1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt: Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945

27 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945
Tác giả Trần Thị Thanh Huyền
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Phương Hoa, PGS.TS Nguyễn Văn Nhật
Trường học Học viện Khoa học Xã hội
Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Thể loại Luận án Tiến sĩ Sử học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 846,15 KB

Nội dung

Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH HUYỀN BÁO CHÍ CÁCH MẠNG Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1929 ĐẾN NĂM 1945 Ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 92 29 013 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC HÀ NỘI – năm 2024 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: TS Trần Thị Phương Hoa Hướng dẫn 2: PGS.TS Nguyễn Văn Nhật Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Danh Tiên Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Đình Lê Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Ngọc Mão Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện Tại Học viện Khoa học Xã hội vào hồi ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia (Hà Nội) - Thư viện Học viện Khoa học Xã hội PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Báo chí là nhân tố, phương tiện có sức mạnh đặc biệt to lớn trong việc định hướng nhận thức, hình thành dư luận xã hội Báo chí là một lực lượng quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của phản biện xã hội trong tiến trình xây dựng một xã hội Báo chí Việt Nam ra đời gần như cùng với sự thiết lập chế độ thuộc địa của chủ nghĩa tư bản Pháp trên đất nước ta Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, do tác động của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp, báo chí Việt Nam đã phân hóa sâu sắc Khi tổ chức cộng sản đầu tiên xuất hiện ở Bắc Kỳ (Đông Dương Cộng sản Đảng năm 1929), đã chủ trương cho ra đời một số tờ báo cách mạng để phục vụ cho mục tiêu tuyên truyền chủ trương, đường lối, giác ngộ quần chúng nhân dân và đấu tranh chống lại kẻ thù Những tờ báo của tổ chức cộng sản đầu tiên đã được xuất bản ở khu vực Bắc Kỳ như Búa liềm, Lao động… Khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập (năm 1930), công tác xuất bản báo chí cũng được Đảng rất coi trọng Trong mỗi thời kỳ nhất định, căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể, Đảng lại có những thay đổi để báo chí phù hợp với tình hình mới Tìm hiểu vấn đề: “Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945” sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về diện mạo của báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ khi tờ báo cách mạng đầu tiên ra đời ở Bắc Kỳ đến khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công Qua đó, chúng ta thấy được bước phát triển vượt bậc của báo chí cách mạng cũng như vai trò của nó đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Đảng Đặc biệt, nghiên cứu này giúp chúng ta nhận thức rõ hơn đóng góp của các trí thức cách mạng, những người trực tiếp tham gia vào toàn bộ quá trình xuất bản báo chí, từ viết bài cho đến in ấn, phát hành; nhận thức được khả năng định hướng dư luận xã hội, hướng xã hội đi theo đường lối cách mạng đúng đắn sáng suốt mà Đảng Cộng sản đề ra Từ đó, chúng ta có thể rút ra bài học cho việc sử dụng báo chí trong việc xây dựng xã hội ngày nay 1 Tìm hiểu một cách hệ thống về báo chí ở Bắc Kỳ giai đoạn 1929- 1945 thì vẫn còn là vấn đề chưa được nghiên cứu Xuất phát từ những yếu tố trên tôi thấy rằng việc tìm hiểu “Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945” là hết sức cần thiết nên tôi chọn đây là đề tài nghiên cứu của mình 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Luận án làm rõ quá trình hình thành và phát triển của hệ thống báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung vào các nhiệm vụ sau: Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hai là, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra đời và phát triển của báo chí cách mạng Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945 Ba là, nhận diện tối đa báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ trong giai đoạn từ 1929 đến 1945 về mặt số lượng, hình thức, nội dung Bốn là, đưa ra một số nhận xét, đánh giá về vai trò, đóng góp của báo chí cách mạng Bắc Kỳ giai đoạn 1929- 1945 đối với cách mạng Việt Nam Năm là, rút ra một số bài học kinh nghiệm về sử dụng báo chí trong việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, định hướng dư luận xã hội trong giai đoạn hiện nay 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Luận án nghiên cứu trong khung thời gian từ năm 1929 (khi xuất hiện tờ báo cộng sản đầu tiên ở Bắc Kỳ) đến năm 1945 (Cách mạng Tháng Tám thành công) 2 Về không gian: Luận án tìm hiểu về báo chí cách mạng ở các tỉnh Bắc Kỳ Về nội dung nghiên cứu: luận án tập trung làm rõ quá trình hình thành và phát triển, vai trò của báo chí Đảng cộng sản (Đông Dương Cộng sản Đảng và Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 10 năm 1930 đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương)) và những tổ chức thuộc Đảng được viết và xuất bản ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945 4.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cơ sở phương pháp luận Luận án được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương của Đảng về báo chí 4.2 Phương pháp nghiên cứu Nhằm đạt được mục đích đề ra, chúng tôi sử dụng hai phương pháp chuyên ngành là phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ đạo Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp hỗ trợ khác như: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, phương pháp chuyên gia, điền dã.v.v… để làm rõ quá trình phát triển của báo chí cách mạng Bắc Kỳ Nguồn tài liệu, hướng tiếp cận Để thực hiện luận án, tác giả đã sử dụng những nguồn tài liệu sau: Tài liệu lưu trữ: các báo từ năm 1929 đến 1945 lưu tại các bảo tàng, trung tâm lưu trữ Các hồi ký của những người tham gia viết báo Các công trình nghiên cứu về lịch sử cận đại, về báo chí, phong trào đấu tranh được lưu tại các thư viện Trung ương và địa phương Hướng tiếp cận: Nghiên cứu về Báo chí cách mạng Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945 đề tài xác định phương pháp tiếp cận dưới góc độ lịch sử báo chí, cách tiếp cận liên ngành mà trọng tâm là cách tiếp cận sử học với các chuyên ngành khoa học khác như chính trị học, báo chí học … 3 5 Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án tái hiện bức tranh sinh động về báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ khi tờ báo cách mạng đầu tiên ra đời ở đây đến cách mạng tháng Tám thành công Làm rõ sự phát triển về hình thức, nội dung cũng như quy trình xuất bản của hệ thống báo cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945 Đưa ra những nhận xét về đặc điểm và vai trò của báo chí cách mạng Bắc Kỳ trong giai đoạn 1929- 1945 từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc sử dụng báo chí trong giai đoạn hiện nay 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận: luận án sẽ làm sáng tỏ hơn nữa mối quan hệ của báo chí với đời sống chính trị xã hội, đặc biệt là vai trò của báo chí đối với một cuộc đấu tranh cách mạng Ý nghĩa thực tiễn: cung cấp bài học về việc xây dựng quan lý báo chí Luận án cũng có thể là nguồn tài liệu tham khảo đối với sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu viên ngành báo chí học, lịch sử … 7 Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận án được chia làm 5 chương Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1936 Chương 3: Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1936 đến năm 1939 Chương 4: Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1939 đến năm 1945 Chương 5: Nhận xét về báo chí cách mạng Bắc Kỳ giai đoạn 1929- 1945 và bài học kinh nghiệm 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước Những công trình về lịch sử báo chí: bài viết: “Giới thiệu lịch sử báo chí Việt Nam” trên Tc NCLS số 1 năm 1959 của Trần Huy Liệu; cuốn sách "Báo chí cách mạng Việt Nam 1925-1945” của tác giả Nguyễn Thành (1984) ; Cuốn “Lịch sử báo chí Việt Nam từ năm 1865 đến năm 1945” của Đỗ Quang Hưng (2000); Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương với: "Lịch sử báo Đảng bộ các tỉnh và thành phố" (sơ thảo) (2000); Hoàng Văn Quang “Diện mạo báo chí chính trị Việt Nam trước năm 1954” (2010); Cuốn “Tổng quan lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam 1925-2010” Đào Duy Quát, Đỗ Quang Hưng, Vũ Duy Thông (2010); Luận án Nguyễn Văn Trung bảo vệ năm 2012 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội:“Báo chí các cấp của Đảng bộ Trung Kỳ trong những năm 1930- 1945”; Cuốn sách: "Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam" Đỗ Hoàng Linh, Nguyễn Thu Hằng, Đỗ Xuân Tuất (2015); Huỳnh Văn Tòng với công trình “Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến năm 1945” (2016)… Các công trình tìm hiểu về các người tham gia viết báo cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945 có thế kể đến: “Sự nghiệp báo chí của chủ tịch Hồ Chí Minh” (1988), “Hoạt động báo chí của đại tướng Võ Nguyên Giáp” (2005) và cuốn “Đồng chí Trường Chinh với báo chí” (2010) của Nguyễn Thành; Văn Tân với bài viết"Trần Huy Liệu làm báo", Tạp chí xưa và nay số 6 năm 1999… Các công trình tìm hiệu những nội dung liên quan đến báo chí cách mạng Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945 ta có thể kể đến Bài viết: "Chủ trương tìm bạn đồng minh xa của Mặt trận Việt Minh qua báo Việt Nam độc lập 1941-1945" của tác giả Nguyễn Trọng Hậu trên Tạp chí Lịch sử Đảng số 5 năm 2006; Luận án của Nguyễn Thị Thúy Hằng bảo vệ năm 2015 tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia 5 Hà Nội: “Dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam giai đoạn 1925- 1945”; Luận án “Một số vấn đề nông dân Việt Nam qua báo chí từ 1936 -1939” của tác giả Đoàn Tế Hanh… Các cuốn thông sử như: “Lịch sử Việt Nam tập 2 (1858-1945)” của tác giả Nguyễn Khánh Toàn (chủ biên); Lịch sử Việt Nam tập 2 của Đinh Xuân Lâm (chủ biên); “Lịch sử Việt Nam tập 9 từ năm 1930 đến năm 1945” của Tạ Thị Thúy (chủ biên) đã phác họa bức tranh toàn cảnh về xã hội Việt Nam thời kỳ này 1.2 Tình hình nghiên cứu báo chí cách mạng của các học giả nước ngoài Các tác giả nước ngoài đã tìm hiểu về báo chí bao gồm: Cuốn sách: "Le régime de la Presse en Indochine" của tác giả Henry Litolff (1939); Bài viết Le Journalisme au Vietnam et les périodiques VietNamiens de 1865 à 1944 tác giả Đoàn Thị Đỗ (1958); William J Duiker với tác phẩm the rise of Nationalism in VietNam 1900-1941 (1976) ; Vietnamese Communism 1925-1945 của Huỳnh Kim Khánh (1982), Hồ Tài Huệ Tâm với Radicalism and the Origins of the Vietnamese Revolution (1992); David Marr với "Vietnam 1945: The Quest for Power; Cuốn sách The colonial bastille - a history of the imprisonment in Vietnam 1862-1940 xuất bản năm 2001 của Peter Zinoman; Tác giả S.F McHale với cuốn: Print and power: Buddhism, Confucianism and Communism in the making modern Vietnam đã đề cập đến báo chí cách mạng ở Việt Nam với những khía cạnh khác nhau 1.3 Những vấn đề liên quan đến đề tài đã được các công trình nghiên cứu giải quyết và những vấn đề được luận án tiếp tục giải quyết 1.3.1 Những vấn đề liên quan đến đề tài đã được các công trình nghiên cứu giải quyết Nhìn chung, báo chí cách mạng ở Việt Nam đã được nhiều học giả cả trong và ngoài nước, dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau từ lịch sử, văn hóa, văn học, khu vực học Các công trình nghiên cứu được thể hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau, gồm sách chuyên khảo, 6 luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ, các bài viết công bố trên các tạp chí chuyên ngành, các bài viết hội thảo Các nghiên cứu trên đã có nhiều thành tựu quan trọng cả về nội dung, tư liệu và phương pháp… 1.3.2 Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu Đề tài chú trọng khai thác nguồn tư liệu báo gốc, các tài liệu lưu trữ kết hợp với việc tìm hiểu các công trình đi trước, luận án tiếp tục đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ hơn mang tính toàn diện về báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1945 Chương 2 BÁO CHÍ CÁCH MẠNG Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1929 ĐẾN NĂM 1936 2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1929 đến năm 1936 2.1.1 Tình hình thế giới và trong nước Để giải quyết khủng hoảng1929-1933 trong nước, Pháp chủ trương "gắn chặt hơn với thuộc địa, dựa vào thuộc địa để giải quyết những khủng hoảng Những biện pháp cải cách mị dân được kết hợp ngày càng tăng với những cuộc hành quân đàn áp đẫm máu được thực hiện Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam phải đối diện với sự khủng bố ngày càng tăng của thực dân Pháp và tay sai Chính quyền thuộc địa tiến hành đàn áp các cuộc biểu tình và truy bắt những người lãnh đạo cộng sản rất khốc liệt Đảng Cộng sản chịu những tổn thất nghiêm trọng Chính sách báo chí của thực dân Pháp: Những chính sách về báo của thực dân Pháp trong giai đoạn trước vẫn giữ nguyên hiệu lực Ngày 15- 11-1934, Toàn quyền Đông Dương René Robin ban hành bãi bỏ tòa kiểm duyệt báo chí toàn Đông Dương 2.1.2 Sự phát triển lực lượng cách mạng ở Bắc Kỳ Nhờ phong trào vô sản hóa của các hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, phong trào đấu tranh của quần chúng nhất là của công nhân phát triển mạnh 7 Sau khi đoàn đại biểu Bắc Kỳ đưa ra đề nghị thành lập Đảng Cộng sản thay thế cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhưng tổng bộ từ chối, Ngày 17-6-1929, tại số nhà 312 phố Khâm Thiên, Hà Nội đã diễn ra cuộc họp của đại biểu cộng sản các tỉnh Bắc Kỳ để thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng Bộ phận còn lại của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Đảng quyết định thành lập An Nam Cộng sản Đảng tháng 9-1929, Tân Việt cũng chuyển thành Đông Dương Cộng sản liên Đoàn Để giải quyết việc chia rẽ trong nội bộ những người cộng sản, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị ở Hồng Kông để thống nhất các lực lượng cộng sản ở Việt Nam Hội nghị đã thống nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Hội nghị đã thống nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Hội nghị thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt trong sự chỉ đạo báo chí cách mạng Việt Nam Ở Bắc Kỳ, đến cuối năm 1930, Ban Chấp hành Đảng bộ các tỉnh, thành lâm thời được thành lập ở Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang… Sau khi bị phá vỡ từ tháng 3-1931, Xứ ủy lâm thời được dựng lại vào tháng 5-1931 Đầu năm 1932, cơ quan của xứ ủy lại bị vỡ Đến tháng 3- 1935, tổ chức Đảng từ cấp tỉnh, thành trở xuống được khôi phục và xây dựng trong địa phương ở Bắc Kỳ như: Hà Nội, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hòn Gay, Hà Giang 2.1.3 Sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Đông Dương Trong thời gian từ năm 1929 đến năm 1936, Quốc tế Cộng sản có những chỉ đạo về công tác xuất bản báo chí đối với cách mạng Việt Nam Từ khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 10 năm 1930 đổi tên là Đảng Cộng sản Đông Dương) cũng thường xuyên có những chỉ đạo về công tác xuất bản báo chí 8 2.3 Nội dung của báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ tố cáo những chính sách hà khắc, kêu gọi nhân dân đấu tranh chống thực dân Pháp Báo vạch trần bản chất của thực dân Pháp rồi kêu gọi quần chúng đứng lên đấu tranh Để khích lệ tinh thần đấu tranh của nhân dân, trên các báo cách mạng ở Bắc Kỳ luôn có mục nói về phong trào đấu tranh chống Pháp ở các nơi Khi cuộc đấu tranh của nhân dân các nơi nổ ra mạnh mẽ, nhất là phong trào xô viết Nghệ Tĩnh, các báo cách mạng ở Bắc Kỳ kêu gọi quần chúng đứng lên hưởng ứng đấu tranh Tuyên truyền chủ nghĩa Mac-Lenin và chủ trương chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam Đây là vấn đề thường được báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ đề cập Đấu tranh với những tư tưởng đối lập Đấu tranh với Việt Nam Quốc dân Đảng: cuộc đấu tranh về tư tưởng, chính trị với Việt Nam Quốc dân Đảng vẫn tiếp diễn cả ở trong và ngoài nhà tù Nội dung bút chiến xoay quanh các vấn đề: giai cấp và đấu tranh giai cấp, tổ quốc và gia đình, chủ nghĩa tam dân và chủ nghĩa cộng sản Đoàn kết với phong trào đấu tranh quốc tế Trên các báo thường xuyên có những bài nói về nước Nga, nói về phong trào cách mạng của nhân dân các nơi nhất là phong trào cách mạng Pháp, Trung Quốc Tiểu kết chương 2 11 chương 3 BÁO CHÍ CÁCH MẠNG Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1936 ĐẾN NĂM 1939 3.1 Những yếu tố tác động đến báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ giai đoạn 1936-1939 3.1.1 Bối cảnh thế giới và trong nước giai đoạn 1936 - 1939 Tình hình thế giới Các nước Đức, Ý, Nhật ráo riết chuẩn bị chiến tranh để giải quyết mâu thuẫn và đối phó với một cuộc khủng hoảng mới đang tới gần Liên Xô: Trước hiểm họa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới, Liên Xô kiên trì đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, ủng hộ, làm chỗ dựa cho phong trào cộng sản, phong trào công nhân quốc tế cũng như phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới Ở Pháp: chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp đã ra đời vào tháng 5 - 1936 Chính phủ Mặt trận Nhân dân “làm mềm” chính sách thuộc địa bằng việc đưa “nhân đạo” và “sự bình đẳng” vào thuộc địa nhiều hơn [257, tr.310] Tình hình trong nước Một số chính sách ảnh hưởng trực tiếp báo chí ở Bắc Kỳ thời kỳ 1936- 1939 Về mặt chính trị: Pháp thi hành“tổng đại xá, nhiều chính trị phạm được tự do Báo chí : Xóa bỏ các đạo luật tàn nhẫn và các sắc luật hạn chế quyền tự do báo chí” Đạo luật về báo chí còn tiếp tục điều chỉnh ban hành riêng cho Nam Kỳ ngày 7- 10- 1938, gồm 2 điều, trong đó quy định các báo chí và ấn phẩm định kỳ xuất bản ở Nam Kỳ không cần phải xin phép trước 3.1.2 Sự khôi phục và củng cố Xứ ủy Bắc Kỳ giai đoạn 1936-1939 Trong giai đoạn 1936-1939, tranh thủ những điều kiện thuận lợi do tình hình mang lại, công tác xây dựng tổ chức Đảng ở các tỉnh, thành phố được đẩy mạnh Cơ quan lãnh đạo của toàn xứ Bắc Kỳ được thành lập lấy tên là "Ủy ban Sáng kiến" vào tháng 8-1936 12 Tháng 5-1937, thành lập Xử ủy lâm thời Bắc Kỳ do đồng chí Nguyễn Văn Minh làm Bí thư và Tô Hiệu làm Phó bí thư [254, tr.97] Cuối tháng 11-1937, Hội nghị thành lập liên xứ ủy Bắc Kỳ- Bắc Trung Kỳ được tổ chức tại một căn nhà do Tô Hiệu thuê ở phố Hàng Bột (Hà Nội) Hội nghị cử ra Liên xứ ủy Bắc Kỳ- Bắc Trung Kỳ do Hoàng Văn Nõn làm Bí thư1 Tháng 4-1938, theo quyết định của Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương (3-1938), Xứ Ủy Trung Kỳ được thành lập Xứ ủy Bắc Kỳ được lập lại do Hoàng Văn Nõn làm Bí thư [254, tr.99] 3.1.3 Chủ trương về báo chí của Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1936 đến năm 1939 Đảng ra chỉ đạo về công tác báo chí như: thông cáo ngày 20-3- 1937: về việc cử người xin phép xuất bản báo, cử người viết bài đăng báo, lập cơ quan để mua những sách báo làm tài liệu; Nghị quyết của Khoáng đại Hội nghị của toàn thể ban Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương họp từ ngày 25-8 đến ngày 4-9- 1937 đã đưa ra nhiệm vụ phải công khai hóa; Đảng Cộng sản Đông Dương còn chỉ đạo cả nội dung, đối tượng hướng tới cũng như công tác nhân sự của các tờ báo Từ đầu năm 1937, Chi bộ báo chí ở Bắc Kỳ được hình thành do Đặng Xuân Khu làm Bí thư [226, tr.411] Phối hợp với báo tiến bộ tổ chức Hội nghị báo giới 3.2 Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1936 đến năm 1939 3.2.1 Khái quát báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ Trong thời gian từ năm 1936 đến năm 1939, số lượng ấn phẩm định kỳ ở Đông Dương nói chung và ở Bắc Kỳ từ năm 1936 đến năm 1939, tăng một cách đáng kể Báo được tập trung về Xứ ủy và Trung ương Báo của Trung ương do đồng chí Tổng bí thư quyết định và trực tiếp chỉ đạo; ở xứ có xứ ủy 1 Báo cáo thường kỳ của Sở Mật thám Đông Dương (tháng 11 và 12 -1937), bản dịch, Lưu tại Viện Lịch sử Đảng., 253 13 viên trực tiếp phụ trách, chỉ đạo nội dung tư tưởng, chính trị và mọi hoạt động của báo chí Những báo được xuất bản trong thời kỳ này là: Hồn trẻ tập mới (6-6-1936 đến 27-8-1936); Le Travail (16-9-1936 đến 16-4-1937); Rassemblement (16-3-1937 đến 4-5-1937); En avant (20-8-1937 đến 29-10-1937); Tân xã hội (10-10-1937 đến 17-10-1936); Tiếng Trẻ (22-12-1936 đến 19-1-1937); Tiểu thuyết thứ năm (18-3-1937 đến 1-5-1937); Hà Thành thời báo (6-4- 1937 đến 26-3-1938); Bạn dân (24-4-1937 đến 29-11-1937); Thời thế (30- 10-1937 đến 12-2-1938); Tin tức (2-4-1938 đến 15-19/10-1938); Ngày mới (19-4-1939 đến 19-26/8-1939); Thế giới (15-9-1938 đến 13-9-1939); Đời nay (1-12-1938 đến tháng 9-1939); Notre Voix (1-1-1939 đến tháng 8- 1939); Người mới (5-6-1939 đến 5-9-1939) Ngoài ra ở các tỉnh cũng xuất bản được một số tờ báo sau: Báo Chuông giải phóng (1936), Báo Lao động (1937-1939) ở Cao Bẳng; Dân chủ (1936) ở Hải Phòng; Báo Dân Cày (1936), Dân nghèo (1936), Tiến lên (1937) ở Thái Bình; báo Lúa (1938) ở Hà Tây; báo Chiến đấu (1938) ở Hải Phòng- Hòn Gai; báo Chiến đấu (1939), Cơ quan của khu đảng bộ B… 3.2.2 Hình thức và hoạt động xuất bản của báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ Hầu hết các báo cách mạng ở Bắc Kỳ trong thời kỳ 1936- 1939 đều là tuần báo nhưng nhiều tờ kể cả khi xin phép đều không nói kì hạn để có thể dễ dàng thay đổi khi cần Phương pháp ra báo: có nhiều hình thức để cho xuất bản như: ra báo tiếng Pháp; chuyển báo đã được phép từ trước sang phục vụ cách mạng; thuê, mượn, mua lại báo của người khác; chủ động xin phép ra báo Số lượng bản in: lớn hàng nghìn bản, in ở nhà in hiện đại Đối tượng bạn đọc của báo cách mạng khá đông đảo: công nhân, nông dân, trí thức, tiểu tư sản, tiểu thương… báo thành lập đội ngũ cổ động cho báo Đảng còn tổ chức các tổ đọc báo, thư viện bình dân Thể loại bài viết của các báo cách mạng ở Bắc Kỳ khá phong phú bao gồm: Những bài văn chính luận; truyện ngắn, truyện dài, thơ, ca, tranh, ảnh… 14 Tác giả: Thời kỳ 1936- 1939, những nhà báo cách mạng là thế hệ thứ hai- thế hệ Mặt trận Dân chủ Đông Dương gồm Trường Chinh, Trần Huy Liệu, Võ Nguyên Giáp, Trần Đình Long, Khuất Duy Tiến, Hoàng Quốc Việt, Đặng Châu Tuệ… 3.2.3 Nội dung cơ bản của báo chí cách mạng Bắc Kỳ Phản ánh đời sống của các giai cấp, tầng lớp Tình hình chung của quần chúng, và đời sống của từng đối tượng cụ thể như nông dân, công nhân… thường xuyên được các báo đề cập Tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lê nin và chủ trương của Đảng Mỗi số chỉ gồm một hoặc hai bài tuyên truyền để Pháp không nắm được sơ hở của báo Trên báo cách mạng ở Bắc Kỳ thường phân tích những chủ trương đó một cách dễ hiểu nhất và vạch ra cách thức tiến hành để đưa những chủ trương, đường lối của Đảng đến với nhân dân Vận động, định hướng và cổ vũ các phong trào đấu tranh Trong hoàn cảnh có nhiều thuận lợi cho cuộc đấu tranh công khai, báo chí cách mạng Bắc Kỳ đã tích cực vận động quần chúng tham gia vào các phong trào đấu tranh công khai do Đảng Cộng sản Đông Dương phát động như: phong trào Đông Dương đại hội, đấu tranh nghị trường, đấu tranh đòi cải thiện đời sống … Đấu tranh chống lại các lực lượng đối lập Báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ từ năm 1936-1939 thường xuyên có những bài viết đấu tranh chống lại lực lượng Trotskyist, Đấu tranh với các lực lượng thân phát xít Báo chí cách mạng Bắc Kỳ 1936-1939 với việc vận động chống phát xít và phản đối chiến tranh thế giới Báo thường xuyên đề cập đến phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ trên thế giới của các nước như Liên Xô, Trung Quốc và cả của nhân dân yêu chuộng hòa bình ở Nhật Lên án những hành động đóng cửa biên giới ở Bắc Kỳ của thực dân Pháp 15 Chương 4 BÁO CHÍ CÁCH MẠNG Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1939 ĐẾN NĂM 1945 4.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến báo chí cách mạng Bắc Kỳ từ năm 1939 đến năm 1945 4.1.1 Sự thay đổi tình hình thế giới và trong nước Ngày 1-9-1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ Tháng 6 - 1940, Đức xâm lược Pháp, Pháp nhanh chóng đầu hàng Đức Tháng 9-1940, Nhật tiến hành nhảy vào Đông Dương nhân dân Việt Nam rơi vào cảnh một cổ hai tròng Sự thay đổi chính sách về báo chí của Pháp ở Đông Dương Pháp tiến hành đàn áp Đảng Cộng sản Đông Dương và phong trào của quần chúng cách mạng 4.1.2 Sự phát triển lực lượng cách mạng ở Bắc Kỳ Ngày 8-9-1939, Xứ ủy Bắc Kỳ tổ chức cuộc Hội nghị mở rộng tại làng Vạn Phúc Hội nghị đề ra chủ trương và các biện pháp bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ, chuyển các đồng chí công khai vào hoạt động bí mật; chuẩn bị những cơ sở vững chắc, chủ yếu là ở vùng nông thôn miền núi Cuối năm 1939, Xứ ủy Bắc Kỳ quyết định phân chia theo khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, vùng duyên hải đông bắc và các tỉnh dọc đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn, Hà Nội - Lào Cai thành các liên tỉnh, mỗi liên tỉnh có 1 liên tỉnh ủy lãnh đạo Đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc trở về nước sau 30 năm đi tìm đường cứu nước Người đặt cơ quan lãnh đạo tại bản Pắc Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 4.1.3 Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương Dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 đã họp từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941 tại Khuối Nậm (Hà Quảng, Cao Bằng) Hội nghị đã hoàn chỉnh đường lối chuyển hướng chiến lược cách mạng đã được đề ra tại Hội nghị Trung ương lần thứ 16 Sáu (tháng 9-1939) và Bảy (tháng 11-1940) Hội nghị đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh tập hợp nhân dân tiến tới tổng khởi nghĩa Trong thời gian đầu, Đảng Cộng sản Đông Dương đã kịp thời thay đổi phương thức vào hoạt động bí mật, chuyển trọng tâm công tác về nông thôn Từ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ Tám, Đảng chủ trương các tỉnh phải ra báo, phải lấy danh nghĩa đoàn thể cứu quốc và Việt Minh thay vào 4.2 Báo chí cách mạng Bắc Kỳ từ năm 1939 đến năm 1945 4.2.1 Khái quát về báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ Báo chí công khai có sự giảm sút đáng kể Báo chí cách mạng giai đoạn đầu, các báo lần lượt chuyển vào hoạt động bí mật, bất hợp pháp số lượng các báo cách mạng còn lại không nhiều Nhưng từ sau hội nghị Trung ương Đảng 8 (tháng 5-1941), do tình hình cách mạng thay đổi, báo chí cách mạng nói chung và đặc biệt là báo chí cách mạng ở Bắc Kỳ phát triển một cách mạnh mẽ Các báo xuất bản trong thời kỳ này là: Báo Trung ương có: Tạp chí Cộng sản (10-1941), Tạp chí Cộng sản (từ 28-2-1943 đến 24-9-1943); báo Cờ giải phóng (10-10-1942 đến 17-7-1945) của Đảng Cộng sản Đông Dương; báo Phá ngục của Mặt trận Thống nhất Phản đế Đông Dương, báo Cứu quốc (25-1-1942 tính đến ngày 15-8-19452) của Tổng bộ Việt Minh Báo xứ ủy gồm có báo Giải phóng (1940), Tiếng súng khởi nghĩa (15-6-1945) Báo cấp tỉnh: báo Tiến lên Đảng bộ khu C (Tỉnh ủy Nam Định); báo Quyết chiến (Hà Nam ); Việt Nam độc lập (1-8-1941 đến 20-8-1945) Cao Bằng sau đó phát triển ra liên tỉnh Cao- Bắc -Lạng; Bãi sậy (Hưng Yên); báo Sao vàng (Từ đầu 1942 đến tháng 5-1942) Hà Tây; báo Hiệp lực (Bắc Ninh); báo Hoa Lư (Ninh Bình); báo Quyết thắng, báo Phục quốc, báo 2 Sau cách mạng báo xuất bản công khai và tồn tại đến ngày 28-1- 1947 17 Xung Phong (Bắc Giang); báo Giết giặc (Kiến An- Hải Phòng); báo Khởi nghĩa (15-2-1945 đến 8-1945) chiến khu Hòa- Ninh –Thanh; báo Bắc sơn (Việt Minh khu đặc biệt); Mê Linh của Phúc Yên Báo của các tổ chức đoàn thể: báo Tiếng súng reo của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân; Nước Nam mới (20-6-1945 đến 1-9-1945); Khu giải phóng miền Bắc; báo Chiến đấu (1-10-1944 đến 1945) Việt Nam Quân nhân Cứu quốc Hội; Lao động (từ cuối năm 1943 đến tháng 8- 1945); báo Quân giải phóng (5-8-1945) của Việt Nam Giải phóng quân; Tiền phong (từ 7-1944 đến 1-12- 1946) của Hội Văn hóa Cứu quốc; Việt Nam của Việt Nam Cứu quốc Hội; báo Hồn nước của Thanh niên Cứu quốc Hoàng Diệu, báo Lắc mương của Hội người Thái Cứu quốc Ngoài ra trong thời kỳ này, trong các nhà tù của Pháp ở Bắc Kỳ, những đảng viên Đảng Cộng sản bị bắt cũng cho ra nhiều tờ báo để phục vụ việc truyền truyền cách mạng trong các nhà tù: Suối reo ở nhà tù Sơn La, Bình minh trên sông Đà ở nhà tù Hòa Bình, Thông reo ở nhà tù Chợ Chu - Thái Nguyên, Lao tù tạp chí, Xuân Tù ở nhà tù Hỏa Lò, Đường nghĩa ở nhà tù Nghĩa Lộ, Dòng Sông Công ở trại Bá Vân 4.2.2 Hình thức và hoạt động xuất bản của báo chí cách mạng Bắc Kỳ Báo cách mạng xuất bản bí mật, di chuyển nhiều nên thường không định kỳ Tên báo được đặt sát với nội dụng, chủ đề tuyên truyền của tổ chức Đảng, tổ chức cách mạng hoặc những đặc trung của địa phương Các báo trong thời kỳ này đều xuất bản bí mật, bất hợp pháp nhưng càng về sau việc phát tán càng công khai Về số lượng tờ báo và bản in: Trong thời gian đầu thì số lượng tờ báo cách mạng có giảm Nhưng từ Hội nghị Trung ương Đảng lần 8 (tháng 5-1941) thì số lượng báo cách mạng tăng lên nhiều Không chỉ có các báo ở Trung ương mà các tỉnh, các đoàn thể đều lần lượt xuất bản nhiều tờ có tuổi thọ cao 18

Ngày đăng: 22/03/2024, 09:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN