1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não do đột quỵ

20 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy trình Điều dưỡng Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh xuất huyết não do đột quỵ
Tác giả Lờ Thị Hồng Điệp, Nguyễn Phương Ngọc Tõm, Trần Thị Ngọc Nhi
Người hướng dẫn Trần Thu Nguyệt
Trường học Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Chuyên ngành Điều dưỡng
Thể loại Thực hành bệnh viện
Năm xuất bản 2023 - 2024
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 95,71 KB

Nội dung

Quy trình điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân bệnh đột quỵ, quy trình điều dưỡng bệnh xuất huyết não ở người lớn, quy trình điều dưỡng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

KHOA ĐIỀU DƯỠNG - HỘ SINH

THỰC HÀNH BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

KHOA NỘI THẦN KINH THỜI GIAN THỰC HÀNH: 11/12 – 30/12

QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG

CHUYÊN ĐỀ: CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LỚN BỆNH XUẤT HUYẾT NÃO DO ĐỘT QUỴ

NIÊN KHÓA: 2023 – 2024

GV HƯỚNG DẪN: TRẦN THU NGUYỆT

TP.HCM – Ngày 15 Tháng 12, năm 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

KHOA ĐIỀU DƯỠNG - HỘ SINH

THỰC HÀNH BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

KHOA NỘI THẦN KINH THỜI GIAN THỰC HÀNH: 11/12 – 30/12

QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG

CHUYÊN ĐỀ: CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LỚN

BỆNH XUẤT HUYẾT NÃO DO ĐỘT QUỴ

NIÊN KHÓA: 2023 - 2024

2 SINH VIÊN: Nguyễn Phương Ngọc Tâm MSSV: 2113010829

GV HƯỚNG DẪN: TRẦN THU NGUYỆT

TP.HCM – Ngày 15 Tháng 12, năm 2023

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN I: THU THẬP DỮ KIỆN 4

1 Hành chính: 4

2 Lý do nhập viện: 4

3 Chẩn đoán: 4

4 Bệnh sử 4

5 Tiền căn: 4

6 Tình trạng hiện tại: 4

7 Hướng điều trị: 6

8 Các y lệnh điều trị và chăm sóc: 6

9 Phân cấp điều dưỡng: 6

PHẦN II: BỆNH HỌC 6

A CƠ CHẾ SINH BỆNH: 6

B TRIỆU CHỨNG HỌC : 7

C CẬN LÂM SÀNG: 7

D ĐIỀU DƯỠNG THUỐC ĐIỀU TRỊ: 9

PHẦN III: CHẨN ĐOÁN VÀ HƯỚNG CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG: 13

PHẦN IV: NỘI DUNG GIÁO DỤC NGƯỜI BỆNH: 14

PHẦN V: KẾ HOẠCH CHĂM SÓC: 16

Trang 4

THỰC HÀNH QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG PHẦN I: THU THẬP DỮ KIỆN

1 Hành chính:

- Họ tên bệnh nhân: Lê Tuấn Mỹ Năm sinh: 1945

- Giới tính: Nam

- Nghề nghiệp: Cán bộ hưu

- Địa chỉ: f13 Hương Lộ 80, Xã Vĩnh Lộc A, Huyện Bình Chánh, TP.HCM

- Ngày vào viện: lúc 11 giờ 10 phút ngày 08/12/2023

2 Lý do nhập viện:

Yếu nửa người trái

3 Chẩn đoán:

* Ban đầu: Đột quỵ não không rõ thời điểm

* Hiện tại: Xuất huyết não bán cầu phải (P) và Tăng huyết áp

4 Bệnh sử

Trước khi nhập viện 1 tuần, người bệnh than đau chân nên có đi khám tổng quát tại bệnh viện và nhận được kết quả là giãn mạch máu ở chân Vào ngày nhập viện, bệnh nhân được hàng xóm phát hiện té ngã và bất tỉnh không rõ thời điểm ở trong nhà vệ sinh nên được đưa tới khoa Cấp cứu tại bệnh viện Thống Nhất trong tình trạng hôn mê

5 Tiền căn:

* Cá nhân:

+ Bệnh Alzheimer (được chẩn đoán cách đây 4 năm nhưng không điều trị liên tục)

+ Mỡ máu cao

+ Tăng huyết áp

+ Thoát vị đĩa đệm

* Gia đình: Con cái không có bệnh mãn tính

6 Tình trạng hiện tại:

Lúc 8 giờ 30 phút ngày 15/12/2023

- Tổng trạng: trung bình

Trang 5

- Tri giác: lơ mơ, tiếp xúc kém (Glasglow: 9 điểm, E2M5V2).

- Da niêm: mềm, hồng hào, không có lở loét

- Dấu sinh hiệu:

Huyết áp: 101/58 mmHg

Mạch: 83 lần/phút

Nhiệt độ: 36,3oC

Nhịp thở: 19 lần/p

- Thần kinh:

+ Người bệnh lơ mơ, tiếp xúc chậm

+ Có phản xạ với lời nói, hành động (Glasglow: 9 điểm, E2M5V2)

+ Yếu ½ người trái, sức cơ chi trái ở mức 1/5, sức cơ chi phải ở mức 3/5 + Bệnh nhân co giật tay phải

+ Bệnh nhân có méo mặt phải

- Hô hấp:

+ Bệnh nhân thở khò khè, nhịp thở 19 lần/p, đàm nhiều, đàm có màu vàng đục, số lượng khoảng 100ml

+ Bệnh nhân tự hô hấp, không co kéo cơ hô hấp phụ

- Tuần hoàn:

+ Tim đều rõ

+ Dấu đổ đầy mao mạch: khoảng 0.5-1s

- Tiêu hóa:

+ Bụng mềm

+ Bệnh nhân đã 3 ngày chưa đại tiện được

- Tiết niệu, sinh dục:

+ Bệnh nhân tiểu bình thường, nước tiểu màu vàng trong, lượng nước tiểu khoảng 1500ml

- Nhu cầu cơ bản:

+ Ngủ & nghỉ ngơi: Bệnh nhân ngủ và sinh hoạt tại giường

+ Ăn uống: Bệnh nhân đang được nuôi ăn qua sonde mũi – dạ dày, ăn theo chế độ súp dành cho người tăng huyết áp (Ngày ăn 3 cử, mỗi cử ăn 250ml)

Trang 6

+ Vận động: Bệnh nhân yếu ở ½ người trái, sức cơ chi phải ở mức 3/5, sức

cơ chi trái ở mức 1/5, bệnh nhân có nguy cơ té ngã cao (JHK >=9)

+ Vệ sinh: Cần người chăm sóc và vệ sinh cá nhân: Bệnh nhân được mang

tã, miếng lót do không tự chủ tiêu tiểu Răng miệng của bệnh nhân được người nhà làm sạch thường xuyên, vùng da mang tã lót không có dấu hiệu ẩm ướt (BRADEN

<10)

7 Hướng điều trị:

- Hạ áp, ổn định huyết áp

- Nhuận tràng

- Hạ sốt

8 Các y lệnh điều trị và chăm sóc:

Thuốc ngày 15/12/2023

- Nifedipin 20mg 1 viên x 3 cử (Sáng – Trưa – Tối)

- Tatanol 0,5g 1 viên x 3 cử (Sáng – Trưa – Tối)

- Duphalac 8g 1 gói (Sáng)

- Methylodopa 250mg 2 viên x 2 cử (Sáng – Chiều)

Y lệnh chăm sóc:

- Xoay trở người bệnh mỗi 2 giờ/ lần

- Ăn an toàn qua sonde

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

9 Phân cấp điều dưỡng:

Chăm sóc cấp I

PHẦN II: BỆNH HỌC

A CƠ CHẾ SINH BỆNH:

- Bệnh chính: Xuất huyết não bán cầu phải do đột quỵ

Là tình trạng xảy ra khi mạch máu trong não bị vỡ và chảy máu vào các mô não, gây tổn thương và làm chết các tế bào não Khi huyết áp tăng cao, dị tật động mạch bị kéo giãn và có thể vỡ ra, dẫn đến đột quỵ xuất huyết não

- Bệnh phụ: Tăng huyết áp

Trang 7

B TRIỆU CHỨNG HỌC :

Triệu chứng kinh điển Triệu chứng thực tế Nhận xét

Yếu, tê liệt một bên cơ

thể, khó cử động 2 tay

lên cao cùng lúc

Yếu ½ người trái Phù hợp

Méo mặt, lệch mặt, một

bên mặt bị chảy xệ Méo mặt phải Phù hợp

Co giật, động kinh Co giật tay phải Phù hợp

Rối loạn ngôn ngữ Không nói được một từ

Bất tỉnh, ngất xỉu Bệnh nhân bất tỉnh khi

được phát hiện

Phù hợp

C CẬN LÂM SÀNG:

Xét nghiệm và

CLS Kết quả tham chiếu Khoảng Đơn vị Nhận xét Công thức máu

13/12/2023

WBC

NEU#

LYM#

MONO#

EOS#

BASO#

RBC

HGB

HCT

9.3 6.908 1.604 0.703 0.025 0.022 4.13 13.2 36.9

4.01 – 11.42 1.7 – 7.5 1.2 – 4.0 0.2 – 0.8 0.0 – 0.6 0.0 – 0.1 4.01 – 5.79 11.5 – 15.0 34.4 – 48.6

K/uL K/uL K/uL K/uL K/uL K/uL M/uL g/dL

%

- Số lượng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu bình thường

Trang 8

MCH

MCHC

PLT

89.3 32.1 35.9 214.0

80 – 99

27 – 33

32 – 36

150 – 450

fL Pg g/dL K/uL

Sinh hóa máu

13/12/2023

Định lượng

Glucose

Định lượng Urê

Định lượng

Cretinin

eGFR

Đo hoạt độ AST

(GOT) (máu)

Đo hoạt độ ALT

(GPT) (máu)

5.7

6.8

81

84.96

65

71

4.1-5.9

2.8 - 7.2

53 - 120

>=60

<50

<50

mmol/l

mmol/l

mol/L

mL/p

U/L

U/L

- Định lượng Glucose, Urê, Cretinin, eGFR bình thường  Đường máu và chức năng thận bình thường

- Hoạt độ AST

và hoạt độ ALT tăng cao  Rối loạn chức năng gan do bệnh nhân sử dụng thuốc có thành phần

acetaminophen (Tatanol)

Điện giải đồ

Na+

K+

Cl-136

3.4

102

135-145 3.5 – 5.0

98 – 106

mmol/L mmol/L mmol/L

- Nồng độ Kali giảm nhẹ  Rối loạn điện giải

CT sọ não

(8/12/2023)

KHÔNG tiêm

thuốc cản quang

CT hệ động

Xuất huyết não vùng trán đỉnh (P)

Trang 9

mạch cảnh.

(8/12/2023)

CÓ tiêm thuốc

cản quang

Xơ vữa gây hẹp 50% động mạch dưới đòn bên trái và hẹp 60% lỗ xuất phát động mạch đốt sống bên trái

Test nuốt tại

giường Bệnh nhân không đủ tỉnh táo để đánh giá. Test thất bại.

D ĐIỀU DƯỠNG THUỐC ĐIỀU TRỊ:

Nifedipin

20mg

1 viên

x 3 cử

Chỉ định:

- Dự phòng đau thắt ngực, đặc biệt khi có yếu tố co mạch như trong đau thắt ngực kiểu Prinzmetal

- Tăng huyết áp

Chống chỉ định:

- Quá mẫn cảm với Nifedipin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc

- Sốc do tim, hẹp động mạch chủ nặng

- Nhồi máu cơ tim trong vòng

1 tháng

- Cơn đau cấp trong đau thắt ngực ổn định mạn, nhất là trong đau thắt ngực không ổn định

- Rối loạn chuyển hóa porphyrin

Tác dụng phụ:

- Thường gặp: phù mắt cá

chân, nhức đầu, chóng mặt,

- Theo dõi huyết áp của người bệnh trước

và sau khi dùng thuốc

- Theo dõi tình trạng phù ở mắt cá chân (nếu có)

- Theo dõi nhịp tim

- Theo dõi tình trạng đại tiện của người bệnh

Trang 10

đỏ bừng mặt, đánh trống ngực, tim đập nhanh, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón

- Ít gặp: ngoại ban, mày đay,

ngứa

- Hiếm gặp: ban xuất huyết,

phản ứng dị ứng, giảm bạch cầu hạt, viêm da tróc vảy, khó thở, đau cơ, đau khớp, dị cảm

Tatanol 0,5g 1 viên

x 3 cử

Chỉ định:

- Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt từ nhẹ đến vừa

- Giảm đau tạm thời trong điều trị các cơn đau do cảm cúm, nhức đầu, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do hành kinh, đau răng, đau nửa đầu

Chống chỉ định:

- Bệnh nhân mẫn cảm với acetaminophen

- Bệnh nhân suy chức năng gan và thận nặng, viêm gan siêu vi

Tác dụng phụ:

- Ban da và những phản ứng

dị ứng khác thỉnh thoảng xảy

ra Thường là ban đỏ hoặc mày đay, nhưng đôi khi nặng hơn và có kèm theo sốt

do thuốc và thương tổn niêm mạc Người bệnh mẫn cảm với salicylat hiếm mẫn cảm với acetaminophen và những thuốc có liên quan Trong một số ít trường hợp riêng rẻ, acetaminophen đã gây giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và giảm toàn thể huyết

- Theo dõi cơn đau

- Theo dõi cơn sốt (nếu có)

- Theo dõi tình trạng

da của người bệnh

Trang 11

Ít gặp: Dạ dày - ruột: Buồn

nôn, nôn

Huyết học: Loạn tạo máu

(giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu

Thận: Bệnh thận, độc tính

thận khi lạm dụng dài ngày

Khác: Phản ứng quá mẫn.

Duphalac 8g 1 gói Chỉ định:

- Bệnh nhân bị táo bón do

nhu động ruột sinh lý ở đại tràng giảm

-Người mắc bệnh trĩ hoặc trường hợp sau khi phẫu thuật kết tràng – hậu môn

-Trường hợp phòng và điều trị bệnh não do gan (xảy ra khi tăng nồng độ amoni trong máu)

Chống chỉ định:

- Mẫn cảm (dị ứng) với

lactose hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc

- Galactose máu

- Tắc nghẽn dạ dày - ruột, thủng tiêu hóa hoặc nguy cơ thủng tiêu hóa

Tác dụng phụ:

- Thường gặp: Đầy hơi, đau

bụng, buồn nôn, tiêu chảy (khi uống quá liều)

- Hiếm gặp (thường do phản

ứng dị ứng): Sưng cổ họng/mặt, phát ban, chóng

- Theo dõi tần suất đại tiện, tính chất phân của người bệnh

- Theo dõi tình trạng

da của người bệnh

Trang 12

mặt nghiêm trọng, khó thở Methylodopa

250mg 2 viênx 2 cử Chỉ định: - Được chỉ định trong các

trường hợp tăng huyết áp

-Thuốc có thể sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với các nhóm thuốc hạ áp khác như: Lợi tiểu Thiazid, Amilorid hoặc nhóm chẹn beta

-Ở phụ nữ bị tăng huyết áp thai kỳ hoặc tăng huyết áp mạn tính đang trong thời kỳ mang thai

Chống chỉ định:

- Bệnh nhân có bệnh gan đang hoạt động như xơ gan đang tiến triển hoặc viêm gan cấp

-Người có tiền sử rối loạn chức năng gan do điều trị bằng Methyldopa trước đây

-Người bị u tế bào ưa Crôm

-Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc ức chế MAO

-Người quá mẫn với Methyldopa hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc

Tác dụng phụ:

- Toàn thân: Mệt mỏi, chóng

mặt, sốt, đau đầu (có thể gặp lúc mới điều trị)

- Thần kinh trung ương: Tác

dụng an thần, buồn ngủ, giảm

sự nhạy bén trí tuệ và dị cảm

- Tiêu hóa: Buồn nôn,

nôn, khô miệng và tiêu chảy

- Theo dõi huyết áp của người bệnh trước

và sau khi dùng thuốc

- Theo dõi nhiệt độ của bệnh nhân, tình trạng sốt (nếu có)

Trang 13

- Tim mạch: Phù, hạ huyết áp

khi đứng, hạ huyết áp tư thế

Hiếm gặp: Đau thắt ngực, suy tim, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim và hội chứng suy nút xoang

- Nội tiết: Suy giảm ham

muốn tình dục Có thể gặp vô kinh, tăng tiết sữa, vú to ở đàn ông nhưng thường hiếm

PHẦN III: CHẨN ĐOÁN VÀ HƯỚNG CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG:

Chẩn đoán điều dưỡng:

- Trước mắt:

1 Bệnh nhân thở khò khè liên quan tới tăng tiết đàm nhớt

 Sử dụng các phương pháp hỗ trợ cải thiện đường hô hấp

2 Nguy cơ té ngã, mất an toàn do bệnh nhân yếu ½ người trái

 Đảm bảo an toàn cho bệnh nhân

3 Bệnh nhân được nuôi ăn qua sonde liên quan tới vấn đề nuốt sặc

 Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo an toàn khi cho bệnh nhân ăn qua sonde

4 Nguy cơ loét tì đè do bệnh nhân bị hạn chế vận động

 Xoay trở bệnh nhân và đảm bảo vệ sinh da bệnh nhân sạch sẽ, khô ráo

5 Táo bón do bệnh nhân nằm lâu trên giường

 Hỗ trợ các phương pháp làm mềm phân và sử dụng thuốc nhuận tràng theo

y lệnh được cho

6 Người nhà chưa biết cách chăm sóc bệnh nhân do thiếu kiến thức về bệnh

 Cung cấp kiến thức và giải đáp thắc mắc của người nhà liên quan tới việc chăm sóc người bệnh

- Lâu dài:

Trang 14

7 Nguy cơ đột quỵ não tái phát liên quan tới bệnh lý tăng huyết áp.

 Phòng ngừa nguy cơ đột quỵ não tái phát

8 Phòng ngừa nguy cơ thuyên tắc mạch máu do bệnh nhân bị bất động tay chân

 Tập vận động các chi, xoay trở bệnh nhân nhằm giảm nguy cơ thuyên tắc mạch máu

PHẦN IV: NỘI DUNG GIÁO DỤC NGƯỜI BỆNH:

1 Chế độ điều trị:

- Thông báo, giải thích cho người nhà biết tình trạng và diễn biến của bệnh: Bệnh nhân lơ mơ do xuất huyết não, yếu liệt nửa trái, có nguy cơ tái phát tai biến,…

- Theo dõi sát toàn trạng của người bệnh (tri giác, dấu sinh hiệu, tình trạng thông khí, tình trạng lở loét, tình trạng tổn thương mắt, thận, tim mạch, những biến chứng, tác dụng phụ của thuốc, các dấu hiệu bất thường khác,…)

- Hướng dẫn cho người nhà biết về những biến chứng nặng hơn có thể xảy ra nếu bệnh nhân không được chăm sóc tốt (bệnh nhân té ngã, lở loét da, thở xấu hơn,

mê sâu hơn,…) Giải thích cho người nhà hiểu những lợi ích khi bệnh nhân được chăm sóc tốt (bệnh nhân được vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhằm tránh khả năng bệnh nhân thở xấu đi, được vệ sinh vùng da ẩm ướt thì sẽ giúp tránh được tình trạng

lở loét da,…)

- Hướng dẫn người nhà bệnh nhân nhận biết các tác dụng phụ thường gặp có thể xuất hiện trên bệnh nhân khi sử dụng thuốc: Nifedipin có tác dụng phụ gây phù mắt cá chân, mạch nhanh, gây táo bón hoặc tiêu chảy, Tatanol có tác dụng phụ nổi ban đỏ trên da, Duphalac có tác dụng phụ gây tiêu chảy khi sử dụng quá liều,

Methylodopa có thể gây sốt

- Giải thích cho người bệnh biết lợi ích của việc tuân thủ chế độ điều trị, nhằm rút ngắn thời gian điều trị

- Dùng thuốc đúng theo y lệnh, báo cáo với bác sĩ những bất thường gặp phải

để bác sĩ có điều chỉnh kịp thời (xin ý kiến bác sĩ điều trị)

Trang 15

2 Chế độ dinh dưỡng:

- Hướng dẫn người nhà người bệnh cách cho ăn qua sonde dạ dày

- Tuân thủ chặt chẽ chế độ ăn theo bệnh lý

- Cho bệnh nhân ăn những thức ăn mềm, dạng lỏng Thức ăn cần được xay nhuyễn hoặc ép lấy nước như: cháo dinh dưỡng, súp, sữa bột, sữa tươi, thức ăn xay nhuyễn

- Cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho người bệnh

- Đảm bảo ăn an toàn khi cho ăn qua sonde

- Chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, trung bình khoảng từ 5-6 lần, mỗi bữa ăn người lớn thường ăn khoảng 300ml – 400ml

3 Chế độ vận động, nghỉ ngơi:

- Vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân mỗi ngày 2-3 lần

- Dặn dò người nhà xoa bóp bắp cơ, vận động các khớp tay và chân nhẹ nhàng cho bệnh nhân theo hướng dẫn của kĩ thuật viên vật lý trị liệu

- Giữ drap giường, quần áo ngay thẳng, khô ráo và sạch sẽ, cho bệnh nhân nằm nệm hơi, giữ da người bệnh luôn khô ráo và xoay trở mỗi 2 giờ/lần để giảm nguy cơ lỡ loét da

- Đặt tay chân bệnh nhân ở tư thế cơ năng

- Giữ ấm cho người bệnh

4 Hướng dẫn cách phòng bệnh và chăm sóc sau khi ra viện:

- Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, tập lại thói quen sinh hoạt điều độ

- Người nhà nên quan tâm hơn đến sức khoẻ tinh thần của người bệnh, tránh làm bệnh nhân xúc động mạnh; cho bệnh nhân ngủ đủ giấc

- Sử dụng thuốc đúng theo toa, uống đúng thời gian Tuân thủ điều trị, tái khám đúng thời hạn Tuyệt đối không được tự ý thay đổi thuốc, ngưng thuốc hoặc

bỏ bớt thuốc khi không có ý kiến của bác sĩ

- Người nhà nên hỗ trợ bệnh nhân thực hiện bài tập phục hồi khả năng vận động và nhận thức theo lời dặn của bác sĩ

Trang 16

- Kiểm tra huyết áp và đường huyết thường xuyên tại nhà

- Hướng dẫn cho người nhà biết về những biến chứng nặng hơn có thể xảy ra: Bệnh nhân mê sâu hơn, tình trạng yếu liệt tăng, đàm đặc đổi màu,…

PHẦN V: KẾ HOẠCH CHĂM SÓC:

CHẨN

ĐOÁN ĐD

MỤC TIÊU CHĂM SÓC

KẾ HOẠCH CHĂM

TIÊU CHUẨN LƯỢNG GIÁ TRƯỚC MẮT

Bệnh nhân

thở khò khè

do tăng tiết

đàm nhớt

Bệnh nhân hết khò khè, đàm nhớt ít

- Nhận định tình trạng

hô hấp & tính chất, số lượng, màu sắc của đàm

- Cho bệnh nhân nằm

tư thế đầu cao 30O (tư thế Fowler)

- Hướng dẫn người nhà vỗ lưng đúng cách và mỗi 2h/lần

- Sử dụng các phương tiện, máy móc hút đàm nhớt khi tụ đàm nhiều

- Theo dõi các xét nghiệm: công thức máu, cấy đàm,…

 Đánh giá tình trạng hô hấp của bệnh nhân để đưa

ra hướng xử

lý phù hợp

 Giúp đường thở bệnh nhân thông thoáng, bệnh nhân dễ khạc đàm

 Đánh giá, quan sát tình trạng hô hấp của người bệnh

Bệnh nhân không còn khò khè, đàm nhớt ít

Nguy cơ té

ngã, mất an

toàn do bệnh

nhân yếu ½

Giảm nguy

cơ té ngã

- Xoa bóp bắp cơ, vận động các khớp tay và chân cho bệnh nhân

Nguy cơ

té ngã thấp

Ngày đăng: 30/07/2024, 02:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w