1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt: BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929

27 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1929
Tác giả Trương Thị Hải
Người hướng dẫn PGS.TS. Đinh Quang Hải, GS.TS. Nguyễn Văn Khánh
Trường học Học viện Khoa học Xã hội
Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 712,39 KB

Nội dung

BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929

Trang 1

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học:

- Hướng dẫn 1: PGS.TS Đinh Quang Hải

- Hướng dẫn 2: GS.TS Nguyễn Văn Khánh

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thanh Hiền

Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông

Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Văn Sáu

Viện Lịch sử Quân sự

Phản biện 3: PGS.TS Phạm Quốc Thành

Trường Đại học Thái Bình

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện tại Học viện Khoa học Xã hội vào hồi ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

- Thư viện Quốc gia (Hà Nội)

- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết đề tài

Từ xưa đến nay, thông tin liên lạc vốn đã là nhu cầu không thể thiếu và ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với cuộc sống của con người Ở Việt Nam, dưới thời quân chủ, thông tin liên lạc chủ yếu phục vụ cho nhà nước phong kiến trong việc tổ chức bộ máy, xây dựng lực lượng quân đội, phòng chống giặc ngoại xâm và công tác thủy lợi… Sau khi xâm lược và áp đặt ách cai trị lên Việt Nam,thực dân Pháp nhận thấy hình thức truyền đạt thông tin và vận chuyển công văn, tài liệu, giấy tờ theo kiểu cũ mất quá nhiều thời gian mà hiệu quả không cao Vì vậy, thực dân Pháp đã cho xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc theo kỹ thuật hiện đại của phương Tây, nhằm phục vụ âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, mở rộng phạm vi chiếm đóng và khai thác, bóc lột thuộc địa, mạng lưới thông tin liên lạc, trong đó bưu chính là ngành chủ chốt, được thực dân Pháp cho xây dựng ở các thành phố lớn như: Sài Gòn, Hà Nội, Hải phòng, Đà Nẵng rồi phát triển ra khắp các tỉnh, thành trong cả nước, lên tới cả các địa phương miền núi, vùng cao Sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới thông tin liên lạc đã góp phần thúc đẩy sự chuyển biến kinh tế-xã hội Việt Nam, có sự ảnh hưởng và tác động rất lớn đối với

sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế

kỷ XX

Từ trước đến nay, đã có nhiều nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu về cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam trêncác lĩnh vực:quân sự, kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, xã hội… Các kết quả nghiên cứu đã được

Trang 4

công bố trong các sách chuyên khảo, tham khảo, luận văn, luận án, các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành và các kỷ yếu hội thảo khoa học Tuy nhiên, nghiên cứu về mạng lưới thông tin liên lạc thời thuộc địa và các lĩnh vực liên quan đến thông tin liên lạc hầu như ít được đề cập đến, riêng nghiên cứu về bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1929 hầu như vắng bóng, chưa được nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện, có hệ thống Việc đi sâu nghiên cứu quá trình xây dựng và mở rộng bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm

1929 góp phần làm rõ hơn âm mưu và thủ đoạn bóc lột của thực dân Pháp,phục dựng bức tranh về quá trình xây dựng và phát triển mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ trong những năm 1897-1929, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm có giá trị cho hiện nay là rất cần thiết Trên ý

nghĩa đó, chúng tôi chọn nghiên cứu “Bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm

1897 đến năm 1929” làm đề tài luận án Tiến sĩ

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1929 nhằm phục dựng bức tranh về quá trình hình thành và phát triển bưu chính ở Bắc Kỳ, làm rõ chủ trương, chính sách, cơ cấu tổ chức bộ máy và hoạt động của bưu chính ở Bắc Kỳ; góp phần hệ thống hóa các nguồn tài liệu và cung cấp nhận thức mới, sâu sắc và toàn diện hơn về bưu chính ở Bắc Kỳ trong giai đoạn lịch sử này

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Một là, tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề

tài luận án

Hai là, làm rõ các khái niệm bưu chính và khái quát tình hình

bưu chính ở Việt Nam trước năm 1897

Trang 5

Ba là, trình bày bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành và

phát triển mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ; phân tích chủ trương, chính sách về tổ chức và quản lý đối với hoạt động bưu chính nói riêng

Bốn là, trình bày làm rõ về cơ cấu tổ chức, nhân sự, những

quy định về cách thức tổ chức quản lý, sự vận hành, quá trình hoạt động của bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1929

Năm là, nêu đặc điểm , tính chất và đánh giá về tác động của

bưu chính Bắc Kỳ trong các lĩnh vực quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Bắc Kỳ từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1929

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về phạm vi thời gian: Phạm vi nghiên cứu của luận án được

giới hạn từ năm 1897 đến năm 1929 Năm 1897 chính sách thuộc địa của thực dân Pháp tại Việt Nam chuyển sang bước ngoặt mới kể từ khi Paul Doumer sang làm Toàn quyền Đông Dương Năm 1929 tình hình chính trị và kinh tế xã hội của Việt Nam thay đổi do chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933)

Về phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu bưu chính trên

phạm vi các tỉnh Bắc Kỳ của Việt Nam

Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu về các

hoạt động bưu chính như điện báo, bưu điện, điện thoại, vô tuyến điện báo Trên cơ sở đó, luận án rút ra những đặc điểm và tác động

Trang 6

của bưu chính thời Pháp thuộc đối với kinh tế, xã hội Bắc Kỳ nói riêng, ở Việt Nam nói chung

4 Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

4.1 Phương pháp luận

Để thực hiện luận án, tác giả dựa trên cơ sở phương pháp

luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Để đảm bảo tính khách quan và khoa học, hai phương pháp chính được sử dụng là phương pháp lịch sử và phương pháp logic kết hợp sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp, phân tích, tổng hợp, thống kê , so sánh và điền dã khảo sát

4.2 Nguồn tài liệu

Luận án dựa trên các nguồn tài liệu chủ yếu gồm: Tài liệu gốc là những văn bản, tài liệu bằng tiếng Pháp được bảo quản tại các trung tâm lưu trữ quốc gia, các thư viện ở Hà Nội; Nguồn tài liệu tiếng Việt gồm các điển chế, luật pháp trong các bộ sách, sử của triều Nguyễn như: Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Hoàng Việt luật lệ, Đại Nam Thực lục, Khâm định Việt sử thông giám cương mục ;Nguồn tài liệu bằng hình ảnh gồm các hình ảnh về các công trình bưu chính thời Pháp thuộc như ảnh chụp Bưu điện Hà Nội, các hình ảnh lưu lại trên bì thư, tem thư Ngoài ra, một số tài liệu hồi ký cũng được tác giả sử dụng

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Thứ nhất, luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên một cách

hệ thống đầy đủ, toàn diện về mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm

1897 đến năm 1929

Trang 7

Thứ hai, luận án phân tích chủ trương, chính sách của thực

dân Pháp trong việc xây dựng và mở rộng mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ nói riêng, ở Đông Dương dưới thời Pháp thuộc nói chung

Thứ ba, luận án làm rõ quá trình mở rộng và phát triển cũng

như thực trạng về tổ chức, cách thức quản lý và các hình thức hoạt động của mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1929

Thứ tư, luận án nêu đặc điểm, tính chất và tác động của bưu

chính đối với quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Bắc Kỳ

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa lý luận: Làm sáng tỏ các lĩnh vực bưu chính của thực

dân Pháp ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1929

Ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp thêm tư liệu, luận cứ khoa học

về bưu chính dưới thời thuộc địa ở Việt Nam nói chung, ở Bắc Kỳ nói riêng Từ kết quả nghiên cứu rút ra một số nhận xét về thực tiễn hoạt động của bưu chính thời Pháp thuộc; luận án là tài liệu tham

khảo phục vụ cho công tác quản lý bưu chính ở Việt Nam hiện nay

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án

Chương 2: Bước đầu xây dựng mạng lưới bưu chính ở Bắc

Trang 8

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 Khái niệm về bưu chính

Thuật ngữ bưu chính thuộc địa được hiểu là mạng lưới liên lạc, truyền tin, vận chuyển bưu phẩm bao gồm bưu điện (Poste), điện báo, điện tín (Télégraphes), vô tuyến điện báo (Radiotélégraphique), điện thoại (Téléphone), tem bưu điện/ tem bưu chính (postage stamp)

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2.1 Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Các nghiên cứu về lịch sử bưu điện Việt Nam

Bài nghiên cứu “Bưu điện - công cụ xâm lăng Việt Nam của

thực dân Pháp (trước 1858 - 1897)” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 108 (tháng 3 năm 1968) của Nguyễn Đoàn; chuyên khảo

“Lịch sử ngành Bưu điện Việt Nam (sơ thảo lần thứ I)”, Nhà xuất bản Bưu điện, 1990 do Vũ Tuyến chủ biên; tác giả Phạm Xanh “Dấu ấn

văn hóa người Pháp ở Hà Nội” trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số

7, năm 2010; Tập sách ảnh “Kiến trúc các công trình xây dựng tại Hà

Nội thời kỳ Pháp thuộc” do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I ấn hành

năm 2010; khảo cứu “Lịch sử tem bưu chính Đông Dương qua tài

liệu lưu trữ” của Bùi Thị Hệ đăng trên Tạp chí Xưa & Nay của Hội

Khoa học Lịch sử Việt Nam số 435/ tháng 9/2013; Nghiên cứu về

“Tổ chức bộ máy các cơ quan trong chính quyền thuộc địa ở Việt

Nam qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1862-1945)” của Trung tâm Lưu

trữ Quốc gia I, xuất bản 2013; bài viết “Văn hóa dân tộc thiểu số trên

tem Đông Dương” của Lê Bình Minh đăng trên Tạp chí Xưa & Nay

số 457, tháng 3/2015

Trang 9

Các nghiên cứu về lịch sử bưu điện ở một số địa phương

Một số nghiên cứu về lịch sử bưu điện tại một số tỉnh như:

Lịch sử bưu điện tỉnh Quảng Ninh, xuất bản năm 1989; cuốn “Lịch

sử bưu điện Bắc Thái” do Bưu điện tỉnh Bắc Thái (tỉnh cũ, nay gồm

hai tỉnh: Bắc Cạn và Thái Nguyên) xuất bản năm 1991; cuốn “Lịch

sử Bưu điện tỉnh Lạng Sơn (1930-200) - sơ thảo”, Nhà xuất bản

Chính trị Quốc gia tổ chức biên soạn và xuất bản năm 2004; Công

trình “Lịch sử Bưu điện Thành phố Hà Nội” (02 tập) của Trần Khái Lai, Lê Hữu Dực, Hạ Bá Nên, Lý Trần Hằng (tập 1: Lịch sử bưu điện

thành phố Hà Nội - sơ thảo lần thứ 1, năm 1994) và của nhóm tác giả

Nguyễn Quang Ân, Mai Văn Duẩn (tập 2, Nxb Bưu điện, 2007)…

Ngoài ra, còn có các nghiên cứu khác như Bộ “Lịch sử Việt

Nam” (15 tập), do Nxb Khoa học Xã hội phát hành năm 2002;

Nghiên cứu của Dương Kinh Quốc trong công trình “Chính quyền

thuộc địa ở Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945 (Góp phần tìm hiểu cơ sở lịch sử - xã hội Việt Nam thời kỳ thực dân Pháp thống trị)” do Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội phát hành năm 2005; Chuyên

khảo “Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 - 1945)”

của tác giả Nguyễn Văn Khánh (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội tái

bản lần thứ 4, năm 2019) “Lịch sử Việt Nam 1897 -1918”, Nxb Khoa học Xã hội, 1999; “Lịch sử Việt Nam 1858 -1896”, Vũ Huy Phúc (chủ biên), Nxb Khoa học Xã hội, 2003; “Lịch sử Việt Nam (từ

nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX) của tác giả Lê Thành Khôi Các

công trình này đã nghiên cứu bao quát nhiều vấn đề của lịch sử Việt Nam từ sau khi thực dân Pháp xâm lược đến thời điểm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời Trong đó, khía cạnh bưu chính, bưu

Trang 10

điện và các yếu tố có liên quan ít nhiều đã được đề cập trong chính sách đầu tư, phát triển hạ tầng của chính quyền Đông Dương

1.2.2 Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Công trình“Les administrations et les services publics

Indochinois (Các cơ quan và công sở ở Đông Dương)” của học giả J

De Gelembert, xuất bản tại Hà Nội năm 1931; Bưu chính thuộc địa ở

Đông Dương được đề cập trong bài viết “Liaisons postales et

télégraphique” trong công trình“L’Indochine au travail dans la paix française” (Đông Dương hành động trong nền hòa bình Pháp) xuất

bản năm 1932 tại Paris của Julien Gauthier; René Despierres trong

nghiên cứu “Le service des P.T.T en Indochine” (Dịch vụ bưu điện,

điện báo, điện thoại ở Đông Dương) xuất bản tại Pháp năm 1944;

Công trình “Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông

Dương (1859 - 1939)” của tác giả Jean Pierre Aumiphin, Hội Khoa

học Lịch sử xuất bản năm 1994; Bưu chính Bắc Kỳ nói riêng, Đông Dương nói chung còn được đề cập rải rác trong một số tập san, công

báo hoặc các ghi chép chuyên biệt đương thời như: Bulletin

économique de l’Indochine (Tập san kinh tế Đông Dương), Bulletin officiel de l’Indochine française (Công báo Đông Dương thuộc Pháp), Journal officiel de l’Indochine (Công báo Đông Dương), Annuaire général administratif, commercial et industriel de l’Indochine (Tổng

niên giám hành chính, thương mại và công nghiệp Đông Dương),

Bulletin administratif de Cochinchine (Tập san hành chính Nam Kỳ), Bulletin administratif de l’Annam (Tập san hành chính Trung Kỳ), Bulletin administratif du Tonkin (Tập san hành chính Bắc Kỳ) Các

văn bản này không trực tiếp nghiên cứu bưu chính, song các nội dung được truyền tải cũng giúp chúng tôi bổ sung nhiều thông tin về bối cảnh xã hội, tình hình kinh tế Đông Dương từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX

Trang 11

Bên cạnh đó còn là những ghi chép (dưới dạng báo cáo hoặc hồi ký) của nhiều học giả, chính khách Pháp khác trong quá trình làm việc (ngắn ngày hoặc dài ngày) tại Đông Dương Về cơ bản, những thông tin này đã cung cấp và làm sáng tỏ một (hoặc nhiều) khía cạnh liên quan đến kinh tế, tài chính, quân sự, chính trị, văn hóa - xã hội Bắc Kỳ nói riêng, Đông Dương nói chung; những chủ trương, chính sách, sự điều chỉnh trong sách lược cai trị của chính quyền Pháp ở Đông Dương…

1.3 Đánh giá kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Thông qua việc trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu cho thấy bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1929 là một vấn đề chưa được đi sâu nghiên cứu Mặc dù vậy, kết quả của các công trình nghiên cứu đã mang lại những đóng góp quan trọng đối với quá trình thực hiện luận án của chúng tôi về tư liệu, phương pháp luận và làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến lịch sử bưu chính Việt Nam nói chung và Bắc

Kỳ nói riêng dưới thời Pháp thuộc

Vấn đề bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1929 cần tiếp tục được tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu dưới các góc độ: Tiền đề hình thành, các loại hình dịch vụ cùng đặc tính của loại “hàng hóa đặc biệt” này Bên cạnh đó, cần những thống kê cụ thể, chi tiết hơn về các chỉ số như doanh thu, số lượng… để thấy được vị trí, vai trò và hiệu quả mà bưu chính mang lại, cũng như tác động của nó đối với các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội của Bắc Kỳ nói riêng, Việt Nam nói chung ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

Trang 12

Chương 2 BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI BƯU CHÍNH

Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918

2.1 Mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ trước năm 1897

2.1.1 Mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ trước khi Pháp xâm lược

Hệ thống dịch trạm được thiết lập hoàn toàn chỉ được phép phục vụ các yêu cầu về quân sự, kinh tế, chính trị của đất nước Dân thường không được phép sử dụng Do đó, giai đoạn đầu dịch trạm (nhà trạm) thuộc Bộ Lại quản lý Tuy nhiên, hiệu quả mang lại không thực sự cao vì phu dịch của các dịch trạm là những người dân thường Từ thời Minh Mạng trở đi, triều đình đã thực hiện nhiều biện pháp để tổ chức lại bưu chính, tiêu biểu chính là năm 1821, nhà Nguyễn đã chuyển bưu chính từ bộ Lại sang bộ Binh quản lý và đơn

vị quản lý chính là Ty, gồm các viên chức nằm trong bộ Binh

Về cơ bản, việc truyền tin theo phương thức thủ công này tương đối lạc hậu, đòi hỏi nhiều thời gian, vật lực nhưng hiệu quả mang lại chưa cao, thiếu tính cập nhật (từ Huế ra Hà Nội, với công văn có mức độ khẩn cấp cao nhất, dùng ngựa chạy cũng mất đến 2 ngày 9 giờ; cá biệt, với công văn “đi thường”, từ Kinh thành đến Trấn Tây mất tới 17 ngày 7 giờ) Điều này giải thích vì sao thực dân Pháp sau khi đặt chân đến Đông Dương đã tiến hành nâng cấp, cải tạo và đưa phương thức truyền tin theo kỹ thuật hoàn toàn mới của phương Tây

2.1.2 Mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ từ sau khi thực dân Pháp xâm lược đến năm 1897

Trang 13

Sau quá trình xâm lược và bình định Việt Nam, thực dân Pháp nhận thấy mạng lưới thông tin liên lạc của triều Nguyễn đã không thể nào đáp ứng được tính đảm bảo, nhanh chóng và thông tin kịp thời của quân đội Pháp, vậy nên, một trong những nhiệm vụ mà người Pháp cần gấp rút thực hiện là các Sở, Cục Bưu điện và điện báo cần phải được thiết lập và phát triển cùng với quá trình xâm chiếm lãnh thổ

Cùng với quá trình bình định và từng bước xâm chiếm Bắc

Kỳ, mạng lưới liên lạc bao gồm điện tín và dịch vụ vận chuyển bưu điện trước năm 1897 đã dần được hình thành và mở rộng ra hầu khắp các tỉnh Bắc Kỳ Điều này có nghĩa, về lâu dài, ngoài việc phục vụ các mục đích chính trị, quân sự, thực dân Pháp đã hướng đến việc

“thương mại hóa”, “dịch vụ hóa” hoạt động bưu chính nhằm đem lại nguồn lợi từ thuộc địa cho chính quyền thực dân

2.2 Bước đầu xây dựng mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1918

2.2.1 Chính sách và những quy định của chính quyền Pháp đối với bưu chính

Các cơ quan công vụ cần được thiết lập và tổ chức nhằm cung cấp cho Đông Dương các nguồn lực cần thiết cho công cuộc phát triển thuộc địa Ngoài những biện pháp chung về tổ chức bộ máy chính quyền, bộ máy hành chính; thiết lập, nâng cấp hệ thống đường giao thông; nhà cầm quyền cần có các biện pháp chuyên biệt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương đó là liên lạc qua bưu chính và điện tín đã thể hiện rõ điều đó

Các quy định của chính quyền Pháp đối với bưu chính bao gồm: Quy định về giá cước đối với điện báo, giá cước đối với dịch vụ

Ngày đăng: 05/03/2024, 10:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w