1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giúp trẻ 3 4 tuổi phát huy tính tích cực trong giờ hoạt động góc

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi phát huy tính tích cực trong giờ hoạt động góc
Trường học Trường mầm non nơi tôi công tác
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Đề tài nghiên cứu
Năm xuất bản 2022 - 2023
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 145,5 KB

Nội dung

Hoạt động vui chơi có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ, thông qua vui chơi trẻ được phát triển toàn diện về mọi mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, kỹ năng - tình cả

Trang 1

PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ

I Lý do chọn đề tài

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện giúp trẻ mạnh dạn tự tin, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, khơi dậy và phát triển tối đa những tiềm năng tiền ẩn của trẻ Lấy trẻ làm trung tâm là một quan điểm giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên trong việc xậy dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lập kế hoạch và tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ trong trường mầm non, trong đó hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo

- “Trẻ học mà chơi, chơi mà học” Hoạt động vui chơi có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ, thông qua vui chơi trẻ được phát triển toàn diện về mọi mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, kỹ năng - tình cảm xã hội, thẩm mỹ Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, trẻ giải tỏa nhu cầu đó dưới hình thức là hoạt động vui chơi ở các góc: Góc phân vai, góc xây dựng, góc học tập, góc nghệ thuật, góc thiên nhiên,

…Qua đó, trẻ được phát triển và mở rộng tính sáng tạo, độc đáo và sự tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh một cách tích cực, mạnh dạn và tự tin

- Thực tế, tôi thấy việc tổ chức hoạt động góc ở lớp vần còn dập khuôn, bản thân tôi chưa tạo được điều kiện cho trẻ trải nghiệm nhiều, chưa dám mạnh dạn đổi mới, sáng tạo Ở các góc chơi, trang trí chưa mang tính mở, đồ dùng đồ chơi chủ yếu mua sẵn, chưa phong phú đa dạng Trẻ nhút nhát, chưa tích cực, nhàm chán khi tham gia hoạt động do trẻ chưa biết chia sẻ, giao lưu hợp tác với bạn, khi sử dụng đồ dùng đồ chơi chưa biết chia sẻ, còn tranh giành đồ dùng, đồ chơi của nhau, chơi riêng lẻ, ít phối hợp với bạn chơi và ít liên kết góc chơi, chưa có nhiều kỹ năng chơi Với những lý do trên tôi thực hiện đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi phát huy tính tích cực trong giờ hoạt động góc”

II Đối tượng phạm vi và thời gian nghiên cứu

* Đối tượng: Trẻ 3 – 4 tuổi

* Phạm vi: Lớp 3 tuổi C2 Trường mầm non nơi tôi công tác

Trang 2

* Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2023

III Mục đích nghiên cứu

- Đối với giáo viên

+ Giúp cho giáo viên nắm vững kiến thức, có kỹ năng, kinh nghiệm trong giảng dạy

+ Xây dựng một môi trường hấp dẫn, phong phú, sáng tạo

- Đối với trẻ:

+ Giúp trẻ mạnh dạn tự tin hứng thú khi chơi, có kỹ năng chơi tốt hơn, có sản phẩm tốt đẹp trong quá trình chơi

+ Giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, phân tích từ đó kích thích trẻ bộc lộ khả năng của trẻ

- Đối với phụ huynh:

+ Phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc hoạt động góc là cần thiết phát triển toàn diện cho con

+ Phụ huynh tin tưởng cô giáo hơn, phụ huynh phối hợp mua đồ dùng cho các con hoạt động góc hiệu quả hơn

PHẦN B GiẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Cơ sở khoa học

1 Cơ sở lý luận

Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, trẻ 3 tuổi, trẻ phát triển mạnh mẽ về thể chất và nhận thức Trẻ bắt đầu tìm, khám phá

về những điều mới lạ trong cuộc sống, đây chính là giai đoạn trẻ liên tục đặt ra cho bố mẹ và những người xung quanh trăm

ngàn câu hỏi vì sao Trẻ cảm thấy điều gì cũng vô cùng mới lạ

và thú vị Điều này, thể hiện sự tích cực tương tác và phát triển bình thường ở trẻ

Trẻ lên 3, trẻ đã thích làm những việc như người lớn, tự mình dọn dẹp đồ chơi, thích tự chải tóc, tự mang giày, dép, tự lựa chọn và mặc quần áo… còn thích dọn mâm bát khi ăn cơm, giúp mẹ úp bát sau khi rửa, trẻ có thể nhặt rau, phơi và xếp

Trang 3

quần áo, quét nhà, tưới cây… nhưng trẻ chỉ có thể chăm chỉ làm một chút thôi, vì ở độ tuổi này, khả năng tập trung của trẻ chưa cao, nên trẻ sẽ nhanh chán, bên cạnh đó do trẻ chưa có nhiều kỹ năng và sự khéo léo, nên khi làm mọi việc hầu hết đều không tốt Tuy nhiên, đó lại là đặc trưng của lứa tuổi, trẻ đang muốn tự lập, muốn được làm việc giống như người lớn Bố mẹ đừng ngăn cản khi trẻ muốn làm giúp, mà nên khuyến khích trẻ, vừa làm, vừa chỉ dạy thêm cho trẻ, đảm bảo trẻ sẽ rất hào hứng

và có thể phát triển kỹ năng một cách tốt nhất

Hoạt động góc ở lớp giúp trẻ có thể giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu thích làm người lớn, trẻ được tham gia đóng vai, được làm người lớn, hình thành các kỹ năng xã hội và xuất hiện các kỹ năng mới Thông qua hoạt động góc còn giúp trẻ hiểu được nội dung của công việc mà trẻ chưa hề thực hiện được

- Chơi hoạt động góc giúp trẻ từ chỗ không biết, chưa biết rõ đến nắm được mục đích của nội dung làm giàu vốn kinh nghiệm tăng thêm sự hiểu biết và phát triển tri thức cho trẻ Hoạt động góc giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ

- Giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho trẻ, tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ tốt giữa người với người, giữa trẻ và gia đình, tình cảm đó được thể hiện một cánh chân thành qua các trò chơi như: gia đình, bán hàng, xây dựng, …

- Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, là trung tâm tập hợp trẻ cùng chơi với nhau theo nhóm, thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm chơi của trẻ

- Trẻ nhận ra được cái đẹp cái xấu của nội dung trò chơi, giúp trẻ phát triển óc thầm mỹ, khuyến khích trẻ sáng tạo ra nhiều cái đẹp

2 Cơ sở thực tiễn

- Được PGD và nhà trường đã tổ chức cho nhiều chuyên đề hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên, tuy nhiên tôi vẫn còn lúng túng trong khi tổ chức hoạt động góc,

Trang 4

từ cách trang trí các góc, xử lý tình huống còn chưa được phù hợp để khuyến khích các cháu chơi tốt hơn nên khi chơi trẻ còn chưa hứng thú, chưa hoàn thành tốt vai chơi, nhiệm vụ chơi của mình

- Trong một tiết học sự hứng thú của trẻ quyết định đạt hiệu quả cao Vì vậy cần tạo cho trẻ sự hứng thú lâu

- Ở lớp tôi 1 số trẻ còn nhút nhát, kỹ năng chơi còn chưa được thành thạo, nề nếp còn chưa tốt, trẻ chưa mạnh dạn và phát huy hết khả năng của mình Vì

như vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi phát huy tính tích cực trong giờ hoạt động góc”.

3 Khảo sát thực trạng

- Đầu năm học 2022 - 2023 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 3

tuổi, theo chương trình đổi mới hiện hành tôi đã nhận thấy những điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau:

a, Thuận lợi:

- Được Ban giám hiệu nhà trường hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, đồ dùng phục

vụ cho hoạt động đầy đủ, phòng học có diện tích rộng rãi, thoải mái phục vụ cho giờ chơi, đặc biệt thoáng mát, có đủ ánh sáng

- Đa số phụ huynh nhiệt tình có nhận thức về việc học tập của mình, sẵn sàng hỗ trợ và tìm kiếm nguyên vật liệu cho việc làm đồ dùng càng thêm phong phú và

đa dạng

- Là một giáo viên tâm huyết với nghề có lòng yêu thương trẻ tận tình với công việc Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên

b Khó khăn:

- Trang thiết bị đồ dùng dạy học chưa phong phú hấp dẫn trẻ Đồ dùng dạy học sáng tạo còn hạn chế

- Bản thân tuổi còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm,chưa có nhiều sáng tạo

trong các việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ, chưa chú ý lồng ghép vào trong các hoạt động khác và chưa quan tâm nhiều đến việc tạo môi trường học tập cho trẻ

- Nhận thức của trẻ không đồng đều, nhiều trẻ trong lớp rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạn trong giao tiếp, chưa tích cực tham gia hoạt động

Trang 5

- Một số phụ huynh chỉ quan tâm đến việc học của trẻ, mà không quan tâm đến việc chơi của trẻ

c Số liệu trước khi thực hiện đề tài:

* Kết quả khảo sát khi chưa thực hiện biện pháp:

Số trẻ đạt TL(%) SL chưa đạt TL (%)

Hứng thú trong quá

trình chơi

Trẻ tạo ra được sản

phẩm

Trẻ có kĩ năng tham

gia vào các hoạt

động góc

Trẻ biết phối hợp với

bạn cùng chơi

* Nguyên nhân dẫn đến thực trạng:

- Giáo viên chưa có sự sáng tạo, chưa tích cực trong các giờ hoạt động góc, đến việc tạo môi trường cho trẻ học tập cho trẻ còn chưa phong phú

- Trẻ chưa hứng thú, còn nhút nhát chưa tự tin, và chưa có kỹ năng tham gia hoạt động góc

Từ kết quả trên cho thấy một số khả năng của trẻ khi tham gia vào hoạt động góc còn nhiều hạn chế Tôi đã tìm hiểu thêm các tài liệu tham khảo để tìm ra những biện pháp phù hợp giúp trẻ 3 - 4 tuổi hứng thú tham gia hoạt động góc đạt hiệu quả cao nhất giúp trẻ trải nghiệm, diễn đạt hiểu biết của mình về sự vật hiện tượng, làm phong phú biểu tượng về môi

trường xung quanh cho mỗi trẻ

II CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng, học tập chuyên môn, nghiệp vụ

- Nhận thức về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của công tác tự bồi dưỡng chuyên môn

của giáo viên là rất cần thiết, chính vì vậy:

- Bản thân phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng đẻ nâng cao kỹ năng sư phạm, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, và giáo dục trẻ trong nhà trường để giúp trẻ phát triển về mọi mặt

Trang 6

- Tôi luôn có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức, nội dung giảng dạy theo hình thức đổi mới sáng tạo

- Tôi thường xuyên tìm tòi nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày nhất là về vấn đề phát triển hoạt động góc cho trẻ

- Tôi tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, được cùng nhau thảo luận ôn lại tiến trình 1 giờ hoạt động góc và đưa ra những trò chơi sáng tạo giúp trẻ được trải nghiệm nhiều

- Tự bồi dưỡng nâng cao và làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo

- Bản thân được BGH phân công tổ chức chuyên đề hoạt động góc cấp trường Giúp tôi mạnh dạn hơn, bồi dưỡng cho tôi thêm kiến thức để giúp trẻ rèn kỹ năng nhiều hơn

(Ảnh 1: Tổ chức chuyên đề hoạt động góc cấp trường)

Thông qua tự bồi dưỡng, học tập chuyên môn nghiệp vụ, tôi thấy bản thân

tự tin hơn khi vào tiết học, có kỹ năng sư phạm tốt, làm nhiều các bài tập sáng tạo giúp trẻ trải nghiệm

Biện pháp 2: Xây dựng môi trường trong lớp, chuẩn bị nguyên vật liệu

- Tạo môi trường lớp học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, phong phú, hấp dẫn, có ảnh hưởng trực tiếp đến tính tò mò ham hiểu biết của trẻ, kích thích sự hứng thú của trẻ để trẻ tự do trải nghiệm và tìm hiểu

Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học và chú ý bố trí sắp xếp các đồ dùng hợp lý khoa học, để tạo môi trường hoạt động thoải mái cho trẻ Trang trí góc mở tạo môi trường đẹp, hấp dẫn, giúp trẻ ham muốn tìm tòi khám phá, suy đoán và phát hiện nhiều điều mới lạ, khuyến khích trẻ tích cực tham gia hoạt động

- Khi lựa chọn các góc chơi cho trẻ mẫu giáo bé tôi thực hiện phân chia các góc chơi trong lớp phù hợp: Các góc tĩnh sắp xếp liền với nhau, các góc động sắp xếp liền với nhau

Trang 7

VD: Góc xây dựng gần với góc bán hàng để trẻ có thể đi lại dễ dàng trao đổi mua đồ dùng, góc tạo hình gần với góc học tập cần sự yên tĩnh hơn khi làm các bài tập sáng tạo

( Ảnh 2: Góc xây dựng và góc phân vai) ( Ảnh 3: Góc tạo hình và góc học tập)

Trang trí thoáng, màu sắc nhẹ nhàng, không rực rỡ, chủ yếu là những đồ dùng

và bài tập giúp trẻ trải nghiệm được nhiều Tất cả các đồ dùng và vật liệu đó đều để ở trạng thái trẻ dễ sử dụng nhất để trẻ dễ dàng hoạt động Khi chơi góc tôi luôn khuyến khích trẻ hoạt động nhóm để tăng khả năng hợp tác lẫn nhau Tôi thường xuyên thay đổi cách trang trí bổ sung nhiều đồ chơi mới, hấp dẫn phù hợp với trẻ và phù hợp với từng chủ đề

Góc nghệ thuật, tôi sưu tầm nhiều nguyên vật liệu mở cho trẻ như: ngao, rơm, lá cây, lõi giấy vệ sinh, gỗ, rơm, cốc giấy, que kem, hạt gấc, hạt

dẻ, cúc áo, sỏi,

Ví dụ: Từ những hòn sỏi, trẻ vẽ màu lên thành những con vật sống dưới nước, hay những mẩu gỗ, trẻ sáng tạo thành những con chim, con

thỏ,

VD: Trẻ nhìn thấy góc bán hàng bày rất nhiều những đồ vật thật như: trứng cút, bánh mì, dưa chuột,… tạo hứng thú cho trẻ tham gia chơi Trẻ được đóng vai vào làm người bán hàng, người mua hàng, nấu ăn chế biến

(Ảnh 4: Ảnh góc nấu ăn)

* Làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo trong các góc chơi.

- Muốn trẻ chơi hứng thú say xưa thì việc sáng tạo ra đồ dùng đồ chơi trẻ thực

sự rất quan trọng Tôi đã chú trọng và quan tâm đến việc tạo ra đồ dùng đồ chơi mang tính sáng tạo và phát triển tư duy cho trẻ Ngoài những đồ dùng, đồ chơi

có sẵn tôi tận dụng những nguyên vật liệu ở dạng phế liệu sẵn có ở địa phương

dễ kiếm, dễ sưu tầm như: Thùng catton xốp, đĩa video cũ, giấy báo có trang bìa quảng cáo, chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, hộp đựng cơm, vải vụn, chuổi hạt, vỏ

ốc, vỏ ngao, vỏ điệp, ống chỉ, tăm tre, khối gỗ, tất cả những nguyên vật liệu cần đảm bảo an toàn về tính mạng, không gây độc hại, không sắc nhọn, không nặng

Trang 8

nề đối với trẻ Với những chất liệu đơn giản tôi đã tạo ra các đồ dùng, đồ chơi sinh động, phong phú, đẹp, hấp dẫn trẻ

- Góc xây dựng:

+ Tạo ra hoa: cho trẻ lấy xốp màu cắt thành cánh hoa, sau đó dính vào bìa cứng tạo thành cánh hoa và lấy đũa làm thân sau đó dính xuống hộp sữa chua

+ Hàng rào: Từ những bìa cát tông tôi đã cắt dính tạo thành chiếc hàng rảo + Luống cà rốt, củ cải: Khâu vải dạ sau đó nhét bông vào trong để tạo thành củ

cà rốt, củ cải sau đó dính xuống 1 tấm xốp

+ Đồ dùng xây dựng: từ bìa cát tông

+ Tạo cây: cây dừa tôi dùng các lõi chỉ khâu làm thân, cắt xốp vụn quấn vào dây thép cành cây, xốp làm lá

Khi có đủ đồ dùng đồ chơi sáng tạo đẹp thì tổ chức hoạt động góc cho trẻ cảm thấy tự tin, trẻ hứng thú , đây là phương tiện giúp tôi tổ chức tốt hoạt động góc cho trẻ

Biện pháp 3: Tổ chức tốt giờ hoạt động góc giúp trẻ phát huy tính tích cực.

Để một tiết hoạt động góc đạt được kết quả cao, trẻ tham gia hứng thú, tôi đã chú trọng thay đổi:

* Gây hứng thú bằng cách dẫn dắt vào bài ấn tượng.

Ví dụ: Tôi gây hứng thú cho trẻ bằng cách lăn bóng vào các góc chơi để trẻ

kể tên góc chơi và nói sẽ chơi gì ở góc chơi đó, sẽ tạo cảm giác hứng thú và cuốn hút khi vào chơi các góc

* Cô quan tâm thỏa thuận chơi ngắn ngọn dễ hiểu Lời hướng dẫn của cô

phải thực sự khéo léo, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, gợi mở dẫn dắt vào vai chơi, gợi hỏi trẻ, thái độ trước khi chơi (Trẻ biết tự mình lấy đồ dùng để chơi), trong khi chơi (Trẻ chơi nhẹ nhàng, đoàn kết, không tranh dành đồ chơi của bạn, sau khi chơi (Cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định)

- Ví dụ: Góc trọng tâm là góc xây dựng

+ Bạn nào thích chơi ở góc xây dựng? Hôm nay, ai sẽ là kĩ sư trưởng?

+ Con sẽ làm công trình gì? Góc xây dựng phải sử dụng đồ dùng gì?

+ Cô cũng đã chuẩn bị cho lớp mình rất là nhiều nguyên vật liệu các góc chơi, Khi chơi thì chúng mình như thế nào nhỉ?

Trang 9

+ Mời trẻ về các góc chơi.

* Hướng dẫn và nhận xét trẻ trong quá trình chơi

Ngoài việc tổ chức hướng dẫn trẻ chơi, hướng dẫn và nhận xét chơi cũng là yếu

tố quan trọng, giúp trẻ xem xét hành động của mình và của bạn qua vai chơi Giáo viên là người theo dõi, quan sát các nhóm chơi, các hoạt động của trẻ tại các góc, cô quan tâm bao quát toàn bộ khu vực hoạt động của trẻ Trẻ 3 tuổi chưa có kỹ năng chơi, cô đóng vai là người bạn của trẻ, hướng dẫn trẻ chơi, đặt câu hỏi cho trẻ để kích thích hứng thú của trẻ, động viên giúp đỡ những trẻ còn chưa tốt Từ đó giáo dục trẻ qua nội dung chơi

Ví dụ: Bạn Kiệt đang chơi ở góc kỹ năng dùng đũa, bạn vẫn còn loay hoay chưa gắp được thức ăn

+ Con chơi gì đấy? Cô với con cùng gắp các món ăn ngon nhé!

+ Đầu tiên con phải làm gì nhỉ?( Cầm đũa)

+ Cầm đũa bằng mấy ngón tay (3 ngón tay)

+ Bây giờ cô với con cùng gắp các món ăn vào bát nào?

* Hình thức tổ chức mỗi buổi chơi tôi lại thay đổi cách thỏa thuận chơi để trẻ không nhàm chán.

Muốn tổ chức hoạt động góc có hiệu quả hay không thì tôi thỏa thuận chơi là rất quan trọng quanh góc trọng tâm, để trẻ hiểu được kỹ năng chơi ở góc trọng tâm như thế nào

Ví dụ: Hôm nay góc trọng tâm là góc nấu ăn, thì tôi chuẩn bị nhiều nguyên liệu vật thật để cho trẻ trải nghiệm,

(Ảnh 7: Trẻ được sử dụng nguyên vật liệu thật ở góc nấu ăn)

Tổ chức hoạt động góc, tôi quan tâm thay đổi các thức chơi cho trẻ Mỗi

1 tháng có sự kiện nổi bật, tôi chú trọng thay đổi hoạt động góc

Trang 10

Ví dụ như tháng 3 có bạn nào tổ chức sinh nhật, tôi sẽ tổ chức hoạt động góc và

tổ chức sinh nhật luôn và tôi lấy góc trọng tâm là nấu ăn, sản phẩm mà trẻ thực hiện là do phụ huynh mang đến, sản phầm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tôi muốn hướng dẫn kỹ năng trưng bày bàn tiệc sinh nhật cho trẻ

Ngoài ra tôi còn tổ chức hoạt động góc như 20/10, 20/11, 8/3, góc trọng tâm là góc tạo hình, trẻ được làm thiệp, làm hoa tặng cô tặng mẹ

Sau khi áp dụng biện pháp này, tôi nhận thấy trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động góc hơn Kỹ năng trẻ tốt hơn, trẻ tự tin đoàn kết chia

sẻ với nhau hơn

Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh

Giáo dục mầm non là bậc học đặc biệt cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ Với mong muốn trẻ có thể ghi nhớ lâu hơn và nắm chắc những kiến thức đã học trên lớp nên ngay từ đầu năm khi họp phụ huynh tôi đã thông qua chương trình giáo dục, thời khóa biểu ở lớp với các chủ đề, sự kiện, tôi còn thông báo với phụ huynh về yêu cầu cần đạt của từng môn học để phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ theo đúng độ tuổi và có hướng rèn các cháu ở nhà để trẻ có một tâm thế tốt khi đến lớp

Đặc biệt với hoạt động vui chơi, tôi giải thích rõ cho phụ huynh về nội dung và sự cần thiết của hoạt động vui chơi trong sự phát triển toàn diện của trẻ Ngay từ đầu năm học, tôi đã gặp gỡ tất cả các bậc phụ huynh lấy số điện thoại và lập thành một nhóm.Tôi đã lập nhóm lớp của mình để tiện cho việc trao đổi thông tin giữa cô giáo và phụ huynh

Ngoài ra tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh vào các giờ đón trả trẻ về tình hình sức khỏe và tình hình học tập của trẻ ở lớp để cùng với phụ huynh giúp trẻ tiến bộ hơn

Trong công tác chuẩn bị đồ dùng, nguyên vật liệu cho các hoạt động hoặc những đóng góp để cho phong trào ở lớp thêm sôi động thì không thể không kể đến các bậc phụ huynh Vì vậy tôi thường xuyên vận động phụ huynh đóng góp truyện, cây xanh tạo thành góc thiên, đóng góp các nguyên vật liệu phế thải như bìa lịch, chai, lọ, vỏ hộp để phục vụ các chủ đề

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w