1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945

195 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945
Tác giả Dương Thị Kim Oanh
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Phương Hoa, PGS. TS. Trần Vũ Tài
Trường học Trường Đại học Vinh
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Nghệ An
Định dạng
Số trang 195
Dung lượng 7,66 MB

Nội dung

Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

-* -

DƯƠNG THỊ KIM OANH

GIÁO DỤC PHÁP - VIỆT Ở TRUNG KỲ

TỪ NĂM 1906 ĐẾN NĂM 1945

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGHỆ AN - 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

-* -

DƯƠNG THỊ KIM OANH

GIÁO DỤC PHÁP - VIỆT Ở TRUNG KỲ

TỪ NĂM 1906 ĐẾN NĂM 1945

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VIỆT NAM

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do bản thân thực hiện Các nội dung nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Nghiên cứu sinh

Dương Thị Kim Oanh

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Nguồn tài liệu 4

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của luận án 6

7 Bố cục luận án 6

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7

1.1 Những công trình nghiên cứu về giáo dục Việt Nam thời cận đại 7

1.1.1 Công trình nghiên cứu trong nước 7

1.1.2 Công trình nghiên cứu ở nước ngoài 13

1.2 Những công trình nghiên cứu về giáo dục Trung Kỳ thời cận đại 19

1.3 Nhận xét về tình hình nghiên cứu và những vấn đề tiếp tục đặt ra trong luận án 21

1.3.1 Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 21

1.3.2 Những vấn đề tiếp tục đặt ra trong luận án 22

Chương 2: GIÁO DỤC PHÁP - VIỆT Ở TRUNG KỲ GIAI ĐOẠN 1906 - 1917 23

2.1 Bối cảnh lịch sử và chính sách giáo dục 23

2.1.1 Bối cảnh lịch sử và tình hình giáo dục ở Trung Kỳ trước năm 1906 23

2.1.2 Chính sách giáo dục và cơ quan quản lý giáo dục 28

2.2 Ngân sách và nguồn đầu tư cho giáo dục công 35

2.3 Giáo dục phổ thông 37

2.3.1 Chương trình và sách giáo khoa 37

2.3.2 Hệ thống trường, lớp, học sinh 40

2.3.3 Tổ chức thi cử và bằng cấp 48

2.3.4 Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ giáo viên 49

2.4 Giáo dục nghề 52

Tiểu kết chương 2 56

Chương 3: GIÁO DỤC PHÁP - VIỆT Ở TRUNG KỲ GIAI ĐOẠN 1917 - 1945 58

3.1 Bối cảnh lịch sử và chính sách giáo dục 58

3.1.1 Bối cảnh lịch sử và sự ra đời Bộ Học chính Tổng quy 58

Trang 5

3.1.2 Những điều chỉnh chính sách giáo dục (1924 - 1945) 62

3.2 Ngân sách và nguồn đầu tư cho giáo dục công 66

3.3 Giáo dục phổ thông 71

3.3.1 Chương trình và sách giáo khoa 71

3.3.2 Hệ thống trường, lớp, học sinh 78

3.3.3 Tổ chức thi cử và bằng cấp 99

3.3.4 Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ giáo viên 102

3.4 Giáo dục nghề 107

Tiểu kết chương 3 110

Chương 4: ĐẶC ĐIỂM VÀ ẢNH HƯỞNG GIÁO DỤC PHÁP - VIỆT Ở TRUNG KỲ TỪ NĂM 1906 ĐẾN NĂM 1945 113

4.1 Đặc điểm giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ 113

4.1.1 Hình thành muộn, cơ cấu các bậc học chưa hoàn thiện 113

4.1.2 Vai trò nhất định của chính quyền Nam triều trong quản lý 115

4.1.3 Yếu tố truyền thống được duy trì trong quá trình hiện đại hoá giáo dục 118 4.1.4 Mô hình giáo dục theo hàng ngang còn đậm nét ……….……… …121

4.1.5 Đội ngũ giáo viên chủ yếu là người Việt……….………….…….128

4.2 Ảnh hưởng của giáo dục Pháp - Việt đối với Trung Kỳ 126

4.2.1 Ảnh hưởng tiêu cực 135

4.2.2 Ảnh hưởng tích cực 137

Tiểu kết chương 4 143

KẾT LUẬN 145

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ………151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 153

PHỤ LỤC……… ……….……….…

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Trường tiểu học Pháp - Việt ở Trung Kỳ, 1906 - 1917 41

Bảng 2.2 Phân bố trường tiểu học Pháp - Việt ở các tỉnh Trung Kỳ, 1912 - 1917…… 41

Bảng 2.3 Trường Quốc học Huế, 1906 - 1917 44

Bảng 2.4 Trường Nho học công lập ở Trung Kỳ, 1912 - 1918 45

Bảng 2.5 Đội ngũ GV trường Pháp - Việt ở Trung Kỳ, 1906 - 1917 51

Bảng 3.1 Phân bổ ngân sách giáo dục ở Trung Kỳ, 1919 - 1942 68

Bảng 3.2 Chi phí trung bình cho một HS học trường Pháp - Việt công lập năm 1931 70

Bảng 3.3 Trường Sơ học làng xã ở Trung Kỳ có giờ học tiếng Pháp 72

Bảng 3.4 Trường Pháp - Việt dạy tiếng Pháp và chữ Hán ở Trung Kỳ, 1933 - 1942 73

Bảng 3.5 Trường Sơ học làng xã ở các tỉnh Trung Kỳ, 1919 - 1929 79

Bảng 3.6 Trường Sơ học làng xã 2 lớp được xây mới ở nông thôn Trung Kỳ, 1926 - 1929 80

Bảng 3.7 Trường Sơ học Pháp - Việt ở Trung Kỳ, 1919 - 1944 82

Bảng 3.8 Trường tiểu học Kiêm bị Pháp - Việt ở Trung Kỳ, 1919 - 1944 83

Bảng 3.9 Trường Cao đẳng tiểu học và trung học ở Trung Kỳ, 1922 - 1944 89

Bảng 3.10 Trường Pháp - Việt theo dân tộc ở vùng thượng du Trung Kỳ, 1929 - 1942 91 Bảng 3.11 Trường Pháp - Việt ở vùng cao ở các tỉnh Trung Kỳ năm 1930 92

Bảng 3.12 Trường tư thục ở Trung Kỳ, 1926 - 1944 96

Bảng 3.13 Số bằng được cấp trong các kỳ thi ở Trung Kỳ, 1919 - 1944 100

Bảng 3.14 HS trường Quốc học Vinh dự thi và đỗ trong các kỳ thi, 1923 - 1929 101

Bảng 3.15 Đội ngũ GV trường Pháp - Việt ở Trung Kỳ, 1919 - 1944 104

Bảng 3.16 Đội ngũ GV tại các tỉnh, thành phố ở Trung Kỳ, 1922 - 1923 105

Bảng 3.17 Trường Thực hành Công nghiệp Huế, 1923 - 1944 109

Bảng 4.1 Đội ngũ GV ở Trung Kỳ, Nam Kỳ, Bắc Kỳ, 1919 - 1944 124

Trang 8

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, LƯỢC ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Ngân sách phân bổ cho giáo dục công ở Trung Kỳ, 1906 - 1918 37

Biểu đồ 3.1: Chi phí cho giáo dục trong ngân sách Trung Kỳ, 1919 - 1942 67

Biểu đồ 4.1: Trường Pháp - Việt ở ba kỳ, 1922 - 1944 114

Biểu đồ 4.2 Tỉ lệ trẻ em được đi học tiểu học ở Trung Kỳ và Đông Dương 122

Lược đồ 4.1: Phạm vi phân bố trường Pháp - Việt công ở Trung Kỳ, 1912 - 1939 … ………… ………… ……… ……… …113

Trang 9

Lịch sử giáo dục Việt Nam đã trải nghiệm nhiều mô hình giáo dục khác nhau, chịu ảnh hưởng của giáo dục Trung Hoa, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Anh , trong đó giáo dục thời thuộc địa

có ảnh hưởng không nhỏ tới nhiều thế hệ trí thức Việt Nam và tác động tới giáo dục Việt Nam hiện đại Nghiên cứu giáo dục thời thuộc địa, hiểu được những đặc điểm, từ đó rút ra được những tác động tích cực và tiêu cực tới giáo dục Việt Nam là nhằm góp phần xây dựng nền giáo dục Việt Nam hiện đại trong bối cảnh hội nhập hiện nay

Trong hệ thống giáo dục thời thuộc địa, giáo dục Pháp - Việt đóng vai trò quan trọng nhất về số lượng trường lớp, giáo viên, học sinh và có ảnh hưởng lớn đến giai tầng trí thức Việt Nam Lập ra thiết chế giáo dục Pháp - Việt, giới chức Pháp và các nhà giáo dục thực dân

đã sử dụng nó làm phương tiện để thực thi những tham vọng chính trị, duy trì sự đô hộ Nghiên cứu đề tài sẽ góp phần làm rõ hơn bản chất của một nền giáo dục thực dân thông qua âm mưu, thủ đoạn của Pháp trong công cuộc xâm lược, cai trị và khai thác ở Việt Nam thời kỳ thuộc địa

Trong quá trình thực dân Pháp triển khai các chính sách giáo dục đã diễn ra sự va chạm giữa văn hoá Việt Nam với văn hoá phương Tây Xung đột mạnh mẽ nhất đã diễn ra ở mắt xích “yếu” nhất là giáo dục kiểu mới Hệ quả là tạo ra một diện mạo mới, tính chất mới cho giáo dục Trung Kỳ Vậy, bước chuyển của giáo dục Trung Kỳ từ truyền thống sang hiện đại diễn ra như thế nào trong thời kỳ thuộc địa? Chính quyền Nam triều thể hiện vai trò ra sao khi

ở vị thế bị kiểm soát? Trong bối cảnh bị đô hộ, lại chịu tác động của khuynh hướng duy tân đến từ các nước Đông Á và cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đến từ phương Tây, diện mạo nền giáo dục mới này đến từ người Pháp hay người Việt? Đây là những vấn đề cần được làm sáng rõ nhằm lí giải cách hành xử, phản ứng của người dân Trung Kỳ trước những yếu tố văn hoá mới, đặc biệt là yếu tố giáo dục mới

1.2 Chế độ bảo hộ ở Trung Kỳ được xác lập sau khi triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Patenôtre ngày 06/6/1884 Đặc điểm chế độ bảo hộ của Pháp ở Trung Kỳ (An Nam) thể hiện qua việc vua Nguyễn vẫn được tồn tại trên danh nghĩa, các quan chức triều đình tiếp tục nắm quyền cai trị Pháp cử một Công sứ toàn quyền (sau gọi là Khâm sứ) đặt ở nội thành Huế,

Trang 10

2

phụ trách điều hành công việc của bộ máy bảo hộ Đây là một thể thức tồn tại hai chính quyền song song: Chính quyền bảo hộ do Pháp đặt ra và bộ máy quan lại người Việt do triều đình quản lý vẫn giữ nguyên, mặc dù chỉ có quyền lực tượng trưng So với Bắc Kỳ, sự quản lý của Pháp ở Trung Kỳ lỏng lẻo hơn trong nhiều lĩnh vực, và chính quyền Pháp cũng can thiệp vào giáo dục ở xứ này muộn nhất Ngoài sự quản lý của người Pháp, nền giáo dục Trung Kỳ còn

có sự tham gia điều hành trực tiếp của chính quyền quân chủ Nguyễn Vì vậy, những gì đã diễn ra với giáo dục ở nơi có diện tích 147.600 km², dân số 4.927.175 triệu người (năm 1906), phân bố trên 17 tỉnh [110] từ năm 1906 đến năm 1945 là điều mà chúng tôi mong muốn được làm rõ trong nghiên cứu này

1.3 Từ nguồn tài liệu lưu trữ khá phong phú liên quan đến giáo dục thời kỳ thuộc địa tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, thư viện ở các tỉnh miền Trung, nguồn báo chí trước năm 1945, nguồn tư liệu số hoá trên Thư viện quốc gia Pháp cho thấy tính khả thi cao của đề tài Do đó, kết quả của nghiên cứu không chỉ tập hợp các tư liệu

về giáo dục ở Trung Kỳ, mà còn là nguồn tài liệu để phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học về giáo dục cho các tỉnh miền Trung

Mặc dù đây là nền giáo dục thực dân, vận hành theo chủ ý cai trị của người Pháp, nhưng không phải là không có yếu tố tích cực Do đó, nghiên cứu đề tài cho phép chúng ta rút ra một

số bài học kinh nghiệm về xây dựng, triển khai, quản lý, phát triển giáo dục để định hướng cho quá trình đổi mới trong giai đoạn hiện nay Những kinh nghiệm về giá trị con người, giá trị dân tộc cao cả từ các thế hệ trí thức sẽ là những bài học quý báu giúp giáo dục Việt Nam tiếp tục kiến tạo, tự tin, bản lĩnh bước vào hội nhập quốc tế

Từ những lí do trên, nghiên cứu sinh đã chọn “Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm

1906 đến năm 1945” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam của mình

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là “Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945” Điều đó có nghĩa là luận án tập trung nghiên cứu những bộ phận cấu thành của nền giáo dục Pháp - Việt, gồm: luật giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục, các loại hình trường học (trường công, trường tư, trường nghề,…) và những thành tố của nó (chương trình, giáo viên (GV), học sinh (HS), thi cử, bằng cấp, ngân sách,…) Trên cơ sở tìm hiểu tình hình giáo dục Pháp - Việt qua hai giai đoạn lịch sử: 1906 - 1917 và 1917 - 1945, luận án sẽ rút ra một số đặc điểm cùng những ảnh hưởng hai mặt của giáo dục Pháp - Việt đối với Trung Kỳ

và với giáo dục Việt Nam thời thuộc địa

2.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Giới hạn không gian nghiên cứu của luận án là phạm vi xứ

Trung Kỳ Sau Hoà ước Giáp thân năm 1884, thực dân Pháp áp dụng chính sách “chia để trị”

Trang 11

- Phạm vi thời gian: Giới hạn phạm vi thời gian của đề tài từ năm 1906 đến năm 1945

Năm 1906 được xem là mốc bắt đầu cuộc cải giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ với việc thành lập cơ quan quản lý giáo dục là Sở Học chính Trung Kỳ; cùng Hội đồng cải cách giáo dục cải

tổ nền giáo dục Nho học đã tạo cơ sở pháp lý cho dục Pháp - Việt hình thành và từng bước mở rộng Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công lật đổ ách thống trị của Pháp - Nhật, xoá

bỏ hoàn toàn phong kiến, đưa người dân lao động lên nắm chính quyền Do yếu tố giáo dục Pháp thâm nhập vào Trung Kỳ từ năm 1896 với việc thành lập trường Quốc học Huế nên để đảm bảo tính lịch sử và logic của vấn đề nghiên cứu, luận án có mở rộng thời gian về trước năm 1906 trong một chừng mực nhất định

Luận án được chia thành hai giai đoạn:

Giai đoạn 1906 - 1917: Đây là giai đoạn Pháp cho thực hiện Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1987 - 1914) sau khi cơ bản hoàn thành công cuộc bình định Trung Kỳ

Để cung cấp nhân lực và hiện thực mục tiêu “đồng hoá”, cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất được Pháp triển khai vào năm 1906 Bên cạnh đó, giáo dục Nho học truyền thống do chính quyền Nam triều quản lý dưới sự giám sát của Bộ Học cũng được cải tổ theo hướng tiệm cận với chương trình giáo dục mới trước khi được sát nhập vào giáo dục Pháp - Việt

Giai đoạn 1917 - 1945: Để tiếp tục thực hiện “sứ mệnh khai hoá” và cung cấp đội ngũ nhân lực cho cuộc đại khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929), năm 1917, Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut khởi động cải cách giáo dục lần thứ hai bằng việc thực thi Bộ Học chính Tổng quy Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cần thiết hai chính quyền đã phối hợp cho áp dụng tại Trung Kỳ từ năm 1919 Từ đây, giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ đã hoàn toàn hoà nhập vào giáo dục Đông Dương và nắm vai trò chủ đạo

- Phạm vi nội dung: Đề tài giáo dục Pháp - Việt là một chủ đề tương đối rộng, vì vậy

trong phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ tập trung những vấn đề sau:

+ Bối cảnh lịch sử, chính sách giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục, ngân sách cho giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945;

+ Tình hình giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ trên các phương diện chương trình, sách giáo khoa, các loại trường, cấp học, bậc học, đội ngũ GV, HS, thi cử, bằng cấp từ năm 1906 đến năm 1945;

Trang 12

sẽ giúp chúng ta nhìn nhận đúng di sản lịch sử thời thuộc địa, đồng thời hiểu rõ hơn bản chất, thủ đoạn trong chính sách cai trị và khai thác và bóc lột Việt Nam của thực dân Pháp

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Làm rõ bối cảnh lịch sử dẫn đến sự hình thành giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ

năm 1906 đến năm 1945;

+ Phân tích các chính sách giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục, phân bổ ngân sách cho

giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945;

+ Phục dựng hoạt động của hệ thống giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ thông qua các phương diện chương trình, sách giáo khoa, các cấp học, bậc học, đội ngũ GV, HS, thi cử, bằng cấp qua hai giai đoạn: 1906 - 1917 và 1917 - 1945;

+ Rút ra đặc điểm, đánh giá ảnh hưởng của giáo dục Pháp - Việt đối với Trung Kỳ và đối với giáo dục Việt Nam trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực

4 Nguồn tài liệu

Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi dựa trên những nguồn tài liệu chủ yếu sau:

- Tài liệu lưu trữ: Nguồn tài liệu gốc này bằng chữ Pháp và chữ Hán Đây là những hồ

sơ lưu trữ bao gồm các báo cáo, văn bản, nghị định (thường của Toàn quyền Đông Dương, Khâm sứ Trung Kỳ hoặc của các Công sứ tỉnh) và các đạo dụ của triều Nguyễn liên quan đến giáo dục Nguồn tài liệu này hiện đang được lưu giữ ở Việt Nam tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, Thư viện quốc gia, Những tài liệu có giá trị tin cậy về mặt sử liệu này sẽ được chúng tôi sử dụng làm cơ sở để đối chiếu với các loại tài liệu khác

- Nguồn tài liệu được xuất bản, in ấn thời Pháp: Nguồn sử liệu từ các Thống kê, Niên

giám, Công báo như: Annuaire général de l’Indochine, Annuaire statistique de l’Indochine, Bulletin officiel de l’Indochine francaise, Bulletin administratif de l’Annam, Journal Officiel

de l’Indochine Francais; Nguồn báo chí trước năm 1945 như: Trung Bắc tân văn, Tràng An báo, Hà thành ngọ báo, Đông Dương tạp chí, Học báo, Đông Pháp báo, Nam Phong tạp chí,…

giúp chúng tôi tiếp cận được số liệu về trường học, cách đánh giá của những người trong cuộc

về giáo dục ở Trung Kỳ thời thuộc địa

Trang 13

5

Nguồn tài liệu hồi kí của các cựu HS, cựu GV từng tham gia giảng dạy, học tập tại các trường Pháp - Việt ở khu vực Trung Kỳ giai đoạn trước năm 1945 là nguồn tài liệu quan trọng ghi nhận chân thực nhất về những gì đã xảy ra trong trường Pháp - Việt

- Tài liệu chuyên khảo: Nguồn tài liệu này khá phong phú gồm cả tiếng Việt, tiếng Pháp

và tiếng Anh được thể hiện đa dạng dưới các hình thức như sách, báo chí, bài nghiên cứu, luận

án, các công trình lịch sử ngành giáo dục, hay các công trình về thông sử dân tộc, thông sử địa phương các tỉnh miền Trung, sách về lịch sử văn hoá, xã hội, kinh tế,… có nội dung liên quan đến giáo dục ở Trung Kỳ thời thuộc địa

- Tài liệu điền dã: Khảo sát, thu thập thông tin các trường Pháp - Việt còn tồn tại đến

ngày nay, chúng tôi đã thực hiện điền dã tại trường Quốc học Huế, trường Đồng Khánh (nay

là trường THPT Hai Bà Trưng), trường Thực hành Công nghiệp Huế (trường Cao đẳng Công nghiệp Huế), trường Quốc học Vinh (trường THPT Huỳnh Thúc Kháng) và trường Collège Thanh Hoa (trường THPT Đào Duy Từ) Những chuyến đi điền dã trên đã cung cấp cho chúng tôi những kiến thức thực tế có liên quan đến đề tài luận án

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin là phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội Trong nghiên cứu, tác giả luận án đặt đối tượng nghiên cứu trong sự vận động của lịch sử, xã hội Trung Kỳ nửa đầu thế kỷ XX Mối quan hệ giữa bối cảnh lịch sử, xã hội với sự du nhập của những yếu tố giáo dục mới, sự hình thành và phát triển của nền giáo dục hiện đại ở Trung Kỳ luôn được thể hiện trong nghiên cứu Đặt sự hình thành và phát triển của nền giáo dục Pháp - Việt trong cách tiếp cận về mối quan hệ giữa chủ nghĩa thực dân với dân tộc thuộc địa, cụ thể ở đây là Trung

Kỳ để rút ra những đặc điểm, những được, mất của người dân Trung Kỳ từ nền giáo dục này

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết toàn diện vấn đề nghiên cứu, hai phương pháp chuyên ngành được sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic Với phương pháp lịch sử, chúng tôi sẽ trình bày quá trình hình thành và thực trạng giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ qua hai giai đoạn: 1906 - 1917 và 1917 - 1945 trên các phương diện như: chính sách giáo dục, chương trình, sách giáo khoa, cấp học, bậc học, đội ngũ GV, HS, thi cử, ngân sách, Trên cơ sở phục dựng một phần lịch sử Trung Kỳ từ 1906 - 1945, luận án xác định rõ bản chất của giáo dục Pháp - Việt là phục vụ khai thác, cai trị thuộc địa ở Trung Kỳ Trong khi phương pháp lôgic giúp chúng tôi tìm được mối liên hệ giữa thực tế vận động của hệ giáo dục Pháp - Việt với các vấn đề có liên quan như bối cảnh, các chính sách, biện pháp thực thi,… cũng như làm rõ bản chất, âm mưu của thực dân Pháp trong việc phát triển giáo dục Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa

Trang 14

Kỳ và lí giải nguyên nhân Những chuyến đi điền dã đã cung cấp cho chúng tôi những hiểu biết kiến thức thực tế về một số trường Pháp - Việt còn hiện diện đến ngày nay Đây là những “nhân chứng sống” ghi nhận về sự tồn tại của một nền giáo dục do người Pháp xây dựng, điều hành trong suốt những năm đô hộ ở Trung Kỳ

6 Đóng góp của luận án

Nghiên cứu đề tài, luận án có những đóng góp khoa học sau:

- Tái hiện lại bối cảnh lịch sử dẫn đến sự thâm nhập, định hình của nền giáo dục Pháp

- Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945;

- Làm rõ tình hình giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ thời thuộc địa qua hai giai đoạn:

1906 - 1917 và 1917 - 1945 trên các phương diện như: chính sách giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục, ngân sách, chương trình, sách giáo khoa, bậc học, trường lớp, đội ngũ GV, HS, thi

cử Việc rút ra một vài đặc điểm tiêu biểu, đánh giá ảnh hưởng hai mặt của giáo dục Trung Kỳ thời thuộc địa sẽ là những bài học kinh nghiệm đóng góp cho công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay

- Từ hệ thống hoá nguồn tư liệu tiếng Pháp và tiếng Việt về giáo dục Trung Kỳ thời Pháp thuộc, luận án góp phần bổ sung tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu lịch sử giáo dục Việt Nam nói chung, lịch sử giáo dục Trung Kỳ nói riêng thời kỳ cận đại; bổ sung tư liệu giảng dạy và học tập lịch sử địa phương cho các tỉnh miền Trung

7 Bố cục luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận

án được bố cục thành 4 chương:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Chương 2 Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ giai đoạn 1906 - 1917

Chương 3 Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ giai đoạn 1917 - 1945

Chương 4 Đặc điểm, ảnh hưởng của giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906

đến năm 1945

Trang 15

7

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của giáo dục Pháp - Việt thời cận đại, một thiết chế giáo dục đặc thù như một biểu trưng cho sự hiện diện của thực dân Pháp ở Việt Nam trong mối liên hệ với chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa là một vấn đề có ý nghĩa khoa học

và mang tính thiết thực cao Tuy không phải là một hướng nghiên cứu mới, song vẫn thu hút

sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, bởi từ phạm vi nội dung này đã đưa đến nhiều hướng nghiên cứu mới, những gợi mở, kết nối từ giáo dục cận đại đến giáo dục đương đại Không chỉ đa dạng về các phương diện nghiên cứu, mà những nhận xét đa chiều xuất phát từ các mục đích nghiên cứu khác nhau là những kênh tham khảo cho nghiên cứu sinh Bằng nhiều hình thức tiếp cận, trực tiếp hay gián tiếp trên các thư viện mở chính thống, nghiên cứu sinh có thể tìm kiếm tư liệu khá thuận lợi Tuy nhiên, việc xử lý tư liệu, tài liệu lưu trữ gặp nhiều khó khăn bởi các tài liệu này hầu hết đã quá cũ, mờ chữ, mất chữ (có tài liệu niên đại gần 1 thế kỷ) Từ những nguồn tài liệu tiếp cận, nghiên cứu sinh đã tổng hợp và đưa ra những đánh giá theo quan điểm của các tác giả

1.1 Những công trình nghiên cứu về giáo dục Việt Nam thời cận đại

1.1.1 Công trình nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu về giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc sớm nhất phải kể đến cuốn “Lịch

sử Giáo dục học thế giới” (1958) của Nguyễn Lân [47] Đây là công trình đầu tiên đề cập đến nội dung giáo dục Việt Nam giai đoạn Pháp xâm lược Từ thời điểm đó cho đến cuối những năm 60, đề tài về giáo dục Việt Nam thời kỳ cận đại được tiếp tục nghiên cứu những chỉ thể hiện dưới hình thức các bài lẻ tẻ đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử Năm 1967, Nguyễn Trọng Hoàng đăng bài “Chính sách giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam” (số 96) [23]; Nguyễn Anh có các bài: “Vài nét về giáo dục ở Việt Nam từ khi Pháp xâm lược đến cuối chiến tranh thế giới thứ Nhất” (số 98) [1], “Vài nét về giáo dục ở Việt Nam từ sau đại chiến thế giới

thứ Nhất đến cách mạng tháng Tám” (số 102) [2] và “Giáo dục vùng dân tộc ít người, giáo dục

chuyên nghiệp và giáo dục tư thục ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc” (số 107, năm 1968) [3]

Từ những năm 80 trở lại đây, có rất nhiều công trình chuyên khảo về giáo dục Việt Nam

giai đoạn trước năm 1945 đã xuất bản Sớm nhất phải kể đến công trình của Vũ Ngọc Khánh

“Tìm hiểu giáo dục Việt Nam trước năm 1945” (1985) [43], “Lịch sử giáo dục Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám” (1996) của Nguyễn Đăng Tiến [71], “Khoa cử và giáo dục Việt Nam” (2005) của Nguyễn Q Thắng [85], “Giáo dục Việt Nam thời cận đại” (2006) của Phan Trọng Báu [6], “Giáo dục Pháp - Việt ở Bắc Kỳ” (2012) của Trần Thị Phương Hoa [24], “Hội thảo khoa học quốc tế giáo dục Pháp - Việt cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX” (2020) của nhiều tác giả [56], Ngoài ra, trong các công trình thông sử có đề cập đến chính sách giáo dục thuộc

Trang 16

8

địa như một bộ phận trong chính sách cai trị của Pháp, như cuốn: “Lịch sử cận đại Việt Nam,

1919 - 1930” (tập 4) (1963) do Trần Văn Giầu chủ biên [21], “Đại cương lịch sử Việt Nam” (tập 3) (2005) do Đinh Xuân Lâm chủ biên [48], “Lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1945” (2005) của Nguyễn Đình Lễ [49], “Lịch sử Việt Nam 1919 - 1930”, tập 8, (2007) do Tạ Thị Thúy chủ biên [89], “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX” của Lê Thành Khôi (2014) [46],… hoặc một số công trình về kinh tế, văn hoá, xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc như: “Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ” (1970) của Nguyễn Thế Anh [4], “Trí thức Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc” (2016) của Nguyễn Văn Khánh [44],…

Qua đối tượng là giáo dục Việt Nam thời cận đại, từ nhiều nguồn tư liệu, các nhà nghiên cứu đều xác định thời gian, bối cảnh ra đời và các thành tố cấu thành nền giáo dục Pháp - Việt Tuy nhiên, xuất phát từ những mục đích khác nhau, hoàn cảnh lịch sử khác nhau đã đưa đến nhiều nhận xét đa chiều Qua thu thập, phân tích, tổng hợp, chúng tôi chia thành hai khuynh hướng nghiên cứu và đánh giá sau: khuynh hướng đánh giá nền giáo dục Pháp - Việt chỉ có hạn chế và khuynh hướng đánh giá nền giáo dục Pháp - Việt vừa có tích cực vừa có hạn chế

* Đánh giá nền giáo dục Pháp - Việt chỉ có hạn chế:

Thiên về nhận định phê phán, lớp học giả đầu tiên tiếp cận đề tài giáo dục thuộc địa như Nguyễn Lân, Nguyễn Trọng Hoàng và Nguyễn Anh đều nhất quán xem mục đích của nền giáo dục Pháp chỉ để thực hiện mục đích thực dân nô dịch, kéo lùi sự phát triển văn hóa xã hội Việt Nam Trình bày về tổ chức trường học, chương trình và phương pháp giảng dạy của trường Pháp - Việt, Nguyễn Lân xem đây là “một nền giáo dục phản khoa học, thiếu thống nhất khiến việc học tập của học sinh nặng về chủ nghĩa cá nhân, thiên về đi học để đi thi” [47, tr 205-206] Trích dẫn số liệu trong các tài liệu gốc, Nguyễn Trọng Hoàng đã thống kê sơ bộ về tổng

số HS đi học: đồng ấu 56%, dự bị 19%, sơ đẳng 13%, nhì đệ nhất 5%, nhì đệ nhị 4%, lớp nhất 3% [23, tr tr.20] để khẳng định đây là nền giáo dục mang trình độ thấp kém, lạc hậu và nhỏ bé chỉ nhằm mục đích đào tạo ra một lớp người ngoan ngoãn, trung thành, thừa hành những chính sách cai trị Từ đó tác giả kết luận: “Cả một dân tộc bị thất học”, “các thế hệ HS được đào tạo thì nông cạn, viển vông, vô ích, không giúp được gì cho họ trong cuộc sống, chỉ biết “sáng vác

ô đi tối vác về”, “tuyệt đại bộ phận phụ nữ ở nông thôn đều không biết chữ (97,1% - 99,7%)” [23, tr 21-24] Ngoài giáo dục công lập, Nguyễn Anh còn tập trung tìm hiểu về loại hình giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục tư thục và giáo dục cho dân tộc ít người Triển khai các chính sách giáo dục của Pháp theo các giai đoạn lịch sử, Nguyễn Anh cho rằng mục đích cuối cùng của thực dân Pháp chỉ là “đào tạo những người cộng tác bản xứ (chủ yếu là thông ngôn) và trí thức để làm tay sai trong các ngành chính trị, kinh tế, văn hóa” [2, tr 40] Do đó tuyệt đại bộ phận trường lớp là những “trường sơ học tạm lập”, nội dung giảng dạy không ngoài việc dạy đọc, viết, tính toán và một vài nội dung sơ đẳng về khoa học thường thức [3, tr 28] Thống kê

số trường vùng thượng du Trung Kỳ và Bắc Kỳ là 527 trường, số học sinh là 26.218 HS (trong

Trang 17

9

đó có 1.101 HS người Kinh), Nguyễn Anh kết luận: nhiều vùng không có trường khiến tỉ lệ thất học ở có nơi đến 100% dân số [3, tr 29] Trong một thời gian dài, những công trình này được xem là những tài liệu quan trọng không chỉ cung cấp số liệu mà còn định hướng cho các nghiên cứu và đánh giá của nhiều công trình trong và ngoài nước

Trong những năm 80 và 90, nhiều nghiên cứu chuyên khảo về nền giáo dục do Pháp thực thi ở Việt Nam thời thuộc địa được công bố Dành một phần nhỏ (28/255 trang), cuốn

“Tìm hiểu giáo dục Việt Nam trước năm 1945”, Vũ Ngọc Khánh trình bày khá chi tiết về cuộc đấu tranh kéo dài tám mươi năm chống lại chính sách giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam Tác giả cho rằng đế quốc Pháp đã thực hiện một âm mưu xảo quyệt trong giáo dục khi nội dung chương trình xa nhân dân, xa đại chúng, gạt bỏ tiếng nói của dân tộc trong các khoá học [43, tr 166] Nền giáo dục mới đã ngăn cản việc mở trường, chặn đường học của con em nhà nghèo, con em cách mạng Những hệ quả như: “nhiễm sâu chủ nghĩa cá nhân”, “lũng đoạn bao nhiêu tâm hồn thế hệ” [43, tr 174-178] được nhấn mạnh, tô đậm Trong nghiên cứu, Vũ Ngọc Khánh có đề cập đến Đông Kinh nghĩa thục, Hội truyền bá Quốc ngữ với vai trò tích cực trong việc truyền bá chữ dân tộc Thế hệ các “thầy giáo và học sinh Đỏ” xuất thân từ Trung

Kỳ như Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Hà Huy Tập, Đặng Thai Mai, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Đức Cảnh,… được ghi nhận ở vai trò đóng góp của trí thức vào phong trào cách mạng [43, tr 217-221] Tuy cuốn sách chỉ đề cập đến giáo dục phổ thông, không đề cập đến chức năng của giáo dục đại học, nhưng những nhận định về đóng góp của tầng lớp trí thức mới là những gợi mở cho chúng tôi khi nhận xét về ảnh hưởng tích cực của giáo dục Pháp - Việt đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam

Cấu trúc thành 10 chương và trình bày theo tiến trình lịch sử, cuốn “Lịch sử giáo dục Việt Nam” (2005) của Bùi Minh Hiền đã trình bày xuyên suốt lịch sử giáo dục Việt Nam từ thời phong kiến cho đến năm 2011 Dành chương 2 (Nền giáo dục Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc) để trình bày về giáo dục Pháp - Việt, tác giả cho rằng chính quyền Pháp đã dùng giáo dục làm công cụ để chinh phục “tâm hồn” người dân thuộc địa Những thông số về trường học như số trường, số HS, số GV,… đều hướng đến nhận định đây là nền giáo dục “ngu dân”,

“nô dịch” nên chỉ phục vụ cho mục đích thực dân chứ không có đóng góp gì cho sự phát triển [35, tr 66] Trần Thị Hạnh sau khi trình bày nội dung, chương trình học thông qua hai cuộc cải cách giáo dục đã đi đến nhận xét: Chương trình học bị Pháp hóa cao độ, tiếng mẹ đẻ bị coi thường, rẻ rúng, đề cao tiếng Pháp và văn hóa Pháp, coi tư tưởng thực dân là tư tưởng chính thống [34, tr 24-26]

Tìm hiểu từ nhiều nguồn tư liệu, nhất là những bản báo cáo của chính quyền Pháp, các tác giả đã phác họa cơ bản bối cảnh ra đời và hoạt động của nhà trường Pháp - Việt ở Việt Nam giai đoạn là thuộc địa của Pháp Qua các thống kê về dân số học đường, số trường lớp, chương trình giảng dạy, GV, các kết luận đưa ra chủ yếu là những hạn chế của loại hình

Trang 18

ở khía cạnh “đen” như cách gọi của nhà nghiên cứu Nguyễn Thuỵ Phương

* Đánh giá nền giáo dục Pháp - Việt vừa có tích cực vừa có hạn chế:

Những thập niên gần đây, tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi Xu hướng hoà bình, hữu nghị “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” đã đưa đến những cởi mở, khách quan hơn trong đánh giá về di sản giáo dục thời thuộc địa Thiên về cách nhìn đa chiều, Phan Trọng Báu, Nguyễn Đăng Tiến, Phan Ngọc Liên, Trần Thị Phương Hoa, cho rằng nền giáo dục Pháp - Việt vừa có tích cực vừa có hạn chế

Sử dụng nguồn tư liệu khá phong phú, nhất là tư liệu tiếng Pháp, năm 1995, Phan Trọng Báu cho xuất bản cuốn “Giáo dục Việt Nam thời cận đại”, tái bản năm 2006 Lựa chọn phạm

vi nghiên cứu tương đối rộng, tác giả không chỉ trình bày giáo dục trong nhà trường, mà còn trình bày giáo dục từ các hội đoàn, giáo dục trong nhà tù Trong 9 chương, Phan Trọng Báu đã dành 6 chương (từ chương II-VII) để trình bày về sự hình thành và phát triển của giáo dục Pháp - Việt Nếu cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất (1906) tồn tại song song hai nền giáo dục Pháp - Việt và phong kiến, thì cuộc các cách giáo dục lần thứ hai đã xoá bỏ giáo dục phong kiến, xác lập và củng cố nền giáo dục Pháp - Việt (1917 - 1929) và hoàn chỉnh từ 1930 - 1945 Nền giáo dục mang tính thực nghiệm hiện đại với đầy đủ các bậc học từ tiểu học đến đại học,

ưu thế về phương pháp sư phạm, nội dung học tập đã giúp cá nhân phát triển toàn diện để phục

vụ xã hội theo sở trường và năng lực của mình là những đánh giá tích cực của tác giả [6, tr 233-234] Hạn chế mà nền giáo dục đem lại là HS không có khả năng hiểu “bản sắc dân tộc” hoặc “tìm biết đầy đủ cội nguồn dân tộc” [6, tr 237-238] Đặt dòng giáo dục Pháp - Việt bên cạnh dòng giáo dục cách mạng, Phan Trọng Báu xem giáo dục là một mặt trận trong đấu tranh giải phóng dân tộc, từ đó lý giải sự thất bại trong ý đồ “Pháp hóa” trí thức cũng như “đồng hóa” dân tộc ta bằng “công cụ” giáo dục [6, tr 240] Mặc dù các số liệu thống kê đa dạng từ các nguồn tài liệu gốc nhưng số liệu trường học lại chưa được phân biệt giữa Bắc Kỳ, Trung

Kỳ, Nam Kỳ Mối liên hệ giữa dòng giáo dục thực dân và dòng giáo dục yêu nước chưa được chỉ ra mặc dù đặt gần nhau Dựa vào ý tưởng của tác giả, chúng tôi sẽ cố gắng kết nối hai dòng giáo dục với nhau, làm rõ mối quan hệ giữa hai yếu tố tưởng chừng như đối nghịch này để dựng nên một bức tranh về giáo dục ở Trung Kỳ thời thuộc địa trong chương 4

Trình bày khái quát về giáo dục Pháp - Việt trong cuốn “Lịch sử giáo dục Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám - 1945” (1996), Nguyễn Đăng Tiến và cộng sự cho rằng những chủ trương phát triển nền giáo dục mới của Pháp không xuất phát từ quyền lợi của nhân dân

Trang 19

11

Việt Nam mà từ quyền lợi của thực dân [71, tr, 216] Đồng quan điểm với Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Đăng Tiến cũng ghi nhận tích cực về vai trò của Đông Kinh nghĩa thục, xem đây là gợi ý về “một kiểu trường học, một nền giáo dục tích cực đối với sự cường thịnh của quốc gia

và sự phát triển của mỗi người” [71, tr 265] Nền giáo dục mới gồm các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội với tính hệ thống, liên thông theo cấp bậc, chú trọng năng lực cá nhân giúp HS phát triển toàn diện là những lý giải tại sao chỉ có số ít trí thức mới trở thành tay sai đắc lực cho thực dân Pháp, còn đa số đều đóng góp xây dựng đất nước, cống hiến cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc

Trong công trình “Giáo dục và thi cử Việt Nam (Trước cách mạng tháng Tám 1945)” (2006), Phan Ngọc Liên đã chia giáo dục thời Pháp thuộc thành 3 thời kỳ (1858 - 1885; 1886

- 1918; 1919 - 1945) và gọi đây là nền giáo dục tư sản thực dân kết hợp với những yếu tố giáo dục phong kiến [50, tr 110] Trình bày sơ lược về hai cuộc cải cách giáo dục (1906 và 1917), tác giả đưa ra nhận xét: chính sách giáo dục, phương pháp dạy học không có sự thay đổi so với trước đó, nội dung chương trình mang rõ tính chất “nhồi sọ”, “ngu dân”, xa rời thực tiễn đất nước, đi ngược lại sự phát triển tự nhiên, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, ca tụng công ơn

“khai hóa” của “nước mẹ” (mẫu quốc), gây hận thù với nhân dân các nước láng giềng [50, tr 121-122] Tuy nhiên, tác giả cũng ghi nhận những đóng góp tích cực của nhà trường Pháp - Việt như thúc đẩy sự phát triển của xã hội, văn hoá, giáo dục Việt Nam; số trí thức tân học gia tăng;… [50, tr 124] Cho rằng Pháp đã thành công trong việc đào tạo lớp người phục vụ cho chế độ cai trị, nhưng ngoài ý muốn chủ quan của Pháp, người dân Việt Nam đã tiếp thu có chọn lọc những yếu tố tốt đẹp, lành mạnh, tiến bộ của giáo dục Pháp để làm phong phú văn hóa, giáo dục của dân tộc mình Công trình không chỉ giúp chúng tôi có cái nhìn tổng quan về giáo dục Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, mà những nhận định mặt tích cực của giáo dục Pháp

- Việt sẽ được triệt để khai thác để vận dụng triển khai trong chương 4 của luận án

Nghiên cứu về giáo dục Việt Nam thời cận đại, Trần Thị Phương Hoa đã cho công bố một loạt bài viết trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Nghiên cứu Đông Bắc Á [26], [27], [28], [29],… Năm 2012, Trần Thị Phương Hoa đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam với đề tài “Giáo dục Pháp - Việt ở Bắc Kỳ

từ đầu thế kỷ XX đến 1945” Luận án trình bày khá chi tiết về quá trình hình thành, phát triển

và vai trò của giáo dục Pháp - Việt ở Bắc Kỳ qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 Dưới pháp chế mới, nền giáo dục Pháp - Việt ở Bắc Kỳ thể hiện những mặt tích cực cùng những hạn chế của nó Đây là kiểu nhà trường đông nhất về

số lượng và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục ở Bắc Kỳ trước năm 1945, chiếm hơn 95% toàn bộ hệ thống giáo dục Trường học giảng dạy nhiều môn hiện đại, phụ nữ được đến trường như nam giới,… là những ưu việt của trường học Pháp - Việt [24, tr 245-246] Mô hình “hình chóp giáo dục kỳ dị” với hơn 80% số trẻ đến tuổi đi học không được đến trường là

Trang 20

12

những hậu quả do nền giáo dục mới mang lại [24, tr 188] Công trình tuy nghiên cứu trong phạm vi không gian Bắc Kỳ nhưng giúp chúng tôi có cái nhìn khái quát nhất về chủ trương, chính sách giáo dục của Pháp thời thuộc địa Những thông số về trường Pháp - Việt ở Bắc Kỳ

sẽ là cơ sở cho chúng tôi sử dụng để đối sánh với giáo dục Trung Kỳ

Dựa trên những tài liệu và văn bản khai thác được từ các trung tâm lưu trữ nước ngoài, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền thuộc địa Pháp, năm 2020, Nguyễn Thụy Phương cho ra mắt độc giả cuốn “Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa - Huyền thoại

đỏ và huyền thoại đen” [57] Tác giả tập trung phân tích và đưa ra đánh giá mặt hạn chế của giáo dục_ “huyền thoại đen”, mặt tích cực_ “huyền thoại đỏ” theo cách gọi của sử gia Marc Ferro Mặc tích cực: đặt nền móng cho một hệ thống giáo dục hiện đại, hình thành giới tinh hoa bản địa Pháp học,…; những tiêu cực như: hạn chế số lượng, kiềm tỏa chất lượng, trình độ, sau 80 năm vẫn còn hơn 90% dân số mù chữ [57],… là những nhận định về di sản thời thuộc địa được tác giả nhấn mạnh Công trình nghiên cứu khoa học nghiêm cẩn và khách quan đã giúp chúng tôi có thêm nguồn tư liệu quý, chính xác sẽ được sử dụng như một tham chiếu khi thực hiện các thống kê về số trường, lớp, HS, GV,… cũng như đưa ra những nhận định, điểm đặc trưng riêng khác biệt của giáo dục Trung Kỳ với giáo dục ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ

Kết hợp với Đại học Aix-Marseille, Đại Sứ quán Pháp, Viện Pháp Việt Nam, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam và Học viện Phật giáo tại Huế, tháng 12/2020, trường Đại học sư phạm Huế đã tổ chức hội thảo khoa học quốc tế về đề tài “Giáo dục Pháp - Việt cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX” [56] Với tinh thần “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, hội thảo đã làm sáng tỏ những quy chế giáo dục, chương trình, nội quy, phương pháp giảng dạy, nhân sự,… trong nhà trường Pháp - Việt ở Việt Nam thời Pháp thuộc Những thông tin

về tình hình giáo dục trên toàn lãnh thổ Việt Nam, cùng những chuyển biến về giáo dục thông qua các thành tố của nó là những gợi mở cho những đánh giá về đặc điểm, ảnh hưởng của giáo dục Pháp - Việt đối với Trung Kỳ trên cả hai phương diện tích cực và hạn chế

Từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, những công trình thông sử trong nước đã trình bày một phần hay toàn bộ nội dung thời kỳ cận đại, trong đó đề cập đến chính sách giáo dục như một bộ phận của chính sách cai trị của Pháp và là nhân tố quan trọng của xã hội Việt Nam dưới thời các viên Toàn quyền ở Đông Dương

Trong cuốn “Lịch sử Việt Nam 1919 - 1930”, tập 8, Tạ Thị Thúy đã đóng góp một góc nhìn mới, khách quan và khá toàn diện về những mặt tích cực, tiêu cực về chính sách giáo dục của Pháp thực thi ở Việt Nam thời thuộc địa Trường học được lập và tổ chức theo mô hình hiện đại, vận hành theo kiểu công nghiệp: học chính quy, được tổ chức chặt chẽ theo hệ thống ngành dọc, giống như nhà máy - tập trung và đúng giờ giấc; chương trình học theo từng cấp, từng hệ, tương đối được thống nhất, với phương pháp giảng dạy được đưa vào từ chính quốc Việc bỏ chữ Hán và một phần chữ Quốc ngữ sẽ thay đổi dần lối tư duy và những kiến thức rập

Trang 21

13

khuôn, có sẵn trong sách vở, cũng có nghĩa là tiếp cận với những tư tưởng và nền văn minh phương Tây hiện đại… mở ra một chân trời mới lạ cho thanh niên Việt Nam [89, tr 205] Lê Thành Khôi lại đánh giá sự trưởng thành của lớp trí thức ưu tú từng trưởng thành từ nền giáo dục mới: “Không vứt bỏ chủ nghĩa nhân văn của Pháp hay kỹ thuật phương Tây, tinh thần yêu nước của họ sẽ đấu tranh cho dân tộc và văn hóa Việt Nam tái sinh, bằng niềm giao hòa gắn

bó chặt chẽ với dân, suối nguồn vĩnh cửu của mọi nền văn minh” [46, tr 533] Có thể nói, những thống kê, phân tích và biện luận của các tác giả đã cung cấp cho chúng tôi một cái nhìn tổng quan về vai trò, đóng góp của HS trường Pháp - Việt vào sự phát triển của văn hoá, xã hội và phong trào cách mạng giải phóng dân tộc

Tập hợp, biên dịch các các sắc lệnh, nghị định, văn bản chính quyền Pháp ban hành về giáo dục Việt Nam, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I đã biên soạn cuốn “Giáo dục Việt Nam thời

kỳ thuộc địa qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1858 - 1945)” dưới dạng sách tra cứu Viết lời nói đầu, Đào Thị Diến ghi nhận: Hệ thống trường học, cấp học, lớp học được tổ chức bài bản, hình thức dạy và học tập trung, chương trình thống nhất, nội dung giáo dục toàn diện Thông qua chính sách giáo dục của Pháp, người Việt đã tiếp thu những kiến thức mới của văn minh

phương Tây một cách có chọn lọc và làm phong phú thêm nền văn hóa của dân tộc Việt Nam

[82, tr 20] Đây là công trình được đầu tư rất công phu từ khâu tìm kiếm tư liệu đến dịch văn bản Tuy chưa đầy đủ vì chủ yếu là những nghị định giáo dục chung cho toàn Đông Dương, nhưng nhờ đó chúng tôi đã cơ bản giải quyết được tư liệu là những văn bản pháp lý về chính sách giáo dục của Pháp trên toàn Đông Dương, trong đó có Trung Kỳ

Từ nhiều nguồn tư liệu, các công trình nghiên cứu đã cơ bản khái quát bối cảnh ra đời, chính sách và tình hình giáo dục Pháp - Việt ở Việt Nam thời Pháp thuộc Nhìn chung có hai

xu hướng đánh giá giáo dục, chỉ có hạn chế hoặc vừa có tích cực vừa có hạn chế Tuy nhiên,

do phạm vi nghiên cứu là toàn lãnh thổ Việt Nam nên các công trình chỉ nêu những nét khái quát chung, số liệu chung, không phân biệt Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ Một số công trình có nghiên cứu riêng về Bắc Kỳ

1.1.2 Công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Ở nước ngoài, từ năm 1910 đã có các công trình chuyên khảo về giáo dục thuộc địa Đông Dương của các tác giả như Klobukowsky [157], Antoine Leon [161], Claude E Maitre [163],… Một số luận án về giáo dục Việt Nam thời thuộc địa: Luận án thạc sĩ “Changements dans la politique scolaire au Viet-Nam depuis 1906” (Những thay đổi về chính sách giáo dục

ở Việt Nam từ năm 1906) (1965) của Hoàng Thị Trợ, được bảo vệ tại Khoa Lịch sử, trường Đại học Hongkong [154]; Luận án tiến sĩ Lịch sử của Mã Thành Công “L'enseignement traditionnel et l'enseignement général franco-annamite de 1861 à 1930” (Giáo dục truyền thống

và giáo dục phổ thông Pháp - An Nam từ 1861 đến 1930), bảo vệ tại Đại học Paris năm 1973 [164]; Luận án tiến sĩ của Dương Đức Như “Education in Vietnam under the French

Trang 22

Nghiên cứu trên một phạm vi không gian khá rộng gồm tất cả hệ thống giáo dục kiểu Pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam, Hoàng Thị Trợ cho rằng ngay từ khi mới hình thành, nền giáo dục mới trên các xứ Nam Kỳ, Bắc Kỳ, Trung Kỳ đều chịu ảnh hưởng của mô hình giáo dục Pháp và kéo dài đến đầu những năm 1960 [154] Dương Đức Như cho rằng lịch sử giáo dục Việt Nam giai đoạn này là lịch sử đấu tranh liên tục giữa chủ nghĩa thực dân của Pháp với chủ nghĩa dân tộc của Việt Nam Mã Thành Công lại thu hẹp mục tiêu tìm hiểu là giáo dục phổ thông bằng việc tái hiện sơ đồ tổ chức giáo dục Pháp ở Việt Nam [164] Do các công trình chỉ khai thác và sử dụng nguồn tài liệu từ các nghiên cứu của Nguyễn Anh trong Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử năm 1967 cùng những nhận định sẵn có nên các vấn đề trình bày còn sơ sài Tuy nhiên, đây là những công trình chuyên khảo đầu tiên ở nước ngoài nghiên cứu về nội dung giáo dục Việt Nam thời thuộc địa khi chế độ thực dân chấm dứt

Những năm 60, 70, sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu của Mỹ tìm hiểu về giáo dục Việt Nam giai đoạn thuộc địa Chính sách giáo dục, cách thức triển khai, sự trưởng thành của tầng lớp trí thức thuộc địa, sự tham gia của giới trí thức trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc,… đã trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều học giả như: Gail P Kelly, David H Kelly, William Duiker, David Marr, Mark W McLeod, Lo Bianco Joseph, Pascale Bezancon,…

Đầu tiên phải kể đến công trình luận án tiến sĩ của Gail P Kelly (1975), Vietnamese School, 1919 - 1938” (Trường Pháp - Việt, 1919 - 1938) [100] Xem đối tượng nghiên cứu là trường Pháp - Việt, công trình đã phân tích khá chi tiết về hoạt động của các trường học kiểu mới ở Việt Nam từ 1919 - 1938 Đưa ra những phân tích cụ thể về thể chế giáo dục ở Việt Nam giai đoạn Pháp thuộc, tác giả đã chỉ ra mối liên hệ bản chất “chính trị” của các cơ quan giáo dục như Nha Học chính Đông Dương, các Sở Học chính ở Bắc Kỳ, Trung

“Franco-Kỳ, Nam “Franco-Kỳ, từ đó kết luận: những chính sách giáo dục bị áp đặt bởi những toan tính chính trị khiến tư duy giáo dục ở Việt Nam trở nên méo mó và tác động tiêu cực đến sự phát triển của người dân bản xứ [101, tr 96-106] Từ luận án, Kelly đã viết nhiều bài báo về đề tài giáo dục Pháp - Việt ở Việt Nam được in trong cuốn “Education and Colonialism” (1978) (Giáo dục và

Chủ nghĩa thực dân) [102] như: “Colonial schools in Vietnam, 1918 to 1938” (Trường học

thuộc địa ở Việt Nam, 1918 đến 1938) [101]; “Teachers and the transmission of state

knowledge: A case study of colonial Vietnam” (GV và sự truyền thụ kiến thức quốc gia:

Nghiên cứu Việt Nam thời thuộc địa) [103],… Tác giả đánh giá cao vai trò của GV, các trí

Trang 23

15

thức dân tộc đấu tranh suốt 20 năm để giữ gìn văn hoá Việt Nam [103, tr 97] Đồng thời ghi nhận những hạn chế từ những sáng kiến giáo dục của Pháp ở Đông Dương như: “Trường học được lập nên để ngăn cản sự phát triển của các cơ sở giáo dục tự trị của Việt Nam, cả truyền thống và hiện đại” [100, tr 96], “trường học bị tách ra khỏi nền văn hóa bản địa về ngôn ngữ

và các giá trị xã hội” [102, tr 3] Các nghiên cứu của Gail P Kelly chủ yếu tập trung trình bày

sự phát triển của phương pháp sư phạm thông qua phân tích sách giáo khoa và các khóa đào tạo sư phạm giúp chúng tôi hiểu rõ năng lực của GV khi được tuyển chọn vào giảng dạy trong nền giáo dục Pháp - Việt Mặc dù tính lịch sử của nền giáo dục Pháp - Việt ít được đề cập nhưng các công trình của Kelly đã góp phần làm sáng rõ sự “va chạm” không mấy êm đềm trong quan hệ Pháp - Việt thời kỳ thuộc địa

Tìm hiểu bản chất nền giáo dục Pháp qua nghiên cứu thực tế tại hai thuộc địa là Việt Nam và Tây Phi, trong đó tập trung phần lớn vào Việt Nam, Gail P Kelly đã kết hợp cùng David H Kelly công bố công trình “French Colonial Education: Essays on Vietnam and West Afric” (Giáo dục thực dân Pháp: Nghiên cứu ở Việt Nam và Tây Phi) (2000) [104] Để đánh giá khả năng thực hiện các chính sách giáo dục cùng những phản ứng của các nước thuộc địa trước những chính sách này, hai tác giả đã đưa ra nhiều dẫn chứng về việc biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, xây dựng mô hình lớp học tương tác, Vai trò của các trí thức dân tộc được đánh giá tích cực từ những dẫn chứng đóng góp cho phong trào cách mạng giải phóng dân tộc Công trình đã bổ trợ cho chúng tôi những kiến thức về bối cảnh xã hội, vai trò, tác động của văn hoá đến từ chính sách giáo dục cùng những kết quả mang lại

Khác với mục tiêu nghiên cứu của nhiều tác giả đi trước về lịch sử chính trị, năm 1991 Antoine Léon tập trung tìm hiểu về mối quan hệ giữa chính sách thực dân với giáo dục thuộc

địa trong cuốn “Colonisation enseignement et education” (Giáo dục và đào tạo ở thuộc địa),

xuất bản tại Paris (Pháp) [161] Từng là chuyên gia giáo dục, Antoine Léon đã phân tích các diễn biến chính trị thông qua áp dụng các biện pháp giáo dục của Pháp ở các xứ thuộc địa Dựa trên kinh nghiệm của Georges Hardy, Thanh tra giáo dục xứ Tây Phi thuộc Pháp, Antoine Léon

đã phân tích 6 mục tiêu giáo dục của Pháp tại Đông Dương1 Các mục tiêu trên đặt cho giáo dục nhiệm vụ đào tạo theo 3 nhóm cấu trúc xã hội là quý tộc, thị dân và dân nông thôn, tương ứng với ba loại trường học Điều này cho thấy nền giáo dục thuộc địa vừa có những hạn chế vừa có đóng góp nhất định Mặc dù chỉ dành một vài trang cho kinh nghiệm của người Đông Dương, cuốn sách đã gợi mở về những đối tượng được tham gia vào giáo dục thuộc địa Làm

cơ sở để đánh giá ảnh hưởng hai mặt của giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ

1Trong cuốn “Colonisation eseignement et education”, Antoine đã đưa ra 6 mục tiêu giáo dục ở các xứ thuộc địa

tại xứ Đông Dương gồm: (1) “Chinh phục đạo đức của người dân bản xứ”; (2) “Bảo tồn xã hội và sự kết hợp của các chủng tộc”; (3) “Khai hóa văn minh”; (4) “Vì một thế giới khép kín, được bảo hộ”; (5) “Từ cuộc chiến này tời

cuộc chiến khác”; (6) “Nhà thờ và sự thống trị thực dân” [Xem thêm: Leon, Antoine (1991), Colonisation

eseignement et education, L’Harmattan, Paris, pp 17-30]

Trang 24

16

Trong nghiên cứu “The Rise of Nationalism in Vietnam, 1900 - 1941” (Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam, 1900-1941) [98], Wiliam J Duiker đã nhấn mạnh vai trò của tầng lớp trí thức được đào tạo tại nền giáo dục Pháp - Việt, trong đó trí thức Pháp học (Francophile) như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh có đóng góp to lớn làm giàu các giá trị văn hóa tinh thần của người Việt Việc dùng chữ Quốc ngữ để xây dựng văn học dân tộc, các nhà trí thức tân học đã đưa văn hóa Việt Nam phổ rộng đến đông đảo người Việt Nam cũng như với người nước ngoài [98] Cuốn sách cung cấp cho chúng tôi vai trò của các giá trị văn hoá truyền thống trong lịch sử chống xâm lăng của dân tộc từ góc nhìn của một học giả nước ngoài Nghiên cứu phản ứng của Việt Nam trước công cuộc chinh phục thuộc địa của thực dân Pháp trong thế kỷ XIX, Mark W McLeod đã sử dụng các nguồn tài liệu từ Việt Nam để tìm

ra đáp án trong cuốn “The Vietnamese Response to French Intervention, 1862-1874” (Phản ứng của Việt Nam trước sự can thiệp của Pháp, 1862 - 1874) Thực nghiệm kiểm tra phản ứng của các học giả và người Việt, McLeod vượt xa các nghiên cứu chỉ phân tích mâu thuẫn chủ yếu từ các nguồn tài liệu của Pháp Cung cấp chân xác bối cảnh lịch sử nước Pháp, tầm quan trọng của triều Nguyễn cũng như cuộc xâm lược Pháp - Tây Ban Nha trước khi Pháp chiếm đóng, tác giả cho rằng sự hồi sinh các giá trị lịch sử dân tộc đã góp phần vào sự thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống xâm lược Pháp Dù không đề cập trực tiếp đến các vấn đề về giáo dục nhưng công trình đã giúp chúng tôi hiểu rõ vai trò của giáo dục trong việc hình thành ý thức

hệ tư tưởng mới tại Việt Nam giai đoạn này

Trong “Viet Nam: Quoc Ngu, Colonialism and Language Policy” (2001) (Việt Nam: Quốc ngữ, chủ nghĩa thực dân và chính sách ngôn ngữ) [105], Joseph Lo Bianco đề cập đến hành động chia Việt Nam thành ba bộ phận và đổi tên thành Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ từ năm 1861 đến năm 1945 của thực dân Pháp Ba ngôn ngữ là tiếng Trung Quốc, tiếng Pháp và tiếng Việt luôn ở thế tranh chấp trong những năm hỗn loạn này Lĩnh vực giáo dục và học tập

luôn được chính quyền Pháp kiềm toả để đạt được các mục tiêu “đồng hóa văn hoá hoặc duy

trì các thể chế truyền thống” [105, tr 171] của chính quyền cai trị Công trình giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về thực trạng phân bố chương trình học, nhất là môn tiếng Pháp để đưa ra những nhận định về ảnh hưởng đa văn hoá trong môi trường học đường

Trong nghiên cứu “La trajectoire éducative du Viêt-nam depuis 1945: logiques politiques et logiques sociales” (Quỹ đạo giáo dục Việt Nam từ năm 1945: logic chính trị và logic xã hội) (2001) [165], Martin Jean-Yves, Giám đốc nghiên cứu IRD-LSSD Bondy đã nói

về sự thay đổi của hệ thống giáo dục từ mối liên hệ với chính trị Bàn về giáo dục thực dân, bản chất của nền giáo dục thuộc địa và những di sản còn để lại đến hết thế kỷ XX, tác giả cho rằng người Pháp đã góp phần đem đến sự tuyệt chủng của hệ thống giáo dục cổ điển là giáo dục Nho giáo Giáo dục thuộc địa phục vụ nhu cầu chính trị, nhưng việc tăng tỷ lệ đi học của người bản xứ, từ 18‰ lên 31,5‰ (39 ‰ ở Nam Kỳ) từ giữa năm 1932 đến 1942 cùng sự nhảy

Trang 25

17

vọt về chất của HS khiến trường học thay đổi chức năng mà thực dân giao cho Bấy giờ trường học trở thành một công cụ của giải phóng [165, tr 9-15] Cuốn sách cung cấp phần nào mối quan hệ giữa mục tiêu giáo dục với mục đích chính trị, giúp chúng tôi có cơ sở đánh giá sự điều chỉnh trong chính sách giáo dục dưới thời các Toàn quyền cùng những thay đổi trong phân bổ ngân sách cho giáo dục

Có độ dày gần 400 trang, cuốn sách “Une colonisation educatrice? L’experience Indochinoise 1860 - 1945” (Một nền giáo dục thực dân? Trải nghiệm từ Đông Dương 1860 -

1945) (2002) [117], Pascale Bezancon đã phân tích hệ thống giáo dục thuộc địa ở Đông Dương

qua 3 giai đoạn chính: 1860 - 1917; 1917 - 1931; 1932 - 1945 Nếu ở thời kỳ 1860 - 1917 nền giáo dục hình thành chậm chạp, thì giai đoạn hai là sự phát triển thích ứng, còn giai đoạn ba là

sự gia tăng Phân tích những ảnh hưởng lâu dài của nền giáo dục mới đối với người dân thuộc địa và nền văn hóa của họ, tác giả ghi nhận những tích cực như: góp phần hiện đại hóa nền giáo dục bản xứ, tạo cơ sở phát triển báo chí và các thể loại văn học mới, các hình thức và quan điểm mới về văn hóa nghệ thuật, khoa học, [117] Có thể nói, những phân tích của Bezancon

đã thể hiện một cái nhìn tổng quát về sự hiện diện của nền giáo dục mới ở Đông Dương trên tất cả các thành tố của nó Công trình giúp luận án có cái nhìn toàn diện về giáo dục Đông Dương, là cơ sở cho quá trình nghiên cứu giáo dục ở Trung Kỳ

Năm 1990, Trịnh Văn Thảo xuất bản công trình “Le Vietnam du Confucianisme au

Communisme, Un essai d’itinéraire intellectuel” (Việt Nam từ Khổng giáo đến Chủ nghĩa

Cộng sản Một tiểu luận về hành trình trí thức) tại Pháp Không đề cập đến hệ tư tưởng hay lịch sử tư tưởng của Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, công trình tập trung vào sự chuyển biến của ba thế hệ trí thức người Việt Để phản ánh trung thực hơn nội dung cơ bản của công trình, khi chuyển thể sang tiếng Việt, tác giả đã chọn tiêu đề là “Ba thế hệ trí thức người Việt (1862 - 1954) Nghiên cứu lịch sử xã hội” [88] Đi tìm sợi dây xuyên suốt, tiêu biểu cho sự chuyển biến tư tưởng của trí thức Việt Nam trong khoảng một thế kỷ từ giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, Trịnh Văn Thảo đã thực nghiệm khảo sát 222 nhân vật trí thức của

ba thế hệ: 60 “trí thức cổ điển”; 40 “trí thức của hai thế giới” và 120 “trí thức Âu hoá” về tiểu

sử, hành trình xã hội cùng những chuyển biến mang tính “khủng hoảng” hay “thử thách” trước bối cảnh đất nước, khu vực và thế giới Từ đó tác giả đưa đến nhận định về cách ứng phó của trí thức Việt Nam trước những biến động và sóng gió của đất nước chính là “truyền thống Nho

sĩ vẫn tồn tại mãi trong cách ứng xử của trí thức Việt Nam ba thế hệ đã nghiên cứu” và khẳng định “còn rất lâu nữa, vẫn tiếp tục thấm nhuần vào các cách cư xử riêng của trí thức Việt Nam,

để tạo ra khuôn mẫu nhận thức của họ và để quy định cách hành xử xã hội của họ” [88, tr 437] Về phương diện giáo dục, tác giả chỉ ra những khủng hoảng bên trong của giáo dục Nho học truyền thống đã không còn đáp ứng được những vấn đề trọng đại trong cải cách và phát triển đất nước Vai trò của giáo dục Pháp - Việt tuy không được phân tích cụ thể nhưng cũng

Trang 26

436-18

được nhắc tới như một trong những nhân tố dẫn đến sự chuyển biến tư tưởng của các trí thức người Việt, nhất là thế hệ trí thức thứ ba, trí thức Âu hoá Tuy công trình chỉ đề cập đến quá trình hình thành hệ thống giáo dục Pháp - Việt, không đẩy mạnh nghiên cứu về vai trò nhưng những lý giải các hiện tượng dựa trên quá trình hình thành, phát triển và biến đổi của nó bằng cách thức tiếp cận lịch sử - xã hội đã giúp cho nghiên cứu sinh vững vàng khi vận dụng phương pháp luận khoa học để nghiên cứu đề tài của mình đạt chất lượng

Năm 1995, cuốn “L’École francaise en Indochine” (Nhà trường Pháp ở Đông Dương) của Trịnh Văn Thảo được xuất bản ở Paris [87] Cuốn sách được Nxb Thế giới (Hà Nội) dịch

và phát hành năm 2009 ở Việt Nam Sử dụng phương pháp tiếp cận xã hội học và nhân học khi nghiên cứu nền giáo dục được Pháp xây dựng ở Việt Nam trước năm 1945, một loạt các vấn đề về lí luận và thực tiễn được tác giả làm sáng tỏ, như: Sự du nhập giáo dục và văn hoá Pháp vào Việt Nam; ảnh hưởng và tác động đến đời sống văn hoá và xã hội Việt Nam; mặt tích cực và tiêu cực của giáo dục mang lại Diện mạo giáo dục kiểu Pháp ở Đông Dương được phác thảo khá chi tiết qua ba giai đoạn: giai đoạn 1 (1878 - 1907) là những thử nghiệm ở Nam

Kỳ giữa hai xu hướng “đồng hoá” hay “thoả hiệp”; giai đoạn 2 (1908 - 1918) xoá bỏ nền giáo dục tiền thực dân và thay thế bằng nhà trường Pháp - bản xứ trong khuôn khổ Học chính Tổng quy; giai đoạn 3 (1918 - 1945) nhà trường thuộc địa theo hình mẫu Pháp [87, tr 52-54] Tác giả cho rằng sự nghiệp giáo dục thuộc địa chỉ bắt đầu khi có sự vào cuộc của một nhân vật xuất sắc là Toàn quyền Paul Bert khi kéo dài chủ thuyết giáo dục phổ cập phi tôn giáo của Ferry vào Đông Dương [87, tr 57] Khảo sát dân số học đường ở Đông Dương, tác giả đã trình bày khá chi tiết các bậc học, từ tiểu học, cao đẳng tiểu học, trung học, đại học về số HS, GV, bằng cấp, tình trạng ngân sách,… trong hai năm học: 1931 - 1932 và 1941 - 1942 Từ đó đi đến nhận xét về toà nhà học đường của Đông Dương giống như “một hình tháp bị đè bẹp với một đáy rất rộng” (37.778 người có bằng sơ học) và một đỉnh rất nhọn (78 tú tài) bộc lộ một cách lặp

đi lặp lại cái trò tuyển chọn thực thi từ cấp này đến cấp khác [87, tr 170] Tuy nhiên, hệ thống giáo dục này đã đào tạo ra một tầng lớp trí thức ưu tú có thể sánh kịp tầng lớp ưu tú của Ấn Độ

do những trường đại học Anh quốc đào tạo, của Miến Điện, Indonesia, thậm chí của Thái Lan [87, tr 382] Đây là một trong những công trình chuyên khảo về giáo dục Việt Nam thời thuộc địa được giới chuyên gia đánh giá rất cao Những số liệu trường học được chúng tôi sử dụng

để so sánh, đối chiếu với số liệu của Trung Kỳ, từ đó đưa ra nhận định trong mối tương quan với các xứ trên toàn Đông Dương

Từ góc nhìn giáo dục học, Nguyễn Thụy Phương lấy giáo dục Việt Nam thời hậu thuộc địa làm đối tượng nghiên cứu cho luận án tiến sỹ tại Đại học Descartes (Paris): “L’école Francaise au VietNam de 1945 à 1975: De la mission civilisatrice à la diplomantie culturelle” (Trường Pháp tại Việt Nam từ 1945 - 1975: từ sứ mạng khai hóa đến ngoại giao văn hóa) [168] Luận án được bảo vệ vào tháng 9/2013 Công trình được trao giải thưởng lịch sử Robert Malllet

Trang 27

19

năm 2015 và giải Louis Cros năm 2018 Dựa trên các tài liệu lưu trữ, từ những hồi ức của hơn

100 cựu HS và GV trường Pháp tại Việt Nam từ 1945 - 1975, tác giả không chỉ làm sáng tỏ, chi tiết về hệ thống giáo dục Pháp tại miền Bắc và miền Nam Việt Nam sau 1945 ở những bình diện chính sách, tổ chức và cách thức vận hành, mà còn trần thuật lại những hồi ức tưởng chừng như rơi vào quên lãng của nhiều thế hệ GV, HS ở các nhà trường Pháp - Việt Công trình tuy nghiên cứu về giáo dục Việt Nam giai đoạn hậu thực dân, chỉ dành chương đầu nói về giáo dục truyền thống và giáo dục Pháp - Việt, nhưng sự độc đáo, mới mẻ, giao thoa nhiều chủ điểm nghiên cứu giữa giáo dục Pháp với giáo dục Việt Nam giúp chúng tôi có cái nhìn chân xác hơn

về nền giáo dục thực dân và vai trò của nó ở giai đoạn sau

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về giáo dục Việt Nam thời thuộc Pháp ở nước ngoài của các tác giả đã cung cấp thông tin về những thành tố của giáo dục Pháp - Việt Các công trình đã giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về các chính sách giáo dục, sự phân bố trường học, cách thức đào tạo đội ngũ GV, tổ chức thi cử,… và cách đánh giá từ các góc nhìn, khía cạnh khác nhau về giáo dục

1.2 Những công trình nghiên cứu về giáo dục Trung Kỳ thời cận đại

Cho đến nay, mảng đề tài về giáo dục Trung Kỳ thời Pháp thuộc còn khá ít ỏi trong tổng quan các công trình nghiên cứu về giáo dục Việt Nam thời kỳ cận đại Hiện tại, chúng tôi mới chỉ tiếp cận được những công trình sau:

Năm 2014, nhóm tác giả Thái Thị Ngọc Dư, Dominique Rolland và cộng sự đã công

bố công trình “Trường học Pháp - Việt trong thời kỳ 1920 - 1945 và sự hình thành tầng lớp nữ trí thức qua hai trường nữ trung học Đồng Khánh và Áo Tím” [12] Thông qua hồi ức của những cựu HS nữ trường Đồng Khánh (Trung Kỳ) và trường Áo Tím (Nam Kỳ), nhóm tác giả đã trình bày tác động của giáo dục đến sự hình thành tầng lớp trí thức nữ ở hai xứ Trung

Kỳ và Nam Kỳ Những ấn tượng của các cựu HS được học trong hai ngôi trường nữ là họ được trải nghiệm một chương trình giảng dạy khá toàn diện, bên cạnh các môn học khoa học,

là các môn nữ công gia chính, quản lý gia đình, quản lý thai sản và chăm sóc trẻ Họ tự hào và xem những năm học ở trường là quãng thời gian thu thập được nhiều kiến thức, dù kỷ luật khá khắt khe [12, tr 10-11] Nhân cách nhà giáo người Pháp và người Việt đều được nhiều thế hệ học trò nữ đánh giá khá cao, trừ một vài trường hợp cá biệt Sau khi rời nhà trường, rất nhiều

nữ sinh tham gia kháng chiến, thành danh trong một chế độ đối khác với chế độ thực dân [12,

tr 21] Nghiên cứu giúp tác giả có những nhìn nhận xác thực về những trải nghiệm và nhận định của các cựu nữ sinh như Diệu Biên, Nguyễn Thị Phát, Nguyễn Thị Kiệm, Bùi Thị Mè,… từng học tại ngôi trường Cao đẳng tiểu học nữ duy nhất ở Trung Kỳ

Năm 2016, Nguyễn Thị Thái Châu cho công bố trên Tạp chí Giáo dục kỳ 3, bài viết

“Giáo dục Trung Kỳ thời Pháp thuộc 1887 - 1945” Phân tích các đặc điểm của hệ thống giáo dục Trung Kỳ, tác giả cho rằng giai đoạn từ 1887 - 1919 là sự tồn tại song song của hai hệ

Trang 28

mở cho chúng tôi ở phần nhận xét chương 4

Năm 2019, Trần Thị Phương Hoa cho công bố loạt bài báo về giáo dục Trung Kỳ thời Pháp thuộc [29], [30], [31] trên các tạp chí chuyên ngành Tác giả cho rằng giáo dục Trung Kỳ thời cận đại mang thiết chế đặc thù “lưỡng phân”, hoạt động dưới sự kiểm soát của chính quyền Pháp và chính quyền Nam triều Những quyết sách giáo dục của chính quyền Pháp và triều Nguyễn đầu những năm 20 đã góp phần mang lại một diện mạo mới cho các trường ấu học,

sơ học làng xã ở Trung Kỳ Người dân được hưởng một chương trình học có quy củ, hệ thống, mang tính khoa học và đa dạng [31] Khi đánh giá về việc điều hành nhà trường, nhất là trường làng xã, tác giả cho thấy những khía cạnh không mấy sáng sủa khi trường học do dân đóng góp nhưng chính quyền vẫn quản lý ngân sách, kiểm soát chương trình, thậm chí còn sử dụng ngân sách giáo dục cho những mục tiêu khác khiến nhiều trường học rơi vào cảnh thiếu thốn,

GV bị bỏ rơi: “người dân không thỏa mãn với nền giáo dục mà họ được hưởng thụ, dù họ hết lòng đóng góp cho sự phát triển của giáo dục ở quê hương họ” [31, tr 51] Ghi nhận vai trò của chính quyền Nguyễn trong giáo dục Pháp - Việt, tác giả đã gợi mở cho nghiên cứu sinh một đặc trưng khác biệt giữa giáo dục ở Trung Kỳ so với Bắc Kỳ và Nam Kỳ

Năm 2021, Nxb Đại học Huế đã tập hợp các nghiên cứu của nhiều tác giả trong Hội thảo khoa học quốc tế tổ chức tại trường Đại học Huế để công bố cuốn “Giáo dục Pháp - Việt cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX” [56] Trong hơn 50 bài viết, có một số bài viết về Trung Kỳ: bài về bậc trung học của tác giả Trương Công Huỳnh Kỳ, về bậc tiểu học của Nguyễn Văn Khánh, về khu vực Bắc Trung Kỳ của Dương Thị Thanh Hải và Dương Thị Kim Oanh, về một trường Pháp - Việt cụ thể là Quốc học Huế của Nguyễn Tất Thắng, Lê Văn Thuật, Nguyễn Anh Tuấn Các nghiên cứu đều có chung nhận định giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ ra đời muộn hơn so với Bắc Kỳ và Nam Kỳ; số trường được lập chủ yếu là ở cấp tiểu học, thấp hơn các xứ khác Tuy nhiên, sự ra đời của hệ thống trường Pháp - Việt đã thu hẹp phạm vi hoạt động và ảnh hưởng của hệ thống trường Nho, góp phần đổi mới và hiện đại hóa nền giáo dục trong khu vực miền Trung [56, tr 197] Việc trình bày theo từng cấp học, bậc học, hoặc theo không gian địa lý đã cung cấp cho nghiên cứu sinh nguồn tư liệu bổ ích trong đối sánh, tìm mối liên hệ giữa chính sách giáo dục cho từng bậc học và khu vực địa lý của Trung Kỳ

Trang 29

21

1.3 Nhận xét về tình hình nghiên cứu và những vấn đề tiếp tục đặt ra trong luận án

1.3.1 Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Nghiên cứu về nền giáo dục Trung Kỳ giai đoạn từ năm 1906 đến năm 1945 được rất nhiều học giả trong nước và nước ngoài quan tâm với nhiều khía cạnh khác nhau, chủ yếu từ góc độ sử học, giáo dục học, xã hội học,… Từ góc độ lịch sử cho thấy những nghiên cứu liên quan đến đề tài chưa nhiều Có thể khái quát chung và rút ra một số nhận xét như sau:

(1) Các công trình nghiên cứu đều xem giáo dục Trung Kỳ nói riêng, giáo dục Việt Nam

nói chung thời Pháp đô hộ là một bộ phận hợp thành của nền giáo dục Việt Nam

(2) Phần lớn các công trình nghiên cứu đều mô tả quá trình thực dân Pháp thiết lập và xây dựng hệ thống giáo dục kiểu mới ở Việt Nam theo tiến trình lịch sử dân tộc Phạm vi nội dung giáo dục như: chính sách giáo dục, hệ thống trường lớp, đội ngũ GV, HS,… được trình bày theo từng giai đoạn, thường là theo phân kỳ của lịch sử dân tộc Một số công trình dựa vào các mốc cải cách giáo dục (lần 1: năm 1906, lần 2: năm 1917) để trình bày như nghiên cứu của Phan Trọng Báu, Trần Thị Phương Hoa, Nguyễn Thụy Phương Phạm vi không gian nghiên cứu được chuyển dần từ tổng quát trên toàn Đông Dương, sang lãnh thổ Việt Nam, rồi đến từng khu vực nhất định như Nam Kỳ, Bắc Kỳ, Trung Kỳ

(3) Một số công trình đã thu hẹp phạm vi nghiên cứu ở một vùng đất như Bắc Trung

Kỳ hay một tỉnh cụ thể như Nghệ An, Huế hoặc theo từng mảng cấu thành của nền giáo dục Pháp - Việt như: giáo dục ở làng xã, giáo dục nghề, giáo dục tư thục, giáo dục phổ thông, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, Đã có nghiên cứu xem tác động của giáo dục Pháp - Việt là đối tượng của đề tài nghiên cứu Tuy nhìn nhận về tác động của giáo dục Pháp - Việt từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng biến đổi văn hoá và xã hội là được chú trọng tập trung tìm hiểu hơn cả

(4) Có sự chuyển đổi trong khuynh hướng đánh giá về nền giáo dục Pháp - Việt: từ thái

độ phê phán gay gắt chuyển dần sang kết luận theo hai hướng “tích cực” - “tiêu cực” Những tích cực về hành động của chính quyền thuộc địa chủ yếu được đánh giá là góp phần hiện đại hóa giáo dục Việt Nam Tiêu cực chủ yếu nhấn mạnh về hệ quả tuyệt đại đa số người dân ngập trong tình trạng mù chữ

(5) Tuy được nhắc đến trong nhiều công trình với những mức độ đậm nhạt khác nhau, nhưng cho đến nay giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ vẫn còn khá nhiều nội dung chưa được

đề cập một cách đầy đủ và đánh giá toàn diện Cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất (1906), quá trình chuyển đổi trường Nho sang trường Pháp - Việt, trường tư thục, trường cho HS ở vùng núi đề cập còn sơ sài Đặc điểm, ảnh hưởng hai mặt của giáo dục Pháp - Việt đối với xã hội Trung Kỳ bấy giờ và đối với sự phát triển của giáo dục miền Trung giai đoạn sau này chưa thực sự được quan tâm đúng mức Do đó, việc đi sâu tìm hiểu những “khoảng trống” nêu trên

về nền giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945 là việc làm cần thiết được đặt ra hiện nay

Trang 30

22

1.3.2 Những vấn đề tiếp tục đặt ra trong luận án

Giáo dục Pháp - Việt là một đề tài nghiên cứu rộng, do đó còn khá nhiều khoảng trống cần được làm sáng tỏ Trên cơ sở tiếp thu những thành quả của các công trình đi trước ở những mức độ khác nhau, luận án chỉ tập trung giải quyết những vấn đề sau:

+ Phân tích bối cảnh lịch sử hình thành và phát triển của giáo dục Pháp - Việt ở Trung

Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945;

+ Phân tích tình hình của giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ qua hai cuộc cải cách giáo

dục (1906 và 1917): các chính sách giáo dục cùng những điều chỉnh, ngân sách, cách thức hoạt động của hệ thống trường Pháp - Việt trên các phương diện chương trình, sách giáo khoa, các cấp học, bậc học, đào tạo và tuyển dụng đội ngũ GV, HS, thi cử, bằng cấp,… qua hai giai đoạn: giai đoạn 1906 - 1917 và giai đoạn 1917 - 1945;

+ Từ các kết quả nghiên cứu, luận án sẽ rút ra một số đặc điểm tiêu biểu mang tính đặc trưng của giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ thời kỳ thuộc địa từ năm 1906 đến năm 1945 Ảnh hưởng hai mặt của nền giáo dục Pháp - Việt cũng sẽ được xem xét trong sự phát triển của giáo dục Trung Kỳ ở giai đoạn thực dân và đối với miền Trung giai đoạn tiếp sau, kể cả ngày nay

Trang 31

23

Chương 2 GIÁO DỤC PHÁP - VIỆT Ở TRUNG KỲ GIAI ĐOẠN 1906 - 1917

Để Đông Dương luôn vận hành theo quỹ đạo của Pháp, năm 1887, Pháp thành lập Liên bang Đông Dương2 đặt dưới sự điều hành của một viên Toàn quyền Chính sách chia để trị được triệt để thực hiện Việt Nam bị chia thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau Nam Kỳ

là xứ thuộc địa Bắc Kỳ và Trung Kỳ là xứ bảo hộ Trung Kỳ được chia thành 4 khu vực: Bắc Trung Kỳ (Nord-Annam), Trung Trung Kỳ (Centre-Annam), Nam Trung Kỳ (Sud-Annam)

và khu vực phía Tây (Kontum, Đắk Lắk, Plâycu, Đồng Nai Thượng) Đà Nẵng (Tourane) trở thành đất “nhượng địa” Từ ngày 27/9/1897, Viện Cơ mật3 bị bãi bỏ, thay bằng Hội đồng các Thượng thư, quyền kiểm soát Trung Kỳ gần như hoàn toàn trong tay viên Khâm sứ

Hai cuộc đại khai thác thuộc địa (1897 - 1914, 1919 - 1929) đã làm kết cấu kinh tế Việt Nam nói chung, Trung Kỳ nói riêng bị phá vỡ nghiêm trọng Các ngành kinh tế mới xuất hiện

1 Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc hoặc Tuần phủ Phụ tá cho Tổng đốc và Tuần phủ là Bố chánh và Án sát Mỗi tỉnh được chia thành các phủ, huyện hoặc châu, đứng đầu là Tri phủ, Tri huyện hoặc Tri châu

2 Liên bang Đông Dương hay còn gọi là Đông Pháp (Union indochinoise) khi mới thành lập gồm có Nam

Kỳ (Cochinchine), Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam) và Cao Miên (Campuchia) Lào gia nhập vào năm 1893 Quảng Châu Loan (Trung Quốc) được sáp nhập năm 1900 Thủ phủ Liên bang Đông Dương ban đầu đặt tại Sài Gòn, từ năm

1902 chuyển ra Hà Nội Đây là một tập hợp giả tạo không dựa trên lịch sử hay địa dư, mà chỉ dựa trên lợi ích của thực

dân Pháp [Xem thêm: Lê Thành Khôi (2014), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XX, Nxb Thế giới, tr 495-498]

3 Viện Cơ mật (Cơ mật viện) là một cơ quan trong triều đình nhà Nguyễn được thành lập năm 1834 dưới thời vua Minh Mạng Cơ mật viện đảm nhiệm vai trò tư vấn của nhà vua gồm bốn vị đại thần từ Tam Phẩm trở lên, là Đại Học Sĩ của các điện Đông Các, Văn Minh, Võ Hiển và Cần Chánh Thời vua Thành Thái có Thượng Thư Lục Bộ tham gia và viên Khâm Sứ Pháp làm chủ toạ Thời vua Duy Tân đổi thành phủ Phụ Chính Viện lúc đầu đặt ở nhà

Tả Vu Sau khi kinh đô thất thủ năm 1885 phải dời đi đến nhà của bộ Lễ, rồi bộ Binh, và cuối cùng là về chùa Giác

Hoàng cùng với Toà Giám Sát (của người Pháp) và Trực Phòng các bộ nên gọi là Tam Toà

Trang 32

24

bên cạnh các ngành kinh tế truyền thống Sự xuất hiện của nhiều nhà máy, xưởng chế biến,…, cùng sự hiện diện của hàng trăm người Pháp trong bộ máy cai trị đặt ra nhu cầu đội ngũ phiên dịch, thư kí và nhân viên bản xứ làm trung gian cho chính quyền Nhiều đô thị mới được thiết lập như: Tourane (1889), Vinh (1898), Huế (1899), Thanh Hoá (1899), Quy Nhơn (1899), Phan Thiết (1899),… tập trung đông đảo người Hoa, người Ấn Độ, người Pháp, người Việt cùng sinh sống và tiếp xúc văn hóa ít nhiều làm thay đổi cách tư duy, mục tiêu nghề nghiệp và cách hành xử khác văn hoá truyền thống

Công cuộc thực dân hoá làm cơ cấu xã hội Trung Kỳ bị phân hoá mạnh mẽ Vượt ra ngoài khuôn khổ làng xã, những người nông dân, thợ thủ công bị bần cùng hóa phải rời làng đến sống tập trung ở các công trường xây dựng, xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ trở thành những công nhân hiện đại Tầng lớp tư sản dân tộc ngày càng lớn mạnh nhờ kinh doanh buôn bán Tuy nhiên, do chính sách kìm hãm của chính quyền thuộc địa nên tư sản Việt Nam không có khả năng phát triển Trong khi đó giai cấp tiểu tư sản, nhất là tầng lớp trí thức, sinh viên, HS ngày càng đông đảo do chính sách đầu tư giáo dục nhằm đào tạo nhân lực cho hoạt động khai thác kinh tế và nhân viên hành chính cấp thấp tại các toà sở, công vụ,

Vào những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, luồng gió dân chủ tiến bộ từ phương Tây tràn vào các nước châu Á, trong đó có Việt Nam đã tạo nên bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của nhiều gia đình trí thức Việt Họ mong muốn được tiếp cận một nền giáo dục phù hợp với xu thế thời đại Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện phong trào Đông Du, Duy Tân, Đông kinh Nghĩa thục lan rộng khắp ba kỳ Phong trào Duy Tân ở Trung Kỳ (1906) do các nhà Nho khởi xướng làm xuất hiện mô hình trường học mới ở nhiều tỉnh1 Tư tưởng bài ngoại trong văn hóa dần bị phá vỡ Trước những sáng kiến giáo dục

tự phát của người dân thuộc địa khiến người Pháp lo lắng nguy cơ hình thành những “phần tử mang tư tưởng quốc gia dân tộc” trong tương lai Do đó, tổ chức lại việc học dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền Pháp là biện pháp cấp thiết bấy giờ

* Tình hình giáo dục ở Trung Kỳ từ năm 1884 đến năm 1906

Trước khi Pháp xâm lược, nền giáo dục Việt Nam nói chung, Trung Kỳ nói riêng vẫn là một nền giáo dục mang đậm tính Nho học, đào tạo quan lại cho một số ít người Để duy trì trật

tự xã hội trong bối cảnh cương vực lãnh thổ mở rộng, nhà Nguyễn đã chấn hưng Nho giáo, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân bằng cách cho tự do mở trường Ở mỗi phủ, huyện duy trì một trường tiểu học (2năm) do các học quan được gọi là Huấn đạo (trường huyện) và Giáo thụ (trường phủ) phụ trách Tại mỗi tỉnh lỵ có thêm một trường trung học (3năm) được

1 Ở Nghệ An có trường Võ Liệt (Thanh Chương); Hà Tĩnh có trường Phong Phú (Thạch Hà); Thanh Hóa thành lập

“Tri Tân Học hội Thanh Hóa” được Khâm sứ Trung Kỳ cấp giấy phép hoạt động ngày 05/5/1907; các sĩ phu yêu nước ở Quảng Nam thành lập các trường Diên Phong, Phước Bình, Thăng Bình, Phú Lâm, Quảng Phước,

Trang 33

25

quản lý bởi một Đốc học Cao nhất có trường Quốc Tử Giám đặt tại kinh thành Huế, nơi đào tạo nhân tài cho đất nước Với chính sách khuyến khích của nhà nước, sự trọng thị của người dân, đến nửa đầu thế kỉ XIX, không khí học chữ, học đạo lý Thánh hiền sôi động khắp cả nước Một tầng lớp tinh hoa Nho sĩ được hình thành đã tích cực đóng góp vào các lĩnh vực hành chính, ngoại giao, văn hóa, quân sự cho đất nước Tuy nhiên, vào nửa cuối thế kỷ XIX, trước bối cảnh bị xâm lược, giáo dục Nho học đã tỏ rõ sự bất lực trước nhiệm vụ bảo vệ đất nước Sau khi đưa Trung Kỳ vào “quỹ đạo” của cuộc khai thác, chính quyền Pháp đã sử dụng giáo dục làm công cụ thực thi chính sách “đồng hoá” và đào tạo ra đội ngũ nhân lực phục vụ cho các hoạt động kinh tế và cai trị

Khác với xứ Nam Kỳ thuộc địa, những yếu tố giáo dục phương Tây thâm nhập vào Trung Kỳ khá chậm chạp, thận trọng và nhỏ giọt Giáo dục ở Trung Kỳ chỉ được chú ý từ sau khi Paul Bert đảm nhiệm chức Tổng trú sứ Trung - Bắc Kỳ (tháng 4/1886)1 Không vội bãi

bỏ các kỳ thi và hệ thống trường bản xứ, Paul Bert đã tận dụng điều kiện thực tiễn xã hội sẵn

có để phục vụ lợi ích của người Pháp, ông nói: “Đối với các dân tộc cố định như ở châu Á, mục tiêu của chúng ta phải là phát triển nền văn minh hiện có, chứ không phải thay đổi giống nòi của nó” [136, tr 406]

Để đối phó với vùng đất mang nặng tư tưởng Nho giáo “thâm căn cố đế” như Trung

Kỳ, Paul Bert đã chủ trương liên minh với các nhà Nho và một triều đình “ngoan ngoãn” để khuất phục lại sự phản kháng của người dân Những biện pháp giáo dục khéo léo được Paul Bert triệt để sử dụng nhằm thiết lập mối quan hệ trực tiếp với các dân tộc An Nam là truyền

bá chữ Quốc ngữ, chữ Pháp cùng những hiểu biết về khoa học tiến bộ phương Tây trước khi thanh toán trường Nho bản xứ, ông nói: “Người Pháp đến đây là để nâng cao đời sống nông nghiệp, công nghiệp, kinh tế và nâng cao đời sống tinh thần giáo dục” [155]

Văn bản quan trọng nhất của Paul Bert về lĩnh vực giáo dục là Nghị định ngày 06/9/1886 đưa tiếng Pháp vào chương trình giảng dạy trong các trường tiểu học thuộc quyền quản lý của chính quyền bảo hộ bên cạnh các buổi học chữ Hán: “Việc giảng dạy ngôn ngữ bản xứ là chữ Quốc ngữ và chữ Hán được thực hiện bên cạnh các buổi học tiếng Pháp” [82,

tr 12] Những quy định về khung nhân sự, trách nhiệm của hiệu trưởng, thanh kiểm tra trường học, chế độ lương, thứ bậc nhân sự và các hình thức kỷ luật đối với các GV người Pháp biệt phái làm trong ngành học chính cũng như đối với các GV tiểu học người Việt cũng được đề cập trong quyết định này

Mặc dù giáo dục đã được chính quyền Pháp chú ý, nhưng ở Trung Kỳ cũng chỉ lập

1 Kể từ Sắc lệnh ngày 09/5/1889 của Toàn quyền Đông Dương, chức Tổng Trú sứ Trung-Bắc Kỳ (Résident Général

de l’Annam-Tonkin) đã bị bãi bỏ, thay vào đó là viên Thống sứ Bắc Kỳ (Résident supérieur du Tonkin) ở Bắc Kỳ

và viên Khâm sứ Trung Kỳ (Résident supérieur de l’Annam) tại Trung Kỳ

Trang 34

26

được duy nhất một trường Hoàng gia để dạy tiếng Pháp ở Huế cho con em các gia đình hoàng tộc, quan lại cao cấp của chính quyền Nam triều vào năm 1886 Tuy nhiên, vào cuối năm đó trường bị đóng cửa Đến năm 1887, chính quyền thuộc địa cho mở thêm trường “Đại Pháp tự thoại học đường” ở Huế có chức năng như trường Thông ngôn ở Nam Kỳ do Diệp Văn Cương làm Chưởng giáo, Nguyễn Hữu Mẫn làm Trợ giáo, nhưng chỉ tồn tại một thời gian ngắn cũng

bị dừng hoạt động [64, tr 120]

Sau 10 năm dưới chế độ bảo hộ, Trung Kỳ vẫn chưa có trường hiện đại nào để dạy học

đại trà Trước nhu cầu thông dịch viên hiểu biết về tiếng Pháp, chữ Quốc ngữ và chữ Hán để

thực thi chức trách, Pháp “hối thúc” Viện Cơ mật trình nhà vua mở trường học mới Một hội đồng được thành lập để nghiên cứu điều kiện tổ chức và hoạt động của trường, gồm: Phó Khâm sứ Trung Kì Basset cùng một số người Pháp như Bouyeure, Ganter; đại diện triều Nguyễn gồm Trương Như Cương (Thượng thư bộ Hộ), Huỳnh Vĩ (Thượng thư bộ Lễ); Thương biện Ngô Đình Khả [66] Ngày 17/9 năm Thành Thái thứ 8 (23/10/1896), vua Thành Thái1 ban dụ thành lập trường Quốc học Huế: “Thiết lập trường học ở Kinh, gọi là trường Quốc học, chuyên dạy chữ và tiếng Đại Pháp, cũng không nên bỏ hết chữ Hán…, định rõ từ trung tuần tháng Giêng năm sau khai trường” [66, tr 265], được Toàn quyền Rousseau chuẩn

y bằng Nghị định ngày 18/11/1896 Đối tượng được nhận vào trường là con của hoàng thân, vương công (công tử) và thanh niên dòng dõi hoàng tộc, con của các quan lại (ấm tử), HS trường Quốc Tử Giám cũng như HS trường chính quy mở tại thủ phủ các tỉnh nếu có nguyện vọng Đến năm 1899 trường có 16 GV và 373 HS [137, tr 169]

Tháng 02/1897, Paul Doumer được cử sang làm Toàn quyền Đông Dương thay cho Rousseau Do nghèo ngân sách, lại gặp phải sự phản ứng của chính quyền Nguyễn, nhất là từ người dân Trung Kỳ nên Doumer vẫn tiếp tục cho duy trì hai hệ thống trường Dù ghi nhiều dấu ấn trong kiến tạo thuộc địa, nhưng ở lĩnh vực giáo dục viên Toàn quyền này chỉ cho thành lập được trường Viễn Đông Bác Cổ (1898), bắt buộc các kỳ thi Hương phải có môn Quốc ngữ và chữ Pháp bằng Nghị định số 618 (6/1898) Ông cho rằng đây là con đường ngắn nhất

để phổ rộng tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ đến người bản xứ mà không tốn quá nhiều kinh phí:

“Nếu ta đưa tiếng Pháp và Quốc ngữ vào trường thi thì nghiễm nhiên ta có 40 ngàn người phải học tiếng Pháp và Quốc ngữ, mà ngân sách lại không phải chịu gánh nặng Hiệu quả đối

với nền hành chính và chính trị sẽ là vô giá” [131, tr 158] Tuy nhiên, nghị định này chỉ được

thực hiện sau đó 11 năm Điều Paul Doumer làm được cho giáo dục Trung Kỳ là lập ra một

1 Thành Thái (1879 - 1954) là vị vua thứ 10 của triều Nguyễn Ông được đánh giá là vị vua cầu tiến, yêu nước và chống Pháp Khác với các vị tiên đế, ông học chữ Nho, tiếng Pháp và cho các con cùng học chữ Pháp Ông còn cắt tóc ngắn, mặc Âu phục, học lái ca nô, xe hơi, làm quen với vǎn minh phương Tây Là vị vua gần gũi với dân chúng,

ông thường xuyên đi vi hành [Xem thêm: Phạm Khắc Hoè (1990), Kể chuyện vua quan nhà Nguyễn, Nxb Thuận

Hóa, Huế, tr 160)

Trang 35

27

số trường tiểu Pháp - Việt và một vài khoá học tiếng Pháp ngắn hạn tại những trung tâm các tỉnh lị lớn, như: trường tiểu học Pháp - Việt Nha Trang (10/1898), trường tiểu học Pháp - Việt Huế (5/1899) ở tỉnh Thừa Thiên, trường tiểu học Pháp - Việt Vinh (6/1899) ở tỉnh Nghệ An, trường tiểu học Pháp - Việt Thanh Hóa (8/1899) ở tỉnh Thanh Hoá1

Dưới thời Toàn quyền Paul Beau (1902 - 1906), những điều kiện cho cải cách giáo dục đã xuất hiện Paul Beau tiếp tục điều chỉnh chính sách giáo dục khéo léo theo xu hướng

“hợp tác” của Paul Bert, Lanessan bằng cách “thay thế chính sách thống trị bằng chính sách liên hiệp” [4, tr 165] Ngày 25/5/1903, Giám đốc Sở Học chính Bắc Kỳ Dumoutieur đã gửi báo cáo lên Toàn quyền Đông Dương kế hoạch xây dựng nền học chính theo mô hình giáo dục Pháp nhưng có bổ sung thêm chữ Quốc ngữ và một số kiến thức khoa học phù hợp với điều kiện Việt Nam: “Giáo dục Pháp - Việt là một kiểu giáo dục tổng hợp mà không cần tiền

từ ngân sách, nó thu hút tất cả giáo viên trường Nho giáo học chữ Quốc ngữ, các Đốc học phải theo những chỉ dẫn từ các trường Pháp Nền giáo dục này sẽ gồm những bằng cấp, những

kỳ thi và ban giám khảo như trước Chúng ta sẽ bổ sung thêm, chẳng hạn như trong các kỳ thi Đại khoa sẽ có thêm tiếng Pháp, ban giám khảo sẽ có người Pháp trực thuộc nhân sự của Học chính Đông Dương Bằng cấp cho những người đỗ các kỳ Đại khoa sẽ có ghi thêm những môn học mới này theo chương trình do Toàn quyền đề ra” [24, tr 61] Tuy nhiên, kế hoạch này đã không được thực hiện bởi nhiều nguyên do, trong đó có nguyên nhân ông qua đời năm 1904

Ngày 27/4/1904, Toàn quyền Paul Beau cho ban hành một loạt các nghị định xác lập khung pháp lý thiết lập trường Pháp - Việt ở Bắc Kỳ như chương trình, tổ chức, quản lý, nhân

sự [24, tr 62-66] Trong số các văn bản được ban hành có nghị định thành lập chức Thanh tra giáo dục trường công và trường tư Đông Dương dưới sự điều hành trực tiếp của Toàn quyền Điều này cho thấy chính quyền đang dần kiểm soát giáo dục ở các xứ thống nhất thành một

hệ thống Henri Gourdon được giao đảm nhiệm chức Thanh tra giáo dục với nhiệm vụ “đến thăm ít nhất một lần năm tất cả các trường tiểu học, cao đẳng tiểu học, trung học và trường dạy nghề theo hệ Pháp cũng như hệ Pháp - bản xứ, khu vực công cũng như tư nhân” [118, tr 354] Kể từ đây, khái niệm giáo dục Pháp - Việt được sử dụng để chỉ hệ thống trường học theo mô hình kết hợp giữa giáo dục Pháp với giáo dục bản xứ

Sự thâm nhập của yếu tố giáo dục Pháp vào Trung Kỳ còn có sự góp sức rất lớn từ các

ngữ được xem là chữ đại diện cho ngôn ngữ người An Nam [Xem thêm: Froidevaux, Henri (1900), Les colonies

françaises: L’Oeuvre scolaire de la France dans nos Colonies, Librairie Maritime et Coloniale, Paris, p 169]

Trang 36

Cho đến đầu thế kỉ XX, mặc dù yếu tố giáo dục Pháp đã từng bước thâm nhập vào giáo dục Trung Kỳ, nhưng nhỏ giọt, mang tính địa phương do chưa có sự chỉ đạo thống nhất Nhận xét về tình hình giáo dục Trung Kỳ từ 1896 - 1906, Clau de E Maitre, người từng soạn thảo chương trình cải cách giáo dục của Pháp ở Việt Nam viết: Thứ nhất, ở Bắc Kỳ và Trung

Kỳ, nền giáo dục cổ truyền căn bản vẫn là một nền giáo dục rộng rãi trong nhân dân Thứ hai, giáo dục Pháp - Việt không áp đảo được nền giáo dục chữ Hán, kết quả còn lại đi ngược với

ý muốn của họ Thứ ba, nếu không cải cách giáo dục, sẽ không điều hòa được mâu thuẫn giữa những “cộng sự” gồm những người học tân học và cựu học với nhau, tân học bị “xem là

những người thấp kém về mặt xã hội đối với những Nho sĩ hạng thấp nhất” Thứ tư, sự chuyển

biến của châu Á đầu thế kỉ XX, nhất là từ Trung Quốc và Nhật Bản, đã tác động đến Việt Nam Người Việt trong quá trình tiếp xúc với người Pháp đã làm quen với những phát minh hiện đại cũng đòi hỏi một nền giáo dục thích hợp với thời đại” [163, tr 6] Điều đó cho thấy việc can thiệp của người Pháp vào giáo dục Trung Kỳ là điều tất yếu Hơn nữa, những mong muốn được tiếp cận một nền giáo dục tiến bộ như kiểu trường Đông kinh nghĩa thục hồi đầu thế kỉ XX của người dân khiến người Pháp không thể phớt lờ

Việc giữ nguyên bộ máy chính quyền Nguyễn trên danh nghĩa đã hình thành cục diện hai chính quyền song song cùng tồn tại ở Trung Kỳ Bối cảnh Trung Kỳ ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã tạo ra những điều kiện cho việc thâm nhập yếu tố giáo dục Pháp Những đòi hỏi được tiếp cận một nền giáo dục phù hợp với thời đại của người dân đã góp phần tạo nên phong trào Đông Du, Duy Tân diễn ra mạnh mẽ khắp cả nước Để ổn định xã hội, đồng thời tạo nhân lực cho cuộc đại khai thác thuộc địa lần thứ nhất, năm 1906, người Pháp đã cho thực thi cuộc cải cách giáo dục ở Trung Kỳ

2.1.2 Chính sách giáo dục và cơ quan quản lý giáo dục

* Chính sách giáo dục

Trong khi giáo dục ở Bắc Kỳ được chính phủ bảo hộ cho ban hành loạt năm nghị định

1 Dòng Lasan hay Dòng các Sư huynh La San (Frères des Écoles Chrétiennes, viết tắt là FEC) do Linh mục Gioan

La San (St Jean Baptist de La Salle) thành lập năm 1680 tại Pháp Với mục tiêu mang đến cho trẻ em nghèo một nền giáo dục nhân bản và Kitô, nhiều “Trường Bác Ái” được mở cho trẻ nam ở Paris Khi Pháp xâm lược Nam Kỳ, các tu huynh Pháp đã đến Sài Gòn và lập trường Collège d’Adran (1861), mở thêm trường tại Mỹ Tho (1867), Chợ Lớn (1868) Vĩnh Long (1869), Sóc Trăng (1869),… rồi mở rộng khắp Việt Nam Trường tổ chức dạy miễn phí cho

HS Nội dung học chủ yếu là chữ Quốc ngữ, chữ Pháp để dẫn dắt HS học giáo lí Kitô

Trang 37

29

ngày 27/4/1904 và thiết lập Hội đồng Học chính để thực thi, thì ở Trung Kỳ giáo dục không

có gì thay đổi Các kế hoạch chỉ “nằm trên giấy” Giải thích về sự chậm trễ ở Trung Kỳ, Lào

và Quảng Châu Loan, trong báo cáo về tình hình học chính ở Đông Dương, thư ký phủ Toàn quyền là Broni cho rằng nguồn tài chính chưa cho phép: “nguồn tài chính phục vụ giáo dục còn thiếu thốn, và tất cả vẫn đang trong quá trình thực hiện” [118] Sự phản ứng của triều Nguyễn cùng những phản kháng của người dân Trung Kỳ trước những yếu tố giáo dục mới cũng khiến việc triển khai gặp khó khăn Tuy nhiên, trước nhu cầu về nguồn nhân lực cho chương trình khai thác và ổn định chính trị Đông Dương trong bối cảnh lịch sử mới đã không cho phép người Pháp trì hoãn cải cách giáo dục ở xứ thuộc địa xa xôi này: “Điều mà người Pháp còn thiếu cho đến nay là tinh thần liên tục trong chính sách thuộc địa của mình Thực dân hóa đã bị đưa xuống trong ý thức dân tộc, ngày nay nó phải được đặt lên hàng đầu” [159]

Dưới sự hỗ trợ của Henri Gourdon, các cơ quan quản lý giáo dục dần được thành lập Năm 1905, Paul Beau kí thành lập Tổng Nha học chính Đông Dương (1905), Hội đồng hoàn

thiện giáo dục bản xứ Đông Dương (8/3/1906) Nếu Tổng Nha học chính Đông Dương quản

lý hệ thống trường Pháp - Việt thông qua Sở Học chính các kỳ, thì Hội đồng hoàn thiện giáo

dục bản xứ lại có nhiệm vụ cải tổ lại nền giáo dục Nho học truyền thống cho phù hợp với mục

tiêu của nhà cầm quyền trước khi cho bãi bỏ ở Bắc Kỳ năm 1915 và Trung Kỳ năm 1919

Ngày 11/4/1906 Toàn quyền Paul Beau cho khai mạc phiên họp đầu tiên của Hội đồng Hoàn thiện giáo dục bản xứ tại Hà Nội dưới sự chứng kiến của vua Thành Thái Sau hơn một tháng bàn thảo, ngày 31/5/1906 (tức ngày 9/4 năm Thành Thái thứ 18), Hội đồng đã trình ra bản Quy chế giáo dục làm cơ sở cho cuộc cải tổ nền giáo dục Nho học truyền thống Ngày 14/9/1906, Toàn quyền Broni1 phê chuẩn cho thực thi bản Quy chế và xem đây là chuẩn mực cho việc học tập và thi cử của giáo dục Nho học ở Trung Kỳ cho đến năm 1919

Nguyên bản Hán văn của bản Quy chế giáo dục được lưu trữ trong văn khố của Nam triều, trong tập Châu bản số 55 triều Thành Thái, tờ 179-193, được Nguyễn Thế Anh dịch từ Mộc bản Triều Nguyễn và đăng trên tạp chí Nghiên cứu Việt Nam, Sài Gòn, năm 1973 Bản

tiếng Pháp được lưu trong Công báo Đông Pháp số 11, năm 1906, từ trang 1209-1220 [119]

Theo bản Quy chế, giáo dục Nho học sẽ được cải cách thành hệ thống gồm ba bậc: 1) Bậc Ấu học lập ở các làng, ngân sách và thuê thầy sẽ do làng tự tổ chức; tốt nghiệp Ấu học, HS dự kỳ

1Broni sang Đông Dương đảm nhiệm chức Giám đốc các công việc dân sự ở Đông Dương (Directeur des Afairres

civiles de l’Indochine) Từ 16/02/1901 đến 20/8/1901 ông được giao làm Quyền Toàn quyền Đông Dương Tiếp

đó, từ 14/03/1902 đến 14/10/1902 Broni lại đảm nhiệm Quyền Toàn quyền Đông Dương Từ 15/10/1902, Paul Beau

sang Đông Dương đảm nhận chức Toàn quyền Đông Dương, Broni làm Phó Toàn quyền từ 01/7/1905 đến

06/12/1905 Từ 28/7/1906 đến 02/01/1907 Broni lại được giao đảm nhiệm Quyền Toàn quyền Đông Dương [Xem

thêm: Đinh Hữu Phượng (2020), Vài nét về chế độ toàn quyền của thực dân Pháp ở Đông Dương, Trung tâm lưu

trữ Quốc gia I hue-thoi-tuoi-tre.htm Ngày truy cập 15/11/2020)]

Trang 38

(https://www.archives.org.vn/gioi-thieu-tai-lieu-nghiep-vu/dau-an-cua-bac-ho-tai-truong-quoc-hoc-30

thi “Tuyển”, đỗ gọi là “Tuyển sinh”; 2) Bậc Tiểu học dạy ở phủ, huyện (trường Giáo thụ, trường Huấn đạo); tốt nghiệp Tiểu học, HS dự thi “Khảo khóa”, đỗ gọi là “Khóa sinh”; 3) Bậc Trung học ở tỉnh (trường Đốc học), dạy chữ Hán, chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp; tốt nghiệp Trung học, HS thi “Hạch”, người đỗ gọi là “Thí sinh” Chỉ những thí sinh có bằng “Khảo khoá” trong 3 năm và đủ 30 tuổi mới được đăng kí tham dự kỳ thi “Hạch”

Các trường Ấu học, Tiểu học thuộc quyền kiểm tra giám sát trực tiếp của Giáo thụ, Huấn đạo Trường Trung học chịu sự kiểm soát của Đốc học Hàng năm các quan Đốc học, quan phủ, quan huyện, quan tỉnh hoặc viên chức Sở Học chính sẽ đến các trường để kiểm tra đánh giá việc thực thi chương trình của các trường Nho Trường tư thục chương trình học giống trường công, chịu sự giám sát của chính quyền HS các trường tư thục có quyền tham

dự các kỳ thi cùng HS trường công

Về chương trình học, các trường Ấu học có thể giảng dạy hai chương trình khác nhau, một theo giáo trình chữ Hán, một theo giáo trình chữ Quốc ngữ (nguyên bản viết là Nam âm) Chương trình Quốc ngữ, GV sử dụng chữ latinh để soạn các bài học dưới sự phê duyệt của Hội đồng Hoàn thiện giáo dục bản xứ1 Chương trình tiểu học gồm chữ Hán, chữ Quốc ngữ,

số học, địa lý, lịch sử đơn giản, trong đó khuyến khích các trường có thêm giờ tiếng Pháp Chương trình trung học chia làm ba học phần dạy bằng ba ngôn ngữ: Quốc ngữ, chữ Pháp và chữ Hán Các bài giảng chữ Hán do Đốc học đảm nhiệm, bài giảng Quốc ngữ và tiếng Pháp

do GV trường Pháp - Việt được điều sang dạy

Theo bản Quy chế, thời gian và địa điểm của bốn trường thi ở Trung Kỳ không có sự

thay đổi Thay đổi lớn nhất là trong nội dung thi có thêm môn tiếng Pháp Tham gia vào chuẩn

bị cho kỳ thi Hương có Khâm sứ Trung Kỳ, Thống sứ Bắc Kỳ, các đại diện phía Pháp, đại diện phía Nam triều và các quan học chính của triều đình được nhà vua ra dụ phê chuẩn Hội đồng Hoàn thiện giáo dục bản xứ duyệt đề thi Từ năm 1906, chỉ những người có bằng “Khảo khoá” mới được đăng kí dự thi Hương

Đối với trường Pháp - Việt, bản Quy chế quy định các tỉnh thành ở Trung Kỳ và Bắc

Kỳ kể từ đầu năm học 1906 (tháng 9/1906) đều phải có trường Pháp - Việt sơ học (trường gồm 3 lớp) dưới sự điều hành của một thầy giáo người Pháp Các trường sơ học này lập tại các phủ, huyện Chỉ những HS có bằng “Tuyển” mới được vào học các trường Pháp - Việt

1 Các bài giảng bằng chữ la tinh do Hội đồng Hoàn thiện bản xứ phê duyệt để giảng dạy ở các trường Ấu học thuộc

hệ thống giáo dục bản xứ có tên “Tiện huề Quốc ngữ”, gồm 3 quyển: Quyển A: sử ký các nước và địa dư 5 châu, tựu trung duy Đại Pháp và Đông Dương là tường bị nhất, còn về địa danh các xứ Cực Đông có dịch ra Hán tự Quyển B: cách trí căn bản (toán 4 phép, diện tích, đạc điền thổ và các hạng tiền bạc dụng tại Đông-Dương thuyết ước, thiên triệu yếu lĩnh thuyết ước, canh thực thuyết ước, dưỡng sinh thuyết ước…) Quyển C: kiểu mẫu căn bản Nam âm Theo quy định, một tháng sau khi thi hành bản Quy chế này, người nào không biết chữ Quốc ngữ thì quan cai trị không cho làm hương sư; từ tháng thứ bảy, sách Tiện huề Quốc ngữ được đưa vào sử dụng mà hương sư nào không hiểu rõ các giáo pháp trong sách ấy, quan cai trị cũng không cho làm hương sư

Trang 39

31

HS muốn có bằng tốt nghiệp trường Tiểu học Pháp - Việt (nguyên bản là Pháp - Việt bị thể)

ngoài các bài thi theo quy định còn phải làm thêm một bài thi chữ Hán Kể từ khi bản Quy

chế ban hành, người nào không có bằng cấp tốt nghiệp tiểu học Pháp - Việt sẽ không được bổ vào ngạch quan Nam triều cũng như ngạch viên chức ở các tòa sở, công vụ Trường Quốc học Huế chỉ dạy từ bậc tiểu học trở lên, số HS bậc sơ học của trường được chuyển sang trường tiểu học Pháp - Việt Thừa Thiên Từ năm 1906, chính quyền sẽ tổ chức thi lấy bằng Sơ học Pháp - Việt và bằng Tiểu học Pháp - Việt, quy thức giống như bằng cấp ở Bắc Kỳ Mối quan

hệ giữa trường Pháp - Việt với trường Nho giáo được khái quát trong quy định: chỉ những người đã có bằng “Tuyển” mới được nhận vào các trường tiểu học Pháp - Việt

Rõ ràng, bản Quy chế do vua Thành Thái chuẩn y, Toàn quyền Broni thống nhất ban hành nhắm vào đối tượng cải cách là giáo dục Nho học và và các kỳ thi truyền thống Điểm mới của hệ thống trường Nho là sự phân chia rạch ròi giữa ba cấp học Ngoài kỳ thi “Hương” truyền thống và kỳ thi “Hạch” ngay trước thi “Hương” vẫn được thực hiện từ xưa, chính quyền còn định ra hai kỳ thi thường niên là thi “Tuyển” và “Khảo khoá” để lọc ra những thí sinh có đủ điều kiện cho thi “Hương” Đối với trường Pháp - Việt, bản Quy chế không đưa ra quy định cụ thể cho các bậc học, trường lớp, GV hay thi cử Nếu so với Nghị định ngày 27/4/1904 về giáo dục Pháp - Việt do Toàn quyền Paul Beau phê chuẩn thì triều Nguyễn dường như chưa thật sự quan tâm về hệ thống giáo dục này Không những vậy, cách dùng từ

để mô tả trường Pháp - Việt trong bản Quy chế còn nhầm lẫn Chẳng hạn giai đoạn này trường Pháp - Việt không có bậc Sơ học mà chỉ có bậc tiểu học và trung học

Năm 1906 đánh dấu mốc mở đầu cho cuộc cải cách giáo dục Pháp - Việt lần thứ nhất

ở Trung Kỳ khi Toàn quyền Broni ký ban hành ba nghị định liên tiếp vào ngày 30/10/1906: Nghị định số 468, Nghị định số 469 và Nghị định số 470 Các nghị định trên đều có chữ kí xác nhận của Giám đốc Nha Học chính Gourdon và Khâm sứ Trung Kỳ Lévecque

Nghị định số 468 gồm 20 điều khoản quy định về hệ thống trường, cấp học, bậc học

và chương trình [120, tr.1237-1241] Theo nghị định, Trung Kỳ có hai loại trường học: trường Pháp dành cho người Pháp hoặc mang quốc tịch Pháp và trường Pháp - Việt dành cho dân bản xứ Trường Pháp gồm hai khối trường là khối trường công lập do Chính quyền Bảo

hộ thành lập và quản lý và khối trường tư thục do cá nhân được cấp phép mở Trường Pháp - Việt chia thành hai bậc: tiểu học và trung học Trường tiểu học lập tại tỉnh lỵ hoặc tại phủ lỵ, huyện lỵ, chi phí do ngân sách tỉnh cấp, gồm bốn khóa học: dự bị (lớp tư), sơ đẳng (lớp ba), lớp nhì, lớp nhất, cho trẻ em từ 8 - 14 tuổi HS sau khi tốt nghiệp và có bằng Tiểu học Pháp - Việt sẽ được dự thi vào bậc trung học Bậc trung học được tổ chức tại trường Quốc học Huế, chia thành 4 ban: Ban Khắc độ, Ban Địa chính, Ban Sư phạm và Ban Giáo dục phổ thông Để

dự thi vào trường, thí sinh phải đủ 15 tuổi, cao nhất là 20 tuổi Thời gian học là 4 năm

Trang 40

32

Nghị định số 469 với 25 điều khoản đề cập những vấn đề về nhân sự trường học [121,

tr.1241-1247] Đối với nhân sự GV người Việt, các ứng viên phải đủ 21 tuổi, có bằng trung học Pháp - Việt và tư cách đạo đức tốt GV tiểu học dạy chữ Hán trong các trường Pháp - Việt được miễn xuất trình bằng trung học Pháp - Việt nếu đạt một trong 4 học vị: tiến sĩ, phó bảng,

cử nhân hoặc tú tài GV người Pháp có 2 ngạch (GV thượng thặng và GV) chia làm 8 bậc

GV người Việt có 3 ngạch (giáo viên chính, giáo viên và trợ giáo) Khâm sứ Trung Kỳ chịu trách nhiệm bổ nhiệm và nâng ngạch cho GV

Nghị định số 470 gồm 3 chương, 33 điều quy định về các kì thi và những loại bằng cấp [122, tr.1247-1255] Hàng năm, Trung Kỳ sẽ tổ chức các kì thi lấy những loại bằng Sơ đẳng tiểu học, bằng Tiểu học Pháp - Việt, bằng Trung học Pháp - Việt

Bằng Sơ đẳng tiểu học dành cho trẻ dưới 11 tuổi được tổ chức vào ngày 15/6 hàng năm

HS phải trải qua hai bài thi viết và vấn đáp Các bài thi viết gồm: 1) Một bài Chính tả khoảng

15 dòng; 2) Một bài tính kiểm tra hệ thống đo lường và bài tính đố; 3) Một bài luận đơn giản

về một trong ba chủ đề: đạo đức hoặc công dân; Lịch sử và địa lý; Các khái niệm cơ bản về khoa học với các ứng dụng của chúng; 4) Kiểm tra thực hành đối với con trai về làm nông nghiệp hoặc một bài tập vẽ đơn giản, đối với con gái kiểm tra khả năng may vá hoặc nội trợ Phần thi vấn đáp gồm một bài đọc kèm giải thích nghĩa từ trong bài; Các câu hỏi về lịch sử và địa

lý Điểm của các bài kiểm tra viết và bài thi vấn đáp có thang điểm từ 0 đến 10 Thời gian thi không vượt quá 15 phút cho mỗi ứng cử viên Người đỗ phải có điểm trung bình từ 50 điểm trở lên

Bằng Tiểu học Pháp - Việt cho trẻ dưới 14 tuổi, gồm bài thi viết và nói Thi viết gồm 6

bài sau:1 bài viết chữ đẹp, chữ tròn, chữ nghiêng, chữ thẳng (làm trong thời gian 1 giờ); 1 bài luận tiếng Pháp (2 giờ); 1 bài tính và kiểm tra đơn vị đo lường (1 giờ); 1 bài hình học, phép đo

bề mặt (½ giờ); 1 bài Quốc ngữ (1 giờ); 1 bài luận chữ Hán (1 giờ 30 phút) Các HS có tổng các bài thi viết trên 25 điểm sẽ được vào vòng thi vấn đáp Thi vấn đáp có 5 bài thi:1) Đọc 1 bài tiếng Pháp, phân tích cấu trúc ngữ pháp một số câu; 2) Dịch của một bài tiếng Việt sang tiếng Pháp, sử dụng đoạn văn trong sách; 3) Dịch 1 bài tiếng Pháp sang tiếng Việt; 4) Kiểm tra kiến thức Địa lý trong chương trình lớp trung và cao đẳng; 5) Đối thoại tiếng Pháp xung quanh 1 bài đọc trong sách giáo khoa Thời gian tối đa cho bài thi vấn đáp là ½ giờ cho mỗi thí sinh HS đạt tối thiểu tổng là 50 điểm cho cả 2 bài thi sẽ được cấp bằng

Bằng Trung học Pháp - Việt cho HS dưới 18 tuổi Thi viết gồm 9 bài sau: 1) 1 bài Chính

tả tiếng Pháp (10 phút); 2) luận tiếng Pháp, gồm viết thư, kể chuyện, hay báo cáo (2 giờ); 3) 1 bài viết tiếng Anh, kiểu chữ tròn, thẳng, gotic (1 giờ); 4) 2 bài tính và hệ thống đo lường, 1 bài hình học theo chương trình năm thứ 3 (3 giờ); 5) 1 câu hỏi về kế toán đơn giản (1 giờ); 6) 1 bài vật lý, khoa học tự nhiên (2 giờ 30 phút); 7) Vẽ (4 giờ); 8) 1 bài Quốc ngữ (2 giờ); 9) 1 bài luận chữ Hán (2 giờ) Điểm tối đa một bài thi viết là 10 Thí sinh phải đạt tổng từ 45 điểm thi

Ngày đăng: 30/07/2024, 16:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Anh (1967), “Vài nét về giáo dục ở Việt Nam từ khi Pháp xâm lược đến cuối chiến tranh Thế giới thứ Nhất”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 98, tr. 39-51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nét về giáo dục ở Việt Nam từ khi Pháp xâm lược đến cuối chiến tranh Thế giới thứ Nhất”, "Tạp chí Nghiên cứu lịch sử
Tác giả: Nguyễn Anh
Năm: 1967
2. Nguyễn Anh (1967), “Vài nét về giáo dục ở Việt Nam từ sau đại chiến Thế giới thứ Nhất đến cách mạng tháng Tám”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 102, tr. 29-46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nét về giáo dục ở Việt Nam từ sau đại chiến Thế giới thứ Nhất đến cách mạng tháng Tám”, "Tạp chí Nghiên cứu lịch sử
Tác giả: Nguyễn Anh
Năm: 1967
3. Nguyễn Anh (1968), “Giáo dục vùng dân tộc ít người, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục tư thục ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 107, tr. 28-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục vùng dân tộc ít người, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục tư thục ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc”, "Tạp chí Nghiên cứu lịch sử
Tác giả: Nguyễn Anh
Năm: 1968
4. Nguyễn Thế Anh (2008), Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ
Tác giả: Nguyễn Thế Anh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2008
5. Vũ Bằng (1945), “Từ việc dùng Việt ngữ trong kỳ thi sơ học bổ túc đến việc soạn sách giáo khoa cho các trường”, Trung Bắc Chủ nhật, Hà Nội, số 246, ngày 27/5/1945 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ việc dùng Việt ngữ trong kỳ thi sơ học bổ túc đến việc soạn sách giáo khoa cho các trường”, "Trung Bắc Chủ nhật
Tác giả: Vũ Bằng
Năm: 1945
6. Phan Trọng Báu (2006), Giáo dục Việt Nam thời cận đại, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam thời cận đại
Tác giả: Phan Trọng Báu
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2006
7. Brocheux, Pierre & Hémery, Daniel (2022), Đông Dương: một nền thuộc địa nhập nhằng, giai đoạn 1858 - 1954, Phạm Văn Tuân dịch, Nxb Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đông Dương: một nền thuộc địa nhập nhằng, giai đoạn 1858 - 1954
Tác giả: Brocheux, Pierre & Hémery, Daniel
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2022
8. Ban liên lạc cựu học sinh Quốc học Huế tại thành phố Hồ Chí Minh (2016), Đặc san Quốc học Huế 2016, Nxb Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc san Quốc học Huế 2016
Tác giả: Ban liên lạc cựu học sinh Quốc học Huế tại thành phố Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2016
9. Phan Bội Châu (1967), Văn thơ Phan Bội Châu chọn lọc, Chương Thâu, Xuân Hà, Mai Giang biên soạn, Lê Đại dịch, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn thơ Phan Bội Châu chọn lọc
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1967
11. Nguyễn Thị Thái Châu (2016), “Giáo dục Trung Kỳ thời Pháp thuộc 1887 - 1945”, Tạp chí Giáo dục số đặc biệt, kỳ 3, tháng 6/2016, tr. 130-132 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Trung Kỳ thời Pháp thuộc 1887 - 1945”, "Tạp chí Giáo dục số đặc biệt
Tác giả: Nguyễn Thị Thái Châu
Năm: 2016
13. Đinh Trần Dương (2000), Nghệ Tĩnh với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trong 30 năm đầu thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ Tĩnh với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trong 30 năm đầu thế kỷ XX
Tác giả: Đinh Trần Dương
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
14. Đinh Trần Dương (2006), Tân Việt cách mạng Đảng trong cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tân Việt cách mạng Đảng trong cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả: Đinh Trần Dương
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
15. Võ Xuân Đàn (2013), “Trần Quý Cáp (1870 - 1908) - Một nhân cách của thời đại”, Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM, số 46, tr. 51-55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Quý Cáp (1870 - 1908) - Một nhân cách của thời đại”, "Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM
Tác giả: Võ Xuân Đàn
Năm: 2013
16. Trần Bá Đệ (Cb) (2009), Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam
Tác giả: Trần Bá Đệ (Cb)
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2009
17. Đại học Quốc gia Hà Nội (2016), “Đại học Đông Dương trong nền giáo dục Pháp -Việt nửa đầu thế kỷ XX_ Những vấn đề lịch sử và văn hóa”, Hội thảo Khoa học quốc tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại học Đông Dương trong nền giáo dục Pháp -Việt nửa đầu thế kỷ XX_ Những vấn đề lịch sử và văn hóa”", Hội thảo Khoa học quốc tế
Tác giả: Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2016
18. Đông Dương tạp chí, số 23, ngày 16/10/1913,“Gõ đầu trẻ”, Thư viện báo chí, Thư viện Quốc gia Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đông Dương tạp chí", số 23, ngày 16/10/1913,“Gõ đầu trẻ
19. Đông Dương tạp chí, ngày 11/12/1913, “Chữ Nho - Nên để hay nên bỏ”, Thư viện báo chí, Thư viện Quốc gia Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đông Dương tạp chí", ngày 11/12/1913, “Chữ Nho - Nên để hay nên bỏ
20. Đông Phương báo, ngày 02/5/1933, “Vấn đề giáo dục”, Thư viện báo chí, Thư viện Quốc gia Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đông Phương báo", ngày 02/5/1933, “Vấn đề giáo dục
21. Trần Văn Giầu (1993), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam, tập 3, Nxb TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam, tập 3
Tác giả: Trần Văn Giầu
Nhà XB: Nxb TP. HCM
Năm: 1993
58. Đinh Hữu Phượng (2019), Dấu ấn của Bác Hồ tại trường Quốc học Huế thời tuổi trẻ, Trung tâm lưu trữ quốc gia I,(https://www.archives.org.vn/gioi-thieu-tai-lieu-nghiep-vu/dau-an-cua-bac-ho-tai-truong-quoc-hoc-hue-thoi-tuoi-tre.htm. Truy cập ngày 24/6/2019) Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w