1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giúp trẻ 3 4 tuổi thực hiện tốt kỹ năng tự phục vụ

22 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi thực hiện tốt kỹ năng tự phục vụ
Chuyên ngành Giáo dục Mầm non
Thể loại Nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 81,97 KB

Nội dung

Để giúp trẻ 3-4 tuổi thực hiệnđược tốt kỹ năng tự phục vụ thì giáo viên phải kết hợp cùng với cha mẹ cónhững biện pháp giáo dục phù hợp, nhằm giúp trẻ phát huy được khả năng tự lập và th

Trang 1

PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ Trang

II ĐỐI ƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NHIÊN CỨU 2

II CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Biện pháp 1: Học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 5

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ phù

hợp

6

Biện pháp 3: Xây dựng môi trường giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. 7

Biện pháp 4: Rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ trong các hoạt động hàng

ngày

9

Biện pháp 5: Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh hướng dẫn, rèn kỹ

năng tự phục vụ cho trẻ tại nhà

16

III KẾT QUẢ THỰC HIỆN (có so sánh đối chứng) 17

PHẦN III – KẾT THÚC VẤN ĐỀ

Trang 2

Trong các mặt của giáo dục trẻ phát triển toàn diện, giáo dục lao động chotrẻ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, nhằm giúp trẻ nắm được một số kỹnăng, kỹ xảo lao động đơn giản phục vụ cho sinh hoạt và chuẩn bị cho trẻ dễdàng tham gia vào các hoạt động Lao động tự phục vụ là hình thức lao độngphục vụ chính bản thân, nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.

Từ việc trẻ biết làm những công việc tự phục vụ hình thành cho trẻ tính độc lập,

tự tin, ý thức trật tự, thói quen làm một số công việc tự phục vụ Đây cũng là cơhội vàng giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thành trong cuộc sống Đốivới trẻ 3-4 tuổi đặc điểm tâm lý của trẻ mau nhớ, nhanh quên, thích bắt trướccông việc của người lớn Để trẻ có kỹ năng tự phục vụ tốt phải được thực hiệnthường xuyên hàng ngày tạo thành thói quen cho trẻ Bên cạnh đó ở độ tuổi nàytrẻ thích thể hiện mình, trẻ làm theo ý thích của mình vì vậy kỹ năng của trẻchưa được chính xác

Việc trẻ thực hiện tốt các kỹ năng tự phục vụ giúp trẻ hình thành tác phongnhanh nhẹn và ý thức tự giác biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, trẻ biết cách chăm sócbạn thân tăng cường tính độc lập từ đó biết quan tâm chăm sóc đến người xungquanh Qua đó hướng tới sự phát triển toàn diện về nhân cách cho trẻ Giúp trẻ

tự tin vào bản thân và thành công cuộc sống sau này Giúp cho trẻ có một kỹnăng sống phù hợp với từng giai đoạn, lứa tuổi Để giúp trẻ 3-4 tuổi thực hiệnđược tốt kỹ năng tự phục vụ thì giáo viên phải kết hợp cùng với cha mẹ cónhững biện pháp giáo dục phù hợp, nhằm giúp trẻ phát huy được khả năng tự lập

và thực hiệt tốt các kỹ năng tự phục vụ để làm cơ sở cho trẻ hình thành nhâncách sau này

Thực tế tôi thấy việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ đã được giáo viêntrong trường thực hiện, nhưng đi chưa sâu, chưa sát, chưa thường xuyên nên kếtquả đạt được chưa cao Trẻ còn ỷ nại cô, nhiều trẻ còn chưa có các kỹ năng tựphục vụ và tính tự giác thực hiện các công việc phục vụ bản thân Phụ huynhcòn chưa coi trọng việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho con, có phụ huynh cho rằngtrẻ còn nhỏ thì người lớn phải làm cho trẻ do vậy còn chưa có sự phối hợp chặtchẽ với cô và thường làm hết hộ con

Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc giáo dục kỹ năng tự phục

vụ cho trẻ, là giáo viên được phân công dạy lớp 3-4 tuổi tôi luôn suy nghĩ, bănkhoăn trăn trở làm thế nào để trẻ hứng thú và thực hiện tốt những công việc tựphục vụ một cách tự nhiên thoải mái Xuất phát từ những suy nghĩ trên mà tôi đã

lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi thực hiện tốt kỹ năng tự phục vụ” để góp phần vào sự nghiệp giáo dục trẻ của nhà trường cũng như của

toàn xã hội

II ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 3-4 tuổi

Trang 3

2 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện ở lớp 3-4 tuổi C2 trong trườngmầm non nơi tôi công tác Số trẻ 28 trẻ.

3 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2023

III MỤC ĐÍCH NGHIÊN CHỨU

1 Đối với trẻ

- Giúp trẻ tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng

- Giúp trẻ thực hiện tốt kỹ năng tự phục vụ

- Giúp trẻ phát triển kỹ năng tình cảm xã hội

2 Đối với giáo viên.

- Tìm ra những biện pháp mới, hiệu quả giúp trẻ thực hiện tốt kỹ năng tự phụcvụ

- Giáo viên có thêm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Theo góc độ tâm lý học tính tự lập vừa được coi là tính cách, là phẩm chất ýchí của hoạt động cá nhân Tính tự lập còn được hình thành trong quá trình hoạtđộng và thể hiện mối quan hệ cá nhân với các sự vật hiện tượng, với người khác,với bản thân Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không chỉ tạo chotrẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hàng ngày còn là một trong những điều kiệnquan trọng để hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo làm cơ sở hình thành kỹnăng sống sau này

Ở trẻ 3 tuổi bắt đầu hình thành và phát triển ý thức cái tôi của mình Trẻ tíchcực tìm hiểu các sự vật hiện tượng trong môi trường xung quanh, trẻ muốn tựlàm mọi việc để khẳng định mình ý thức này chi phối phần lớn các hoạt độnghàng ngày của trẻ

Rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ngay từ khi còn bé, không những tạo ra chotrẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hàng ngày Mà giúp trẻ thực hiện tốt kỹ năng

tự phục vụ là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành tính tự tin,năng động, sáng tạo, làm cơ sở hình thành các kỹ năng sống sau này

2 Cơ sở thực tiễn

Trang 4

Năm học 2022 - 2023 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 3TC2với tổng số trẻ là 28 cháu (11 nam và 17 nữ) Đồng hành với tôi là 1 giáo viêntrẻ năng động.

Trên thực tế tôi thấy việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ đã được giáo viêntrong trường quan tâm tuy nhiên còn chưa thật chú trọng và chưa đi sâu, trẻ thìcòn quá thụ động đa số trẻ chưa có các kỹ năng tự phục vụ bản thân, chưa cótính tự lập tự giác, khi được cô nhắc nhở thì lóng ngóng, lúng túng không biếtlàm từ đâu, từ đó khiến trẻ rụt dè và thiếu tự tin

Xuất phát từ những vấn đề trên tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện phápgiúp trẻ 3- 4 tuổi thực hiện tốt kỹ năng tự phục vụ

3 Khảo sát thực trạng.

a Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đầu tư cơ sở vật chất trường lớpsạch sẽ, thoáng mát tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tổ chức các hoạt độngtrong ngày của trẻ 100% trẻ tới lớp được trang bị đầy đủ đồ dùng học tập, đồdùng phục vụ cá nhân cho trẻ: Khăn mặt, ca cốc, đồ dùng vệ sinh

- Ban Giám Hiệu chỉ đạo giúp đỡ về xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạtđộng giáo dục cho trẻ và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ

- Hai giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, có chuyênmôn vững vàng, nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Cả hai cô đều yêu nghềmến trẻ, thường xuyên vệ sinh lớp học sạch sẽ, gọn gàng, bố trí sắp xếp đồ dùng

đồ chơi gọn gàng, dễ lấy, dễ cất Giáo viên trong lớp đoàn kết và giúp đỡ nhau

- Giáo viên luôn gương mẫu cho trẻ làm theo Thống nhất các phương phápgiáo dục kỹ năng cho trẻ giúp trẻ thực hiện tốt kỹ năng tự phục vụ

- Đa số trẻ trong lớp có thể lực tốt, nhanh nhiện, năng động Một số trẻ đã

có kỹ năng tự phục vụ

- Phụ huynh cũng đã quan tâm đến các con (họ rất phấn khởi khi mỗi ngàyđến trường về con lại có thêm các kiến thức mới và kỹ năng thành thạo hơn) vìthế giữa giáo viên và phụ huynh có những trao đổi tích cực về trẻ

gì để phục vụ bản thân Trẻ thiếu kỹ năng phục vụ dẫn đến lười biếng, thụ động

Trang 5

và còn khó khăn khi tham gia vào các hoạt động lao động tập thể Dẫn đến tự

kỷ, hay dỗi hờn, làm nũng hay ỳ lại không có kỹ năng Do vậy việc đưa trẻ vào

nề nếp tự phục vụ là rất khó

Còn khoảng 30% phụ huynh chưa dành thời gian chăm sóc con, có khi conchưa được ăn bữa sáng, đầu tóc quần áo còn chưa gọn gàng Trẻ đi học khôngđều, nhất là những ngày mưa gió hoặc rét

c Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài:

Ngay từ đầu năm học tôi đã ổn định nề nếp của lớp và tiến hành khảo sát chấtlượng cho trẻ Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài như sau: 28 cháu

* Nguyên nhân của thực trạng:

-Với những kết quả đã khảo sát trên tôi đã đưa ra “Một số biện pháp

giúp trẻ 3-4 tuổi thực hiện tốt kỹ năng tự phục vụ” như sau :

II CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1 Biện pháp 1: Học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Lê nin dạy “Học, học nữa, học mãi” Kiến thức trong cuộcsống rất sâu rộng, mỗi chúng ta luôn phải học tập để nâng cao

sự hiểu biết cho bản thân Đặc biệt đối với giáo viên mầm nonlại càng phải thường xuyên học hỏi về cả kiến thức lẫn kinhnghiệm để phục vụ công tác chăm sóc, giáo dục trẻ

Nghiên cứu tài liệu là một trong những công cụ để thựchiện nhiệm vụ thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mụcđích tìm chọn những lý luận việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ Từ đó giáoviên có thêm kiến thức về rèn kỹ năng tự phục và xây dựng những biện pháp rèn

kỹ năng tự phục vụ phù hợp với khả năng của trẻ

Tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu và học hỏi các đồng nghiệp về kiếnthức rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ Tôi đề xuất với Ban giám hiệu tổ chức các

Trang 6

buổi học chuyên đề cho giáo viên về việc tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng tựphục vụ cho trẻ Thông qua buổi chuyên đề tôi được trực tiếp thực hiện một số

kỹ năng tự phục vụ như cách gấp khăn, gấp quần áo, cách bê ghế, đi lên xuốngcầu thang, kéo khóa, cách lau bàn, rửa tay, lau mặt đúng cách đã giúp cho tôi

có thêm kiến thức chuyên môn, phương pháp và cách thức tổ chức rèn kỹ năng

tự phụ vụ cho trẻ

Đầu năm học 2022-2023 tôi còn học hỏi chị em đồng nghiệp thông quabuổi sinh hoạt chuyên môn, qua các buổi dự giờ và những kinh nghiệm hàngngày Trong buổi sinh hoạt chuyên môn các cô cùng đưa ra những thực trạngcủa lớp, những tồn tại cần khắc phục và biện pháp khắc phục để có được cácbiện pháp rèn kỹ năng phù hợp với trẻ nhất Tôi cũng mạnh dạn đưa ra nhữngbiện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, để chị em cùng tham khảo và cho ýkiến Từ đó có những biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ tốt nhất cho trẻ, giúp trẻthực hiện tốt kỹ năng tự phục vụ

Hình ảnh 1: Sinh hoạt chuyên môn tổ 3 tuổi.

Bên cạnh đó tôi đã tự bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn củamình và thực hiện rèn kỹ năng cho trẻ đạt kết quả cao bằng cách:

Tham khảo tài liệu qua sách hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sócgiáo dục trẻ 3- 4 tuổi, chương trình giáo dục mầm non, tâm lý trẻ em, giáo dụcmầm non Trong quá trình nghiên cứu tài liệu những nội dung liên quan đếntâm sinh lý, nhu cầu và khả năng của trẻ Những kỹ năng cần rèn cho trẻ, tôidùng bút màu đánh dấu hoặc tôi ghi chép vào cuốn sổ tay

Học trên các thông tin đại chúng như: Qua mạng Internet, qua các trangweb như: Trang Giáo dục STEM Mầm Non, LELE STEAM Innovation Center

Và trên các trang web của các trường để học các hình thức tổ chức rèn kỹ năng

cho trẻ Trên ti vi với chương trình “bố ơi mình đi đâu thế” và đặc biệt tôi xem

các video hướng dẫn trẻ làm một số công việc tự phục vụ sau đó tôi ghi chépvào sổ tay

Hình ảnh 2: Tự nghiên cứu trên mạng Internet.

Qua biện pháp này giúp tôi có thêm kiến thức, hiểu rõ đặc điểm sinh lý củatrẻ, nắm chắc những kỹ năng cần rèn cho trẻ, cách rèn cho trẻ như thế nào để cóhiệu quả, nắm chắc các thao tác vệ sinh để hướng dẫn trẻ, biết cách tuyên truyềnvới phụ huynh và biết phối hợp ăn ý với đồng nghiệp

2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ phù hợp.

Xây dựng kế hoạch rèn kỹ năng tự phục vụ có ý nghĩa quan trọng trongviệc giúp trẻ thực hiện tốt các kỹ năng tự phục vụ

Để hoạt động rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ được thực hiện tốt thì cần phảixây dựng kế hoạch rõ ràng, cụ thể ngay từ đầu năm học Kế hoạch phải phù hợp

Trang 7

với tình hình thực tế Phải lựa chọn những kỹ năng phù hợp với độ tuổi, đi từ dễđến khó, từ đơn giản đến phức tạp và phù hợp với nhận thức và khả năng củatrẻ.

Rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ một cách có hệ thống thì khi xây dựng kếhoạch tôi dựa vào kế hoạch chung của trường, dựa vào đặc điểm tình hình thực

tế của trẻ trong lớp và xây dựng có hệ thống đảm bảo nguyên tắc từ dễ đến khó,phù hợp với khả năng và nhận thức của trẻ

Tháng

9/2022

- Dạy trẻ nhận biết ký hiệu ca cốc, khăn mặt của mình

- Rèn kỹ năng rửa tay theo 6 bước

- Rèn trẻ kỹ năng lau mặt đúng cách

- Rèn kỹ năng đi vệ sinh đúng nơi quy định

- Rèn kỹ năng lau miệng, xúc miệng nước muối sau khi ăn, cáchlấy nước uống Cung cấp cho trẻ biết tác dụng của việc xúc miệngnước muối

- Rèn kỹ năng cất ba lô, cất dép đúng nơi quy định

Tháng

10/2022

- Tiếp tục rèn kỹ năng tháng 9 với những cháu còn chưa thực hiệntốt

- Rèn kỹ năng sử dụng bát, thìa đúng chức năng và cách xúc cơm

- Dạy trẻ để rác đúng nơi quy định

- Rèn trẻ kỹ năng lấy ghế và cất ghế, ngồi học đúng tư thế

Tháng

11/2022

- Tiếp tục rèn các kỹ năng tháng 10 với những cháu còn chưa thựchiện tốt

- Dạy trẻ kỹ năng sử lý hỉ mũi

- Dạy trẻ kỹ năng sử lý khi ho

- Tiếp tục rèn cho trẻ kỹ năng xúc cơm và xúc miệng nước muối.Tháng

12/2023

- Tiếp tục rèn các kỹ năng tháng 11 với những cháu còn chưathực hiện tốt

- Rèn kỹ năng mặc quần áo và cởi áo

- Rèn kỹ năng đi tất, đi gang tay và mặc quần áo phù hợp với thờitiết, đảm bảo cơ thể đủ ấm

Tháng

1/2023

- Tiếp tục rèn kỹ năng tháng 12 với những cháu còn chưa thựchiện tốt

- Rèn kỹ năng gấp quần, gấp áo

- Rèn kỹ năng chia thìa, chia bát cho bạn

- Rèn kỹ năng chia bút, vở cho bạn

Trang 8

- Dạy trẻ cách đóng mở cửa.

Tháng

3/2023

- Tiếp tục rèn kỹ năng tháng 2

- Rèn kỹ năng xử dụng kéo cho trẻ

- Rèn kỹ năng vắt khăn, phơi khăn

- Rèn kỹ năng đóng mở khuy áo bằng cúc

Tháng

4/2023

- Tiếp tục rèn kỹ năng tháng 3 với những trẻ còn chưa thực hiệntốt

- Rèn kỹ năng lao động tập thể : Lau đồ chơi, lau bàn

Việc xây dựng kế hoạch và đưa ra các biện pháp thực hiện giúp tôi xácđịnh đúng hướng chính xác những nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻtrong cả năm học, giúp tôi chủ động trong từng thời gian cụ thể, tránh được việclàm tự phát theo hứng, dẫn đến tình trạng trùng lập, bỏ sót Việc xây dựng kếhoạch còn giúp tôi kết hợp lựa chọn các nội dung, phương pháp hình thức rènluyện cho trẻ một cách hợp lý, khoa học và có hiệu quả, giúp trẻ thực hiện tốtcác kỹ năng tự phục vụ hơn

3 Biện pháp 3: Xây dựng môi trường giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ Môi trường hoạt động của trẻ giống như “người giáo viên thứ hai” có thể

khuấy động sự tò mò, thích khám phá, thích trải nghiệm của trẻ Môi trường sẽgóp phần kích thích chí tưởng tưởng và khả năng sáng tạo của trẻ, cũng như làđem lại sự hứng thú tham gia thực hiện hoạt động một cách tự nguyện, tự giác Chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu với ban giám hiệu đểtrang bị đầy đủ đồ dùng cho trẻ và cùng đồng chí giáo viên phụ trách lớp bắt tayngay vào việc xây dựng và trang trí môi trường với tiêu chí “Sáng, xanh, sạch,

an toàn, thân thiện”

* Môi trường ngoài lớp.

Môi trường ngoài lớp học, luôn luôn thu hút sự tập trung chú ý của trẻ, trẻtri giác sự vật một cách tích cực Để thực hiện việc rèn kỹ năng cho trẻ thì tôitrang trí, sắp xếp giá dép và tủ cá nhân thật khéo léo, khoa học, dễ dàng thuậntiện cho trẻ sử dụng và kích thích trẻ tích cực hoạt động

Ví dụ: Trang trí sắp xếp giá dép, tủ cá nhân của trẻ để trẻ cất và lấy dép,

cất ba lô một cách dễ dàng Tôi chụp ảnh của trẻ, sau đó tôi cắt những trái timvới 3 màu xanh – đỏ- vàng để chia vị trí của trẻ theo tổ Dán ảnh của trẻ trên tủ

cá nhân của trẻ, để trẻ có thể nhận được hình ảnh của mình và cất đồ dùng đúngnơi quy định

Hình ảnh 3: Môi trường ngoài lớp

Ở góc tuyên truyền tôi trang trí hài hòa, bắt mắt và mang tính khoa học cao

Để tạo hứng thú cho trẻ và thu hút sự quan tâm của phụ huynh Tôi thay đổicách trang trí theo các chủ đề của tháng Và tôi cũng in các kỹ năng trong tháng

Trang 9

các con thực hiện cùng với cách thực hiện các kỹ năng đó, cũng như kế hoạchhoạt động của tháng treo ra bảng tuyên truyền để phụ huynh cập nhật, nắm bắt.

Ví dụ: Ở tháng 3 có chủ đề “các con vật đáng yêu” tôi trang trí góc tuyên truyền

với các hình ảnh con vật thật ngộ nghĩ và đáng yêu, với các thông tin và kếhoạch hoạt động của lớp trong tháng 3

Hình ảnh 4: Phụ huynh xem thông báo ở góc tuyên truyền

* Môi trường trong lớp.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tạo môi trường học tập cho trẻ vì vậytôi đã dành riêng một khoảng không gian của lớp để làm góc kỹ năng Mỗi góctôi đều tạo góc mở để trẻ hoạt động dễ dàng và tích cực Những góc chơi tôi đã

sử dụng những hình ảnh minh họa, màu sắc, tên góc để ký hiệu cho góc chơi và

đồ dùng của góc, nội quy của góc Những góc chơi được tạo góc mở trẻ có thể

tự lấy và cất những đồ dùng dụng cụ ở góc đó một cách dễ dàng nhất Mỗi mộttháng và chủ đề sự kiện tôi đều thay đổi hình ảnh cho phù hợp với kế hoạchtháng và chủ đề sự kiện trong tháng mà lại gần gũi với trẻ và có nội dung giáodục cao

Ví dụ: Kế hoạch tháng 12 lồng ghép rèn kỹ năng gấp quần áo ở góc kỹ năng

tôi có hình ảnh minh họa các bước gấp quần áo, để trẻ được chơi và rèn kỹ nănggấp quần áo đúng cách Tôi có may thêm những chiếc quần, chiếc áo cho trẻthực hiện kỹ năng Ở góc bán hàng tôi cũng trang bị thêm móc treo quần áo, túiđựng quần áo, kẹp quần áo… Để trẻ có thể liên kết nhóm chơi khi thực hiện gấpquần áo xong sẽ phải đi mua túi về để đựng cho gọn gàng, hay trẻ sẽ treo quần

áo cho phẳng,…

Hình ảnh 5: Môi trường ở góc kỹ năng tự phục vụ.

Bên cạnh đó thì tôi cũng luân quan tâm tới các góc chơi và trang bị thêmnhiều đồ dùng đồ chơi cho các góc để trẻ có nhiều cơ hội được thực hành trảinghiệm Tôi sưu tầm một số nguyên vật liệu thiên nhiên, phế liệu như vỏ hộp sữchua, thìa nhựa, dao cắt bằng bằng nhựa dẻo không gây hại được cho trẻ, đĩanhựa ăn bawnhs sinh nhật, vỏ hộp kẹo, vỏ chai C2, thùng cattong … Tôi tiếnhành vệ sinh sạch sẽ để làm những đồ dùng, dụng cụ đựng đồ dùng phục vụ chotrẻ ở các góc, một số đồ dùng để trẻ tập xúc bằng thìa, lấy và cất đồ dùng đúngnơi quy định, ghế cho trẻ ngồi đi dép… giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạtđộng, thuận tiện trong việc tự làm một số công việc tự phục vụ, hình thành chotrẻ những kỹ năng và thói quen làm theo tính trật tự

Ví dụ: Giáo viên đã làm cuốn sách đa năng, chiếc cặp đa năng để cho trẻ

chơi ở góc kỹ năng May những chiếc áo với khuy nhỏ để cho trẻ rèn kỹ năng

Trang 10

mặc áo, cởi áo cho búp bê, cài khuy áo, đóng mở khóa áo …và sử dụng ở tất các góc chơi.

Hình ảnh 6: Đồ dùng tự tạo.

Bên cạch đó tôi cũng chú trọng xây dựng môi trường trong nhà vệ sinh thậtsáng, xanh, thân thiện, an toàn và có những hình ảnh hướng dẫn các bước vệsinh cá nhân cho trẻ như: Hình ảnh 6 bước rửa tay đúng cách Hình ảnh lau mặtđúng cách

Qua việc thực biện pháp này môi trường trong và ngoài lớp học nóichung và môi trường học tập ở góc kỹ năng nói riêng rất phong phú với nhữnghình ảnh sinh động, tên góc thay đổi thường xuyên phù hợp với chủ đề sự kiện

Riêng đối với độ tuổi 3-4 tuổi đặc điểm sinh lý phát triển mạnh Vì vậy tôi

tổ chức tốt các hình thức lao động tự phục vụ phù hợp với khả năng của trẻ, phảilàm đúng trình tự và thường xuyên Tạo cho trẻ phản xạ có điều kiện trong cáccông việc hàng ngày của trẻ

Hàng ngày các cháu đến lớp với các nội dung hoạt động: Đón trẻ, thể dụcsáng, trò chuyện, hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, ăn trưa,ngủ trưa, hoạt động chiều, trả trẻ Với trẻ 3-4 tuổi trẻ mới ở nhà trẻ chuyển lên,bên cạnh đó có một số trẻ lần đầu tiên mới, đến lớp trẻ bắt đầu được làm quenmôi trường mới Khả năng tập trung chú ý, ghi nhớ có chủ đích còn kém, vì vậy

kỹ năng tự phục vụ phần nào còn hạn chế Muốn tạo cho trẻ nề nếp thói quenlàm được một số công việc tự phục vụ cô giáo phải nhẹ nhàng gần gũi và tìnhcảm với trẻ để có thể uốn nắn trẻ qua những lời nhắc nhở nhẹ nhàng, lời tròchuyện, qua những hành động của cô trước trẻ Đồng thời tôi tổ chức các tròchơi có nội dung về thói quen làm một số công việc tự phục vụ của trẻ Nhờ sựgiúp đỡ của cô, trẻ được uốn nắn kịp thời, thường xuyên, liên tục nên việc rèn

kỹ năng tự phục vụ cho trẻ trong mọi hoạt động, mọi lúc, mọi nơi, đem lại hiệuquả cao

Tôi cùng đồng chí giáo viên ở lớp thực hiện thường xuyên việc rèn kỹnăng tự phục vụ cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày một cách tích cựcnhất

*Rèn kỹ năng tự phục vụ thông qua hoạt động đón trẻ, thể dục sáng, trò chuyện

Trang 11

+ Giờ đón trẻ:

Giờ đón trẻ là thời gian này trẻ rất nhạy cảm và đây là lúc giáo viên có thểcủng cố lại những thao tác đã hướng dẫn Khi trẻ thực hiện cũng là lúc hìnhthành những thói quen cho trẻ về kỹ năng tự phục vụ

Tôi quan tâm đến sức khỏe của trẻ và quan sát trẻ thực hiện Để nhắc nhởtrẻ nơi cất dép và nơi cất ba lô, cho trẻ nhận biết ảnh của trẻ và nơi cất đồ dùng

cá nhân của trẻ

Rèn kỹ năng cất ba lô và cất dép đúng nơi quy định qua hoạt động đón trẻ.Tôi đón trẻ ở cửa lớp, niềm nở, nhẹ nhàng nhắc trẻ cách thực hiện kỹ năng cất

ba lô, cất dép để trẻ có thói quen trước khi vào lớp

Ví dụ: Cất dép: Trẻ ngồi vào ghế cởi từng bên dép, cầm dép bằng tay

phải và cất lên giá dép, 2 chiếc dép cùng chiều quay mũi dép hướng ra bên ngoàigiá dép

Thông qua hoạt động tạo thói quen tự phục vụ và trẻ ý thức được trướckhi vào lớp trẻ phải cất đồ dùng của mình đúng chỗ

Hình ảnh 7: Trẻ cất ba lô, cất dép trước khi vào lớp + Thể dục sáng:

Việc hình thành thói quen thể dục sáng là vô cùng quan trọng Trong giờthể dục giúp trẻ hình thành thói quen tập thể dục sáng và thực hiện một số kỹnăng tự phục Tôi rèn cho trẻ kỹ năng lấy đồ dùng, dụng cụ tập thể dục lần lượttheo tổ, không chen lẫn xô đẩy nhau Tôi thấy trẻ rất thích và đã có kỹ năng xếphàng và đứng đúng ví trị và lấy dép và đi dép, không chen lấn xô đẩy nhau.Trong giờ tập đã hình thành cho trẻ thói quen về đội hình đội ngũ, trẻ biết đứngtheo tổ và đứng đúng vị trí của trẻ…Khi tập thể dục xong trẻ lớp tôi đã biết xếphàng về lớp và cất đồ dùng ngăn nắp, gọn gàng và đúng nơi quy định Đặc biệt

là trẻ biết chờ bạn, không chen lấn xô đẩy nhau, giữ trật tự cho lớp học

Ví dụ: Tiến hành cho trẻ xem video cất và lấy ba lô

Tôi tiến hành trò chuyện và đặt câu hỏi với trẻ

+ Bạn cất ba lô ở đâu?

+ Bạn cất ba lô như thế nào? (trẻ không trẻ lời được, cô nhắc lại cách cất

và lấy ba lô)

+ Ai thích làm giống bạn

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w