1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 6 tuổi

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi
Tác giả Đàm Thị Huế
Trường học Trường Mầm non xã Nghĩa Trung
Chuyên ngành Giáo dục âm nhạc
Thể loại Báo cáo sáng kiến
Năm xuất bản 2024
Thành phố Nghĩa Hưng
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 26,94 MB

Nội dung

- Mô tả bản chất của sáng kiến: Nghiên cứu áp dụng các biện pháp mới vào công tác tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non, chia sẻ “Một số biện pháp nâng cao chất lượ

Trang 1

(TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN)

(TÊN CƠ QUAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN)

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

(Tên sáng kiến)

Tác giả:

Trình độ chuyên môn:

Chức vụ:

Nơi công tác:

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1 Tên sáng kiến:

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN NGHĨA HƯNG TRƯỜNG MẦM NON XÃ NGHĨA TRUNG

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ 5-6 TUỔI

Lĩnh vực(mã), cấp học: Giáo dục 03/Mầm non

Tác giả: Đàm Thị Huế Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non Chức vụ: Giáo viên

Nơi công tác: Trường Mầm non xã Nghĩa Trung

Nghĩa Hưng, ngày 25 tháng 04 năm 2024

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: PGD&ĐT huyện Nghĩa Hưng

BGH Trường mầm non xã Nghĩa Trung

Tôi ghi tên dưới đây:

Số

TT Họ và tên

Ngày thángnăm sinh Nơi công tác

Chứcdanh

Trình độchuyênmôn

Tỷ lệ (%)đóng góp vàoviệc tạo rasáng kiến

1 Đàm Thị Huế 16/08/1994

Trường mầmnon xã NghĩaTrung

Giáoviên mầmnon hạngIII

Đại học sưphạm mầmnon

100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng

giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi”.

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (03) / Mầm non

- Ngày biện pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ ngày 01 tháng 09 năm2023

- Mô tả bản chất của sáng kiến: Nghiên cứu áp dụng các biện pháp mới vào công tác

tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non, chia sẻ “Một số biện

pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi” mà tôi đã và đang thực

hiện

Tính mới của sáng kiến đó là: Trẻ chủ động, sáng tạo là một điều vô cùng quantrọng để trẻ tự chiếm lĩnh kiến thức và kinh nghiệm, đó cũng là điều mà phương phápgiảng dạy đổi mới “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” đang hướng tới vì vậy tôi đã trăn trởtìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề này

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiếntheo ý kiến tác giả: Các biện pháp tôi nêu trên phù hợp với khả năng của giáo viên vàphù hợp với tâm - sinh lý của trẻ mầm non, có tác động tích cực đến các bậc phụhuynh, dễ vận dụng rộng rãi trong nhà trường và với bậc học mầm non

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo

ý kiến của tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng thử, áp dụng sáng kiến lần đầu: Sáng

Trang 3

kiến áp dụng có hiệu quả, nâng cao tính chủ động, trẻ hứng thú tích cực khi tham gia cáchoạt động trải nghiệm hơn…

Danh sách những người tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:

T

Ngàytháng năm sinh

Nơi công tác

Chứcdanh

Trình độchuyênmôn

Nội dungcông việc

hỗ trợ

1 Nguyễn Thị Hiền 28/12/198

4

Trườngmầm nonNghĩa Trung

Giáo viênlớp 5 tuổi

Đại học

sư phạmmầm non

Áp dụngthử

2 Phạm Thị Ngọc

Cài

11/12/1969

Trườngmầm nonNghĩa Trung

Giáo viênlớp 5 tuổi

Cao đẳng

sư phạmmầm non

Áp dụngthử

3 Đinh Thanh Thư 20/10/199

2

Trườngmầm nonNghĩa Trung

Giáo viênlớp 5 tuổi

Đại học

sư phạmmầm non

Áp dụngthử

4 Bùi Thị Hồng

Lan

09/11/1987

Trườngmầm nonNghĩa Sơn

Giáo viênlớp 5 tuổi

Đại học

sư phạmmầm non

Áp dụngthử lầnđầu

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàntoàn chịu trách nhiệm trước pháp luật

Nghĩa Trung, ngày 22 tháng 5 năm 2024

Người nộp đơn

Đàm Thị Huế

Trang 4

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi”

Nơi thường trú: Nghĩa Châu – Nghĩa Hưng – Nam Định

Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non

Chức vụ công tác: Giáo Viên

Nơi làm việc: Trường Mầm non xã Nghĩa Trung

Điện thoại: 0968053523

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến 100 %

5 Đồng tác giả (nếu có): Không có

6 Đơn vị áp dụng sáng kiến:

Tên đơn vị: Trường Mầm non xã Nghĩa Trung

Địa chỉ: Xóm 9 - Nghĩa Trung - Nghĩa Hưng - Nam Định

Trang 5

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

I Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến

- Hoạt động âm nhạc là một loại hình nghệ thuật mang đến cho trẻ nhiều cảm xúc từgiai điệu cho đến nội dung, cũng như âm sắc vui tươi, hồn nhiên dễ đi vào lòng trẻ Âmnhạc còn giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ âmnhạc còn là phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ Âm nhạc thông qua các hoạt độngnhư: hát, vận động, nghe hát, trò chơi âm nhạc, trẻ được tiếp cận nhiều thể loại âm nhạc,trang phục, dụng cụ âm nhạc, trẻ được tiếp cận âm nhạc từ rất sớm, đã đi vào lòng trẻthơ ngay từ thủa còn nằm trong nôi, khi nghe tiếng hát ru ầu ơ của bà, của mẹ là cảm xúccủa trẻ đã được hình thành, lớn lên trẻ sẽ dần cảm nhận hết cái hay, cái đẹp của cuộcsống, mang đến cho trẻ những tình cảm yêu thương gần gũi giữa mọi người

Nâng cao hiệu quả trong âm nhạc hiện nay tiếp cận theo hướng mới, trẻ phải đượctiếp cận nhiều cái mới, sáng tạo hơn trong hoạt động âm nhạc hiện nay Với trào lưumạng xã hội ngày càng phát triển trẻ đã không còn được nghe những bài hát gắn liền vớituổi thơ của biết bao người, bao thế hệ Mặc dù như vậy tôi vẫn tạo nhiều cơ hội cho trẻphát triển theo 4.0 nhưng vẫn không làm phai mờ những thể loại dân ca, hò, hát ru Trong những năm qua, bản thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu tìm những biện phápthích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho hoạt động làm quen giáo dục âmnhạc Bởi tôi biết rằng giáo dục âm nhạc có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còngiúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảmthụ và thể hiện âm nhạc: Khi nghe nhạc trẻ cảm thụ được tính chất, tình cảm của âmnhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm Đồng thời âm nhạc cũngdẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liêntưởng Ngoài ra âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúccho trẻ

Từ những điều cần thiết trên tôi đã nghiên cứu và chọn ra đề tài: “ Một số biện phápnâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 – 6 tuổi” nhằm phát triển toàn diện chotrẻ một cách hoàn thiện nhất

II Mô tả giải pháp kỹ thuật

II.1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:

Hoạt động âm nhạc, trẻ được làm quen với nhiều hình thức âm nhạc phong phú đadạng vùng miền, thể loại như: mang tính dân tộc rõ nét ca dao, đồng dao, trò chơi dângian, hát ru, dân ca các vùng miền, nhạc nước ngoài, nhạc hòa tấu Âm nhạc là phươngtiện sắc bén để bồi dưỡng tình cảm, tình yêu quê hương cho mọi người nói chung vàcho trẻ em nói riêng Từ các căn cứ chỉ đạo của ngành và dựa trên cơ sở của nhà nghiêncứu nêu trên nhất là dựa vào thực tế hiện tại nhiều giáo viên chưa chú ý hình thành kỹnăng vận động theo nhạc cho trẻ, chưa phát triển được năng khiếu vốn có của trẻ của trẻ,

Trang 6

đa phần tôi thường chú trọng làm sao cho trẻ có thể hát thuộc lời, đúng giai điệu của bàihát Chính vì vậy, năm học 2023 - 2024, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáolớn 5 - 6 tuổi với tổng số cháu là 29 cháu Ngay từ đầu năm học tôi đã chú trọng tìm hiểuđặc điểm tâm sinh lí trẻ cũng như thực trạng về vốn hiểu biết âm nhạc của trẻ lớp mình,

từ đó tôi nghiên cứu và chọn lọc các biện pháp giáo dục cho phù hợp Trong quá trình

thực hiện tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:

- Lớp có một số đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động giáo dục âm nhạc

- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động âm nhạc

- Phụ huynh trao đổi chia sẻ về năng khiếu, tâm sinh lí của trẻ

Khó khăn

- Trẻ chưa có các kỹ năng gõ đệm theo tiết tấu âm nhạc, múa vận động minh họatheo nhạc

- Các trò chơi kết hợp vận động theo nhạc chưa đa dạng và phong phú

- Trẻ chưa có hứng thú trong quá trình dạy hát, vận động theo nhạc và kỹ năng vậnđộng theo nhạc của trẻ còn hạn chế

- Một số trẻ còn nhút nhát nên việc rèn kỹ năng vận động theo nhạc và khả năngbộc lộ năng khiếu vận động theo nhạc của trẻ còn khó khăn

- Một số trẻ nhàm chán khi hoạt động âm nhạc

- Cô chưa biết tận dụng mọi cơ hội để phát huy kỹ năng vận động theo nhạc ở trẻ

II.2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế ở lớp đây là một hoạt động mà trẻ còn gặp nhiềukhó khăn khi thực hiện các kỹ năng vận động theo nhạc Ngoài ra, một số trẻ chưa mạnhdạn, tự tin, chưa phát huy được khả năng vận động theo nhạc của mình, đó là điều khiếntôi trăn trở và quyết định đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng vận động theonhạc cho trẻ như sau:

a Tạo môi trường âm nhạc và sự hứng thú cho trẻ trong quá trình tham gia vào

các hoạt động giáo dục âm nhạc.

Trang 7

Việc tạo môi trường cho trẻ tôi phải luôn đổi mới và sáng tạo trong các hoạt động,làm sao cho trẻ luôn hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động âm nhạc tôi tìm và trangtrí góc âm nhạc sau cho thật sinh động, các dụng cụ âm nhạc phong phú, tôi chuẩn bịnhiều nguyên liệu cho trẻ tự tay làm ra những dụng cụ âm nhạc như: micro, kèn, ống sáo,trống, phách gõ….tôi còn cho trẻ tạo ra nhiều bộ trang phục đẹp mắt Trong quá tạo môitrường âm nhạc sau cho đẹp mắt và phong phú về đồ dùng tôi luôn chuẩn bị kỹ cho từnghoạt động âm nhạc.

Bản thân tôi cần tạo hứng thú cho trẻ trong quá trình vận động theo nhạc, yêu thíchvới các nội dung cô đưa ra thì trẻ sẽ tích cực hoạt động và từ đó việc nâng cao kỹ năngcho trẻ sẽ thuận lợi hơn

Ví dụ: Khi dạy trẻ vận động múa bài “Ba em là bộ đội hải quân”, tôi giới thiệu bài

vận động cùng kết hợp với trang phục hải quân

Trang 8

Hình ảnh trẻ mặc trang phục hải quân

Hình ảnh trẻ tham gia tiết học âm nhạc

- Ngoài những dụng cụ mà nhà trường đầu tư như đàn, tivi, đầu đĩa, máy vi tính,loa… tôi còn cung cấp cho trẻ nhiều nguồn âm thanh khác nhau như: các loại lon, thùng

Trang 9

thiếc, các loại đá, các dụng cụ nhà bếp, chén bằng sành Bên cạnh đó, tôi còn tự làmthêm nhiều dụng cụ âm nhạc với muôn hình muôn vẻ.

Hình ảnh trẻ sử dụng những chiếc cốc giấy để tạo ra âm thanh

Ngoài các loại nhạc cụ kích thích trẻ hoạt động, một nơi mà trẻ cũng rất thích thúmỗi khi được vào, đó là phòng âm nhạc Ở phòng âm nhạc có nhiều gương soi, trẻ có thểnhìn thấy mình và bạn, từ đó mà tự điều chỉnh các động tác sao cho phù hợp và đẹp mắttrẻ Phòng âm nhạc cũng có sân khấu để cho trẻ biểu diễn văn nghệ, thế nên trẻ cảm thấyhào hứng mỗi khi được lên biểu diễn Vì vậy, tôi thường xuyên cho trẻ được hoạt độngtrên phòng âm nhạc, không chỉ là trong giờ học mà vào bất cứ lúc nào mà trẻ yêu cầu

Trang 10

- Tạo sự hứng thú vận động theo nhạc cho trẻ là tạo một bước ngoặc để trẻ có điềukiện phát huy khả năng của bản thân Bên cạnh đó, tôi đã động viên, khuyến khích trẻbằng nhiều hính thức như tặng hoa, tặng quà, tuyên dương…để trẻ có thêm nhiều niềmvui, hứng thú trong giờ học Đây là tác động cần thiết để trẻ tích cực hoạt động âm nhạc

ở trường mầm non

Ví dụ: Trẻ nhìn thấy góc nghệ thuật của bé bày rất nhiều đồ dùng như: Trống lắc, kèn,miro, trống, mũ múa, phách tre, phách dừa…tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạtđộng âm nhạc một cách tích cực cùng cô và các bạn

Trang 11

- Với những vật liệu phế liệu đơn giản, dễ tìm kiếm, dễ sưu tầm như: Chai nướcsuối, lon sữa gấu, phách tre, gáo dừa, hạt sạn, hạt đạn xe, vỏ hộp kẹo…Tôi đã tạo ra các

đồ dùng, đồ chơi sinh động, phong phú, đẹp, hấp dẫn trẻ

Ví dụ: Tôi dùng lon hộp sữa đã sử dụng, tôi tận dụng lại và nhặt đạn xe đạp hoặc hạt sạn

bỏ vào bên trong chiếc lon, sau đó tôi dùng xốp màu dán lại và trang trí xung quanh chođẹp mắt, sau khi tôi làm hoàn thành, tôi cho trẻ dùng chiếc lon này để chơi lắc theo tiếttấu mà bé thích, kết hợp màu sắc của chiếc lon và tiếng động của những hòn bi bên trongphát ra âm thanh vui nhộn làm tăng thêm sự hứng thú của trẻ khi chơi vỗ theo tiết tấu

Trang 12

Bên cạnh đó kích thích tính tò mò, ham hiểu biết về thế giới âm nhạc, tôi đã lôicuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc, tôi chú ý thay đổi chất liệu, những thiết bị tạo âm thanhkhác nhau, tạo điều kiện cho trẻ được thể hiện những ý tưởng, mong muốn của trẻ, đặcbiệt phát huy tác dụng của trẻ hỗ trợ nhau, liên kết với nhau Khuyến khích trẻ tự làm haycùng trẻ trang trí một số đồ dùng đồ chơi để để các sản phẩm của âm nhạc của trẻ thơngày thêm hấp dẫn và phong phú.

Có thể khẳng định rằng, việc giúp trẻ sáng tạo và sử dung đa dạng các loại đồdùng, dụng cụ âm nhạc và trang phục biểu diễn trẻ đã được trải nghiệm thông qua cácdụng cụ âm nhạc, mỗi dụng cụ trẻ đã được khắc sâu về tính chất, ý nghĩa khi sử dụnghiệu quả đã nâng lên rõ rệt

b.Tạo nhiều cơ hội cho thể hiện âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi.

- Đối với trẻ âm nhạc là gồm có những động tác biểu hiện cảm xúc theo tính chất,nhịp điệu, tiết tấu nhất định của bài hát Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giácnhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh được nghe trong bản nhạc Mỗi trẻ làmột cá thể riêng biệt với các đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, do đó khả năng vận độngtheo nhạc của từng trẻ khác nhau, để phát huy hết năng khiếu vận động theo nhạc cho trẻtôi thường dành thêm thời gian để giúp các cháu luyện tập phát triển năng khiếu củamình

- Để giúp trẻ bộc lộ được hết năng khiếu của bản thân tôi không chỉ cho trẻ vậnđộng trong giờ hoạt động chung mà tôi luôn tạo nhiều cơ hội và điều kiện cho trẻ vậnđộng theo nhạc ở mọi lúc mọi nơi

Trang 13

- Giờ đón trẻ và tập thể dục buổi sáng: Trong giờ đón trẻ tôi luôn sử dụng những

bài hát vui tươi phù hợp cho từng chủ đề trẻ có thể dễ dàng thuộc và cảm nhận được bàihát trong chủ đề Trong giờ thể dục sáng tôi thay những động tác khởi động khô cứngtheo hiệu lệnh của mình bằng một số vận động theo nhạc từ đó tôi có thể quan sát đượcnăng khiếu vận động theo nhạc của trẻ tại lớp Ngoài kết hợp động tác thể dục với nhạctheo chủ đề thì tôi còn cho trẻ lồng ghép vận động nhạc cha cha cha, aerobic …

- Giờ hoạt động chung: Đối với hoạt động học để thu hút sự chú ý của trẻ khi bắtđầu tiết học Ở phần ổn định tổ chức, tôi cho trẻ vận động theo các bài hát mà tôi dã dạy

để gây hứng thú cho trẻ khi bắt đầu vào học Hoặc khi kết thúc hoạt động học tôi cho trẻvận động theo nhạc để chuyển sang hoạt động khác một cách nhẹ nhàng

Trang 14

.Ngoài các giờ hoạt động chung có nội dung trọng tâm dạy vận động theo nhạc, tôicòn cho trẻ vận động theo nhạc vào các hoạt động khác như hoạt động phát triển thể chất,hoạt động phát triển nhận thức, hoạt động phát triển ngôn ngữ… một mặt để gây hứngthú cho trẻ vào giờ học, thay đổi trạng thái hoạt động của trẻ trong quá trình học tập đồngthời giúp trẻ có thêm cơ hội phát triển năng khiếu củng cố các kỹ năng vận động theonhạc.

- Giờ học thể dục nhịp điệu: Tôi đã chú ý đến các cháu có tham gia học thể dụcnhịp điệu, quan sát và thấy những cháu này có kỹ năng vận động theo nhạc rất tốt

Trang 15

- Giờ hoạt động góc: Trong giờ hoạt chung, vận động âm nhạc cũng được đưa vào

để trẻ hoạt động góc một cách tích cực và hiệu quả một mặt làm tăng thêm sự phong phúcủa hoạt động, mặt khác chất lượng được nâng lên rõ rệt qua hoạt động ôn luyện và biễudiễn tại sân khấu nghệ thuật của lớp, từ đó trẻ thích thú và hưng phấn khi về đây biễudiễn và được biễu diễn cho các bạn cùng xem Trong giờ hoạt động góc, trẻ chơi rất hồnnhiên, mạnh dạn, thích hát múa lại những bài đã học và thích phản ảnh lại những việclàm của người lớn Việc trẻ tự do vận động theo nhạc thông qua hoạt động góc cũng làbiện pháp hữu hiệu để phát triển năng khiếu vận động theo nhạc cho trẻ Vì là giờ chơi,trẻ dễ dàng thể hiện cùng bạn những gì mình thích

- Vận động theo nhạc trong giờ hoạt động chiều: Có thể tổ chức cho trẻ hoạt động

âm nhạc theo ý thích, trẻ hát, múa, gõ đệm theo bài hát khuyến khích cả lớp cùng thamgia Đây là cơ hội để trẻ học hỏi lẫn nhau, chia sẻ cảm xúc và cùng hợp tác biểu diễn

- Giờ trả trẻ: Tôi đã tận dụng thời gian này để mở nhạc cho trẻ nghe và gợi ý trẻ

vận động theo các bài hát đó, có thể là múa, vỗ tay theo nhịp, theo tiết tấu chậm…

Hoặc sưu tầm và sáng tác một số trò chơi kết hợp vận động theo nhạc như sau:

* Trò chơi “Thử tài siêu nhí”

Luật chơi:

Trẻ quan sát, ghi nhớ và thực hiện lại được các động tác

Bằng hình thức này sẽ giúp trẻ bộc lộ sáng tạo năng khiếu của bản thân giúp trẻ biết so sánh, lựa chọn vẻ đẹp của các động tác vận động

c Tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các sự kiện, lễ hội nhằm phát triển năng khiếu, sự mạnh dạn tự tin cho trẻ.

Vận động âm nhạc trong lễ hội là hoạt động chủ đạo, trong các hoạt động ngày hộingày lễ và tổ chức cho trẻ vui chơi bằng nhiều hình thức và kết hợp với nhiều thể loại âmnhạc nhẹ dân ca, dân gian, rock, hiphop, nhạc nước ngoài trong quá trình tập luyện đểbiểu diễn tôi tạo sự cuốn hút tất cả các trẻ vào tham gia hoạt động từ đó tất cả trẻ tronglớp đều háo hức được tham gia từ đây trẻ sẽ mạnh dạn tự tin khi biểu diễn trước đámđông và trên sân khấu tại trường

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1- Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non –Mẫu giáo lớn của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Khác
2- Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi Khác
3- Giáo dục âm nhạc cho trẻ của Tác giả Phạm Thị Hòa- Nhà xuất bản Đại học sư phạm Khác
4- Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp- Viện chiến lược và chương trình giáo dục mầm non. Trung tâm nghiên cứu chiến lược và phát triển chương trình giáo dục mầm non Khác
5- Tham khảo qua tập san, chuyên đề, tạp chí giáo dục mầm non, qua truyền hình Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w