1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929

194 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bưu Chính Ở Bắc Kỳ Từ Năm 1897 Đến Năm 1929
Tác giả Trương Thị Hải
Người hướng dẫn PGS.TS. Đinh Quang Hải, GS.TS. Nguyễn Văn Khánh
Trường học Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam
Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Thể loại luận án tiến sĩ sử học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 194
Dung lượng 7,27 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọnđềtài (8)
  • 2. Mục đích và nhiệm vụnghiêncứu (10)
    • 2.1. Mục đíchnghiêncứu (10)
    • 2.2. Nhiệm vụnghiêncứu (10)
  • 3. Đối tượng và phạm vinghiêncứu (10)
    • 3.1. Đối tượngnghiêncứu (10)
    • 3.2. Phạm vinghiên cứu (10)
  • 4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồntàiliệu (11)
    • 4.1. Phươngphápluận (11)
    • 4.2. Phương phápnghiêncứu (12)
    • 4.3. Nguồntàiliệu (13)
  • 5. Đóng góp mới về khoa học củaluận án (17)
  • 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn củaluậnán (18)
  • Chương 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀLIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀILUẬNÁN (0)
    • 1.1. Khái niệm vềbưu chính (19)
    • 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tàiluậnán (22)
      • 1.2.1. Những công trình nghiên cứu ởViệtNam (22)
      • 1.2.2. Những công trình nghiên cứu ởnướcngoài (35)
    • 1.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiêncứu (39)
      • 1.3.1. Đánh giá về kết quả nghiên cứu của các công trình đãcông bố (39)
      • 1.3.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tụcnghiên cứu (41)
  • Chương 2:XÚC TIẾN XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI BƯU CHÍNH Ở BẮCKỲTỪ NĂM 1897 ĐẾNNĂM1918 (0)
    • 2.1. Mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ trướcnăm1897 (43)
      • 2.1.1. Mạng lưới bưu chính trước khi thực dân Phápxâmlược (43)
      • 2.1.2. Mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ từ sau khi thực dân Pháp xâm lược đếnnăm1897 (49)
      • 2.2.1. Chính sách và những quy định của chính quyền Pháp đối với bưuchính (53)
      • 2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý bưu chính ởBắcKỳ (70)
      • 2.2.3. Mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đếnnăm1918 (79)
  • Chương 3:ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI BƯU CHÍNH ỞBẮC KỲTỪ NĂM 1919 ĐẾNNĂM1929 (0)
    • 3.1. Thực dân Pháp đẩy mạnh đầu tư khai thác Việt Nam sau Chiến tranh thếgiớithứnhất (88)
    • 3.2. Những điều chỉnh trong chính sách của chính quyền Pháp về bưu chính ởBắcKỳ (89)
      • 3.2.1. Điều chỉnh về tổ chức và sử dụngnhân sự (90)
      • 3.2.2. Điều chỉnh về tổ chức vận hành củabưuchính (93)
      • 3.3.1. Cải tạo,mởrộng mạng lưới điện báo và xây dựng vô tuyến điệnbáo88 3.3.2. Đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ bưu điện ởBắcKỳ (95)
      • 3.3.3. Mở rộng mạng lưới và dịch vụđiện thoại (108)
    • 4.1. Đặc điểm, tính chất của bưu chính ởBắcKỳ (126)
      • 4.1.1. Mạng lưới bưu chính có tính đa dạng, ưu việt vàhiện đại (126)
      • 4.1.2. Hoạt động bưu chính diễn ra nhanh chóng vàh i ệ u quả (129)
      • 4.1.3. Bưu chính ở Bắc kỳ được nâng cấp, mở rộng và “đại chúng hóa” (132)
      • 4.1.4. Tính hàng hóa và dịch vụ đặc biệt củabưuchính (135)
      • 4.1.5. Tính bảo mật cao củabưuchính (139)
      • 4.2.1. Đối vớikinh tế (144)
      • 4.2.2. Đối vớiquânsự (146)
      • 4.2.3. Đối vớixãhội (148)
      • 4.2.4. Đối vớivănhóa (150)
      • 4.2.5. Đối với các lĩnhvựckhác (153)

Nội dung

BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929

Lý do chọnđềtài

Từ xưa đến nay, thông tin liên lạc vốn đã là nhu cầu không thể thiếu và ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với cuộc sống của con người Ở Việt Nam, dưới thời quân chủ, thông tin liên lạc chủ yếu phục vụ cho nhà nước phong kiến trong việc xây dựng tổ chức bộ máy, xây dựng lực lượng quân đội, chống giặc ngoại xâm, giữ gìn an ninh quốc gia và trong công tác thủy lợi, phòng, chống thiên tai với nhiệm vụ chính là vận chuyển công văn, công hỏa, các quyết định của triều đình, tất cả đều được thực hiện bằng cách chạy bộ của con người, hoặc vận chuyển bằng thuyền bè, ngựa trạm từ dịch trạm này đến dịch trạm khác để truyền đạt thôngtin.

Vào năm 1802, dưới thời vua Gia Long, lần đầu tiên Ty Bưu chính được thành lập rồi sau đó được phát triển rộng ra khắp cả nước Các trạm bưu chính được xây dựng trên các trục đường chính với khoảng cách từ trạm nọ đến trạm kia khoảng 25 đến 30 km Phương tiện vận chuyển chủ yếu lúc đó bằng phu trạm và ngựa trạm Triều đình quy định, các dịch trạm chỉ được phục vụ vào việc công, mọi vận chuyển cho tư nhân đều không được phép Việc chuyển đệ được quy định rất rõ ràng, theo mức độ từ bình thường đến khẩn và tối khẩn Có thể nói mạng lưới bưu chính dưới triều Nguyễn đã phát triển tương đối hoàn chỉnh.

Trong quá trình xâm lược và bình định Việt Nam, thực dân Pháp nhận thấy hình thức truyền đạt thông tin và vận chuyển công văn, tài liệu theo kiểu cũ mất nhiều thời gian mà hiệu quả không cao, do đó mạng lưới thôngtinliên lạc theo kỹ thuật hiện đại của phương Tây đã được từng bước thiết lập xây dựng, đặc biệt ở các thành phố lớn như: Sài Gòn, Hà Nội, Hải phòng, Đà Nẵng rồi phát triển ra khắp các tỉnh, thành trong cả nước, lên tới cả các địa phương miền núi, vùng cao Sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới thông tin liên lạc đã góp phần thúc đẩy sự chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam, có sự ảnh hưởng và tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷXX.

Từ trước đến nay, đã có nhiều nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu về cuộc chế độ thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam trên các lĩnh vực quân sự, kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, xã hội… Các kết quả nghiên cứu đã được công bố trong các sách chuyên khảo, tham khảo, luận văn, luận án, các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành và các kỷ yếu hội thảo khoa học Tuy nhiên, nghiên cứu về mạng lưới thông tin liên lạc thời thuộc địa và các lĩnh vực liên quan đến thông tin liên lạc hầu như ít được đề cập đến Đặc biệt những nghiên cứu về bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1929 thì hầu như vắng bóng, chưa được nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện, có hệ thống Việc đi sâu nghiên cứu về quá trình xây dựng và mở rộng bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1929 nói riêng, thông tin liên lạc thời kỳ thuộc địa nói chung để làm rõ hơn âm mưu, thủ đoạn bóc lột của thực dân Pháp, phục dựng bức tranh về quá trình xây dựng và phát triển mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ trong những năm 1897- 1929, từ đó rút ra kinh nghiệm có giá trị cho hiện nay là rất cầnthiết.

Từ năm 1986, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương thực hiện đường lối Đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nhất là hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, mạng viễn thông, số hóa đã và đang được áp dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã xác định:“Xây dựng hạ tầng côngnghệ thông tin, hình thành hệ thống trung tâm dữ liệu quốc gia, các trung tâm dữ liệu vùng và địa phương kết nối đồng bộ và thống nhất phát triển hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN; Internet băng thông rộng phủ 100 % các xã. Xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật an toàn, an toàn, an ninh thông tin”(Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII Nxb.CTQGST, Hà Nội-2021,tr.123) Chính vì vậy, những kinh nghiệm trong xây dựng, quản lý và hoạt động của bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1929 có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn sâu sắc Trên những ý nghĩa đó, chúng tôi chọn nghiên cứu “Bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1929”làm đề tài luận án Tiếnsĩ.

Mục đích và nhiệm vụnghiêncứu

Mục đíchnghiêncứu

Nghiên cứu bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1929 nhằm phục dựng bức tranh về quá trình hình thành và phát triển của bưu chính ở Bắc Kỳ, làm rõ chủ trương, chính sách, cơ cấu tổ chức bộ máy và hoạt động của bưu chính ở Bắc Kỳ, góp phần hệ thống hóa các nguồn tài liệu và cung cấp thêm nhận thức mới, sâu sắc và toàn diện hơn về bưu chính ở Bắc Kỳ trong giai đoạn lịch sử này.

Nhiệm vụnghiêncứu

Một là,tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.

Hai là, làm rõ các khái niệm bưu chính và khái quát tình hình bưu chính ở Việt

Ba là,trình bày bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành và phát triển mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ; phân tích chủ trương, chính sách về tổ chức và quản lý đối với hoạt động bưu chính nói riêng.

Bốn là, trình bày làm rõ về cơ cấu tổ chức, nhân sự, những quy định về cách thức tổ chức quản lý, sự vận hành, quá trình hoạt động của bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm1929.

Năm là,nêu đặc điểm, tính chất và đánh giá về tác động của bưu chính Bắc Kỳ trong các lĩnh vực quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Bắc Kỳ từ cuối thế kỷXIX đến đầu thế kỷ XX.

Đối tượng và phạm vinghiêncứu

Đối tượngnghiêncứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghiên cứu về bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm

Phạm vinghiên cứu

Luận án nghiên cứu từ năm 1897 đến năm 1929 Năm 1897 chính sách thuộc địa của thực dân Pháp tại Việt Nam chuyển sang bước ngoặt mới kể từ khi Paul Doumer sang làm Toàn quyền Đông Dương Từ đó bưu chính ở Bắc Kỳ được xây dựng và mở rộng hoạt động hơn rất nhiều so với trước Năm 1929 tình hình chính trị và kinh tế xã hội của Việt Nam thay đổi do chịu ảnh hưởng và tác động hết sức nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) kéo theo sự thay đổi của bưu chính ở Bắc Kỳ sang giai đoạn mới.

Dưới thời Pháp thuộc, kể từ sau Hiệp ước Quí Mùi (1883) và Giáp Thân (1884), xứ Bắc Kỳ gồm 23 tỉnh và thành phố, bắt đầu từ Lạng Sơn ở phía Bắc đến hết Ninh Bình ở phía Nam, gồm: Bắc Giang, Bắc Cạn, Bắc Ninh, Hà Đông, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Hưng Yên, Kiến An, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phúc Yên, Phú Thọ, Quảng Yên, Sơn La, Sơn Tây, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Yên, Yên Bái và 4 thành phố là: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và Hải Dương” [43, tr.5].

Luận án nghiên cứu về quá trình hình thành, xây dựng và hoạt động của bưu chính ở Bắc Kỳ trên tất cả các lĩnh vực như bưu điện, điện tín, điện thoại và vô tuyến điện báo từ năm 1897 đến năm 1929 Trên cơ sở đó, luận án rút ra những đặc điểm và tác động của bưu chính thời Pháp thuộc đối với kinh tế, xã hội Bắc Kỳ nói riêng vàViệt Nam nói chung.

Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồntàiliệu

Phươngphápluận

Để thực hiện luận án, tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin Coi toàn bộ xã hội như một thể thống nhất với tất cả các mặt, các quan hệ xã hội, các quá trình có liên hệ nội tại và tác động lẫn nhau của xã hội, luận án nghiên cứu để chỉ ra những nét chung của sự phát triển xã hội, những động lực, những nguyên nhân cơ bản của sự chuyển biến kinh tế - xã hội, phân tích làm rõ mối liên hệ qua lại và giữa những hiện tượng khác nhau của đời sống xã hội Trên cơ sở đó, tiếp cận và giải quyết các khía cạnh liênquanđếnquátrìnhhìnhthành,pháttriểnvàtácđộngcủahoạtđộngbưuchính đối với tình hình kinh tế- xã hội ở Bắc Kỳ nói riêng và Việt Nam nói chung dưới thời Pháp thuộc.

Bưu chính là một lĩnh vực không thể tách rời các hoạt động kinh tế -xã hội và còn chịu tác động, ảnh hưởng bởi các chính sách chung của chính sách thuộc địa của thực dân Pháp Vì vậy, bưu chính cùng với các loại hình kinh tế khác tạo thành một chỉnh thể thống nhất, có ảnh hưởng, tác động đến toàn bộ nền kinh tế và xã hội thuộc địa.

Phương phápnghiêncứu

Để giải quyết và trình bày các kết quả nghiên cứu, tác giả luận án sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic Đồng thời kết hợp chặt chẽ với các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu, điền dã khảo sát … để làm rõ những nội dung cơ bản của luậnán.

Phương pháp lịch sử:Nhằm tái hiện trung thực bức tranh quá khứ của sự vật, hiện tượng theo thời gian và không gian như nó đã từng diễn ra Trong luận án, phương pháp lịch sử được vận dụng để trình bày theo trật tự thời gian về bối cảnh, nhu cầu thiết lập và quá trình hoạt động, nâng cấp, mở rộng mạng lưới bưu chính ở Bắc

Kỳ Có những loại hình bưu chính ra đời từ giai đoạn trước đó nhưng vẫn duy trì hoạt động trong thời kỳ đầu Pháp thuộc cùng với những loại hình bưu chính mới ra đời, hoạt động trong thời gian nghiên cứu của luậnán.

Phương pháp logic:Nhằm xem xét, nghiên cứu, khái quát và lý giải các sự kiện, vấn đề, bản chất của hiện tượng lịch sử Từ đó, đánh giá, chỉ ra bản chất, khuynh hướng vận động Trong luận án, phương pháp logic được sử dụng nhằm liên kết, kết nối các sự kiện, hiện tượng liên quan đến quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1929 để đưa ra những nhận thức cơ bản và cần thiết về tác động và vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội BắcKỳ.

Cùng với hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu trên, tác giả luận án còn kết hợp sử dụng một số phương pháp khác như:

Phương pháp so sánh: Được sử dụng trong luận án nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của bưu chính thuộc địa với bưu chính trong các triều đại quân chủ Việt Nam, chủ yếu so với thời Nguyễn, so sánh giữa giai đoạn 1897 - 1918 với giai đoạn 1919 - 1929; so sánh giữa bưu chính ở các trung tâm đô thị với các khu vực xa trung tâm như vùng miền núi, vùng cao… Từ đó, đưa ra những nhận định, đánh giá làm rõ đặc điểm và vai trò, tác động của bưu chính đối với quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Bắc Kỳ thời thuộcđịa.

Phương pháp thống kê: Luận án nghiên cứu về mạng lưới bưu chính nên phương pháp thống kê được áp dụng đối với nhiều đối tượng: Số lượng bưu cục xuất hiện ở Bắc Kỳ thuộc phạm vi thời gian khảo cứu; giờ làm việc của nhân viên bưu chính tại các tỉnh trên toàn Bắc Kỳ; thù lao chính quyền thực dân Pháp chi trả cho hệ thống nhân viên; doanh thu của từng hoạt động thuộc bưu chính qua các năm… Việc thống kê được thực hiện sau khi thu thập tư liệu, phân tích từng đối tượng để tìm ra sự tương đồng của từng nhóm đối tượng.

Phương pháp điền dã:Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả luận án đã tiến hành công tác điền dã, thu thập tư liệu tại các công trình xây dựng thời Pháp còn được bảo lưu (nguyên trạng hoặc một phần) đến ngày nay như tòa nhà Bưu điện Hà Nội, còn gọi là Bưu điện Bờ Hồ đối diện Hồ Hoàn Kiếm tọa lạc tại các tuyến phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Thạch và Đinh Lễ quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; trên các đường ga xe lửa, tuyến đường sắt như Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Nam Định là những công trình giao thông vận tải quan trọng, từng giữ vai trò chuyên chở thư từ, bưu kiện dưới thời thuộcđịa.

Ngoài ra, luận án kết hợp các kết quả nghiên cứu liên ngành như phương pháp xử lý tư liệu bản đồ hoặc các ghi chép trong các sách và hồi ký của tướng lĩnh, chính trị gia ngườiPháp.

Nguồntàiliệu

Để hoàn thành luận án, tác giả sử dụng và tập hợp những tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:

+ Khối tài liệu này chủ yếu bằng tiếng Pháp, được hình thành trong các cơ quan chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương và các Sở, ngành chuyên môn của chính quyền thuộc địa Pháp ở Bắc Kỳ Đây nguồn tài liệu quan trọng của luận án, bao gồm:

- Khối tài liệu hành chính thuộc các Phông: Phông Đô đốc và Thống đốc (Fonds des Amiraux et des Gouverneurs); Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương (Fonds du Gouvernement général de l'Indochine); Phông Tổng Thanh tra Công chính Đông Dương (Fonds de I'Inspection générale des Travaux publics de l'Indochine); Phông Nha Tài chính Đông Dương (Fonds de la Direction des Finances de l'Indochine); Phông Sở Tiếp tế và Vận tải biển Đông Dương (Fonds du Service du Ravitaillement et des Transports maritimes de l'Indochine); Phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ (Fonds de la Résidence Supérieure au Tonkin); Phông Sở Công chính Bắc Kỳ (Fonds des Travaux publics duTonkin)…

- Khối tài liệu kỹ thuật: Bao gồm tài liệu kiến trúc; tài liệu giao thông đường bộ; Khối tài liệu nhân sự; Sổ thuế; Sưu tập bảnđồ…

Các khối tài liệu trên đã cung cấp cho tác giả luận án nhiều văn bản lập pháp,lập quy, hành pháp, nghị định, sắc lệnh, thống kê, báo cáo về tình hình, thực trạng,kết quả của bưu chính Pháp ở Đông Dương nói chung và Bắc Kỳ nói riêng Ngoài ra,các tập san, Công báo như: Bulletin économique de l’Indochine (Tập san kinh tế ĐôngDương), Bulletin Officiel de l’Indochine franỗaise (Cụng bỏo Đụng Dương thuộcPháp), Journal Officiel de l’Indochine (Công báo Đông Dương), Annuaire général administratif, commercial et industriel de l’Indochine (Tổng niên giám hành chính,thương mại và công nghiệp Đông Dương), Bulletin administratif de Cochinchine (Tập san hành chính Nam Kỳ), Bulletin administratif de l’Annam (Tập san hành chínhTrung Kỳ), Bulletin administratif du Tonkin (Tập san hành chính Bắc Kỳ) đã giúp chúng tôi nắm bắt về các quy định, chức năng, nhiệm vụ,cáchthứctổchứccủacácdịchvụbưuđiện,điệnbáo,điệnthoại Từđógiúptác giả có cơ sở đưa ra những nhận định về bưu chính ở Bắc Kỳ trong tổng thể ngành bưu chính Đông Dương.

+ Ngoài ra là một số báo cáo đã được công bố về tình hình Đông Dương dưới thời một số Toàn quyền Đông Dương được đăng trên các công báo, thống kê, sách, báo, hồi ký đã được xuất bản như:Situation de l’Indo-chine 1897 - 1901(Tình hình Đông Dương) của Paul Doumer Đây là tập hợp báo cáo ngày 22-1- 1902 của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer trình khóa họp bất thường vào tháng 2-1902 của Hội đồng tối cao Đông Dương về tình hình mọi mặt của các xứ Đông Dương thuộc Pháp trong các năm 1897, 1898, 1899, 1900 và 1901, được nhà xuất bản F.H.Schneider xuất bản tại Hà Nội năm 1902;Situation de l’Indo-chine(1902-1907) (Tình hình Đông Dương) của Paul Beau.Đây là báo cáo của Toàn quyền Paul Beau về tình hình hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, quản lý hành chính của các xứ ở Đông Dương từ năm 1902 đến năm 1907 xuất bản tại Sài Gòn năm 1908 Trong đó dịch vụ về bưu điện và điệntínở Đông Dương được in ở phụ lục 18, cung cấp cho tác giả luận án những thông tin cần thiết về quá trình xây dựng, phát triển mạng lưới bưu chính Đông Dương, trong đó có Bắc Kỳ qua cácnăm.

Tư liệu ghi chép của các tướng lĩnh, chính trị gia người Pháp như hồi ký: Đặc điểm chung của nhóm tư liệu này là không chịu sự kiểm duyệt và giới hạn về dung lượng nên thông tin được chuyển tải rất phong phú, đồ sộ, đa dạng về đề tài, lĩnh vực. Tuy nhiên, do tính chất của tư liệu hồi ký nên nội dung văn bản thể hiện tính khách quan, tầm nhìn của người viết Họ là các sỹ quan, tầng lớp cầm quyền người Pháp ở Đông Dương nên nhiều nội dung cần được phê khảo, xem xét và cẩn trọng khi khai thác, sử dụng Điển hình cho nhóm tài liệu này là tập hồi ký (bản dịch tiếng Việt)Xứ Đông Dương(Nhà xuất bản Thế giới xuất bản năm 2015) Những ghi chép về một giai đoạn “lịch sử đầy biến động và bi thương mà Việt Nam và cácnước láng giềng đã trải qua” được thực hiện bởi Joseph Athannase Paul Doumer, từng giữ chức vụ Toàn quyền Đông Dương từ năm 1897 đến năm 1902 và sau này trúng cử Tổng thống Cộng hòa Pháp (1931-1932) CuốnXứ Đông Dươngtruyềntải rất nhiều thông tin về chính trị, quân sự, kinh tế - xã hội đương thời, trong đó có hoạt động bưu chính.

Bên cạnh đó còn có một số ghi chép của các sĩ quan, viên chức thực dân đã từng tham gia cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam hoặc tham gia trong bộ máy cai trị thực dân ở Đông Dương nói chung, Việt Namnóiriêng như:Xứ Trung - Bắc Kỳcủa Pôlanh Vian (Paulin Vial: L’Annam et le Tonkin, Paris, 1886);Công cuộc thựcdân của người

Pháp ở Đông Dươngcủa J.L Đờ Lanétxăng (J.L De Lanessan: La colonisation francaise en Indochine, Paris, 1895);Đông Dươngcủa Louis Salaun (Louis Salaun: L’Indochine, Paris, 1903);Đông Dương thời cận đạicủa E.Tétxtong và Pécsơrông (E.Teston et Percheron : L’Indochine moderne, Paris, 1931);Xứ Đông Phápcủa Hăngri Mác và PieCôni (Henry Marc et Pierre Cony: L’Indochine francaise, Paris, 1946)… Nhóm tư liệu này đã bổ sung không ít thông tin về chính trị, kinhtế- xã hội Đông Dương cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷXX.

Các văn bản điển chế, luật pháp của thời Nguyễn nhưKhâm định ĐạiNamhội điển sự lệ,Hoàng Việt luật lệ…cung cấp cho luận án những quy định, chế tài, chế độ thưởng/phạt của triều đình trung ương Huế áp dụng với quan lại, binh lính hoạt động trong lĩnh vực truyềntindưới thời Nguyễn; các bộ thông sử thời Nguyễn nhưĐại Nam thực lục, Khâm định Việt sử thông giám cương mục Đó là những tư liệu rất có giá trị, mang tính chất chính sử của nhà Nguyễn giúp tác giả luận án tìm hiểu về bối cảnh xã hội, tình hình Việt Nam trước và trong thời Phápthuộc.

-Nguồn tài liệu bằng hình ảnh:

Bao gồm hình ảnh các công trình bưu chính như: ảnh chụp Bưu điện Hà Nội đầu thế kỷ XX, hình ảnh lưu lại trên các bì thư, sưu tập tem bưu chính Đông Dương giúp hình dung được diện mạo một số kiến trúc bưu điện ở Bắc Kỳ trong những năm 1897 -

1929, phác dựng lộ trình di chuyển, thời gian gửi và nhận bưu kiện cũng các vấn đề thuộc phạm trù văn hóa, mỹ thuật Việt Nam thời Pháp thuộc thể hiện trên bì thư, tem bưu chính.

Ngoài ra, để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả luận án đã tiến hành công tác điền dã, thu thập tư liệu tại các kiến trúc, công trình xây dựng thời Pháp còn được bảo lưu đến nay như nhà Bưu điện Hà Nội; các nhà ga xe lửa, các tuyến đường sắt như Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Nam Định là những công trình giao thông vận tải quan trọng, từng giữ vai trò chuyên chở thư từ, bưukiện

Các công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả đi trước về bưu chính thời Nguyễn và thời Pháp thuộc, nhất là về chủ trương, chính sách của thực dân Pháp và quá trình xây dựng, hoạt động của hệ thống bưu chính ở Đông Dương và Việt Nam thời thuộc địa.

Các nguồn tài liệu kể trên rất có giá trị đối với luận án, đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng, cần thiết giúp cho tác giả luận án phác dựng được mạng lưới bưu chính thời Pháp thuộc trên địa bàn Bắc Kỳ.

Đóng góp mới về khoa học củaluận án

Thứ nhất,luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên một cách hệ thống đầy đủ, toàn diện về mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1929.

Thứ hai,luận án đã phân tích chủ trương, chính sách của thực dân Pháp trong việc xây dựng và mở rộng mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ nói riêng, ở Đông Dương dưới thời Pháp thuộc nóichung.

Thứ ba,luận án đã làm rõ được quá trình mở rộng và phát triển cũng như thực trạng về tổ chức, cách thức quản lý và các hình thức hoạt động của mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1929.

Thứ tư, luận án đã nêu đặc điểm, tính chất và tác động của bưu chính đối với quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Bắc Kỳ

Luận án góp phần bổ khuyết và hoàn thiện cho những nghiên cứu về bưu chínhBắc Kỳ nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung Luận án có ý nghĩa và đóng góp nhất định về mặt khoa học, góp phần đem đến những nhận thức mới, sâu sắc hơn về bưu chính ở giai đoạn lịch sử này.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn củaluậnán

Nghiên cứu bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1929 góp phần khẳng định vai trò, vị trí của bưu chính trong đời sống kinh tế và xã hội ở Bắc Kỳ thuộc địa, góp phần đánh giá đầy đủ và khách quan hơn tác động của công cuộc tư bản hóa của thực dân Pháp ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ thêm về lịch sử Việt Nam thời kỳ cận đại. Ý nghĩa thực tiễn

Trên cơ sở tập hợp, hệ thống hóa được khối lượng tư liệu, tài liệu liên quan đến bưu chính ở Bắc Kỳ, luận án là tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập về bưu chính ở Bắc Kỳ thời Pháp thuộc nói riêng, về lịch sử cận đại Việt Nam nói chung Luận án là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác quản lý bưu chính ở Việt Nam hiệnnay.

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luậnán

Chương 2: Xúc tiến xây dựng mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1918

Chương 3: Đẩy mạnh phát triển mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm

Chương 4: Đặc điểm, tính chất và tác động của bưu chính ở Bắc Kỳ đối với kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội

QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀLIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀILUẬNÁN

Khái niệm vềbưu chính

TheoTừ điển Bách khoa Việt Nam(tập 1) xuất bản năm 1995 [57, tr 301], một số thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực bưu chính - viễn thông được giải thích như sau:

Bưu điện:Là ngành kinh tế - kĩ thuật hạ tầng của một quốc gia thực hiện hai lĩnh vực dịch vụ thông tin liên lạc: bưu chính và viễn thông Bưu chính là dịch vụ hoạt động thông tin liên lạc, thực hiện trao đổi thư tín, văn bản, bưu kiện, bưu phẩm, chuyển tiền…Viễn thông (telecommunications) là dịch vụ thông tin liên lạc nhờ cáctínhiệu điện được truyền qua dây dẫn (hữu tuyến) và qua không gian (vô tuyến) hoặc nhờ các tín hiệu quang qua các hệ thống truyền dẫn quang Các dịch vụ viễn thông gồm: điện thoại, điện báo, truyền số liệu, fax, telex,teletex…

Bưu kiện: Là những gói hàng gửi qua bưu điện để chuyển đến người nhận.

Trong bưu kiện không được chứa thư và ghi chú có tính chất thông tin riêng Phân biệt bưu kiện trong nước và bưu kiện ngoài nước Bưu kiện có kích thước tối thiểu 9 x 14cm Kích thước lớn nhất gồm chiều dài cộng với chu vi lớn nhất không đo theo chiều dài, không được vượt quá 3m Chiều dài thứ nhất không quá 1,50m Khối lượng không vượt quá 20kg, trừ bưu kiện nghiệp vụ ngoài nước cho phép trọng lượng tối đa30kg.

Bưu phẩm: Là những giấy tờ, tư liệu, vật phẩm công và tư gửi qua đường bưu điện để chuyển đến người nhận Từ lúc gửi vào bưu điện cho đến khi bưu điện phải trả cho người nhận, bưu phẩm được coi là tài sản quốc gia Mọi người đều có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ trừ trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định, không ai được xâm phạm bưu phẩm, bóc xem, tiết lộ bí mật hoặc hủy bỏ bưu phẩm Bưu phẩm do tổ chức, cơ quan gửi đi gọi là bưu phẩm công, do cá nhân gửi đi gọi là bưu phẩm tư.Phân biệt bưu phẩm trong nước và bưu phẩm ngoài nước Bưu phẩm gồm các loại:thư, bưu thiếp, ấn phẩm, học phẩm cho ngườimù.

Ngoài ra còn có khái niệm “bưu chính ngoại giao” là hình thức liên lạc rất quan trọng và phổ biến giữa hai nhà nước (thường qua Bộ Ngoại giao) với các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của mình ở nước ngoài và giữa các cơ quan đại diện ngoại giao với nhau Các loại văn kiện chính thức và tài liệu phục vụ công tác ngoại giao chuyển qua đường bưu chính ngoại giao đều được đóng gói trong vali ngoại giao hoặc trong túi thư ngoại giao, có kẹp niêm phong, ghi ký hiệu nói lên tính chất bưu kiện Bưu chính ngoại giao được hưởng quy chế bất khả xâm phạm, được giao thông viên ngoại giao áp tải hoặc được giao cho tổ trưởng tổ lái máy bay, thuyền trưởng tàu thuyền buôn của nước chuyển giao, không phải đóng thuế Những điều khoản về bưu chính ngoại giao không phải đóng thuế Những điều khoản về bưu chính ngoại giao và giao thông viên ngoại giao được quy định trong Công ước viên (1961) về quan hệ ngoạigiao.

Cho đến giữa thế kỷ XIX, các thuật ngữ “bưu điện”, “điện báo”, “điện thoại”… vẫn hoàn toàn xa lạ đối với người Việt Nam Chỉ từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858) rồi từng bước đặt ách đô hộ và đưa kỹ thuật hiện đại của phương Tây áp dụng vào Việt Nam thì nhân dân ta mới biết đến các thuật ngữ trên Tuy nhiên, trước đó bưu chính cũng là một lĩnh vực của thôngtinliên lạc, xuất hiện sớm trong những ghi chép của triều Nguyễn Bưu chính thời kỳ này được hiểu là cơ quan có nhiệm vụ quản lý việc vận chuyển công văn và đưa đón quan lại của triều đình thông qua hệ thống dịch trạm Cơ cấu tổ chức của dịch trạm bao gồm: Chế độ chức dịch nhà trạm (cơ quan quản lý trạm), đặt trạm, đường chạy trạm, điếm trạm, phu trạm, ngựa trạm, thuyền trạm [46,tr.369]. Ở thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa tìm thấy khái niệm bưu chính dưới thờiPháp thuộc hay nói đúng hơn là người Pháp không đưa ra một định nghĩa cụ thể về lĩnh vực này Theo chúng tôi, thuật ngữ bưu chính giai đoạn này được hiểu là mạng lưới liên lạc, truyền tin, vận chuyển bưu phẩm bao gồm bưu điện (Poste), điện báo,điện tín (Télégraphes), vô tuyến điện báo (Radiotélégraphique), điện thoại(Téléphone), tem bưu điện/ tem bưu chính (postage stamp), bưu thiếp (carte postal) Trong quá trình từ đô hộ đến khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã đưa các hoạt động, kỹ thuật này vào Việt Nam và Đông Dương, các thuật ngữ trên mới xuất hiện Để hiểu rõ hơn các khái niệm này, đồng thời thống nhất nội hàm bưu chính sử dụng trong luận án, chúng tôi xin đưa ra một số nội dung như sau:

- Bưu điện(Poste) là cơ quan thực hiện việc trao đổi thư từ, ấn phẩm, bưu phẩm, bưu kiện Thời thuộc địa, các loại hình giao thông tham gia vào quá trình vận chuyển là giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàngkhông.

- Thư từ(bao gồm bì thư, tem thư/tem bưu chính) là công cụ biểu đạt thông tin giữa người gửi và người nhận qua cơ quan vận chuyển là bưuđiện.

- Ấn phẩm, bưu phẩm và bưu kiệnlà những kiện hàng gửi đi theo quy định của chính quyền thực dân, người gửi và nhận phải thanh toán cước phí dựa trên khối lượng của hànghóa.

-Điện báo, điện tín, vô tuyến điện báo(Radiotélégraphique, Télégraphes) là những cách thức truyền thông tin (tin nhắn) không lời thoại với đặc tính là truyền tin qua khoảng cách xa bằng ký hiệu, tức tín hiệu đã được mãhóa.

- Điện thoại (Téléphone) là thiết bịviễn thôngdùng để trao đổi thông tin, thông dụng nhất là truyền giọng nói - tức là “thoại” (nói), từ xa giữa hai hay nhiều người Điện thoại biến tiếng nói thànhtín hiệuđiện và truyền trongmạng điệnthoạiphức tạp thông qua kết nối để đến người sử dụngkhác.

Tất cả các khái niệm này cần được đặt trong bối cảnh xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp nên có thể tương đồng về mặt ngữ âm, nhưng không hoàn toàn tương đồng về mặt nghĩa với các khái niệm hiện nay Chẳng hạn như khái niệm “thư” thời Pháp thuộc sẽ không bao gồm thư điện tử (email) mà đơn thuần chỉ là “thư viết tay dạng chữ”; khái niệm “điện thoại” cũng không bao gồm điện thoại di động (mobile phone/téléphone mobile) hay cordless phone (điện thoại không dây) Như vậy, vào thời Pháp thuộc, bưu chính ở Bắc Kỳ bao gồm các hoạt động vận chuyển thư, gửi và nhận bưu phẩm, bưu kiện, bưu phiếu, điện phiếu và các hình thức liên lạc, truyền tải thông tin bao gồm điện báo, điện tín, vô tuyến điện báo, điệnthoại.

Bưu chính ở Bắc Kỳ là những hoạt động bưu chính diễn ra tại Bắc Kỳ thờiPháp thuộc Các nhận định, đánh giá, luận điểm trong luận án của chúng tôi vềb ư u chính thời Pháp thuộc liên quan đến các lĩnh vực hoạt động này Trong luận án, chúng tôi tập trung đi sâu nghiên cứu về bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1929 theo các khái niệm ở thời kỳ thuộc địa.

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tàiluậnán

Bưu chính Bắc kỳ thời thuộc địa không phải chủ đề hoàn toàn mới mà đã được đề cập trong một số chuyên luận và rải rác trong các công trình nghiên cứu tổng hợp về xã hội Việt Nam thời kỳ thuộc Pháp Căn cứ trên các công trình hiện có, chúng tôi chia những nghiên cứu về bưu chính làm 2 nhóm gồm nhóm công trình nghiên cứu ở Việt Nam và nhóm công trình nghiên cứu ở nước ngoài.

1.2.1 Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Các nghiên cứu trực tiếp về lịch sử bưu chính

Trong bài nghiên cứu “Bưu điện - công cụ xâm lăng ViệtNamcủa thực dânPháp

(trước 1858 - 1897)” đăng trên Tạp chíNghiên cứu Lịch sử,số 108 (tháng 3 năm

1968), Nguyễn Đoàn đã chỉ ra những nét chính về mục đích thiết lập mạng lưới đường thư; quá trình từng bước xâm chiếm, bình định các vùng đất mới và xây dựng các tuyến điện báo của thực dân Pháp Bên cạnh đó, chuyên luận của Nguyễn Đoàn còn giải thích về nhu cầu thành lập đường thư, cách thức vận chuyển thư từ thông qua các tàu buôn trên biển, đối tượng thụ hưởng (nhằm thỏa mãn nhu cầu liên lạc giữa các giáo sĩ làm nhiệm vụ truyền giáo, gián điệp và của các thương gia người Pháp với chính quốc) Đánh giá về hệ thống thông tin liên lạc của Pháp tác giả nhận xét: “Rõ ràng, ở đây tình hình mở rộng xâm lược của thực dân Pháp đã tạo điều kiện cho điện báo phát triển, mặt khác lại yêu cầu điện báo phát triển thì mới đáp ứng được nhu cầu thông tin đánh chiếm đất đai của chúng”[21, tr.45-49] và khẳng định bưu điện là công cụ đắc lực, phục vụ cho việc xâm lăng của Pháp tại Nam Kỳ và sau đó là Bắc - TrungKỳ.

Kết quả khảo cứu của tác giả Nguyễn Đoàn đã bổ sung, góp phần phân tích làm rõ mục đích của thực dân Pháp trong việc xây dựng, phát triển bưu điện ở Việt Nam thời thuộc địa, đặc biệt về vai trò của bưu điện trước năm 1897.

Hoạt động bưu chính Việt Nam còn được trình bày trong chuyên khảo “Lịchsử ngành Bưu điện Việt Nam (sơ thảolầnthứ I)”, Nhà xuất bản Bưu điện, 1990 do Vũ

Tuyến chủ biên Trong công trình này, tác giả đã nghiên cứu tương đối đầy đủ, hệ thống về lịch sử ngành bưu điện Việt Nam, nhất là cách thức truyền tin từ khởi thủy đến mạng lưới thôngtinliên lạc dưới thời Pháp thuộc và tình hình bưu điện Việt Nam đến năm 1975 Nội dung chính của cuốn sách (chiếm khoảng 80% dung lượng) đề cập về vai trò của bưu điện trong “30 năm chiến đấu phục vụ và xâydựng (1945-

1975)”với các hoạt động liên quan đến củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng trong hai năm 1945 - 1946; kháng chiến toàn quốc và sự chuyển hướng của mạng lưới thôngtintrong những năm 1946 - 1950; giữ vững thông tin liên lạc trên khắp các mặt trận từ năm 1951 đến năm 1954 Tuy nhiên, do sự hạn chế về tư liệu, nên các tác giả không dành nhiều dung lượng cho nội dung về bưu chính Việt Nam thời quân chủ và thời kỳ thuộc Pháp Những thông tin về bưu điện Việt Nam thời cận đại mới chỉ được tiếp cận ở khía cạnh như địa điểm thiết lập đầu tiên của mạng lưới bưu chính (tại Sài Gòn), một số cải tiến về cơ cấu, tổ chức, phương thức hoạt động tươngứngvới mục tiêu, nhiệm vụ của ngành này trong từng giaiđoạn.

Liên quan đến bưu điện Hà Nội thời Pháp thuộc được đề cập trong nghiên cứu của tác giả Phạm Xanh “Dấu ấn văn hóa người Pháp ở Hà Nội”trên Tạp chíNghiên cứu Lịch sử, số 7, năm 2010 Theo đó, người Pháp khi xâm lược và đô hộ Hà Nội đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong quy hoạch thành phố, trong kiến trúc tổng thể, trong giao thông đô thị, dấu ấn trong nhà in và các ấn phẩm Quá trình tác động, thay đổi văn hóa Hà Nội của người Pháp đã dẫn các biến đổi lớn về nhiều mặt Bưu chính Hà Nội cũng bị tác động từ chính sách của chính quyền thực dân Pháp như việc người Pháp cho phá hủy chùa Báo Ân để xây dựng Phủ Thống sứ Bắc Kỳ và Nhà Bưu điện

“mang phong cách kiến trúc Pháp” [76, tr.74].

Tập sách ảnh “Kiến trúc các công trình xây dựng tại Hà Nội thời kỳ

Phápthuộc” do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I ấn hành năm 2010, giới thiệu thông tin, hình ảnh về 32 công trình kiến trúc như Phủ Toàn quyền Đông Dương, Kho bạc Đông Dương, Sở Công chính Bắc Kỳ, Viện mắt Hà Nội, Bệnh viện Bản xứ, cầu

Long Biên, Tòa án Hà Nội, Trại lính khố xanh… được lựa chọn trong số rất nhiều tài liệu giới thiệu tại cuộc triển lãm cùng tên nhân dịp kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội Phần nội dung về Sở Bưu điện Hà Nội cung cấp thông tin: “Sở Bưu điện Hà Nội nằm ở phố Francis Garnier là một trong những công trình được xây dựng từ khá sớm kể từ khi Hà Nội bắt đầu được quy hoạch và mở rộng với việc lấy khu vực

Hồ Gươm làm trung tâm để phát triển Toà nhà đầu tiên được xây dựng trong các năm 1894-1899 theo phong cách kiến trúc tân cổ điển, do kiến trúc sư Adolphe Bussy thiết kế” [58, tr.35] cùng một số hình ảnh về kiến trúc này như ảnh chụp Sở Bưu điện Hà Nội khi mới đi vào hoạt động, bản vẽ mặt trước phòng thu cước phí của Sở Bưu điện, tỉ lệ 1/50, do Adolphe Bussy, Kiến trúc sư chính - Chánh Sở Nhà cửa dân sự lập năm1921…

Trong nghiên cứu về tem bưu chính, khảo cứu “Lịch sử tem bưu chính ĐôngDương qua tài liệu lưu trữ” của Bùi Thị Hệ đăng trên Tạp chíXưa & Naycủa Hội

Khoa học Lịch sử Việt Nam số 435/ tháng 9/2013 Đây là một trong những nghiên cứu về lịch sử ra đời tem bưu chính tại Đông Dương thời thuộc địa, đề cập đến hoàn cảnh ra đời, về giá trị, nội dung và hình thức của tem thư Giá tem phải ở mức thấp, mẫu tem có đủ phức tạp trong in ấn để tránh bị làm giả và có tính thẩm mỹcao Bên cạnh đó, tác giả cũng thống kê những đợt phát hành tem và địa điểm lưu hành đầu tiên (bắt đầu từ Nam Kỳ, về sau lan rộng ra cả 5 xứ), các mệnh giá được áp dụng tại các thời điểm và địa phương khác nhau Thông qua hình ảnh trên các con tem, tác giả khẳng định tem Bưu chính Đông Dương được phát hành liêntụctrong các năm và đã có mặt trên khắp lãnh thổ, ngay cả ở những nơi xa xôi, hẻo lánh nhất và tem Bưu chính là một trong những phương tiện tuyên truyền hữu ích của chính quyền Pháp, nhằm quảng bá những địa danh du lịch, các nhân vật lịch sử quan trọng trong đó có Việt Nam và ĐôngDương.

Nghiên cứu về “Tổ chức bộ máy các cơ quan trong chính quyền thuộc địa ởViệt Nam qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1862-1945)” của Trung tâm Lưu trữ

Quốc gia I, xuất bản 2013 có dung lượng gần 800 trang, tập hợp tương đốiđầyđủ các vănbản,sắclệnh,nghịđịnhc ủ a chínhquyền Pháp ởĐôngDương trong hơn80 năm đô hộ Cuốn sách “Tổ chức bộ máy các cơ quan trong chính quyền thuộc địa ởViệt Nam qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1862-1945)” như một “tổng mục lục” hệ thống văn bản pháp quy của chính quyền thuộc địa được tập hợp, sắp xếp, phân loại, chuyển ngữ cung cấp nhiều thông tin có giá trị Trong cuốn“Tổchức bộ máycác cơ quan trong chính quyền thuộc địa ở Việt Nam qua tài liệu và tư liệulưutrữ (1862-1945)” đã thống kê được nhiều Nghị định của Toàn quyền Pháp và tiến hành những “nghiên cứu bước một” (biên niên, dịch thuật ) Thí dụ Nghị định ngày 19 tháng 01 năm 1872 của Thống đốc Nam Kỳ về việc tách Sở Ngân khố và Sở Bưu điện (nguồn J21, BOC 1872, tr.41-42) có nội dung Sở Ngân khố trở thành một Sở độc lập và hoạt động theo các điều khoản quy định tại điều 215, 216 của Sắc lệnh ngày 26 tháng 9 năm 1865[59, tr.38] Nghị định ngày 10 tháng 01 năm 1889 của Toàn quyền Đông Dương về việc xóa bỏ Tổng Nha Bưu điện và Điện báo Đông Dương (nguồn: J001, JOIF 1889, tr.58-59) với ba nội dung: Tổng Nha bưu điện và Điện báo Đông Dương chính thức bị xóa bỏ; Nha Bưu điện và Điện báo chịu sự chỉ đạo của Tổng Trú sứ Trung Kỳ - Bắc Kỳ và chịu sự chỉ đạo của Giám đốc phụ trách sở địa phương Nam Kỳ liên quan đến các công việc tại Nam Kỳ và Cao Miên [49, tr.82] Nội dung của các nghị định được đề cập trong

“Tổ chức bộ máy các cơquan trong chính quyền thuộc địa ở Việt Nam qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1862- 1945)” giúp chúng ta có những hình dung cơ bản về thời điểm thành lập, tổ chức, chức năng, cơ cấu nhân sự, cách thức vận hành của cơ quan quản lý hoạt động bưu chính dưới thời thuộcđịa.

Liên quan đến tem thư Đông Dương là bài viết “Văn hóa dân tộc thiểu sốtrên tem Đông Dương” của Lê Bình Minh đăng trên Tạp chí Xưa & Nay số 457, tháng

Đánh giá kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiêncứu

1.3.1 Đánh giá về kết quả nghiên cứu của các công trình đã côngbố

Những công trình nghiên cứu về bưu chính của các tác giả trong nước và nước ngoài xuất phát từ nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau đã khái quát, làm rõ một số vấn đề về bưu chính thời kỳ thuộc địa Những kết quả nghiên cứu đã công bố thể hiện trên 3 khía cạnh chủ yếu sau đây:

Thứ nhất là về tài liệu

Cáccôngtrìnhđãcungcấp những nguồntưliệucơbản,có giátrịvàđángtin cậy,đượccáchọcgiảkhaitháctừcáccôngtrìnhnghiêncứutổngthểvềcácvấnđềkinh tế- xãhộiởĐôngDương.Cáctài liệu nàygiúpchochúngtôihìnhdungđược nhữngnétlớnvềtình hìnhchínhtrị,xãhộiViệt Nam,nhucầu, hoạt động củamạng lướibưuchínhởViệtNamnóichungvàBắcKỳnóiriêngdướithờiPhápthuộc.

Thứ hai là về phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mạng lướibưuchínhởViệtNamthời Pháp thuộc,cácnhànghiên cứuđãsửdụngphươngpháplịchsử, logic,phântích, tổnghợp,sosánh Trongcông trìnhnghiêncứu củamình, chúngtôikếthừa các phươngphápnghiên cứucủa các tác giảđitrướcvàtriệtđểsửdụng haiphương pháp nghiên cứuchủđạolàphươngpháplịchsửvàphươngpháplogic, ngoàiracònkếthợpsửdụngcác phươngpháp khácnhưphươngpháptổng hợp, thốngkê,sosánh, điềndãkhảosát thực địa đểlàm nổibậtđượcbứctranhvềbưuchínhởBắcKỳdướisựcai trị củathựcdân Pháp. Cácphươngpháp khaithác, thẩmđịnhtưliệu,phêphánsửliệucùngphươngphápchuyêngia màtrong cáccôngtrìnhnghiên cứu được chúngtôi dẫnraởphầntrênđây cũngđược chúngtôikếthừa,học hỏivàchútrọngsửdụngtrongkhithựchiệnluậnán củamình.

Thứ ba là về nội dung

Cáccôngtrìnhnghiên cứu,bàiviếtđãtrìnhbàytrênđây giúp tác giảluậnánhiểurõhơnvềbốicảnhlịchsử,mụcđíchthiết lậpbưuchínhcủathựcdânPháp.Các côngtrìnhđó đãcung cấpthêm nhiềucứliệulịch sử,tưliệu,tàiliệuquantrọng,hữuíchcũngnhưcungcấpmộtsốnhậnxétđánhgiácóliênquannhấtđị nhđếnnộidungnghiên cứucủaluậnán Tuynhiên,domục đích nghiên cứucủa các tácgiảvềphạmvikhônggian,thờigian,vềnhữngkhía cạnh,nộidungriêngcủa mỗi công trìnhnghiên cứuvàbài viết, nên các côngtrìnhnghiêncứu,bàiviếtđóchưa,hoặc cònít đềcậpđến bưuchínhBắcKỳtừ cuốithếkỷXIX đến đầu thếkỷXX,nhưngcũnggiúpchochúngtôi nắm đượcrõhơnvềmộtsố nộidung lýdorađời,sốlượngvàbốtrí của cáctrạmbưuđiệnởcácxứ,đây cũngchínhlà mộttrong những

“khoảng trống”màchúngtôinhận thấy cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án.

Hạn chế của các công trình nghiên cứu trước đây hầu hết còn khá sơ lược Bên cạnh đó, vẫn còn một số sự kiện, vấn đề trình bày, đánh giá chưa thật chính xác Nói riêng về tổ chức bộ máy chính phủ Đông Dương (trang 50), các tác giảLịch sử

ViệtNam(tập 7) ghi là:Bộ máy Chính phủ Đông Dương còn có cácNhachuyên môn khácnhư: Nha Tư pháp Đông Dương(1898),NhaY tế Đông Dương(1904), Sở Viễn thôngĐiện báo Đông Dương(1909) , nhưng khi đối chiếu với các tư liệu khác thìthấynăm 1909 lại là thời điểm thành lập Sở Vô tuyến điệnbáo

1.3.2 Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiêncứu

Các nghiên cứu về bưu chính ở Bắc Kỳ hầu như mới chỉ đề cập đến một trong các khía cạnh như tem thư, dịch vụ điện thoại Cácthôngtinvềmạng lưới điệntín,điệnthoại,dịchvụbưuđiệnởViệtNamthờikỳnàychủyếuchỉdừnglạiởviệc giải thíchlýdorađời,miêutả,thốngkêsốlượngbưu cục.Ở một khía cạnh khác, chúng tôi nhận thấy, hoạt động bưu chính thường được đặt giải mã trong một vấn đề lớn, mang tính vĩ mô (thí dụ về tòa nhà bưu điện Hà Nội được tiếp cận như là minh chứng cho kiến trúc đô thị Hà Nội dưới tác động khai thác của chính quyền Pháp ở Đông Dương) chứ chưa phải đối tượng nghiên cứu chuyênbiệt.

Vấn đề bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1929 cần được tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu dưới các góc độ: Tiền đề hình thành, các loại hình dịch vụ cùng đặc tính của loại “hàng hóa đặc biệt” này Bên cạnh đó, cần những thống kê cụ thể, chi tiết hơn về các chỉ số như doanh thu, số lượng… để thấy được vị trí, vai trò và hiệu quả mà bưu chính mang lại, cũng như tác động của nó đối với các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội của Bắc Kỳ nói riêng, Việt Nam nói chung từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu bao gồm:

Một là,phân tích làm rõ bối cảnh lịch sử, chủ trương, chính sách, mục đích của thực dân Pháp đối với việc xây dựng bưu chính ở Bắc Kỳ.

Hai là,làm rõ cơ cấu tổ chức bộ máy, quản lý và nhân sự trong các cơ quan bưu chính ở Bắc Kỳtừnăm 1897 đến năm1929.

Ba là,quá trình phát triển và kết quả hoạt động của bưu chính ở Bắc Kỳ.

Bốn là, nêu đặc điểm và nhận xét về hoạt động của bưu chính ở Bắc Kỳ, đánh giá vai trò và tác động của bưu chính trong các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội ở Bắc Kỳ thời kỳnày.

Mạng lưới bưu chính ở Đông Dương và bưu chính ở Bắc Kỳ dưới thời thuộc địa là một trong những vấn đề thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước dưới nhiều góc độ và bằng nhiều phương pháp, cách thức tiếp cận khác nhau Tuy nhiên, các nghiên cứu về bưu chính nói chung hầu như mới chỉ dừng ở mức độ khái lược, mạng lưới bưu chính trong xã hội thuộc địa thường chỉ được tiếp cận dưới góc độ khi hạ tầng bưu chính được coi là bộ phận cấu thành cơ sở hạng tầng kinh tế

- xã hội Bắc Kỳ và hoạt động của bưu chính như một mảng, một chuyển động trong bức tranh tổng thể về kinh tế Bắc Kỳ trong giai đoạn Pháp thuộc Các nghiên cứu chuyên sâu về bưu chính Bắc Kỳ, nhất là những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài thường khó tránh khỏi sự chủ quan, phiến diện, thiên về ca ngợi công lao “bình định”, “khai hóa” của chế độ thực dân Ngoài ra, các tài liệu về bưu chính thời kỳ này vẫn có độ “vênh” nhất định về nội dung Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước đã công bố giúp cho tác giả luận án rất nhiều về nguồn tư liệu, tài liệu và một số vấn đề về nội dung có quan đến luận án Trên cơ sở phân tích các nội dung chủ yếu của các nghiên cứu đã công bố và căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ của luận án, tác giả đã đặt ra bốn vấn đề chủ yếu cần tiếp tục nghiên cứu trong luậnán.

TIẾN XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI BƯU CHÍNH Ở BẮCKỲTỪ NĂM 1897 ĐẾNNĂM1918

Mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ trướcnăm1897

2.1.1 Mạng lưới bưu chính trước khi thực dân Phápxâmlược

Thông tin liên lạc dưới các triều đại quân chủ luôn gắn liền với quá trình tồn tại và phát triển của đất nước, có vai trò kết nối liên lạc giữa triều đình trung ương với chính quyền ở các địa phương mà hệ thống trạm truyền tin được sử liệu ghi nhận là xuất hiện dưới thời Lê Long Đĩnh.Đại Việt sử ký toàn thưcho biết: Mùa đông năm

1005 “chợt thấy trạm báo tin là giặc Cử Long vào cướp đã đến cửa biển Thần Đầu”

[36, tr.75] Các sử thần nhà Lê còn cung cấp nhiều sự kiện liên quan đến trạm, chẳng hạn như niên hiện Thông Thụy thứ hai (năm 1035), mùa xuân, tháng 2,

“Kinh sư lưu thủ là Phùng Càn Vương Nhật Trung cho chạy trạm báo tin bọn nhà sư họ Hồ” [36, tr.94]…; hoặc năm Quang Thái thứ ba (năm 1390), ngày 23 tháng giêng, “đô tướng Trần Khát Chân đại thắng quân Chiêm Thành ở Hải Triều Khát Chân sai quân giám Lê Khát Khiêmbỏđầu giặc vào hòm, đi thuyền về báo tin thắng trận ở hành tại Bình Than” [36, tr.283] - các dữ kiện cho thấy, từ thời Tiền Lê - Lý

- Trần, nước Đại Việt đã sử dụng và thịnh hành hai hình thức truyền tin: Bằng ngựa (đường bộ) và bằng thuyền (đường thủy) Sử cũ còn cung cấp thêm thông tin về ngựa trạm, phu trạm qua sự kiện năm 1126, niên hiệu Thiên Phù Duệ Vũ thứ 7; tháng 11 (nhuận), nhà Lý sai người sang tạ ơn Tống 10 con voi thuần và vàng bạc, sừng tê Quan Kinh lược ty (nhà Tống) bảo với sứ đoàn Đại Việt: “Năm nay ở Đông Kinh và các xứ Hồ Nam, Đĩnh Châu, Lễ Châu đều đã đem binhmãđi đánh ngườiKim,chưa biết lúc nào về Trong lúc này thì ngựa trạm, phu trạm dọc đường chỗ nào cũng ít, xin sứ giả đem lễ vật về" [36, tr.736]

Hệ thống trạm tin vẫn là công cụ truyền tải tin tức chủ đạo dưới các thời

Lê, Lê - Mạc (thế kỷ XVI, XVII), cụ thể là năm 1639 (niên hiệu Dương Hoà thứ

5), triều đình “đưa thư cho ty Hồ Nhuận doanh Quy Đạo thuộc Quảng Tây nước Minh, và quan các châu Yên Bình, Quy Thuận, Hạ Phiên, Hướng Vũ, hẹn hợp sức đánh Cao Bằng”; năm 1660 (niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 3), tháng 4, “Phú quận công Trịnh Căn cho chạy ngựa về dâng tờ báo tin thắng trận” [36, tr.736 - 684]. Bước sang thời Nguyễn, hệ thống dịch trạm phục vụ việc lưu chuyển tin tức đã đạt tới cấp độ gần như hoàn thiện. Đầu thời Nguyễn, việc đặt tên dịch trạm chưa theo công thức, nhưng đến thời Minh Mệnh, để tạo sự thống nhất trong quản lý, việc đặt tên trạm, về cơ bản đều tuân thủ nguyên tắc: Lấy một chữ trong tên phủ làm chữ đầu tiên của tên trạm, ví dụ các trạm: Thừa Nông, Thừa Hóa, Thừa Lưu của phủ Thừa Thiên; các trạm trên đất Nghệ An được đặt tên là An Dũng, An Kim, An Quỳnh Khoảng cách giữa các dịch trạm cũng được quy chuẩn Thời Gia Long, khoảng 4.000 trượng đặt một sở trạm Đến giai đoạn trị vì của Minh Mệnh “phàm các sở dịch trạm ở các trực tỉnh miền Nam miền Bắc, mỗi sở cách nhau từ trên dưới 20 dặm đến 34, 35, 36 dặm” [46, tr.369] René Despierres khi đến Việt Nam cũng nhận thấy rằng “Tuyến đường chính của trạm là đường quan lộ, tức là tuyến lưu thông quan trọng của nước Đại Nam, cứ 15km hay 20km thì có sự chuyển phu trạm” [88, tr.7] Tuy nhiên, trên thực tế, do đặc trưng địa hình từng địa phương mà khoảng cách này có thể được điều chỉnh cho phù hợp, gần hơn hoặc xa hơn so với quy định của triều đình.

Kết cấu và nhân sự vận hành dịch trạm cũng được quy định cụ thể và kiện toàn Đứng đầu mỗi trạm là Đội trưởng Giúp việc cho Đội trưởng là Thứ đội trưởng Từ năm 1835, hai chức danh này được đổi là Dịch thừa và Dịch mục nhưng vai trò, chức năng không thay đổi Số lính trạm (phu trạm) thường trực trong khoảng từ 30 đến 100 lính Đội trưởng và Thứ đội trưởng được hưởng đãi ngộ định kỳ (tiền và gạo), các phu trạm được cấp 600 phương gạo/năm Kiến trúc nhà trạm cũng từng bước được quy chuẩn Năm 1810, vua Gia Long yêu cầucácnhàtrạmphảidựng“5gian2chái”,cácthôngsốvềlòngnhà,sànnhà, sàn gác đều rất cụ thể, chi tiết Đến năm 1830, vua Minh Mệnh chuẩn định lại quy thức nhà trạm như sau: Mỗi nhà trạm có 3 gian hai chái, đều lợp tranh; lòng ngang 5 thước, dọc 6 thước 5 tấc, đằng trước đằng sau, bên tả bên hữu sàn gác thứ hai đều 4 thước 9 tấc, sàn gác thức 3 đều 3 thước 2 tấc, cột cái 13 thước, dài

3 trượng 5 thước 7 tấc, rộng 2 trượng 1 thước 2 tấc Quy thức này vẫn được duy trì và áp dụng dưới giai đoạn trị vì của các vua: Thiệu Trị, Tự Đức Đến giữa thế kỷ XIX, số lượng nhà trạm kiên cố, quy chuẩn đã đạt 91/150 tổng số nhà trạm.

Số lượng ngựa trạm, thuyền trạm được quy định khá cụ thể Từ năm 1810, Gia Long đã có những chỉ thị về việc cung ứng thuyền trạm cho các trấn Biên Hòa, Phiên An, Vĩnh Long, Định Tường Với các trạm bộ, ban đầu được cung ứng 02 con ngựa/trạm; đến năm 1828, Minh Mạng nâng số ngựa cho các trạm:

“Ngạch ngựa ở trạm kinh hiện cả thảy 3 con thì các trạm nên chiếu lệ ấy cấp thêm Các trạm ở phủ Thừa Thiên và các trấn ở ngoài, đều do quan địa phương, chiếu theo trạm thuộc trong hạt, chi tiền công ra, đặt giá mua ngựa đực, để cấp thêm cho mỗi trạm 1 con, cho đủ số định ngạch 3 con; lại phát tiền công, cấp thêm mỗi trạm 5 quan để làm đồ ngựa và chuồng ngựa” [46, tr.396] Số ngựa trạm và kinh phí cấp cho dịch trạm có thể được tăng lên, tùy vào tình hình kinh tế - xã hội quốc gia lúc bấy giờ Chẳng hạn như năm 1844, do biên cương đất nước có loạn, vua Thiệu Trị đã chỉ đạo cấp bổ sung cho các trạm từ Thừa Thiên trở vào Nam mỗi trạm 02 con ngựa cùng 20 quan tiền chi phí hoạt động Ngược lại, đầu thời Tự Đức, nhận thấy một số dịch trạm “công việc hơi rỗi”, triều đình đã chỉ đạo bán bớt số ngựatrạm.

Hoạt động của dịch trạm được đặc biệt ưu tiên cho các hoạt động quốc phòng, an ninh; tiếp đến là bang giao sứ thần; thông tin về đê điều, lũ lụt;thương đoàn phương Tây đến các cửa biển - đều được sử dụng ngựa trạm để vận chuyển tin tức; các công việc khác như hộ đê, địa phương gặp thiên tai địch họa cùng các tin tức về nạn dân cũng phải lập tức chuyển tải; thông tin về trộm cướp, hải tặc nhưng không quá quan trọng hoặc các việc bang giao thôngthường thì khẩn trương đưa ống chuyển trạm; các công việc khác thì quan lại địa phương dâng sớ về triềuđình.

Triều đình còn cung cấp cho dịch trạm nhiều công cụ phục vụ khác Bên ngoài dịch trạm có treo bài trạm (ghi tên dịch trạm và thời gian tiếp nhận, vận chuyển công văn) Thẻ bài trạm khắc bằng sừng gia súc (trâu, bò) hoặc ngà voi (bắt đầu áp dụng dưới thời Minh Mệnh), nếu thất lạc phải lập tức thông báo để bổ sung Thời Gia Long có lệ mỗi dinh, trấn phải chuẩn bị 100 ống tre, đánh dấu từ 1 đến 100 (lần lượt là “đệ nhất hiệu”, “đệ nhị hiệu”, “đệ tam hiệu” đến “đệ nhất bách hiệu”) đựng trong 2 chiếc túi vải Về sau, do lượng công văn, giấy tờ cần vận chuyển nên số lượng ống tre tăng lên: 300 ống (phục vụ công văn các

Ty thuộc 6 bộ), 200 ống (với các địa phương lớn như Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa); một số vùng biên giới hoặc các vùng miền núi, diện tích nhỏ, dân số ít như Ninh Bình, Hưng Yên, Tuyên Quang, Lạng Sơn cũng nâng số lượng ống tre (đựng công văn) lên 150 ống Vào thời Minh Mạng có 7.250 chiếc ống trạm, Bộ binh có đến 300 chiếc Bên cạnh chất liệu tre, “ống công văn” có thể làm bằng gỗ, sừng… với nhiều loại kích thước cho phù hợp với loại hình văn bản Cờ hiệu, nghi trượng của từng trạm cũng được quy định và có sự khác biệt rõ rệt về hình thức, dấu hiệu. Đội trưởng trạm sắp xếp và phân bố phu trạm vận chuyển công văn, giấy tờ Các công văn này được đựng trong ống tre có tên ống công văn Hai đầu ống có buộc dây và ống được bịt lại bằng nhựa hoặc sáp có đóng dấu Ống được giao cho phu trạm chạy bộ và trên các vùng đồng bằng thì được giao cho các phu đi ngựa Ngoài ra, họ còn có môt cái cây gậy dùng để chống và dùng như một sự báo hiệu [100, tr.9] Từ Kinh thành Thăng Long có những đường thủy chạy dọc theo các con sông và kênh đào cùng với giao thông đường bộ, thông qua hai hệ thống giao thông này là chủ yếu để có thể vận chuyển thư từ đi các nơi, phía Bắc có thể lên đến biên giới Trung Quốc Trên các tuyến giao thông chính đều có các nhà trạm và các ụ đất cắm biển gỗ chỉ phương hướng.

Khi vận chuyển những thư từ, tin tức quân sự, người lính trạm dưới thời Nguyễn sẽ dùng lá cờ lông gà để làm dấu hiệu tượng trưng cho việc quân khẩn cấp Triều đình buộc các nhà trạm phải lấy những lông cánh dài, đẹp của con gà trống rồi sau đó dùng sợi dây khâu liền nhau kết thành những mảng to rồi quấn khắp ngọn cờ, để mỗi khi có tráp chạy trạm mang tính quân vụ thì lập tức đem lông cánh gà cắm lên chiếc ngà đỏ của chóp cờ, rồi phái lính trạm cầm cờ đó chạy hỏa tốc ngay Thường ngày các cai đội trạm phải cắt cử lính trông xa nếu thấy cờ có treo lông gà đang đến thì phải hiểu ngay là có việc quân sự khẩn cấp, phải lập tức chuẩn bị ngựa trạm và cắm sẵn lông cánh gà lên chóp cờ để chờ tiếp lấy ống trạm sắp đến rồi chuyển đi ngay, không được chậm trễ [68, tr.33].

Với các hoạt động truyền tin phục vụ trong các cuộc chiến tranh xâm lược, phải đảm bảo chặt chẽ, an toàn, bí mật, "không một sai sót nào có thể được biện minh Khi đến trạm chuyển tiếp thì phu trạm giao cho cai trạm hay đội trạm cái ống tre và cái lá cờ ghi giờ khởi hành từ trạm trước Cũng như vậy, đối với người phu trạm mới, và người này lập tức lên đường chạy đến trạm tiếp theo không được bỏ mất một giây phút nào" [35, tr.14].Hơn nữa, những công văn, thư từ mặc dù được cất cẩn thận trong các ống tre nhưng phía ngoài nắpốngcũng cần được dán giấy niêmphong.

Phương tiện chủ yếu sử dụng để truyền tin thời kỳ đầu chủ yếu sử dụng sức người chạy bộ là chính, sau này các triều đại phong kiến đã sử dụng thêm sức ngựa Thậm chí, đến triều Nguyễn, nhà vua đã ban hành văn bản quy định chặt chẽ việc bảo vệ ngựa phục vụ cho các trạm, vua Minh Mạng đã đặt ra lệ

"con ngựa nào già, ốm không rong ruổi được thì trình quan sở tại, hạ giá bán đi,mua con khác đền vào, nếu không có tiền mua, lấy tiền công phụ thêm"[51,tr.190] Bên cạnh đó, việc sử dụng ngựa trạm cũng còn tương đối hạn chế.Không phảitất cảcác công văngiấy tờ đềuđượcsửdụng ngựa côngđểvận chuyển"Phàm có việccôngkhẩncấpthìdùngngựađểphiđệ" [54,tr.109].Do đó,màhiệuquảmanglạichưathựcsựcao.Bêncạnhdùngsứcngười,sứcngựa thì thuyền trạm cũng là phương tiện vận chuyển và chỉ được dùng vào trong các việc khẩn cấp.

Nhà Nguyễncóquyđịnhrấtcụthể,chi tiếtvềthờihạn(bao nhiêungày,giờ),tínhchất công văn(tốikhẩn, khẩn vừahayđithường).Lấy kinhthànhHuế làmtrungtâm,thờihạncôngvănđếnmộtsốtỉnhBắcKỳđượcquyđịnhnhưsau:

Bảng 2.1: Thống kê thời lượng vận chuyển công văn dưới thời Nguyễn

Nơi đến Ngựa phi Tối khẩn Khẩn vừa Đi thường

3 ngày 10 giờ 4 ngày 6 giờ 5 ngày 8 giờ

Nam Định 2 ngày 6 giờ 5 phân 4 ngày 1 giờ 4 ngày 9 giờ 6 ngày

4 ngày 3 giờ 5 ngày 6 ngày 3 giờ

Hải Dương 2 ngày 10 giờ 1 chuyển 4 phân

4 ngày 7 giờ 5 ngày 5 giờ 6 ngày 10 giờ

5 ngày 5 ngày 10 giờ 7 ngày 4 giờ

Hà Nội 2 ngày 9 giờ 4 ngày 6 giờ 5 ngày 3 giờ 6 ngày 7 giờ

Sơn Tây 2 ngày 11 giờ 2 phân 4 ngày 9 giờ 5 ngày 7 giờ 7 ngày

Hưng Hóa 3 ngày 1 chuyển 5 phân

4 ngày 11 giờ 5 ngày 9 giờ 7 ngày 2 giờ

Tuyên Quang 3 ngày 5 giờ 9 phân 5 ngày 7 giờ 6 ngày 7 giờ 8 ngày 2 giờ

Bắc Ninh 2 ngày 10 giờ 2 chuyển

4 ngày 8 giờ 5 ngày 6 giờ 6 ngày 10 giờ

Thái Nguyên 3 ngày 1 giờ 9 phân 5 ngày 5 ngày 11 giờ 7 ngày 5 giờ Lạng Sơn 3 ngày 4 giờ 3 chuyển 5 ngày 6 giờ 6 ngày 6 giờ 8 ngày 1 giờ

Cao Bằng 3 ngày 10 giờ 3 chuyển 7 phân

6 ngày 4 giờ 7 ngày 5 giờ 9 ngày 3 giờ

MẠNH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI BƯU CHÍNH ỞBẮC KỲTỪ NĂM 1919 ĐẾNNĂM1929

Thực dân Pháp đẩy mạnh đầu tư khai thác Việt Nam sau Chiến tranh thếgiớithứnhất

Cuối năm 1918 Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, tuy thuộc phe thắng trận nhưng nước Pháp bước ra khỏi cuộc chiến tranh với nền kinh tế bị tànphánặng nề và nền tài chính sa sút Về kinh tế, nhiều ngành sản xuất bị ngừng trệ, hoạt động thương mại giảm sút, các nhà máy, xí nghiệp bị tàn phá Về tài chính, các khoản đầu tư của Pháp ở nước ngoài cũng bị tiêu hủy, dẫn đến thiếu hụt ngân khố, mất cân bằng về thu chi Ngân sách năm 1920 chỉ có 22,6 tỷ francs trong khi nhu cầu cần đến 39,6 tỷ francs Bên cạnh đó, giá trị của đồng franc so với các đồng ngoại tệ ngày càng giảm, chỉ tính riêng trong năm 1919 đến năm 1926, đồng franc của Pháp đã giảm giá khoảng

4 lần so với bảng Anh và đồng đô la Mỹ Chính sự giảm sút này đã làm cho giá sinh hoạt lên cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân và kinh tế của Pháp. Thêm vào đó, nước Pháp bước ra khỏi chiến tranh phải đối mặt và giải quyết các khoản nợ nước ngoài, lên tới 10 tỷ đô la Sự khủng hoảng về tiền tệ và tài chính cùng với giá cả đắt đỏ, leo thang đã dẫn đến làn sóng bất bình trong nhân dânPháp.

Nhằm khôi phục nền kinh tế, tài chính, hàn gắn vết thương chiến tranh, các tập đoàn tư bản tài chính Pháp chủ trương tăng cường bóc lột quần chúng trong nước, thúc đẩy sản xuất trong nước, mặt khác đẩy mạnh đầu tư khai thác thuộc địa, trong đó Đông Dương “được xem như là một thuộc địa quan trọng nhất, phát triển nhất và giàu có nhất trong tất cả các thuộc địa trên thế giới” [65, tr.198] Để thực hiện được mục tiêu đó, các khoản đầu tư vào Việt Nam đã tăng cả về quymôlẫn tốc độ Không kể vốn đầu tư của cá nhân hay công ty sinh lợi, tổng số vốn của các cổ phần do công ty vô danh phát hành trong thời kỳ 1924 - 1930 vượt trên 2,5 tỷ francs, tức là trong vòng gần 6 năm, Đông Dương đã thu hút được một khối lượng lớntưbảnchínhquốc.Mộtphầnbatrongsốđóđượcđầutưvàocáccơsởkinh doanh nông nghiệp, cơ sở kinh doanh đồn điền cao su hoặc cây công nghiệp Số còn lại được mở rộng đầu tư sang công nghiệp mỏ và công nghiệp chế biến với 1/3 tổng khối lượng Sau cùng đến các hoạt động của khu vực “thứ ba” (thương mại, vận tải, ngân hàng) cũng với một tỷ lệ như vậy [1,tr.59-60].

Nền sản xuất ở thuộc địa giai đoạn này cần phải thu gọn trong việc cung cấp cho chính quốc nguyên liệu hay những vật phẩm mà nước Pháp không có, kết cấu hạ tầng kinh tế cần được thúc đẩy, tăng cường chính sách đầu tư, chủ yếu vào Việt Nam với “một tốc độ nhanh hơn hẳn và quy mô rộng lớn hơn các đợt đầu tư trước đó, đẩy mạnh quá trình khai thác thuộc địa ở khu vực này” [28, tr.105] Trong đó, bưu chính là một trong những ngành dịch vụ có vai trò quan trọng, là công cụ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và khai thác thuộc địa Để tiếp tục đầu tư, mở rộng mạng lưới bưu chính ra toàn Đông Dương, “ngoài những biện pháp chung về tổ chức chính quyền và hành chính, về thiết lập các hệ thống đường giao thông, vốn là những nhân tố mạnh mẽ và mang tính quyết định đối với những kết quả khả quan, cũng cần đề cập đến các biện pháp chuyên biệt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương Những hành động nhằm cải thiện giao thông hàng hải, liên lạc qua bưu chính và điện tín thể hiện rõ điều đó” [16, tr.547] Hoạt động bưu chính thực hiện chức năng liên kết, kết nối giữa các vùng miền, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện cùng nhiều dịch vụ khác phục vụ đời sống chính trị xã hội, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu khai thác thuộc địa.

Trong giai đoạn 1919 - 1929, những biện pháp được chính quyền thực thi đã thúc đẩy các hoạt động trao đổi thư tín, điện tín, mạng lưới ngày càng được mở rộng, đặc biệt là sự sáp nhập của điện báo vô tuyến khiến lưu lượng giao dịch trong và ngoài xứ Đông

Dương không ngừng tăng lên.

Những điều chỉnh trong chính sách của chính quyền Pháp về bưu chính ởBắcKỳ

Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ không chỉ tác động trực tiếp tới nước Phápmàcòn ảnh hưởng đến cả Việt Nam Trước tình hình đó, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương đã phải thay đổi, điều chỉnh một số chínhsáchv ề kinh tế, chính trị, văn hóa nhằm ổn định sản xuất, ổn định xã hội và phục vụ cho khai thác nhằm tiếp tục “thực hiện một chương trình công chính lớn nhằm khai thác sâu rộng hơn và toàn diện hơn các nguồn lực tài nguyên trên mặt đất và dưới lòng đất Do đó, vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực này là cần tìm kiếm các nguồn lực nhằm điều chỉnh dịch vụ sao cho phù hợp với những yêu cầu của tình hình kinh tế mới” [94, tr.154] Bưu chính cũng cần phải điểu chỉnh nhằm phù hợp hơn với yêu cầu của bối cảnhmới.

3.2.1 Điều chỉnh về tổ chức và sử dụng nhânsự

Chính quyền thực dân Pháp đã chủ chương “lập các ngạch công chức tương đương cho người Pháp và người Việt có bằng cấp như nhau Tăng cường số lượng công chức người Việt trong bộ máy hành chính thuộc địa, sắclệnhngày 20-6-1921 về việc tăng cường bộ phận quan lại người Việt tạo điều kiện để hình thành và phát triển đội ngũ viên chức hành chính người bản xứ” [34, tr.283]. Người Việt được tham gia nhiều hơn vào các vị trí quan trọng trong bộ máy điều hành bưuchính. Để thích ứng với bối cảnh mới, chính quyền thuộc địa đã có những điều chỉnh đáng kể trong cơ cấu, quản lý nhân sự theo hướng bảo lưu sự lãnh đạo tuyệt đối của Toàn quyền Đông Dương nhưng đồng thời giao nhiều quyền hành hơn cho hệ thống vận hành ở thuộc địa Cụ thể là tất cả vấn đề liên quan đến bưu chính tại Bắc Kỳ đều chịu sự điều hành và chỉ đạo của Sở Bưu điện và Điện báo BắcKỳ.Nhân sự làm việc trong Sở bao gồm nhân sự người Âu và nhân sự người Việt Việc đào tạo các viên chức phải do bộ máy ở thuộc địa đảm nhiệm và tự bỏ kinh phí Thay đổi đáng kể nhất đối với hệ thống nhân sự thời kỳ này là bãi bỏ hệ thống tuyển dụng trực tiếp từ chính quốc; thay thế những viên chức từ hệ thống này bằng những công chức địa phương với số lượng ít nhất có thể và chỉ hạn chế ở những chức danh điều hành hoặc kiểm soát Để sát sao hơn với tình hình bưu chính, Toàn quyền Đông Dương đã ban hành nghị định ngày 05 - 02-1922chophépcáccôngchứcBưuđiện,ĐiệnbáovàĐiệnthoạiđanglàm việc tại “chính quốc” được chuyển sang ngạch địa phương Biên tập viên có chứng chỉ được bổ nhiệm vào ngạch tương đương thanh tra viên với mức lương khởi điểm còn biên tập viên thì tương đương kiểm soát viên [129, tr 123] Tuy đã “nới lỏng” trong quản lý nhân sự nhưng chính quyền Đông Dương vẫn có sự phân biệt khá rõ về “thân phận” nhân sự tham gia bộ máy khi bảo lưu việc phân loại thành nhân sự người Âu và nhân sự người Việt, theo đó:

Nhân sự người Âu: Làm việc trong cơ quan quản lý Bắc Kỳ bao gồm kỹ sư, trưởng trạm, phó trạm và thợ máy.

- Các kỹ sư được tuyển chọn từ các Phó kỹ sư có đồng thời các điều kiện như Bằng tốt nghiệp một trong các trường Bách khoa, Trường Bách nghệ Paris, Trường Cao đẳng Điện Paris hoặc bằng kỹ sư một trong các viện: Viện Kỹ thuật điện Grenoble hoặc Viện Kỹ thuật điện Nancy; Bằng kỹ sư điện báo viên vô tuyến của Trường cao đẳng Điện Paris Ngoài ra, có thể bổ nhiệm phó kỹ sư hạng 2 hoặc hạng 3 đối với các trưởng trạm hạng 2 hoặc hạng 3 vượt qua kỳ thi tuyển với chương trình tương đương chương trình của Trường cao đẳng Điện (Ban Điện báo vô tuyến) Trưởng trạm được tuyển dụng sau một kỳ thi với chương trình gồm các bài thi viết (tiếng Pháp, kỹ thuật điện, điện báo vô tuyến, quy định, vẽ), thi nói (điện từ, điện báo vô tuyến, cơ học ứng dụng) và một bài thực hành đọcmã.

- Chức danh Trưởng trạm chỉ được tuyển chọn trong số các phó trạm đương nhiệmmàkhông tuyển dụng các đối tượng bênngoài.

- Phó trạm ngoài những điều kiện chung đối với các công chức còn cần có các điều kiện về bằng cấp và chứng chỉ như chứng chỉ hạng 1 của Bộ Bưu điện, Điện báo và Điện thoại; chứng chỉ trưởng trạm điều hành hạng 3 của Quân đội, chứng chỉ Trung sĩ 9 trưởng trạm của Hải quân Chương trình thi tuyển Phó trạm bao gồm bài thi bắt buộc (với các nội dung: Chính tả, làm văn, Số học, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Điện, Điện báo vô tuyến, Động cơ nổ, Vẽ công nghiệp (kíh ọ a )

9 Second maitre là cấp đầu tiên trong đội ngũ sĩ quan hải quân Pháp, tương đương với cấp trung sĩ trong lục quân và không quân - ND và bài thi tự chọn (Đại số, Hình học, tiếng Anh) Các ứng viên có những chứng chỉ kể trên và có thêm bằng tốt nghiệp một số trường có thể được tuyển dụng theo hình thức kí hợp đồng một năm Sau đó, trên cơ sở kinh nghiệm làm việc, có thể được bổ nhiệm giữ chức vụ khác, nhưng không cao hơn phó trạm hạng 2.

- Thợ máy: Các thợ máy tập sự được tuyển dụng sau một kỳ thi, cũng bao gồm bài thi bắt buộc (thi viết: Chính tả, số học, ký họa; thi thực hành: Lắp ráp, máy công cụ và thi nói: Động cơ nổ, điện) và bài thi tự chọn (nói và thực hành) với các nội dung: Lý thuyết điện báo vô tuyến, đọc mã Các ứng viên (thợ máy) có bằng tốt nghiệp một số trường có thể được tuyển dụng dưới dạng hợp đồng 1 năm Sau đó, căn cứ kinh nghiệm làm việc có thể được bổ nhiệm giữ chức vụ khác nhưng không cao hơn thợ máy hạng hai Các ứng viên thi đỗ kỳ thi tuyển thợ máy Bưu điện và Điện báo của Chính quyền chính quốc và đáp ứng đầy đủ các điều kiện chung đối với công chức Đông Dương có thể được bổ nhiệm thợ máy tập sựmàkhông cần tham gia thêm một kỳ thi nàokhác.

Về chế độ làm việc, từ năm 1919 những quy định về nhân sự người Âu đã được thay đổi thông qua Nghị định của Toàn quyền ngày 26 -6 -1919 cho phép đội ngũ nhân sự này được nghỉ hàng tuần tại các bưu cục lớn Sắc lệnh ngày29-

12 -1917, ban hành tại Đông Dương ngày 09-8-1918 đã quy định về thời gian công tác tại Đông Dương là 15 năm, được nghỉ hưu ở tuổi55.

Từ năm 1922, ở những vùng khó tiếp cận, chính quyền thành lập một bộ máy đặc biệt là “Thanh tra khu vực” để kiểm soát, giám sát và nghiên cứu. Nhiệm vụ của Thanh tra khu vực bao gồm: Kiểm tra các văn phòng(ítnhất hai tháng/ lần), theo dõi các liên kết điện và trong một số trường hợp, tìm hiểu các yêu cầu, thắc mắc cũng như các vấn đề mang tính địa phương của tổ chức. Thanh tra khu vực được thiết lập đầu tiên ở Bắc Kỳ và sau đó tiếp tục được thành lập ở các khu vực khác (kể cả Campuchia vàLào).

Nhân sự người Việt: Gồm một ngạch cao cấp, một ngạch trung cấp và các nhân viên công nhật Ngạch cao cấp gồm trưởng trạm phụ tá và 5 hạng phó trạm phụ tá Các vị trí phó trạm phụ tá được giao cho các học sinh tốt nghiệp Trường Thương mại Hà Nội (Ban Điện báo vô tuyến) Những học sinh này được tuyển dụng theo bằng cấp hoặc qua kỳ thi giữa các viên chức ngạch trung cấp của Sở, đáp ứng một số điều kiện Về mặt nguyên tắc, các viên chức thuộc ngạch cao cấp được giao điều hành các trạm điện báo vô tuyến nhỏ và đảm nhiệm chức vụ trưởng ca tại các trạm lớn Ngạch trung cấp gồm các thư ký - điện báo viên vô tuyến và thợ máy Các thư ký - điện báo viên vô tuyến được tuyển dụng theo bằng cấp trong số các ứng viên có bằng của Trường cao đẳng tiểu học Pháp - Việt, bằng cao đẳng hoặc bằng sơ học hoặc tuyển dụng qua thi cử Các nhân viên công nhật gồm công nhân chuyên môn, cần vụ, lính gác… có số lượng tùy theo nhu cầu [89,tr.23].

Chính sách của Pháp trong bưu chính cũng có sự thay đổi, điều chỉnh sao cho phù hợp nhằm phát huy tối đa nhu cầu lợi ích phục vụ cho chính quốc. Những điều chỉnh này được áp dụng ở tất cả các xứ của Đông Dương và Bắc Kỳ cũng nằm trong sự điều chỉnh chung đó.

3.2.2 Điều chỉnh về tổ chức vận hành của bưuchính

Sáp nhập vô tuyến điện báo vào Sở Bưu điện và Điện báo Bắc Kỳ

Thời kỳ trước, Sở Bưu điện và Điện báo Bắc Kỳ không bao gồm lĩnh vực vô tuyến điện báo Tuy nhiên, giai đoạn này, vô tuyến điện báo được sáp nhập vào Sở Bưu điện và Điện báo Bắc Kỳ đã tạo nên những thay đổi nhất định trong cơ cấu tổ chức, nhân sự của ngành Sở có thêm nhiệm vụ khác nữa là khai thác các trạm điện báo vô tuyến, kiểm soát các trạm điện báo vô tuyến tư và ven biển, tập trung và nghiên cứu các vấn đề về điện báo vô tuyến. Đứng đầu mỗi kỳ là Chánh Sở, thường trú tại Hà Nội, do Toàn quyền bổ nhiệm bằng nghị định, chịu sự chỉ đạo của Giám đốc Bưu điện và Điện báo Đông Dương Chánh Sở có nhiệm vụ điều hành và thực hiện các vấn đề về nhân sự Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chánh Sở là hai kỹ sư, Trưởng các mạng lưới(BắcvàN a m ) Mỗ i kỹsưphụtráchviệc khaithác vàquản trịc á c trạm trong phạm vi của mình và kiểm soát các trạm điện báo vô tuyến tư và ven biển. Trưởng mạng lưới phía Bắc thường trú tại Hà Nội, trưởng mạng lưới phía Nam thường trú tại Sài Gòn Bắc Kỳ thuộc mạng lưới phía Bắc Tại khu vực này có

10 trạm phục vụ các công sở, gồm banhóm:

- Nhóm 2 gồm: Móng Cái, Kiến An, LaiChâu.

- Nhóm 3 gồm: Cát Bà và SầmNưa.

Trạm điện báo Hà Nội (nhóm 1) đảm nhiệm việc liên lạc nội địa và với nước ngoài, gồm một trạm phát tín hiệu tại Bạch Mai (khu vực bệnh viện Bạch Mai hiện nay) với một loạt đài phát và một bưu cục trung tâm (có chức năng tiếp nhận và chỉ đạo truyền phát từ xa) đặt tại đường Galliéni (nay là đường Trần Phú - Hà Nội) Trạm được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để có thể đảm nhiệm đồng thời nhiều hoạt động tiếp và phát sóng Trạm tiếp phát và bưu cục trung tâm - mỗi nơi do một trưởng trạm điều hành với sự hỗ trợ của các trưởng ca người Pháp (phó trạm), các điện báo viên vô tuyến và thợ máy bản xứ Các trạm thuộc nhóm số 2 (Móng Cái, Kiến An, Lai Châu) - mỗi trạm do một viên chức người Pháp điều hành (trưởng trạm hoặc phó trạm), với sự hỗ trợ của đội ngũ nhân sự bản xứ (điện báo viên vô tuyến và thợ máy) Hai trạm Cát Bà và Sầm Nưa (nhóm 3) được giao toàn bộ cho nhân sự bản xứ [89,tr.34].

Cả ba nhóm trạm đều đặt dưới quyền quản lý của Ban trung ương Ban trung ương chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng và đại tu Kỹ sư, trưởng khu sẽ điều hành kho trung ương, phòng thí nghiệm trung ương và xưởng trung ương đặt tại Bạch Mai, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chánh Sở Các trưởng mạng lưới có thể tập trung hơn vào việc khai thác và quản trị; các nhu cầu kỹ thuật của mạng lưới sẽ được Ban trung ương nghiên cứu và đáp ứng.

Như vậy, trong giai đoạn này, do sự sáp nhập của Sở Vô tuyến điện báo,nên Sở Bưu điện và Điện báo Bắc Kỳ có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, về nhân sự Cơ cấu tổ chức, mạng lưới, nhân sự đượcmởrộng hơn, phát triển hơn với các quy định cũng rõ ràng, chặt chẽhơn.

3 3 Chính quyền Pháp đẩy mạnh xây dựng và khai thác mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1919 đến năm 1929

3.3.1 Cải tạo, mở rộng mạng lưới điện báo và xây dựng vô tuyếnđiện báo Điện báo tại Bắc Kỳ trong thời kỳ này hoạt động tương đối ổn định nhưng không phải hoàn toàn thuận lợi, tình trạng gián đoạn vẫn xảy ra do thời tiết xấu khiến việc liên lạc gặp khó khăn Nhiều nỗ lực của chính quyền đã và tiếp tục được triển khai nhằm cải thiện mạng lưới điện báo “bất chấp điều kiện khó khăn ở hầu hết các tuyến điện báo trên vùng thượng Bắc Kỳ, hoạt động điện báo không có nhiều điều đáng chê trách Dịch vụ này sẽ được cải thiện tốt nhất, nếu có kinh phí đầu tư trang thiết bị và nhân lực để quy hoạch lại một phần mạng lưới quá rộng hiện nay Việc này chắc chắn sẽ vấp phải nhiều khó khăn” 10

Một số dự án phục vụ điện báo và vô tuyến điện đã được người Pháp triển khai và nâng cấp, cải tạo trong giai đoạn này gồm:

Đặc điểm, tính chất của bưu chính ởBắcKỳ

Từ năm 1897 đến năm 1929 bưu chính ở Bắc Kỳ đã trải qua hai giai đoạn (1897-

1918) và (1919-1929) Trong mỗi giai đoạn, bưu chính ở Bắc Kỳ lại mang những đặc điểm và sự tác động khác nhau không những về tổ chức, chính sách quản lý, cơ cấu nhân sự mà còn khác nhau ở sự đa dạng cũng như chất lượng dịch vụ Về cơ bản bưu chính ở Bắc Kỳ có một số đặc điểm và tính chất cơ bản sau đây:

4 1 1 Mạng lưới bưu chính có tính đa dạng, ưu việt và hiện đại

Bưu chính Đông Dương nói chung và Bắc Kỳ nói riêng có tính đa dạng, ưu việt và hiện đại Đây là đặc điểm nổi trội và thể hiện khá đậm nét trong hoạt động của ngành bưu chính dưới thời thuộc Pháp Nếu như trước năm 1858, nhất là dưới các triều đại quân chủ Đinh - Lý - Trần - Lê, thông tin được truyền đạt và mô tả chứa đựng qua các văn bản, chiếu chỉ của triều đình hoặc tấu sớ của địa phương… chỉ gần như duy nhất là thông tin, cách thức biểu đạt bằng “con chữ” và bị giới hạn bởi dung lượng một văn bản chỉ có thể ghi số lượng chữ nhất định, sử dụng hai phương tiện truyền thống là thuyền trạm và ngựa trạm thì từ sau khi thực dân Pháp xâm lược năm

1858 và áp đặt quyền “bảo hộ” khai thác thuộc địa lên toàn cõi Việt Nam thì chỉ trong vài chục năm, các đặc điểm mang tính cố hữu, từng tồn tại và được bảo lưu suốt cả nghìn năm ở Việt Nam đã có sự chuyển biến rất rõ theo hướng hiện đại, ưu việt và đa dạnghơn.

Trước hết là các hoạt động hay công việc mà dịch trạm đảm trách Theo tác giả

Lê Nguyễn, hệ thống dịch trạm thời quân chủ thực thi 03 nhiệm vụ chính là khiêng kiệu, hành lý của quan lại trên đường công tác, vận chuyển vật tư của triều đình và lưu chuyển công văn [45, tr.90] (tức là hoàn toàn mang tính chất “việc công”).Ởmứcđộkháiquáthơn,cóthểxếp03nhiệmvụnàythànhhainhómhoạt động là vận chuyển hành lý, vật tư (nhóm bưu chính) và lưu chuyển công văn, thư từ (nhóm viễn thông) 17

Hoạt động bưu chính dưới thời thuộc địa về cơ bản vẫn duy trì việc lưu vận hành lý và thông tin (cũng có thể phân loại chi tiết hơn với đối tượng vận chuyển: Thiệp, thư cá nhân… Nhưng theo chúng tôi, có thể xếp “thiệp” vào đối tượng hành lý, thư cá nhân vào thông tin, hoặc cùng xếp vào diện hành lý) Dưới thời thuộc Pháp, ở Việt Nam đã xuất hiện dịch vụ lưu chuyển mới là chuyển tiền 18 bằng hai hình thức: Bưu phiếu (mandat postal) hoặc điện phiếu (mandat télégraphique), thực tế là phiếu ủy nhiệm chi qua một đơn vị trung gian là kho bạc khu vực (nếu số tiền gửi lớn hơn 200 đồng Đông Dương 19 ) Tính năng chuyển tiền đã bổ sung thêm một “đầu việc” của ngành mà trước đó chưa xuất hiện Quan trọng hơn, ở công việc này, yếu tố “nguyên đai nguyên kiện” không cần phải đảm bảo mà vận hành theo tiêu chí đảm bảo giá trị tương đương của đơn hàng khi giaonhận.

Trong một so sánh khác, sự đa dạng, hiện đại và ưu việt của bưu chính thời Pháp thuộc so với các giai đoạn trước đó còn biểu hiện ở dạng thức thông tin Trong suốt thời kỳ quân chủ, thư từ văn bản của triều đình (chiếu chỉ, tấu sớ) cơ bản được thể hiện dưới dạng chữ viết (văn bản dạng chữ) với ưu điểm là lưu giữ nguyên vẹn bút tích của người viết, hình thức của văn bản thì dưới trong thời kỳ thuộc địa, dưới tác động của khoa học kỹ thuật, nhiều văn bản đã được chuyển tải dưới nhiều dạng thức khác, linh hoạt hơn đảm bảo sự chính xác của nội dung mà không quá chú trọng yêu cầu bảo lưu hình thức Việc thực dân Pháp xây dựng và đưa vào sử dụng các đường điện báo (Télégramme) đã khiến thông tin được chuyển hóa thành ký hiệu, tức tín hiệu đã được mã hóa (chẳng hạn chính quyền muốn truyền tải gấp một thôngtinthì bên phía người tiếp nhận chỉ biết được nộidung).

Tiến thêm một bước, sự ra đời và ngày càng phổ biến của điện thoại dưới thời Pháp thuộc giúp thông tin được chuyển hóa dưới một dạng thức khác nữa là bằng

17 Theo quan điểm của chúng tôi, việc “khiêng kiệu” cho quan lại không thuộc lĩnh vực bưu chính mà nằm trong số các hoạt động vận tải thời quân chủ (chuyên chở người)

18 Đây phải chăng là tiền đề của lĩnh vực “tài chính bưu điện” hiện đại với các dịch vụ như thu hộ như cước điện thoại, phí bảo hiểm, chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội…?

19 Chi tiết về cách thức gửi - nhận và số tiền được chuyển phát xin xem ở Chương 2. giọng nói (người nói và người nghe có thể trực tiếp trao đổi với nhau) Nói cách khác, từ một cách thức thể hiện đơn nhất là thông tin dạng chữ viết (thời quân chủ), chỉ sau vài chục năm thực dân đô hộ và khai thác, người Việt đã được tiếp cận thêm hai dạng thức thể hiện mới là “chữ viết được mã hóa” (điện báo/ điện tín) và “thông tin dạng âm thanh” (điện thoại).

Về phương thức vận hành các đối tượng bưu chính, như chúng tôi đã trình bày (ở chương 1), xã hội Việt Nam trước giai đoạn thuộc Pháp hoàn toàn dựa vào sức người (chạy bộ, chèo thuyền) với hai phương tiện hỗ trợ là thuyền trạm và ngựa trạm Dưới thời quân chủ, triều đình tuyển chọn phu trạm từ những trai tráng khỏe mạnh, dẻo dai, có thể chạy bền Họ mang theo công văn, giấy tờ chạy trên những quãng đường dài, đến trạm kế tiếp thì nghỉ lại một lát rồi chạy tiếp [45, tr.90] Đối chiếu với chuyên luận

“Hệ thống các bài tập chạy trong môn điền kinh” [40, tr.73- 74], nhiều khả năng, động tác chạy của phu trạm là “chạy đạp sau” (phân biệt với các bài chạy khác như chạy bước nhỏ, chạy bước vượt, chạy nâng cao đùi…) Các nghiên cứu về tốc độ di chuyển của con người cho biết, trong điều kiện thời tiết, địa hình bình thường, một người khỏe mạnh có thể chạy với vậntốc20km/giờ (nếu quãng đường ngắn) và khoảng từ 10 đến 13km/giờ (với quãng đường dài) Điều này có nghĩa là phu trạm mất khoảng hơn một giờ đồng hồ để chạy bộ từ trạm này đến trạm khác, đồng thời giải thích vì sao hệ thống dịch trạm dưới thời Nguyễn lại được đặt cách nhau khoảng 15-20km? tức là đảm bảo những người phu trạm có thể chạy liên tục trên dưới một tiếng đồng hồ từ dịch trạm này đến dịch trạmkhác.

Về sau, triều đình cung cấp ngựa trạm thì phu trạm sử dụng và đổi ngựa ở các trạm chính trên lộ trình Ở các địa phương có sông ngòi thuận tiện thì thuyền trạm cũng được sử dụng để đẩy nhanh tốc độ di chuyển, giảm thiểu sức người Tuy nhiên, dưới phương thức nào thì yếu tố con người vẫn đóng vai trò quyết định và chủ đạo trong hoạt động bưu chính thời quân chủ Đây chính là sự khác biệt theo hướng ưu việt và hiện đại hơn của bưu chính giai đoạn thuộc địa.

Trên thực tế, kể cả thời điểm mạng lưới bưu chính cơ bản được chính quyền Đông Dương hoàn thiện thì hệ thống bưu chính Việt Nam nói chung và Bắc Kỳ nói riêng thời kỳ Pháp thuộc vẫn không loại bỏ hoàn toàn cách thức vận chuyển thư từ, bưu phẩm thủ công, nhất là với những khu vực có địa hình đặc thù như miền núi, nông thôn vùng cao nơi cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại chưa thể xâm nhập và phát huy hiệu quả Thậm chí, đến trước những năm 1930, nhà cầm quyền phương Tây đã cho thấy sự hợp lý, đúng đắn khi giữ nguyên mô hình của các dịch trạm ở nông thôn vùng cao, từ nhân sự gồm phu trạm, lính trạm, tề dịch và đội trạm đến cách thức vận hành. Song, nhìn chung, người Pháp đã đa dạng hóa các hình thức vận tải với sự hỗ trợ đắc lực của máy móc và công nghệ Chẳng hạn trên đường bộ, sự hiện diện và tham gia vào công tác bưu chính của các phương tiện giao thông như xe lửa, xe ô tô gần như đã giải phóng hoàn toàn đôi chân của phu trạm Tàu thủy của người Pháp trên các tuyến đường sông và tuyến đường biển mang theo thư từ, bưu kiện trao nhận trên khắp các vùng, xứ Đông Dương vừa linh hoạt, vừa giảm thiểu rất lớn, thậm chí có thể nói là triệt tiêu mái chèo của thuyền phu Nói cách khác, với hệ thống phương tiện vận chuyển bưu chính được cơ giới hóa, con người chỉ còn phải làm những công việc hạn chế về sức lực nhưng cần nhiều hơn về trí óc để điều khiển, chỉ huy, sắp xếp bưu phẩm, bưu kiện và hàng hóa Điều này đưa đến một hiệu quả khác cũng là điểm nổi bật của bưu chính thời Pháp thuộc so với thời kỳ quân chủ chính là sự nhanh chóng, cập nhật và hiệu quả hơn rất nhiều.

Như vậy, mạng lưới Bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1929 nói riêng, bưu chính thời Pháp thuộc nói chung thể hiện rất rõ đặc điểm về sự đa dạng, tính ưu việt và hiện đại

4 1 2 Hoạt động bưu chính diễn ra nhanh chóng và hiệu quả

Ngày đăng: 05/03/2024, 09:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w