1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929

194 18 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bưu Chính Ở Bắc Kỳ Từ Năm 1897 Đến Năm 1929
Tác giả Trương Thị Hải
Người hướng dẫn PGS.TS. Đinh Quang Hải, GS.TS. Nguyễn Văn Khánh
Trường học Học Viện Khoa Học Xã Hội
Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ Sử Học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 194
Dung lượng 8,32 MB

Nội dung

BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1929

Trang 1

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1.PGS.TS Đinh Quang Hải 2.GS.TS Nguyễn Văn Khánh

Hà Nội -2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan dây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi đượcxây dựng trên cơ sở kế thừa các tư liệu, các nghiên cứu của các học giả đi trước.Kết quả luận án này là trung thực, khách quan và khoa học Đề tài luận án chưatừng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

Trương Thị Hải

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

2.1 Mục đích nghiên cứu 3

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4.Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 4

4.1 Phương pháp luận 4

4.2 Phương pháp nghiên cứu 5

4.3 Nguồn tài liệu 6

5.Đóng góp mới về khoa học của luận án 10

6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 11

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 12

1.1 Khái niệm về bưu chính 12

1.2.Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 15

1.2.1 Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam 15

1.2.2 Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài 28

1.3.Đánh giá kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 32

1.3.1 Đánh giá về kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố 32

1.3.2 Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 34

Tiểu kết chương 1 35

Chương 2 : XÚC TIẾN XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918 36

2.1.Mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ trước năm 1897 36

2.1.1 Mạng lưới bưu chính trước khi thực dân Pháp xâm lược 36

2.1.2 Mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ từ sau khi thực dân Pháp xâm lược đến năm 1897 42

Trang 5

2.2.Bước đầu xây dựng mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm

1918 46

2.2.1 Chính sách và những quy định của chính quyền Pháp đối với bưu chính……… 46

2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý bưu chính ở Bắc Kỳ 63

2.2.3 Mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1918 72

Tiểu kết chương 2 80

Chương 3 : ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI BƯU CHÍNH Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1929 81

3.1.Thực dân Pháp đẩy mạnh đầu tư khai thác Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất 81

3.2.Những điều chỉnh trong chính sách của chính quyền Pháp về bưu chính ở Bắc Kỳ 82

3.2.1 Điều chỉnh về tổ chức và sử dụng nhân sự 83

3.2.2 Điều chỉnh về tổ chức vận hành của bưu chính 86

3.3 Chính quyền Pháp đẩy mạnh xây dựng và khai thác mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1919 đến năm 1929 88

3.3.1 Cải tạo, mở rộng mạng lưới điện báo và xây dựng vô tuyến điện báo88 3.3.2 Đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ bưu điện ở Bắc Kỳ 91

3.3.3 Mở rộng mạng lưới và dịch vụ điện thoại 101

3 3 4 Đẩy mạnh khai thác các loại hình bưu chính 106

Tiểu kết chương 3 117

Chương 4 : ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BƯU CHÍNH

Ở BẮC KỲ ĐỐI VỚI KINH TẾ, QUÂN SỰ, VĂN HÓA, XÃ HỘI 119

4.1.Đặc điểm, tính chất của bưu chính ở Bắc Kỳ 119

4.1.1 Mạng lưới bưu chính có tính đa dạng, ưu việt và hiện đại 119

4.1.2 Hoạt động bưu chính diễn ra nhanh chóng và hiệu quả 122

4.1.3 Bưu chính ở Bắc kỳ được nâng cấp, mở rộng và “đại chúng hóa” theo hai giai đoạn khai thác 125

4.1.4 Tính hàng hóa và dịch vụ đặc biệt của bưu chính 128

4.1.5 Tính bảo mật cao của bưu chính 132

4.2 Tác động của bưu chính đối với kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1929 137

Trang 6

4.2.1 Đối với kinh tế 137

4.2.2 Đối với quân sự 139

4.2.3 Đối với xã hội 141

4.2.4 Đối với văn hóa 143

4.2.5 Đối với các lĩnh vực khác 146

Tiểu kết chương 4 151

KẾT LUẬN 153

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 157

TÀI LIỆU THAM KHẢO 158

PHỤ LỤC 171

Trang 7

DANH MỤC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1: Thống kê thời lượng vận chuyển công văn dưới thời Nguyễn 41

Bảng 2.2: Giá cước gửi sang Pháp, các xứ thuộc địa Pháp và các nước khác 51

Bảng 2.3: Giá cước điện thoại các tỉnh Bắc Kỳ 55

Bảng 2.4: Thời gian mở cửa các bưu cục ở Bắc Kỳ 57

Bảng 2.5: Số lượng chức danh trong Sở Bưu điện và Điện báo Đông Dương 67

Bảng 2.6: Ngạch, bậc và lương của nhân sự bưu điện và điện báo 70

Bảng 2.7: Số km điện báo được xây mới tại Bắc Kỳ từ năm 1902 đến năm 1907 73

Bảng 3.1: Mức độ khẩn cấp của việc chuyển giao các tuyến điện thoại quân sự vùng cao tại các tỉnh Bắc Kỳ năm 1907 104

Bảng 3.2: Số lượng và doanh thu bưu phiếu ở Bắc Kỳ (1920 - 1929) 106

Biểu đồ 3.3: Doanh thu từ bưu phẩm, bưu kiện gửi đi từ năm 1920 đến năm 1929 ở Bắc Kỳ 107

Bảng 3.4: Bưu phiếu gửi qua đường điện báo ở Bắc Kỳ từ năm 1923 đến năm 1927108 Biểu đồ 3.5: Doanh thu từ dịch vụ điện báo ở Bắc Kỳ từ năm 1923 - 1927 109

Bảng 3.6: Giao dịch vô tuyến điện báo nội địa ở Bắc Kỳ (1920 - 1929) 110

Biểu đồ 3.7: Doanh thu giao dịch gửi đi và gửi về ở Bắc Kỳ trong những năm 1925 -1927 111

Bảng 3.8: Số từ được chuyển qua sóng vô tuyến điện báo giữa Hà Nội Sài Gòn -Thuộc địa (1921 - 1929) 112

Bảng 3.9: Số từ được chuyển từ Sài Gòn đến Hà Nội và từ Hà Nội sang Pháp qua mạng lưới vô tuyến điện báo và qua cáp (1921 - 1929) 113

Bảng 3.10: Số lượng thuê bao điện thoại tại một số tỉnh Bắc Kỳ 115

Bảng 4.1: Thời lượng vận chuyển công văn từ Huế đến các tỉnh Bắc Kỳ 123

Bảng 4.2: Tổng doanh thu từ dịch vụ bưu chính ở Bắc Kỳ (1920 - 1929) 138

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Từ xưa đến nay, thông tin liên lạc vốn đã là nhu cầu không thể thiếu và ngàycàng trở nên quan trọng hơn đối với cuộc sống của con người Ở Việt Nam, dướithời quân chủ, thông tin liên lạc chủ yếu phục vụ cho nhà nước phong kiến trongviệc xây dựng tổ chức bộ máy, xây dựng lực lượng quân đội, chống giặc ngoạixâm, giữ gìn an ninh quốc gia và trong công tác thủy lợi, phòng, chống thiên tai vớinhiệm vụ chính là vận chuyển công văn, công hỏa, các quyết định của triều đình,tất cả đều được thực hiện bằng cách chạy bộ của con người, hoặc vận chuyển bằngthuyền bè, ngựa trạm từ dịch trạm này đến dịch trạm khác để truyền đạt thông tin

Vào năm 1802, dưới thời vua Gia Long, lần đầu tiên Ty Bưu chính đượcthành lập rồi sau đó được phát triển rộng ra khắp cả nước Các trạm bưu chính đượcxây dựng trên các trục đường chính với khoảng cách từ trạm nọ đến trạm kiakhoảng 25 đến 30 km Phương tiện vận chuyển chủ yếu lúc đó bằng phu trạm vàngựa trạm Triều đình quy định, các dịch trạm chỉ được phục vụ vào việc công, mọivận chuyển cho tư nhân đều không được phép Việc chuyển đệ được quy định rất rõràng, theo mức độ từ bình thường đến khẩn và tối khẩn Có thể nói mạng lưới bưuchính dưới triều Nguyễn đã phát triển tương đối hoàn chỉnh

Trong quá trình xâm lược và bình định Việt Nam, thực dân Pháp nhận thấyhình thức truyền đạt thông tin và vận chuyển công văn, tài liệu theo kiểu cũ mấtnhiều thời gian mà hiệu quả không cao, do đó mạng lưới thông tin liên lạc theo kỹthuật hiện đại của phương Tây đã được từng bước thiết lập xây dựng, đặc biệt ở cácthành phố lớn như: Sài Gòn, Hà Nội, Hải phòng, Đà Nẵng rồi phát triển ra khắpcác tỉnh, thành trong cả nước, lên tới cả các địa phương miền núi, vùng cao Sựphát triển nhanh chóng của mạng lưới thông tin liên lạc đã góp phần thúc đẩy sựchuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam, có sự ảnh hưởng và tác động rất lớn đối với

sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

Trang 9

Từ trước đến nay, đã có nhiều nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước quantâm nghiên cứu về cuộc chế độ thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam trên cáclĩnh vực quân sự, kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, xã hội… Các kết quảnghiên cứu đã được công bố trong các sách chuyên khảo, tham khảo, luận văn, luận

án, các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành và các kỷ yếu hội thảo khoahọc Tuy nhiên, nghiên cứu về mạng lưới thông tin liên lạc thời thuộc địa và cáclĩnh vực liên quan đến thông tin liên lạc hầu như ít được đề cập đến Đặc biệtnhững nghiên cứu về bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1929 thì hầu nhưvắng bóng, chưa được nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện, có hệ thống Việc đi sâunghiên cứu về quá trình xây dựng và mở rộng bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897đến năm 1929 nói riêng, thông tin liên lạc thời kỳ thuộc địa nói chung để làm rõhơn âm mưu, thủ đoạn bóc lột của thực dân Pháp, phục dựng bức tranh về quá trìnhxây dựng và phát triển mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ trong những năm 1897-

1929, từ đó rút ra kinh nghiệm có giá trị cho hiện nay là rất cần thiết

Từ năm 1986, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương thực hiện đường lốiĐổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế,nhất là hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, mạng viễn thông, số hóa

đã và đang được áp dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Nghị

quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã xác định: “Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, hình thành hệ thống trung tâm dữ liệu quốc gia, các trung tâm dữ liệu vùng và địa phương kết nối đồng bộ và thống nhất phát triển hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN; Internet băng thông rộng phủ 100 % các xã Xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật

an toàn, an toàn, an ninh thông tin” (Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần

thứ XIII Nxb.CTQGST, Hà Nội-2021,tr.123) Chính vì vậy, những kinh nghiệmtrong xây dựng, quản lý và hoạt động của bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đếnnăm 1929 có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn sâu sắc Trên những ý nghĩa đó,

chúng tôi chọn nghiên cứu “Bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1929” làm

đề tài luận án Tiến sĩ

Trang 10

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1929 nhằm phục dựngbức tranh về quá trình hình thành và phát triển của bưu chính ở Bắc Kỳ, làm rõ chủtrương, chính sách, cơ cấu tổ chức bộ máy và hoạt động của bưu chính ở Bắc Kỳ,góp phần hệ thống hóa các nguồn tài liệu và cung cấp thêm nhận thức mới, sâu sắc

và toàn diện hơn về bưu chính ở Bắc Kỳ trong giai đoạn lịch sử này

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Một là, tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.

Hai là, làm rõ các khái niệm bưu chính và khái quát tình hình bưu chính ở Việt

Nam trước năm 1897

Ba là, trình bày bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành và phát triển mạng lưới

bưu chính ở Bắc Kỳ; phân tích chủ trương, chính sách về tổ chức và quản lý đối vớihoạt động bưu chính nói riêng

Bốn là, trình bày làm rõ về cơ cấu tổ chức, nhân sự, những quy định về cách

thức tổ chức quản lý, sự vận hành, quá trình hoạt động của bưu chính ở Bắc Kỳ từnăm 1897 đến năm 1929

Năm là, nêu đặc điểm, tính chất và đánh giá về tác động của bưu chính Bắc Kỳ

trong các lĩnh vực quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Bắc Kỳ từ cuối thế kỷXIX đến đầu thế kỷ XX

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghiên cứu về bưu chính ở Bắc Kỳ từnăm 1897 đến năm 1929

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian

Luận án nghiên cứu từ năm 1897 đến năm 1929 Năm 1897 chính sách thuộc địacủa thực dân Pháp tại Việt Nam chuyển sang bước ngoặt mới kể từ khi Paul Doumersang làm Toàn quyền Đông Dương Từ đó bưu chính ở Bắc Kỳ được xây dựng và mở

Trang 11

rộng hoạt động hơn rất nhiều so với trước Năm 1929 tình hình chính trị và kinh tế xãhội của Việt Nam thay đổi do chịu ảnh hưởng và tác động hết sức nặng nề của cuộckhủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) kéo theo sự thay đổi của bưu chính ở Bắc

Kỳ sang giai đoạn mới

Phạm vi không gian

Dưới thời Pháp thuộc, kể từ sau Hiệp ước Quí Mùi (1883) và Giáp Thân (1884),

xứ Bắc Kỳ gồm 23 tỉnh và thành phố, bắt đầu từ Lạng Sơn ở phía Bắc đến hết NinhBình ở phía Nam, gồm: Bắc Giang, Bắc Cạn, Bắc Ninh, Hà Đông, Hải Dương, HàNam, Hòa Bình, Hưng Yên, Kiến An, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình,Phúc Yên, Phú Thọ, Quảng Yên, Sơn La, Sơn Tây, Thái Bình, Thái Nguyên, TuyênQuang, Vĩnh Yên, Yên Bái và 4 thành phố là: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và HảiDương” [43, tr.5]

Phạm vi nội dung

Luận án nghiên cứu về quá trình hình thành, xây dựng và hoạt động của bưuchính ở Bắc Kỳ trên tất cả các lĩnh vực như bưu điện, điện tín, điện thoại và vôtuyến điện báo từ năm 1897 đến năm 1929 Trên cơ sở đó, luận án rút ra những đặcđiểm và tác động của bưu chính thời Pháp thuộc đối với kinh tế, xã hội Bắc Kỳ nóiriêng và Việt Nam nói chung

4 Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

4.1 Phương pháp luận

Để thực hiện luận án, tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin Coi toàn bộ xã hội như mộtthể thống nhất với tất cả các mặt, các quan hệ xã hội, các quá trình có liên hệ nội tại

và tác động lẫn nhau của xã hội, luận án nghiên cứu để chỉ ra những nét chung của

sự phát triển xã hội, những động lực, những nguyên nhân cơ bản của sự chuyểnbiến kinh tế - xã hội, phân tích làm rõ mối liên hệ qua lại và giữa những hiện tượngkhác nhau của đời sống xã hội Trên cơ sở đó, tiếp cận và giải quyết các khía cạnhliên quan đến quá trình hình thành, phát triển và tác động của hoạt động bưu chính

Trang 12

đối với tình hình kinh tế- xã hội ở Bắc Kỳ nói riêng và Việt Nam nói chung dướithời Pháp thuộc.

Bưu chính là một lĩnh vực không thể tách rời các hoạt động kinh tế -xã hội

và còn chịu tác động, ảnh hưởng bởi các chính sách chung của chính sách thuộc địacủa thực dân Pháp Vì vậy, bưu chính cùng với các loại hình kinh tế khác tạo thànhmột chỉnh thể thống nhất, có ảnh hưởng, tác động đến toàn bộ nền kinh tế và xã hộithuộc địa

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết và trình bày các kết quả nghiên cứu, tác giả luận án sử dụnghai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic Đồng thờikết hợp chặt chẽ với các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, sosánh, đối chiếu, điền dã khảo sát … để làm rõ những nội dung cơ bản của luận án

Phương pháp lịch sử: Nhằm tái hiện trung thực bức tranh quá khứ của sự

vật, hiện tượng theo thời gian và không gian như nó đã từng diễn ra Trong luận án,phương pháp lịch sử được vận dụng để trình bày theo trật tự thời gian về bối cảnh,nhu cầu thiết lập và quá trình hoạt động, nâng cấp, mở rộng mạng lưới bưu chính ởBắc Kỳ Có những loại hình bưu chính ra đời từ giai đoạn trước đó nhưng vẫn duytrì hoạt động trong thời kỳ đầu Pháp thuộc cùng với những loại hình bưu chính mới

ra đời, hoạt động trong thời gian nghiên cứu của luận án

Phương pháp logic: Nhằm xem xét, nghiên cứu, khái quát và lý giải các sự

kiện, vấn đề, bản chất của hiện tượng lịch sử Từ đó, đánh giá, chỉ ra bản chất,khuynh hướng vận động Trong luận án, phương pháp logic được sử dụng nhằmliên kết, kết nối các sự kiện, hiện tượng liên quan đến quá trình hình thành, pháttriển và hoạt động của mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1929

để đưa ra những nhận thức cơ bản và cần thiết về tác động và vai trò của bưu chínhtrong đời sống xã hội Bắc Kỳ

Cùng với hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu trên, tác giả luận án còn kếthợp sử dụng một số phương pháp khác như:

Trang 13

Phương pháp so sánh: Được sử dụng trong luận án nhằm tìm ra những điểm

tương đồng và khác biệt của bưu chính thuộc địa với bưu chính trong các triều đạiquân chủ Việt Nam, chủ yếu so với thời Nguyễn, so sánh giữa giai đoạn 1897 -

1918 với giai đoạn 1919 - 1929; so sánh giữa bưu chính ở các trung tâm đô thị vớicác khu vực xa trung tâm như vùng miền núi, vùng cao… Từ đó, đưa ra nhữngnhận định, đánh giá làm rõ đặc điểm và vai trò, tác động của bưu chính đối vớiquân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Bắc Kỳ thời thuộc địa

Phương pháp thống kê: Luận án nghiên cứu về mạng lưới bưu chính nên

phương pháp thống kê được áp dụng đối với nhiều đối tượng: Số lượng bưu cụcxuất hiện ở Bắc Kỳ thuộc phạm vi thời gian khảo cứu; giờ làm việc của nhân viênbưu chính tại các tỉnh trên toàn Bắc Kỳ; thù lao chính quyền thực dân Pháp chi trảcho hệ thống nhân viên; doanh thu của từng hoạt động thuộc bưu chính qua cácnăm… Việc thống kê được thực hiện sau khi thu thập tư liệu, phân tích từng đốitượng để tìm ra sự tương đồng của từng nhóm đối tượng

Phương pháp điền dã: Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả luận án đã

tiến hành công tác điền dã, thu thập tư liệu tại các công trình xây dựng thời Phápcòn được bảo lưu (nguyên trạng hoặc một phần) đến ngày nay như tòa nhà Bưuđiện Hà Nội, còn gọi là Bưu điện Bờ Hồ đối diện Hồ Hoàn Kiếm tọa lạc tại cáctuyến phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Thạch và Đinh Lễ quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; trêncác đường ga xe lửa, tuyến đường sắt như Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - NamĐịnh là những công trình giao thông vận tải quan trọng, từng giữ vai trò chuyênchở thư từ, bưu kiện dưới thời thuộc địa

Ngoài ra, luận án kết hợp các kết quả nghiên cứu liên ngành như phươngpháp xử lý tư liệu bản đồ hoặc các ghi chép trong các sách và hồi ký của tướnglĩnh, chính trị gia người Pháp

4.3 Nguồn tài liệu

Để hoàn thành luận án, tác giả sử dụng và tập hợp những tài liệu từ nhiềunguồn khác nhau, bao gồm:

Trang 14

Tài liệu gốc

+ Khối tài liệu này chủ yếu bằng tiếng Pháp, được hình thành trong các cơquan chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương và các Sở, ngành chuyên môn củachính quyền thuộc địa Pháp ở Bắc Kỳ Đây nguồn tài liệu quan trọng của luận án,bao gồm:

- Khối tài liệu hành chính thuộc các Phông: Phông Đô đốc và Thống đốc(Fonds des Amiraux et des Gouverneurs); Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương(Fonds du Gouvernement général de l'Indochine); Phông Tổng Thanh tra Côngchính Đông Dương (Fonds de I'Inspection générale des Travaux publics del'Indochine); Phông Nha Tài chính Đông Dương (Fonds de la Direction desFinances de l'Indochine); Phông Sở Tiếp tế và Vận tải biển Đông Dương (Fonds duService du Ravitaillement et des Transports maritimes de l'Indochine); Phông PhủThống sứ Bắc Kỳ (Fonds de la Résidence Supérieure au Tonkin); Phông Sở Côngchính Bắc Kỳ (Fonds des Travaux publics du Tonkin)…

- Khối tài liệu kỹ thuật: Bao gồm tài liệu kiến trúc; tài liệu giao thông đườngbộ; Khối tài liệu nhân sự; Sổ thuế; Sưu tập bản đồ…

Các khối tài liệu trên đã cung cấp cho tác giả luận án nhiều văn bản lập pháp,lập quy, hành pháp, nghị định, sắc lệnh, thống kê, báo cáo về tình hình, thực trạng,kết quả của bưu chính Pháp ở Đông Dương nói chung và Bắc Kỳ nói riêng Ngoài

ra, các tập san, Công báo như: Bulletin économique de l’Indochine (Tập san kinh tếĐông Dương), Bulletin Officiel de l’Indochine française (Công báo Đông Dươngthuộc Pháp), Journal Officiel de l’Indochine (Công báo Đông Dương), Annuairegénéral administratif, commercial et industriel de l’Indochine (Tổng niên giámhành chính, thương mại và công nghiệp Đông Dương), Bulletin administratif deCochinchine (Tập san hành chính Nam Kỳ), Bulletin administratif de l’Annam(Tập san hành chính Trung Kỳ), Bulletin administratif du Tonkin (Tập san hànhchính Bắc Kỳ) đã giúp chúng tôi nắm bắt về các quy định, chức năng, nhiệm vụ,cách thức tổ chức của các dịch vụ bưu điện, điện báo, điện thoại Từ đó giúp tác

Trang 15

giả có cơ sở đưa ra những nhận định về bưu chính ở Bắc Kỳ trong tổng thể ngànhbưu chính Đông Dương.

+ Ngoài ra là một số báo cáo đã được công bố về tình hình Đông Dươngdưới thời một số Toàn quyền Đông Dương được đăng trên các công báo, thống kê,

sách, báo, hồi ký đã được xuất bản như: Situation de l’Indo-chine 1897 - 1901

(Tình hình Đông Dương) của Paul Doumer Đây là tập hợp báo cáo ngày

22-1-1902 của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer trình khóa họp bất thường vàotháng 2-1902 của Hội đồng tối cao Đông Dương về tình hình mọi mặt của các xứĐông Dương thuộc Pháp trong các năm 1897, 1898, 1899, 1900 và 1901, được nhà

xuất bản F.H.Schneider xuất bản tại Hà Nội năm 1902; Situation de l’Indo-chine (1902-1907) (Tình hình Đông Dương) của Paul Beau Đây là báo cáo của Toàn

quyền Paul Beau về tình hình hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, quản

lý hành chính của các xứ ở Đông Dương từ năm 1902 đến năm 1907 xuất bản tạiSài Gòn năm 1908 Trong đó dịch vụ về bưu điện và điện tín ở Đông Dương được

in ở phụ lục 18, cung cấp cho tác giả luận án những thông tin cần thiết về quá trìnhxây dựng, phát triển mạng lưới bưu chính Đông Dương, trong đó có Bắc Kỳ quacác năm

Tư liệu ghi chép của các tướng lĩnh, chính trị gia người Pháp như hồi ký: Đặcđiểm chung của nhóm tư liệu này là không chịu sự kiểm duyệt và giới hạn về dunglượng nên thông tin được chuyển tải rất phong phú, đồ sộ, đa dạng về đề tài, lĩnhvực Tuy nhiên, do tính chất của tư liệu hồi ký nên nội dung văn bản thể hiện tínhkhách quan, tầm nhìn của người viết Họ là các sỹ quan, tầng lớp cầm quyền ngườiPháp ở Đông Dương nên nhiều nội dung cần được phê khảo, xem xét và cẩn trọngkhi khai thác, sử dụng Điển hình cho nhóm tài liệu này là tập hồi ký (bản dịch

tiếng Việt) Xứ Đông Dương (Nhà xuất bản Thế giới xuất bản năm 2015) Những ghi chép về một giai đoạn “lịch sử đầy biến động và bi thương mà Việt Nam và các nước láng giềng đã trải qua” được thực hiện bởi Joseph Athannase Paul Doumer,

từng giữ chức vụ Toàn quyền Đông Dương từ năm 1897 đến năm 1902 và sau này

trúng cử Tổng thống Cộng hòa Pháp (1931-1932) Cuốn Xứ Đông Dương truyền tải

Trang 16

rất nhiều thông tin về chính trị, quân sự, kinh tế - xã hội đương thời, trong đó cóhoạt động bưu chính.

Bên cạnh đó còn có một số ghi chép của các sĩ quan, viên chức thực dân đãtừng tham gia cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam hoặc tham gia trong bộ máy cai

trị thực dân ở Đông Dương nói chung, Việt Nam nói riêng như: Xứ Trung - Bắc Kỳ của Pôlanh Vian (Paulin Vial: L’Annam et le Tonkin, Paris, 1886); Công cuộc thực dân của người Pháp ở Đông Dương của J.L Đờ Lanétxăng (J.L De Lanessan: La colonisation francaise en Indochine, Paris, 1895); Đông Dương của Louis Salaun (Louis Salaun: L’Indochine, Paris, 1903); Đông Dương thời cận đại của

E.Tétxtong và Pécsơrông (E.Teston et Percheron : L’Indochine moderne, Paris,

1931); Xứ Đông Pháp của Hăngri Mác và PieCôni (Henry Marc et Pierre Cony:

L’Indochine francaise, Paris, 1946)… Nhóm tư liệu này đã bổ sung không ít thôngtin về chính trị, kinh tế - xã hội Đông Dương cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Tài liệu tiếng Việt

Các văn bản điển chế, luật pháp của thời Nguyễn như Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Hoàng Việt luật lệ…cung cấp cho luận án những quy định, chế tài,

chế độ thưởng/phạt của triều đình trung ương Huế áp dụng với quan lại, binh línhhoạt động trong lĩnh vực truyền tin dưới thời Nguyễn; các bộ thông sử thời Nguyễn

như Đại Nam thực lục, Khâm định Việt sử thông giám cương mục Đó là những tư

liệu rất có giá trị, mang tính chất chính sử của nhà Nguyễn giúp tác giả luận án tìmhiểu về bối cảnh xã hội, tình hình Việt Nam trước và trong thời Pháp thuộc

-Nguồn tài liệu bằng hình ảnh:

Bao gồm hình ảnh các công trình bưu chính như: ảnh chụp Bưu điện Hà Nộiđầu thế kỷ XX, hình ảnh lưu lại trên các bì thư, sưu tập tem bưu chính ĐôngDương giúp hình dung được diện mạo một số kiến trúc bưu điện ở Bắc Kỳ trongnhững năm 1897 - 1929, phác dựng lộ trình di chuyển, thời gian gửi và nhận bưukiện cũng các vấn đề thuộc phạm trù văn hóa, mỹ thuật Việt Nam thời Pháp thuộcthể hiện trên bì thư, tem bưu chính

Trang 17

Ngoài ra, để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả luận án đã tiến hành côngtác điền dã, thu thập tư liệu tại các kiến trúc, công trình xây dựng thời Pháp cònđược bảo lưu đến nay như nhà Bưu điện Hà Nội; các nhà ga xe lửa, các tuyếnđường sắt như Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Nam Định là những công trình giaothông vận tải quan trọng, từng giữ vai trò chuyên chở thư từ, bưu kiện

Các công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả đi trước về bưu chính thờiNguyễn và thời Pháp thuộc, nhất là về chủ trương, chính sách của thực dân Pháp vàquá trình xây dựng, hoạt động của hệ thống bưu chính ở Đông Dương và Việt Namthời thuộc địa

Các nguồn tài liệu kể trên rất có giá trị đối với luận án, đã cung cấp nhiềuthông tin quan trọng, cần thiết giúp cho tác giả luận án phác dựng được mạng lướibưu chính thời Pháp thuộc trên địa bàn Bắc Kỳ

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Thứ nhất, luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên một cách hệ thống đầy

đủ, toàn diện về mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1929

Thứ hai, luận án đã phân tích chủ trương, chính sách của thực dân Pháp

trong việc xây dựng và mở rộng mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ nói riêng, ở ĐôngDương dưới thời Pháp thuộc nói chung

Thứ ba, luận án đã làm rõ được quá trình mở rộng và phát triển cũng như

thực trạng về tổ chức, cách thức quản lý và các hình thức hoạt động của mạng lướibưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1929

Thứ tư, luận án đã nêu đặc điểm, tính chất và tác động của bưu chính đối với

quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Bắc Kỳ

Luận án góp phần bổ khuyết và hoàn thiện cho những nghiên cứu về bưuchính Bắc Kỳ nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung Luận án có ý nghĩa và đónggóp nhất định về mặt khoa học, góp phần đem đến những nhận thức mới, sâu sắchơn về bưu chính ở giai đoạn lịch sử này

Trang 18

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa lý luận

Nghiên cứu bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1929 góp phần khẳngđịnh vai trò, vị trí của bưu chính trong đời sống kinh tế và xã hội ở Bắc Kỳ thuộcđịa, góp phần đánh giá đầy đủ và khách quan hơn tác động của công cuộc tư bảnhóa của thực dân Pháp ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làmsáng tỏ thêm về lịch sử Việt Nam thời kỳ cận đại

Ý nghĩa thực tiễn

Trên cơ sở tập hợp, hệ thống hóa được khối lượng tư liệu, tài liệu liên quanđến bưu chính ở Bắc Kỳ, luận án là tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu,giảng dạy, học tập về bưu chính ở Bắc Kỳ thời Pháp thuộc nói riêng, về lịch sử cậnđại Việt Nam nói chung Luận án là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác quản

lý bưu chính ở Việt Nam hiện nay

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án

Chương 2: Xúc tiến xây dựng mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1918

Chương 3: Đẩy mạnh phát triển mạng lưới bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm

1919 đến năm 1929

Chương 4: Đặc điểm, tính chất và tác động của bưu chính ở Bắc Kỳ đối với kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội

Trang 19

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Khái niệm về bưu chính

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1) xuất bản năm 1995 [57, tr 301],

một số thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực bưu chính - viễn thông được giải thích nhưsau:

Bưu điện: Là ngành kinh tế - kĩ thuật hạ tầng của một quốc gia thực hiện hai

lĩnh vực dịch vụ thông tin liên lạc: bưu chính và viễn thông Bưu chính là dịch vụhoạt động thông tin liên lạc, thực hiện trao đổi thư tín, văn bản, bưu kiện, bưuphẩm, chuyển tiền…Viễn thông (telecommunications) là dịch vụ thông tin liên lạcnhờ các tín hiệu điện được truyền qua dây dẫn (hữu tuyến) và qua không gian (vôtuyến) hoặc nhờ các tín hiệu quang qua các hệ thống truyền dẫn quang Các dịch vụviễn thông gồm: điện thoại, điện báo, truyền số liệu, fax, telex, teletex…

Bưu kiện: Là những gói hàng gửi qua bưu điện để chuyển đến người nhận.

Trong bưu kiện không được chứa thư và ghi chú có tính chất thông tin riêng Phânbiệt bưu kiện trong nước và bưu kiện ngoài nước Bưu kiện có kích thước tối thiểu

9 x 14cm Kích thước lớn nhất gồm chiều dài cộng với chu vi lớn nhất không đotheo chiều dài, không được vượt quá 3m Chiều dài thứ nhất không quá 1,50m.Khối lượng không vượt quá 20kg, trừ bưu kiện nghiệp vụ ngoài nước cho phéptrọng lượng tối đa 30kg

Bưu phẩm: Là những giấy tờ, tư liệu, vật phẩm công và tư gửi qua đường

bưu điện để chuyển đến người nhận Từ lúc gửi vào bưu điện cho đến khi bưu điệnphải trả cho người nhận, bưu phẩm được coi là tài sản quốc gia Mọi người đều cónghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ trừ trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định, không

ai được xâm phạm bưu phẩm, bóc xem, tiết lộ bí mật hoặc hủy bỏ bưu phẩm Bưuphẩm do tổ chức, cơ quan gửi đi gọi là bưu phẩm công, do cá nhân gửi đi gọi làbưu phẩm tư Phân biệt bưu phẩm trong nước và bưu phẩm ngoài nước Bưu phẩmgồm các loại: thư, bưu thiếp, ấn phẩm, học phẩm cho người mù

Trang 20

Ngoài ra còn có khái niệm “bưu chính ngoại giao” là hình thức liên lạc rất

quan trọng và phổ biến giữa hai nhà nước (thường qua Bộ Ngoại giao) với các cơquan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của mình ở nước ngoài và giữacác cơ quan đại diện ngoại giao với nhau Các loại văn kiện chính thức và tài liệuphục vụ công tác ngoại giao chuyển qua đường bưu chính ngoại giao đều đượcđóng gói trong vali ngoại giao hoặc trong túi thư ngoại giao, có kẹp niêm phong,ghi ký hiệu nói lên tính chất bưu kiện Bưu chính ngoại giao được hưởng quy chếbất khả xâm phạm, được giao thông viên ngoại giao áp tải hoặc được giao cho tổtrưởng tổ lái máy bay, thuyền trưởng tàu thuyền buôn của nước chuyển giao, khôngphải đóng thuế Những điều khoản về bưu chính ngoại giao không phải đóng thuế.Những điều khoản về bưu chính ngoại giao và giao thông viên ngoại giao được quyđịnh trong Công ước viên (1961) về quan hệ ngoại giao

Cho đến giữa thế kỷ XIX, các thuật ngữ “bưu điện”, “điện báo”, “điệnthoại”… vẫn hoàn toàn xa lạ đối với người Việt Nam Chỉ từ khi thực dân Phápxâm lược Việt Nam (1858) rồi từng bước đặt ách đô hộ và đưa kỹ thuật hiện đạicủa phương Tây áp dụng vào Việt Nam thì nhân dân ta mới biết đến các thuật ngữtrên Tuy nhiên, trước đó bưu chính cũng là một lĩnh vực của thông tin liên lạc,xuất hiện sớm trong những ghi chép của triều Nguyễn Bưu chính thời kỳ này đượchiểu là cơ quan có nhiệm vụ quản lý việc vận chuyển công văn và đưa đón quan lạicủa triều đình thông qua hệ thống dịch trạm Cơ cấu tổ chức của dịch trạm baogồm: Chế độ chức dịch nhà trạm (cơ quan quản lý trạm), đặt trạm, đường chạytrạm, điếm trạm, phu trạm, ngựa trạm, thuyền trạm [46, tr.369]

Ở thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa tìm thấy khái niệm bưu chính dưới thờiPháp thuộc hay nói đúng hơn là người Pháp không đưa ra một định nghĩa cụ thể vềlĩnh vực này Theo chúng tôi, thuật ngữ bưu chính giai đoạn này được hiểu là mạnglưới liên lạc, truyền tin, vận chuyển bưu phẩm bao gồm bưu điện (Poste), điện báo,điện tín (Télégraphes), vô tuyến điện báo (Radiotélégraphique), điện thoại(Téléphone), tem bưu điện/ tem bưu chính (postage stamp), bưu thiếp (cartepostal) Trong quá trình từ đô hộ đến khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã đưa

Trang 21

các hoạt động, kỹ thuật này vào Việt Nam và Đông Dương, các thuật ngữ trên mớixuất hiện Để hiểu rõ hơn các khái niệm này, đồng thời thống nhất nội hàm bưuchính sử dụng trong luận án, chúng tôi xin đưa ra một số nội dung như sau:

- Bưu điện (Poste) là cơ quan thực hiện việc trao đổi thư từ, ấn phẩm, bưu

phẩm, bưu kiện Thời thuộc địa, các loại hình giao thông tham gia vào quá trìnhvận chuyển là giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không

- Thư từ (bao gồm bì thư, tem thư/tem bưu chính) là công cụ biểu đạt thông

tin giữa người gửi và người nhận qua cơ quan vận chuyển là bưu điện

- Ấn phẩm, bưu phẩm và bưu kiện là những kiện hàng gửi đi theo quy định

của chính quyền thực dân, người gửi và nhận phải thanh toán cước phí dựa trênkhối lượng của hàng hóa

- Điện báo, điện tín, vô tuyến điện báo (Radiotélégraphique, Télégraphes) là

những cách thức truyền thông tin (tin nhắn) không lời thoại với đặc tính là truyềntin qua khoảng cách xa bằng ký hiệu, tức tín hiệu đã được mã hóa

- Điện thoại (Téléphone) là thiết bị viễn thông dùng để trao đổi thông tin,thông dụng nhất là truyền giọng nói - tức là “thoại” (nói), từ xa giữa hai hay nhiềungười Điện thoại biến tiếng nói thành tín hiệu điện và truyền trong mạng điệnthoại phức tạp thông qua kết nối để đến người sử dụng khác

Tất cả các khái niệm này cần được đặt trong bối cảnh xã hội Việt Nam thờithuộc Pháp nên có thể tương đồng về mặt ngữ âm, nhưng không hoàn toàn tươngđồng về mặt nghĩa với các khái niệm hiện nay Chẳng hạn như khái niệm “thư” thờiPháp thuộc sẽ không bao gồm thư điện tử (email) mà đơn thuần chỉ là “thư viết taydạng chữ”; khái niệm “điện thoại” cũng không bao gồm điện thoại di động (mobilephone/téléphone mobile) hay cordless phone (điện thoại không dây) Như vậy,vào thời Pháp thuộc, bưu chính ở Bắc Kỳ bao gồm các hoạt động vận chuyển thư,gửi và nhận bưu phẩm, bưu kiện, bưu phiếu, điện phiếu và các hình thức liên lạc,truyền tải thông tin bao gồm điện báo, điện tín, vô tuyến điện báo, điện thoại

Bưu chính ở Bắc Kỳ là những hoạt động bưu chính diễn ra tại Bắc Kỳ thờiPháp thuộc Các nhận định, đánh giá, luận điểm trong luận án của chúng tôi về bưu

Trang 22

chính thời Pháp thuộc liên quan đến các lĩnh vực hoạt động này Trong luận án,chúng tôi tập trung đi sâu nghiên cứu về bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm

1929 theo các khái niệm ở thời kỳ thuộc địa

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Bưu chính Bắc kỳ thời thuộc địa không phải chủ đề hoàn toàn mới mà đãđược đề cập trong một số chuyên luận và rải rác trong các công trình nghiên cứutổng hợp về xã hội Việt Nam thời kỳ thuộc Pháp Căn cứ trên các công trình hiện

có, chúng tôi chia những nghiên cứu về bưu chính làm 2 nhóm gồm nhóm côngtrình nghiên cứu ở Việt Nam và nhóm công trình nghiên cứu ở nước ngoài

1.2.1 Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Các nghiên cứu trực tiếp về lịch sử bưu chính

Trong bài nghiên cứu “Bưu điện - công cụ xâm lăng Việt Nam của thực dân Pháp (trước 1858 - 1897)” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 108 (tháng 3

năm 1968), Nguyễn Đoàn đã chỉ ra những nét chính về mục đích thiết lập mạnglưới đường thư; quá trình từng bước xâm chiếm, bình định các vùng đất mới và xâydựng các tuyến điện báo của thực dân Pháp Bên cạnh đó, chuyên luận của NguyễnĐoàn còn giải thích về nhu cầu thành lập đường thư, cách thức vận chuyển thư từthông qua các tàu buôn trên biển, đối tượng thụ hưởng (nhằm thỏa mãn nhu cầuliên lạc giữa các giáo sĩ làm nhiệm vụ truyền giáo, gián điệp và của các thương giangười Pháp với chính quốc) Đánh giá về hệ thống thông tin liên lạc của Pháp tácgiả nhận xét: “Rõ ràng, ở đây tình hình mở rộng xâm lược của thực dân Pháp đã tạođiều kiện cho điện báo phát triển, mặt khác lại yêu cầu điện báo phát triển thì mớiđáp ứng được nhu cầu thông tin đánh chiếm đất đai của chúng”[21, tr.45-49] vàkhẳng định bưu điện là công cụ đắc lực, phục vụ cho việc xâm lăng của Pháp tạiNam Kỳ và sau đó là Bắc - Trung Kỳ

Kết quả khảo cứu của tác giả Nguyễn Đoàn đã bổ sung, góp phần phân tíchlàm rõ mục đích của thực dân Pháp trong việc xây dựng, phát triển bưu điện ở ViệtNam thời thuộc địa, đặc biệt về vai trò của bưu điện trước năm 1897

Trang 23

Hoạt động bưu chính Việt Nam còn được trình bày trong chuyên khảo “Lịch

sử ngành Bưu điện Việt Nam (sơ thảo lần thứ I)”, Nhà xuất bản Bưu điện, 1990 do

Vũ Tuyến chủ biên Trong công trình này, tác giả đã nghiên cứu tương đối đầy đủ,

hệ thống về lịch sử ngành bưu điện Việt Nam, nhất là cách thức truyền tin từ khởithủy đến mạng lưới thông tin liên lạc dưới thời Pháp thuộc và tình hình bưu điệnViệt Nam đến năm 1975 Nội dung chính của cuốn sách (chiếm khoảng 80% dung

lượng) đề cập về vai trò của bưu điện trong “30 năm chiến đấu phục vụ và xây dựng (1945-1975)” với các hoạt động liên quan đến củng cố và bảo vệ chính quyền

cách mạng trong hai năm 1945 - 1946; kháng chiến toàn quốc và sự chuyển hướngcủa mạng lưới thông tin trong những năm 1946 - 1950; giữ vững thông tin liên lạctrên khắp các mặt trận từ năm 1951 đến năm 1954 Tuy nhiên, do sự hạn chế về tưliệu, nên các tác giả không dành nhiều dung lượng cho nội dung về bưu chính ViệtNam thời quân chủ và thời kỳ thuộc Pháp Những thông tin về bưu điện Việt Namthời cận đại mới chỉ được tiếp cận ở khía cạnh như địa điểm thiết lập đầu tiên củamạng lưới bưu chính (tại Sài Gòn), một số cải tiến về cơ cấu, tổ chức, phương thứchoạt động tương ứng với mục tiêu, nhiệm vụ của ngành này trong từng giai đoạn

Liên quan đến bưu điện Hà Nội thời Pháp thuộc được đề cập trong nghiên

cứu của tác giả Phạm Xanh “Dấu ấn văn hóa người Pháp ở Hà Nội” trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 7, năm 2010 Theo đó, người Pháp khi xâm lược và đô hộ

Hà Nội đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong quy hoạch thành phố, trong kiến trúctổng thể, trong giao thông đô thị, dấu ấn trong nhà in và các ấn phẩm Quá trình tácđộng, thay đổi văn hóa Hà Nội của người Pháp đã dẫn các biến đổi lớn về nhiềumặt Bưu chính Hà Nội cũng bị tác động từ chính sách của chính quyền thực dânPháp như việc người Pháp cho phá hủy chùa Báo Ân để xây dựng Phủ Thống sứBắc Kỳ và Nhà Bưu điện “mang phong cách kiến trúc Pháp” [76, tr.74]

Tập sách ảnh “Kiến trúc các công trình xây dựng tại Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc” do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I ấn hành năm 2010, giới thiệu thông tin,

hình ảnh về 32 công trình kiến trúc như Phủ Toàn quyền Đông Dương, Kho bạcĐông Dương, Sở Công chính Bắc Kỳ, Viện mắt Hà Nội, Bệnh viện Bản xứ, cầu

Trang 24

Long Biên, Tòa án Hà Nội, Trại lính khố xanh… được lựa chọn trong số rất nhiềutài liệu giới thiệu tại cuộc triển lãm cùng tên nhân dịp kỷ niệm Đại lễ 1000 nămThăng Long - Hà Nội Phần nội dung về Sở Bưu điện Hà Nội cung cấp thông tin:

“Sở Bưu điện Hà Nội nằm ở phố Francis Garnier là một trong những công trìnhđược xây dựng từ khá sớm kể từ khi Hà Nội bắt đầu được quy hoạch và mở rộngvới việc lấy khu vực Hồ Gươm làm trung tâm để phát triển Toà nhà đầu tiên đượcxây dựng trong các năm 1894-1899 theo phong cách kiến trúc tân cổ điển, do kiếntrúc sư Adolphe Bussy thiết kế” [58, tr.35] cùng một số hình ảnh về kiến trúc nàynhư ảnh chụp Sở Bưu điện Hà Nội khi mới đi vào hoạt động, bản vẽ mặt trướcphòng thu cước phí của Sở Bưu điện, tỉ lệ 1/50, do Adolphe Bussy, Kiến trúc sưchính - Chánh Sở Nhà cửa dân sự lập năm 1921…

Trong nghiên cứu về tem bưu chính, khảo cứu “Lịch sử tem bưu chính Đông Dương qua tài liệu lưu trữ” của Bùi Thị Hệ đăng trên Tạp chí Xưa & Nay của Hội

Khoa học Lịch sử Việt Nam số 435/ tháng 9/2013 Đây là một trong những nghiêncứu về lịch sử ra đời tem bưu chính tại Đông Dương thời thuộc địa, đề cập đếnhoàn cảnh ra đời, về giá trị, nội dung và hình thức của tem thư Giá tem phải ở mứcthấp, mẫu tem có đủ phức tạp trong in ấn để tránh bị làm giả và có tính thẩm mỹcao Bên cạnh đó, tác giả cũng thống kê những đợt phát hành tem và địa điểm lưuhành đầu tiên (bắt đầu từ Nam Kỳ, về sau lan rộng ra cả 5 xứ), các mệnh giá được

áp dụng tại các thời điểm và địa phương khác nhau Thông qua hình ảnh trên cáccon tem, tác giả khẳng định tem Bưu chính Đông Dương được phát hành liên tụctrong các năm và đã có mặt trên khắp lãnh thổ, ngay cả ở những nơi xa xôi, hẻolánh nhất và tem Bưu chính là một trong những phương tiện tuyên truyền hữu íchcủa chính quyền Pháp, nhằm quảng bá những địa danh du lịch, các nhân vật lịch sửquan trọng trong đó có Việt Nam và Đông Dương

Nghiên cứu về “Tổ chức bộ máy các cơ quan trong chính quyền thuộc địa ở Việt Nam qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1862-1945)” của Trung tâm Lưu trữ Quốc

gia I, xuất bản 2013 có dung lượng gần 800 trang, tập hợp tương đối đầy đủ cácvăn bản, sắc lệnh, nghị định của chính quyền Pháp ở Đông Dương trong hơn 80

Trang 25

năm đô hộ Cuốn sách “Tổ chức bộ máy các cơ quan trong chính quyền thuộc địa ở Việt Nam qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1862-1945)” như một “tổng mục lục” hệ

thống văn bản pháp quy của chính quyền thuộc địa được tập hợp, sắp xếp, phân

loại, chuyển ngữ cung cấp nhiều thông tin có giá trị Trong cuốn “Tổ chức bộ máy các cơ quan trong chính quyền thuộc địa ở Việt Nam qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1862-1945)” đã thống kê được nhiều Nghị định của Toàn quyền Pháp và tiến hành

những “nghiên cứu bước một” (biên niên, dịch thuật ) Thí dụ Nghị định ngày 19tháng 01 năm 1872 của Thống đốc Nam Kỳ về việc tách Sở Ngân khố và Sở Bưuđiện (nguồn J21, BOC 1872, tr.41-42) có nội dung Sở Ngân khố trở thành một Sởđộc lập và hoạt động theo các điều khoản quy định tại điều 215, 216 của Sắc lệnhngày 26 tháng 9 năm 1865[59, tr.38] Nghị định ngày 10 tháng 01 năm 1889 củaToàn quyền Đông Dương về việc xóa bỏ Tổng Nha Bưu điện và Điện báo ĐôngDương (nguồn: J001, JOIF 1889, tr.58-59) với ba nội dung: Tổng Nha bưu điện vàĐiện báo Đông Dương chính thức bị xóa bỏ; Nha Bưu điện và Điện báo chịu sự chỉđạo của Tổng Trú sứ Trung Kỳ - Bắc Kỳ và chịu sự chỉ đạo của Giám đốc phụtrách sở địa phương Nam Kỳ liên quan đến các công việc tại Nam Kỳ và Cao Miên

[49, tr.82] Nội dung của các nghị định được đề cập trong “Tổ chức bộ máy các cơ quan trong chính quyền thuộc địa ở Việt Nam qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1862- 1945)” giúp chúng ta có những hình dung cơ bản về thời điểm thành lập, tổ chức,

chức năng, cơ cấu nhân sự, cách thức vận hành của cơ quan quản lý hoạt độngbưu chính dưới thời thuộc địa

Liên quan đến tem thư Đông Dương là bài viết “Văn hóa dân tộc thiểu số trên tem Đông Dương” của Lê Bình Minh đăng trên Tạp chí Xưa & Nay số 457,

tháng 3/2015 có dung lượng 04 trang Tác giả đã làm sáng tỏ vấn đề của tem Bưuchính trong khoảng thời gian thực dân Pháp đô hộ Việt Nam là văn hóa các dân tộcthiểu số: “Người thiểu số được mô tả trên các con tem đều là người phụ nữ, vớitrang phục dân tộc đặc trưng thể hiện nhãn quan về người thiểu số: Lạ hóa(exoticism), yếu thế và nữ tính (féminism)”[42, tr.38] Ngoài ra nhiều thông tin cógiá trị như sự xuất hiện bưu điện và tem thư ở Việt Nam năm 1882, các loại tem

Trang 26

thư đã bắt đầu được in giá bằng đồng bạc Việt Nam song song với đồng Franc.Năm 1889, phát hành loại tem đặc biệt về Đông Dương, mục đích của những loại

tem nhãn dân tộc thiểu số (“quảng cáo cho các xứ Đông Dương thuộc Pháp”)

Các bài nghiên cứu về văn hóa người Việt được đăng trên Tuần san

Indochine (thuộc Hội Alexandre de Rhodes) thành cuốn “Việt Nam qua tuần san Indochine 1941-1944” do Lưu Đình Tuân tuyển chọn và khảo dịch những bài viết

quan trọng của tuần báo Sách do công ty CPS Omega Việt Nam 2019 phối hợpcùng Nxb Thế giới xuất bản trong năm 2019 với dung lượng gần 380 trang Theodịch giả Lưu Đình Tuân Indochine là một tờ báo đa diện và đa dạng với ưu thế gồmnhững tên tuổi lớn người Pháp và người Đông Dương lúc đó, có nhiều người làthành viên Viện Viễn đông Bác cổ Pháp Indochine đáp ứng được nhiều tầng lớpđộc giả, hàn lâm cũng như bình dân Đó là nhờ sự súc tích và trong sáng của cácbài viết… Trong tổng số 47 bài viết được tác giả tập hợp, giới thiệu, đáng chú ý là

bài viết “Tem Đông Dương - Kiệt tác nghệ thuật đỉnh cao” cung cấp cho độc giả

những thông tin quan trọng về hoạt động bưu chính Đông Dương đương thời nhưthời điểm phát hành và sử dụng tem thư, số lượng tem phát hành, tính thẩm mỹ -nghệ thuật, giá thành, hình ảnh con người và phong cảnh in trên tem, kích thướccác con tem

Nhìn chung, các nghiên cứu về bưu chính thời thuộc địa ở Bắc Kỳ nói riêng,Việt Nam nói chung chưa nhiều, do mục đích đối với từng khía cạnh cần quan tâmcủa các tác giả nên chủ yếu dạng “phác thảo” Chẳng hạn như tư liệu của ông

Hoàng Bạn (nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện) về “Lịch sử Bưu điện Việt Nam: Hành trình từ thời Nguyễn đến thời Pháp thuộc” 1, được công bốdưới dạng “phiên bản điện tử” trên cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin vàTruyền thông (ngày 25/08/2022 14:11-CH); phác họa lại diễn trình phát triển mạnglưới bưu điện Việt Nam từ giai đoạn nhà Nguyễn (với các nhà trạm) đến trướcTổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 Phần lịch sử bưu điện Việt Nam thuộc giaiđoạn 1897-1929 là khung thời gian nghiên cứu của luận án chiếm dung lượng

1 Link: thoi-Nguyen-den-thoi-Phap-thuoc.html , truy cập ngày 11/9/2023.

Trang 27

https://mic.gov.vn/Pages/TinTuc/154941/Lich-su-Buu-dien-Viet-Nam Hanh-trinh-tu-không nhiều nhưng cũng làm sáng tỏ được một số cột mốc quan trọng như ngày14/11/1901, thực dân Pháp tổ chức lại hệ thống bưu điện Bưu điện Đông Dương cómột Tổng Giám đốc do Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm; dưới Tổng Giám đốc

là 5 chánh sở khu phụ trách; dưới Chánh sở khu là Chủ sự bưu điện tỉnh thành;đứng đầu bưu điện các huyện là Thư lại, có phu trạm, tá dịch đảm trách việc phátthư đến các hộ gia đình Đến năm 1904, thực dân Pháp thành lập ba sở thông tin vôtuyến điện; đầu năm 1906 các sở vô tuyến điện được hợp nhất vào với Bưu điện đểthành lập Nha Bưu điện - Vô tuyến điện

Các nghiên cứu về lịch sử bưu điện ở một số địa phương

Đặc điểm chung của các nghiên cứu này là tái dựng lại toàn bộ quá trìnhphát triển mạng lưới bưu điện của một tỉnh/ thành phố, trong đó nội dung bưu chínhthời hiện đại chiếm dung lượng lớn Phần viết về bưu chính giai đoạn 1858-1945không nhiều nhưng cũng có những phác thảo cơ bản

Lấy bộ Lịch sử bưu điện tỉnh Quảng Ninh làm điểm quan sát Tập 1

(1930-1955) phát hành năm 1989 được chia thành ba phần tương đương ba giai đoạn pháttriển, tái hiện hoạt động của bưu điện Quảng Ninh từ khi xây dựng đến trưởngthành cùng nhiều thành tựu Phần mở đầu đề cập bưu điện Quảng Ninh trước năm

1930 chiếm nội dung rất nhỏ so với hai phần sau (02 trang sách), nhấn mạnh về bốicảnh ra đời các đường dây liên lạc như xuất hiện đầu tiên ở Nam Kỳ rồi dần dầntheo gót chân của quân đội viễn chinh tiến ra Bắc Kỳ Phần thứ hai và phần thứ ba

là những đóng góp chính của mạng lưới giao thông liên lạc của Quảng Ninh trongviệc phục vụ cuộc đấu tranh, tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền (1930-1945) và phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai(1945- 1954)

Bố cục nội dung này còn được thể hiện ở cuốn “Lịch sử bưu điện Bắc Thái”

do Bưu điện tỉnh Bắc Thái (tỉnh cũ, nay gồm hai tỉnh: Bắc Cạn và Thái Nguyên)xuất bản năm 1991, phản ánh những chặng đường phát triển của Bưu điện Bắc Thái

từ khi thành lập đến năm 1990 Công trình chủ yếu tập trung về giao thông và liênlạc trong thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc (1930-1945), về sự hình thành và

Trang 28

phát triển bưu điện Bắc Cạn - Thái Nguyên phục vụ công cuộc kháng chiến chốngthực dân Pháp (1945-1954), bưu điện Bắc Thái trong 10 năm đầu thực hiện cáchmạng xã hội chủ nghĩa (1955-1965) và đến năm 1990 Phần viết Bưu điện tỉnh BắcThái dưới thời thuộc Pháp chiếm dung lượng rất ít (khoảng 02 trang), chủ yếu đềcập về mục đích của thực dân Pháp thiết lập hệ thống bưu điện trong tỉnh nhằm đàn

áp các phong trào cách mạng và bóc lột nhân dân, cụ thể là: “Sự ra đời và hoạtđộng của bưu điện hoàn toàn không nhằm phục vụ yêu cầu đời sống nhân dân vìthế các trạm bưu điện thường đường đặt ở những nơi gần đồn bốt hoặc những nơikhai thác khoáng sản, ở những nơi có vị trí quân sự quan trọng hoặc những khu mỏtập trung công nhân và nơi giam giữ tù chính trị Bưu điện dưới thời Pháp là công

cụ của giai cấp thống trị”[6, tr.11] Công trình đã góp thêm góc nhìn về mục đíchthành lập Bưu điện ở các địa phương dưới thời Pháp thuộc

Quá trình trưởng thành, phát triển của Bưu điện tỉnh Lạng Sơn được tập hợp

trong cuốn “Lịch sử Bưu điện tỉnh Lạng Sơn (1930-200) - sơ thảo”, Nhà xuất bản

Chính trị Quốc gia tổ chức biên soạn và xuất bản năm 2004 Cuốn sách gồm 5chương, giới thiệu hoạt động của ngành bưu điện tỉnh Lạng Sơn từ khi Đảng Cộngsản Việt Nam ra đời (năm 1930) đến hết thiên niên kỷ thứ hai (năm 2000) Phần vềhoạt động bưu chính ở Lạng Sơn dưới thời Pháp thuộc chiếm dung lượng khákhiêm tốn (chỉ hơn 1 trang), đề cập đến một số vấn đề như sự kiện thành lập SởDây thép tỉnh, cơ cấu nhân sự của Sở (người đứng đầu là chủ sự người Pháp) Vaitrò của Bưu điện đối với các tầng lớp nhân dân Lạng Sơn rất mờ nhạt bởi “bưu điệnthời Pháp thuộc ở Lạng Sơn chủ yếu phục vụ cho giai cấp thống trị để đàn áp cáccuộc khởi nghĩa của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, một bộ phận thương gia giàu

có sử dụng đường dây bưu điện để vận chuyển hàng hóa, trao đổi tin tức kinhdoanh Đại đa số nhân dân lao động ít đến Sở Dây thép để đánh điện, gửi thư vì giácước quá cao”[7, tr.37]

Công trình “Lịch sử Bưu điện Thành phố Hà Nội” (02 tập) của Trần Khái Lai, Lê Hữu Dực, Hạ Bá Nên, Lý Trần Hằng (tập 1: Lịch sử bưu điện thành phố

Hà Nội - sơ thảo lần thứ 1, năm 1994) và của nhóm tác giả Nguyễn Quang Ân, Mai

Trang 29

Văn Duẩn (tập 2, Nxb Bưu điện, 2007) Bộ sách tập hợp và làm sáng tỏ nhiều nộidung liên quan đến quá trình thành lập, hoạt động và đóng góp của Bưu điện HàNội đối với lịch sử thủ đô nói riêng, cả nước nói chung Không ít sự kiện hào hùngcủa bưu điện thành phố đã được ghi lại rất đầy đủ, chẳng hạn như chuyến thăm vàlàm việc của Chủ tịch Hồ Chính Minh tại Bưu điện Trung ương Bờ Hồ (nay là Bưuđiện Hà Nội) ngày 17/1/1946 được miêu tả rất chi tiết tại trang 32 (tập 1): “Bác đi

bộ từ nhà Bắc bộ Phủ sang Bưu điện Bác đến thăm phòng điện thoại, điện tín đặt ởtầng 2 nhà 3 tầng và phòng khai thác Bưu phẩm ở tầng 1 Bác thân mật thăm hỏi

công việc làm, đời sống anh chị em công nhân viên chức” Qua Lịch sử Bưu điện Thành phố Hà Nội, chúng ta biết thêm nhiều thông tin về hoạt động bưu chính, liên

lạc của bưu điện Hà Nội thời Pháp thuộc được thực dân Pháp thành lập từ năm

1884 (không lâu sau khi triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước đầu hàng, chấp nhậnchế độ bảo hộ của thực dân Pháp) và vị trí của Bưu điện Hà Nội hiện nay là nềnchùa Báo Ân cũ

Những nghiên cứu gián tiếp

Ngoài ra, còn có những nghiên cứu về cơ sở hạ tầng thuộc địa Đây là nhữngnghiên cứu chuyên sâu về một chủ đề hay một thời kỳ/giai đoạn, trong đó, các hoạtđộng bưu chính được đề cập một cách gián tiếp

Công trình “Việt Nam Pháp thuộc sử (1884-1945)” của Phan Khoang (nhà

sách Khai Trí, năm 1961) Nội dung khảo luận của cuốn sách phong phú, đa dạng;

từ bối cảnh lịch sử khi người châu Âu đặt chân đến Việt Nam; quá trình du nhậpđạo Thiên chúa vào Việt Nam; việc giao thiệp giữa người Việt và người Âu;nguyên nhân gây ra xung đột giữa vua Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức đối với đạoThiên chúa và các nước Tây Dương; vì sao nước Pháp muốn chiếm Việt Nam?;Pháp đã từng bước chiếm các vùng lãnh thổ của Việt Nam như thế nào, mưu đồbành trướng thế lực ra Bắc Kỳ; các tỉnh Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định đã mấtdần vào tay Pháp ra sao (?); nội dung, tính chất của hòa ước các năm 1883, 1884;chính sách và việc thực hiện chính sách của Pháp qua các nhiệm kỳ của Toànquyền Đông Dương Phan Khoang đã chỉ ra rằng, sau non một thế kỷ Pháp thuộc,

Trang 30

chỉ ở các đô thị mới có những kỹ nghệ tân thức, ngoại thương, nội thương pháttriển, một hệ thống kinh tế tư bản xuất hiện nhưng đó là công cuộc của người Pháp

và một số người Hoa Kiều, đóng góp của người Việt Nam rất ít Còn ở thôn quê,nơi sinh hoạt của 94% nhân dân, kinh tế xưa không thay đổi nhiều: nhà canh nôngvẫn tiếp tục cày cấy, gieo vãi bằng dụng cụ và phương pháp cũ, tiểu thương chưađổi mới lề lối, mở rộng phạm vi buôn bán, tiểu công nghệ cổ truyền vẫn tồn tại.Qua các nội dung mà Phan Khoang đề cập, có thể nhận thấy những thông tin mangtính gợi mở cho luận án như việc thực dân Pháp sau khi đánh chiếm Bắc Kỳ đã “đặtđường dây thép” Đây chính là dữ liệu khẳng định nền bưu chính Bắc Kỳ theo chânngười Pháp từ Nam Kỳ ra Bắc

Báo cáo “Tình hình kinh tế Đông Dương (1900-1939) và kế hoạch tái thiết, trang bị canh tân Đông Dương 1948” của Ủy ban Kế hoạch Pháp (bản dịch và lời

bình của Lê Khoa, xuất bản năm 1969) đã trình bày tổng quan về tình hình kinh tếĐông Dương cùng kế hoạch phát triển của Ủy ban Kế hoạch Pháp được ban hànhtheo Sắc lệnh ngày 18-9-1948 (đăng tải trong công báo Pháp ngày 19-9-1948) Ủyban Kế hoạch Pháp đã rất kỳ công trong nghiên cứu, hoạch định chiến lược táithiết, canh tân Đông Dương trên các phương diện: Điều kiện thi hành chương trìnhcanh tân; trang bị công cộng cần sự cộng tác của các cơ quan tư, những xí nghiệpđược nhượng quyền khai thác xe điện và xe lửa; các cơ quan công quyền chủ yếu là

Sở Bưu điện và Sở Công chánh… Có thể nói, báo cáo đã nêu bật những nét chínhcủa kinh tế Đông Dương trong bốn thập niên đầu thế kỷ XX Thực trạng bưu chính

và chiến lược phát triển của Sở Bưu chính cũng được điểm qua những nét cơ bản,trong tổng thể kế hoạch phát triển kinh tế của Pháp tại thuộc địa Đông Dương

Từ những phân tích, đánh giá về nguyên nhân khiến Pháp can thiệp vào ViệtNam đến guồng máy cai trị, sự xâm nhập của người Pháp vào Bắc Kỳ và sự thiết

lập nền đô hộ của Pháp trên lãnh thổ Việt Nam, cuốn sách “Việt Nam thời Pháp đô hộ” của Nguyễn Thế Anh (ấn hành năm 1970 tại Nhà xuất bản Lửa Thiêng) đã

phác dựng bức tranh chung của Việt Nam đầu thời kỳ thuộc địa Đối với vấn đềBắc Kỳ, mục tiêu chính của người Pháp là tìm một con đường thông thương với

Trang 31

miền nam Hoa lục Về địa vị của người Việt trong các cơ quan hành chính củaPháp, tác giả cho rằng người Việt chỉ có thể lựa chọn một hai vị thế hoặc nhậnnhững chức vụ hạ cấp trong các cơ quan hành chính Pháp hoặc gia nhập ngạchtruyền thống Nguyên tắc chính được áp dụng là không một người dân Việt nào dù

có đầy đủ chuyên môn có thể giữ một chức vụ cao cấp trong tổ chức hành chínhĐông Dương Đối chiếu với vị trí của người Việt trong các cơ quan, tổ chức bưuchính đương thời, chúng tôi nhận thấy quan điểm của Nguyễn Thế Anh là phù hợp

Những nghiên cứu, đánh giá về kinh tế Việt Nam trước và sau năm 1945 còn

được nghiên cứu, làm sáng tỏ qua “Lịch sử kinh tế Việt Nam (1945-2000), tập 1 (1945-1954)” (Đặng Phong chủ biên, Nxb Khoa học Xã hội năm 2002) Mặc dù

khung thời gian nghiên cứu chính từ năm 1945 trở về sau nhưng ở phần thứ nhấtcủa công trình, các tác giả đã dành nhiều dung lượng để phân tích về nền thống trịcủa thực dân Pháp; cơ sở hạ tầng; các ngành kinh tế thuộc địa; giáo dục, đào tạo và

sự hình thành hệ thống quản lý trước 1945 Trong nội dung về cơ sở hạ tầng (dunglượng khoảng hơn một trang), tác giả đã tiếp cận một số nội dung liên quan đếnlĩnh vực bưu chính viễn thông như kỹ thuật bưu chính viễn thông mà Pháp đưa vàoViệt Nam hoàn toàn mới so với những phương tiện liên lạc cổ truyền; trước khi có

kỹ thuật điện tín, điện thoại, điện báo Việt Nam cũng như tất cả các nước kháctrên thế giới đều sử dụng những phương tiện liên lạc cổ truyền, chủ yếu là dựa vào

cơ bắp của con người và súc vật… Công trình cũng công bố nhiều số liệu về mứcsống, thu nhập, đời sống dân cư, thu nhập bình quân hàng năm, mức lương côngnhật theo ngành nghề, theo vùng của người Việt; so sánh giá cả sinh hoạt đối vớiđời sống thực tế Qua những thống kê này, chúng ta thấy được lương bổng của cáctầng lớp viên chức do Toàn quyền Đông Dương quy định, giá trị của tiền ĐôngDương đối với trị giá các loại hàng hóa Đây chính là một trong những căn cứ đểthấy được tương quan về mức lương chính quyền Pháp ở Đông Dương chi trả chonhân sự người Pháp và nhân sự người bản xứ làm việc trong công sở Bưu chính sovới mặt bằng chung của xã hội đương thời

Trang 32

Hai cuốn sách“Xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc, nhân vật và sự kiện lịch sử” (năm 2015) và “Xã hội Việt Nam thời Lê -Nguyễn” (năm 2020) của tác giả Lê

Nguyễn với tập hợp những bài viết, bao gồm nhiều chủ đề về nhân vật, sự kiện lịch

sử, biến động xã hội Như tiêu đề các cuốn sách, nội dung khảo cứu chủ yếu của tácgiả là xã hội Việt Nam qua hai giai đoạn thời Lê - Nguyễn và thời Pháp thuộc Cóthể nói, Lê Nguyễn đã có sự kỳ công trong tìm tòi, tập hợp tư liệu, đồng thời đưa ranhiều luận điểm mới, thuyết phục Các hoạt động bưu chính trong nghiên cứu của

Lê Nguyễn tập trung ở phần viết về “Bưu chính Việt Nam từ thời quân chủ đến thời Pháp thuộc và Bưu chính viễn thông Việt Nam thời kỳ đầu Pháp thuộc” Tác giả

cho rằng bưu chính là một trong những hoạt động xuất hiện sớm nhất trong chế độquân chủ, thỏa mãn nhu cầu liên lạc giữa các vùng miền xa xôi trên đất nước, trongđiều kiện đường sá đi lại khó khăn; giúp giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến thiêntai, địch họa thì dấu ấn sâu đậm trong tâm thức người Việt về hình ảnh người phutrạm vẫn còn để lại trong ký ức của nhiều người Mặc dù, dung lượng chưa nhiềunhưng Lê Nguyễn là một trong những tác giả có nghiên cứu khái quát về bưu chínhViệt Nam thời thuộc địa

Năm 2017, Nhà xuất bản Hà Nội giới thiệu đến bạn đọc cuốn “Khu phố Tây

ở Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính” do Phan Phương Thảo chủ biên

(sách có dung lượng hơn 400 trang, với sự góp mặt của các tác giả khác nhưNguyễn Thừa Hỷ, Đào Thị Diến, Tạ Thị Hoàng Vân, Nguyễn Thị Bình) Bưu chính

Hà Nội trong chuyên luận về “Khu phố Tây ở Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính” đã cung cấp không ít thông tin về quá trình hình thành, đặc điểm

kiến trúc của tòa nhà Bưu điện Hà Nội Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của bưu chính

Hà Nội được tác giả đặt trong tổng thể các công trình kiến trúc Pháp được xây dựngđầu thế kỷ XX: “Khi Paul Bert sang làm Tổng trú sứ, để tô điểm cho bộ mặt củamột “Hà Nội đỏm dáng” đã quyết định một kế hoạch lớn chỉnh trang hồ HoànKiếm đặc điểm chung của các công trình này là xây vững chắc “kiểu vĩnh cửu” Tòa Đốc lý, Bưu điện và Phủ Thống sứ đều đã được xây dựng lại ” [63, tr.90-91]

Trang 33

Năm 2022, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II đã giới thiệu đến bạn đọc cuốn

“Đô thị Sài Gòn Chợ Lớn qua tư liệu lưu trữ Có thể nói, đây là công trình công

phu, nhiều dụng công từ nhóm tác giả thực hiện giúp người đọc có cái nhìn toàndiện về mọi khía cạnh của đô thị Sài Gòn Chợ Lớn trước và sau khi thực dân Phápxâm lược Quá trình khai thác của thực dân Pháp cũng tạo nên thay đổi trong lĩnh

vực bưu chính Việc “xây dựng hệ thống điện, điện báo, điện thoại” được trình bày

từ trang 271 đến trang 274 với nhiều thông tin hữu ích như: Tháng 8/1861, theo yêucầu của Đô đốc Bonard đường dây điện tín đầu tiên được xây dựng và được đưavào hoạt động (22km) ngày 27/3/1862, là đường dây điện tín từ Sài Gòn đến BiênHòa Đến đầu năm 1884, ở Nam Kỳ có 25 phòng điện tín hoạt động Mặc dù đốitượng khảo cứu của công trình là đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn, nhưng các tác giả đãcung cấp nhiều cứ liệu liên quan đến bưu chính Bắc Kỳ cùng thời kỳ Thí dụ “vàonăm 1901, hệ thống điện tín được phát triển ở khắp Đông Dương, từ Nam Kỳ,Trung Kỳ, Bắc Kỳ sang tận Lào và Cao Miên với số lượng là 13.000km đườngdây” “có 5 mạng lưới (đường điện thoại) đang hoạt động là Sài Gòn, Chợ Lớn,Phnôm- Pênh, Hải Phòng và Hà Nội”[60, tr.272]

Ngoài ra, vấn đề về kinh tế, cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Bắc Kỳ nói riêng vàViệt Nam nói chung còn được đề cập trong các bộ lịch sử Việt Nam Đặc điểmchung của nhóm nghiên cứu này là khảo cứu trên phạm vi thời gian rộng (toàn bộdiễn trình lịch sử Việt Nam hoặc một giai đoạn thời Pháp thuộc, giai đoạn Cận đạihoặc Cận - Hiện đại ) nên đối tượng tiếp cận khá đa dạng từ kinh tế, lịch sử, chínhtrị, quân sự đến tổ chức nhà nước, tổ chức chính quyền, văn hóa - xã hội hoạtđộng bưu chính chỉ là một trong rất nhiều khía cạnh được đề cập nên tác giả chỉtóm lược các ý chính hoặc sự kiện nổi bật

Bộ “Lịch sử Việt Nam” (15 tập), do Nxb Khoa học Xã hội phát hành năm

2002 là công trình công phu, các sự kiện của lịch sử Việt Nam được chia thành bathời kỳ: Cổ - trung đại, Cận đại và Hiện đại Trong đó, tập 7 (lịch sử Việt Nam từnăm 1897 đến năm 1918) xuất bản năm 2017, được kết cấu thành 8 chương: Chínhsách thuộc địa và việc củng cố bộ máy chính quyền ở Việt Nam của thực dân Pháp

Trang 34

trong những năm đầu thế kỷ XX; Nền kinh tế Việt Nam trong cuộc khai thác thuộcđịa lần thứ nhất của Pháp (1897 - 1914); Tình hình văn hóa - xã hội của Việt Namđầu thế kỷ XX; Các giai cấp trong xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX; Phong trào yêunước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX; Phong trào đấu tranh của các tầnglớp nhân dân đầu thế kỷ XX; Xã hội Việt Nam trong những năm chiến tranh 1914 -1918; Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong chiến tranh 1914 -

1918 Ở tập này, các nội dung liên quan đến chủ đề khảo cứu của luận án được đềcập trong chính sách đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng và khai thác thuộc địa củachính quyền Pháp tại Đông Dương Đáng chú ý là các sự kiện sau:

- Bộ máy Chính phủ Đông Dương còn có các Nha chuyên môn khác như:Tổng Nha Tư pháp Đông Dương, Tổng Nha Y tế Đông Dương, Sở Viễn thôngĐiện báo Đông Dương, Nha chỉ đạo các công việc chính trị và bản xứ, Sở Tình báo

và an ninh Trung ương (trang 50)

- Cùng với việc mở rộng của thành phố năm 1903, mạng lưới điện thoạiđược thiết lập ở Hà Nội

- Ngân sách Liên bang còn thu về những khoản tiền lớn từ thuế hải quan,thuế gián thu và các thứ thuế Đăng bạ, nhượng bán công sản và tem, bưu chính [73, tr 136]

Nghiên cứu của Dương Kinh Quốc trong công trình “Chính quyền thuộc địa

ở Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945 (Góp phần tìm hiểu cơ sở lịch sử

-xã hội Việt Nam thời kỳ thực dân Pháp thống trị)” do Nxb Khoa học Xã hội, Hà

Nội phát hành năm 2005 đã đề cập đến hệ thống chính quyền của thực dân Pháp ởViệt Nam thời kỳ trước cách mạng tháng Tám năm 1945; cùng với nó là các chủtrương, chính sách phát triển, khai thác thuộc địa tại Việt Nam giai đoạn này Trongviệc đầu tư để khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã phát triển nhiều ngành, lĩnhvực kinh tế, trong đó có bưu chính

Chuyên khảo “Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 1945)” của tác giả Nguyễn Văn Khánh (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội tái bản lần

-thứ 4, năm 2019) Dưới góc độ kinh tế, tác giả đã phân tích, làm sáng tỏ các điều

Trang 35

kiện và nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi của nền kinh tế và xã hội Việt Nam cuốithế kỷ XIX; trong hai cuộc khai thác thuộc địa đến năm 1945; thực trạng và biếnđổi cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam, từ đó xem xét, đánh giá những ảnh hưởng tíchcực và hạn chế trong công cuộc tư bản hóa của chủ nghĩa thực dân Pháp trên lãnhthổ đất nước Tác giả nhấn mạnh những thành tựu về kết cấu hạ tầng có thể coi làbiểu tượng sức mạnh và ưu thế của kỹ thuật văn minh phương Tây đối với xã hộinông nghiệp truyền thống của phương Đông lúc bấy giờ; thông qua việc đầu tư vàphát triển sản xuất khiến cho kết cấu kinh tế truyền thống của Việt Nam bị phá vỡ,

đi liền với nó là sự xuất hiện ngày càng mở rộng của các thành phần kinh tế mới tưbản chủ nghĩa [26, tr 18-19]

Ngoài ra, có thể kể đến một số nghiên khác như: “Lịch sử Việt Nam 1897 1918”, Nxb Khoa học Xã hội, 1999; “Lịch sử Việt Nam 1858 -1896”, Vũ Huy Phúc (chủ biên), Nxb Khoa học Xã hội, 2003; “Lịch sử Việt Nam (từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX) của tác giả Lê Thành Khôi, Nxb Thế giới, 2014; “Lịch sử cận - hiện đại Việt Nam - một số vấn đề nghiên cứu” (Nxb Thế giới) của tác giả Đinh Xuân Lâm; “Lịch sử Việt Nam tập III” do Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2016; “Hội kín xứ An Nam”, Nguyễn Thanh Xuân và Phan Tín

-Dụng dịch, Nxb Hội nhà văn xuất bản năm 2019 Các công trình này đã nghiêncứu bao quát nhiều vấn đề của lịch sử Việt Nam từ sau khi thực dân Pháp xâm lượcđến thời điểm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời Trong đó, khía cạnh bưuchính, bưu điện và các yếu tố có liên quan ít nhiều đã được đề cập trong chính sáchđầu tư, phát triển hạ tầng của chính quyền Đông Dương

1.2.2 Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Bên cạnh những nghiên cứu của các tác giả trong nước về bưu chính ViệtNam nói riêng và Đông Dương nói chung, vấn đề bưu chính thời kỳ trước năm

1945 còn được các học giả nước ngoài quan tâm Phần lớn các công trình này đều

đề cập đến tổ chức bộ máy, cơ sở hạ tầng - kỹ thuật thuộc địa Có thể kể đến một sốcông trình tiêu biểu như sau:

Trang 36

Nghiên cứu về tổ chức bộ máy hành chính trong chính quyền thuộc địa ở

Việt Nam, có công trình“Les administrations et les services publics Indochinois (Các cơ quan và công sở ở Đông Dương)” của học giả J De Gelembert, xuất bản

tại Hà Nội năm 1931 Đây có thể được xem là những nghiên cứu cơ bản về tổ chứccác cơ quan hành chính và các công trình công cộng tại Đông Dương từ năm 1901đến năm 1928 Trong phần về bưu chính, tác giả đã đưa ra mốc thời gian thành lập

Sở Bưu điện, điện báo và điện thoại, phân tích đội ngũ nhân sự, cơ cấu tổ chức,nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Về nhân sự, những thống kê đội ngũ nhân sự làmviệc trong Sở Bưu điện, điện báo và điện thoại gồm đội ngũ người Pháp (bao gồmnhân sự chính quốc và nhân sự tại chỗ) và đội ngũ người bản xứ Về cơ cấu tổchức, Đông Dương được chia thành 5 khu có ranh giới tương ứng với 5 kỳ thuộcLiên bang, đứng đầu là Phó Giám đốc mỗi khu và chủ sự - kế toán mỗi khu chịutrách nhiệm quản lý và tập trung chứng từ kế toán của toàn bộ bưu điện trong khu.Thông qua phân tích, tác giả cho rằng Sở Bưu điện và Điện báo bao gồm cả chứcnăng kinh tế và thuế quan Chức năng kinh tế góp phần gia tăng tài sản nôngnghiệp, kỹ nghệ và thương mại trong nước qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạtđộng trao đổi ý tưởng bằng ngôn ngữ hoặc chữ viết Chức năng thuế quan chịutrách nhiệm thu và nộp vào ngân sách Liên bang những khoản cước phí rất lớn vềbưu chính, điện báo và điện thoại theo quy định tại các điều lệ quốc tế, chính quốc

và thuộc địa Cách tiếp cận và những phân tích của tác giả, có thể xem là nguồn tàiliệu tham khảo quan trọng để tiếp cận giải quyết được tốt hơn vấn đề của luận án

Bưu chính thuộc địa ở Đông Dương được đề cập trong bài viết “Liaisons postales et télégraphique” trong công trình“L’Indochine au travail dans la paix française” (Đông Dương hành động trong nền hòa bình Pháp) xuất bản năm 1932

tại Paris của Julien Gauthier Trong công trình này, tác giả đã khái lược những nétchính về bối cảnh, nhu cầu thiết lập các tuyến đường liên lạc; chỉ ra những hạn chếtrong phương thức truyền tin cổ truyền bằng ngựa trạm của Việt Nam (tốn nhiềuthời gian và sức người mà hiệu quả đạt được rất thấp) Đây cũng là nguyên nhânkhi đến Việt Nam, người Pháp đã áp dụng nhiều giải pháp để việc có thể đạt hiệu

Trang 37

quả nhanh nhất Theo Julien Gauthier, mục đích cải thiện việc truyền tin là mộttrong những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời hệ thống thông tin liên lạc hiện đại(ban đầu xuất hiện ở Sài Gòn, về sau mở rộng và phát triển mạng lưới ra toàn ĐôngDương) Gauthier cũng đưa cung cấp nhiều bảng biểu thống kê về tổng doanh thucủa bưu điện, điện báo và vô tuyến điện từ năm 1913 đến năm 1939.

René Despierres trong nghiên cứu “Le service des P.T.T en Indochine”

(Dịch vụ bưu điện, điện báo, điện thoại ở Đông Dương) xuất bản tại Pháp năm

1944 đã tiếp cận, phân tích những đặc trưng của hệ thống thông tin liên lạc thuộcđịa qua các giai đoạn, vai trò của liên lạc trong tổ chức quân sự và khai thác kinh tế.Theo René Despierres, hoạt động bưu chính trong các triều đại quân chủ Việt Nam,đặc biệt là dưới triều Nguyễn thông qua các nhà trạm với ngựa là phương tiện chủyếu (hoạt động bưu chính thậm chí sử dụng con người làm phương tiện) đã khôngmang lại hiệu quả bởi tính thủ công, lạc hậu Sang thời thuộc Pháp, hoạt động bưuchính đã thay đổi lớn so với bưu chính của Việt Nam Lúc này, việc truyền thôngtin, văn kiện không còn là vận chuyển thủ công mà đã áp dụng kỹ thuật hiện đạicủa phương Tây qua việc xây dựng và mở rộng mạng lưới Bưu chính với tínhnhanh gọn, chính xác và hiệu quả cao [88, tr.8] Nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò củabưu chính thời Pháp thuộc, đó là gắn với quân sự và kinh tế Từ năm 1883, bưuchính trở thành một cơ quan độc lập với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ Bên cạnh đó,mạng lưới thông tin dần dần được mở rộng ra các tỉnh tại Bắc Trung Kỳ cũng nhưcác vùng khác ở Đông Dương Trong những năm đầu thế kỷ XX đến trước chiếntranh thế giới thứ Hai, dưới sự chỉ đạo xây dựng của chính quyền Pháp, hàng nghìnkilomet dây điện thoại và điện báo đã đi qua thuộc địa

Công trình “Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương (1859 - 1939)” của tác giả Jean Pierre Aumiphin, Hội Khoa học Lịch sử xuất bản

năm 1994 đã tiếp cận, khảo cứu rất chuyên sâu về tài chính và kinh tế của Pháp ởĐông Dương Tác giả đã cung cấp nhiều thông tin giá trị về ngân sách đầu tư vào

cơ sở hạ tầng (cung cấp một phần do quỹ công trái, một phần do ngân sách) Từnăm 1910 đến năm 1931, đầu tư của người Pháp có tăng lên nhưng mức độ nhỏ

Trang 38

hơn và gần như hoàn toàn do nguồn thu thường lệ từ ngân sách cung cấp Trongnhững năm sau, công trái phát hành ở chính quốc trở lại cung cấp các chi phí Việcthiết lập ở Đông Dương những yếu tố của một hạ tầng kinh tế đã xuất hiện chủ yếutrong thời kỳ 1898 -1914 Từ năm 1900 đến năm 1935, những đầu tư có lợi íchgián tiếp như đường sắt, đường bộ đã thu hút khoảng 60% khối lượng đầu tư cho hạtầng cơ sở và Bắc Kỳ, Trung Kỳ được lợi nhiều về khoản đầu tư này Những thống

kê về nguồn vốn, về nhân công trong các ngành khác, về tiến bộ kỹ thuật đã giúpchúng tôi có sự liên hệ, đối sánh với ngành bưu chính

Cuốn sách “Paul Doumer, Toàn quyền Đông Dương (1897 - 1902): bàn đạp thuộc địa)” của học giả Amaury Lorin (Nguyễn Văn Trường dịch), Nxb Thế giới

năm 2020 là sự tổng hợp từ các nguồn tư liệu ở Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại, khoLưu trữ Phủ Toàn quyền Đông Dương, kho Lưu trữ Bộ Thuộc địa, thậm chí cả hồi

ký, phục dựng lại giai đoạn cầm quyền của Paul Doumer trong bối cảnh ở cả chínhquốc và Đông Dương, không chỉ ở khía cạnh chính trị mà còn về mặt tư tưởng, táihiện lại những tình tiết, dù ở góc độ dữ kiện hay cơ cấu mà trên nền tảng đó đã diễn

ra các sự kiện Vai trò lịch sử của Paul Doumer với tư cách Toàn quyền tại ĐôngDương được đánh giá, nhận định, đặc biệt trong kế hoạch khai thác thuộc địa ĐôngDương với phương châm “cai trị toàn cõi, không cai quản từng xứ” vào cuối thế kỷXIX Theo tác giả, dưới thời kỳ của Toàn quyền Paul Doumer, toàn bộ kết cấuchính trị và hành chính của Đông Dương đã được ấn định và hạ tầng kinh tế củaĐông Dương thực sự được tái thiết và xây dựng Thiết lập một cách bài bản Chínhphủ Toàn quyền bằng cách lập ra những cơ quan tập trung thực ra là cơ quan thốngnhất khối các tổng công sở cùng chung lợi ích như Nha Thương chính ĐôngDương, Nha Nông - Thương, Bưu chính và Điện báo cũng được tác giả liệt kê vàonăm 19012 Các công sở chuyên biệt này đáp ứng nhu cầu quy tập, nắm giữ một sốchuyên gia có thế lực Với phương pháp phân tích, so sánh, chúng tôi thấy đượcnhững vấn đề cơ bản trong việc thiết lập các bộ máy cai trị Đông Dương, biếnĐông Dương trở thành một kiểu nhà nước chặt chẽ và không thể phân chia, với một

2Amaury Lorin, Paul Doumer Toàn quyền Đông Dương (1897 -1902) bàn đạp thuộc địa, Nxb

Thế giới, 2020, tr 40.

Trang 39

chính phủ, các cơ quan hành chính và chuyên môn hiệu quả chứ không phải là mộttập hợp các thuộc địa, các vùng đất bảo hộ và các vùng lãnh thổ khác ghép lại vớinhau.

Bưu chính Bắc Kỳ nói riêng, Đông Dương nói chung còn được đề cập rải ráctrong bài viết công bố trên một số tập san, công báo hoặc các ghi chép chuyên biệt

đương thời như: Bulletin économique de l’Indochine (Tập san kinh tế Đông Dương), Bulletin officiel de l’Indochine française (Công báo Đông Dương thuộc Pháp), Journal officiel de l’Indochine (Công báo Đông Dương), Annuaire général administratif, commercial et industriel de l’Indochine (Tổng niên giám hành chính, thương mại và công nghiệp Đông Dương), Bulletin administratif de Cochinchine (Tập san hành chính Nam Kỳ), Bulletin administratif de l’Annam (Tập san hành chính Trung Kỳ), Bulletin administratif du Tonkin (Tập san hành chính Bắc Kỳ)

Các văn bản này không trực tiếp nghiên cứu bưu chính, song các nội dung đượctruyền tải cũng giúp chúng tôi bổ sung nhiều thông tin về bối cảnh xã hội, tình hìnhkinh tế Đông Dương từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX

Bên cạnh đó còn là những ghi chép (dưới dạng báo cáo hoặc hồi ký) củanhiều học giả, chính khách Pháp khác trong quá trình làm việc (ngắn ngày hoặc dàingày) tại Đông Dương Về cơ bản, những thông tin này đã cung cấp và làm sáng tỏmột (hoặc nhiều) khía cạnh liên quan đến kinh tế, tài chính, quân sự, chính trị, vănhóa - xã hội Bắc Kỳ nói riêng, Đông Dương nói chung; những chủ trương, chínhsách, sự điều chỉnh trong sách lược cai trị của chính quyền Pháp ở Đông Dương…

1.3 Đánh giá kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

1.3.1 Đánh giá về kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố

Những công trình nghiên cứu về bưu chính của các tác giả trong nước vànước ngoài xuất phát từ nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau đã khái quát,làm rõ một số vấn đề về bưu chính thời kỳ thuộc địa Những kết quả nghiên cứu đãcông bố thể hiện trên 3 khía cạnh chủ yếu sau đây:

Trang 40

Thứ nhất là về tài liệu

Các công trình đã cung cấp những nguồn tư liệu cơ bản, có giá trị và đáng tincậy, được các học giả khai thác từ các công trình nghiên cứu tổng thể về các vấn đềkinh tế - xã hội ở Đông Dương Các tài liệu này giúp cho chúng tôi hình dung đượcnhững nét lớn về tình hình chính trị, xã hội Việt Nam, nhu cầu, hoạt động của mạnglưới bưu chính ở Việt Nam nói chung và Bắc Kỳ nói riêng dưới thời Pháp thuộc

Thứ hai là về phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mạng lưới bưu chính ở Việt Nam thời Pháp thuộc, các nhà nghiêncứu đã sử dụng phương pháp lịch sử, logic, phân tích, tổng hợp, so sánh Trong côngtrình nghiên cứu của mình, chúng tôi kế thừa các phương pháp nghiên cứu của các tácgiả đi trước và triệt để sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ đạo là phương pháplịch sử và phương pháp logic, ngoài ra còn kết hợp sử dụng các phương pháp khác nhưphương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, điền dã khảo sát thực địa để làm nổi bậtđược bức tranh về bưu chính ở Bắc Kỳ dưới sự cai trị của thực dân Pháp Các phươngpháp khai thác, thẩm định tư liệu, phê phán sử liệu cùng phương pháp chuyên gia màtrong các công trình nghiên cứu được chúng tôi dẫn ra ở phần trên đây cũng đượcchúng tôi kế thừa, học hỏi và chú trọng sử dụng trong khi thực hiện luận án của mình

Thứ ba là về nội dung

Các công trình nghiên cứu, bài viết đã trình bày trên đây giúp tác giả luận ánhiểu rõ hơn về bối cảnh lịch sử, mục đích thiết lập bưu chính của thực dân Pháp Cáccông trình đó đã cung cấp thêm nhiều cứ liệu lịch sử, tư liệu, tài liệu quan trọng, hữuích cũng như cung cấp một số nhận xét đánh giá có liên quan nhất định đến nội dungnghiên cứu của luận án Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu của các tác giả về phạm vikhông gian, thời gian, về những khía cạnh, nội dung riêng của mỗi công trình nghiêncứu và bài viết, nên các công trình nghiên cứu, bài viết đó chưa, hoặc còn ít đề cập đếnbưu chính Bắc Kỳ từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX , nhưng cũng giúp cho chúngtôi nắm được rõ hơn về một số nội dung lý do ra đời, số lượng và bố trí của các trạmbưu điện ở các xứ , đây cũng chính là một trong những “khoảng trống” mà chúng tôinhận

thấy cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Ngày đăng: 05/03/2024, 09:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aumiphin (J. P). 1994. Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương (1859 - 1939), Đinh Xuân Lâm dịch, Hội khoa học Lịch sử Việt Nam xuất bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Aumiphin (J. P). 1994. "Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở ĐôngDương (1859 - 1939)
2. Nguyễn Thế Anh. 1972. Việt Nam thời Pháp đô hộ, Nxb Lửa Thiêng, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thế Anh. 1972. "Việt Nam thời Pháp đô hộ
Nhà XB: Nxb Lửa Thiêng
3. Đỗ Bang (chủ biên). 1997. Tổ chức bộ máy triều Nguyễn (1802-1884). Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Bang (chủ biên). 1997. "Tổ chức bộ máy triều Nguyễn (1802-1884)
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
4. Ban Nghiên Cứu Văn Sử Địa. 1956 - 1957. Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam, tập 2, 3, 4, 5, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Nghiên Cứu Văn Sử Địa. 1956 - 1957. "Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam
Nhà XB: Nxb Văn Sử Địa
5. Bộ Bưu chính viễn thông. 2005. Lịch sử giao thông liên lạc ATK Việt Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Bưu chính viễn thông. 2005
6. Bưu điện Bắc Thái. 1991. Lịch sử bưu điện Bắc Thái, nhà in Bưu điện Bắc Thái Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bưu điện Bắc Thái. 1991. "Lịch sử bưu điện Bắc Thái
7. Bưu điện tỉnh Lạng Sơn. 2004. Lịch sử bưu điện tỉnh Lạng Sơn (1930-2000), sơ thảo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bưu điện tỉnh Lạng Sơn. 2004. "Lịch sử bưu điện tỉnh Lạng Sơn (1930-2000), sơ thảo
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
8. Bưu điện tỉnh Nam Định. 2002. Lịch sử bưu điện tỉnh Nam Định (1930-2000), Nxb Bưu điện, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bưu điện tỉnh Nam Định. 2002. "Lịch sử bưu điện tỉnh Nam Định (1930-2000)
Nhà XB: Nxb Bưu điện
9. Bưu điện tỉnh Quảng Ninh. 1989. Lịch sử bưu điện tỉnh Quảng Ninh, tập 1 (1930-1955) sơ thảo, In tại nhà in Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bưu điện tỉnh Quảng Ninh. 1989. "Lịch sử bưu điện tỉnh Quảng Ninh
10. Nguyễn Trọng Cải. 1927. Điện tín tổng lệ, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trọng Cải. 1927. "Điện tín tổng lệ
11. Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước. 2013. Tổ chức bộ máy các cơ quan trong chính quyền thuộc địa ở Việt Nam qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1862-1945), Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước. 2013. "Tổ chức bộ máy các cơ quan trongchính quyền thuộc địa ở Việt Nam qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1862-1945)
Nhà XB: Nxb Hà Nội
12. Cục Lưu trữ Nhà nước. 2001. Sách chỉ dẫn các phông lưu trữ thời kỳ thuộc địa, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục Lưu trữ Nhà nước. 2001. "Sách chỉ dẫn các phông lưu trữ thời kỳ thuộc địa
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
13. Cục Lưu trữ Nhà nước. 2002. Tuyển tập những bài công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ của trung tâm lưu trữ quốc gia I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục Lưu trữ Nhà nước. 2002. "Tuyển tập những bài công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ của trung tâm lưu trữ quốc gia I
14. Coulet (G). 2019. Hội kín xứ An Nam, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Coulet (G). 2019. "Hội kín xứ An Nam
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
15. Deviller (Philippe). 2006. Người Pháp và người Annam - bạn hay thù, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Deviller (Philippe). 2006. "Người Pháp và người Annam - bạn hay thù
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
16. Doumer (Paul). 2016. Xứ Đông Dương - L’Indochine francaise (Hồi ký), Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doumer (Paul). 2016. "Xứ Đông Dương - L’Indochine francaise (Hồi ký)
Nhà XB: Nxb Thế giới
17. Đào Thị Diến (chủ biên). 2010. Hà Nội qua tài liệu và tư liệu lưu trữ 1873 - 1954, 2 tập, Nxb Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào Thị Diến (chủ biên). 2010. "Hà Nội qua tài liệu và tư liệu lưu trữ 1873 - 1954
Nhà XB: Nxb Hà Nội
18. Tiên Đàm. 8/1/1942. “Dịch vụ thư tín của người An Nam xưa”, Tuần san indochine số 71 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiên Đàm. 8/1/1942. “Dịch vụ thư tín của người An Nam xưa”, "Tuần san indochine
19. Nguyễn Khắc Đạm. 1957. Những thủ đoạn bóc lột của chủ nghĩa đế quốc ở Việt Nam, Nxb Văn sử địa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Khắc Đạm. 1957. "Những thủ đoạn bóc lột của chủ nghĩa đế quốc ở Việt Nam
Nhà XB: Nxb Văn sử địa
20. Nguyễn Đoàn. 1967. “Tìm hiểu về bưu chính đời Gia Long, Minh Mạng”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 102, tr.57-60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đoàn. 1967. “Tìm hiểu về bưu chính đời Gia Long, Minh Mạng”, Tạp chí "Nghiên cứu Lịch sử

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w