Môn Toán ở trường phổ thông góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học cho học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ h
Trang 1Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:
1 Tên sáng kiến: "Phương pháp dạy học Toán lớp 1 theo chương trình
giáo dục phổ thông 2018 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh".
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục tiểu học.
3 Mô tả bản chất sáng kiến
3.1 Tình trạng giải pháp đã biết
3.1.1 Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới
Toán học ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức
và kĩ năng toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển
Môn Toán ở trường phổ thông góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học cho học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn; tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác
Trang 2Đối với môn Toán lớp 1, môn học có vị trí nền tảng, là cái gốc, là điểm xuất phát của cả một bộ môn khoa học Môn Toán mở đường cho các em đi vào thế giới kì diệu của toán học
Vì vậy, giáo viên dạy như thế nào để phát huy hết được vai trò của môn học là một vấn đề cần quan tâm Bản thân dạy lớp 1 nhiều năm tôi luôn trăn trở, tìm tòi làm thế nào để dạy học phát huy được tính tích cực của học sinh, khai thác triệt để khả năng trí tuệ của các em để dạy học Toán lớp 1 có hiệu quả, nên tôi quyết định chọn đề tài này
3.1.2 Ưu điểm
- Học sinh được phát triển năng lực và phẩm chất toàn diện
- Giáo viên phát huy tối đa sự chủ động và sáng tạo
- Học sinh có ý thức hơn trong việc học, biết chuẩn bị bài học, ý thức hơn
để tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập
- Học sinh được thỏa sức sáng tạo, tham gia các hoạt động học một cách chủ động, sáng tạo từ đó khai thác hết tiềm lực của học sinh
3.1.3 Hạn chế
- Học sinh có trình độ nhận thức khác nhau nên việc tiếp thu kiến thức không đồng đều
- Một số học sinh chưa chú ý học tập và còn chậm tiếp thu bài
Trang 3Nhìn chung các giải pháp trên đã được áp dụng đạt kết quả nhưng chưa cao Dựa trên kết quả đạt được, tôi đưa ra một số giải pháp mới cụ thể hơn để khắc phục nhược điểm nêu trên
3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3.2.1.Mục đích của giải pháp
- Nhằm điều chỉnh, cải tiến, nâng chất những giải pháp đã thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao;
- Đưa ra những giải pháp mới có tính thiết thực hơn nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
- Trên cơ sở trải nghiệm những giải pháp mới sẽ rút kinh nghiệm, đúc kết những thành tựu nhằm chia sẻ, phổ biến đến đồng nghiệp
3.2.2 Nội dung của giải pháp
* Tính mới của giải pháp
Trong giờ toán trước đây các em học chưa chủ động, giáo viên giảng và nói nhiều, chưa thành lập được các phép tính và vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập trong phần luyện tập Khả năng diễn đạt bằng lời chưa được hay lắm
Tính mới ở đây dạy và học toán theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là làm sao cho học sinh chủ động, được làm việc, tự tìm hiểu vấn đề, được suy nghĩ, được giải quyết vấn đề của bài học, tự thành lập được các phép tính và vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập trong phần luyện tập thực
Trang 4hành tốt Đồng thời qua giờ học khả năng diễn đạt của các em được quan tâm, chú trọng, được rèn ngay từ cách trả lời, cách nêu câu chuyện xảy ra trong bức tranh Đây là một bước đệm quan trọng để các em phát triển ngôn ngữ nói về sau
* Các bước thực hiện giải pháp
Để đổi mới phương pháp dạy học Toán lớp 1 tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo định hướng phát triển năng lực học sinh cần thực hiện như sau:
- Trước hết giáo viên phải dành thời gian đọc, nghiên cứu kĩ chương trình tổng thể và chương trình môn học, trong đó yêu cầu phải nắm vững mục tiêu môn Toán và các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực học sinh Nắm vững mục tiêu của môn toán trước khi xác định mục tiêu bài học Điều này giúp giáo viên nhận biết khả năng tư duy của học sinh, nhận biết khiếm khuyết ở một phần nào của nội dung để có biện pháp phù hợp
- Theo nội dung sách giáo khoa, xác định mục tiêu cụ thể cho từng bài
- Từ mục tiêu và nội dung sách giáo khoa thiết kế các hoạt động dạy học, mỗi hoạt động dạy học phải xác định được đạt mục tiêu, phát triển năng lực nào cho học sinh, mỗi hoạt động dạy học giáo viên phải thiết kế và lựa chọn sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học nào cho phù hợp, trong mỗi phương pháp
ấy giáo viên sử dụng kỹ thuật, hình thức đánh giá nhận xét như thế nào nhằm phát triển năng lực học sinh
Trang 5Cấu trúc kế hoạch dạy – học Toán
Mục tiêu:
Cần thể hiện rõ các phẩm chất, năng lực đặc thù, năng lực chung cần hình thành và phát triển cho HS được cụ thể hóa qua nội dung bài/chủ đề dạy-học, bao gồm:
- Các năng lực đặc thù: ngôn ngữ (đọc, viết, nghe, nói), tính toán, khoa học (TN&XH), công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất…ứng với các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao; các năng lực chung (tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo);
- Các phẩm chất: Yêu nước; nhân ái; chăm chỉ; trung thực; trách nhiệm Chuẩn bị:
- GV: (tranh ảnh, mô hình, vật thật,…), các phương tiện (tivi, máy tính,
…) và tài liệu dạy học cần thiết để phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động dạy – học
- HS: Nêu rõ đồ dùng học tập cần thiết
Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1: Khởi động
- Tổ chức cho học sinh chuẩn bị tâm thế, tư thế bắt đầu học toán
- Tổ chức kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học, bảng lớp, giới thiệu bài học mới
Trang 6Kích thích được sự tò mò, khơi dậy hứng thú của HS về bài học/chủ đề sẽ học; HS cảm thấy vấn đề nêu lên rất gần gũi; không khí lớp học vui, chờ đợi, thích thú
Hoạt động 2: Khám phá
- Giúp học sinh tự khám phá, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới
- Sử dụng các hình thức tự học, thảo luận cặp đôi, thảo luận theo nhóm, hoặc các hình thức, kỹ thuật dạy học sáng tạo khác nhằm kích thích trí tò mò, sự ham thích tìm tòi, khám phá phát hiện của HS
Hoạt động 3: Luyện tập cơ bản
- Mục đích chủ yếu là tạo sự nối kết giữa kiến thức vừa khám phá với luyện tập đơn giản
Hoạt động 4: Luyện tập thực hành
- Mục đích chủ yếu là giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã nắm bắt ở hoạt động 2, 3 vào những nội dung luyện tập, những tình huống khác nhau
ở mức độ cao hơn
- Ở hoạt động này, giáo viên cũng chỉ nêu các lệnh điều hành
- Qua thực hành, luyện tập HS tạo thói quen biết tự kiểm tra, đánh giá (đúng hay sai, sai ở đâu, rồi tự sửa chữa) Tạo thói quen tìm tòi, phát hiện để tìm cách giải bài toán tốt hơn và có thể vận dụng để giải các bài toán tương tự trong thực tế,…
- Tự tin về bản thân khi đã nắm chắc nội dung bài học
Trang 7Nhưng có dự kiến thêm về số lượng bài thực hành cho các đối tượng khác nhau
Hoạt động nối tiếp
- Mục đích chủ yếu: Tạo cơ hội cho các em gắn các nội dung đã học vào hoạt động thực tiễn, thích ứng và tự lực hoặc tự xây dựng kế hoạch hợp tác (với anh chị, cha mẹ hoặc bạn bè hoặc với những điều kiện khác nhau, …)
Các hình thức tổ chức dạy học:
Dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh là cách thức tổ chức quá trình dạy học thông qua một chuỗi các hoạt động học tập tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh, với sự hướng dẫn, trợ giúp hợp lí của giáo viên, hướng đến mục tiêu hình thành và phát triển năng lực toán học Quá trình
đó có thể được tổ chức theo chu trình: Trải nghiệm, khám phá, rút ra bài học – Thực hành, luyện tập - Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn Như vậy, chúng ta không chỉ chú ý tới mặt tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh
mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống thực tiễn, với hoạt động thực hành, trải nghiệm
Cần tăng cường hoạt động nhóm, đổi mới mối quan hệ giữa GV - HS và
HS với nhau theo hướng cộng tác, nhằm phát triển năng lực cá nhân, năng lực
xã hội, Bên cạnh việc học tập những kiến thức, kĩ năng riêng lẻ, cần bổ sung các chủ đề học tập theo hướng tích hợp
Khi tổ chức dạy học và các hoạt động trong chương trình Toán 1 cần tập
Trang 8trung vào các yếu tố sau:
- GV tổ chức hoạt động nhằm thúc đẩy việc học tập tích cực, chủ động của HS;
- Việc giảng dạy Toán cần chú trọng tạo một môi trường hỗ trợ học tập (gắn với thực tiễn);
- Tạo điều kiện thuận lợi cho HS có thể chia sẻ, trao đổi, tranh luận, ;
- Cung cấp đầy đủ cơ hội để HS tìm tòi, khám phá, sáng tạo;
Trong SGK Toán 1 mới, rất nhiều hoạt động trải nghiệm và trò chơi được thiết kế GV có thể cân nhắc tổ chức thành các hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm để giúp các em có cơ hội tương tác, thực hành, giúp tăng tính chủ động, tích cực trong việc học
Các phương pháp thường được sử dụng:
* Phương pháp trực quan
Là một phương pháp dạy học toán mà ở đó người giáo viên làm cho học sinh nắm được tri thức kĩ năng của môn toán dựa trên các hoạt động quan sát trực tiếp của trẻ đối với các hiện tượng, các sự vật cụ thể có ở đời sống xung quanh trẻ Khi sử dụng phương pháp trực quan cần lưu ý đồ dùng trực quan phải đẹp, sặc sỡ Đồ dùng trực quan phải phong phú đa dạng
* Phương pháp giảng giải - minh hoạ
Trang 9Là một phương pháp dạy học toán mà ở đó người giáo viên dùng lời nói
để giải thích tài liệu toán có kết hợp với phương tiện trực quan để hỗ trợ cho việc giải thích
* Phương pháp luyện tập thực hành
Là phương pháp dạy học toán mà ở đó người giáo viên tổ chức cho học sinh giải quyết các nhiệm vụ hay các bài tập để tự học sinh khắc sâu kiến thức
đã học hoặc phát triển kiến thức đó trở thành kiến thức mới hoặc vận dụng kiến thức đó làm tính giải toán và áp dụng thực tế
Ví dụ: Dạy bài “Các số 4, 5”
Hoạt động 2: Giới thiệu số 4
Sử dụng phương pháp: Trực quan, giảng giải – minh họa, thực hành Cách tiến hành:
- Lập số
- GV cho HS quan sát tranh và nêu yêu cầu:
+ Hãy nói về những chiếc xe trong tranh mà em quan sát được?
- GV nói: có 4 chiếc xe ô tô, có 4 chấm tròn, ta có số 4
- GV khuyến khích nhiều nhóm lên nói trước lớp
- Đọc viết, số 4
- GV giới thiệu: số 4 được viết bởi chữ số 4 – đọc là “bốn”
- GV hướng dẫn cách viết số 4
Trang 10- Để viết số 1 , 2 , 3 , 4.
- Ta dùng các chữ số 1, 2 , 3 , 4
- GV đọc số từ 1 đến 4
* Phương pháp gợi mở - vấn đáp
Phương pháp gợi mở - vấn đáp là một phương pháp dạy học toán mà ở đó
người giáo viên không đưa ra kiến thức trực tiếp mà giáo viên dùng hệ thống câu hỏi cho học sinh suy nghĩ trả lời từng câu
Ví dụ: Bài “Các số 4, 5” (tiết 2)
Hoạt động: Củng cố
Sử dụng phương pháp, hình thức: Trò chơi, gợi mở - vấn đáp
Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi: Gió thổi
- GV hướng dẫn cách chơi:
Bạn: Gió thổi, gió thổi
Lớp: thổi ai, thổi ai?
Bạn: Thổi 4 bạn lại gần nhau
Tương tự với: 1, 2, 3, 5
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
Mục tiêu đánh giá kết quả học tập môn Toán lớp 1 là: Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về sự phát triển năng lực và sự tiến bộ của học sinh
Trang 11trên cơ sở yêu cầu cần đạt đã nêu trong chương trình môn Toán lớp 1
Cần vận dụng kết hợp một cách đa dạng nhiều hình thức đánh giá (đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì), nhiều phương pháp đánh giá (quan sát, ghi lại quá trình thực hiện, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, tự luận, kiểm tra viết, bài tập thực hành, ) vào những thời điểm thích hợp Các hình thức đánh giá cần được đảm bảo nguyên tắc học sinh bộc lộ được phẩm chất, năng lực cá nhân
- Đánh giá thường xuyên SGK Toán 1 mới được thiết kế với nhiều hoạt động, hệ thống bài tập đa dạng về mức độ và phong phú về hình thức từ trắc nghiệm đến câu hỏi mở, do đó giáo viên cần có sự quan sát, ghi lại quá trình thực hiện để từ đó có được đánh giá cụ thể, chính xác, đảm bảo đánh giá quá trình đi
liền với tiến trình hoạt động học tập của học sinh, bảo đảm mục tiêu đánh giá vì
sự tiến bộ trong học tập của học sinh
- Đánh giá định kì có mục đích chính là đánh giá việc thực hiện các mục tiêu học tập
Ví dụ: Khi đánh giá năng lực tư duy và lập luận toán học có thể sử dụng các câu hỏi, bài tập phân hoá; đánh giá năng lực mô hình hoá toán học có thể sử dụng bài tập gắn với tình huống toán học trong thực tiễn; đánh giá năng lực giải quyết vấn đề có thể sử dụng công cụ là các tình huống yêu cầu HS phải nhận dạng, phát hiện và trình bày được vấn đề, sử dụng các câu hỏi đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề đó; đánh giá năng lực giao tiếp toán học có thể sử dụng các hoạt động thực hành, các trò chơi học Toán để học sinh có cơ hội được nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận các nội dung, ý tưởng, giải
Trang 12pháp toán học trong sự tương tác với người khác.
Kế hoạch dạy – học minh họa:
BÀI: SỐ 6 (tiết 1)
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức, kĩ năng:
- Đếm, lập số, đọc, viết số 6
- Nhận biết được thứ tự dãy số từ 1 đến 6
- Làm quen số thứ tự trong phạm vi 6
Vận dụng thuật ngữ, nói được câu sử dụng số thứ tự
- So sánh các số trong phạm vi 6
- Phân tích, tổng hợp số
2 Phẩm chất:
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học và làm bài tập.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học
tập
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn
thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ
3 Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, thảo luận, giúp đỡ nhau trong
học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của cô
Trang 13- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình
huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề
4 Năng lực đặc thù:
- Giao tiếp toán học: Trình bày, trao đổi được về các vấn đề trong bài.
- Tư duy và lập luận toán học: dựa vào các tranh đếm và hình thành số 6,
dùng khối lập phương lập ra được các sơ đồ tách – gộp 6
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: biết tìm thẻ số 6 trong bộ thực
hành, biết đếm các khối lập phương, biết cách sử dụng các khối lập phương trong hoạt động lập sơ đồ tách – gộp 6
- Mô hình hóa toán học: lập được sơ đồ tách – gộp 6 từ khối lập phương để
trình bày và diễn đạt nội dung, ý tưởng
II THIẾT BỊ DẠY HỌC
Giáo viên: 6 khối lập phương, các thẻ chữ số từ 1 đến 6.
Học sinh: 6 khối lập phương.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động 1: Khởi động (2 phút)
Mục tiêu:
Tạo niềm tin hứng thú học tập cho học sinh
Giúp HS ôn lại các dấu =, >, <
Phương pháp – Hình thức: Trò chơi.
Trang 14Cách tiến hành:
Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”
Giáo viên nêu yêu cầu:
Mời 2 đội gồm 8 bạn, mỗi đội 4 bạn
GV treo sẵn 4 bài điền dấu, mỗi em sẽ điền dấu vào
bài Đội nào xong trước sẽ thắng
Hoạt động 2: Giới thiệu số 6 (8 phút)
Mục tiêu:
Đếm lập số, đọc, viết được số 6
Nhận biết được thứ tự dãy số từ 1 đến 6
Phương pháp – Hình thức: Trực quan, giảng giải –
minh họa, thực hành
Cách tiến hành:
Lập số
GV cho HS quan sát tranh và nêu yêu cầu:
+ Có mấy con bướm?
+ Có mấy chấm tròn?
- GV nói: có 6 con bướm, có 6 chấm tròn, ta có số 6
Đọc viết, số 6
GV giới thiệu: số 6 được viết bởi chữ số 6 – đọc là
“sáu”
- HS làm theo yêu cầu của GV.
* Tiêu chí đánh giá : HS tham gia chơi vui, sôi nổi, điền dấu đúng và nhanh.
- HS đếm và trả lời + Có 6 con bướm
+ Có 6 chấm tròn
- HS lắng nghe
- HS nhận biết số 6 và đọc số theo dãy, cả lớp