1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn mĩ thuật theo hướng tư duy chủ động chiếm lĩnh kiến thức

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến1: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn mĩ thuật

theo hướng tư duy chủ động chiếm lĩnh kiến thức”.

2 Mô tả bản chất của sáng kiến2:

Trong chương trình giáo dục Tiểu học, môn Mĩ thuật được sắp xếp cấutrúc đồng tâm, hợp lý, có nhiệm vụ giúp cho học sinh bước đầu làm quen vớingôn ngữ tạo hình và tập tạo ra cái đẹp Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Mĩthuật theo hướng phát triển năng lực tư duy chủ động chiếm lĩnh kiến thức trongcác bài học mới cho học sinh đạt hiệu quả Học sinh say mê học tập, không bị áplực về mặt thời gian hoặc sợ mình không làm được;

Qua đó, giúp cho học sinh thể hiện khả năng sáng tạo, tư duy, phát triểnnăng khiếu và hỗtrợ học tốt một vài môn học khác Bởi vậy, muốn học sinh hứngthú, tích cực, sáng tạo học tập thì người giáo viên cần chủ động, linh họat đổi mớiphương pháp dạy phù hợp với tình hình dạy học thực tế Nhận thức được điều đó,

tôi đã nghiên cứu và thực nghiệm đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt

môn mĩ thuật theo hướng tư duy chủ động chiếm lĩnh kiến thức”.

2.1 Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện: + Các giải pháp thực hiện:

- Xây dựng kế hoạch bài giảng theo chủ đề phù hợp với tình hình thực tế củađịa phương.

- Sử dụng các chất liệu sẵn có để tạo nên tác phẩm Mĩ thuật trong tiết học - Hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệmthực tế để cảm nhận, vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn, từ đó hìnhthành năng lực cũng như phát huy khả năng sáng tạo của học sinh.

- Xây dựng bầu không khí lớp học thân thiện, tạo hứng thú học tập cho họcsinh.

+ Các bước thực hiện

- Bước 1: Xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học.

- Bước 2: Đầu tư nghiên cứu bài dạy theo định hướng tích cực hóa việc chủđộng chiếm lĩnh kiến thức của học sinh trong mỗi bài học.

- Bước 3: Áp dụng các giải pháp vào trong các giờ dạy thực tế - Bước 4: Kiểm tra, đánh giá tổng kết các giải pháp đã thực hiện.

2.1.1 Biện pháp 1: Chất liệu và vận dụng các chất liệu vào từng quytrình cụ thể để tạo nên sản phẩm Mĩ thuật đẹp chất lượng;

Các chất liệu sử dụng trong Mĩ thuật tiểu học rất phong phú, đa dạng Vớihình thức dạy học truyền thống thì chỉ có màu vẽ, đất nặn là chủ yếu Còn phươngpháp Đan Mạch và chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì chất liệu rất đa dạng(màu, chì, đất nặn, giấy màu, lá cây, bìa cứng, vỏ chai nhựa ;

- Ví dụ: Chủ đề: “Trang phục yêu thích” lớp 5

Trang 2

Giáo viên hướng dẩn học sinh tạo hình từ các vật liệu tìm thấy xung quanhcác em như: Vỏ chai, bìa cứng, hộp giấy, đá sỏi ;

- Chủ đề: “Sáng tạo với những chiếc lá” chúng ta sử dụng nhiều loại lákhác nhau để tạo ra nhiều sản phẩm đẹp;

Để các tiết dạy đạt hiệu quả cao, tôi luôn chuẩn bị đồ dùng dạy học trựcquan cho học sinh một cách tỉ mỉ trước khi lên lớp Tôi hướng dẫn, dặn dò họcsinh chuẩn bị đồ dùng cho tiết học một cách thường xuyên và khoa học, hướngcho học sinh biết mục đích của các vật liệu như giấy, vỏ hộp, chai nhựa, bìa cứngsử dụng như thế nào cho nó phù hợp để vừa tiết kiệm, vừa thực tế và dễ tìm vì nógần gũi với thực tế.

Trước khi học một chủ đề thì tôi hướng cho học sinh chuẩn bị dụng cụ đểtiết học diễn ra thuận lợi Tiết học sau này làm gì và cần những dụng cụ nào, chấtliệu nào.

2.1.2 Biện pháp 2: Giáo dục cho học sinh biết được tầm quan trọng, vẻđẹp của tác phẩm mĩ thuật trong cuộc sống, trong học tập

Trong giờ thực hành tôi thường hướng dẫn cho HS chọn cách thể hiện tácphẩm trong hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm Tạo điều kiện học sinh trảinghiệm với nhiều chất liệu khác nhau trong một chủ đề để sản phẩm được tạo raphong phú, đa dạng Từ đó kích thích sự tò mò, ham học hỏi và sáng tạo trongnghệ thuật tạo hình;

- Ví dụ: Trong chủ đề: “Chúng em với thế giới động vật” có thể cho họcsinh vẽ con vật, nặn hoặc xé dán ;

- Chủ đề: “Sáng tạo với những nếp gấp giấy” học sinh có thể sử dụng giấymàu để xé dán, cắt, gấp hình để tạo ra những sản phẩm đẹp;

Tôi dành nhiều thời gian cho học sinh trưng bày sản phẩm, chia sẻ sảnphẩm của mình, của nhóm để học sinh thấy được vẻ đẹp của tác phẩm mĩthuật.Thông qua đó giáo dục cho các em tình yêu, sự say mê, hứng thú và đặc biệtlà sự sáng tạo trong nghệ thuật.

Trang 3

2.1.3 Biện pháp 3: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp học sinh cónhiều cơ hội trải nghiệm thực tế để cảm nhận, vận dụng những kiến thức họcđược vào thực tiễn, từ đó hình thành năng lực cũng như phát huy khả năngsáng tạo của học sinh:

Giờ học mỹ thuật ngoài trời giúp học sinh tìm hiểu, khám phá nhiều hơn,hòa mình vào vẻ đẹp của thiên nhiên và say sưa liên tưởng Từ đây, giúp học sinhhình thành và phát triển năng lực Kiểu “Lớp học ngoài nhà trường” sẽ tạo hứngthú, kích thích sự sáng tạo của học sinh; giúp học sinh tiếp nhận khiến thức mộtcách tự nhiên, kiến thức “thấm” vào học sinh từ chính sự chủ động, tích cực củacác em nên nó sẽ “ở lại” với học sinh bền lâu nhất

Tôi phải xác định kiến thức nào, chủ đề nào, tiết học nào có thể tổ chức“lớp học ngoài nhà trường” trong chương trình môn học Từ đó xác định kiếnthức nào phù hợp để tổ chức mang lại hiệu quả và niềm vui đối với các em nhất.

a) Cách tổ chức hoạt động

Ở các tiết có hoạt động hình thành kiến thức mới tôi định trước việc tổchức cho các em học ở không gian nào là phù hợp và hiệu quả nhất chuẩn bị chu

toàn các trang thiết bị phục vụ tiết học tốt nhất, tránh việc bị động gây gián đoạn

ảnh hưởng hiệu quả của tiết học.

Tuy nhiên, tùy vào điều kiện địa lí, phương tiện di chuyển của nhàtrường ,của các em mà tôi tổ chức lớp học tại địa điểm nào hợp lí, nhiều tiếng“cười” và đạt hiệu quả nhất Đây là tiết học năng động, rèn luyện được nhiều kỹnăng cho học sinh, đặc biệt là kỹ năng sống.

b) Hình thức tổ chức lớp học

Tùy theo từng chủ đề mà tôi chọn và tổ chức các hoạt động vẽ sao cho phùhợp và hiệu quả Bằng nhiều cách khác nhau như: cho các em tham quan thực tếvẽ tại hiện trường (nếu có thể), cho các em tìm hiểu trước tại gia đình, khu xóm,trên đường đi học hoặc tôi có thể đi “săn” tư liệu có sẵn ở địa phương sau đó đưavào phục vụ giảng dạy để khắc sâu kiến thức cho các em Đây là gian đoạn học

Trang 4

sinh tiếp thu kiến thức lí thuyết một cách chủ động với chủ đề bài học, các kiếnthức này sẽ được tiếp thu trong không gian lớp học do tôi cung cấp tư liệu thôngqua hỗ trợ của thiết bị dạy học hoặc đưa các em đến tại địa điểm nếu có thể.

Từ đây, các em hỗ trợ nhau cho ra những “tác phẩm” đẹp Khơi dậy niềm đam mênghệ thuật, yêu thích môn học lan tỏa niềm vui hạnh phúc đến với tất cả học sinhnhà trường.

Ví dụ :

+ Chủ đề 6: Trường em (Lớp 5), chủ đề 7: Cảnh vật quanh em ( Lớp 3) Tổchức hoạt động vẽ cùng nhau ngay trên sân trường ngoài trời để học sinh có đượctrực quan sinh động nhất để tạo ra sản phẩm mĩ thuật

c) Cách đánh giá sản phẩm của học sinh

Tôi không được đưa ra bất cứ một nhận xét nào về sản phẩm của các em.Mà tùy theo từng sản phẩm, Tôi gợi ý các em có nên thêm vào, hay bỏ bớt cáchình ảnh, nên chỉnh sửa hay thay đổi gì để tác phẩm đẹp hơn, từ đó các em tự rútra được kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân lần sau Mặt khác cần theo dõi,đánh giá học sinh trong suốt quá trình tham gia các hoạt động chứ không cần chỉlà dựa trên đánh giá chung của nhóm Mỗi học sinh có năng lực, sở trường riêng(em thì vẽ đẹp nhưng tạo hình bằng đất thì chưa đạt và ngược lại ) nên tôi cầnquan tâm theo dõi để có những nhận xét, đánh giá cho hợp lý và đảm bảo kháchquan

2.1.4 Biện pháp 4: Xây dựng bầu không khí lớp học thân thiện, tạohứng thú học tập cho học sinh

- Mục đích: Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trongcác hoạt động giáo dục với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo Học sinhcảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trongsách vở, vừa thông qua sự trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động tậpthể.

Trang 5

- Biện pháp thực hiện:

+ Xây dựng bầu không khí học tập thân thiện.

+ Để các học sinh tự tin hơn khi thực hiện các sản phẩm của mình thì rấtcần một môi trường học tập thân thiện Phong trào này cũng đã được Bộ giáo dục– Đào tạo triển khai trong toàn ngành từ những năm gần đây, được xác định gồm5 nội dung, đó là:

+ Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn;

+ Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ởmỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.

+ Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh;

+ Tổ chức các hoạt động tập thể, vui tươi, lành mạnh.

+ Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di sản lịchsử văn hóa, cách mạng ở địa phương.

- Do đó, muốn xây dựng môi trường học tập thân thiện học sinh hạnh phúcthì cũng phải thực hiện tốt các nội dung trên, nhưng ở phạm vi lớp học và tùy tìnhhình học sinh, cơ sở vật chất tổ chức cho phù hợp Trước hết, tôi cần thể hiệnphong cách giao tiếp thực sự tôn trọng học sinh Tất cả bề ngoài hình thức nhưdáng đi, đứng, cử chỉ, điệu bộ, thái độ, ngôn ngữ đều phải thể hiện được sự thânthiện Luôn giao tiếp thân thiện với học sinh trong mọi tình huống;

- Đại đa số học sinh tiểu học các em mới bước vào môi trường học tập thựcsự nên các em rất ngại tiếp xúc với thầy cô, thậm chí có em sợ thầy cô hơn cả chamẹ Vậy làm thế nào để các em mạnh dạn hơn thì tôi phải gần gũi, thân tình đểcác em dễ hòa đồng vào môi trường tập thể Nếu các em nhận ra ở thầy cô một sựbảo bọc che chở, nhất là sự quan tâm, cảm thông thực sự, các em sẽ dần dần quấnquýt, tin cậy gần như tuyệt đối với thầy cô như thần tượng của các em Để làm

Trang 6

được điều này thì cách nói, âm vực lời nói là vô cùng quan trọng Có nghĩa làgiáo viên chỉ phát âm vừa đủ nghe, tránh quát tháo, lớn tiếng dễ gây tâm lý sợhọc, sợ thầy cô cho học sinh Tôi phải biết điều chỉnh, tạo không khí hào hứngtrong lớp học song vẫn giữ được tính kỉ luật, trật tự Cho phép các em trao đổi ýkiến, xem, nhận xét bài bạn, nhưng giáo viên phải nhắc nhở những học sinh mảichơi, nói chuyện riêng ngoài việc học vẽ;

- Mặt khác, Mĩ thuật là bộ môn phụ thuộc nhiều vào năng khiếu của từngcá nhân, do đó tôi không nên đòi hỏi quá nhiều ở các em Học sinh hoàn thànhsản phẩm đúng theo nội dung chủ đề, qua mỗi giờ học các em có thể nhận xét,đánh giá cái đẹp- cái chưa đẹp đã là thành công Mỗi lời động viên, khích lệ dùrất nhỏ của tôi cũng có thể là một động lực lớn để các em cố gắng;

- Khi học sinh thực hành, tôi cần phải theo dõi, quán xuyến chung, điềuchỉnh, bổ sung những gì mà đa số học sinh chưa rõ hoặc còn lúng túng Theo dõigiúp học sinh kém, động viên khích lệ học sinh khá, cụ thể là:

+ Gợi ý học sinh nhận ra những thiếu sót ở bài vẽ để học sinh rút kinhnghiệm và sửa chữa

+ Động viên, khích lệ học sinh có kĩ năng tạo điều kiện cho các em suynghỉ tìm tòi thêm, nâng cao hiệu quả sáng tạo ở bài làm.

- Tùy điều kiện thực tế, tôi khuyến khích học sinh lựa chọn chất liệu, màusắc phù hợp để vẽ nhằm tăng tính biểu cảm.Thường xuyên quan sát cả lớp, đặtcâu hỏi để giúp các em lựa chọn được màu sắc và nội dung đạt chất lượng Sauhoạt động này, tôi cần hướng dẫn học sinh dùng khung tự tạo để xác định bố cụcbức tranh trong phương pháp trình bày tác phẩm khi trưng bày bằng những câuhỏi gợi ý như :

+ Đón các em vào tiết học bằng các logo chào đón thân thiện, tạo cho cácem cảm giác được che chở thương yêu Trong giờ học luôn đến từng nhóm quantâm các em muốn thể hiện điều gì và em thể hiện nội dung đó như thế nào trongbức tranh này?

+ Tại sao em sử dụng màu này?

+ Hình cảnh trong tranh của em có theo những gì em muốn thể hiện không?+ Trong bài vẽ của mình, nhóm mình em muốn thêm hay bỏ chi tiết nào?Lí do?

- Mặt khác, khi dạy Mĩ thuật luôn gặp khó khăn chung với đối tượng họcsinh đó là:

+ Các em không dám vẽ, không dám đưa ra ý tưởng, sợ vẽ xấu các bạnchê cười, hay sao chép hoặc bắt chước ý tưởng của bạn Đây là hạn chế mà cácem thường mắc phải nhiều Nhất là giai đoạn đầu năm, các em còn bỡ ngỡ dochưa quen, thậm chí có em chưa một lần cầm bút vẽ, cầm cọ chưa nhận biếtđược tên các màu Phải biết cách phát huy các mặt mạnh của học sinh, luôn khenngợi những học sinh có nét vẽ ngộ nghĩnh, động viên, khích lệ học sinh còn yếu.

Trang 7

Động viên khích lệ kịp thời một tiến bộ dù nhỏ nhất của các em Điều này sẽ giúpcác em bớt mặc cảm tự ti và có tinh thần học tập hơn Ngoài việc giải thích, giáoviên cần so sánh bài vẽ đẹp và chưa đẹp để học sinh hiểu thêm Đồng thời nêntuyên dương thường xuyên những nỗ lực dù rất nhỏ của các em để các em tự tinhơn trong học tập;

- Tăng cường tổ chức các trò chơi lồng ghép vào quá trình học tập, thườngxuyên tạo cho các em tham gia những trò chơi tập thể để các em tự tin hơn, hạnhphúc hơn điều mình làm được;

- Tôi biết phối hợp nhịp nhàng giữa nhiệm vụ của hoạt động học với sựthỏa mãn nhu cầu chơi, giao tiếp của các em “Học mà chơi, chơi mà học” thì cácem sẽ hăng hái, say mê học tập và một phương pháp dạy học phát huy tính tíchcực, chủ động và sáng tạo của học sinh trên cơ sở khai thác đặc điểm tâm sinh lýcủa học sinh Khi tổ chức giáo viên cần lưu ý;

+ Lựa chọn thể loại nhạc hợp với tâm sinh lý học sinh Các em học đấynhưng phải vui, khi vui thích thì việc học tập sẽ tự nguyện, không bị gò ép, thúcbách Khi học mà như chơi thì việc học sẽ trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, học sẽtrở thành là một trong những nhu cầu của học sinh;

+ Cần lưu ý trong trò chơi “Tìm hình” làm cho học sinh tự khám ra nội

dung bài học một các chủ động, thích thú một cách tự nhiên và sâu sắc Trò chơicó chứa đựng những chủ đề, nội dung nhất định, có những quy chế nhất định màhọc sinh phải tuân thủ.Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi giải trí song đồngthời lại có ý nghĩa giáo dục Dạy học bằng phương pháp tổ chức trò chơi là đưahọc sinh đến với các hoạt động vui chơi giải trí nhưng có nội dung gắn liền vớibài học.Trò chơi trong học tập có tác dụng giúp học sinh hăng say vào học tập,chống mệt mỏi, tránh làm cho tiết học nặng nề nhàm chán, tăng cường khả năngthực hành kiến thức của bài học, phát huy hứng thú, tạo thói quen độc lập Chủđộng và sự sáng tạo của học sinh, lôi cuốn các em vào những hoạt động học tập.Hay nói cách khác:trò chơi học tập là hoạt động được tổ chức có tính chất vuichơi, giải trí nhưng có nội dung gắn với bào học hay hoạt động học tập của họcsinh;

+ Tổ chức vào thời điểm thích hợp trong dạy học, tôi thường tổ chức tròchơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinhchơi các trò chơi để giới thiệu bài hay hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rấtcần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới Do đó,nên linh hoạt tổ chức ở những thời điểm khác nhau nhằm tạo sự bất ngờ và giảmcăng thẳng của giờ học;

+ Lôi cuốn tất cả học sinh của lớp tham gia Trò chơi học tập là một hìnhthức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn học sinh nên duy trì tốt hơn sự chú ý củacác em với bài học Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt độngtrí tuệ, do đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thứcmới Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn kỹ năng hợp tác cho

Trang 8

học sinh, tăng cường tăng cường khả năng giao tiếp và giúp các em rèn kỹ nănghợp tác Có thể nói điều khiến tiến trình một cuộc chơi với học sinh sao cho sôinổi, sinh động, hấp dẫn lôi cuốn được tất cả các em tham gia chơi một cách thíchthú nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu tiết học là không dễ Vì nếu tổ chức sơ sài hoặcmang tính chất hình thức thì học sinh tham gia một cách miễn cưỡng, có em cònnhân dịp này để làm việc riêng., đùa giỡn gây mất trật tự lớp học Còn nếu tổchức quá chú trọng vào phần chơi mà quên đi phần học thì giáo viên sẽ khó màquản lý lớp học đi đúng hướng.

Kết quả sau khi áp dụng: Nhiều học sinh hăng hái phát biểu và thích đượcphát biểu, thích tham gia nhận xét, đánh giá, hứng thú tham gia trò chơi học tập.Đặc biệt, các em tập trung trong học tập hơn, không còn hiện tượng nói chuyệnriêng, làm việc riêng trong giờ học.

2.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:

2.2.1 Thuận lợi:

Năm học qua, Trường Tiểu học và THCS Đại Sơn áp dụng dạy học Mĩthuật theo phương pháp Đan Mạch lớp 5 với chương trình giáo dục phổ thông2018 từ lớp 1-4 có sự tương đồng về cách học của học sinh Đối với bộ môn Mĩthuật, nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất về trang thiết bị phục vụcho hoạt động dạy và học Phương pháp Mĩ thuật Đan Mạch cũng như chươngtrình giáo dục phổ thông 2018 vận dụng vào chương trình như cởi trói, giải phóng

khỏi khuôn mẫu Học sinh được tự do, thoải mái sáng tạo theo phương châm “học

mà chơi, chơi mà học” Từ đó các em có thể hình thành và phát triển ba năng lực

cốt lõi là:

+ Sáng tạo Mĩ thuật và qua đó biểu đạt bản thân (suy nghĩ, tình cảm, mongmuốn );

Trang 9

+ Hiểu, cảm nhận và trân trọng sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật;

+ Giao tiếp, trao đổi, tiếp nhận thông tin thông qua sản phẩm, tác phẩm mĩthuật cùng lúc với việc phát triển những năng lực nói trên, các kỹ năng sống, kinhnghiệm và khả năng giải quyết vấn đề, các năng lực hợp tác, năng lực tự học và tựđánh giá;

Giờ học mĩ thuật ngoài trời như một món quà nhỏ để các em được tìm hiểuvà khám phá nhiều hơn, hòa mình vào vẻ đẹp của thiên nhiên và say sưa liêntưởng Qua những giờ học ngoài trời, các bạn nhỏ có thể tự do sáng tạo, tự do thểhiện những gì mình nghĩ, mình thấy qua những nét vẽ, sản phẩm đầy ngộ nghĩnh,đáng yêu.

2.3 Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại:

a Xây dựng kế hoạch bài dạy theo chủ đề phù hợp với tình hình thực tế củađịa phương

- Nghiên cứu bài dạy:

Ở mỗi trường học, địa phương hay vùng miền đều có những đặt điểm tìnhhình riêng biệt vì vậy giáo viên cần nắm được những điều đó để thiết kế cho mìnhmột kế học bài dạy phù hợp và đảm bảo theo định hướng phát triển tư duy chủđộng chiếm lĩnh kiến thức trong từng giờ học của học sinh từ đó tạo được môitrường thận lợi để phát triển bản thân.

Thiết kế bài dạy trong mỗi hoạt động tôi luôn đề cao tinh thần tự thân trảinghiệm tự thân tìm hiểu kiến thức của học sinh với bài mình đang học Để giúphọc sinh làm được điều đó tôi luôn linh hoạt áp dụng các phương pháp, kĩ thuậtdạy học phù hợp vào mỗi hoạt động trong tiến trình dạy học để mang lại hiệu quảmà tôi mong muốn trong tiết học.

b Sử dụng các chất liệu sẵn có để tạo nên tác phẩm Mĩ thuật trong tiết học

2.4 Khả năng áp dụng của sáng kiến:

Qua thời gian học tập (Giai đoạn 1 của HKI) hầu như 100% các em đềuthích, đều mong đến giờ học môn Mĩ thuật Chất lượng giáo dục môn học đượcnâng cao, hầu hết học sinh đều thay đổi thái độ học tập, trở nên yêu thích mônhọc Mĩ thuật Nhiều học sinh tự tin tham gia các hội thi vẽ chất lượng

Trang 10

- Nhiều em đã sáng tạo nhiều sản phẩm mĩ thuật để trưng bày tại phònghọc, góc học tập của mình.

2.5 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụngsáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã thamgia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có):

2.5.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do ápdụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

Qua quá trình áp dụng phương pháp dạy học Mĩ thuật mới chúng tôi nhậnthấy cái hay của phương pháp này là đặt người học vào vị trí chủ động phải tìmhiểu vấn đề và tìm ra cách giải quyết hiệu quả, sáng tạo nhất.

Vì vậy, việc xây dựng chương trình phù hợp với điều kiện của trường củađịa phương, tâm sinh lí lứa tuổi học sinh, tạo tâm lí thỏa mái không gian lớp họcthân thiện là điều quan trọng nhất.

Việc đánh giá học sinh cũng không còn bị đặt quá nặng vào sản phẩm củacác em mà nó đánh giá dựa trên cả quá trình mà các em tham gia Đây là mộtchương trình giáo dục Mĩ thuật Tiểu học năng động, phát huy, rèn luyện đượcnhiều kỹ năng cho học sinh, đặc biệt là kỹ năng sống Để động viên tinh thần chohọc sinh mang sản phẩm về nhà để trưng bày thành góc Mĩ thuật ở gia đình xemđây là món quà tặng bố mẹ, tặng gia đình,Tôi thường tổ chức “triễn lãm”, trưngbày sản phẩm của học sinh vào các ngày sinh hoạt tập thể Tập cho học sinh thóiquen sưu tầm và cất giữ những vật dụng, có thể tận dụng tối đa các phương tiện,đồ dùng học tập có sẵn, sử dụng linh hoạt các chất liệu học sinh đã có, hướng dẫnhọc sinh sưu tầm các chất liệu có sẵn tại địa phương, những vật dụng bỏ đi để tạora nhiều chất liệu phong phú trong các hoạt động dạy học Mĩ thuật.

2.5.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do ápdụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sángkiến lần đầu, kể cả áp dụng thử:

-Sáng kiến đã được áp dụng tại các lớp trường Tiểu học và THCS Đại Sơnđạt hiệu quả cao, sáng kiến có thể nhân rộng và áp dụng không chỉ ở các khối lớpmà cả cấp học Tiểu học ở tất cả các trường Tiểu học nói chung.

* Giáo viên:

- Tạo cho giáo viên sự tự rèn luyện ý chí không ngưng sáng tạo mỗi ngày,phải nghiên cứu và tìm tòi những cái hay cái mới trong cách dạy nhằm phát huykhả năng tư duy tự chủ chiếm lĩnh kiến thức cho học sinh

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ dạy học trước khi đến lớp để tiết học đạtkết quả như mong đợi.

* Học sinh:

- Phát huy được tính tích cực của học sinh Hình thành cho các em sự yêuthích học tập, kỹ năng sáng tạo và tự chủ.

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w