1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề tài 13 (Thuyết trình môn Kinh Tế Chính Trị Mác Lê Nin)

33 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề VAI TRÒ, HẠN CHẾ, XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN & ẢNH HƯỞNG CỦA CNTB ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở NƯỚC TA
Tác giả Triệu Thành Quốc Đạt, Võ Trần Tấn Đạt, Lê Thị Hồng Điệp, Trần Mỹ Dung, Bùi Thị Thuỳ Dương
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị Mác Lê Nin
Thể loại Thuyết Trình
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 37,28 MB

Nội dung

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊ NIN & VAI TRÒ, HẠN CHẾ, XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN & ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Trang 1

VAI TRÒ, HẠN CHẾ, XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA

TƯ BẢN & ẢNH HƯỞNG CỦA

CNTB ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở NƯỚC

TA HIỆN NAY

Trang 3

NỘI DUNG

Vai trò của chủ

nghĩa tư bản

Hạn chế của chủ nghĩa tư bản

Ảnh hưởng của CNTB đối với sự phát triển LLSX ở nước ta

Xu hướng phát

triển của CNTB

Trang 4

Thế nào là chủ nghĩa tư bản? Chủ nghĩa tư bản xuất hiện từ

khi nào ?

 Chủ nghĩa tư bản với tư cách là một hình thái kinh tế xã hội ra

đời cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX Là một hệ thống kinh

tế dựa trên quyền sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và hoạt động sản xuất vì lợi nhuận

Trang 5

Vai trò của chủ nghĩa tư bản

0

1

0

1

Trang 6

Chủ nghĩa tư bản phát triển qua hai giai đoạn: chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do và chủ nghĩa tư bản độc quyền, mà nấc thang tột cùng của nó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

Trong suốt quá trình phát triển, nếu chưa xét đến hậu quả nghiêm trọng đã gây ra đối với loài người thì chủ nghĩa tư bản cũng có những đóng góp tích cực đối với phát triển sản xuất

Đó là:

Trang 7

Thiết lập nên nền dân chủ tư sản

Thực hiện

xã hội hóa sản xuất

Xây dựng được tác phong công nghiệp cho người lao động

Trang 8

Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã giải phóng loài người khỏi "đêm trường trung cổ" của xã hội phong kiến ; đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên,

tự túc, tự cấp chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa; chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn hiện đại.

Trang 9

Phát triển lực lượng sản xuất:

Quá trình phát triển của CNTB làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao: từ kỹ thuật thủ công lên kỹ thuật cơ khí (thời kỳ của C.Mác và V.I.Lênin)

Trang 10

Phát triển lực lượng sản xuất:

Ngày nay các nước TBCN đang là những quốc gia đi đầu trong việc chuyển nền sản xuất của nhân loại từ giai đoạn cơ khí hóa sang giai đoạn tự động hóa, tin học hóa và công nghệ hiện đại

Trang 11

Thực hiện xã hội hóa sản xuất

Thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh, cùng với nó là quá trình xã hội hóa sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu Đó

là sự phát trển của phân công lao động xã hội, sản xuất tập trung với quy mô hợp lý, chuyên môn hóa sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc, mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ,

Trang 12

Thực hiện xã hội hóa sản xuất

 Làm cho các quá trình sản xuất phân tán được liên kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, thành một quá trình sản xuất xã hội.

Trang 13

Chủ nghĩa tư bản thông qua cuộc cách mạng công nghiệp đã lần đầu tiên biết tổ chức lao động theo kiểu công xưởng, do đó đã xây dựng được tác phong công nghiệp cho người lao động , làm thay đổi nền nếp, thói quen của người lao động sản xuất nhỏ trong xã hội phong kiến.

Trang 14

Chủ nghĩa tư bản lần đầu tiên trong lịch sử đã thiết lập nên nền dân chủ tư sản , nền dân chủ này tuy chưa phải là hoàn hào, song so với thể chế chính trị trong các

xã hội phong kiến, nô lệ, vẫn tiến bộ hơn rất nhiều bởi vì nó được xây dựng trên cơ

sở thừa nhận quyền tự đo thân thể của cá nhân.

Trang 15

Hạn chế của chủ nghĩa tư bản

0

2

0

2

Trang 16

phát triển

Giữa các tổ chức độc

quyền tư bản, các công

ty xuyên quốc gia, các

trung tâm quyền lực tư

bản chủ nghĩa với nhau

Giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội

& những vấn đề toàn cầu

Được biểu hiện về mặt xã hội thành những

mâu thuẫn chủ yếu sau:

Trang 17

Mâu thuẫn giữa tư bản với lao động làm thuê: Hiện nay, giai cấp công nhân hiện đại có trình độ chuyên môn ngành nghề ngày càng cao Nhưng xét cho cùng vì không có tư liệu sản xuất nên họ vẫn ở địa vị của người làm thuê, phải làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản Tiền lương vẫn là thu nhập chủ yếu và là giá cả sức lao động của người công nhân làm thuê Họ vẫn đang bị bần cùng hoá (cả tương đối và tuyệt đối).

Trang 18

Mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển với các nước đang phát triển, chậm phát triển:

các nước tư bản phát triển vẫn không từ bỏ lôi kéo các nước đang phát triển theo con đường TBCN nhằm áp đặt quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trên phạm vi toàn cầu Nguồn tài nguyên phong phú, sức lao động dồi dào và rẻ mạt đã biến các nước có nền kinh tế lạc hậu thành những miền đất hứa cho

tư bản sinh sôi và phát triển tiếp tục “sản sinh” giá trị thặng dư cho giai cấp tư sản Chính mối quan hệ kinh tế bất bình đẳng này đã tạo ra các khoản siêu lợi nhuận

Trang 19

Mâu thuẫn giữa các tổ chức độc quyền tư bản, giữa các công ty xuyên quốc gia, giữa các trung tâm quyền lực tư bản chủ nghĩa với nhau: Là mâu thuẫn nội bộ của chủ nghĩa tư bản, tồn tại trong suốt cả thế kỷ XX & vẫn tiếp diễn sang thế kỷ XXI Hiện tại, mâu thuẫn giữa các trung tâm quyền lực kinh tế tư bản chủ nghĩa gay gắt tới mức người ta đã dùng tới những thuật ngữ như: chiến tranh địa chính trị, chiến tranh ôtô; chiến tranh vaccine…

Gần đây mâu thuẫn giữa Mỹ với Liên minh châu Âu (EU), giữa Mỹ với các nước tư bản khác trên các vấn đề thương mại,

sự đóng góp tài chính cho các hoạt động quân sự… chính là liên minh trong mâu thuẫn đã được V.I.Lênin khái quát bằng cụm từ

“liên minh chó sói”

Trang 20

Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội và những vấn đề toàn cầu: Trên thực

tế, chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại ở một số quốc gia, vẫn là một thực thể kinh tế - chính trị - xã hội đối lập với chủ nghĩa tư bản Đặc biệt, khi phần lớn những lợi nhuận của xã hội chỉ tập trung vào trong tay số ít các nhà tư bản, sự bất bình đẳng trong xã hội tiếp tục gia tăng thì những vấn đề toàn cầu đói nghèo, dịch bệnh, sự biến đổi của khí hậu, chiến tranh, tội phạm quốc tế… sẽ không thể giải quyết được một cách triệt để

Trang 21

Xu hướng phát triển của CNTB

0

3

0

3

Trang 22

Chủ nghĩa tư bản càng phát triển, trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất ngày càng cao thì quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ngày càng trở nên chật hẹp so với nội dung vật chất ngày càng lớn lên của nó

Chủ nghĩa tư bản trong quá trình phát triển của

nó, một mặt đã thúc đẩy lực lượng sản xuất

phát triển rất mạnh mẽ, tạo ra cơ sở vật chất –

kỹ thuật của nền sản xuất lớn hiện đại; mặt khác

làm cho mâu thuẫn cơ bản của nó – mâu thuẫn

giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của

lực lượng sản xuất với tính chất chiếm hữu tư

nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất thêm

gay gắt.

Trang 23

Mặc dù chủ nghĩa tư bản ngày nay đã có điều chỉnh nhất định trong quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối, và ở một chừng mực nhất định, làm giảm bớt tính gay gắt của mâu thuẫn này

Song những điều chỉnh ấy vẫn chưa vượt ra khỏi khuôn khổ của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Vì vậy, mâu thuẫn vẫn không bị thủ tiêu, đối kháng về lợi ích trong quá trình sản xuất vẫn còn đó, mâu thuẫn giai cấp vẫn tồn tại Như là: Mâu thuẫn giữa năng lực sản xuất vô hạn với tiêu dùng và khả năng thanh toán hạn chế; Mâu thuẫn giữa khả năng sản xuất vô hạn với nguồn tài nguyên hạn chế; Mâu thuẫn giữa nhu cầu nhất thể hóa kinh tế quốc tế và lợi ích quốc gia;…

Những mâu thuẫn này diễn ra đồng thời, vẫn là những thách thức và đe dọa sự tồn vong của chủ nghĩa tư bản

Trang 24

Tuy nhiên, những thay đổi của chủ nghĩa tư bản hiện nay nói lên rằng, chủ nghĩa tư bản vẫn đang tiếp tục điều chỉnh để thích ứng trước những biến động, mâu thuẫn bên trong và ngoài nước

Ngày nay, chủ nghĩa tư bản hiện đại đang nắm

ưu thế về vốn, khoa học, công nghệ, thị trường, đang có khả năng thích nghi và phát triển trong chừng mực nhất định

Trang 25

Ảnh hưởng của CNTB đối với sự phát

triển LLSX ở nước ta

0

4

0

4

Trang 26

Câu hỏi: Thế nào là lực lượng sản xuất?

 Theo triết học, lực lượng sản xuất là một khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa người

lao động với tư liệu sản xuất nhằm tạo ra một sức sản xuất vật chất nhất định.

Câu hỏi: Thế nào là tư liệu sản xuất và người lao động?

 Tư liệu sản xuất là những tư liệu để tiến hành sản xuất, bao gồm tư liệu lao động và

đối tượng lao động Tư liệu lao động bao gồm công cụ lao động và đối tượng lao động khác Đối tượng lao động là những yếu tố nguyên nhiên vật liệu có sẵn trong tự nhiên hoặc nhân tạo.

 Người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, là người tạo ra và sử dụng

tư liệu lao động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm

Trang 27

Câu hỏi: Bạn biết gì về lực lượng sản xuất của Việt Nam ta vào

thời kỳ trước khi đổi mới (1986)?

 Lực lượng sản xuất của nước ta còn thấp kém và chưa có điều kiện phát triển Trình độ người lao động rất thấp, hầu hết không có chuyên môn tay nghề, phần

lớn lao động chưa qua đào tạo Lao động Việt nam chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm mà cha ông để lại Trường dạy

nghề rất hiếm, chủ yếu chỉ xuất hiện ở Hà Nội, Sài Gòn,… Tư liệu sản xuất mà

nhất là công cụ lao động ở nước ta thời kỳ này còn thô sơ, lạc hậu Là một nước nông nghiệp thế nhưng công cụ lao động chủ yếu là cày, cuốc, theo hình thức

“con trâu đi trước, cái cày theo sau”, sử dụng sức người là chủ yếu, trong công nghiệp máy móc thiết bị còn ít và rất lạc hậu Phát triển công cụ lao động giữa các vùng, miền cũng có sự khác nhau.

Trang 28

Có vai trò ngày càng quan trọng: không chỉ bảo đảm cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà còn tham gia vào giải quyết hàng loạt những vấn

đề xã hội như:

+ Tạo việc làm

+ Xóa đói, giảm nghèo

+ Phát triển nguồn nhân lực,…

 Góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh

xã hội

Trang 29

- Đóng góp vào nền kinh tế và hiệu quả hoạt động, có nhiều sáng kiến, đổi mới và sự đột phá.

- Chiến lược kinh tế của Đảng và Nhà nước hướng tới việc tạo điều kiện thuận lợi phát triển mạnh hơn: Chính phủ cam kết sẽ cải

thiện môi trường kinh doanh theo hướng bình đẳng, minh bạch, an toàn và thân thiện, tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển thuận lợi.

Trang 30

Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được vai trò động lực quan trọng của nền kinh tế Trình độ quản trị, năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm, cạnh tranh yếu; khả năng liên kết và tham gia chuỗi giá trị còn nhiều hạn chế; tình trạng gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh… vẫn còn phổ biến Nguyên nhân do:

+ Môi trường pháp lý còn chưa hoàn thiện, nhiều quy định chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, phức tạp;

+ Chính sách thuế còn nhiều bất cập;

+ Thiếu thị trường, thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh;

+ Vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu quả quản lý của Nhà nước còn nhiều hạn chế

Trang 31

Câu 1: Ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta như thế nào ?

A Duy trì tốc độ tăng trưởng GPA, thúc đẩy phát triển nền kinh tế

B Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, giải quyết các vấn đề xã hội: Tạo việc làm; Xóa đói, giảm nghèo;…

C Đóng góp hiệu quả, đổi mới và sự đột phá cho nền kinh tế

D Tất cả các ý trên

Trang 32

Câu 2: Tại sao chủ nghĩa tư bản vẫn chưa đáp ứng được vai trò động lực quan trọng của nền kinh tế ở nước ta ?

A Môi trường pháp lý còn chưa hoàn thiện, nhiều quy định chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, phức tạp

B Chính sách thuế còn nhiều bất cập

C Thiếu thị trường, thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh

D Tất cả các ý trên

Trang 33

THANK

Ngày đăng: 30/07/2024, 02:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w