chia thân đốt sống thành 2 phần như nhau, mỗi phần lại chia thành 3 phần như nhau, từ đó ta chia độ xoay đốt sống thành 5 mức độ [31]: Độ 0: Hai cuống sống đối xứng qua đường chia giữa Độ 1: Cuống lồi chuyển đến 1/3 phía trước của nửa bên, cuống lõm bắt đầu mất đi Độ 2: Cuống lồi di chuyển đến 1/3 kế tiếp, cuống lõm trở nên khó thấy Độ 3: Cuống lồi chuyển đến đường chia giữa, không còn thấy cuống lõm Độ 4: Cuống lồi vượt quá đường chia giữa

Hình 2.12: Chia độ xoay đốt sống theo Nash – Moe [31]

2.3.5 Hậu quả biến dạng vẹo cột sống

Theo nghiên cứu của M T Hresko [32], vẹo cột sống có tác động đến sự phát triển bình thường của cột sống Chứng vẹo cột sống dẫn đến giảm thể tích lồng ngực, gây khó khăn trong quá trình hô hấp Chứng vẹo cột sống thần kinh - cơ (neuromuscular scoliosis) liên quan đến tình trạng hệ thần kinh trung ương, như đã quan sát được với chức năng cơ không đối xứng trong trường hợp bại não hoặc ở thần kinh cơ ngoại biên

Ngoài ra, nghiên cứu của S Jandrić (2012) [33] cũng chỉ ra một số hệ quả như đau lưng, tình trạng vẹo cột sống, và ảnh hưởng đến hệ hô hấp và hệ tim mạch.

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN ĐỊNH LƯỢNG VẸO CỘT SỐNG 19 1 Phương pháp chụp ảnh X – quang

Một trong những phương pháp sớm nhất được đề xuất vào năm 1930 bởi Ferguson [37] là chụp X quang cột sống Đây là tiêu chuẩn vàng để đánh giá sự biến dạng của cột sống nhưng lại có những tác động tiêu cực về lâu dài Ông đã đánh giá sự biến dạng bằng cách xác định góc giữa hai đường thẳng nối tâm của đốt sống cuối với tâm của đốt sống đỉnh Một phương pháp tương tự khác được sử dụng để ước tính mức độ vẹo cột sống trên phim chụp X quang được đề xuất vào năm 1948 bởi Cobb [38] Bằng cách xác định vị trí các đốt sống nghiêng nhất ở trên và dưới, và đo góc giữa các đường giao nhau được vẽ vuông góc với cạnh trên của đốt sống trên và cạnh dưới của đốt sống dưới Phép đo góc Cobb đã trở thành tiêu chuẩn định lượng để nhận biết và quan sát các triệu chứng ở bệnh nhân vẹo cột sống [39]

Thông thường có hai dạng chụp X-quang phổ biến được sử dụng để đánh giá bệnh nhân vẹo cột sống là X-quang tư thể đứng thẳng trước - sau và tư thế nghiêng, kết hợp sử dụng cassette toàn bộ cột sống (14x36 inch) hoặc dùng phim X-quang số (cho phép nối chính xác các hình ảnh với nhau) bao gồm cột sống cổ, vai, toàn bộ cột sống ngực- thắt lưng và khung xương chậu [40] Đo độ vẹo cột sống theo phương pháp COBB

Theo tài liệu [41],[42], các bước sau được tiến hành (Hình 2.13):

Bước 1: Xác định vùng cong vẹo cột sống

Bước 2: Xác định đốt sống trên và dưới nghiêng nhiều về phía đỉnh của đoạn cong nhất

Bước 3: Kẻ đường thẳng qua bờ trên của đốt sống trên (UEVEL) và bờ dưới của đốt sống dưới (LEVEL)

Bước 4: Kẻ hai đường vuông góc với hai đường thẳng trên Đo góc tạo bởi hai đường vuông góc, đó chính là góc Cobb như trên hình góc a và b là góc Cobb

Các đường tiếp tuyến được rút ra từ tấm cuối trên của đốt sống trên và tấm cuối dưới của đốt sống dưới [42] Góc Cobb được định nghĩa là góc giữa các đường tiếp tuyến (góc a) hoặc góc giữa hai đường thẳng được vẽ vuông góc (đường liền mạch) với tiếp tuyến (góc b)

Mức độ vẹo cột sống được đánh giá theo 3 cấp độ: nhẹ, nặng và rất năng theo Bảng 2.1

Bảng 2.1: Mức độ VCS theo phương pháp Cobb [43]

Mức độ VCS Giá trị góc Cobb Nhẹ 10° < Góc Cobb ≤ 25°

2.4.2 Đo độ xoay cột sống bằng Scoliometer

Scoliometer là một loại thước đo góc dùng trong việc chẩn đoán sớm vẹo cột sống Cấu tạo gồm một vòng cung có chia độ, bên trong có giọt nước cho biết góc quay của trục Phạm vi đo từ 0° - 30° như trong Hình 2.14, mục đích nhằm để đo sự lệch góc so với đường thẳng song song với mặt đất trong mặt phẳng trước sau (Frontal plane)

Scoliometer được sử dụng để chẩn đoán sớm nguy cơ vẹo cột sống ở trẻ em Đối với vẹo cột sống thì ta thường chia làm 2 loại: vẹo cấu trúc và vẹo không cấu trúc, trong đó vẹo cấu trúc thường đi kèm với việc xoay các đốt sống dẫn tới dấu hiệu nổi bật nhất là sự nghiêng thân mình về một bên, khi sử dụng nghiệm pháp Adam sẽ thấy một bên vai nhô cao hơn vì vậy khi dùng scoliometer ta sẽ đo được độ xoay của thân mình Để đo bằng scoliometer, đầu tiên bệnh nhân cần phải thực hiện tư thế theo nghiệm pháp Adam, đó là tư thế đứng, gối thẳng, cúi khom lưng, 2 tay chụm lại, đầu cúi mắt nhìn xuống đất Khi đó ta kéo thước scoliometer dọc theo cột sống và quan sát giá trị lớn nhất của thước Nếu giá trị của scoliometer > 6° nghĩa là xuất hiện sự xoay thân mình thì cần lưu ý, khi giá trị của thước > 10° thì xuất hiện dấu hiệu vẹo cột sống và ta cần chụp ảnh X - quang để xác định góc Cobb [45]

Chỉ số đo độ cong vẹo cột sống trên thước cho biết:

 Mức độ bất đối xứng của cột sống (do sự xoay của các đốt sống gây nên)

 Độ nghiêng bề mặt lưng

 Sự thay đổi chuyển động quay của thân đốt sống

 Sàng lọc bệnh nhân bị cong vẹo cột sống trong thử nghiệm gập người của Adam vì thiết bị đo độ vẹo cột sống có thể phát hiện chính xác hơn sự bất thường so với thử nghiệm Adam

 Tầm soát chứng vẹo cột sống

 Dự đoán góc Cobb theo các nghiên cứu của nhiều tác giả thông qua các công thức biểu diễn trong bảng 2.2

Bảng 2.2: Mức độ VCS theo phương pháp Cobb [46]

Nghiên cứu Thông số Công thức HS tương quan (r)

Korovessis et al TI TC = 1.62 TI + 6.30 0.414

Sapkas et al TI TC = 20.461 + 0.13 TI 2 0.685

Coelho et al ATR C = − 6.3 + 2.7 ATR 0.7

Hsuan-Hsiao Ma TI, LI TC = 2.6 TI − 1.4 LI 0.931 et al TI, LI LC = − 1.5 TI + 2.0 LI 0.874

TC = predicted thoracic Cobb angle (góc Cobb lưng trên)

LC = predicted lumbar Cobb angle (góc Cobb lưng dưới)

TI = apical thoracic scoliometer value (giá trị scoliometer lưng trên)

LI = apical lumbar scoliometer value (giá trị scoliometer lưng dưới)

ATR = axial trunk rotation (dộ xoay trục xương sống)

Với Bảng 2.2 trên, ta có các quy ước và các giá trị sau [46]:

-TI: giá trị scoliometer lớn nhất vùng ngực (nhìn từ sau: xoay mình về phải – vai phải nhô cao hơn mang giá trị “+” và xoay mình về trái – vai trái nhô cao hơn mang giá trị

-LI: giá trị scoliometer lớn nhất vùng thắt lưng (nhìn từ sau: xoay mình về phải – vai phải nhô cao hơn mang giá trị “+” và xoay mình về trái – vai trái nhô cao hơn mang giá trị “-”)

-TC: góc Cobb dự đoán vùng ngực (nhìn từ sau: đỉnh đường cong nằm ở phía trái sẽ mang giá tri “+” và đỉnh đường cong nằm ở phía phải sẽ mang giá trị “-”)

-LC: góc Cobb dự đoán vùng thắt lưng (nhìn từ sau: đỉnh đường cong nằm ở phía trái sẽ mang giá tri “+” và đỉnh đường cong nằm ở phía phải sẽ mang giá trị “-”)

2.4.3 Phương pháp sử dụng chuột quét cột sống IDIAG M360

IDIAG M360 (hay còn gọi là chuột quét cột sống “Spinal Mouse” và “Medi- Mouse”) (Idiag, Volketswil, Switzerland) là một thiết bị đo lường có sự hỗ trợ của máy tính để xác định độ cong của cột sống bằng cách lăn chuột dọc theo cột sống Kết quả cuối cùng là xác định vị trí chính xác của tất cả các đốt sống [47]

Spinal Mouse (IDIAG M360) (Hình 2.15) là một thiết bị cơ điện nhỏ gọn tích hợp với máy tính dùng để đo biên độ vận động của cột sống trong mặt phẳng đứng dọc (sagittal spinal range of motion (ROM)) Thiết bị Idiag M360 có hai bánh xe được bố trí trên một giá đỡ di động [48] Chuột IDIAG có chức năng chính đó là tái tạo lại cột sống trong mặt phẳng bên (Sagittal plane) nhằm đánh giá tư thế và biên độ cử động của cột sống khi chuyển tư thế Ngoài ra chuột IDIAG còn có chức năng tái tạo cột sống trong mặt phẳng trước sau (Frontal plane)

Thiết bị sẽ được lăn trên đường giữa của cột sống (midline of spine) được thể hiện trong Hình 2.21 bắt đầu từ gai đốt sống cổ C7 và kết thúc ở gai đốt sống cụt thứ 3 (S3) Định vị Idiag M360 trên cột sống sao cho dấu màu cam trên thiết bị trùng với vị trí đánh dấu C7 trên lưng Sau đó, tín hiệu này được truyền tới một máy tính cá nhân thông qua sóng bluetooth [47] và nó hiển thị bằng đồ thị hai chiều của cột sống (Hình 2.16) Dữ liệu được lấy mẫu mỗi 1.3 mm với tần số được ghi là 150 Hz Thông tin này sau đó được sử dụng để tính toán vị trí tương đối của các thân đốt sống như thắt lưng, lồng ngực, xương cùng trong mặt phẳng đứng dọc (sagittal plane) và mặt phẳng đứng ngang (frontal plane) Ba tư thế khác nhau được khảo sát: tư thế đứng thẳng, tư thế gập người về phía trước, tư thế ưỡn về phía sau

Hình 2.16: Kết quả mô phỏng cột sống bằng idiag M360 [49]

Mặt phẳng đứng dọc (sagittal): (a) tư thế gập hoàn toàn, (b) tư thế thẳng đứng, (c) tư thế ưỡn về sau hoàn toàn

Dùng để xác định các thông số như:

Mức độ chuyển động (range of motion - ROM) của cột sống ngực và thắt lưng Độ nghiêng (tổng ROM)

Xác định các góc tư thế cột sống khu vực trong mặt phẳng đứng dọc (sagittal) và mặt phẳng đứng ngang (frontal)

Xác định được độ nghiêng chậu, chiều dài cột sống, góc gù, góc ưỡn

2.4.4 Phép đo bề mặt lưng đánh giá biến dạng cột sống

Phương pháp phép đo bề mặt cơ thể (surface topography) là một kỹ thuật đo đạc kích thước và vị trí của các đối tượng dựa trên thay đổi bề mặt [49] ST liên quan đến việc chụp hình và phân tích các đường cong đẳng trị trên lưng của người tham gia Nó đã được sử dụng thành công để đánh giá các biến dạng của mặt phẳng lưng ở trẻ em mắc chứng cong vẹo cột sống, trong đó khai thác mối quan hệ giữa góc uốn cột sống và biến dạng bề mặt Những ưu điểm của ST bao gồm tính phi xâm lấn và an toàn trong kiểm tra, đánh giá tốc độ và chính xác của tư thế cơ thể trong ba chiều không gian, lưu trữ dữ liệu máy tính Có 2 phương pháp đo bề mặt lưng được phát triển thành ứng dụng: phương pháp vân giao thoa Moiré và phương pháp đạc tam giác

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp ứng dụng một phương pháp mới trong việc chẩn đoán cột sống và hướng đến triển khai chương trình tầm soát trạng thái cột sống của lứa tuổi vị thành niên trong chương trình y tế học đường, đề tài đã nghiên cứu tìm hiều tổng quan các nghiên cứu và chương trình liên quan trên thế giới, đặc biệt tính khả thi và độ tin cậy của phương pháp quang học hình dạng và phương pháp đo áp lực bàn chân, là những lựa chọn tiềm năng thay thế các phương pháp X - quang và scoliometer, được tóm tắt trong Bảng 2.3

Bảng 2.3: Một số chương trình nghiên cứu tầm soát cột sống

Tên bài báo và tác giả Phương pháp thực hiện Kết quả

Systematic Review for the US Preventive

Phương pháp: bài tập Adam, thước

- CSDL: 448276 trẻ vị thành niên (10-18 tuổi)

Chương trình tầm soát giúp phát hiện ra vẹo cột sống vô căn với độ nhạy 93.8% và độ đặc hiệu 99.2%

Tên bài báo và tác giả Phương pháp thực hiện Kết quả

Hai nghiên cứu riêng biệt đã được tiến hành Độ tin cậy và khả năng tái tạo của phép đo Formetric 4D được đánh giá ban đầu, sau đó là phân tích so sánh giữa phép đo Formetric 4D và phép đo X quang tiêu chuẩn

Dữ Liệu: 14 người tham gia tình nguyện trong độ tuổi từ 16 đến 25, với chỉ số BMI dao động từ 17-25

Các góc Cobb được đo bằng Formetric 4D khác với các phép đo chụp X quang ở mức trung bình là 9,42 (thắt lưng) và 6,98 (ngực), trong khi mối tương quan giữa hai phép đo là mạnh (khoảng tin cậy 95% [CI]), 0,758 (thắt lưng) và 0,872 (ngực) tương ứng

A review of the trunk surface metrics used as

Scoliosis and other deformities evaluation indices

Các chỉ số liên quan được phân loại, theo loại bất đối xứng mà chúng đo lường, theo mặt phẳng mà chúng đề cập, theo tầm quan trọng và mức độ liên quan hoặc mức độ đồng thuận khoa học mà chúng được hưởng

Số liệu bề mặt có rất ít mối tương quan với phép đo góc Cobb Các chỉ số được đo trên các mặt phẳng khác nhau không tương quan với nhau

Tên bài báo và tác giả Phương pháp thực hiện Kết quả

“School screening for scoliosis: can surface topography replace examination with scoliometer?”

Phương pháp: thước Scoliosis, phương pháp địa hình bề mặt (ST)

CSDL: 996 trẻ em gái từ

Khi đo bằng thước scoliometer, 4,5% trẻ em gái có dấu hiệu vẹo

Phương pháp địa hình bề mặt có thể đo chính xác sự bất đối xứng của bề mặt lưng Độ sai số 1,9°

“Correlation between spinal coronal balance and static baropodometry in children with adolescent idiopathic scoliosis”(2019)

Phương pháp: Chụp X Quang góc Cobb, đo các thông số như GCB, Dịch chuyển đỉnh của đường cong chính, nghiêng xương chậu bên và đo áp suất bàn chân

CSDL: 44 bệnh nhân mắc chứng vẹo cột sống vô căn ở thiếu niên (AIS)

GCB có mối tương quan thuận với bề mặt tiếp xúc của bàn chân trước với độ tương quan là 0,36 và GCB có mối tương quan thuận với tỷ lệ tải với độ tương quan là 0,40

Dịch chuyển đỉnh của đường cong chính có tỷ lệ thuận với tải trọng bàn chân trước với độ tương quan là 0,331

Tên bài báo và tác giả Phương pháp thực hiện Kết quả

“Evaluation of correlation between sagittal balance and plantar pressure distributions in adolescent idiopathic scoliosis: A pilot study”(2021)

Tác giả: Luo Yi, Lin

Phương pháp: Đo các thông số ở mặt phẳng đứng dọc và đo áp suất bàn chân

CSDL: 44 bệnh nhân mắc chứng vẹo cột sống vô căn ở thiếu niên (AIS)

TK có mối tương quan với nhiều thông số áp suất bàn chân đáng chú ý tới như diện tích bàn chân trước (-0,31), trọng lượng bàn chân trước (-0,35)

“Correlational analysis of three-dimensional spinopelvic parameters with standing balance and gait characteristics in adolescent idiopathic scoliosis: A preliminary research on Lenke

Phương pháp: Phân tích hồi quy tuyến tính các thông số được đo bằng áp suất bàn chân cũng như các thông số đo ba chiều và các thông số cân bằng vùng xương chậu thông qua hệ thống hình ảnh EOS

CSDL: 34 bệnh nhân mắc bệnh AIS từ 10-18 tuổi

Các đặc điểm thăng bằng đứng và dáng đi của bệnh nhân AIS khác với đặc điểm của đối tượng khỏe mạnh, thể hiện qua các thông số chụp X quang cột sống khung chậu 3 chiều của họ

Tên bài báo và tác giả Phương pháp thực hiện Kết quả

Các nghiên cứu trên cho thấy, việc sử dụng các phương pháp quang học hình dạng và đo áp lực bàn chân hoàn toàn có thể áp dụng với độ tin cậy cao, ổn định và có khả năng phổ biến đại trà Tuy nhiên, để có thể đưa vào ứng dụng thực tiễn, cần có những nghiên cứu pilot xem xét tính phù hợp với đặc điểm nhân chủng, thể hình; cũng như nhu cầu, tính cần thiết và hiệu quả kinh tế.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu bao gồm 2 nhóm:

- Nhóm 1: dữ liệu 128 mẫu chọn lọc ngẫu nhiên, dướ i 30 tuổ i do MTT REHA Clinic của công ty REHASO cung cấp

- Nhóm 2: 39 tình nguyện viên là sinh viên (có minh chứng cam kết tình nguyện) có độ tuổi từ 19 – 29 tuổi được đo tại Phòng khám chuyên khoa phục hồi chức năng – MTT REHA Clinic tháng 05/2023

Tiêu chuẩn lựa chọn: là những người khỏe mạnh, không có tổn thương nghiêm trọng vùng cột sống như lao, u, chấn thương, khuyết tật và hoàn toàn đồng ý tham gia nghiên cứu với thông tin đầy đủ về quá trình thử nghiệm

Các tiêu chuẩn loại trừ bao gồm: bị chấn thương cột sống, phẫu thuật cột sống, khuyết tật về cột sống, có hình xăm trên bề mặt lưng, những trường hợp vẹo cột sống do các nguyên nhân trong hội chứng Marfan, Arnold Chiari, dị tật thân đốt sống, bệnh lý thần kinh cơ, tật chân thấp chân cao.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp báo cáo nghiên cứu cắt ngang ngẫu nhiên, là một thiết kế mà ta chọn một quần thể một cách ngẫu nhiên nhưng tiêu biểu cho một cộng đồng, cụ thể là thanh thiếu niên tại thời điểm mà cột sống đang phát triển và có khả năng điều chỉnh nếu có triệu chứng bất thường Nói cách khác, dữ liệu được thu thập chỉ một lần duy nhất của các đối tượng ngay tại thời điểm đó

Mục đích chính của các nghiên cứu này là tìm hiểu tỉ lệ hiện hành (prevalence) của tình trạng cột sống, hay tìm hiểu mối tương quan giữa các yếu tố đặc trưng liên quan đến đánh giá tình trạng cột sống

Cỡ mẫu nghiên cứu cắt ngang (Cross - sectional study) được tính theo công thức:

N: là số lượng cỡ mẫu cần thiết

Z( 1−α 2 ): Hệ số tin cậy với mức xác suất 95 % (Z

P: Tỉ lệ mắc chung của vẹo cột sống vô căn thanh thiếu niên chiếm khoảng 2% - 3% trong tổng số dân nằm trong độ tuổi này hay 0.02 ≤ P ≤ 0.03 d: sai số tối thiểu cho phép 5% Áp dụng công thức tính cỡ mẫu, kết quả tính được cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu thuộc khoảng 31 ≤ N ≤ 45 đối tượng tham gia nghiên cứu

Như vậy với giả định ban đầu, nghiên cứu cần khoảng 31 đến 45 đối tượng tham gia Trên thực tế đã tập hợp được hai tập dữ liệu với số lượng phù hợp với tiêu chí trên

Thu thập số liệu Đối tượng nghiên cứu có 2 nhóm:

Nhóm 1: bao gồm 128 mẫu Nhóm tuổi chủ yếu tập trung vào học sinh sinh viên Với độ tuổi trải dài từ 7 đến 30 tuổi, độ tuổi trung bình là 22.41 ± 5.19 (tuổi) (Bảng 3.1) Thống kê nghiên cứu nhóm 1 thử nghiệm xác định một số đặc điểm dự đoán là phổ biến như vẹo cột sống, lưng gù, lưng phẳng; là những hiện tượng gắn liền với sự phát triển cơ thể của cộng đồng nói chung, với thế hệ trẻ đương thời nói riêng

Bảng 3.1: Thông tin chung nhóm 1

Nhóm 2: Đối tượng nghiên cứu là sinh viên nam và nữ (dưới 30 tuổi) Độ tuổi từ 19 đến

29 tuổi, độ tuổi trung bình là 21.974 ± 1.597 (tuổi) (Bảng 3.2) Nghiên cứu nhóm 2 nhằm khai thác tính năng toàn diện của hệ thiết bị DIERS, khả năng tận dụng để khảo sát các thông số khác ngoài thông số biểu thị vẹo cột sống, lưng gù, lưng phẳng để có

Max Min Max Min Max Min

Mean(±SD) 22.96(±4.59) 21.44(±6.01) 22.41(±5.19) thể ứng dụng bổ sung cho các tác vụ tầm soát sức khỏe cộng đồng nói chung Ngoài ra, nghiên cứu nhóm 2 cũng thực hiện các phép đo áp suất bàn chân để tìm hiểu và khảo sát ban đầu mối tương quan với các thông số cột sống đo bằng phương pháp quang học

Bảng 3.2: Thông tin chung nhóm 2

Mean: Giá trị trung bình

SD (Standard Deviation): Độ lệch chuẩn

Minimum: Giá trị tối thiểu

Maximum: Giá trị tối đa

Các thông số cột sống trên hệ thống DIERS FORMETRIC 4D

Bảng 3.3: Nhóm biến số mô tả

Tên biến số Đơn vị Định lượng Giá trị

Giới tính _ Nhị phân Nam/Nữ

Tuổi Năm Số tuổi Liên tục

Bảng 3.4: Nhóm biến số định lượng

Tên biến số Đơn vị Loại biến số Giá trị

Sự mất cân bằng cột sống mm Định lượng Liên tục

Lệch xương chậu ° Định lượng Liên tục

Xoắn vùng chậu ° Định lượng Liên tục

Max Min Max Min Max Min

Tên biến số Đơn vị Loại biến số Giá trị

Góc xoay đốt sống ° Định lượng Liên tục Độ lệch trên mặt phẳng trán mm Định lượng Liên tục

Góc gù vùng ngực lớn nhất ° Định lượng Liên tục

Góc ưỡn vùng thắt lưng lớn nhất ° Định lượng Liên tục

Tất cả các thông số đo trong nghiên cứu này được mô tả và xác định trong Bảng

Bảng 3.5: Các thông số cột sống trên DIERS FORMETRIC 4D

STT Thông số Đơn vị Ý nghĩa

1 Trunk Length VP-DM mm

Khoảng cách từ gai đốt sống C7 (VP) đến trung điểm của gai chậu sau trên bên trái (DL) và gai chậu sau trên bên phải (DR), gọi tắt là điểm mốc DM

2 Trunk Length VP-SP mm Khoảng cách từ VP đến điểm xương cùng được định vị tự động (SP)

3 Trunk Length VP-SP % Khoảng cách của VP-SP được biểu thị bằng phần trăm của VP-DM

4 Dimple Distance DL-DR mm Khoảng cách từ DL đến DR

5 Dimple Distance DL-DR % Khoảng cách của DL đến DR được biểu thị bằng phần trăm VP-DM

Góc hợp bởi đường thẳng VP-DM và dây dọi ngoài của cột sống, trong mặt phẳng đứng dọc

7 Sagittal Imbalance VP-DM mm Khoảng cách giữa VP và dây dọi ngoài của cột sống

8 Coronal Imbalance VP-DM ° Góc giữa đường thẳng VP-DM và dây dọi qua VP

9 Coronal Imbalance VP-DM mm Khoảng cách ngang giữa VP và DM

10 Pelvic Obliquity ° Góc giữa đường nối DL–DR và phương nằm ngang

STT Thông số Đơn vị Ý nghĩa

11 Pelvic Obliquity mm Sự chênh lệch chiều cao giữa DL và

12 Pelvic Torsion DL-DR ° Độ xoắn của bề mặt của DL và DR

13 Pelvic Inclination (Dimples) ° Trung bình của tất cả các pháp tuyến bề mặt tại DL và DR

14 Pelvis Rotation ° Góc quay của DR so với DL trong mặt phẳng frontal

15 Inflection Point ICT mm Điểm có độ nghiêng bề mặt lớn nhất (giá trị dương) phía trên đỉnh cong (KA)

16 Kyphotic Apex KA mm Vị trí của đỉnh sau của mặt phẳng sagittal

17 Inflection Point ITL mm Điểm có độ nghiêng bề mặt lớn nhất (giá trị âm) giữa KA và điểm thấp nhất ở thắt lưng (LA)

18 Lordotic Apex LA mm Vị trí của đỉnh phía trước của mặt cắt dọc ở vùng dưới

19 Inflection Point ILS mm Điểm có độ nghiêng bề mặt lớn nhất (giá trị dương) trong vùng giữa LA và xương cùng

20 Flèche Cervicale mm Khoảng cách nằm ngang giữa điểm thấp nhất ở cổ và tiếp tuyến qua KA

21 Flèche Cervicale (VP) mm Khoảng cách theo phương ngang giữa LA và tiếp tuyến qua KA

22 Flèche Lombaire mm Khoảng cách theo phương ngang giữa VP và KA

Góc giữa các tiếp tuyến bề mặt từ ICT và ITL

ICT: Nối giữa đốt sống C7-T1 (cổ – ngực)

ITL: Nối giữa đốt sống T12-L1 (ngực – thắt lưng)

24 Kyphotic Angle VP-ITL ° Góc giữa các tiếp tuyến bề mặt từ

Góc giữa các tiếp tuyến bề mặt trên

VP và vị trí của đốt sống ngực thứ

(max) ° Góc giữa các tiếp tuyến bề mặt từ

27 Lordotic Angle ITL-DM ° Góc giữa các tiếp tuyến bề mặt từ

28 Lordotic Angle T12-DM ° Góc giữa các tiếp tuyến bề mặt từ

STT Thông số Đơn vị Ý nghĩa

Góc của pháp tuyến mặt phẳng frontal so với phương nằm ngang của DM

Căn quân phương (RMS) của tất cả các góc xoay đốt sống trong mặt phẳng ngang Góc xoay đốt sống là góc hợp bởi đường thẳng nối tâm đốt sống đến mỏm gai đốt sống và mặt phẳng đối xứng của mặt phẳng đứng dọc

31 Vertebral Rotation (max) ° Giá trị lớn nhất của góc xoay đốt sống

Giá trị lớn nhất của góc xoay đốt sống khi mỏm gai đốt sống xoay về phía bên phải

Giá trị lớn nhất góc xoay đốt sống khi mỏm gai đốt sống xoay về phía bên trái

Xoắn cột sống tối đa được tính bằng: Tổng giá trị góc xoay đốt sống lớn nhất bên phải và giá trị góc xoay đốt sống lớn nhất bên trái

Góc lớn nhất hợp bởi đường thẳng nằm ngang đi qua VP với đường đối xứng trên DM

(rms) mm Độ lệch RMS của tất cả độ lệch của tâm của các đốt sống so với đường thẳng VP-DM trong mặt phẳng frontal

(max) mm Độ lệch lớn nhất của tất cả độ lệch của tâm của các đốt sống so với đường thẳng VP-DM trong mặt phẳng frontal

(+max) mm Độ lệch tối đa của đường giữa cột sống từ đường VP-DM sang phải

39 Apical Deviation VP-DM (- max) mm Độ lệch tối đa của đường giữa cột sống từ đường VP-DM sang trái

(Amplitude) mm Tổng giá trị độ lệch tối đa bên phải và độ lệch tối đa bên trái

41 ScoliosisAngle ° Góc vẹo cột sống (góc cobb)

Hình 3.1: Các điểm mốc và khoảng cách phương ngang

Hình 3.2: Các góc gù và góc ưỡn Bảng 3.6: Các giá trị thông số cột sống quan trọng theo Harzmann (2001)

Thông số Đơn vị Giá trị Ý nghĩa

Nghiêng cột sống về phía trước °

0 - 2,8 Bình thường 2,8 – 4 Nguy cơ bệnh lý

Yêu cầu theo dõi, quan sát

> 4 Bệnh lý nghiêm trọng Độ lệch bên của trục cột sống mm

Yêu cầu theo dõi, quan sát

Nghiêng xương chậu mm 0 - 4 Bình thường

Thông số Đơn vị Giá trị Ý nghĩa

Yêu cầu theo dõi, quan sát

Nguy cơ bệnh lý Yêu cầu theo dõi, quan sát

Nguy cơ bệnh lý Yêu cầu theo dõi, quan sát

Yêu cầu theo dõi, quan sát

Lệch cột sống sang bên mm

Yêu cầu theo dõi, quan sát

Bảng 3.7: Bảng các thông số đo được bằng thiết bị Pedoscan

STT Thông số Đơn vị Ý nghĩa

1 Weight Distribution Left [%] Sự phân bố phản lực ứng mặt đất thẳng đứng với chân trái

2 Weight Distributin Right [%] Sự phân bố phản lực ứng mặt đất thẳng đứng với chân phải

3 Weight Distribution Front [%] Sự phân bố phản lực ứng mặt đất thẳng đứng với chân phía trước

4 Weight Distribution Back [%] Sự phân bố phản lực ứng mặt đất thẳng đứng với chân phía sau

5 Maximum Value Left [N] Giá trị áp suất tổng thể cao nhất mà cảm biến phát hiện được ở chân trái

STT Thông số Đơn vị Ý nghĩa

6 Maximum Value Right [N] Giá trị áp suất tổng thể cao nhất mà cảm biến phát hiện được ở chân phải

7 Surface left cm 2 Diện tích bề mặt bàn chân trái

8 Surface right cm 2 Diện tích bề mặt bàn chân phải

Góc giữa đường thẳng mép sau của gót chân và đường nối từ mép sau của gót chân tới ngón chân thứ 2 của bàn chân trái

Góc giữa đường thẳng mép sau của gót chân và đường nối từ mép sau của gót chân tới ngón chân thứ 2 của bàn chân phải

11 COP Rotation [°] Góc của đường nối COP của chân trái và chân phải liên quan với trục x (trục ngang)

12 Max lateral movement [mm] Giá trị đại diện cho sự dịch chuyển lớn nhất của COP trái và phải

13 Min lateral movement [mm] Giá trị đại diện cho sự dịch chuyển nhỏ nhất của COP trái và phải

14 Max A/P [mm] Giá trị đại diện cho sự dịch chuyển lớn nhất của COP trước sau

15 Min A/P movement [mm] Giá trị đại diện cho sự dịch chuyển nhỏ nhất của COP trước sau

Movement [mm] Tổng độ dài dịch chuyển COP trái phải

17 Total A/P COP Movement [mm] Tổng độ dài dịch chuyển COP trước sau

18 Total COP Trace [mm] Tổng chiều dài của quỹ đạo di chuyển của

19 Average speed [mm/s] Tốc độ trung bình

20 Sway area [mm 2 ] Khu vực được bao phủ bởi quỹ đạo di chuyển COP trong thời gian đánh giá

Xử lý và phân tích số liệu

- Nhập và xử lý số liệu: Nhập số liệu bằng phần mềm WPS – Office Excel,

- Tất cả số liệu của các mẫu trong nghiên cứu được thu thập theo một mẫu hồ sơ nghiên cứu thống nhất

Các phương pháp phân tích số liệu

- Thống kê mô tả để khảo sát được hình dạng cột sống của các bệnh nhân

- Dùng kỹ thuật thống kê tương quan để kiểm định xem liệu có mối tương quan giữa các thông số cột sống với nhau không

- Khi sử dụng phần mềm thống kê, mức ý nghĩa quan sát (Sig.) được sử dụng để chấp nhận hoặc bác bỏ giả thuyết ban đầu Trong phần mềm JASP, ta sẽ loại bỏ giả thuyết ban đầu khi kiểm nghiệm cho ta chỉ số Sig nhỏ hơn mức ý nghĩa α 5% (độ tin cậy mà nghiên cứu có thể chấp nhận)

Phương pháp đánh giá kết quả

Thống kê các biến định lượng: tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn Với giá trị trung bình được diễn giải theo mean ± SD (giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn) Sử dụng phép kiểm chứng tương quan (correlation) khi tìm sự tương quan giữa các thông số cột sống

Giá trị p-value hay mức ý nghĩa quan sát (Sig) nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 5% (độ tin cậy mà nghiên cứu có thể chấp nhận) được xem là khác biệt có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa thống kê 95% (hay α = 0.05)

Kết quả được trình bày dưới dạng bảng thống kê

Hệ số tương quan Pearson’s dùng để đánh giá mức độ tương quan giữa 2 biến số:

N là tổng số mẫu x và y là 2 biến số

Bảng 3.8: Ý nghĩa hệ số tương quan Pearson

Hệ số tương quan Pearson Mức độ tương quan

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

KHẢO SÁT THÔNG SỐ CỘT SỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG HỌC HÌNH DẠNG

Nhóm 1: Nhóm khảo sát gồm 128 mẫu, trong đó có 81 nam và 47 nữ Qua thống kê hồi cứu nhận được kết quả như sau (thông số đặc trưng chọn lọc ít hơn do yêu cầu chẩn đoán lâm sàng lưu trữ):

Bảng 4.1: Kết quả tính toán các thông số cột sống

STT Thông số đặc trưng của cột sống

Giá trị bình thường theo Harzmann (2001)

Giá trị trung bình của nữ

Giá trị trung bình của nam

Trung bình SD Trung bình SD Trung bình SD

DM (mm) (Sự mất cân bằng cột sống) 0 – 7 7.94 6.13 8.01 6.89 7.98 6.60

(rms) (°) (Góc xoay đốt sống) 0 – 5 3.72 3.65 3.02 1.89 3.28 2.68

(Độ lệch trên mặt phẳng trán)

ITL (max) (°) (Góc gù vùng ngực lớn nhất) 42 – 55 46.19 9.41 47.23 7.92 46.85 8.48

(max) (°) (Góc ưỡn vùng thắt lưng lớn nhất) 33 – 47 37.09 9.27 31.43 7.64 33.51 8.68

Nhóm 2: Nhóm tham gia khảo sát gồm 39 tình nguyện viên, trong đó có 25 nam và 14 nữ Qua thống kê phân tích, ghi nhận được kết quả như sau (thông số toàn diện hơn do yêu cầu nghiên cứu thu thập toàn bộ các thông số cho phép):

Bảng 4.2: Kết quả tính toán các thông số cột sống

Giá trị bình thường theo Harzmann

Giá trị trung bình của nữ

Giá trị trung bình của nam

Giá trị trung bình của nữ

MEAN SD MEAN SD MEAN SD

Giá trị bình thường theo Harzmann

Giá trị trung bình của nữ

Giá trị trung bình của nam

Giá trị trung bình của nữ

MEAN SD MEAN SD MEAN SD

Giá trị bình thường theo Harzmann

Giá trị trung bình của nữ

Giá trị trung bình của nam

Giá trị trung bình của nữ

MEAN SD MEAN SD MEAN SD

Giá trị bình thường theo Harzmann

Giá trị trung bình của nữ

Giá trị trung bình của nam

Giá trị trung bình của nữ

MEAN SD MEAN SD MEAN SD

Giá trị bình thường theo Harzmann

Giá trị trung bình của nữ

Giá trị trung bình của nam

Giá trị trung bình của nữ

MEAN SD MEAN SD MEAN SD

Giá trị bình thường theo Harzmann

Giá trị trung bình của nữ

Giá trị trung bình của nam

Giá trị trung bình của nữ

MEAN SD MEAN SD MEAN SD

- Sự mất cân bằng cột sống ở nhóm 1 (7.98 ± 6.60, mm) cao hơn giá trị trung bình bình thường, thể hiện dấu hiệu vẹo cột sống với 37.5% trường hợp vượt quá giá trị bình thường Ở nhóm 2, sự mất cân bằng đó chỉ thể hiện ở nhóm nữ Bên cạnh đó, độ lệch trên mặt phẳng trán của nhóm 1 có xu hướng lệnh nhiều đối với nhóm nữ, với nhóm 2 lệch nhiều đối với nhóm nam, thể hiện chung khuynh hướng vẹo cột sống (scoliosis) nhẹ ở đối tượng thanh thiếu niên (sinh viên) Tuy nhiên độ lệch không quá nhiều, không thể hiện quy luật bất thường

- Góc gù vùng ngực lớn nhất ở cả 2 nhóm lần lượt là giá trị trung bình (46.85 ± 8.48°) và (46.61±7.799°) đều nằm trong giá trị bình thường và không có nguy cơ bệnh lý Mặc dù vậy, giá trị cá thể nhiều trường hợp khá cao cũng đáng lưu ý

- Góc ưỡn vùng thắt lưng lớn nhất ở cả 2 nhóm lần lượt là giá trị trung bình (33.51 ± 7.833°) và (30.274 ± 7.833°) thấp hơn giá trị bình thường nhưng chưa ở mức bệnh lý nghiêm trọng Tuy nhiên điều này cho thấy hầu hết đối tượng tham gia nghiên cứu có hiện tượng lưng phẳng (flat back)

- Đối với nhóm Nữ nói chung, kết quả thể hiện dấu hiệu vẹo cột sống có dấu hiệu lệch xương chậu nhẹ

- Đối với nhóm Nam, giá trị trung bình ghi nhận dấu hiệu xoắn vùng chậu và chứng thẳng lưng

Ngoài ra, nghiên cứu cũng khảo sát mối tương quan giữa các thông số chọn lọc đo bằng phương pháp quang học hình dạng trình bày trong Bảng 4.3

Bảng 4.3: Mối tương quan giữa các thông số trong DIERS FORMETRIC 4D

Mối tương quan giữa các thông số trong DIERS FORMETRIC 4D

(Trunk Length VP-DM) Đỉnh góc ưỡn (Lordotic

Góc gù vùng ngực lớn nhất (Kyphotic Angle ICT-ITL

Góc gù vùng ngực lớn nhất (Kyphotic Angle ICT-

Góc gù vùng ngực VP-ITL (Kyphotic Angle VP-ITL)

Góc gù vùng ngực lớn nhất (Kyphotic Angle ICT-

Góc gù vùng ngực VP-T12 (Kyphotic Angle VP-T12)

DM) Độ nghiêng xương chậu so với mặt phẳng frontal (Pelvic Inclination (symm.line))

6 Độ nghiêng xương chậu so với mặt phẳng frontal

Góc ưỡn ITL-DM (Lordotic Angle ITL-DM) 0.755 < 0.05

Góc gù vùng ngực lớn nhất (Kyphotic Angle

Góc ưỡn vùng thắt lưng lớn nhất (Lordotic Angle ITL-ILS

Các đồ thị tương quan và phương trình hồi quy tuyến tính tương ứng:

(1) Chiều dài cột sống (Trunk Length VP-DM) và đỉnh góc ưỡn (Lordotic Apex LA) (Hình 4.1):

Hình 4.1: Tương quan giữa chiều dài cột sống (Trunk Length VP-DM) và đỉnh góc ưỡn (Lordotic Apex LA)

Phương trình hồi quy tuyến tính: y = 193 – 0.69x (4.1)

(2) khoảng cách theo phương ngang của góc ưỡn (Flèche Lombaire) và góc gù vùng ngực lớn nhất (Kyphotic Angle ICT-ITL (max)) (Hình 4.2):

Hình 4.2: Tương quan giữa khoảng cách theo phương ngang của góc ưỡn và góc gù vùng ngực lớn nhất

Phương trình hồi quy tuyến tính: y= -37.569 + 1.57x (4.2)

Khoảng cách theo phương ngang của góc ưỡn không chỉ tương quan mạnh với góc gù vùng ngực lớn nhất mà còn tương quan với: góc gù vùng ngực VP-ITL (Kyphotic Angle VP-ITL) với Pearson's r: 0.803 và p < 0.05, và góc gù vùng ngực VP-T12 (Kyphotic Angle VP-T12) với Pearson's r: 0.772 và p < 0.05)

(3) thông số góc ưỡn T12-DM (Lordotic Angle T12-DM) và độ nghiêng xương chậu so với mặt phẳng frontal (Pelvic Inclination (symm.line)) (Hình 4.3)

Phương trình hồi quy tuyến tính: y= 10.544 + 0.999x (4.3)

Ngoài ra, độ nghiêng xương chậu so với mặt phẳng frontal còn có tương quan mạnh với góc ưỡn ITL-DM (Lordotic Angle ITL-DM) với Pearson's = 0.755 và p < 0.05

Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa góc ưỡn T12-DM và độ nghiêng xương chậu so với mặt phẳng frontal

(4) góc gù vùng ngực lớn nhất (Kyphotic Angle ICT-ITL (max)) và góc ưỡn vùng thắt lưng lớn nhất (Lordotic Angle ITL-ILS (max)) (Hình 4.4)

Hình 4.4: Tương quan giữa góc gù vùng ngực lớn nhất và góc ưỡn vùng thắt lưng lớn nhất

Phương trình hồi quy tuyến tính: y= 30.164 + 0.543x (4.4)

(5) số góc xoay đốt sống (Vertebral Rotation (rms)) và độ lệch trên mặt phẳng trán (Apical Deviation VP-DM) (Hình 4.5)

Hình 4.5: Tương quan giữa góc xoay đốt sống và độ lệch trên mặt phẳng trán

Phương trình hồi quy tuyến tính: y= 0.666+ 0.452x (4.5)

Một số tương quan định lượng trên cho thấy trong rất nhiều thông số đo lường bằng phương pháp quang học hình dạng DIERS FORMETRIC có sự phụ thuộc mang tính quy luật chưa phát hiện được Cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào đề cập đến các tương quan trên, ngoại trừ tài liệu [66] có đề cập đến độ tin cậy của phép đo các thông số trong các điều kiện đo khác nhau Tuy nhiên các tương quan định lượng trên chỉ mang tính minh họa vì số mẫu nghiên cứu này chưa đủ lớn và tính đại diện chưa đủ mạnh để xác định độ tin cậy và tính đúng của các thông số đo lường bằng phương pháp quang học hình dạng Đánh giá chung:

Dù chỉ mới là nghiên cứu pilot trên các đối tượng thanh thiếu niên sinh viên bình thường, cũng có thể thấy rằng một số đặc điểm chung như sau:

- Có hiện tượng vẹo cột sống nhẹ cả nam và nữ, trong đó nữ có phần nhỉnh hơn Với sự gia tăng chiều cao của thanh thiếu niên hiện nay, hiện tượng vẹo cột sống sẽ có nguy cơ tăng thêm, ảnh hưởng đến sự phát triển tầm vóc thế hệ, nếu không có sự tầm soát một cách hệ thống và các biện pháp điều chỉnh phù hợp

- Hiện tượng vẹo cột sống ở nữ gắn liền với hiện tượng quay lệch xương chậu, có thể ảnh hưởng đến việc sinh nở tự nhiên

- Hiện tượng lưng phẳng, đặc biệt ở nam, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bảo tồn cột sống, là nguyên nhân của các chứng đau lưng, thoát vị đĩa đệm… Một trong những nguyên nhân đáng lưu ý, hệ thống bàn ghế ở các trường học hiện nay nói chung, ghế đều có hình dạng lưng phẳng thẳng đứng, thiếu điều chỉnh theo công thái học phù hợp với đường cong tự nhiên của lưng Hiện tượng gù không có phát hiện, đó là ưu điểm trong nghiên cứu này Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu y văn khác, hiện tượng gù thể hiện nhiều ở thanh thiếu niên vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa Điều đó cần có một chương trình nghiên cứu tầm soát hệ thống và đúng chủ đích

- Kết quả khảo sát cho thấy có sự tương quan giữa các thông số đo lường bằng phương pháp quang học, nhưng cần thiết có những nghiên cứu với số lượng mẫu đủ lớn và chọn lọc mang tính đại diện để có những kết quả có độ tin cậy cao hơn.

KHẢO SÁT TƯƠNG QUAN THÔNG SỐ ÁP LỰC BÀN CHÂN VÀ THÔNG SỐ CỘT SỐNG

Nghiên cứu này thực hiện chủ yếu trong nhóm 2, vì các kết quả đo lường cột sống và áp lực bàn chân được ghi nhận tương đối đầy đủ Kết quả áp lực bàn chân được trình bày chi tiết trong Bảng 4.4.

Bảng 4.4: Kết quả tính toán các thông số Pedoscan

Giá trị trung bình nữ

Giá trị trung bình nam

MEAN SD MEAN SD MEAN SD

Maximum Value Left 7.382 2.051 6.626 1.513 7.806 2.213 Maximum Value

Surface left 157.546 19.8 142.646 15.003 165.889 17.227 Surface right 157.526 18.671 143.315 16.262 165.485 14.997 Left Foot Rotation 11.336 6.069 6.381 3.822 14.111 5.297 Right Foot Rotation 12.001 6.764 7.645 5.902 14.44 6.025 COP Rotation 4.129 2.99 4.384 3.507 3.986 2.727 Max lateral movement 0.784 0.435 0.941 0.58 0.696 0.307

Giá trị trung bình nữ

Giá trị trung bình nam

MEAN SD MEAN SD MEAN SD

Min a/p movement 1.616 0.987 1.935 0.9 1.438 1.005 Total Lateral COP

Movement 8.346 3.722 8.716 3.106 8.139 4.072 Total COP Trace 10.556 4.077 11.193 3.197 10.199 4.518 Average speed 1.759 0.679 1.865 0.533 1.7 0.753 Level of Confidence

- Giá trị trung bình phân bố trọng lượng trên bàn chân thể hiện tốt tư thế đứng và dáng đi của các đối tượng nhóm 2 khá chuẩn mực Phân bố trái 49.48% và phải 50.52% như nhau, phân bố trước 38.24% và sau 61.75% thể hiện thư thế đứng cân bằng trụ trên gót chân, phù hợp với số liệu và phân tích của các tài liệu đã công bố [64, 65] Riêng về nhóm nữ, so với nữ giới châu Âu 19-30 tuổi (trái 49.91%, phải 50.09%, trước 33.3%, sau 66.67%) [65], nhóm nữ nghiên cứu có một chút khác biệt (trái 49.39%, phải 50.60%, trước 37.6%, sau 62.4%), có thể thấy, tư thế đứng của nữ giới châu Âu thẳng hơn, còn tư thế của nhóm nữ Việt Nam có hơi gù về phía trước

- Các thông số khác tương đối phong phú có thể giúp chuyên gia đánh giá về tư thế bàn chân bị hẹp hay ngửa, phân bố lực bàn chân có bị hiên tượng bàn chân phẳng hay không, sự cân bằng trong tư thế… Tuy nhiên, các tài liệu liên quan đến các thông số trên mang tính tầm soát không có nhiều, chủ yếu chỉ có cho các trường hợp bệnh lý đang đi, tư thế sau khi chấn thương chân nên không có thêm đánh giá chi tiết đáng kể

Các tính toán tương quan thông số góc gù, góc ưỡn và áp lực bàn chân phỏng theo thông số của nghiên cứu [62] được trình bày ở Bảng 4.5 và Bảng 4.6

Bảng 4.5: Mối tương quan các thông số áp suất bàn chân và góc gù

Mối tương quan giữa các thông số áp suất bàn chân và góc gù (Kyphotic Angle VP-T12 [°])

Bài báo so sánh Kết quả nhóm 2

[N/cm 2 ] r = - 0.171 r = 0.198 p = 0.013 p = 0.226 Max Pressure right foot

[N/cm 2 ] r = - 0.207 r = 0.018 p = 0.002 p = 0.913 Average pressure left foot

[N/cm 2 ] r = - 0.112 r = 0.106 p = 0.104 p = 0.520 Average pressure right foot [N/cm 2 ] r = - 0.113 r = 0.172 p = 0.1 p = 0.296 Left foot surface [cm 2 ] r = 0.087 r = 0.163 p = 0.206 p = 0.320 Right foot surface [cm 2 ] r = 0.049 r = 0.103 p = 0.482 p = 0.531 Pressure distribution- left forefoot [%] r = 0.37 r = - 0.166 p < 0.001 p = 0.313 Pressure distribution- left heel [%] r = - 0.306 r = 0.156 p < 0.001 p = 0.343 Forefoot load (both feet)

[%] r = 0.438 r = 0.005 p < 0.001 p = 0.974 Heel load (both feet) [%] r = - 0.438 r = - 0.005 p < 0.001 p = 0.974 Pressure distribution- right forefoot [%] r = 0.346 r = 0.196 p < 0.001 p = 0.232 r = - 0.316 r = - 0.146

Mối tương quan giữa các thông số áp suất bàn chân và góc gù (Kyphotic Angle VP-T12 [°])

Bài báo so sánh Kết quả nhóm 2

Bảng 4.6: Mối tương quan các thông số áp lực bàn chân và góc ưỡn

Mối tương quan giữa các thông số áp lực bàn chân và góc ưỡn (Lordotic Angle ITL-DM [°])

Bài báo so sánh Kết quả nhóm 2

[N/cm 2 ] r = - 0.301 r = 0.074 p < 0.001 p = 0.652 Max Pressure right foot

[N/cm 2 ] r = - 0.431 r = 0.025 p < 0.001 p = 0.881 Average pressure left foot

[N/cm 2 ] r = - 0.192 r = - 0.118 p = 0.005 p = 0.474 Average pressure right foot [N/cm 2 ] r = - 0.267 r = - 0.171 p < 0.001 p = 0.297

Right foot surface [cm 2 ] r = 0.223 r = - 0.212 p = 0.001 p = 0.195 Pressure distribution- left forefoot [%] r = 0.827 r = - 0.186 p < 0.001 p = 0.258 Pressure distribution- left heel [%] r = - 0.592 r = 0.130 p < 0.001 p= 0.430 Fore foot load (both feet)

Mối tương quan giữa các thông số áp lực bàn chân và góc ưỡn (Lordotic Angle ITL-DM [°])

Bài báo so sánh Kết quả nhóm 2

Heel load (both feet) [%] r = - 0.999 r = 0.149 p < 0.001 p = 0.367 Pressure distribution- right forefoot [%] r = 0.793 r = - 0.40 p < 0.001 p = 0.810 Pressure distribution- right heel [%] r = - 0.765 r = 0.061 p < 0.001 p = 0.714

Nhận xét: Đối với sự tương quan giữa góc gù, góc ưỡn và các thông số của bàn chân, bài báo “Effect of Thoracic Kyphosis and Lumbar Lordosis on the Distribution of Ground Reaction Forces on the Feet” cho thấy một số kết quả có ý nghĩa giữa góc gù, góc ưỡn với các áp lực bàn chân trái, phải và trước sau (p

Ngày đăng: 30/07/2024, 16:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] H. Senyurt et al., "Epidemiology of adolescent idiopathic scoliosis" J. Child. Orthop, vol. 7, no. 1, pp. 3-9, Feb 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Epidemiology of adolescent idiopathic scoliosis
[2] J. Cobb, "Outline for the Study of Scoliosis," Instructional Course Lectures, vol. 5, pp. 261-275, 1948 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Outline for the Study of Scoliosis
[3] M.K. Labecka and M. Plandowska, “Moiré topography as a screening and diagnostic tool-A systematic review”, PLoS One, vol. 16, no. 12, 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Moiré topography as a screening and diagnostic tool-A systematic review”, "PLoS One
[4] M. Walsh and A. Breen, "Reliability and validity of the Metrecom Skeletal Analysis System in the assessment of sagittal," Clinical Biomechanics, vol. 10, no. 4, pp. 222–223, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Reliability and validity of the Metrecom Skeletal Analysis System in the assessment of sagittal
[5] F. Berryman et al., "A new system for measuring three-dimensional back shape in scoliosis," European Spine Journal, vol. 17, no. 5, pp. 663-672, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A new system for measuring three-dimensional back shape in scoliosis
[6] B. Drerup and E. Hierholzer, "Automatic localization of anatomical landmarks on the back surface and construction of a body-fixed coordinate system," Journal of Biomech., vol. 20, no. 10, pp. 961–970, 1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Automatic localization of anatomical landmarks on the back surface and construction of a body-fixed coordinate system
[7] F.H. Netter, “Atlas of Human Anatomy”, 7th Edition (bản dịch), Hà Nội, Nhà xuất bản Y học,1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Atlas of Human Anatomy”
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
[8] Đ.T. Ánh, "Nghiên cứu ứng dụng điều trị vẹo cột sống vô căn ở trẻ em bằng áo nẹp caen," Luận án Tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ứng dụng điều trị vẹo cột sống vô căn ở trẻ em bằng áo nẹp caen
[9] E. Swartz et al., "Cervical spine func tional anatomy and the biomechanics of injury due to compressive loading," Journal of Athletic Training, vol. 40, no. 3, pp. 155–161, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cervical spine func tional anatomy and the biomechanics of injury due to compressive loading
[10] K. Lee et al., "Association between pain and gait instability in patients with lumbar disc herniation," Journal of International Medical Research, vol. 49, no.8, p. 030006052110393, 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Association between pain and gait instability in patients with lumbar disc herniation
[11] T.N.X.T. Dũng, ""Giải phẫu - sinh lý", Slide share," [Online]. Available: https://www.slideshare.net/nguyendung1865904/1gii-phu-sinh-l-intro Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải phẫu - sinh lý", Slide share
[13] L. Savonnet, "Development of a customizable digital tool for assessing aircraft passenger discomfort and fatigue", Scientific Figure on ResearchGate, 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Development of a customizable digital tool for assessing aircraft passenger discomfort and fatigue
[14] S. Dankwa and W. Zheng, "Special Issue on Using Machine Learning Algorithms in the Prediction of Kyphosis Disease: A Comparative Study,"Applied Sciences, vol. 16, no. 9, p. 3322, Aug 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Special Issue on Using Machine Learning Algorithms in the Prediction of Kyphosis Disease: A Comparative Study
[15] K. B. Wood, "Spinal deformity in the adolescent athlete," Clinics in sports medicine, vol. 21, no. 1, pp. 77–92, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Spinal deformity in the adolescent athlete
[16] H. Senyurt et al., "Epidemiology of adolescent idiopathic scoliosis," J. Child. Orthop, vol. 7, no. 1, pp. 3-9, Feb 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Epidemiology of adolescent idiopathic scoliosis
[17] J. Dunn et al., "Screening for Adolescent Idiopathic Scoliosis: Evidence Report and Systematic Review for the US Preventive Services Task Force," JAMA, vol.319, no. 2, pp. 173-187, 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Screening for Adolescent Idiopathic Scoliosis: Evidence Report and Systematic Review for the US Preventive Services Task Force
[18] S.W. Suh et al., "Idiopathic scoliosis in Korean schoolchildren: a prospective screening study of over 1 million children," Eur. Spine J. Off. Publ. Eur. Spine Soc. Eur. Spinal Deform. Soc. Eur. Sect. Cerv. Spine Res. Soc., vol. 20, no. 7, pp.1087-1094, Jul 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Idiopathic scoliosis in Korean schoolchildren: a prospective screening study of over 1 million children
[19] P.N. Soucacos et al., "School-screening for scoliosis. A prospective epidemiological study in northwestern and central Greece," J. Bone Joint Surg.Am, vol. 79, no. 10, pp. 1498-1503, Oct 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: School-screening for scoliosis. A prospective epidemiological study in northwestern and central Greece
[20] N.C. Muhammad et al, "Adolescent idiopathic scoliosis" The Open Orthopaedics Journal, vol. 10, pp 143- 154, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Adolescent idiopathic scoliosis
[21] S.l. Weinstein, Lovell and Winter’s pediatric orthopaedics, US: Wolters Kluwer, pp. 676-724, 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lovell and Winter’s pediatric orthopaedics

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN